Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Khảo sát đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính anh việt (trên văn bản chuy...

Tài liệu Khảo sát đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính anh việt (trên văn bản chuyên ngành tài chính)

.PDF
270
251
88

Mô tả:

3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ THU NGA KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT (TRÊN VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THỊ THU NGA KHẢO SÁT ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT (TRÊN VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62 22 02 41 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ QUANG THIÊM Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả đƣợc nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc các tác giả khác công bố. Tác giả luận án Đỗ Thị Thu Nga i LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu suốt khóa học vừa qua. Lời cảm ơn chân thành nhất xin đƣợc gửi tới thầy giáo hƣớng dẫn, GS.TS. Lê Quang Thiêm. Thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này bằng sự nghiêm từ và bằng cả những khích lệ quý báu. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp tại Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nơi tôi công tác vì đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện. Tôi đặc biệt cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã chia sẻ, gánh vác mọi khó khăn để tôi có điều kiện chuyên tâm hoàn thành luận án. Tác giả luận án Đỗ Thị Thu Nga ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... 7 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................8 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................................8 3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................9 4. Đối tƣợng nghiên cứu ..............................................................................................................9 5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 10 6. Ngữ liệu nghiên cứu.............................................................................................................. 10 7. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................................... 12 8. Cái mới và đóng góp của luận án ........................................................................................ 13 9. Kết cấu của luận án ............................................................................................................... 14 Chƣơng 1............................................................................................................................ 16 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT 16 DẪN NHẬP .............................................................................................................................. 16 1.1. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TRÊN THẾ GIỚI ........... 16 1.2. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ Ở VIỆT NAM ................. 19 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ ĐỐI DỊCH VÀ THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT TẠI VIỆT NAM ................................................................................ 24 1.3.1. Các công trình từ điển tài chính Anh - Việt trong nƣớc .............................. 25 1.3.2. Văn bản dịch thuật tài chính Anh - Việt trong nƣớc ................................... 30 1.3.3. Đặc điểm về chuyển dịch văn bản tài chính Anh - Việt .............................. 31 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH .................................... 34 TIỂU KẾT.................................................................................................................................. 36 Chƣơng 2............................................................................................................................ 37 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................ 37 DẪN NHẬP .............................................................................................................................. 37 2.1. KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN......................... 37 1 2.1.1. Khái niệm thuật ngữ ..................................................................................... 37 2.1.2. Tiêu chuẩn xây dựng thuật ngữ ................................................................... 40 2.1.3. Thuật ngữ và danh pháp ............................................................................... 42 2.1.4. Thuật ngữ và từ nghề nghiệp ....................................................................... 44 2.1.5. Khái niệm thuật ngữ tài chính ...................................................................... 45 2.1.6. Lý thuyết điển mẫu với việc chuẩn hóa thuật ngữ tài chính........................ 46 2.1.7. Quan niệm về từ ........................................................................................... 48 2.1.8. Quan niệm về ngữ ........................................................................................ 51 2.2. NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU ........................................................................................... 54 2.2.1. Nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu tại Việt Nam ...................................... 54 2.2.2. Các phân giới chủ yếu của ngôn ngữ học đối chiếu .................................... 55 2.3. SƠ LƢỢC LÝ LUẬN DỊCH THUẬT........................................................................... 56 2.3.1. Quan niệm về dịch thuật và các đƣờng hƣớng dịch thuật ngữ .................... 56 2.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu dịch thuật ............................................................ 63 2.3.3. Dịch văn bản khoa học tài chính Anh - Việt ............................................... 65 2.3.4. Tƣơng đƣơng dịch thuật ............................................................................... 67 2.4. ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH TRONG DỊCH THUẬT NGỮ ................................. 69 2.4.1. Chuyển dịch và đối chiếu chuyển dịch ........................................................ 69 2.4.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ ................................................................. 71 2.4.3. Dịch cấu tạo.................................................................................................. 72 TIỂU KẾT.................................................................................................................................. 73 Chƣơng 3............................................................................................................................ 75 PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH .............................................................. 75 THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ TỪ ..................................................... 75 DẪN NHẬP .............................................................................................................................. 75 3.1. ĐỐI CHIẾU THÀNH TỐ CẤU TẠO THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT76 3.1.1. Quan niệm về thành tố cấu tạo thuật ngữ .................................................... 76 3.1.2. Kết quả phân tích số lƣợng thành tố cấu tạo thuật ngữ ............................... 76 3.2. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ TỪ ................................................................................................................ 78 3.2.1. Mô hình cấu tạo ............................................................................................ 78 3.2.2. Phân tích đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ............................. 78 3.2.3. Phân tích đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ đơn ...................... 79 3.2.4. Phân tích đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ghép .................... 80 3.3. ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ TỪ 94 2 3.3.1. Đối chiếu mô hình chuyển dịch thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ......... 94 3.3.2. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ là từ đơn .................................................. 96 3.3.3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ là từ ghép ................................................ 98 3.4. ĐỐI CHIẾU PHẠM VI ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ TỪ ...................................................................................................................................... 100 3.4.1. Định nghĩa về định danh và định danh thuật ngữ ...................................... 100 3.4.2. Phạm vi định danh thuật ngữ tài chính Anh - Việt là từ ............................ 102 3.5. CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH TIẾNG VIỆT LÀ TỪ........................ 107 3.5.1. Chuẩn hóa qua đối chiếu ............................................................................ 107 3.5.2. Chuẩn hóa ngữ liệu dịch ............................................................................ 108 TIỂU KẾT................................................................................................................................ 112 Chƣơng 4.......................................................................................................................... 114 PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH ............................................................ 114 THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ NGỮ ................................................ 114 DẤN NHẬP ............................................................................................................................ 114 4.1. ĐỐI CHIẾU SỐ LƢỢNG NGỮ THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ NGỮ ĐỊNH DANH ............................................................................................................... 114 4.2. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ NGỮ .......................................................................................................... 116 4.2.1. Đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt là ngữ ....................................... 116 4.2.2. Đối chiếu thuật ngữ tài chính Anh - Việt có cấu tạo là danh ngữ ............. 116 4.2.3. Đối chiếu thuật ngữ tài chính có cấu tạo là động ngữ ............................... 120 4.3. ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ NGỮ122 4.3.1. Mô hình chuyển dịch thuật ngữ tài chính Anh - Việt là ngữ ..................... 122 4.3.2. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là ngữ ........................... 123 4.4. ĐỐI CHIẾU PHẠM VI ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT LÀ NGỮ .................................................................................................................................. 126 4.4.1. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các sản phẩm dịch vụ tài chính ........... 127 4.4.2. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức cho vay, nợ .................... 129 4.4.3. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức báo cáo .......................... 129 4.4.4. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các chính sách ...................................... 130 4.4.5. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức thanh toán ...................... 130 4.4.6. Phạm vi định danh thuật ngữ chỉ các hình thức sở hữu ............................ 131 4.5. CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH TIẾNG VIỆT LÀ NGỮ .................... 136 4.5.1. Tính định danh của ngữ thuật ngữ ............................................................. 136 3 4.5.2. Hƣớng chuẩn hóa ngữ thuật ngữ tài chính tiếng Việt ............................... 137 4.5.3. Chuẩn hóa qua ngữ liệu dịch ..................................................................... 143 TIỂU KẾT................................................................................................................................ 144 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ................................. 151 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 152 PHỤ LỤC NGỮ LIỆU ................................................................................................. - 1 PHỤ LỤC 1: DANH MỤC THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT ĐƢỢC KHẢO SÁT .................................................................................................................... - 1 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH VIỆT - ANH ĐƢỢC KHẢO SÁT .................................................................................................................. - 52 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT DỊCH GIẢI THÍCH VÀ DANH PHÁP ............................................................................ - 104 - 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Quy định viết tắt Nghĩa 1. A Thành tố độc lập 2. B Thành tố có nghĩa, không độc lập 3. ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 4. KHXH Khoa học Xã hội 5. KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn 6. NXB Nhà xuất bản 7. TNTC Thuật ngữ tài chính 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục từ điển tài chính Anh - Việt (Bản in) ......................................26 Bảng 3.1 TNTC tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lƣợng thành tố .......................77 Bảng 3.2. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ đơn ..................................................80 Bảng 3.3. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép ................................................80 Bảng 3.4. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép đẳng lập..................................84 Bảng 3.5. Từ loại của TNTC tiếng Việt là từ ghép đẳng lập ....................................85 Bảng 3.6. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ ...............................87 Bảng 3.7. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ trật tự chính trƣớc, phụ sau.......................................................................................................................89 Bảng 3.8. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ trật tự phụ trƣớc, chính sau ....................................................................................................................92 Bảng 3.9. Tổng hợp mô hình TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ 93 Bảng 3.10. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là từ đơn ....................97 Bảng 3.11. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là từ ghép ..................99 Bảng 3.12. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là từ ..........................................104 Bảng 4.1. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là ngữ ...................................114 Bảng 4.2. Các loại ngữ trong TNTC tiếng Anh và tiếng Việt ................................115 Bảng 4.3. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là danh ngữ ..........................117 Bảng 4.4. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là động ngữ ..........................121 Bảng 4.5. Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là ngữ ........................125 Bảng 4.6. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là ngữ .........................................133 Bảng 4.7. Hƣớng tới TNTC tiếng Việt đạt chuẩn ...................................................139 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 3.1. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lƣợng thành tố .................. 77 Biểu đồ 3.2. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ..................................................... 79 Biểu đồ 3.3. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ đơn và từ ghép ............................ 81 Biểu đồ 3.4. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là từ ghép chính phụ trật tự chính trƣớc, phụ sau....................................................................................................................... 89 Biểu đồ 3.5. TNTC tiếng Anh là từ đơn chuyển dịch sang tiếng Việt ...................... 97 Biểu đồ 3.6. Chuyển dịch TNTC tiếng Anh là từ ghép sang tiếng Việt ................. 100 Biểu đồ 3.7. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là từ ........................................ 106 Biểu đồ 3.8. Đối chiếu chuyển dịch TNTC tiếng Anh cấp độ từ đơn ..................... 109 Biểu đồ 3.9. Đối chiếu chuyển dịch TNTC tiếng Anh cấp độ từ ghép ................... 109 Biểu đồ 4.1. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt là ngữ ................................................ 116 Biểu đồ 4.2. TNTC tiếng Anh và tiếng Việt có cấu tạo là động ngữ ...................... 121 Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ thuật ngữ tài chính tiếng Anh và tiếng Việt là ngữ .................... 124 Biểu đồ 4.4: Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNTC tiếng Anh là ngữ .................... 126 Biểu đồ 4.5. Phạm vi định danh TNTC Anh - Việt là ngữ ..................................... 136 Biểu đồ 4.6. Chuyển dịch TNTC tiếng Anh là ngữ ................................................ 143 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc chấn hƣng giáo dục đào tạo cùng với việc nghiên cứu chuyên ngành tài chính ở Việt Nam ngày càng phát triển. Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính quốc tế, hệ thuật ngữ tài chính (TNTC) tiếng Việt cũng đƣợc cấu tạo và phát triển. Trong các con đƣờng tiếp xúc, tiếp nhận TNTC tiếng Việt, sự tiếp nhận nguồn thuật ngữ từ tiếng Anh đang đƣợc triệt để khai thác. Nhiều từ điển đối dịch Anh - Việt đƣợc biên soạn. Nhiều tài liệu tài chính Anh ngữ đƣợc dịch ra tiếng Việt. Tuy nhiên, việc đào sâu nghiên cứu đối chiếu để chuyển dịch, cấu tạo thuật ngữ chuẩn mực chƣa đƣợc chú trọng thích đáng. Chính với mong muốn góp phần xây dựng phát triển hệ thuật ngữ tài chính Việt ngữ ngày càng khoa học, chính xác, vƣơn lên trình độ quốc tế, chuẩn mực, không chỉ phục vụ cho giáo dục, cho việc nghiên cứu khoa học trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn có ý nghĩa lý luận quan trọng trong việc phát triển và xây dựng ngành thuật ngữ học Việt Nam nói chung, chuyên ngành nghiên cứu đối chiếu nói riêng mà chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính Anh - Việt (trên văn bản chuyên ngành tài chính) làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm mục đích là khảo sát việc đối chiếu chuyển dịch TNTC Anh Việt. Luận án dựa trên cơ sở thực hiện nghiên cứu đối chiếu để chuyển dịch thuật ngữ tài chính từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Việc chuyển dịch dựa trên cơ sở nghiên cứu đối chiếu cho phép đảm bảo chất lƣợng dịch loại đơn vị này thông qua dịch cấu tạo thuật ngữ là từ, ngữ. Đây đƣợc coi là một trong các biện pháp chuyển dịch quan trọng có nhiều ứng dụng trong dạy và học ngoại ngữ, dịch thuật ngữ, góp phần chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt, là phƣơng thức đánh giá về lý luận ngôn ngữ học. Dịch các thuật ngữ khoa học không chỉ là chuyển dịch nội dung khái niệm từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích mà cần tìm cách cấu tạo thuật ngữ ở ngôn ngữ đích để biểu đạt khái niệm. Đó chính là dịch cấu tạo thuật ngữ cho ngôn ngữ đích. 8 Mục đích của việc khảo sát đối chiếu chuyển dịch, đặc biệt là đối chiếu chuyển dịch cấu tạo thuật ngữ Anh - Việt là nhằm tìm ra những đặc trƣng chuyển dịch trong phạm vi xác định của hai hệ thuật ngữ Anh - Việt và tìm phƣơng án chuyển dịch. Luận án áp dụng lý thuyết đối chiếu vào chuyển dịch đơn vị ngôn ngữ, cụ thể là từ và ngữ, là hai đơn vị cấu tạo hệ thuật ngữ. Giới hạn mục đích luận án là tìm ra những điểm giống và khác nhau của nguồn ngữ liệu chuyển dịch nhằm chuyển dịch một cách chính xác TNTC trong ngôn ngữ nguồn là tiếng Anh sang những thuật ngữ tƣơng đƣơng trong ngôn ngữ đích là tiếng Việt. Đồng thời, việc khảo sát đối chiếu chuyển dịch thông qua phân tích đối chiếu mô hình cấu tạo và phạm vi định danh TNTC Anh - Việt sẽ góp phần chuẩn hóa TNTC tiếng Việt. 3. Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm những điểm sau: 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thuật ngữ nói chung và TNTC Anh - Việt nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam; 2. Xác định cơ sở lý luận liên quan đến thuật ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu, đối chiếu chuyển dịch theo mục đích của luận án; 3. Khảo sát đối chiếu cấu tạo hệ TNTC tiếng Anh với hệ TNTC tiếng Việt theo cơ sở lý luận đã xác định; 4. Vận dụng kết quả đối chiếu về cấu trúc và phạm vi định danh để chuyển dịch TNTC tiếng Anh sang tiếng Việt cho phù hợp với cấu tạo và góp phần chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt; 5. Gợi ý về cách dịch cấu tạo hai đơn vị định danh chính xác khoa học là từ và ngữ thuật ngữ trên ngữ liệu thực tiễn chuẩn mực là TNTC Anh - Việt, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ TNTC tiếng Việt. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch TNTC Anh - Việt cấp độ từ và ngữ, trên ngữ liệu đối chiếu là văn bản tài chính: từ điển và giáo trình chuyên ngành tài chính Anh Việt. 9 5. Phạm vi nghiên cứu Mục đích và nội dung của luận án nhƣ đã nêu ở trên cho thấy phạm vi nghiên cứu của luận án là đối chiếu và chuyển dịch TNTC theo chiều Anh - Việt. Nhƣ vậy, xét về mặt nghiên cứu đối chiếu thì hệ TNTC tiếng Anh là cơ sở, ngữ liệu TNTC tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đƣa vào đối chiếu, còn xét về mặt dịch (translation) thì hệ TNTC tiếng Anh là nguồn và hệ TNTC tiếng Việt là đích. Luận án tập trung khảo sát việc đối chiếu chuyển dịch, một loại đối chiếu trong nghiên cứu đối chiếu. Nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch khác với đối chiếu loại hình, khác với đối chiếu phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ, khác với đối chiếu ngôn ngữ trong cộng đồng nhập cƣ, đối chiếu tâm lí liên quan đến ngôn ngữ - xã hội hay đối chiếu khắc phục lỗi trong ngữ pháp tạo sinh. Trong nghiên cứu đối chiếu từ vựng, đối chiếu chuyển dịch là một loại nghiên cứu đối chiếu dựa trên cấu trúc, hệ thống từ ngữ định danh nhằm mục đích cấu tạo và xây dựng thuật ngữ là từ và ngữ định danh. Trong luận án, nghiên cứu đối chiếu nhằm mục đích phục vụ cho việc chuyển dịch TNTC Anh - Việt ở cấp độ từ và ngữ định danh. Việc đối chiếu nguồn ngữ liệu chuyển dịch là TNTC Anh - Việt đƣợc chọn lọc qua nguồn ngữ liệu chuyển dịch là từ điển và văn bản chuyên ngành tài chính đƣợc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và đƣợc lựa chọn theo lý thuyết điển mẫu để chọn ngữ liệu đƣa vào phân tích đối chiếu. Nhƣ vậy phạm vi của luận án là tập trung khảo sát đối chiếu trên ngữ liệu chuyển dịch và để chuyển dịch TNTC Anh - Việt chuyên ngành tài chính thuộc hai đơn vị định danh trong thuật ngữ là từ và ngữ định danh. 6. Ngữ liệu nghiên cứu Để có ngữ liệu chất lƣợng, luận án lựa chọn ngữ liệu từ hai nguồn ngữ liệu sau đây:  Nguồn ngữ liệu rút ra từ Từ điển đối dịch Anh - Việt về TNTC (Từ điển Anh - Việt chuyên ngành tài chính) (Bảng 1.1); 10  Nguồn thuật ngữ rút ra từ Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành tài chính (English for Finance). (1) Nguồn ngữ liệu TNTC đƣợc chọn lọc từ Từ điển tài chính Anh - Việt của tác giả Nguyễn Thanh Luận – Nguyễn Thành Danh, năm 2008, do NXB Giao thông Vận tải ấn hành. Nguồn ngữ liệu này đƣợc lựa chọn là do đây là từ điển tài chính mới nhất cho đến nay. Trong cuốn từ điển này, chúng tôi lựa chọn các TNTC là từ và ngữ, đƣợc dịch từ ngôn ngữ nguồn tiếng Anh sang ngôn ngữ đích tiếng Việt, loại bỏ các thuật ngữ đƣợc chuyển dịch sang tiếng Việt bằng hình thức định nghĩa hay giải thích, loại bỏ danh pháp. (2) Nguồn ngữ liệu văn bản tiếp theo chúng tôi lựa chọn là Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành (English for Finance) của tác giả Cao Xuân Thiều, xuất bản năm 2008, do NXB Tài chính ấn hành vì nguồn ngữ liệu này, đúng nhƣ tên gọi của giáo trình, cung cấp số lƣợng TNTC tiếng Anh từ các văn bản tài chính bằng tiếng Anh và đƣợc dịch sang tiếng Việt. Nhƣ vậy ngữ liệu của luận án là tiếng Anh (Anh). Lựa chọn ngữ liệu: Nhƣ trình bày trong phần 2.1.5 về Khái niệm thuật ngữ tài chính trong hệ thống tài chính, TNTC không thể tách rời độc lập trong lĩnh vực tài chính mà thuộc lĩnh vực tài chính, trong hệ thống các quan hệ tài chính ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ các tổ chức tiền gửi (ngân hàng thƣơng mại, liên hiệp tín dụng), công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng nhà nƣớc. Do đó, các thuật ngữ thuộc hệ thống các quan hệ tài chính nhƣ ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, công nghệ thông tin đƣợc chấp nhận sử dụng làm ngữ liệu khảo sát. Ngoài lý do trên, trong một cuốn từ điển hoặc giáo trình chuyên ngành, không chỉ có thuật ngữ chuyên ngành, mà luôn có các thuật ngữ trong hệ thống các quan hệ tài chính ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣ để đào tạo, nâng cao kỹ năng và hiệu quả làm việc trong lĩnh vực tài chính, không thể thiếu nghiệp vụ ngân hàng, quản lý tín dụng, sự trợ giúp của thiết bị công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, một thuật ngữ có thể đƣợc dùng ở nhiều ngành khoa học do sự ảnh hƣởng qua lại giữa các ngành và thuật ngữ mang lớp nghĩa mới khi ở ngành khoa học khác nhau. Căn cứ theo dữ liệu khảo sát của luận án, số lƣợng thuật ngữ chuyên 11 ngành chiếm tỉ lệ lớn và số lƣợng thuật ngữ trong hệ thống các quan hệ tài chính chiếm tỉ lệ nhỏ. Tổng số TNTC Anh - Việt đƣợc khảo sát từ nguồn ngữ liệu tuyển chọn là 2.649 thuật ngữ thuộc chuyên ngành tài chính và trong hệ thống các quan hệ tài chính ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Các đơn vị thuật ngữ (đƣợc in trong phụ lục luận án) đƣợc chúng tôi lựa chọn nghiên cứu theo các tiêu chí sau:  Các TNTC Anh - Việt đƣợc dịch theo hình thức đối chiếu chuyển dịch (đối dịch), chứ không phải thuật ngữ Anh - Việt đƣợc dịch thuật (vừa dịch, vừa miêu tả lại) theo hƣớng định nghĩa hay giải thích, cũng không gồm các danh pháp.  TNTC tiếng Việt: chúng tôi lựa chọn cách dịch đầu tiên vì trong ngữ liệu nghiên cứu, đây thƣờng là biến thể mạnh nhất và đáng tin cậy nhất. Đồng thời việc chọn cách dịch đầu tiên này để cố định nguồn thuật ngữ tiếng Việt, làm ngữ liệu để phân tích và đối chiếu mô hình cấu tạo, nhằm tìm ra sự tƣơng đồng và dị biệt với mô hình cấu tạo TNTC tiếng Anh.  Các cách dịch khác của TNTC tiếng Việt đƣợc liệt kê trong ngoặc đơn để dựa trên lý luận về đối chiếu dịch thuật và định danh chấp nhận cách dịch phù hợp và đƣa ra những gợi ý về chuẩn hóa. Các cách dịch thuật ngữ đƣợc đề xuất để thay thế hoặc bổ sung cho cách dịch trƣớc đƣợc để sau cùng, trong ngoặc vuông. Từ nguồn ngữ liệu này, chúng tôi phân tích, nghiên cứu định lƣợng dữ liệu và đƣa ra những phân tích, đánh giá có tính chất định tính, hƣớng tới chuẩn hóa TNTC tiếng Việt. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện giải quyết các vấn đề nêu trên, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 1) Phương pháp so sánh - đối chiếu để so sánh và đối chiếu kết quả phân tích hệ TNTC tiếng Anh và hệ TNTC tiếng Việt nhằm tìm ra tƣơng đồng và dị biệt giữa hai hệ thuật ngữ này. 12 2) Phương pháp đối chiếu - chuyển dịch. Thực hiện đối chiếu chuyển dịch để phân biệt các hình thức dịch chuyển: nguyên dạng, phiên âm, phỏng dịch và dịch cấu tạo thuật ngữ; phân biệt kết quả dịch và quá trình dịch. Các kết quả dịch đƣợc tổng hợp và đƣợc cung cấp trong phần phụ lục luận án. Về quá trình dịch là dịch cấu tạo hệ TNTC tiếng Anh qua hệ TNTC tiếng Việt (dịch dựa trên cấu tạo của tiếng Việt để có thuật ngữ tiếng Việt đúng về nghĩa và chính xác về cấu tạo, khác với dịch định nghĩa và dịch tƣờng thuật hay dịch sao phỏng). Quy trình là thực hiện dịch cấu tạo từng loại đơn vị; đó là: + Dịch thuật ngữ là từ: đơn vị là từ, từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích; + Dịch thuật ngữ là ngữ định danh: đơn vị là ngữ định danh, từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. 3) Phương pháp miêu tả để mô tả đặc điểm về mô hình cấu tạo thuật ngữ. 4) Phương pháp phân tích thành tố cấu tạo trực tiếp để phân tích phƣơng thức cấu tạo thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt theo mô hình cấu tạo (từ và ngữ). 4) Ngoài các phƣơng pháp cơ bản trên, luận án còn sử dụng các thủ pháp nhƣ: so sánh tương phản, thống kê phân loại và định lượng để góp phần xác lập hệ TNTC Anh - Việt chuẩn phục vụ khảo sát. Phƣơng pháp tƣ duy khoa học diễn dịch và quy nạp đƣợc quán triệt trong toàn luận án. 8. Cái mới và đóng góp của luận án 1) Đây là luận án đầu tiên khảo sát đối chiếu chuyển dịch TNTC Anh - Việt. Luận án tiếp cận TNTC Anh - Việt thông qua khảo sát đối chiếu chuyển dịch, đó là áp dụng lý thuyết đối chiếu vào chuyển dịch đơn vị ngôn ngữ, cụ thể là từ và ngữ định danh, là hai đơn vị cấu tạo hệ thuật ngữ. 2) Việc đối chiếu hệ TNTC tiếng Anh và tiếng Việt góp phần tổng hợp, nhìn nhận toàn cảnh các vấn đề TNTC nói chung và TNTC ở Việt Nam nói riêng. 3) Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về chuyển dịch thuật ngữ (ở cấp độ từ và ngữ), các phƣơng án và giải pháp trong việc chuyển dịch TNTC tiếng Anh sang tiếng Việt. 13 4) Qua khảo sát đối chiếu, luận án chỉ ra các cách chuyển dịch, đƣa ra gợi ý về cách dịch cấu tạo hai đơn vị định danh chính xác khoa học là thuật ngữ trên ngữ liệu thực tiễn chuẩn mực là TNTC Anh - Việt; Cách dịch không phải là dịch chung chung mà là dịch để cấu tạo đơn vị định danh, dịch tƣơng đƣơng tƣơng ứng chứ không phải là giải thích, cũng không phải là định nghĩa. Luận án tập trung làm rõ những vấn đề chuyển dịch thuật ngữ, các phƣơng án, giải pháp trong chuyển dịch thuật ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ TNTC tiếng Việt. 5) Về thực tiễn, kết quả khảo sát và tập hợp ngữ liệu (phần phụ lục) có thể là tiền đề để tiến tới biên soạn một cuốn từ điển đối dịch trong lĩnh vực tài chính, trong đó có từ điển TNTC Anh - Việt thể hiện trong phụ lục 1 và từ điển TNTC Việt – Anh thể hiện trong phụ lục 2. 6) Kết quả của luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ngƣời công tác giảng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành tài chính ở Việt Nam, cho công tác biên soạn từ điển đối chiếu thuật ngữ, chuyển dịch cấu tạo thuật ngữ vốn đang rầm rộ phát triển hiện nay ở Việt Nam. 9. Kết cấu của luận án Để có thể trình bày đầy đủ các cơ sở lý luận, phần Cơ sở lý luận của luận án đƣợc trình bày thành một chƣơng riêng, độc lập với chƣơng 1 về Tổng quan tình hình nghiên cứu vì bên cạnh cơ sở lý luận liên quan đến thuật ngữ nói chung và thuật ngữ tài chính Anh - Việt nói riêng, luận án cần làm rõ các cơ sở lý luận về đối chiếu chuyển dịch.Trong trƣờng hợp nghiên cứu của luận án là đối chiếu chuyển dịch, tức là nghiên cứu đối chiếu hai hệ thống của hai ngôn ngữ là TNTC Anh Việt và xem cách chuyển từ TNTC tiếng Anh là nguồn qua hệ thống TNTC tiếng Việt là đích. Chuyển dịch TNTC Anh - Việt có nghĩa là dịch cấu tạo TNTC tiếng Việt tƣơng đƣơng, tƣơng ứng với TNTC tiếng Anh. Dịch thuật ngữ đích thực khoa học không chỉ là chuyển dịch nội dung khái niệm mà tìm cách cấu tạo thuật ngữ ở ngôn ngữ đích để biểu đạt khái niệm mà đó chính là dịch cấu tạo thuật ngữ cho ngôn ngữ đích, hay có thể hiểu là dịch sáng tạo. 14 Do vậy, ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận án bao gồm bốn chƣơng với nội dung đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Chƣơng 1 của luận án đề cập đến tổng quan tình hình nghiên cứu về thuật ngữ nói chung và TNTC Anh - Việt nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, có thống kê các công trình từ điển tài chính Anh - Việt với các nhận xét và đánh giá chung. Chƣơng 2 của luận án tập trung vào cơ sở lý luận về thuật ngữ, về ngôn ngữ học đối chiếu, về dịch thuật, mối quan hệ và ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu với lý luận và thực tiễn dịch thuật. Luận án xác định cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu chuyển dịch để giải quyết nhiệm vụ của luận án. Chƣơng 3 của luận án đi sâu nghiên cứu phân tích đối chiếu chuyển dịch hai hệ TNTC Anh - Việt cấp độ từ. Chƣơng 4 của luận án đi sâu nghiên cứu phân tích đối chiếu chuyển dịch hai hệ TNTC Anh - Việt cấp độ ngữ định danh. Phần kết luận của luận án cung cấp ý tƣởng chính, số liệu và ý nghĩa của những phát hiện từ nghiên cứu, đóng góp tri thức, khoa học, thực tiễn và khả năng ứng dụng trong nghiên cứu và giảng dạy về TNTC Anh - Việt. Phần cuối của luận án là danh sách tài liệu tham khảo và các phụ lục cuối gồm: Phụ lục 1 là từ điển tài chính Anh - Việt hoàn chỉnh với các TNTC Anh - Việt đƣợc dịch bằng phƣơng pháp chuyển di, phiên âm và giữ nguyên dạng nhƣng ngoại trừ thuật ngữ tiếng Việt đƣợc dịch từ tiếng Anh bằng hình thức định nghĩa hay giải thích. Cách dịch sang tiếng Việt đầu tiên đƣợc lựa chọn làm ngữ liệu đối chiếu cấu tạo. Trong trƣờng hợp có những cách dịch khác, thì cách dịch đó đƣợc ghi sau dấu phảy và trong ngoặc đơn để không trùng lặp với cách dịch đầu tiên. Nếu có cách dịch đề xuất, thì cách dịch đề xuất đƣợc ghi trong ngoặc vuông, ở cuối cùng, ví dụ: ex-rights: chưa đủ quyền [cổ phiếu không kèm đặc quyền]; Phụ lục 2 là từ điển tài chính Việt –Anh dùng làm ngữ liệu đối chiếu cấu tạo từ và ngữ; Phụ lục 3 là các TNTC tiếng Anh là các thuật ngữ đƣợc dịch bằng hình thức giải thích, định nghĩa hoặc các danh pháp. Các thuật ngữ này đã bị loại khỏi dữ liệu khảo sát, và có đề xuất dịch với các trƣờng hợp dịch giải thích hay định nghĩa. 15 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH ANH - VIỆT DẪN NHẬP Hoạt động tài chính và nghiên cứu đào tạo về tài chính (hay nói cách khác là khoa học về tài chính ở Việt Nam) đã đƣợc xây dựng, định hình và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhƣ một ngành khoa học, có một bộ phận vừa là công cụ, vừa đồng thời là tri thức giúp phát triển giáo dục và quảng bá ngành tài chính là thuật ngữ. Trong các nguồn tiếp nhận xây dựng thuật ngữ, có một nguồn rất quan trọng và hiện nay đang ngày một phát triển là thuật ngữ từ tiếng Anh thông qua con đƣờng dịch thuật. Trong chƣơng này, luận án tóm lƣợc tình hình nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam nói chung, trong đó tập trung về thuật ngữ đối dịch giữa các ngôn ngữ nói chung và cụ thể là TNTC đối dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nói riêng với các thống kê về công trình từ điển tài chính Anh - Việt và các nhận xét, đánh giá chung, tình hình nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch. 1.1. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới, thuật ngữ học - một bộ môn liên quan đến việc nghiên cứu và thu thập các thuật ngữ chuyên dụng không phải là một lĩnh vực nghiên cứu mới, nhƣng chỉ trong những thập niên gần đây bộ môn này mới đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và đƣợc tiếp cận một cách thực sự khoa học và chính danh. Mặc dầu việc hệ thống hóa thuật ngữ và địa vị khoa học của thuật ngữ học là những vấn đề thời sự gần đây, nhƣng thực ra các hoạt động trong lĩnh vực này đƣợc bắt đầu từ trƣớc đó rất lâu. Các nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học của Lavoisier và Berthollet hay các nghiên cứu trong thực vật học và sinh vật học của Linne trong thế kỉ XVIII đã cho thấy nhu cầu về loại từ vựng khoa học chuyên ngành để diễn đạt các kiến thức chuyên môn sâu là rất cần thiết. Nhu cầu này càng đƣợc khẳng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng