Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo hoa học t...

Tài liệu Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo hoa học trò trong 2 năm 2008 - 2009

.PDF
87
683
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- NGUYỄN THÚY HẠNH KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG TỈNH LƢỢC NGỮ DỤNG TRONG CÁC BÀI PHÓNG SỰ TRÊN BÁO HOA HỌC TRÒ TRONG 2 NĂM 2008 – 2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------- NGUYỄN THÚY HẠNH KHẢO SÁT HIỆN TƢỢNG TỈNH LƢỢC NGỮ DỤNG TRONG CÁC BÀI PHÓNG SỰ TRÊN BÁO HOA HỌC TRÒ TRONG 2 NĂM 2008 – 2009 CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH HÀ NỘI – 2013 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4 2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ....................................................................... 6 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 12 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 12 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ...................... 14 1.1. Khái niệm câu, phát ngôn, văn bản, diễn ngôn, ngữ trực thuộc (NTT) 1.1.1. Phát ngôn .............................................................................................. 14 1.1.2. Văn bản và diễn ngôn........................................................................... 15 1.1.3. Câu và ngữ trực thuộc (NTT)............................................................... 18 1.2. Mạch lạc và liên kết trong văn bản .............................................................. 21 1.2.1. Mạch lạc trong văn bản ........................................................................ 21 1.2.1.1. Quan điểm về mạch lạc của các nhà nghiên cứu nước ngoài 1.2.1.2. Quan điểm về mạch lạc của các nhà nghiên cứu trong nước 1.2.2. Liên kết trong văn bản ......................................................................... 26 1.3. Báo HHT2! và tính liên kết trong văn bản phóng sự ................................... 29 1.4. Phép tỉnh lược với tư cách là phương thức liên kết văn bản (Cách nhận diện, định nghĩa).................................................................................................. 31 1.5. Tiểu kết......................................................................................................... 34 CHƢƠNG 2: CÁC DẠNG THỨC TỈNH LƢỢC TRONG CÁC BÀI PHÓNG SỰ TRÊN BÁO HOA HỌC TRÒ 2! ............................................... 35 2.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 35 2.2. Cơ sở của phép tỉnh lược.............................................................................. 35 2.2.1. Ngữ cảnh cần và đủ .............................................................................. 35 2.2.1.1. Khái niệm ngữ cảnh .......................................................................... 35 2.2.1.2. Ngữ cảnh của phép tỉnh lược ............................................................ 36 2.2.2. Phương thức lặp ................................................................................... 38 2.2.3. Mối quan hệ giữa chủ ngôn và lược ngôn trong chuỗi phát ngôn tỉnh lược ...................................................................................................................... 40 2.3. Khảo sát các dạng thức tỉnh lược trong các bài phóng sự trên báo HHT2! 2.3.1. Tiêu chí để phân loại các dạng thức tỉnh lược và kết quả khảo sát ................................................................................................................ 46 2.3.2. Mối quan hệ giữa chủ ngôn và lược ngôn và mức độ liên kết văn bản ................................................................................................................ 50 2.3.3. Cơ sở cho phép tỉnh lược ..................................................................... 51 2.4. Khả năng liên kết của phép tỉnh lược với các phép liên kết khác trong văn bản tiếng Việt ...................................................................................................... 53 2.5. Tiểu kết......................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ LIÊN KẾT VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGÔN TỈNH LƢỢC ......................................................................................... 62 3.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 62 3.2. Dạng biểu hiện của các thành phần bị tỉnh lược .......................................... 64 3.2.1. Tỉnh lược đơn ....................................................................................... 66 3.2.1.1. Tỉnh lược chủ ngữ ............................................................................. 66 3.2.1.2. Tỉnh lược vị ngữ ................................................................................ 74 3.2.1.3. Tỉnh lược phần chủ đề (vế đầu) của nòng cốt qua lại ...................... 75 3.2.2. Tỉnh lược phức ..................................................................................... 76 3.2.3. Thành phần tỉnh lược chuyển tiếp........................................................ 76 3.3. Hiệu quả và giá trị liên kết ngữ nghĩa của các phát ngôn tỉnh lược ............ 77 3.4. Tiểu kết......................................................................................................... 79 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 83 PHỤ LỤC ........................................................................................................... QUY ƢỚC TRÌNH BÀY Ngoài tất cả các cách thức trình bày theo quy định chung, trong khoá luận này có một số vấn đề quy ước riêng như sau: 1. Khoá luận cố gắng hạn chế tối đa việc viết tắt, ngoại trừ một số trường hợp: HHT2: Báo Hoa học trò 2! Ø Ký hiệu trống, chỉ lược ngữ (yếu tố bị tỉnh lược) : NTT : Ngữ trực thuộc CN : Chủ ngôn LN : Lược ngôn C : Thành phần chủ ngữ V : Thành phần vị ngữ B : Thành phần bổ ngữ Tr : Thành phần trạng ngữ 2. Các cụm ví dụ được đánh số dựa theo số thứ tự trong Phụ lục “Bảng khảo sát hiện tượng tỉnh lược trên báo HHT2! trong 2 năm 2008 - 2009”. Các ví dụ được chú thích bằng dấu ngoặc vuông [HHT2!, số thứ tự của ví dụ]. 3. Phần chú thích tư liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông, trong đó thứ tự là: tên tác giả, năm công trình được công bố, số trang trích dẫn. Tất cả được ngăn cách bằng dấu hai chấm. Ví dụ: [Phạm Văn Tình 2002:56]: Có nghĩa là: Tác giả Phạm Văn Tình, công trình công bố năm 2002, trang 56. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn bản không phải là một chuỗi câu kết hợp với nhau một cách tình cờ. Các phát ngôn / câu trong văn bản luôn có cách sắp xếp, tổ chức chặt chẽ với nhau. Việc tạo lập và tiếp nhận văn bản không thể tách rời khỏi tính liên kết - yếu tố được coi là có vai trò quyết định tư cách “là văn bản” của một chuỗi câu (hay phát ngôn) liên tiếp bất kỳ. Tính liên kết là một đặc trưng quan trọng nhất của văn bản. “Mất tính liên kết văn bản chỉ còn là một tập hợp hỗn độn các câu” [Trần Ngọc Thêm 1981: 42]. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên tính liên kết của văn bản đó là quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu / phát ngôn trong văn bản, trong đó liên kết bằng phương thức tỉnh lược đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong nhóm phương thức liên kết về nội dung. Sự liên kết trong văn bản tồn tại dưới dạng liên kết hình thức và liên kết nội dung. Liên kết nội dung bao gồm liên kết chủ đề và liên kết loogic; còn liên kết về mặt hình thức là dùng các phương tiện như ngữ pháp, từ vựng... để biểu đạt liên kết nội dung. Chính những phương tiện liên kết ấy biến những câu rời rạc thành một văn bản hoàn chỉnh. Hệ thống các phương tiện liên kết đó được coi là các phương tiện liên kết câu. Theo Trần Ngọc Thêm, phương tiện liên kết câu bao gồm: liên kết từ vựng ngữ nghĩa và liên kết ngữ pháp. Nhóm liên kết ngữ nghĩa bao gồm: phép lặp từ vựng, phép đối, phép thế, phép liên tưởng; còn nhóm liên kết ngữ pháp bao gồm: phép nối, phép tỉnh lược, phép lặp ngữ pháp và phép liên kết tuyến tính. Trong giao tiếp, văn bản đồng thời xuất hiện nhiều phương thức liên kết. Mỗi một phương thức liên kết đều thực hiện chức năng liên kết văn bản; chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện nội dung mạch lạc của văn bản. Trong quá trình nói và viết, người nói, viết đồng thời sử dụng những thủ pháp liên kết khác nhau. “Người ta luôn chọn cho mình một cách nói tối ưu: đủ lượng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả giao tiếp” [Phạm Văn Tình 2002:24]. Trong các phép liên kết, có phép tỉnh lược (hay còn gọi là phương thức rút gọn lâm thời). Muốn hiểu được các phát ngôn tỉnh lược, người ta phải thực hiện một trường liên tưởng phục hồi về ngữ nghĩa với các phát ngôn trước đó. Thuộc nhóm các văn bản được xây dựng theo mô hình mềm dẻo có tính chất thông dụng (theo cách phân chia văn bản thành mô hình nghiêm ngặt và mềm dẻo của Đinh Trọng Lạc), văn bản báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đặc biệt trong đó, phóng sự được cho là một thể loại báo chí giàu chất văn học nhất so với các thể loại báo chí khác. Về phương diện nội dung, đặc điểm nổi bật nhất của phóng sự là nó có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực với những con người và sự việc xác thực. Đồng thời, với tư cách là thể loại hạt nhân trong nhóm các thể ký báo chí, phóng sự còn gắn liền với phong cách tác giả, với sự xuất hiện trực tiếp của tác giả - nhân vật trần thuật trong tác phẩm, với cách viết linh hoạt trong bút pháp, giọng điệu và việc sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh. Bên cạnh đó, trong các bài phóng sự thường sử dụng hàng loạt các phép liên kết một cách biến hoá để tạo nên tính mạch lạc cho tác phẩm và góp phần truyền tải thông điệp của tác giả. Bởi vậy, để tìm hiểu rõ hơn các mặt biểu hiện của một phép liên kết cụ thể, tác động đối với việc tạo nên giá trị của tác phẩm và hình thành nên phong cách tác giả, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo Hoa Học Trò 2! trong 2 năm 2008 2009”. 2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát hoạt động của phương thức liên kết tỉnh lược trong các bài phóng sự (Cụ thể là khảo sát các bài phóng sự trên tạp chí Hoa học trò 2! (HHT2) trong 2 năm 2008 - 2009). Chúng tôi khảo sát các biểu hiện đa dạng, phức tạp của các phát ngôn tỉnh lược xuất hiện trong các bài phóng sự và hoạt động của chúng trong văn bản. Trên cơ sở thống kê các phát ngôn tỉnh lược, chúng tôi tìm hiểu tất cả các phương thức tỉnh lược và hoạt động của chúng trong văn bản, tìm hiểu tần số xuất hiện của từng dạng cụ thể trong những ngữ cảnh khác nhau (trên cứ liệu chúng tôi thu thập được). Bằng kết quả thu nhận được, chúng tôi đưa ra những nhận xét, phân loại và mô tả hoạt động của từng phương thức cụ thể trong các phát ngôn tỉnh lược chúng có đa dạng, phong phú hay không; đồng thời tìm ra những đặc thù của phương thức liên kết tỉnh lược với tư cách là phương thức liên kết trong văn bản. Thông qua đó, chúng tôi xem xét phương thức tỉnh lược có ảnh hưởng như thế nào đối với giá trị liên kết và ngữ nghĩa của văn bản, cũng như ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tiếp nhận tác phẩm của độc giả. 2.2. Ý nghĩa của đề tài 2.2.1. Ý nghĩa lý luận Phương thức liên kết tỉnh lược là một trong những phương tiện liên kết liên câu trong văn bản tiếng Việt. Việc đi sâu nghiên cứu những phương tiện liên kết này là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong việc nghiên cứu ngữ pháp văn bản. Theo Trần Ngọc Thêm, hệ thống liên kết câu bao gồm liên kết từ vựng ngữ nghĩa và liên kết ngữ pháp. Phương thức liên kết tỉnh lược là một trong những phương thức quan trọng trong quá trình tạo lập và tiếp nhận văn bản. Thực tế trong quá trình tạo lập văn bản, phương thức liên kết này thể hiện rất phức tạp, đa dạng và linh hoạt. Chúng tôi hi vọng với những kết quả nghiên cứu của mình có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược trên cả ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, bổ sung thêm tư liệu và hi vọng đem lại cách nhìn mới hơn và lý thuyết văn bản, ngôn ngữ học văn bản và phân tích diễn ngôn. Việc nghiên cứu phương thức liên kết này một cách có hệ thống là một việc làm hết sức cần thiết trong việc nghiên cứu ngữ pháp văn bản. 2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ở mức độ liên câu sẽ giúp chúng ta nhìn ra các mặt biểu hiện của việc liên kết bằng phương thức tỉnh lược. Trong giao tiếp hàng ngày, việc sử dụng hiện tượng tỉnh lược không chỉ mang giá trị liên kết các phát ngôn, mà còn đồng thời thể hiện những dụng ý diễn đạt ngữ nghĩa khác nhau của chủ đối thoại trong hiện thực giao tiếp. Nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược đồng thời còn giúp cho việc dạy và học tiếng Việt trong nhà trường, nhất là các trường phổ thông. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu vấn đề này còn giúp hỗ trợ cho việc biên tập sách, trong cách tiếp cận ngôn ngữ và văn hoá. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hầu như trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng tỉnh lược. Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm. Tỉnh lược tồn tại dưới nhiều dạng tên gọi: câu rút gọn, câu đơn phần, câu tỉnh lược, câu đặc biệt, ngữ trực thuộc. Ở Việt Nam, nghiên cứu hiện tượng này phải kể đến các tác giả như: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Chí Hoà, Phan Mậu Cảnh, Phạm Văn Tình; các nhà nghiên cứu nước ngoài như: Galperin, M.A.K Halliday & R.Hasan, O.I. Moskalskaija,... Hướng nghiên cứu của các tác giả mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó, hoặc là nghiên cứu bước đầu chứ chưa đi sâu vào vấn đề này. Đến năm 2001, tác giả Phạm Văn Tình trong luận án tiến sĩ của mình đã đi sâu nghiên cứu, xem xét hiện tượng tỉnh lược một cách quy mô và có hệ thống. Hướng nghiên cứu nà mở ra nhiều vấn đề mới trong việc tiếp cận hiện tượng tỉnh lược. Tuy nhiên trong đó vẫn còn những khía cạnh, nhữn hướng khác nhau cần được mở rộng nghiên cứu hiện tượng tỉnh lược ở nhiều góc độ khác. Các nhà nghiên cứu đã có những kiến giải khác nhau về hiện tượng tỉnh lược. Nhìn chung, hướng tiếp cận này được nhìn nhận theo hai xu hướng: * Thứ nhất là quan niệm thuần tuý cú pháp điển hình như tác giả Nguyễn Kim Thản (1977), Hoàng Trọng Phiến (1980), Nguyễn Minh Thuyết (1988). Nguyễn Kim Thản (1964) quan niệm: “Câu tỉnh lược là một loại câu mà người ta có thể dựa vào hoàn cảnh mà khôi phục lại bộ mặt hoàn chỉnh của nó khác với câu một phần”. Nguyễn Kim Thản phân loại cấu trúc câu căn cứ chủ yếu vào thành phần của bản thân mỗi câu đang xét. Khi câu bị khuyết, ông dựa vào chức năng ngữ nghĩa của câu để có thể phân loại thành các tiêu loại câu (câu đơn phần, câu danh xưng, câu đặc biệt). Các tác giả sau này có quan niệm tương tự. Hoàng Trọng Phiến (1980) cho rằng: “Chủ ngữ hiểu ngầm hay là chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu có chủ ngữ hiện diện. Chủ ngữ rút gọn thường thấy trong các câu có nghĩa miêu tả tính chất và quá trình. Chủ ngữ zero có trong câu có ý nghĩa tồn tại” [Hoàng Trọng Phiến 1980:115]. Và tác giả cũng nói thêm rằng: “Những câu đơn phần thường do những vị từ đảm nhiệm”. Tuy nhiên, khi xem xét chúng, tác giả lại không đối chiếu về mặt ngữ nghĩa giữa các phát ngôn và gần như thoát li khỏi ngữ cảnh. * Khuynh hướng thứ hai là hướng coi các phát ngôn tỉnh lược thuộc kiểu riêng. Các nhà ngôn ngữ học dựa vào tiêu chí phân loại cấu trúc cú pháp hoặc từ loại. Theo hướng này, các tác giả xem xét các phát ngôn tỉnh lược trong cả chuỗi phát ngôn đang có mặt nhằm giải quyết triệt để mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn. Các tác giả theo khuynh hướng này lại phân chia thành 3 quan điểm chính: - Nhóm thứ nhất gồm các tác giả như M.A.K Halliday, David Nunan, I.P. Galperin, Diệp Quang Ban,... chia các phát ngôn tỉnh lược thành ba tiểu loại chính: + Tỉnh lược danh từ + Tỉnh lược động từ + Tỉnh lược tính từ Các tác giả phân loại tỉnh lược dựa vào tiêu chí từ loại của lược ngữ. Halliday và Diệp Quang Ban đều cho rằng phép tỉnh lược có liên quan chặt chẽ tới phép thế. Theo tác giả, những vị trí không được thay thế bằng các từ ngữ khác không rõ nghĩa, mà được bỏ trống thì sẽ là trường hợp của tỉnh lược. “Tỉnh lược được coi là thế bằng zero” [Diệp Quang Ban 1998: 186]. - Nhóm thứ hai, đại diện là Cao Xuân Hạo (1991) cho rằng: Có hiện tượng tỉnh lược đưa đến loại câu chỉ có một phần thuyết trên bề mặt (câu không đề). Câu không đề không phải là loại câu đặc biệt. Ông cũng cho rằng các phát ngôn tỉnh lược chính là các phát ngôn có chứa các ngữ đoạn hồi chỉ (hồi chỉ zero). Ông quan niệm “tỉnh lược không chỉ có tác dụng tiết kiệm” mà còn “thực hiện tính mạch lạc trong câu” và trong một tổ hợp câu”, “tránh lặp lại sự nặng nề của các ngữ đoạn cùng một sở chỉ thường có hại cho tính mạch lạc của văn bản” [Cao Xuân Hạo 1991: 198]. - Nhóm thứ ba, điển hình như tác giả Trần Ngọc Thêm (1985), xem xét tất cả những phát ngôn không hoàn chỉnh về cấu trúc là ngữ trực thuộc. Những phát ngôn tỉnh lược nòng cốt (chủ ngữ, vị ngữ) được gọi là những ngữ trực thuộc tỉnh lược. Ông là một trong những người để tâm nghiên cứu kỹ nhất hiện tượng tỉnh lược [Trần Ngọc Thêm 2002: 159-162, 185-204, 212222]. Ông không tán thành quan niệm coi phép tỉnh lược là hiện tượng thay thế bằng zero. Ông nhấn mạnh đến chức năng liên kết với tên gọi “tỉnh lược liên kết” là chức năng chủ yếu của phép tỉnh lược. Tuy nhiên khi đưa ra định nghĩa về tỉnh lược thì lại có sự mâu thuẫn trong chính quan niệm của ông. Các tác giả theo hướng nghiên cứu này, chia phép tỉnh lược làm ba loại: + Tỉnh lược chủ ngữ + Tỉnh lược vị ngữ + Tỉnh lược phức (tỉnh lược nhiều thành phần) Phép tỉnh lược được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau. Điều dễ dàng nhận thấy là các công trình nghiên cứu về phép tỉnh lược cũng như các phát ngôn tỉnh lược rất ít được miêu tả một cách tỉ mỉ và nghiên cứu sâu. Mỗi tác giả có một cách tiếp cận khác nhau do có sự khác biệt về quan điểm nhìn nhận, vì vậy đã đưa ra những kiến giải khác nhau. Chỉ đến năm 2001, tác giả Phạm Văn Tình với đề tài “Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong văn bản tiếng Việt” thì phép tỉnh lược thực sự được nghiên cứu sâu và có quy mô, hệ thống. Tuy nhiên khi nghiên cứu phép tỉnh lược trên nhiều bình diện, tác giả không thể bao quát được hết các ngữ liệu. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo HHT2” với hi vọng đóng góp một phần nào đó vào việc nghiên cứu phép tỉnh lược, góp thêm một cách hiểu khi tiếp cận vấn đề này, đồng thời qua đó thấy được vai trò của phép tỉnh lược đối với giá trị liên kết và ngữ nghĩa trong tác phẩm báo chí, và hiệu quả tác động tới sự tiếp nhận của độc giả. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này của chúng tôi đặt vấn đề “Khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong các bài phóng sự trên báo Hoa học trò 2!”. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khảo sát các chuỗi phát ngôn trong các bài phóng sự được đăng trên tờ báo này có liên quan tới hiện tượng tỉnh lược. Các phát ngôn này được nối kết, kết hợp với nhau bởi nhiều yếu tố tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của các phát ngôn (ngữ cảnh, thời gian, không gian, mục đích, yếu tố văn hoá, xã hội,...) Trong khuôn khổ luận văn và do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát hiện tượng tỉnh lược ngữ dụng trong tư liệu là các bài phóng sự được đăng trên báo HHT2 trong 2 năm 2008 - 2009. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài của chúng tôi tập trung miêu tả hoạt động của phương thức tỉnh lược trong văn bản, các dạng biểu hiện cụ thể và thông qua đó thể hiện giá trị liên kết và ngữ nghĩa của tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khảo sát đa dạng các bài phóng sự trên báo HHT2 trong 2 năm 2008 2009 nhằm trả lời câu hỏi: Mối quan hệ giữa chủ ngôn và lược ngôn được biểu hiện đa dạng như thế nào? Mức độ liên kết giữa chủ ngôn và lược ngôn? Vấn đề khôi phục các phát ngôn tỉnh lược trong văn bản? Điều này có ảnh hưởng như thế nào tới giá trị của tác phẩm và sự tiếp nhận của độc giả? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã dùng các phương pháp sau: - Phương pháp chung: Luận văn được thực hiện chủ yếu theo phương pháp quy nạp trên cơ sở thu thập, thống kê, miêu tả và phân tích tư liệu khảo sát. Qua đó rút ra kết luận, đánh giá chung. - Phương pháp cụ thể: + Thu thập tư liệu: Chúng tôi tiến hành đọc tư liệu, lập bảng thống kê tư liệu về các mặt: ngày tháng báo ra, tên bài phóng sự, các hiện tượng tỉnh lược xuất hiện trong bài phóng sự đó, phân loại phép tỉnh lược, vai trò của lược tố trong phát ngôn tỉnh lược. + Xử lý tư liệu: chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp phân tích cú pháp – ngữ nghĩa Đồng thời, chúng tôi kết hợp với các thủ pháp đối chiếu và so sánh cấu trúc. 7. Bố cục của luận văn Cấu trúc của luận văn gồm các phần: Phần mở đầu Phần nội dung: gồm 3 chương: Chương 1: Một số cơ sở lý luận có liên quan Chương 2: Khảo sát các dạng thức tỉnh lược trong các bài phóng sự trên báo Hoa học trò 2! Chương 3: Giá trị liên kết và ngữ nghĩa của các phát ngôn tỉnh lược Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN 1.1. Khái niệm câu, phát ngôn, văn bản, diễn ngôn, ngữ trực thuộc (NTT) 1.1.1. Phát ngôn Lâu nay, người ta coi câu là đơn vị cao nhất, đơn vị thực hiện chức năng thông báo. Định nghĩa về câu được xác định theo 3 tiêu chí: - Có nghĩa hoàn chỉnh hoặc “tương đối” hoàn chỉnh (tiêu chí nội dung); - Được cấu tạo theo những mô hình nhất định với nòng cốt là cấu trúc Chủ - Vị (tiêu chí cấu trúc); - Có những dấu hiệu hình thức nhất định như ngữ điệu, dấu câu. Một số tác giả có những cách gọi khác nhau. Chẳng hạn, V.A. Beloshapkova [1977:182] nói đến cấu trúc ngữ nghĩa, tổ chức hình thức và tổ chức giao tiếp. V.A.Kochergina [1976:163-164] nói về tính độc lập giao tiếp, tính vị thể và tính tình thái. Tác giả Hoàng Trọng Phiến đề cập đến sự biểu hiện tư tưởng, sự trọn vẹn về ngữ pháp và hoàn chỉnh về ngữ điệu [Hoàng Trọng Phiến 1980:19]. Một số tác giả khác khi đề cập đến câu, chỉ nói đến hai dấu hiệu mặc dù họ đã nhập tiêu chí thứ nhất và thứ hai thành dấu hiệu ngữ nghĩa - cấu trúc (có khi gọi là “tính vị thể” [Vinogadov 1955:270], [Nguyễn Kim Thản 1964], hoặc nhập tiêu chí thứ hai và thứ ba thành một tiêu chí nói chung. Vậy tại sao khi nói đến phát ngôn, các nhà nghiên cứu lại đề cập đến câu? Giữa câu và phát ngôn có mối quan hệ như thế nào? Quan điểm phổ biến, người ta coi phát ngôn là câu được hiện thực hoá trong ngữ cảnh, còn câu là thực thể trừu tượng. Dùng thuật ngữ phát ngôn là phù hợp hơn cả. Phát ngôn [ Phạm Văn Tình, Ngữ học trẻ 97: 95] là “một hoặc một chuỗi từ mà trong lời nói nó được giới hạn bằng hai quãng ngắt và trên chữ viết nó được giới hạn bằng hai dấu chấm hoặc các dấu tương đương”. 1.1.2. Văn bản và diễn ngôn Trong thực tế, văn bản (text) và diễn ngôn (discours) là hai khái niệm có thể được sử dụng thay thế và phân biệt lẫn nhau. Văn bản (text) gắn với các thuật ngữ liên kết văn bản, ngữ pháp văn bản, ngôn ngữ học văn bản,... Diệp Quang Ban là người để tâm nghiên cứu vấn đề này. Ông đã dẫn chứng chi tiết những quan niệm khác nhau về văn bản như sau: L. Hjemslev (1953): “Văn bản được xét như một lớp phân chia được thành các khúc đoạn”. W. Koch (1968): “Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kỳ có kết thúc và có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp”. R. Harwey (1968): “Văn bản là chuối nối tiếp của các đơn vị ngôn ngữ được làm thành bởi một dây chuyền của các phương tiện thế có hai trắc diện (trục ngang và trục dọc)”. Bather (1970): “Văn bản là một đoạn lời nói hữu tận bất kỳ, tạo thành một thể thống nhất xét từ phương diện nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này”. Theo W. Dressler (1970): “Trong thời đại chúng ta mọi người thừa nhận rằng đơn vị cao nhất, ít lệ thuộc nhất không phải là câu mà là văn bản”. M.A.K Halliday (1960) nhấn mạnh: “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ không phải là từ hay câu mà là văn bản”. Nghiên cứu về văn bản, H. Harman đến năm 1965 đã cụ thể hơn ý tưởng của Halliday, tác giả cho rằng: “Các ký hiệu ngôn ngữ chỉ bộc lộ mình chừng nào chúng ta là những cái gắn bó với nhau trong văn bản... Mọi người dùng ngôn ngữ chỉ nói bằng các từ và bằng các câu, ít ra cũng bằng các câu làm thành từ các từ nằm trong văn bản”. Năm 1966, Wenrich lại bổ sung một nhân tố mới quan trọng trong quan niệm văn bản, đó là nhân tố tình huống: “Bình thường chúng ta không nói bằng các từ rời rạc mà bằng các câu và các văn bản, và lời nói của chúng ta xây dựng trên tình huống”. Chính vị trí quan trọng của văn bản mà nó trở thành đối tượng của ngôn ngữ học và là cơ sở thúc đẩy hình thành môn học mới trong ngôn ngữ học đó là ngôn ngữ học văn bản. Vậy văn bản là gì và thực chất đối tượng của nó được thể hiện như thế nào? Tại sao khi nghiên cứu văn bản người ta lại đề cập đến thuật ngữ diễn ngôn? Trần Ngọc Thêm (1985): “Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà tỏng đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy”. Ông khẳng định: “diễn ngôn mới là ký hiệu giao tiếp chứ không phải là câu” [Trần Ngọc Thêm 1985:11]. Và ông chứng minh “câu là các ký hiệu giao tiếp ở bậc cao nhất”, “Các lý luận ngôn ngữ học xây dựng trong khuôn khổ câu đã phải trả một giá đắt; chúng ngày càng bộc lộ những hạn chế và bất lực của mình trước những nhu cầu của lý luận và thực tiễn”. Do vậy việc chuyển đối tượng từ câu/ phát ngôn sang diễn ngôn chúng ta mới thấy rõ tính giao tiếp của ngôn ngữ. Đó là sự kết hợp của một loạt các yếu tố nội dung sự kiện, các tham tố cũng như là mối quan hệ giữa các tham tố trong sự tình đó và phương tiện được sử dụng để chuyển tải một nội dung nào đó sẽ mang lại các giá trị giao tiếp khác nhau. Thuật ngữ diễn ngôn (còn được gọi là diễn từ, ngôn bản, ngôn phẩm) thường được hiểu là một chuỗi phát ngôn được hiện thực trong giao tiếp bằng lời. Trên cơ sở đó diễn ngôn còn là đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hội thoại. Bởi vì nhân tố hội thoại và các nhân tố đơn thoại đã tham gia, hoà trộn vào nhiều văn bản. Beller (1971) cho rằng: “Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn S1,....Sn trong đó việc giải thuyết nghĩa của mỗi phát ngôn Si (với 2 ≤ i ≤ n) là thuộc vào sự giải thuyết những phát ngôn trong chuỗi S1,...Si-1. Nói cách khác sự giải thuyết thoả đáng một phát ngôn tham gia diễn ngôn đòi hỏi phải biết ngữ cảnh đi trước”. Crystal [1922:25] nhìn nhận diễn ngôn là “Một chuỗi ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) liên tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị có mạch lạc” và “Văn bản là một đoạn diễn ngôn nói hay viết, hoặc thể hiện ở dạng ký hiệu, sử dụng tự nhiên, được xác định để phân tích”. Tuy nhiên, Crystal chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Tác giả Diệp Quang Ban trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: “Đồng thời với quá trình đưa văn bản vào vị trí đối tượng của ngôn ngữ học và tiếp sau đó một loạt định nghĩa về văn bản đã xuất hiện. Số lượng các định nghĩa đã nhanh chóng lớn lên đến mức không thể dễ dàng kiểm điểm được. Đằng sau các định nghĩa là các quan niệm, những cách hiểu khác nhau về đối tượng ngôn ngữ học mới mẻ này”. Đồng thời ở đây tác giả cũng toongrhowpj một cách ngắn gọn và khá đầy đủ các quan niệm khác nhau về văn bản được đề cập trong ngôn ngữ học bắt đầu từ L. Hjemslev (1953). Cuối cùng, tác giả giới thiệu định nghĩa trích ra trong một bách khoa thư gần đây nhất, nó được cho là có tính khái quát cao, bao gồm được nhiều quan niệm về văn bản cho đến nay. Theo định nghĩa này thì “Văn bản: (1) Một quãng ngắt hay phát ngôn lớn hay nhỏ mà do cấu trúc, đề tài - chủ đề...của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường... (2) Văn học: trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách... (3) Trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói hoặc diễn ngôn dùng bao gồm cả văn bản”. Thường thì trong những sản phẩm ngôn ngữ viết, và sản phẩm ngôn ngữ nói có mạch lạc nếu ở giai đoạn đầu (giai đoạn của “các ngữ pháp văn bản”) được gọi chung là văn bản. Còn ở giai đoạn thứ hai (sau ngữ pháp văn bản) ứng với những năm 80, 90 của thế kỉ XX thì xu hướng dùng văn bản để chỉ sản phẩm ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn chỉ sản phẩm ngôn ngữ nói. Hiện nay, diễn ngôn có xu hướng được dùng như tên gọi chung cho các sản phẩm ngôn ngữ nói và viết. Trong thực tế, sự phân biệt giữa văn bản và diễn ngôn không hề đơn giản, thậm chí để rõ ràng cần có những cách nhìn khác nữa coi văn bản là sản phẩm, diễn ngôn là quá trình (Brown & Jule (1983), Halliday (1985)). 1.1.3. Câu và ngữ trực thuộc (NTT) Trong vấn đề nghiên cứu về câu đã có nhiều quan niệm khác nhau. Các hướng nghiên cứu chính về vấn đề này có thể quy vào hai hướng chính sau đây: - Hướng định nghĩa câu dựa vào mặt nghĩa - Hướng định nghĩa theo quan điểm ngữ pháp duy lí, dựa vào hành động phát ngôn, mặt hình thức và hành động giao tiếp. Tuy nhiên, vào những năm cuối thế kỉ XX, các nhà ngữ pháp học đã nhận thấy những hạn chế của các nhà nghiên cứu khi định nghĩa về câu chỉ dựa vào một trong hai mặt quan trọng hoặc ý nghĩa hoặc hình thức. Chính vì vậy họ đã đi theo hướng nghiên cứu mới là nghiên cứu dựa vào cả hai tiêu chí là hình thức và ý nghĩa. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là: Diệp Quang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan