Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm dịch tễ và thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân copd được q...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm dịch tễ và thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân copd được quản lý tại phòng khám cmu bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên

.PDF
75
360
112

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ VĂN TÙNG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN CODP ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI PHÒNG KHÁM CMU - BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGÔ VĂN TÙNG KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN COPD ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI PHÒNG KHÁM CMU - BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn: GS.TS.Nguyễn Thanh Bình Thời gian thực hiện: 05/2017 - 09/2017 HÀ NỘI 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS.NGƯT Nguyễn Thanh Bình – Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng sau Đại học, Bộ môn Quản lí và kinh tế Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội, phòng ban, thư viện nhà trường, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy đã cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn chuyên khoa cấp I. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng khám CMU – bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suối thời gian vừa qua. Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2017 Học viên Ngô Văn Tùng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ......................................................................... 3 1.1. DỊCH TỄ COPD .................................................................................... 3 1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................... 3 1.1.2. Tình hình mắc bệnh trên thế giới ....................................................... 3 1.1.3. Tình hình mắc bệnh ở Việt Nam ........................................................ 4 1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh...................................................... 4 1.1.5. Các giai đoạn COPD ......................................................................... 7 1.2. ĐIỀU TRỊ COPD................................................................................. 12 1.2.1. Điều trị đợt cấp COPD .................................................................... 12 1.2.2. Điều trị duy trì ngoài đợt cấp ........................................................... 13 1.3. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ COPD ........................................................ 15 1.3.1. Thuốc giãn phế quản ....................................................................... 15 1.3.2. Glucocorticoid (GC) ........................................................................ 19 1.3.3. Kháng sinh ...................................................................................... 20 1.3.4. Thuốc khác ...................................................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 22 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 22 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 22 2.2.1. Biến số nghiên cứu và chỉ số ........................................................... 22 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 26 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................... 27 2.2.4. Mẫu nghiên cứu ............................................................................... 27 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 28 3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH NHÂN COPD TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 28 3.1.1. Sự phân bố bệnh theo tuổi, giới tính ................................................ 28 3.1.2. Sự phân bố bệnh theo nghề nghiệp .................................................. 29 3.1.3. Sự phân bố bệnh theo khu vực thành thị, nông thôn ........................ 30 3.1.4. Sự phân bố bệnh theo vùng địa lý đồng bằng/miền núi .................... 31 3.1.5. Tiền sử BN về bệnh và yếu tố nguy cơ ............................................ 32 3.1.6. Phân loại mức độ bệnh trong mẫu nghiên cứu ................................. 35 3.2. CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG TRÊN BN COPD TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 36 3.2.1. Các thuốc điều trị COPD ................................................................. 36 3.2.2. Nhóm thuốc giãn phế quản .............................................................. 37 3.2.3. Nhóm thuốc Glucocorticoid............................................................. 37 3.2.4. Cơ cấu thuốc theo dạng bào chế ...................................................... 39 3.2.5. Cơ cấu thuốc BHYT chi trả ............................................................. 39 3.2.6. Cơ cấu thuốc theo giá trị sử dụng .................................................... 40 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 42 4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH NHÂN COPD TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 42 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính. ............................................................. 42 4.1.2. Đặc điểm nghề nghiệp ..................................................................... 43 4.1.3. Sự phân bố bệnh theo khu vực thành thị, nông thôn ........................ 43 4.1.4. Sự phân bố bệnh theo vùng địa lý đồng bằng/miền núi .................... 43 4.1.5. Tiền sử BN về bệnh và yếu tố nguy cơ ............................................ 44 4.1.6. Phân loại mức độ bệnh trong mẫu nghiên cứu ................................. 45 4.2. CƠ CẤU THUỐC SỬ DỤNG TRÊN BN COPD TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 46 4.2.1. Các thuốc điều trị COPD ................................................................. 46 4.2.2. Nhóm thuốc giãn phế quản .............................................................. 46 4.2.3. Nhóm thuốc Glucocorticoid............................................................. 47 4.2.4. Cơ cấu thuốc theo dạng bào chế ...................................................... 48 4.2.5. Cơ cấu thuốc BHYT chi trả ............................................................. 48 4.2.6. Cơ cấu thuốc theo giá trị sử dụng .................................................... 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 50 1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 51 1.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh nhân COPD trong mẫu nghiên cứu ...... 51 1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng trên BN COPD trong mẫu nghiên cứu ............. 51 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BN: Bệnh nhân BV: Bệnh viện CMU: Chronic pulmonary disease Management Unit BHYT: Bảo hiểm y tế ICS: Inhaled corticosteroid COPD: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. (Chronic obstructive pulmonary disease) FEV1: Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên. (Forced expiratory volume in 1st second) FVC: Dung tích sống thở mạnh. (Forced vital capacity) GOLD: Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. (Global initiative for chronic obstructive lung disease) GPQ: Giãn phế quản GC: Glucocorticoid LABA: Thuốc kích thích β2- adrenergic tác dụng kéo dài. (Long- acting β2- adrenergic agonist) SABA: Thuốc kích thích β2- adrenergic tác dụng ngắn. (Short- acting β2- adrenergic agonist) LAMA: Thuốc kháng Cholinergic tác dụng kéo dài (Long Acting Muscarinic Antagonists) DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng Trang Bảng 1.1: Cơ chế hạn chế luồng khí thở trong COPD………………………..6 Bảng 1.2: Bảng thang điểm mMRC ………………..………………………...7 Bảng 1.3: Bảng đánh giá thang điểm CAT……...……………………………9 Bảng 1.4: Phân giai đoạn nặng của COPD theo hô hấp ký..………………...11 Bảng 1.5: Các giai đoạn COPD……………………………………………...12 Bảng 1.6: Điều trị đợt cấp nhập viện………………………………………...13 Bảng 1.7: Điều trị COPD theo từng giai đoạn……………………………….15 Bảng 3.1: Sự phân bố bệnh theo tuổi tại mẫu nghiên cứu……………...........28 Bảng 3.2: Sự phân bố bệnh theo giới tính tại mẫu nghiên cứu……………...29 Bảng 3.3: Sự phân bố bệnh theo nghề nghiệp……………………………….29 Bảng 3.4: Sự phân bố bệnh theo khu vực thành thị, nông thôn……………..30 Bảng 3.5: Sự phân bố bệnh theo vùng địa lý đồng bằng/miền núi…………..31 Bảng 3.6: Tiền sử BN về bệnh và yếu tố nguy cơ…………………………...32 Bảng 3.7: Sự phân bố BN có tiền sử hút thuốc theo khu vực thành thị, nông thôn……………………………….………………………………………….33 Bảng 3.8: Danh mục tiền sử bệnh mắc kèm trên BN COPD trong mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………………...34 Bảng 3.9: Phân loại mức độ bệnh trong mẫu nghiên cứu…………………...35 Bảng 3.10: Danh mục thuốc điều trị COPD trong mẫu nghiên cứu………..36 Bảng 3.11: Danh mục thuốc GPQ điều trị COPD trong mẫu nghiên cứu…37 Bảng 3.12: Danh mục thuốc GC điều trị COPD trong mẫu nghiên cứu…….38 Bảng 3.13: Cơ cấu thuốc điều trị COPD trong mẫu nghiên cứu theo dạng bào chế…………………………………………………………………………...39 Bảng 3.14: Cơ cấu thuốc BHYT chi trả………………………………….….40 Bảng 3.15: Cơ cấu thuốc biệt dược/generic theo tổng giá trị sử dụng………40 Bảng 3.16: Tỷ lệ số đơn thuốc vượt trần BHYT trong tháng nghiên cứu…...41 HÌNH Trang Hình 1.1: Các yếu tố thuộc về người bệnh……………………………………5 Hình 1.2: Bộ câu hỏi đánh giá thang điểm CAT……………………………...8 Hình 3.1: Sự phân bố bệnh theo tuổi tại mẫu nghiên cứu…………………...29 Hình 3.2: Sự phân bố bệnh theo giới tính tại mẫu nghiên cứu………………29 Hình 3.3: Sự phân bố bệnh theo nghề nghiệp……………………………….30 Hình 3.4: Sự phân bố bệnh theo khu vực thành thị, nông thôn……………...31 Hình 3.5: Sự phân bố bệnh theo vùng địa lý đồng bằng/miền núi…………..32 Hình 3.6: Tiền sử BN về bệnh và yếu tố nguy cơ…………………………...33 Hình 3.7: Tiền sử bệnh mắc kèm trên BN COPD trong mẫu nghiên cứu…...35 Hình 3.8: Thuốc GPQ điều trị COPD trong mẫu nghiên cứu……………….37 Hình 3.9: Danh mục thuốc GC điều trị COPD trong mẫu nghiên cứu……..38 Hình 3.10: Cơ cấu thuốc biệt dược/generic theo tổng giá trị sử dụng……….41 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và các ứng dụng y học, các nguyên nhân bệnh tật gây tử vong nhiều nhất đều có xu hướng giảm tỷ lệ, ngoại trừ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) – theo nghiên cứu về xu hướng tỷ lệ tử vong theo các thời điểm mốc cho 6 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của Hoa Kỳ từ 1970 - 2002 [17] COPD là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 ở Hoa Kỳ và trên thế giới, dự kiến đến năm 2020 đây sẽ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 và là nguyên nhân gây tàn phế thứ 5 toàn cầu [17], [18]. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có số ca COPD nhiều gấp 3 lần tổng số ca của các nơi khác trên thế giới. Căn bệnh này tuy rất được lĩnh vực y học cộng đồng chú ý, nhưng người dân vẫn chưa có hiểu biết thực sự rõ ràng. Năm 1998, Tổ chức Y tế Thế giới cùng Viện Tim mạch, phổi và huyết học Hoa Kỳ thành lập một hội đồng khoa học có tên là “Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” (GOLD) để lưu ý mọi người nhiều hơn về căn bệnh này. Năm 2001 đến nay, GOLD đưa ra chương trình “Khởi động toàn cầu về chuẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. [17] Ở Việt Nam, chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được triển khai từ năm 2011 tại 4 tỉnh thành phố là: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Nam Định sau đó mở rộng ra các tỉnh thành trên cả nước. Phòng khám CMU – Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên được thành lập năm 2014, là đơn vị quản lý bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có vai trò chuẩn đoán, điều trị, dự phòng và giáo dục người dân về COPD. Tuy nhiên việc tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc tại khoa còn ít được quan tâm. 1 Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm dịch tễ và thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân COPD được quản lý tại phòng khám CMU – Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên” với các mục tiêu sau: - Mô tả một số đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân COPD được quản lý tại phòng khám CMU - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên - Mô tả cơ cấu thuốc sử dụng trên bệnh nhân COPD được quản lý tại phòng khám CMU - Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. DỊCH TỄ COPD 1.1.1. Định nghĩa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), là bệnh phổ biến có thể điều trị và dự phòng được, đặc trưng bởi triệu chứng hô hấp trường diễn và giới hạn dòng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất thường ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại... [17] Triệu chứng hô hấp thường gặp là khó thở, ho và/hoặc khạc đờm được người bệnh nghi nhận Yếu tố nguy cơ chính là hút thuốc lá, tuy nhiên tiếp xúc với những yếu tố môi trường như nhiên liệu sinh khối và ô nhiễm không khí cũng có thể là nguy cơ. Bên cạnh đó, còn có yếu tố chủ thể tiên định của cá thể bị COPD. Bao gồm, bất thường về di truyền, về sự phát triển và theo tuổi. [17] 1.1.2. Tình hình mắc bệnh trên thế giới COPD đứng thứ 4 trong các nguyên nhân gây bệnh và gây tử vong ở Hoa Kỳ. Năm 2002, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ năm trên thế giới. Cho đến năm 2020, người ta dự kiến căn bệnh này sẽ là nguyên nhan gây tử vong thứ ba trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tàn phế thứ 5 trên toàn cầu, trong khi nó chỉ đứng thứ 6 vào năm 1990. [6], [17] Trong số tất cả các căn bệnh mạn tính trên toàn cầu, COPD là căn bệnh duy nhất có tỷ lệ tử vong gia tăng. Nguyên nhân được cho rằng do viện hút thuốc lá tràn lan, và do sự thay đổi thành phần dân cư của hầu hết các nước, dân cư ngày càng già đi. [18] 3 1.1.3. Tình hình mắc bệnh ở Việt Nam Việt Nam là đất nước có tỷ lệ nhiễm COPD cao nhất trong 12 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương. Đây là căn bệnh gây tử vong nhiều thứ 3 ở Việt Nam sau tai biến mạch máu não và ung thư. [17] Tỷ lệ mắc COPD chung toàn quốc ở các lứa tuổi là 2,2%, tỷ lệ mắc COPD ở nam là 3,4% và nữ là 1,1%. Tỷ lệ mắc COPD ở lứa tuổi từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong khi đó ở nhóm dưới 40 tuổi, tỷ lệ chỉ là 0,4% (theo nghiên cứu dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn quốc được thực hiện trên 25000 người lớn từ 15 tuổi trở lên tại 70 điểm thuộc 48 tỉnh thành phố, đại diện cho dân số Việt Nam từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007). [11] 1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 1.1.4.1. Nguyên nhân a. Yếu tố môi trường Do hít phải các hạt độc hại từ môi trường [2], [6], [17] - Khói thuốc lá, thuốc lào: 80% bệnh nhân bị COPD do hút thuốc lá, thuốc lào, nhưng chỉ 15% những người nghiện thuốc lá, thuốc lào phát triển thành bệnh này. - Ô nhiễm không khí trong nhà: khói nhiên liệu rắn dùng để đun nấu và sưởi ấm. - Ô nhiễm không khí ngoài trời: khí thải phương tiện giao thông, khói bụi công nghiệp. - Hơi hóa chất và bụi nghề nghiệp 4 b. Yếu tố thuộc về người bệnh Hình 1.1: Các yếu tố thuộc về người bệnh - Rối loạn vận động nhung mao - Thiếu α1 - antitrypsin - Các yếu tố liên quan đến sự phát triển phôi trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ thơ ấu như cân nặng khi sinh thấp, nhiễm trùng hô hấp nhiều lần dưới 8 tuổi,… 1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh COPD Đặc điểm hạn chế luồng khí thở ở người OPD là phối hợp bệnh lý đường thở nhỏ (viêm tiểu phế quản tắc nghẽn) và phá hủy nhu mô phổi (khí phế thũng) tạo nên sự khác nhau giữa các người bệnh với nhau. [2], [6], [17] 5 Bảng 1.1: Cơ chế hạn chế luồng khí thở trong COPD TÌNH TRẠNG VIÊM Bệnh lý đường thở nhỏ Phá hủy nhu mô phổi Viêm đường thở Mất liên kết giữa các phế nang Tái cấu trúc đường thở Giảm tính đàn hồi HẠN CHẾ LUỒNG KHÍ THỞ Viêm là biểu hiện các đáp ứng bình thường của phổi trước các tác nhân là các hạt, hoặc khí độc. Hiện tượng viêm sau đó còn tăng lên bởi các stress, chất oxy hóa, và sự dư thừa proteinase trong phổi. Cơ chế phối hợp này gây nên thay đổi bệnh học đặc trưng trong COPD [17]. Các thay đổi bệnh học đặc trưng trong COPD: [17] - Hạn chế luồng khí thở và bẫy khí lại trong phổi (air trapping) - Giảm O2 máu và tăng CO2 máu - Tăng tiết nhầy - Tăng áp lực tuần hoàn phổi (pulmonary hypertension) - Biểu hiện toàn than: Rối loạn cơ xương do giảm vận động (teo cơ, loãng xương), tăng nguy cơ trầm cảm và thiếu máu, bệnh lý mạch vành. 6 1.1.5. Các giai đoạn COPD Việc cần thiết đánh giá COPD nhằm mục đích: Xác định mức độ nặng của bệnh, các tác động trên tình trạng sức khỏe bệnh nhân, và các nguy cơ trong tương lai (cơn kịch phát, nhập viện, tử vong). Quan tâm các khía cạnh riêng rẽ sau: - Đánh giá triệu chứng - Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở - Đánh giá nguy cơ đợt cấp - Đánh giá bệnh kèm theo 1.5.1.1. Đánh giá triệu chứng Đặc điểm triệu chứng COPD là các triệu chứng khó thở, ho, khạc đờm kéo dài và nặng dần. Triệu chứng của bệnh nhân được đánh giá bằng 2 thang điểm mMRC (modified Medical Research Council) và thang điểm CAT (COPD Assessment Test). Bảng 1.2: Bảng thang điểm mMRC Bảng điểm đánh giá khó thở MRC Điểm Khó thở khi gắng sức mạnh 0 Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ 1 Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng. Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo 7 2 3 4 Thang điểm CAT gồm 8 câu hỏi, cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, từ 0 - 5, tổng điểm từ 0 ->40: Hình 1.2: Bộ câu hỏi đánh giá thang điểm CAT 8 Bảng 1.3: Bảng đánh giá thang điểm CAT Điểm Mức Hình ảnh lâm sàng về tác động CAT tác của COPD theo điểm CAT Hướng xử trí động Bệnh nhân không làm được tất cả Bệnh nhân cần được xử các việc mà họ muốn. Không có trí ngay ngày nào thấy thoải mái. Tắm Bên cạnh vai trò hướng hoặc gội đầu thường lâu hơn bình dẫn cho các bệnh nhân, thường. Không thể ra khỏi nhà để điểm CAT giúp đi chọ, hoặc làm việc nhà. - Gợi ý chuyển bệnh >30 Rất Thường không thể đi xa khỏi nhân cho chuyên gia hô cao giường hoặc ghế. Họ cảm thấy hấp (nếu bạn là bác sỹ mình vô dụng chăm sóc sức khỏe ban đầu). Bên cạnh đó: - Thêm thuốc điều trị - Phục hồi chức năng hô hấp Không làm được hầu hết các việc - Đưa ra tiếp cận tốt nhất mà họ muốn. Xuất hiện khó thở giúp tránh đợt bùng phát khi đi quanh nhà, giặt quần áo. Có thể có biểu hiện khó thở khi nói >20 Cao chuyện. Mệt khi ho. Ngủ không yên giấc do khó thở, ho về đêm. Họ thấy rằng tập thể dục không an toàn. Họ cảm thấy lo lắng, sợ hãi trong kiểm soát bệnh. 9 Điểm Mức Hình ảnh lâm sàng về tác động CAT tác của COPD theo điểm CAT Hướng xử trí động COPD là bệnh nghiêm trọng nhất Cần tối ưu thêm việc của bệnh nhân. Có một số ngày điều trị. Bên cạnh vai trò bình thường, với hầu hết các ngày hướng dẫn cho các bệnh có ho, khạc đờm, 1-2 lần bùng nhân CAT giúp: phát/năm. Khó thở hầu hết các - Xem xét lại việc điều trị 10- Trung 20 bình ngày, và thường thức giấc vào ban duy trì đã tối ưu chưa? đêm do nặng ngực, khó thở. Xuất - Xem xét phục hồi chức hiện khó thở khi leo dốc, cầu năng hô hấp thang chậm, có thể làm được việc - Đảm bảo tiếp cận tốt nhà chậm hoặc có nghỉ ngắt nhất nhằm tránh các đợt quãng bùng phát - Tránh các yếu tố kích phát <10 Thấp Hầu hết các ngày tốt, COPD có - Ngưng hút thuốc thể gây một số khó chịu, làm - Tiêm phòng cúm hàng người bệnh không làm được 1-2 năm việc mà họ muốn. Họ thường ho - Giảm tiếp xúc với các vài ngày trong tuần và khó thở khi yếu tố gây bùng phát tập thể thao, làm việc nặng. Họ - Điêu trị nên được xác thường đi chậm hoặc dừng lại khi định thêm bởi các thăm dò lâm sàng leo dốc, dễ mất sức. 10 1.5.1.2. Đánh giá dựa vào hô hấp ký Phân độ GOLD dựa vào đo chức năng hô hấp được thể hiện ở bảng sau đây. Tuy nhiên, người ta thấy rằng, ít có mối liên quan giữa mức độ nặng của FEV1 và triệu chứng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD. Chính vì lý do đó, bắt buộc chúng ta phải sử dụng các thang điểm đánh giá triệu chứng để phân độ bệnh [17]. Bảng 1.4: Phân giai đoạn nặng của COPD theo hô hấp ký Giai đoạn Đặc điểm (FEV1/FVC < 70%) GOLD I: Nhẹ FEV1 ≥ 80% giá trị dự đoán GOLD II: Trung bình 50% < FEV1 < 80% giá trị dự đoán GOLD III: Nặng 30% < FEV1 < 50% giá trị dự đoán GOLD IV: Rất nặng FEV1 < 30% giá trị dự đoán 1.5.1.3. Đánh giá đợt cấp Đợt cấp COPD như là biểu hiện tự nhiên của bệnh, được đặc trưng bằng sự thay đổi mức độ khó thở, ho, và/hoặc khạc đờm vượt quá những thay đổi hàng ngày, khởi phát cấp tính, và đòi hỏi phải thay đổi cách điều trị thường ngày ở những người bệnh COPD. Nguyên nhân phổ biến gây ra đợt cấp là sự nhiễm khuẩn khí phế quản và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên có 1/3 số trường hợp không rõ nguyên nhân. [17] 1.5.1.4. Đánh giá tổng hợp Tóm lại, dựa vào các yếu tố trên COPD được phân làm 4 nhóm [17]: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất