Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả mô hình nuôi cá lóc vèo thương phẩm tại...

Tài liệu Khảo sát hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả mô hình nuôi cá lóc vèo thương phẩm tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang

.PDF
33
62
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TẠI LONG MỸ - HẬU GIANG Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ CÀ BUÔL MSSV: 06803003 LỚP: NTTS K1 Cần Thơ, 2010 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TẠI LONG MỸ - HẬU GIANG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN NGUYỄN THỊ CÀ BUÔL MSSV: 06803003 LỚP: NTTS K1 Cần Thơ, 2010 2 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Luận văn: Khảo sát hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả mô hình nuôi cá lóc vèo thương phẩm tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ CÀ BUÔL Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K1 Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận văn đại học Khoa Sinh học ứng dụng ˗ Đại học Tây Đô. Cần Thơ, ngày tháng 07 năm 2010 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. TRẦN NGỌC TUYỀN NGUYỄN THỊ CÀ BUÔL CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGs.Ts. NGUYỄN VĂN BÁ 3 TÓM TẮT Đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát tình hình nuôi cá lóc vèo thương phẩm ở huyện Long Mỹ - Hậu Giang, là cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc vèo tại địa bàn nghiên cứu. Đề tài được thực hiện tại 4 xã: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú của huyện Long Mỹ - Hậu Giang. Tổng số mẩu thu là 30 hộ được thu ngẩu nhiên thông qua phỏng vấn trực tiếp từ hộ. Việc nhập xử lý, phân tích số liệu thực hiện tại khoa sinh học ứng dụng trường Đại Học Tây Đô. Qua phân tích cho thấy thaức ăn và giá bán cá chi phối tới hiệu quả kinh tế cho một vụ nuôi. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao phải hạ giá thành thức ăn. Năng suất cao nhất/vụ đạt 3.503 kg/vèo 22,4m3 và thu được lợi nhuận 32.000.000 đồng/vụ (hộ nuôi vụ 1). Bên cạnh những hộ đạt lợi nhuận cao còn có những hộ bị lỗ khoảng 3.500.000 đồng/vụ. Trong mô hình nuôi cá lóc vèo trên sông còn tồn tại nhiều khó khăn như: thiếu vốn đầu tư, dịch bệnh lây lan, thiếu kiến thức về kỹ thuật nuôi, giá đầu ra không ổn định… là những vấn đề quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. 4 MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................i TÓM TẮT..................................................................................................................ii CAM KẾT KẾT QUẢ ..............................................................................................iii MỤC LỤC .................................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................vi DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT..................................................................................viii CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1 1.1 Giới thiệu ..............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1 1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................2 2.1. Đặc điểm sinh học cá lóc .................................................................................2 2.1.1. Hệ thống phân loại ...................................................................................2 2.1.2. Đặc điểm phân bố và thích nghi ...............................................................2 2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng ...............................................................................2 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng ...............................................................................3 2.1.5. Đặc điểm sinh sản.....................................................................................3 2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL .......................................4 2.3. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang..........................................................................5 2.3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................5 2.3.2 Nguồn lợi và nuôi thủy sản tỉnh Hậu Giang..............................................6 2.3.3. Tình hình nuôi thủy sản ở huyện Long Mỹ..............................................7 CHƯƠNG 3 ...............................................................................................................8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................8 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................8 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................8 3.2.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp ...............................................................8 5 3.2.2. Phương pháp thu số liệu sơ cấp................................................................8 3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...........................................................9 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................10 4.1 Những thông tin chung về tình hình nuôi cá lóc trong vèo tại huyện Long Mỹ trong hai năm qua (2008 – 2009)................................................................................10 4.2 Thông tin về chủ hộ nuôi cá lóc vèo tại huyện Long Mỹ.................................10 4.2.1 Tỷ lệ giới tính của các hộ nuôi cá lóc ........................................................10 4.2.2 Trình độ văn hóa của nông hộ ...................................................................11 4.2.3 Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc ......12 4.3 Những vấn đề về kỹ thuật nuôi.....................................................................13 4.3.1 Vèo nuôi.....................................................................................................13 4.3.2 Mùa vụ thả nuôi .........................................................................................14 4.3.3 Thể tích vèo và mức độ đầu tư ..................................................................14 4.3.4 Con giống và mật độ thả ............................................................................15 4.3.4 Thức ăn, cách cho ăn và hiệu quả của việc sử dụng thức ăn .....................16 4.3.5 Cách chăm sóc và quản lý .........................................................................17 4.3.6 Thu hoạch và thị trường tiêu thụ sau khi thu hoạch ..................................19 4.3.7 Phân tích hiệu quả kinh tế..........................................................................20 4.4 Thuận lợi và khó khăn của người dân trong nuôi cá lóc ..................................24 4.4.1 Thuận lợi....................................................................................................21 4.4.2 Các khó khăn .............................................................................................21 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...........................................................23 5.1. Kết luận............................................................................................................23 5.2. Đề xuất .................................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................24 PHỤ LỤC A...............................................................................................................A PHỤ LỤC B ...............................................................................................................B 6 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 2006-2007 .................7 Bảng 2.2: sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện từ năm 2009-2009 ....................7 Bảng 3.1: Số hộ điều tra ở các xã của huyện Long Mỹ...............................................8 Bảng 4.1: Số vèo nuôi cá lóc từ năm 2008 – 2009 ............................................... .....10 Bảng 4.2: Tỷ lệ nam, nữ chịu tránh nhiệm nuôi cá lóc của 30 hộ ..............................11 Bảng 4.3: Kết quả điều tra trình độ văn hóa của 30 hộ nuôi ......................................11 Bảng 4.4: Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật cho nuôi cá lóc vèo ...............................12 Bảng 4.5: Kinh nghiệm nuôi cá lóc vèo của 30 hộ đã được điều tra..........................12 Bảng 4.6: Thể tích vèo nuôi cá lóc của 30 hộ điều tra được ......................................14 Bảng 4.7: Cỡ giống và mật độ thả nuôi cá lóc của 30 hộ ...........................................15 Bảng 4.8: Hệ số thức ăn của 30 hộ được điều tra .......................................................16 Bảng 4.9: Quá trình chăm sóc và quản lý cá của 30 hộ nuôi......................................17 Bảng 4.10: Các bệnh thường gặp ở cá lóc nuôi vèo ở Long Mỹ................................17 Bảng 4.11: Cách phòng và trị bệnh cá lóc nuôi vèo ...................................................18 Bảng 4.12: Tỷ lệ sống và năng suất cá khi thu hoạch ................................................18 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế sau một vụ nuôi của 30 hộ ............................................19 Bảng 4.14: Loại hình tiêu thu sau khi thu hoạch của 30 hộ nuôi ...............................19 Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế sau một vụ nuôi của 30 hộ ............................................21 Bảng 4.16: Một số khó khăn từ phía 30 hộ nuôi ........................................................21 7 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá lóc....................................................................2 Hình 2.2: Lược mang hình núm..................................................................................3 Hình 2.3: Dạ dày hình chữ Y......................................................................................3 Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang ............................................................6 Hình 4.1: Đồ thị về tỷ lệ giới tính trong gia đình của 30 hộ đã được khảo sát...........10 Hình 4.2: Mô tả vèo nuôi cá lóc trên sông tại Ấp Bình Thuận của huyện Long Mỹ .13 Hình4.3: Số vụ thả nuôi/năm của 30 hộ đã được điều tra ..........................................14 Hình 4.4: Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí trong mô hình nuôi ........................................20 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long NTTS: nuôi trồng thủy sản TN: Thốt Nốt ĐT: Đồng Tháp LX: Long Xuyên CĐ: Cờ Đỏ M : Mua K: kiếm XH: Xuất huyết ĐĐ: đóm đỏ G: ghẻ BT: bình thường TLTB: tỷ lệ trung bình NN: nông nghiệp PTNT: phát triển nông thôn CTB: cá tạp biển CTNN: cá tạp nước ngọt PPCT: phụ phẩm cá tra LB: Long Bình LT: Long Trị LT-A: Long Trị A LP: Long Phú 9 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Từ lâu con người đã hướng tới việc khai thác và nuôi trồng thủy sản nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt ngày một tăng của nguồn đạm động vật trên cạn, nhất là khi dân số gia tăng và nhu câu dinh dưỡng của con người ngày càng cao. Một báo cáo của FAO đã khẳng định chỉ có nuôi trồng thủy sản mới có thể xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng suy dinh dưỡng, nhờ nguồn cung cấp thực phẩm giàu chất đạm, axít béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời cải thiện khá nhiều cho nguồn an toàn thực phẩm bằng tạo việc làm và tăng thu nhập (http://www.agro.gov.vn). Hậu Giang là một trong những tỉnh thuộc vùng nước ngọt của ĐBSCL. Đây là một vùng đất có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh, có nguồn lợi thủy sản khá phong phú cụ thể là vùng đất Long mỹ thuộc địa phận của tỉnh Hậu Giang là nơi có địa hình thuận lợi cho việc cư trú của những giống loài tôm cá nước ngọt, đặc biệt là những giống loài truyền thống như: cá rô đồng, sặc rằn, trê vàng, cá lóc... Trong những năm qua, nghề nuôi cá nước ngọt ở Long Mỹ - Hậu Giang đã có những hướng phát triển đáng kể, một trong những đối tượng nuôi được quan tâm đến là cá lóc. Cá lóc là loài cá có kích thước lớn, thịt thơm ngon, giá cả phù hợp với mức sống của người dân. Tuy nhiên trong quá trình nuôi người dân đã gặp không ít khó khăn như: hạn chế về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, ít tiếp cận thông tin dẫn đến hiệu quả năng suất chưa cao. Đề tài “Điều tra hiện trang nuôi cá lóc ở huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang” sẽ là cơ sở góp phần khắc phục những hạn chế vừa nêu để nghề nuôi cá lóc ngày càng đạt hiệu quả hơn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm thu thập và tổng kết kinh nghiệm nuôi cá lóc thương phẩm tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, giúp cho địa phương định hướng phát triển và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong quản lý, góp phần làm cơ sở để phát triển nuôi thủy sản của huyện đạt hiệu quả hơn. 1.3 Nội dung nghiên cứu 1- Khảo sát hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả mô hình nuôi cá lóc vèo thương phẩm tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. 2- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi. 3- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm góp phần tăng cao năng xuất và hiệu quả mô hình nuôi cá lóc trong vèo trên sông tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. 10 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá lóc 2.1.1 Hệ thống phân loại Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Ophiocephalidae Giống: Channa Loài: Channa sp. (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá lóc (http://www.google.com/imgres?imgurl=http) 2.1.2 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi Cá lóc thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá vẫn sống được thủy vực có hàm lượng ôxy hòa tan thấp và có thể hít thở được ôxy trong không khí. Đôi khi, cá có thể sống trong điều kiện môi trường bất lợi như nguồn nước bị cạn kiệt chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu (Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, 1/2001). 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng Cá lóc là loài cá dữ có kích thước tròn dài. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to hình chữ Y (Hình 2.2 và Hình 2.3) (Dương Nhựt Long, 2005). 11 Hình 2.2: Lược mang hình núm Hình 2.3: Dạ dày hình chữ Y Sau khi tiêu hết noãn hoàng cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài và thức ăn chủ yếu của giai đoạn này là: luân trùng, giáp xác chân chèo. Khi chiều dài cá đạt trên 10 cm, cá có tập tính ăn tương tự như cá giai đoạn trưởng thành, phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá lóc trưởng thành cho thấy: cá chiếm 63,0%; tép 35,9%; ếch nhái 1,03% và 0,02% là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ. Trong điều kiện ương giống cá lóc sử dụng được thức ăn chế biến kết hợp với trùn chỉ cho tỷ lệ sống 97-97,5% (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004). 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Cá lóc là loài có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh: cá 1 năm tuổi lần lượt có chiều dài và trọng lượng là: 19-39 cm; 95-760g; Cá 2 năm tuổi lần lượt có chiều dài và trọng luợng là: 38,5-40 cm; 625-1.395g; cá 3 năm tuổi có chiều dài và trọng lượng là: 45-59 cm; 1.467-2.031g. Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường sống cụ thể khi nhiệt độ trên 20 oC sinh trưởng nhanh, dưới 15 oC sinh trưởng chậm (Tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, 1/2001). Trong điều kiện nuôi với nguồn thức ăn cung cấp chủ động và có chế độ chăm sóc tốt cá sẽ lớn nhanh, sau chu kỳ 6 tháng cá có thể đạt trọng lượng dao động từ 0,8-1,2 kg/con, tỷ lệ sống dao động từ 75-85% và năng suất cá nuôi có thể đạt dao động từ 30-60 tấn/ha (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004). 2.1.5 Đặc điểm sinh sản Cá lóc 1-2 năm tuổi bắt đầu đẻ trứng, mùa vụ sinh sản từ tháng 4-8, tập trung chủ yếu vào tháng 4-5. Cá tròn một tuổi có thể tham gia sinh sản. Số lượng trứng cá đẻ phụ thuộc vào kích cỡ cá cái. Sức sinh sản tương đối của cá cái từ 8.000-10.000 trứng/lần đẻ đối với cá cái nặng 0,5 kg. Sau khi đẻ xong, cá cái không rời khỏi ổ mà cùng với cá đực nằm phục dưới đáy bảo vệ trứng cho đế khi nở thành con mới rời ổ và dẫn đàn con tìm thức ăn (Tạp chí khoa học và công nghệ thuỷ sản, 1/2001). . 12 2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL ĐBSCL là trung tâm thủy sản lớn nhất của nước ta. Với bờ biển dài 735 km, đất có khả năng nuôi trồng thủy sản là 1.100.000 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bằng phát triển mạnh về khai thác và nuôi trồng, góp phần quan trọng vào nền kinh tế của khu vực và cả nước. Hàng năm ngành nuôi thủy sản ở ĐBSCL đã đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là 80% sản lượng cho tôm xuất khẩu (Lâm Vĩnh Toàn, 2008). ĐBSCL là một vùng đất thấp rộng có khoảng 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước, có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ. ĐBSCL cũng được biết đến như một nơi có sự phong phú về đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài thủy sinh vật trong thủy vực nước ngọt và nước lợ mặn (Lâm Vĩnh Toàn, 2008). Nguồn lợi thủy sản của ĐBSCL rất dồi dào về chủng loại. Hàng năm có khoảng một triệu ha đất ngập lũ trong 2-4 tháng, vì vậy nguồn lợi thủy sản rất phong phú. Theo bộ thủy sản (2005) công bố “sản lượng khai thác nội địa của Việt Nam đạt khoảng 190.000 tấn trong đó ĐBSCL đóng góp khoảng 71%”. Theo kết quả điều tra khoa học, xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam (Lâm Vĩnh Toàn, 2008). Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL trong thời kỳ đổi mới vừa qua được đánh giá là phát triển tốt, nhất là ngành sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân chính là do ĐBSCL đã có sự chuyển đổi cơ bản của các thành phần kinh tế, trong đó nông dân đã thật sự trở thành đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và thủy sản, do vậy các hộ đã yên tâm đầu tư thêm lao động, vốn, sử dụng hiệu quả diện tích đất đai, mặt nước nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Gần đây, chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của các tỉnh ở vùng ĐBSCL đã và đang thực hiện đạt được kết quả tốt (Dương Nhựt Long, 2005). Lượng cá tôm đánh bắt được ở các vùng ngập lũ của ĐBSCL chủ yếu từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 11 âm lịch (tương ứng với mức thời gian có mực lũ cao nhất trong năm). Trung bình một hộ có thể đánh bắt bình quân 237 kg/năm. Nhìn chung, sản lượng cá tôm tự nhiên thu được bởi các hộ tham gia khai thác có thể được sử dụng theo nhiều cách, trong đó để lại ăn trong gia đình chiếm khoảng 38%, phần lớn được đem bán ra ngoài chiếm 58,9% và còn khoảng 3,1% còn lại dùng để cho bà con hàng xóm (Lê Xuân Sinh và ctv, 2000). Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp là những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có nghề nuôi cá lóc phát triển. Người dân nuôi cá lóc bằng những mô hình khác nhau, cụ thể là tỉnh Đồng Tháp các mô hình nuôi cá lóc như: bể lót bạt chiếm 25,4%; lồng bè 20,3%; ao đất 23,7%; vèo ao 30,5%. Trong đó nuôi cá lóc thương phẩm đạt 78%, ương và nuôi giống 16,1%, sản xuất giống và ương giống 3,6% (Nguyễn Đặng Thùy, 2009). 13 Mục tiêu của phát triển nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL là đưa ngành này phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa quan trọng của vùng trên cơ sở hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, hòa nhập với sự phát triển thủy sản cả nước, khu vực và quốc tế, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và xóa đói giảm nghèo (http://www.vncold.vn). 2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang 2.3.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Hậu Giang là một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Cần Thơ và là một trong 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành của ĐBSCL. Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ. Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng. Phía Đông giáp Sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long. Phía Tây giáp Kiên Giang và Bạc Liêu. Hậu Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, mang nét đặc trưng của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có hai trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và quốc lộ 61 (http://www.haugiang.gov.vn). Đặc điểm khí hậu Hậu Giang nằm trong vòng đại nội chí tuyến Bắc Bán Cầu, gần xích đạo, khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa có gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đất đai Có hai nhóm đất chính là đất phèn và đất phù sa, diện tích của hai nhóm đất này chiếm khoảng 60% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Sông ngòi Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL có hệ thống kênh rạch chằng chịt chi phối bởi hai chế độ thủy triều, nằm giữa một mạng lưới sông ngòi như: Sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No. Thủy văn Tình trạng ngập lũ: so với các tỉnh khác ở ĐBSCL, lũ ở Hậu Giang thường đến muộn, rút chậm và cường suất nhỏ. Tuy nhiên do tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực chịu 14 ảnh hưởng của hai chế độ triều, đó là triều biển Đông qua sông Hậu và triều biển Tây qua sông Cái Lớn, nên khả năng tiêu thoát lũ chậm. Chế độ thủy triều: toàn bộ diện tích của tỉnh chịu ảnh hưởng bởi 2 chế độ thủy triều: Chế độ bán nhật triều không điều của biển Đông thông qua sông Hậu có biên độ lớn. Chế độ nhật triều biển Tây thông qua hệ thống sông Cái Lớn có biên độ triều thấp. Tình trạng xâm nhập mặn: thời gian xâm nhập hàng năm chỉ khoảng 1-2 tháng với nồng độ mặn dưới 4 g/l, có thể tận dụng nguồn nước lợ này để nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Hậu Giang giai đoạn 2006-2020). Hình 2.4: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang 2.3.2 Nguồn lợi và nuôi thủy sản tỉnh Hậu Giang Hậu Giang là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, có nguồn nước ngọt phong phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo ra nhiều dạng thủy vực khác nhau, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài thủy sản. Sau thế mạnh cây lúa, NTTS là thế mạnh thứ hai trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (Lê Thị Thùy Dung, 2009). Theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2007 Hậu Giang có diện tích ngập nước quanh năm và theo thời vụ khoảng 125.000 ha, trong đó có 54.000 ha có thể đưa vào nuôi 15 thủy sản. Nghề NTTS trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhưng theo số liệu thống kê cho thấy đây là nghề có tiềm năng rất lớn và phát triển nhanh. Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản 2006-2007 Cơ cấu Nông nghiệp (%) Thủy sản (%) Lâm nghiệp (%) 2006 89,93 9,77 1,30 2007 88,28 10,35 1,37 (Cục thống kê tỉnh Hậu Giang, 2008) 2.3.3 Tình hình nuôi thủy sản ở huyện Long Mỹ Huyện Long Mỹ là một huyện thuộc tỉnh hậu Giang với dân số là 166.017 người. sản lượng thủy sản toàn huyện năm 2008 là 6.750,4 tấn, với diện tích mặt nước nuôi trồng là 1.019 ha. Sản lượng cá nuôi toàn huyện năm 2008 là 6.638 tấn, tôm 16 tấn, thủy sản khác 96 tấn (Cục thống kê tỉnh Hậu Giang 2008). Hiện nay huyện Long Mỹ đã đẩy mạnh phát triển về thủy sản và coi đây là thế mạnh thứ 2 của huyện sau cây lúa. Sản lượng thủy sản toàn huyện năm 2009 là 6.968 tấn, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 1.026. Trong đó cá ao 563,36 ha đạt sản lượng 4.793 tấn, cá ruộng 434,72 ha đạt sản lượng 179 tấn, ứng dụng nuôi tôm càng xanh và tôm sú 25,2 ha và sản lượng đạt 13,2 tấn, ngoài ra huyện còn khai thác thủy sản nội địa đạt 96 tấn (Cục thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2009). Ngoài các mô hình nêu trên huyện Long Mỹ còn có mô hình nuôi thủy sản khác như nuôi cá lóc trong vèo trên sông… thời gian gần đây phong trào nuôi cá lóc vèo của huyện phát triển khá nhanh, năm 2008 thể tích nuôi cá lóc vèo của huyện là 16.863 m3 và đạt sản lượng 1.826 tấn, thể tích vèo cùng với sản lượng nuôi cá lóc tăng vào năm 2009 là: 18.173 m3 và sản lượng 1.887 tấn. Nhìn chung năm 2009 phong trào nuôi thủy sản toàn huyện phát triển, đây là ngành có tiềm năng mang lại thu nhập cho nông dân khá lớn trong kinh tế gia đình, cũng là mục tiêu được chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện trong thời gian tới (Phòng NN và PTNT của huyện Long Mỹ, 2009). Bảng 2.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện từ năm 2008-2009 Năm Tổng sản lượng thủy sản (tấn) Sản lượng cá nuôi (tấn) Sản lượng tôm (tấn) Diện tích mặt nước (ha) 2008 6.750 6.638 16 1.019 16 2009 6.968 6.859 13 1.026 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài đã được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07 năm 2010. Địa điểm thực hiện đề tài: Công tác thu số liệu thực hiện tại 4 xã của huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Công việc nhập, xử lý, phân tích số liệu thực hiện tại khoa Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Tây Đô. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Số hộ được điều tra là 30 hộ và được thu ở 4 xã: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Tân Phú của huyện Long Mỹ. Tổng số mẩu được thu ngẩu nhiên thông qua khuyến phỏng vấn trực tiếp từ hộ. Bảng 3.1: Số hộ nuôi cá lóc vèo được điều tra ở các xã của huyện Long Mỹ STT 1 2 3 4 Tổng Xã Long Bình Long trị Long trị A Tân Phú Viết tắt LB LT LT-A TP Số hộ 11 7 6 6 30 3.2.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp Số liệu thu được từ trạm khuyến nông của huyện từ những năm trước, các báo cáo của các cơ quan quản lý ngành ở tỉnh cùng với các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: thư viện, website, báo chí, tạp chí… 3.2.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra đã soạn sẵn, đến phỏng vấn trực tiếp từng hộ nuôi hoặc cán bộ khuyến ngư tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang, để tìm hiểu về kỹ thuật cũng như hiệu quả mô hình nuôi. Số liệu sơ cấp được thu theo các thông tin sau: Thông tin tổng quát liên quan đến chủ hộ Thông tin về chủ hộ như tên, tuổi, địa chỉ, số năm kinh nghiệm, trình độ văn hóa, chuyên môn về thủy sản, mô hình nuôi. 17 Kỹ thuật nuôi Xây dựng công trình và cải tạo ao. Mùa vụ và các mô hình nuôi. Con giống và mật độ thả. Thức ăn và cách cho ăn. Chăm sóc và quản lý. Thu hoạch và tiêu thụ. Thông tin về thị trường Tình hình cung ứng các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Hiệu quả kinh tế Tổng thu. Tổng chi. Lợi nhuận. Thuận lợi và khó khăn 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Phần mềm dùng để xử lý số liệu và viết báo cáo là microsoft word 2003, microsoft excel 2003. Thống kê mô tả: các chỉ số thống kê mô tả đơn giản như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, tỷ lệ % được dùng để mô tả diện tích nuôi trồng, dựa vào các chỉ số này để tiến hành phân tích và rút ra nhận xét. Phân tích hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận= Tổng thu-Tổng chi phí. Tổng thu= Sản lượng*Giá bán. Tổng chi phí= Chi phí cố định+chi phí biến đổi+chi phí cơ hội. Chi phí cố định: khấu hao, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, thuế, tài sản, bảo hiểm. Chi phí biến đổi: thức ăn, dầu nhớt, con giống, hóa chất và thuốc phòng trị bệnh. Hiệu quả chi phí= Tổng thu/Tổng chi phí. 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Những thông tin chung về tình hình nuôi cá lóc trong vèo tại huyện Long Mỹ năm (2008-2009) Những thông tin về số hộ nuôi cá lóc trong vèo cũng như số lượng vèo, thể tích vèo nuôi và sản lượng thu hoạch được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1: Số vèo nuôi cá lóc từ năm 2008-2009. Năm Số hộ nuôi vèo Số vèo Thể tích vèo (m3) Sản lượng (tấn) 2008 1.056 1.141 16.863 1.826 2009 899 1.397 18.173 1.887 Qua kết quả điều tra (Bảng 4.1), số hộ nuôi cá lóc vèo của huyện giảm từ năm 20082009. Qua thông tin trực tiếp từ các hộ nuôi, sở dĩ số hộ nuôi cá giảm là do bản thân người nuôi chưa có được kinh nghiệm, thiếu vốn nên họ đã chuyển sang nuôi đối tượng khác ít tốn kém chi phí cũng như không đòi hỏi kỹ thuật cao như: mô hình nuôi cá rô đồng. Mặc khác số hộ nuôi giảm nhưng số lượng vèo nuôi lại tăng lên, điều này chứng tỏ những hộ nuôi có vốn nhiều kết hợp với kinh nghiệm lâu năm, đã giúp họ tăng số lượng vèo nuôi của mình. Từ đó cho thấy nghề nuôi cá lóc vèo ngày càng được mở rộng, tuy kiến thức về thủy sản của nông hộ còn nhiều hạn chế, người nuôi cá lóc vẫn còn gặp khó khăn về nhiều mặt như: về kỹ thuật, về vốn đầu tư, về sản phẩm bán ra sau khi thu hoạch, nhưng người nuôi vẫn cố gắng học hỏi tìm kiếm những tư liệu trang bị riêng cho mình, họ đã rút kết từ những thành công cũng như những thất bại của vụ nuôi trước, bên cạnh đó họ sử dụng nguồn nước sông tự nhiên, không phải sử dụng diện tích đất cá nhân để nuôi, tiết kiệm được chi phí cải tạo, đồng thời khâu thu hoạch cũng dễ dàng hơn. 4.2 Thông tin về chủ hộ nuôi cá lóc vèo tại huyện Long Mỹ 4.2.1 Tỷ lệ giới tính của các hộ nuôi cá lóc Tỷ lệ giới tính của các hộ nuôi cá lóc đã được điều tra được trình bày ở hình 4.1 43% nam nữ 57% Hình 4.1: Đồ thị về tỷ lệ giới tính trong gia đình của 30 hộ đã được khảo sát 19 Theo kết quả điều tra (Hình 4.1) cho thấy tỷ lệ giới tính trong gia đình ở các hộ đã được khảo sát thì tỷ lệ giới tính nữ chiếm 43% và tỷ lệ giới tính nam chiếm cao hơn (57%). Điều này cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, cũng như trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, cụ thể ở mô hình nuôi cá lóc vèo trên sông về khâu chăm sóc quản lý ở nữ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, hàng ngày phải lội sông kiểm tra vèo để tránh tình trạng cá thoát ra ngoài khi lưới bị rách, theo dõi tình trạng sức khỏe của cá và tuần tra tránh cá bị mất trộm. Do đó trong gia đình nữ giới giữ vai trò chủ yếu là hoạt động nội trợ và những công việc nhẹ, chỉ phụ vào việc nuôi trồng thủy sản. Bảng 4.2: Tỷ lệ nam, nữ chịu tránh nhiệm nuôi cá lóc của 30 hộ Giới tính Số hộ (hộ) 27 3 Nam Nữ Tỷ lệ (%) 90 10 Theo kết quả điều tra ở bảng 4.2, tỷ lệ nam chịu trách nhiệu nuôi cá lóc vèo chiếm đến 90%, nữ chỉ chiếm 10%. Điều này khẳng định việc nuôi cá lóc vèo trên sông là một công việc có liên quan chặt chẽ đến giới tính và công việc này phù hợp với giới tính nam hơn. 4.2.2 Trình độ văn hóa của nông hộ Từ thực tế của kết quả điều tra cho thấy, trình độ văn hóa ở các nông hộ còn thấp. Trong kết quả ở 30 hộ điều tra được tại huyện Long Mỹ có số hộ mù chữ chiếm 6,7%, trình độ cấp I chiếm ưu thế hơn khoảng 50% và trình độ văn hóa ở cấp II, III giảm xuống lần lượt là: 33,3% và 10% (Bảng 4.3). Đồng thời không có một nông hộ nào có trình độ học vấn cao hơn. Như vậy có đến 93% các hộ có thể đọc sách, dự các lớp tập huấn, tiếp thu học hỏi những kỹ thuật nuôi, những kinh nghiệm nuôi mới. Tuy nhiên do trình độ văn hóa có giới hạn nên việc tiếp thu học tập kinh nghiệm sẽ còn hạn chế. Đây là một trong những khó khăn dẫn đến năng suất nuôi không cao. Bảng 4.3: Kết quả điều tra trình độ văn hóa của 30 hộ nuôi Học vấn Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Số hộ nuôi (hộ) 2 15 10 3 Tỷ lệ % 6,7 50 33,3 10 Thực tế đã khẳng định nếu người nuôi không có trình độ văn hóa mà vùng nuôi không có công tác khuyến ngư hỗ trợ, truyền đạt kỹ thuật nuôi, thì việc sử dụng sách báo làm tư liệu nuôi là một trở ngại rất lớn, họ chỉ tiếp thu được những kỹ thuật từ hộ nuôi lân cận nên sẽ gặp nhiều khó khăn. Những hộ nuôi lân cận này họ chỉ rút kinh nghiệm từ những vụ trước làm tư liệu nuôi, không thể đạt được kết quả nuôi tốt so với những hộ vừa được học, vừa được thực hành có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến ngư. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan