Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiện trạng nguồn lợi cá dày channa lucius ở thị xã ngã năm và huyện mỹ ...

Tài liệu Khảo sát hiện trạng nguồn lợi cá dày channa lucius ở thị xã ngã năm và huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng

.PDF
14
394
97

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN HUỲNH TRÂN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI CÁ DÀY Channa lucius Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM VÀ HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHAN HUỲNH TRÂN KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI CÁ DÀY Channa lucius Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM VÀ HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. MAI VIẾT VĂN 2014 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI CÁ DÀY Channa lucius Ở THỊ XÃ NGÃ NĂM VÀ HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG Phan Huỳnh Trân1 và Mai Viết Văn1 ABSTRACT A study on the status of Splendid Snake-head Channa lucius resources was conducted from August to December 2014 in Nga Nam and My Tu districts of Soc Trang province through interviews 40 fishermen households and 6 managers in the study area to provide more information about the resources, distribution, status of exploitation, this were scientific basis for teaching, learning and research. The results showed that Splendid Snake-head appear in three types of waters are fields, rivers/canals and ponds/ditches. Of these, the Splendid Snake-head most appeared in rivers/canals (57,50%), at least in ponds/ditches (10,00%). The seasonal catch was from June to December, focusing on exploiting the most in the August, September, October. There were four main types of fishing gear, gears to exploit the most focused on the river (50,00%), at least in ponds/ditches (7,00%). The yield exploited of Splendid Snake-head 0,71  0,73 kg/households/year. Size catch of Channa lucius was 0,18  0,09 kg/individual. The cost of mining was (VND 6,83  8,36 thousand/ households/year), net profit was (VND 31,41  32,12 thousand/households/year). Channa lucius resources decreased significantly in 2014 compared to 2010 (78,43%), should have solutions to protect, restore and renewable populations in the future. Keywords: resources, Splendid Snake-head, Channa lucius, Soc Trang, the yield Title: the status of Channa lucius resources in Nga Nam and My Tu of Soc Trang province TÓM TẮT Đề tài khảo sát hiện trạng nguồn lợi cá dày Channa lucius được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 trên địa bàn thị xã Ngã Năm và huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp 40 hộ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản và 6 cán bộ quản lý cấp huyện trên địa bàn nghiên cứu nhằm cung cấp thêm thông tin về nguồn lợi, sự phân bố, hiện trạng khai thác cá dày, làm cơ sở khoa học cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Kết quả cho thấy cá dày xuất hiện ở ba loại hình thủy vực là đồng ruộng, sông/kênh rạch và ao/mương vườn. Trong đó, cá dày xuất hiện nhiều nhất ở sông/kênh rạch (57,50%), ít nhất là ở ao/mương vườn (10,00%). Mùa vụ khai thác cá dày từ tháng 6 đến tháng 12, tập trung khai thác nhiều nhất vào các tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Có 4 loại ngư cụ chính được sử dụng để khai thác cá dày, các ngư cụ khai thác nhiều nhất trên sông/kênh rạch (59,00%), ít nhất trên ao/mương vườn (7,00%). Sản lượng cá dày khai thác là 0,71  0,73 kg/hộ/năm. Kích cỡ cá dày khai thác 0,18  0,09 kg/con. Chi phí khai thác cá dày là 6,83  8,36 nghìnđồng/hộ/năm, lợi nhuận là 31,41  32,12 nghìn đồng/hộ/năm. 1 Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ 1 Nguồn lợi cá dày tại địa bàn nghiên cứu năm 2014 giảm đáng kể so với năm 2010 (giảm 78,43%), cần có biện pháp bảo vệ, khôi phục và tái tạo quần đàn cá dày tại địa phương trong thời gian tới. Từ khoá: nguồn lợi, cá dày, Channa lucius, Sóc Trăng, sản lượng 1. GIỚI THIỆU Cá dày Channa lucius (Cuvier, 1831) là loài cá nước ngọt có chất lượng thịt thơm ngon, giá cao, rất được ưa chuộng ở các thị trường nội địa. Cá có nhiều màu sắc đẹp nên được chọn làm đối tượng nuôi cảnh phổ biến. Nguồn cung cấp cá dày chủ yếu trên thị trường hiện nay một phần được đánh bắt từ tự nhiên và một phần được nuôi trong các ao hồ nhỏ. Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi cá dày gần đây cho thấy, sản lượng giống cá này trong tự nhiên thời gian qua đang suy giảm đáng kể và có nguy cơ tuyệt chủng do việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, khai thác quá mức, khai thác bằng xung điện, các ngư cụ có tính huỷ diệt làm phá hủy môi trường sống, môi trường sinh sản tự nhiên của cá. Trước thực trạng trên, đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng nguồn lợi cá dày ở thị xã Ngã Năm và huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng” đã được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin về sự phân bố và hiện trạng nguồn lợi cá dày làm cơ sở khoa học cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đề xuất một số kiến nghị giải pháp cơ bản giúp quản lý khai thác hợp lý nguồn lợi loài cá này tại địa phương. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu Giấy giới thiệu thực tập làm luận văn, phiếu điều tra, cân điện tử, thước đo, bản đồ, máy đo độ mặn, mẫu cá dày. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014. Địa điểm nghiên cứu: Thị xã Năm và huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng (Hình 2.1). Địa bàn nghiên cứu Hình 2.1: Bản đồ địa bàn khảo sát nguồn lợi cá dày ở tỉnh Sóc Trăng 2 2.2.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cá dày Channa lucius, đặc điểm hình thái của cá lúc còn nhỏ là hai bên thân có 2 đường sọc đậm chạy từ đầu phần miệng ngang qua mắt đến các vây đuôi. Khi trưởng thành thì các đường đậm này biến mất và thay thế là những đốm đen đậm (Froese và Pauly, 2014) (Hình 2.2). Hình 2.2 Hình thái bên ngoài của cá dày Nguồn: Phan Huỳnh Trân (2014) 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: thông tin được thu thập và tổng hợp từ các tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã được công bố, các tạp chí, các công trình xuất bản, các báo cáo tổng kết của các cơ quan ban ngành địa phương có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua bảng phỏng vấn được soạn sẵn. Tổng số hộ phỏng vấn là 46, trong đó có 28 ngư dân đặt dớn, 6 ngư dân đặt bẫy rập, 4 ngư dân cắm câu, 2 ngư dân đẩy côn, 6 cán bộ quản lý cấp huyện. Bên cạnh thu thập thông qua bảng phỏng vấn, đề tài còn tiến hành thu mẫu cá dày ở các loại hình thủy vực tại vùng nghiên cứu để phân tích sự phân bố và biến động kích cỡ của cá dày khai thác được ở địa phương. Bảng phỏng vấn gồm hai phần, phần 1 gồm các biến dùng thang đo định danh để phân tích các thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (7 biến), phần 2 gồm 3 biến: hiện trạng khai thác cá dày (6 biến), tiêu thụ sản phẩm cá dày khai thác (3 biến), nhận định về biến động nguồn lợi cá dày (2 biến). Sản lượng được xác định theo công thức của King (1995. trích dẫn bởi Trần Đắc Định 2010): P = CPUEf Trong đó: P là sản lượng khai thác (kg) CPUE là sản lượng trên một đơn vị khai thác (kg/ngày) f là năng lực khai thác (ngày) Chi phí, thu nhập và lợi nhuận được xác định theo công thức của Nguyễn Văn Song và ctv., (2006. trích dẫn bởi Đặng Thị Phượng 2012): TC = C + B; L = T – TC; T = PG; Trong đó: TC là tổng chi phí (nghìn đồng); G là giá cá (nghìn đồng) C là chi phí cố định (nghìn đồng); L là thu nhập (nghìn đồng) B là chi phí biến đổi (nghìn đồng); T là thu nhập (nghìn đồng) 3 2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp phân tích thống kê mô tả đã được dùng để phân tích số liệu. Các giá tri trung bình, độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất, được tính toán bởi phần mềm Microsoft Excel 2003. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu có hệ thống kênh rạch chằng chịt, nguồn đất đai màu mỡ, là lợi thế để phát triển nông nghiệp, thủy sản của địa phương. Do điều kiện tự nhiên, trên địa bàn đã hình thành 3 vùng sinh thái nước mặn, lợ và ngọt với các loại hình thủy vực như đồng ruộng, sông, kênh, rạch, ao, mương vườn…(Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010). Huyện Mỹ Tú là một trong 11 huyện, thị, thành của tỉnh Sóc Trăng, là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với nghề chính là trồng lúa. Do huyện có nhiều khu vực thuộc vùng trũng nên hằng năm vào mùa nước nổi huyện có hơn 60% diện tích đất ngập sâu trong nước từ 0,6-0,8 m, thuận lợi cho việc phát triển với các mô hình nuôi thủy sản kết hợp, khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên đặc biệt là nguồn lợi thủy sản nước ngọt (Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Tú, 2014). Thị xã Ngã Năm nằm ở phía Tây thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sông Ngã Năm nằm ngay tâm điểm với 5 nhánh tỏa đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh, nguồn lợi thủy sản nước ngọt phong phú, thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác (Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm, 2014). 3.2 Thông tin chung về nông hộ tham gia khai thác thủy sản được phỏng vấn Kết quả phân tích 40 hộ dân tham gia khai thác thủy sản (KTTS) tại địa bàn nghiên cứu cho thấy ngư dân nằm trong độ tuổi lao động từ 15-60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (82,50%), do hoạt động khai thác thủy sản là hoạt động ngoài trời cần những người có đủ sức khỏe, đa phần người tham gia khai thác thủy sản trên địa bàn nghiên cứu trong độ tuổi trung niên, là lao động chính, trụ cột trong gia đình. Tỉ lệ ngư dân trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ 17,50%, do nhiều gia đình các thành viên trong độ tuổi lao động phải đi làm xa, làm những công việc khác có thu nhập cao hơn, một phần vì đây là nghề truyền thống gắn liền với gia đình mà những người trên độ tuổi lao động có kinh nghiệm khai thác lâu năm không muốn bỏ nghề. Đặc biệt, không có ngư dân dưới độ tuổi lao động tham gia khai thác thủy sản, do độ tuổi này là độ tuổi đến trường, chưa có kinh nghiệm và không đủ sức khoẻ để tham gia khai thác. Kinh nghiệm khai thác thủy sản của ngư dân từ 2 năm đến 25 năm, do đây là nghề truyền thống, có từ rất lâu của người dân địa phương, ngư dân tham gia khai thác khi tuổi còn nhỏ nên kinh nghiệm khai thác tương đối cao. Nghề nghiệp hiện tại của ngư dân có 2,50% số hộ chuyên tham gia KTTS, đa số các nông hộ ngoài tham gia KTTS là nghề chính còn làm thêm một số nghề khác như: KTTS với trồng lúa (50,00%), KTTS với trồng lúa và nuôi thủy sản (17,50%), KTTS với trồng hoa màu (12,50%), KTTS với trồng lúa và chăn nuôi (7,50%), KTTS với trồng lúa và trồng màu (2,50%), KTTS với trồng lúa và làm thuê (2,50%), KTTS, nuôi trồng thủy sản và làm thuê (2,50%), KTTS với mua bán (2,50%). Do sản lượng thủy sản khai thác được ngày càng giảm, hiệu quả kinh tế mang lại thấp nên 4 ngư dân không phụ thuộc vào một nghề là KTTS mà còn tạo nguồn thu nhập từ nhiều nghề khác nhau để đảm bảo kinh tế, ổn định đời sống. Đa phần ngư dân có trình độ học vấn thấp, ngư dân có trình độ cấp 1 chiếm tỉ lệ cao nhất (60,00%), cấp 2 (37,50%), mù chữ (3,50%) do những người có trình độ học vấn cao đều đi làm cho các cơ quan nhà nước, đa phần ngư dân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông nhân khẩu, lúc nhỏ không được đi học nhiều nên trình độ học vấn tương đối thấp. 3.3 Tình hình khai thác nguồn lợi cá dày ở vùng nghiên cứu 3.3.1 Phân bố của cá dày trong các loại hình thủy vực tự nhiên Kết quả khảo sát cho thấy: cá dày xuất hiện ở hầu hết các loại hình thủy vực trên địa bàn nghiên cứu: đồng ruộng, sông/kênh rạch và ao/mương vườn. Trong đó, cá dày tập trung nhiều nhất ở sông/kênh rạch (57,50%), ở đồng ruộng, cá dày tập trung ít hơn (32,50%), cá dày tập trung ít nhất là ở ao/mương vườn (10,00%). Do địa bàn nghiên cứu có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nguồn nước ngọt ổn định, sông/kênh rạch trên địa bàn có dòng chảy chậm, ổn định, ít sóng, có nhiều cây cỏ thủy sinh ven bờ, mực nước sâu, thích hợp với tập tính sống của cá dày nên cá phân bố nhiều ở sông/kênh rạch, thủy vực đồng ruộng có diện tích rộng nhưng mực nước biến động theo mùa, hoạt động canh tác nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường sống của cá dẫn đến cá dày phân bố ít hơn, cá dày không tập trung nhiều ở ao/mương vườn do trên địa bàn nghiên cứu người dân lắp ao để làm ruộng nên loại hình thủy vực này không nhiều, mặt khác ao/mương vườn trên địa bàn nghiên cứu không được người dân nạo vét thường xuyên nên đa số bị bồi lắng, mực nước rất thấp. Kết quả khảo sát sự phân bố của cá dày ở địa bàn nghiên cứu khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rainboth (1996) là đa phần các loài thuộc họ Channidae trong đó có cá dày thường sống trong các thủy vực nước ngọt nội địa, phân bố theo đặc tính sinh thái của thủy vực. Nơi thích hợp cho các loài cá phân bố là các loại hình thủy vực có dòng chảy chậm hoặc thủy vực nước tĩnh như: sông, hồ, kênh, rạch, ao, đầm. Kết quả cũng có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lưu Văn Nghị (2012) về sự phân bố của họ Channidae ở Bạc Liêu là cá dày xuất hiện nhiều nhất trên sông/kênh rạch. Qua đây, xác định được loại hình thủy vực tập trung nhiều cá dày để khai thác đạt sản lượng cao, tiết kiệm chi phí, quản lý và bảo vệ hiệu quả nguồn lợi cá dày tại địa phương. 3.3.2 Mùa vụ và ngư cụ khai thác cá dày ở địa bàn nghiên cứu Mùa vụ khai thác cá dày ở các thủy vực tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12 trong năm. Ở đồng ruộng, ngư dân bắt đầu khai thác cá dày từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung khai thác nhiều vào tháng 9 (32,76%) và tháng 10 (29,31%). Ở thủy vực sông/kênh rạch, cá dày được khai thác từ tháng 6 đến tháng 12, tập trung khai thác nhiều vào tháng 8 (20,38%) và tháng 9 (21,66%). Trong ao/mương vườn, ngư dân khai thác cá dày từ tháng 6 đến tháng 11, tập trung khai thác nhiều vào tháng 7 (21,05%), tháng 8 (21,10%) và tháng 9 (21,05%). Mùa vụ khai thác cá dày theo loại hình thủy vực tự nhiên (Bảng 3.1). 5 Bảng 3.1: Mùa vụ khai thác cá dày theo loại hình thủy vực tự nhiên ĐVT: % Diễn giải Thời gian khai thác trong năm (tháng) n 6 7 8 9 10 11 12 Đồng ruộng 19 - - 10,34 32,76 29,31 25,86 1,72 Sông/kênh rạch 34 3,82 13,38 20,38 21,66 19,11 15,92 5,73 Ao/mương vườn 4 15,79 21,05 21,10 21,05 15,79 5,26 - Ở đồng ruộng, ngư dân không khai thác cá dày vào tháng 6 và tháng 7 do thời gian này người dân đang tập trung sản xuất lúa, không có thời gian nhàn rỗi, ngư trường khai thác bị hạn chế. Ở sông/kênh rạch, cá dày được ngư dân tập trung khai thác nhiều vào tháng 8 và tháng 9 do lúc này mưa nhiều, mực nước trên sông cao, cá tập trung xuống sông/kênh rạch kiếm ăn do nguồn thức ăn phong phú, ngư dân dễ dàng khai thác. Ở ao/mương vườn, cá dày được khai thác nhiều vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9 vì lúc này mực nước trong ao cao, ngư trường khai thác rộng, cá dày tập trung nhiều. Qua đó, xác định được thời gian mà cá dày tập trung nhiều trên từng loại thủy vực, biết được lịch khai thác cụ thể cho từng loại thủy vực để khai thác đạt sản lượng cao và quản lý khai thác hiệu quả hơn. Kết quả khảo sát cho thấy: có 4 loại ngư cụ chính được sử dụng để khai thác cá dày bao gồm dớn (70,00%), bẫy rập (15,00%), câu cắm (10,00%), côn đẩy (5,00%), mỗi loại ngư cụ được khai thác trên các loại hình thủy vực phù hợp qua các tháng khai thác khác nhau, dớn và côn đẩy được sử dụng phổ biến để khai thác cá dày ở đồng ruộng, dớn được khai thác từ tháng 8 đến tháng 11 và tập trung nhiều nhất vào tháng 9 (34,00%), tháng 10 (30,00%), côn đẩy khai thác từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung nhiều nhất vào tháng 9 (25,00%), tháng 10 (2,50%) và tháng 11 (25,00%). Ngoài được dùng khai thác cá dày ở đồng ruộng, dớn còn được sử dụng khai thác cá dày ở sông/kênh rạch cùng với bẫy rập. Dớn khai thác trên sông bắt đầu tháng 6 và kết thúc vào tháng 12, tập trung nhiều nhất là tháng 9 (21,37%) và tháng 8 (19,85%), bẫy rập khai thác từ tháng 7 đến tháng 11, tập trung cao vào tháng 9, tháng 10, tháng 11 với tỉ lệ lần lượt là 23,08%, 23,08%, 23,08%. Cá dày trong ao/mương vườn được khai thác bằng câu cắm từ tháng 6 đến tháng 12, tập trung nhiều nhất vào tháng 9 (21,05%), tháng 10 (21,05%) (Bảng 3.2). Bảng 3.2: Ngư cụ khai thác cá dày ở các thủy vực qua các tháng khai thác ĐVT: % Đồng ruộng Tháng Dớn Sông/kênh rạch Côn đẩy Dớn Ao/mương vườn Bẫy rập Câu cắm 6 - - 4,58 - 5,26 7 - - 12,21 19,23 10,53 8 10,00 12,50 19,85 23,08 15,79 9 34,00 25,00 21,37 23,08 21,05 10 30,00 25,00 18,32 23,08 21,05 11 26,00 25,00 16,79 11,54 15,79 12 - 12,50 6,87 - 10,53 6 Dớn và côn đẩy là hai loại ngư cụ khai thác cá dày có kích thước lớn, cần có diện tích khai thác rộng, mực nước khai thác không quá sâu nên đồng ruộng là loại hình thủy vực phù hợp cho hai ngư cụ này. Ở đồng ruộng, hai ngư cụ này tập trung khai thác vào các tháng 9, tháng 10, tháng 11 do các tháng này đồng ruộng đã thu hoạch lúa xong, mưa nhiều, mực nước cao, ngư trường khai thác rộng lớn, người dân có thời gian nhàn rỗi để tham gia khai thác. Câu cắm là loại ngư cụ có kích thước nhỏ, không cần diện tích khai thác lớn nên ao/mương vườn là loại hình thủy vực phù cho loại ngư cụ này trong hoạt động khai thác cá dày. So sánh với kết quả của Lưu Văn Nghị (2012) có sự khác biệt về loại ngư cụ khai thác cá dày ở hai địa bàn nghiên cứu, tại tỉnh Bạc Liêu, có 6 loại ngư cụ được sử dụng phổ biến để khai thác cá dày: câu, lưới rê, lưới kéo, chài, đặt lợp, đăng. Sự khác biệt này do khác biệt về địa bàn nghiên cứu, khác biệt về cơ cấu nghề và tập quán khai thác thủy sản dẫn đến khác biệt loại nghề khai thác và thời gian khai thác cá dày. Với mỗi loại ngư cụ sẽ phù hợp với từng loại hình thủy vực khác nhau, và hiệu quả khai thác cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự phù hợp giữa ngư cụ với loại hình thủy vực đó. 3.3.3 Sản lượng cá dày khai thác trong năm Kết quả khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu cho thấy: sản lượng cá dày ngoài tự nhiên không cao, bình quân 0,71  0,73 kg/hộ/năm. Trong đó, sản lượng bình quân của cá dày khai thác ở sông/kênh rạch là cao nhất 0,72  0,77 kg/hộ/năm, ở ao/mương vườn 0,20  0,08 kg/hộ/năm, và thấp nhất là ở đồng ruộng 0,16  0,12 kg/hộ/năm. Trên sông/kênh rạch, có hai loại ngư cụ được sử dụng để khai thác cá dày là dớn và bẫy rập, sản lượng theo từng loại ngư cụ cũng khác nhau, sản lượng bình quân của cá dày khai thác bằng dớn trên sông là 0,79  0,83 kg/hộ/năm cao hơn so với sản lượng bình quân của cá dày khai thác bằng bẫy rập là 0,36  0,25 kg/hộ/năm. Ở loại hình thủy vực đồng ruộng, sản lượng bình quân cá dày khai thác được bằng côn đẩy là 0,20  0,07 kg/hộ/năm cao hơn so với sản lượng bình quân cá dày khai thác bằng dớn 0,16  0,12 kg/hộ/năm. So sánh với kết quả nghiên cứu của Lưu Văn Nghị (2012), sản lượng cá dày khai thác ở các loại hình thuỷ vực tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu thấp hơn nhiều so với sản lượng cá dày khai thác ở tỉnh Bạc Liêu, bình quân là 1,30  0,43 kg/tháng. Ngoài phụ thuộc vào ngư cụ, loại hình thủy vực, sản lượng cá dày còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm khai thác. Số tháng khai thác cá dày trong một năm dao động từ 4 tháng đến 6 tháng, trong các tháng khai thác, sản lượng cá dày cao nhất tập trung vào tháng 9 (34,62%), tháng 10 (30,77%). Sản lượng thấp nhất tập trung vào tháng 7 (27,50%), tháng 8 (22,50%) (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Tháng có sản lượng cá dày khai thác cao, thấp ĐVT: % Diễn giải Sản lượng cao (kg/hộ/năm) Sản lượng thấp (kg/hộ/năm) Thời gian khai thác trong năm (tháng) 6 7 8 9 10 11 12 - 0,96 18,27 34,62 30,77 14,42 0,96 8,75 27,50 22,50 5,00 5,00 16,25 15,00 Do trong tháng 9 và tháng 10, diện tích khai thác rộng do hầu hết người dân đã thu hoạch lúa trên đồng, mưa nhiều, mực nước cao lên, cá dày xuất hiện nhiều trên hầu hết các loại hình thủy vực, ngư dân nhàn rỗi nên tập trung nhiều vào khai thác cá dày. Thời điểm tháng 7, tháng 8, mưa nhiều, cá dày xuất hiện nhiều nhưng do thời điểm này người dân đang làm lúa, ngư trường khai thác bị hạn chế, không có thời 7 gian nhàn rỗi để tham gia khai thác nên sản lượng thấp. Kết quả trên có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu trước đó của Lưu Văn Nghị (2012) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là sản lượng cá dày khai thác cao nhất tập trung vào tháng 7, tháng 8, sự khác biệt kết quả do địa bàn nghiên cứu khác nhau, cơ cấu mùa vụ sản xuất khác nhau dẫn đến sản lượng tập trung của cá dày tại hai địa bàn cũng không giống nhau. Qua kết quả, nhận biết được thời điểm thích hợp để tham gia khai thác cá dày hiệu quả hơn, sản lượng cao hơn mà vẫn tiết kiệm được thời gian, chi phí. 3.3.4 Biến động kích cỡ cá dày khai thác ở các loại hình thủy vực Trong tự nhiên, cá dày khai thác được với nhiều kích cỡ khác nhau, trung bình 0,18  0.09 kg/con. Ở tất cả các loại hình thủy vực tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu, kích cỡ cá dày khai thác được nhiều nhất trong khoảng 0,10-0,20 kg/con (74,19%) do trên các loại hình thủy vực, cá dày có kích thước dao động từ 0,10-0,20 kg/con, cá có kích thước lớn chiếm tỉ lệ rất thấp, tần suất bắt được cá lớn không cao (Bảng 3.4). Bảng 3.4: Kích cỡ cá dày khai thác ở các loại hình thủy vực tự nhiên ĐVT: % Kích cỡ cá dày khai thác (kg/con) Loại hình thủy vực <0,10 Đồng ruộng Sông/kênh rạch 0,10-0,20 >0,20 17,39 73,91 8,70 3,13 74,22 22,66 - 75,00 25,00 Ao/mương vườn Nhận thấy rằng, trong tự nhiên cá dày sinh trưởng ở nhiều kích cỡ khác nhau nhưng tỉ lệ cá dày lớn thì rất thấp dẫn đến sản lượng khai thác không cao, cá nhỏ chưa đến giai đoạn thành thục sinh dục bị khai thác nhiều dẫn đến quần đàn cá cá bố mẹ trong các thuỷ vực tự nhiên đang dần mất đi làm ảnh hưởng đến sự phục hồi nguồn lợi cá dày tại địa phương trong tương lai. Ngư dân khai thác được cá <0,10 kg/con cho thấy vẫn còn một số ngư dân có sử dụng ngư cụ khai thác có mắc lưới nhỏ để khai thác cá dày. Cần thắt chặt hơn công tác quản lý ngư cụ khai thác cá dày để bảo vệ nguồn lợi loài cá này tại địa phương. 3.3.5 Mùa vụ sinh sản của cá dày ở vùng nghiên cứu Qua khảo sát 40 hộ ngư dân khai thác cá dày kết quả cho thấy: cũng như những loài cá khác trong tự nhiên, cá dày thành thục, bắt cặp và tham gia sinh sản vào đầu mùa mưa, cuối tháng 4 đầu tháng 5 đến hết tháng 10, cá dày con xuất hiện với tần suất cao vào chính vụ, trong đó nhiều nhất là tháng 7 (37,04%), tháng 8 (37,04%). Cá dày kết thúc sinh sản vào tháng 10 (51,28%) (Bảng 3.5). Bảng 3.5: Mùa vụ sinh sản của cá dày ĐVT: % Diễn giải Mùa sinh sản (tháng) 4 5 6 17,31 38,54 36,54 7,69 - - - Chính vụ - - 9,26 37,04 37,04 16,67 - Kết thúc - - - - 10,26 38,46 51,28 Bắt đầu 7 8 8 9 10 Cá dày bắt đầu sinh sản nhiều nhất vào tháng 5 và tháng 6 do đây là thời gian giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa, những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, mực nước dâng cao, nguồn thức ăn phong phú, điều kiện thuận lợi, kích thích cá dày thành thục sinh sản. Kết quả trên có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lưu Văn Nghị (2012), về mùa vụ sinh sản của cá dày ở Bạc Liêu là cá dày tập trung sinh sản nhiều vào tháng 5. Tuy nhiên trong những năm gần đây, ngư dân địa phương ít bắt gặp cá dày con. Có thể thấy cá dày con đã và đang giảm mạnh, cần có biện pháp khôi phục quần đàn cá bố mẹ và bảo vệ cá con để duy trì nguồn lợi và sản lượng cá dày khai thác. 3.3.6 Mục đích sử dụng sản phẩm cá dày khai thác Kết quả khảo sát thực tế cho thấy: cá dày khai thác được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau tùy theo nhu cầu, thị trường tiêu thụ và sản lượng cá dày khai thác. Phần lớn sản phẩm cá dày khai thác được bán cho thương lái (60,00%), sử dụng trong gia đình, làm quà tặng (30,00%), bán lẻ (10,00%), đặc biệt không có hộ ngư dân nào sử dụng cá dày để làm giống nuôi (Hình 3.1). 10% 30% Bán lẻ Bán cho thương lái Sử dụng trong gia đình, làm quà tặng 60% Hình 3.1: Cơ cấu tiêu thụ cá dày khai thác Do sản lượng cá dày khai thác không cao nên đa số ngư dân bán cho thương lái cùng với các loài cá khác, bên cạnh đó nhiều ngư dân khai thác cá dày vì mục đích đảm bảo nhu cầu cung cấp thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. So sánh với kết quả nghiên cứu của Ng và Lim (1990), liệt kê cá dày là loài cá thực phẩm được đánh giá cao ở Đông Nam Á, cá cũng được bán ở thị trường cá cảnh Singapore. Tại Campuchia, thường bán dạng cá tươi sống (Rainboth, 1996). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá dày (Channa lucius) là loài cá có giá trị kinh tế nhất định, có ý nghĩa trong đánh bắt làm thực phẩm và có xu hướng sử dụng làm cá cảnh thì có sự tương đồng về mục đích sử dụng cá dày là bán và làm thực phẩm. Không có hộ ngư dân nào sử dụng cá dày làm giống nuôi, nhận thấy được ngư dân khai thác vì mục đích kinh tế mà không quan tâm đến việc khôi phục nguồn lợi, cần có biện pháp khuyến khích ngư dân nuôi lại hoặc thả về thủy vực những sản phẩm cá dày chưa đủ kích cỡ khai thác, chưa được phép đánh bắt để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi cá tại địa phương. 3.3.7 Hiệu quả kinh tế của nghề khai thác cá dày tại địa phương Chi phí khai thác cá dày bằng dớn ở sông/kênh rạch là cao nhất 10,11  9,92 nghìn đồng/hộ/năm. Chi phí khai thác cá dày bằng câu cắm ở thủy vực ao/mương vườn là thấp nhất 0,32  0,16 nghìn đồng/hộ/năm. Thu nhập từ khai thác cá dày bằng dớn ở sông/kênh rạch là cao nhất 54,13  46,33 nghìn đồng/hộ/năm. Thu nhập từ khai thác cá dày bằng côn đẩy ở đồng ruộng là thấp nhất 8,10 nghìn đồng/hộ/năm. 9 Lợi nhuận từ hoạt động khai thác cá dày của ngư dân trên địa bàn nghiên cứu là rất thấp. Lợi nhuận khai thác cá dày bằng dớn ở sông/kênh rạch là cao nhất 44,02  37,89 nghìn đồng/hộ/năm, lợi nhuận từ khai thác cá dày bằng côn đẩy ở đồng ruộng là thấp nhất 7,63 nghìn đồng/hộ/năm (Bảng 3.6). Bảng 3.6: Hiệu quả từ hoạt động khai thác cá dày theo các loại hình thủy vực ĐVT: nghìn đồng/hộ/năm Khoản mục Đồng ruộng Dớn Sông/kênh rạch Côn đẩy Dớn Ao/mương vườn Bẫy rập Câu cắm Chi phí 1,78  0,88 0,47 10,11  9,92 5,94  4,24 0,32  0,16 Thu nhập 11,5  6,28 8,10 54,1  46,3 26,1  16,3 10,80  4,41 Lợi nhuận 9,76  5,60 7,63 44,02  37,89 20,16  12,5 10,48  4,37 Hoạt động khai thác cá dày xuất hiện từ rất lâu đời, góp phần đáng kể vào thu nhập của gia đình, nâng cao đời sống vật chất của người dân địa phương. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, nguồn lợi cá này có hiện tượng suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận ngư dân chuyên làm nghề khai thác loài cá này. Chi phí khai thác cá dày bằng dớn là cao nhất do ngư dân khai thác bằng dớn với số lượng nhiều, chi phí mua ngư cụ cao, ngư dân phải đi xa tốn thêm một khoảng chi phí xăng dầu. Thu nhập từ hoạt động khai thác cá dày trong năm 2014 là rất thấp do nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng, sản lượng cá dày khai thác không nhiều, kích cỡ cá khai thác đa số còn nhỏ dẫn đến giá bán và hiệu quả kinh tế không cao. Mặc dù hoạt động khai thác cá dày trong những năm gần đây không còn hiệu quả như trước nhưng ngư dân vẫn không bỏ nghề, một phần do yêu cầu mưu sinh của cuộc sống, một phần do bên cạnh khai thác cá dày là chính thì song song đó ngư dân cũng khai thác các loài thủy sản khác, nguồn thu từ các loài thủy sản khác có thể ổn định được cuộc sống hằng ngày. 3.3.8 Nhận định về biến động nguồn lợi cá dày ở địa phương Kết quả phỏng vấn cho thấy: 100% (n=40) các ngư dân nhận định sản lượng cá dày so với 4 năm trước đây là giảm rất nhiều, tỉ lệ giảm được ngư dân đưa ra với nhiều mức độ khác nhau dao động từ giảm 50% đến giảm 95% tuỳ theo tần suất bắt gặp cá dày và sản lượng cá dày khai thác được của ngư dân. Ngư dân nhận định cá dày giảm từ 51%-89% so với trước đây chiếm tỉ lệ 70%, giảm  90% so với trước đây chiếm tỉ lệ 22,5%, giảm  50% chiếm tỉ lệ 7,5% (Hình 3.2). 7.5% 22.5% <= 50% 51%-89% >= 90% 70.0% Hình 3.2: Nhận định của người dân về mức độ suy giảm sản lượng cá dày 10 Sản lượng cá dày giảm trên tất cả các loại hình thủy vực, năm 2010 sản lượng trung bình cá dày khai thác ở thủy vực đồng ruộng là 0,78  0,43 kg/năm cao hơn sản lượng năm 2014 là 0,16  0,12 kg/năm, sản lượng cá dày khai thác ở thủy vực sông/kênh rạch năm 2010 là 3,28  4,09 kg/năm cao hơn sản lượng năm 2014 là 0,72  0,77 kg/năm. Ở thủy vực ao/mương vườn, sản lượng cá dày khai thác năm 2010 là 1,21  0,25 kg/năm cao hơn sản lượng cá dày khai thác năm 2014 là 0,2  0,08 kg/năm. Sản lượng cá dày khai thác ngoài tự nhiên giảm nhiều so với những năm trước do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, khai thác cá dày quá mức là nguyên nhân chủ yếu (43,10%), do nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho điều kiện sống hằng ngày, sức ép về kinh tế, chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều nông hộ (29,31%) sử dụng các ngư cụ cấm như xiệt điện, ngư cụ có kích thước mắc lưới nhỏ,… để đánh bắt cá dày khiến nguồn lợi cá suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, còn hai nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi cá dày ngoài tự nhiên là tốc độ sinh sản của cá chậm hơn cường lực khai thác, môi trường nước bị ô nhiễm, chiếm tỉ lệ lần lượt là 17,24% và 10,34%. Sức lớn của cá không đồng điều trong tự nhiên, phụ thuộc vào nguồn thức ăn sẵn có, cá trong tự nhiên có tỷ lệ sống khá thấp (Phan Phương Loan, 2000). 3.3.9 Nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản a. Nhận thức của một số cán bộ trên địa bàn nghiên cứu Kết quả khảo sát cho thấy 100% cán bộ quản lý ngành tại địa phương cho rằng nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá dày nói riêng đã và đang giảm nhiều so với những năm trước, nguyên nhân là do một bộ phận người dân chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, người dân còn sử dụng ngư cụ cấm như xiệc điện, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ để khai thác. Để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi thủy sản nói chung, các cơ quan đã tổ chức thả cá giống trở lại tự nhiên vào ngày 1 tháng 4 hằng năm, khuyến khích và hướng dẫn người dân nuôi cá đăng quầng trên ruộng vào mùa nước nổi, mở các lớp tuyên truyền, tập huấn nuôi trồng thủy sản, bên cạnh đó cũng phối hợp với lực lượng an ninh địa phương để tuần tra và xử lý các hộ dân vi phạm trong khai thác thủy sản. b. Nhận thức của người dân trên địa bàn nghiên cứu Đa số người dân có sự quan tâm đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên, người dân trên địa bàn nghiên cứu cho biết nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong những năm gần đay giảm nhiều so với những năm trước, người dân cũng thường xuyên được cán bộ huyện tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm (xiệt điện, ngư cụ có kích thước mắc lưới nhỏ để bắt cá…), nhưng vì sinh kế, trên địa bàn vẫn còn nhiều người dân khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận Cá dày xuất hiện nhiều nhất trên sông/kênh rạch, kế đến là ở đồng ruộng, ít nhất là ở ao/mương vườn. Kích cỡ cá dày khai thác được đa số còn nhỏ. Sản lượng cá dày khai thác giảm đáng kể, hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động khai thác cá dày là rất thấp. 11 Đa phần ngư dân đã có nhận thức về việc khai thác hợp lý và bảo về nguồn lợi cá dày tại địa phương, tuy nhiên vẫn còn ngư dân sử dụng ngư cụ cấm để khai thác. 4.2 Đề xuất Cần quy định kích cỡ cá dày khai thác để hạn chế khai thác cá có kích cỡ nhỏ, chưa thành thục. Nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá dày tại địa phương. Cần quy định kích thước mắc lưới, cấm khai thác có thời hạn trong khai thác cá dày để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi cá này tại địa phương TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Thủy lợi phục vụ phát triển bền vững nuôi thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng. http://www.wrd.gov.vn/ Ngày đăng 26/8/2010. Cổng thông tin điện tử huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng, 2014. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng. http://www.nganam.soctrang.gov.vn/ ngày cập nhật 17/11/2014. Đặng Thị Phượng, 2012. Giáo trình kinh tế tài nguyên thủy sản. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 64 trang. Froese, R. and D. Pauly. Edictors. 2014. FishBase World Wide Web electronic publication. http://www.fishbase.org, version 06/2014. Lee, P.G., and Ng, P.K.L., 1994. The systematics and ecology of snakeheads (Pisces: Channidae) in Peninsular Malaysia and Singapore: Hydrobiologia, v. 285, p. 59-74. Lưu Văn Nghị, 2012. Hiện trạng khai thác họ cá lóc và khả năng phát triển nuôi cá lóc đen Channa striata (Bloch, 1795) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn cao học ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Phan Phương Loan, 2000. Bước đầu thử nghiệm nuôi cá lóc bằng một số loại thức ăn khác nhau. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Rainboth, W. J. 1996. Fishes of the Cambodian Mekong. FAO species identification field guide for fishery purposes. United Nations Food and Agriculture Organization, Rome, Italy, 265 pages, 27 color plates. Trần Đắc Định, 2010. Giáo trình đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 77 trang. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản. Trường đại học Cần Thơ. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Tú, 2014. Báo cáo tham luận nuôi thủy sản trên ruộng lúa mô hình phát triển mang tính bền vững, 4 trang. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng