Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm-năng tượng ở cà mau...

Tài liệu Khảo sát hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm-năng tượng ở cà mau

.PDF
14
180
52

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ THỦY KHẢO SÁT HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM-NĂNG TƯỢNG Ở CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. VÕ NAM SƠN Gs. NGUYỄN THANH PHƯƠNG 2014 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM-NĂNG TƯỢNG Ở CÀ MAU Trần Thị Thủy, Nguyễn Thanh Phương và Võ Nam Sơn Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ Email: [email protected] Tóm tắt Nghiên cứu này đã được thực hiện thông qua bảng phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm-năng tượng ở huyện Thới Bình (TB) và 30 hộ nuôi tôm-năng tượng ở huyện Cái Nước (CN), tỉnh Cà Mau từ tháng 8-12/2014 nhằm đánh giá hiệu quả tài chính, xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình. Kết quả điều tra cho thấy diện tích nuôi, tỷ lệ mương bao của TB và CN tương ứng là 2,77 ha; 15,6% và 1,12 ha; 24,9% (p<0,05). Mật độ tôm nuôi và năng suất ở TB (7,85 con/m2/năm; 280 kg/ha/năm) thấp hơn so với CN (15,6 con/m2/năm; 460 kg/ha/năm) (p<0,05). Lợi nhuận trung bình của mô hình là 53,7 tr.đ/ha/năm, trong đó lợi nhuận huyện TB (41,7 tr.đ/ha/năm) thấp hơn 1,58 lần so với CN. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhận TB ( 3,79 lần) cao hơn so với CN (3,68 lần). Từ khóa: tôm-năng tượng, kỹ thuật, hiệu quả tài chính Abstract This study was carried out by directly interviewing 30 shrimp- Scirpus littoralis farmers in Thoi Binh (TB) district and 30 shrimp- Scirpus littoralis farmers in Cai Nuoc (CN) district, Ca Mau province from August to December 2014 in order to determine the cost-benefit and disadvantages of this farming system. The results shown that average culture area and percentage of surrounding ditch in TB and CN were 2.77 ha; 15.6% and 1.12 ha; 24.9%, respectively (p<0.05). Stocking density and yield of TB (7.85 PL/m2/year; 280 kg/ha/year) were lower than that of CN (15.6 PL/m2/year; 460 kg/ha/year) (p<0.05). Profit of system was 53.7 million/ha/year, in which profit of TB (41.7 million/ha/year) was lower 1,58 times than that of CN. However, profit ratio of TB (3.79 times) was higher than that of CN (3.68 times). Key words: shrimp-Scirpus littoralis system, technical and cost-benefit analysis Title: Investigation of cost-benefit of shrimp- Scirpus littoralis system in Ca Mau province 1 GIỚI THIỆU Theo quyết định số 492/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Cà Mau là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được xác định là trung tâm lớn về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. Năm 2013, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh là 296.687 ha, trong đó diện tích nuôi thủy sản nước lợ-mặn là 266.735 ha. Sản lượng NTTS ước đạt 288.000 tấn (101% kế hoạch); trong đó có 132.000 tấn tôm với năng suất bình quân 495 kg/ha/năm. Nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau chủ yếu là mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến (QCCT), tôm-rừng, tôm-lúa với quy mô diện tích đứng đầu các tỉnh ĐBSCL và cả nước (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 2013), tuy nhiên hiệu quả sản xuất các mô hình còn thấp, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên. 1 Để nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, người nuôi tôm đã tìm ra nhiều giải pháp khác nhau trong quá trình sản xuất và ứng dụng vào thực tiễn. Một trong những giải pháp mà người nuôi tôm QCCT áp dụng là kết hợp nuôi tôm với một số loài thực vật, trong đó có cỏ năng tượng. Năng tượng có tác dụng hấp thu dinh dưỡng rất tốt trong nước nuôi tôm và đất, hàm lượng tổng đạm trong đất giảm 5-18,5%, trong cây tăng 23-47,7% (Lâm Ngọc Bửu, 2010). Trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, năng tượng còn giúp ổn định nhiệt độ nước, tăng nồng độ oxy và giảm ô nhiễm môi trường, đây là loài cây mọc tự nhiên trong các ao đầm. Ngoài ra, mô hình này có chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, phù hợp với trình độ, điều kiện sản xuất của hộ nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chưa có nghiên cứu nào khảo sát hiệu quả tài chính của mô hình tôm-năng tượng ở tỉnh Cà Mau. Do đó, nghiên cứu trên được thực hiện nhằm góp phần đánh giá hiệu quả sản xuất, cung cấp thêm thông tin cho việc xây dựng và phát triển mô hình. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung và phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tại hai huyện Thới Bình và Cái Nước của tỉnh Cà Mau. Nội dung nghiên cứu gồm: (1) Khảo sát hiện trạng nuôi tôm-năng; (2) Phân tích các khía cạnh kỹ thuật-tài chính của mô hình; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận; (4) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của mô hình. 2.2 Phương pháp thu số liệu 2.2.1 Số liệu thứ cấp Thu thập thông tin từ các cơ quan ban ngành, tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: các báo cáo của Sở NN và PTNN, Phòng NN và PTNN. Các thông tin thứ cấp thu thập gồm: diện tích, sản lượng, con giống, tình hình dịch bệnh, thuận lợi và khó khăn tại địa bàn khảo sát. 2.2.2 Số liệu sơ cấp Chọn ngẫu nhiên phỏng vấn trực tiếp 30 hộ ở Thới Bình và 30 hộ Cái Nước nuôi theo mô hình tôm-năng tượng bằng bảng câu hỏi soạn sẵn nhằm khảo sát các thông tin liên quan như: - Thông tin về hộ nuôi: tuổi, học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm. - Kỹ thuật: diện tích, kích cỡ con giống, mật độ, tỷ lệ sống, kích cỡ thu hoạch, năng suất, thời gian thu hoạch, thức ăn, tỷ lệ năng tượng/ diện tích mặt nước. - Tài chính: chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng thu nhập, lợi nhuận, và tỷ suất lợi nhuận. - Thông tin khác: thuận lợi và khó khăn của mô hình. Công thức tính: - Tổng chi phí (TC): TC = TFC+TVC Trong đó: TFC: Tổng chi phí cố định TVC: Tổng chi phí biến đổi - Tổng thu nhập (TR): TR = Q1P1 + Q2P2 +…+ QiPi - Tổng lợi nhuận (PR): PR = TR – TC - Tỷ suất lợi nhuận: PR/TC 2 2.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu Các số liệu thu thập được phân tích bằng thống kê mô tả qua việc tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, tỷ lệ phần trăm nhằm mô tả đặc điểm nghiên cứu, các thông tin về nông hộ. Sử dụng kiểm định biến độc lập T, “independent Test” (p<0,05) để đánh giá sự khác biệt về thống kê của hai địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ phần trăm được chuyển sang dạng arcsin trước khi kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mối tương quan giữa các biến định lượng được xác định bằng phương pháp kiểm định Pearson (p<0,05). Phần mềm SPSS 13.0 được sử dụng để phân tích và xử lý số liệu. 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Khảo sát hiện trạng nuôi tôm-năng tượng của tỉnh Cà Mau Mô hình tôm-năng tượng là mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng năng hoặc năng tượng tự mọc trên trảng (cây mọc bằng hạt trôi theo nước hoặc từ gốc mùa trước), có mương bao bao quanh trảng. Trong suốt thời gian nuôi, thức ăn tôm chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên, có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn công nghiệp hay thức ăn tươi sống, giống nuôi được sản xuất từ các trại (giống nhân tạo). Ngoài ra, mô hình còn nuôi cua biển kết hợp nhằm góp phần tăng năng suất và lợi nhuận. Các hộ nuôi tôm có tuổi đời tương đối cao. Độ tuổi trung bình của Thới Bình (TB) (48 tuổi) cao hơn Cái Nước (CN) (46 tuổi). Tuy nhiên, trình độ học vấn của hai huyện còn thấp chủ yếu là cấp II chiếm 56,7% TB và 50% CN. Đây là hạn chế lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để vận dụng sản xuất. Chuyên môn NTTS của hai huyện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, chỉ có 30% TB và 16,7% CN tham gia các lớp tập huấn. Số năm kinh nghiệm NTTS của TB (19 năm) cao hơn CN (12 năm), do trước khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình sản xuất chủ yếu của CN là trồng lúa chiếm 83,3%, trong khi 46,7% TB nuôi chuyên tôm và chỉ có 33,3% là trồng lúa. Hệ thống cấp thoát nước của hai huyện hoàn toàn khác nhau. Do mức chênh lệch thủy triều thấp nên 100% số hộ TB sử dụng máy bơm trong quá trình cấp thoát nước. Tần suất thay nước trung bình của huyện TB là 58,6 ngày/lần và 63,7% mức nước/lần. Riêng CN do địa hình thấp nên chủ yếu sử dụng cống (93,3%) và 6,7% sử dụng cống và máy bơm. Nuôi tôm-năng kỹ thuật quản lý đơn giản nên công trình không có cống cấp và cống thoát riêng, chỉ sử dụng chung một cống hoặc ống nhựa để cấp hoặc thoát nước. Các hộ CN thay theo con nước hằng tháng với tần suất 17,6 ngày/lần; 49,1% mức nước/lần. Hầu hết các hộ nuôi lấy nước trực tiếp từ sông, kênh mương, hoàn toàn không có ao lắng, thải nước trực tiếp ra sông rạch và không qua xử lý. Đây là hạn chế lớn dễ lây lan dịch bệnh làm giảm tỷ lệ sống của tôm. Đối với quá trình diệt tạp thì tỷ lệ phần trăm giữa diệt tạp và không diệt tạp ở TB và CN lần lượt là 56,7%; 43,3% và 30%; 70%, chủ yếu sử dụng thuốc cá bột và thuốc cá dây để diệt các loại cá con và địch hại, các hộ không diệt tạp chỉ sử dụng túi lọc. Các hộ nuôi theo nguyên tắc thu tỉa thả bù, tôm được thả nuôi quanh năm nên chủ yếu sên lại mương bao sau mỗi năm sản xuất. Số lần sên và độ sâu lớp bùn trung bình ở TB và CN lần lượt 1,4 lần/năm; 11,7 cm và 1,1 lần/năm; 13,7 cm. Thời gian cải tạo vuông có sự chênh lệch giữa TB (17 ngày) và CN (10 ngày) do diện tích của huyện TB lớn hơn nên thời gian cải tạo sẽ lâu hơn. 3 Bệnh đỏ thân, đốm trắng và tôm chậm lớn xuất hiện phổ biến trong mô hình tômnăng. Tỷ lệ này tương ứng ở TB (50%; 36,1%; 11,1%) và CN (51,4%; 11,4%; 31,4%). Ngoài ra, một số bệnh như cụt râu, đen mang, tôm nổi đầu cũng xuất hiện nhưng chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm rất nhỏ ở hai huyện. Cỡ tôm thường xuyên xuất hiện bệnh trung bình 2 tháng. Thời điểm xuất hiện bệnh chủ yếu là mùa mưa (76% TB và 72% CN) vì đây là thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh cho tôm. Tuy nhiên, chỉ có 16% TB và 28% CN quan tâm và tìm cách phòng trị bằng cách bón phân NPK, vôi, Decide và bổ sung thêm thức ăn. Đa số hộ nuôi còn lại xử lý bằng cách thay nước trong vuông nuôi. Bảng 1: Thông tin chung về năng tượng Chỉ tiêu Tỷ lệ năng/diện tích mặt nước (%) Thời gian mỗi lần tỉa (tháng) Nơi để năng tượng khi tỉa (%) + Để trong ao + Vớt lên bờ + Cả hai Thới Bình (n=30) 38,5±9,5 8,3±3,8 Cái Nước (n=30) 35,6±16,0 7,3±4,5 Chung (n=60) 37,1±13,1 7,8±4,1 90,0 6,7 3,3 46,7 53,3 0,0 68,3 30,0 1,7 Tỷ lệ diện tích năng tượng trung bình TB (38,5%) cao hơn CN (35,6%) do thời gian tỉa năng tượng của huyện TB (8,3 tháng) lâu hơn huyện CN (7,3 tháng). Có sự khác biệt trong cách xử lý năng tượng của hai huyện sau khi tỉa, 90% hộ nuôi tôm TB để năng tượng trong ao, trong khi CN có 46,7% để trong ao và 53,3% vớt lên bờ. Theo kinh nghiệm người nuôi, tỉa năng tượng nên tiến hành trong mùa nắng sẽ giúp phân hủy năng tượng nhanh thành bã hữu cơ, góp phần phát triển các loài sinh vật phù du làm thức ăn cho tôm, cua. Ngược lại, tỉa năng trong mùa mưa dễ làm ô nhiễm môi trường nước, không tốt cho nuôi tôm (Bảng 1). 3.2 Đặc điểm kỹ thuật Diện tích vuông nuôi, diện tích mặt nước TB lớn hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với CN lần lượt là 2,8 ha; 2,3 ha và 1,1 ha; 0,8 ha. Tuy diện tích nuôi lớn hơn nhưng tỷ lệ mương bao của TB (15,6%) nhỏ hơn so với CN (24,9%) (p<0,05). Tỉ lệ kênh mương có vai trò quan trọng cho tôm trú ẩn, đặc biệt khi nhiệt độ trên trảng tăng cao vào giữa trưa. Theo khuyến cáo của Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009), tỷ lệ mương bao khoảng 20-25%. Nhìn chung, tỷ lệ mương bao huyện TB còn thấp so với tổng điện tích vuông nuôi, chưa phù hợp với khuyến cáo trên. Diện tích vuông nuôi trung bình trong nghiên cứu này (1,9 ha) cao hơn kết quả nghiên cứu của Lâm Ngọc Bửu (2010) (1,5 ha) nhưng lại thấp hơn Nguyễn Trường An (2011) (2,3 ha) và mô hình tôm-rừng của Lê Xuân Sinh (2012) (2,5 ha) (Bảng 2). Kết quả bảng 2 cho thấy mật độ tôm thả/đợt của hai huyện bằng nhau trung bình 1,9 con/m2/đợt. Tuy nhiên, số lần thả tôm trên năm có sự chênh lệch đáng kể giữa hai huyện TB và CN lần lượt là 4,1 lần và 8,4 lần (p<0,05), Mật độ tôm thả/năm của CN (15,6 con/m2/năm) cao gấp đôi so với huyện TB (7,9 con/m2/năm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mật độ tôm/năm trung bình của mô hình (11,7 con/m2/năm) gần bằng nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2012) trong mô hình tôm-rừng là 12,7 con/m2/năm, thấp hơn Nguyễn Trường An (2011) trong mô hình tôm-năng là 15,0 con/m2/năm. Đa số các hộ chọn giống trong tỉnh thả nuôi chiếm tỷ lệ rất cao trung bình 90%, giống được lấy từ các hợp tác xã, trại giống tại địa phương giúp tiết kiệm được khá 4 nhiều chi phí vận chuyển và thời gian. Nguồn tôm giống hai huyện lấy trong tỉnh chiếm lần lượt 83,3% (TB) và 96,7% (CN). Ngoài ra, 16,7% hộ nuôi TB lấy giống trực tiếp ngoài tỉnh trong khi không có hộ nào ở CN lấy ngoài tỉnh, chỉ có 3,3% lấy trong và ngoài tỉnh. Kích cỡ tôm giống và tỷ lệ sống TB thấp hơn CN lần lượt là 14,6 PL; 11,2% và 15,6 PL; 11,4%. Tôm giống chủ yếu được thả trực tiếp vào vuông nuôi chiếm 70% (trong đó TB 50% và CN 90%), 30% còn lại được thả vào ao vèo với diện tích trung bình khoảng 0,08 ha (TB) và 0,01 ha (CN) (p<0,05). Tỷ lệ số hộ vèo tôm ở TB cao hơn CN lần lượt là 50% và 10%. Trong suốt thời gian nuôi thức ăn của tôm sú hoàn toàn dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên là chính. Ngoài ra, chỉ có 16,7% số hộ bổ sung thức ăn sau khi thả giống, trong đó TB chiếm 30% CN là 3,6%. Thức ăn bổ sung chủ yếu là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống, 100% số hộ rải trực tiếp thức ăn vào ao nuôi. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của TB (0,7 lần) cao hơn CN (0,4 lần) (Bảng 2). Bảng 2: Các chỉ tiêu kỹ thuật chính mô hình tôm-năng tượng Chỉ tiêu Diện tích vuông (ha) Diện tích mặt nước nuôi (ha) Diện tích vèo (ha) Tỷ lệ mương bao (%) Kích cỡ tôm giống (PL) Số lần thả tôm giống/năm (lần) Mật độ tôm thả/đợt (con/m2/đợt) Mật độ tôm thả/năm (con/m2/năm) Tỷ lệ sống tôm (%) Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg) Năng suất tôm (kg/ha/năm) Mật độ cua thả/năm (con/m2/năm) Năng suất cua (kg/ha/năm) Tổng năng suất (kg/ha/năm) FCR (lần) Thời gian thu hoạch lần đầu thả (tháng) Thới Bình(n=30) Cái Nước (n=30) Chung (n=60) a b 1,9±1,2 1,6±1,1 0,05±0,09 20,2±10,8 15,1±2,8 6,3±3,4 1,9±0,8 11,7±7,9 11,3±6,1 35±5 320±188 0,25±0,24 50,3±60,3 370±231 0,55 3,5±0,6 2,8±1,1 2,3±0,9a 0,08±0,11a 15,6±5,7a 14,6±1,9 4,1±1,5a 1,9±0,7 7,9±3,2a 11,2±3,7 35±5 246±132a 0,12±0,11a(*) 34,8±46,9a(*) 280±155a 0,7 3,3±0,6a 1,1±0,4 0,8±0,4b 0,01±0,04b 24,9±12,6b 15,6±3,4 8,4±3,5b 1,9±0,9 15,6±9,2b 11,4±7,9 34±4 394±208b 0,38±0,26b(**) 65,7±68,4b(**) 460±261b 0,4 3,7±0,6b Ghi chú: Các giá trị (TB±ĐLC) trên cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), kiểm định được sử dụng là kiểm định "Independent T-test" (p<0,05);(*) n=23;(**) n=27 Qua bảng 2 cho thấy thời gian thu hoạch lần đầu thả tôm giống của huyện TB (3,3 tháng) ngắn hơn so với CN (3,7 tháng) (p<0,05) với kích cỡ thu hoạch lần lượt là 35 con/kg và 34 con/kg. Năng suất tôm đạt được ở huyện TB (246 kg/ha/năm) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với CN (394 kg/ha/năm) do TB có tỷ lệ sống, mật độ tôm nuôi/năm thấp hơn CN. Ngoài ra, cua biển còn góp phần tăng năng suất trong mô hình tôm-năng (chiếm 13,6% trong tổng năng suất). Mật độ cua/năm và năng suất cua của TB và CN lần lượt là 0,12 con/m2/năm; 34,8 kg/ha/năm và 0,38 con/m2/năm; 65,7 kg/ha/năm (p<0,05). Năng suất trung bình của hai huyện là 370 kg/ha/năm, có sự chênh lệch năng suất lớn giữa các hộ nuôi. Kết quả trên cao hơn nghiên cứu tôm-rừng (310 kg/ha/năm) của Lê Xuân Sinh (2012), thấp hơn nghiên cứu tôm-năng (392 kg/ha/năm) cuả Nguyễn Trường An (2011). Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau (2013), năng suất bình quân tôm nuôi QCCT đạt 500 kg/ha/năm. 5 3.3 Hiệu quả tài chính mô hình tôm-năng Qua kết quả bảng 3 cho thấy chi phí biến đổi trung bình của hai huyện là 15,80 tr.đ/ha/năm chiếm 92,5% tổng chi phí. Chi phí biến đổi gồm chi phí cải tạo; chi phí giống tôm; chi phí giống cua; chi phí thức ăn; chi phí thuốc, hóa chất; chi phí phân bón và chi phí nhiên liệu. Trong đó, chi phí giống tôm và cải tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 33,8%; 30,6% (TB) và 46,2%; 32,3% (CN). Do nuôi với mật độ cao hơn nên chi phí tôm và cua giống CN cao gấp 2,3 và 3,5 lần so với TB. Chi phí thức ăn và nhiên liệu của TB chiếm tỷ trọng lớn hơn CN do số hộ đầu tư thêm thức ăn nhiều hơn và sử dụng máy bơm là chủ yếu, trong khi ở CN nhóm chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi phí thuốc, hóa chất chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi phí biến đổi trung bình của mô hình tôm-năng. Thực tế khi tôm bệnh hộ nuôi chỉ tiến hành thay nước, chỉ một số ít (2/60 hộ) sử dụng thuốc để loại bỏ tôm yếu. Bảng 3: Cơ cấu chi phí biến đổi của mô hình tôm-năng tượng Các khoản chi phí Thới Bình (n=30) Cái Nước (n=30) TB±ĐLC Tỷ TB±ĐLC Tỷ (tr.đ/ha/năm) trọng (tr.đ/ha/năm) trọng (%) (%) Chi phí cải tạo 3,59±4,85a 30,6 6,45±3,58b 32,3 Chi phí giống tôm 3,97±1,66a 33,8 9,22±5,25b 46,2 a Chi phí giống cua 0,91±0,76 7,7 3,22±2,11b 16,2 Chi phí thức ăn 1,26±3,19 10,7 0,10±0,56 0,51 Chi phí thuốc, hóa chất 0,19±0,82 1,65 0,29±0,99 1,43 Chi phí phân bón 0,81±0,91 6,90 0,65±1,08 3,25 Chi phí nhiên liệu 0,99±0,67a 8,65 0,03±0,12 0,11 Tổng chi phí biến đổi 11,70±7,83a 100 19,95±8,31b 100 Chung (n=60) TB±ĐLC Tỷ (tr.đ/ha/năm) trọng (%) 5,02±4,47 31,7 6,59±4,68 41,6 2,07±1,96 13,1 0,68±2,34 4,30 0,24±0,90 1,52 0,73±1,00 4,60 0,51±0,68b 3,18 15,80±9,01 100 Ghi chú: Các giá trị thể hiện là trung bình±Độ lệch chuẩn Chi phí trung bình của mô hình là 17,1 tr.đ/ha/năm. Trong đó, chi phí sản xuất huyện TB (12,5 tr.đ/ha/năm) thấp hơn 1,74 lần so với CN (21,7 tr.đ/ha/năm), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tổng thu nhập trung bình của mô hình là 70,8 tr.đ/ha/năm (TB 54,2 tr.đ/ha/năm và CN 87,5 tr.đ/ha/năm) (p<0,05). Trong mô hình tôm-năng, ngoài nguồn thu nhập chính là tôm sú thì cua biển còn là đối tượng quan trọng thứ hai chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thu nhập của TB (12%) và CN (15%). Tỷ lệ cơ cấu thu nhập từ tôm và cua trong nghiên cứu này là 86% và 14% khác với nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2011) là 79,2% và 20,8% (Bảng 4). Từ kết quả bảng 4 cho thấy lợi nhuận trung bình của mô hình là 53,7 tr.đ/ha/năm. Trong đó, TB có lợi nhuận thấp hơn CN lần lượt là 41,7 tr.đ/ha/năm và 65,7 tr.đ/ha/năm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Sự khác biệt lợi nhuận của hai huyện là do chi phí đầu tư TB thấp hơn 1,7 lần so với CN. Mô hình trên có lợi nhuận cao hơn nghiên cứu nuôi tôm QCCT của Nguyễn Trường Tam (2013) là 34,18 tr.đ/ha/vụ do chi phí đầu tư thấp. 6 Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính của mô hình tôm-năng tượng Chỉ tiêu Chi phí cố định (tr.đ/ha/năm) Chi phí biến đổi (tr.đ/ha/năm) Tổng chi phí (tr.đ/ha/năm) Giá thành tôm (1.000 đ/kg) Giá bán tôm (1.000 đ/kg) Thu nhập tôm (tr.đ/ha/năm) Thu nhập cua (tr.đ/ha/năm) Tổng thu nhập (tr.đ/ha/năm) Lợi nhuận tôm (tr.đ/ha/năm) Lợi nhuận cua (tr.đ/ha/năm) Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm) Tỷ suất lợi nhuận (lần) Tỷ lệ thua lỗ (%) Thới Bình (n=30) Cái Nước (n=30) Chung (n=60) a 0,78±0,95 11,73±7,83a b 1,78±1,05 19,95±8,31b 1,27±1,11 15,84±9,01 12,5±7,8a 50,4±23,8 193±16 47,8±26,5a 6,43±9,37 54,2±31,1a 36,2±20,7a 5,5±9,1 41,7±25,6a 3,79±1,87 0 21,7±8,9b 75,2±115,0 189±35 74,2±41,5b 13,26±17,41 87,5±54,3b 55,7±42,7b 10,1±17,4 65,7±54,9b 3,68±3,17 6,7 17,1±9,5 62,8±83,1 191±27 60,9±37,0 9,84±14,29 70,8±46,9 45,9±34,7 7,9±14,0 53,7±44,2 3,73±2,58 3,3 Ghi chú: Các giá trị (TB±ĐLC) trên cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) , kiểm định được sử dụng là kiểm định "Independent T-test" (p<0,05) TB có lợi nhuận thấp hơn nhưng hiệu quả đầu tư (tỷ suất lợi nhuận 3,79 lần) của huyện cao hơn so với CN (3,68 lần). Kết quả bảng 4 cũng cho thấy mức độ rủi ro của TB (0% hộ thua lỗ) thấp hơn CN (6,7% hộ thua lỗ). Giá thành sản xuất của TB (50,4 ngàn đồng/kg) thấp hơn CN (75,2 ngàn đồng/kg tôm), nhưng lại bán được với giá cao hơn lần lượt là 193 ngàn đồng/kg và 189 ngàn đồng/kg. Điều này có thể là do quá trình thương lượng giữa người bán và người mua (100% bán cho thương lái). 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình Trong vuông có nuôi kết hợp với cua thì mật độ tôm thả/năm và lợi nhuận mô hình cao hơn so với nhóm không nuôi cua kết hợp (p<0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống tôm của nhóm nuôi kết hợp thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm không nuôi cua. Sự cạnh tranh thức ăn và nơi trú ẩn trong quá trình nuôi kết hợp với cua có thể là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của tôm. Nhóm không nuôi cua có hiệu quả đầu tư cao hơn và hạn chế được rủi ro, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 5). Bảng 5: Phân nhóm nuôi cua kết hợp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Diễn giải Mật độ tôm (con/m2/năm) Tỷ lệ sống tôm (%) Năng suất tôm (kg/ha/năm) Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm) Tỷ suất lợi nhuận (lần) % Hộ lỗ Nuôi cua (n=50) 12,7±8,28a 10,6±6,03a 329±202 56,7±47,7a 3,48±2,60 4 Không nuôi cua (n=10) 6,9±1,67b 14,7±5,55b 274±96,5 38,9±10,3b 4,98±2,24 0 Ghi chú: Các giá trị (TB±ĐLC) trên cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) , kiểm định được sử dụng là kiểm định "Independent T-test" (p<0,05) 7 Thức ăn và cách cho ăn: 16,7% số hộ có sử dụng thức ăn và 83,3% không sử dụng thức ăn. Mật độ tôm thả/năm, tỷ lệ sống tôm, năng suất và lợi nhuận nhóm sử dụng thức ăn thấp hơn nhóm không sử dụng thức ăn, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nguyên nhân có lẽ do trình độ kỹ thuật còn hạn chế, không quản lý tốt thức ăn dẫn đến thức ăn dư thừa làm môi trường nước suy giảm, tôm chậm lớn và tỷ lệ sống thấp . Tỷ suất lợi nhuận hộ cho ăn thấp hơn do tốn chi phí thức ăn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hộ không cho ăn (p<0,05). Tuy nhiên mức độ rủi ro của nhóm không cho ăn lại cao hơn (4% hộ lỗ) so với nhóm cho ăn (0% hộ lỗ) (Bảng 6). Bảng 6: Phân nhóm có sử dụng thức ăn ảnh hưởng đến mô hình Diễn giải Mật độ tôm (con/m2/năm) Tỷ lệ sống tôm (%) Năng suất tôm (kg/ha/năm) Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm) Tỷ suất lợi nhuận (lần) % Hộ lỗ Sử dụng thức ăn (n=10) 8,06±4,33 10,9±3,49 264±192 44,5±29,9 2,46±1,12a 0 Không sử dụng thức ăn (n=50) 12,5±8,24 11,39±6,52 331±188 55,5±46,5 3,99±2,72b 4 Ghi chú: Các giá trị (TB±ĐLC) trên cùng 1 hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) , kiểm định được sử dụng là kiểm định "Independent T-test" (p<0,05) Nguồn gốc giống: Qua kết quả bảng 7 cho thấy nguồn giống ngoài tỉnh có tỷ lệ sống, năng suất tôm, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhóm có nguồn gốc trong tỉnh (p>0,05). Tỷ lệ rủi ro giống mua ngoài tỉnh cũng thấp hơn giống mua trong tỉnh.Các hộ mua giống ngoài tỉnh chọn lựa giống kỹ hơn, biết rõ nguồn gốc trại giống có thể là nguyên nhân dẫn đến số hộ lỗ khi mua giống trong tỉnh cao hơn ngoài tỉnh. Bảng 7: Phân nhóm nguồn gốc giống ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Diễn giải Mật độ tôm (con/m2/năm) Tỷ lệ sống tôm (%) Năng suất tôm (kg/ha/năm) Lợi nhuận (tr.đ/ha/năm) Tỷ suất lợi nhuận (lần) % Hộ lỗ Trong tỉnh (n=54) 11,6±7,94 11,4±6,28 316±188 53,2±45,4 3,76±2,65 3,7 Ngoài tỉnh (n=5) 10,9±5,80 11,9±2,53 386±213 65,1±31,9 3,94±1,91 0 Diện tích mặt nước: Diện tích mặt nước tương quan nghịch với mật độ cua thả/đợt (p<0,01), năng suất tôm và năng suất cua (p<0,05). Khi diện tích mặt nước tăng lên gây khó khăn trong quá trình chăm sóc và quản lý làm cho năng suất tôm, cua giảm. Diện tích nuôi không nên lớn hơn 2 ha để thuận tiện cho công tác quản lý, nếu lớn hơn thì nên phân thành nhiều ruộng nuôi độc lập (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) (Bảng 8). Mật độ tôm/đợt: Mật độ tôm/đợt tương quan thuận có ý nghĩa thống kê (p<0,01) với năng suất và lợi nhuận tôm. Khi mật độ tôm/đợt tăng lên sẽ làm cho năng suất và lợi nhuận tôm tăng theo (Bảng 8). 8 Tần suất thay nước: Tần suất thay nước tỷ lệ nghịch với tỷ lệ sống tôm (p<0,05), năng suất và lợi nhuận tôm (p<0,01). Khi tần suất thay nước tăng làm cho chuỗi thức ăn tự nhiên phát triển chậm, biến động môi trường nước gây bất lợi cho tôm. Ngoài ra, khi tôm xuất hiện bệnh thì tần xuất thay nước cũng tăng lên. Đây có thể là nguyên nhân làm cho tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận tôm giảm xuống. Tần suất thay nước tương quan nghịch với giá thành tôm (p<0,01), khi tần suất thay nước tăng làm tăng chi phí nhiên liệu do sử dụng máy bơm dẫn đến giá thành tôm tăng theo (Bảng 8). Tỷ lệ sống tôm: Tỷ lệ sống tôm tương quan thuận với tỷ lệ sống cua, năng suất tôm, năng suất cua, lợi nhuận tôm, lợi nhuận cua (p<0,01). Điều này có thể do môi trường vuông nuôi tốt và ổn định, không có sự tranh giành thức ăn và chỗ trú ẩn làm cho tỷ lệ sống, năng suất, lợi nhuận của tôm và cua tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ sống tôm có mối tương quan nghịch với giá thành (p<0,01). Khi tỷ lệ sống tôm tăng lên sẽ nâng mức sản lượng tôm thu hoạch, góp phần giảm giá thành sản xuất (Bảng 8). Giá thành: Giá thành tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với năng suất tôm (p<0,05) và lợi nhuận tôm (p<0,01). Khi năng suất tôm giảm sẽ làm cho giá thành sản xuất tăng lên và khi giá thành sản xuất tăng kéo theo lợi nhuận giảm xuống (Bảng 8). Tỷ lệ năng tượng/ diện tích mặt nước: Qua kết quả bảng 8 cho thấy tỷ lệ diện tích năng tượng không ảnh hưởng đến năng suất tôm và lợi nhuận trong mô hình. Tuy nhiên, người dân cần phải chăm sóc và quản lý năng, tránh để năng phát triển quá nhanh không tốt cho môi trường nuôi tôm. 9 Bảng 8: Sự tương quan giữa các yếu tố (Tương quan Pearson) Mật độ tôm/đợt (con/m2) Mật độ cua/đợt (con/m2) Biến Tỷ lệ năng / diện tích mặt nước (%) Diện tích mặt nước (ha) Diện tích mặt nước (ha) 0,09 (n=60) 1 (n=60) Mật độ tôm/đợt (con/m2) 0,11 (n=60) 0,12 (n=60) 1 (n=60) Mật độ cua/đợt (con/m2) -0,14 (n=60) -0.39** (n=60) -0,19 (n=60) 1 (n=60) Tần suất thay nước(ngày/lần) 0,09 (n=60) 0,13 (n=60) -0,04 (n=60) -0,29* (n=60) 1 (n=60) Tỷ lệ sống tôm (%) -0,06 (n=60) -0,04 (n=60) -0,2 (n=60) 0,06 (n=60) -0,32* (n=60) 1 (n=60) Tỷ lệ sống cua (%) 0,13 (n=50) 0,01 (n=50) -0,06 (n=50) -0,25 (n=50) -0,09 (n=50) 0,46** (n=50) 1 (n=50) Giá thành (1.000 đ/kg) 0,09 (n=60) -0,14 (n=60) -0,03 (n=60) -0,02 (n=60) 0,39** (n=60) -0,35** (n=60) -0,01 (n=50) 1 (n=60) Năng suất tôm (kg/ha/năm) -0,17 (n=60) -0,28* (n=60) 0,38** (n=60) 0,24 (n=60) -0,37** (n=60) 0,5** (n=60) 0,37** (n=50) -0,33* (n=60) 1 (n=60) Năng suất cua (kg/ha/năm) -0,14 (n=60) -0,27* (n=60) -0,04 (n=60) 0,3* (n=60) -0,24 (n=60) 0,38** (n=60) 0,72** (n=50) -0,07 (n=60) 0,62** (n=60) 1 (n=60) Lợi nhuận tôm (tr.đ/ha/năm) -0,209 (n=60) -0,19 (n=60) 0,35** (n=60) 0,17 (n=60) -0,36** (n=60) 0,41** (n=60) 0,34* (n=50) -0,39** (n=60) 0,94** (n=60) 0,58** (n=60) 1 (n=60) Lợi nhuận cua (tr.đ/ha/năm) -0,11 (n=60) -0,17 (n=60) -0,02 (n=60) 0,13 (n=60) -0,19 (n=60) 0,49** (n=60) 0,79** (n=50) -0,11 (n=60) 0,6** (n=60) 0,92** (n=60) 0,57* (n=60) Tần suất thay nước (ngày/lần) Tỷ lệ sống tôm (%) Tỷ lệ sống cua (%) Giá thành (1.000 đ/kg) Ghi chú: ** Tương quan (Pearson) có ý nghĩa thống kê (p<0,01); * Tương quan (Pearson) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Năng suất tôm (kg/ha/năm) Năng suất cua (kg/ha/năm) Lợi nhuận tôm (tr.đ/ha /năm) Lợi nhuận cua (tr.đ/ha /năm) 1 (n=60) 3.5 Thuận lợi – Khó khăn của mô hình tôm-năng tượng 3.5.1 Thuận lợi Qua kết quả bảng 9, đa số hộ nuôi đều cho rằng việc tiêu thụ sản phẩm rất dế dàng (31,1% ở TB và 28,9% ở CN) do nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng ở hiện tại và tương lai, các hộ bán trực tiếp 100% sản phẩm cho thương lái đến thu mua tận nhà. Thuận lợi thứ hai trong mô hình tôm-năng được cho là có kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện chiếm 24,4% TB và 26,7% CN. Ngoài ra có 16,7% số hộ khảo sát TB thấy thuận lợi trong việc gần nguồn nước cấp, trong khi có 17,8% hộ nuôi CN cho rằng việc đầu tư chi phí vốn ít là một trong những thuận lợi được xếp hạng thứ ba của người nuôi tôm. Bảng 9: Thuận lợi của mô hình tôm-năng tượng Thuận lợi STT 1 2 3 4 5 6 7 Thới Bình (n=30) % Xếp hạng Tiêu thụ dễ Kỹ thuật đơn giản Vốn ít Gần nguồn nước cấp Nguồn giống tốt Dễ vận chuyển giống Máy móc hiện đại Tổng 31,1 24,4 12,2 16,7 5,6 7,8 2,2 100 Cái Nước (n=30) % Xếp hạng 28,9 26,7 17,8 4,4 12,2 3,3 6,7 100 1 2 4 3 6 5 7 1 2 3 6 4 7 5 3.5.2 Khó khăn Qua kết quả bảng 10, có 3 khó khăn mà các hộ thường gặp: dịch bệnh, khó kiểm tra chất lượng giống, nguồn nước bị ô nhiễm chiếm tỷ lệ cao trong ý kiến của các hộ nuôi. Dịch bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng 30% ở TB và 27,8% CN. Thời tiết ngày càng diễn biến thất thường, mưa trái mùa gây ảnh hưởng bất lợi cho việc quản lý sức khỏe tôm nuôi; dịch bệnh trên tôm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát rất cao chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Bảng 10: Khó khăn của mô hình nuôi tôm-năng tượng STT Khó khăn 1 2 3 4 5 6 Dịch bệnh Khó kiểm tra chất lượng giống Tháng hạn bị thiếu nước Nguồn nước bị ô nhiễm Thiếu đất làm ao lắng Bị ép giá Tổng Thới Bình (n=30) % Xếp hạng 30,0 27,8 14,4 16,7 1,1 10,0 100 1 2 4 3 6 5 Cái Nước (n=30) % Xếp hạng 27,8 23,3 13,3 24,4 8,9 2,2 100 1 3 4 2 5 6 Khó kiểm tra chất lượng giống được hộ nuôi TB xếp vào nhóm khó khăn thứ hai chiếm 27,8% và 16,7% cho rằng nguồn nước đang bị ô nhiễm do các cơ sở thu mua tôm nguyên liệu và hộ nuôi tôm công nghiệp xả trực tiếp nước thải, không qua xử lý. Trong khi ở CN thì ngược lại, 24,4% hộ nuôi cho rằng nguồn nước bị ô nhiễm và 10 23,3% khó kiểm tra chất lượng giống, tuy nhiên hai khó khăn trên thì tương đương nhau. Có thể nói hầu hết việc lựa chọn giống chỉ dựa vào cảm quan (chiếm trung bình 95%) do gặp khó khăn về tài chính và một phần tin tưởng vào chất lượng giống tại địa điểm mua. Chất lượng giống không đảm bảo có thể sẽ làm giảm tỷ lệ sống của tôm, tôm chậm lớn và lớn không đều. Ngoài ra, thiếu đất làm ao lắng, bị ép giá cũng là một trong những khó khăn mà các hộ nuôi gặp phải, tuy nhiên những khó khăn trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số ý kiến của các hộ nuôi. 4. KẾT LUẬN 4.1 Kết luận Năng suất trung bình của mô hình là 370 kg/ha/năm, trong đó mật độ tôm thả/năm và năng suất tôm của TB thấp hơn CN, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Lợi nhuận trung bình của mô hình 53,7 tr.đ/ha/năm, trong đó lợi nhuận TB thấp hơn CN, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy lợi nhuận thấp hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận của TB lại cao hơn so với CN (p<0,05). Tần suất thay nước, giá thành tương quan nghịch với năng suất tôm và lợi nhuận mô hình (p<0,05). Diện tích mặt nước tương quan nghịch với năng suất tôm (p<0,05). Mật độ tôm/đợt, tỷ lệ sống tôm/cua tương quan thuận với năng suất tôm và lợi nhuận. Năng suất tôm và cua tỷ lệ thuận với lợi nhuận mô hình. Nuôi kết hợp với cua thì lợi nhuận mô hình cao hơn, tuy nhiên tỷ lệ sống tôm nuôi thấp hơn (p<0,05) và mức độ rủi ro lại cao hơn nhóm không nuôi cua. Tôm giống có nguồn gốc từ ngoài tỉnh thì tỷ lệ sống, năng suất, lợi nhuận cao hơn (p>0,05) và tỷ lệ rủi ro thấp hơn nhóm có nguồn giống trong tỉnh. Trong quá trình nuôi, nhóm có bổ sung thức ăn thì có tỷ suất lợi nhuận (p<0,05) và tỷ lệ rủi ro thấp hơn nhóm không cho ăn. Những thuận lợi chủ yếu của mô hình tôm-năng tượng là tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, kỹ thuật đơn giản, vốn đầu tư ít và gần nguồn nước. Ngoài ra, mô hình cũng gặp một số khó khăn chủ yếu về dịch bệnh, khó kiểm tra chất lượng giống và nguồn nước bị ô nhiễm. 4.2 Đề xuất - Ý thức của người dân về bảo vệ môi trường nước cần được nâng cao - Các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm dịch giống đồng thời tăng cường tập huấn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và cách quản lý dịch bệnh. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi để đáp ứng nhu cầu sản xuất 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Ngọc Bửu, 2010. Nghiên cứu khả năng sử dụng cây năng tượng (Scirpus littoralis) để xử lý nước thải nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 89 trang. 2. Lâm Ngọc Bửu, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Khả năng sử dụng cây năng tượng (Scirpus littorialis) xử lý dinh dưỡng nước thải từ nuôi tôm. Tạp chí Khoa học, số 14b: 56-65. 3. Lê Xuân Sinh, Nguyễn Tiến Diệt và Nguyễn Rube, 2012. Cung cấp và sử dụng giống tôm sú (Penaeus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí NN&PTNN, số 20: 78-85. 4. Nguyễn Trường An, 2011. Nghiên cứu sử dụng cây năn tượng (Scirpus littoralis Schrad) để cải thiện môi trường ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Luận văn cao học ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 110 trang. 5. Nguyễn Trường Tam, 2013. Nhận thức và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu của người nuôi tôm ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 48 trang. 6. Sở NN & PTNN tỉnh Cà Mau, 2013. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2013 và kế hoạch năm 2014. 7. Tạp chí thương mại thủy sản, 2014. Cà Mau: Hướng đến nuôi thuỷ sản bền vững, www.vietfish.com.vn, truy cập ngày 20/8/2014. 8. Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). NXB Nông nghiệp. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng