Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng ni...

Tài liệu Khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở việt nam

.PDF
96
187
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- TRẦN NGUYỄN VI THỤY KHẢO SÁT CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ, GIA TĂNG NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- TRẦN NGUYỄN VI THỤY KHẢO SÁT CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ, GIA TĂNG NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học GS. TS. TRẦN NGỌC THƠ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn GS. TS. Trần Ngọc Thơ, thầy đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì những kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tác giả Trần Nguyễn Vi Thụy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Thơ. Nguồn số liệu và kết quả thực nghiệm được thực hiện trung thực, chính xác. Tác giả Trần Nguyễn Vi Thụy MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1  CHƯƠNG I: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ NIỀM TIN............................... 4  1.1 CHỈ SỐ NIỀM TIN KINH DOANH ................................................................. 4  1.1.1 Chỉ số niềm tin kinh doanh ở Nam Phi (SACCI Business Confidence Index) ................................................................................................................... 4  1.1.2 Chỉ số niềm tin kinh doanh ở Việt Nam (WVB-PVFCInvest BCI) ........... 5  1.2 CHỈ SỐ NIỀM TIN TIÊU DÙNG .................................................................... 8  1.2.1 Chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Mỹ (The Conference Board Consumer Confidence Index- CCI) ...................................................................................... 8  1.2.2 Chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Việt Nam (Nielsen’s Consumer Confidence Index)11  1.3 CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở MỸ ........................................................ 14  1.3.1 Giới thiệu về chỉ số niềm tin tài chính ở Mỹ (The Chicago Booth/Kellogg School Financial Trust Index) ........................................................................... 14  1.3.2 Kết quả khảo sát chỉ số niềm tin tài chính ở Mỹ Quý 3/2011 .................. 16  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 20  CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH .................................. 21  2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM .............. 21  2.2 KHẢO SÁT CHỈ SỐ NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ...................... 22  2.2.1 Mô tả cuộc khảo sát chỉ số niềm tin tài chính .......................................... 22  2.2.2 Kết quả cuộc khảo sát thực trạng chỉ số niềm tin tài chính ...................... 25  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 47  CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ, GIA TĂNG NIỀM TIN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 48  3.1 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.................................................................. 48  3.1.1 Đối với các yếu tố Vĩ mô .......................................................................... 48  3.1.2 Đối với các yếu tố nội tại bên trong ......................................................... 48  3.2 NGÂN HÀNG ................................................................................................. 50  3.3 BẤT ĐỘNG SẢN............................................................................................ 53  3.4 TẬP ĐOÀN KINH TẾ, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC .............................. 55  3.5 ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ ................................................................. 57  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 58  KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 59  TÀI LIỆU THAM KHẢO  PHỤ LỤC 01 ......................................................................................................... PL 1  PHỤ LỤC 02 ......................................................................................................... PL 9  PHỤ LỤC 03 ....................................................................................................... PL 11  PHỤ LỤC 04 ....................................................................................................... PL 13  PHỤ LỤC 05 ....................................................................................................... PL 17  PHỤ LỤC 06 ...................................................................................................... PL 20  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt BCI BĐS CBCNV CCI CIEM CNH-HĐH CTCK DN DNNN DNNVV EVN FDI GDP IMF NHNN NHNNg NHTMCP OMO PVFC Invest PVN RSA S.C SACCI SSRS TCT NN TĐKT TTCK WB WVB FISL Tiếng Anh Business Confidence Index Consumer Confidence Index Foreign Direct Investment International Monetary Fund Open Market Interest Rate Tiếng Việt Chỉ số niềm tin kinh doanh Bất động sản Cán bộ công nhân viên Chỉ số niềm tin tiêu dùng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Công nghiệp hóa hiện đại hóa Công ty chứng khoán Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm quốc nội Quỹ tiền tệ quốc tế Ngân hàng Nhà Nước Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng thương mại cổ phần Operations Lãi suất trên thị trường mở Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Cộng hòa Nam Phi Republic of South Africa Standard Chartered South African Chamber of Commerce and Industry Social Science Research Giải pháp nghiên cứu khoa học Xã hội Solutions Tổng công ty Nhà nước Tập đoàn kinh tế Thị trường Chứng khoán Ngân hàng Thế giới Công ty TNHH Dịch vụ Thông tin Tài Chính World Vest Base Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chi tiết 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt ở Việt Nam ............................... 6 Bảng 1.2: 5 quan ngại lớn nhất của người tiêu dùng Q.3/2011 ................................ 12 Bảng 1.3: Các khoản cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng..................................... 13 Bảng PL 1.1: Chỉ số niềm tin kinh doanh SACCI (2004 - 2011) ......................... PL 1 Bảng PL 1.2: Sự thay đổi của 13 chỉ số phụ SACCI BCI..................................... PL 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Chỉ số niềm tin tiêu dùng trong năm 2011 một số nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương....................................................................................................... 14 Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm những người tin tưởng vào các thành phần khác nhau tạo nên chỉ số niềm tin tài chính ..................................................................................... 16 Hình 1.3: Niềm tin vào ngân hàng ............................................................................ 18 Hình 1.4: Khả năng mà thị trường chứng khoán sẽ giảm hơn 30% vào năm tới...... 19 Hình 2.1: Giới tính .................................................................................................... 24 Hình 2.2: Độ tuổi....................................................................................................... 24 Hình 2.3: Trình độ học vấn ....................................................................................... 24 Hình 2.4: Thu nhập bình quân hàng tháng ................................................................ 24 Hình 2.5: Lĩnh vực hoạt động chính của công ty mà các đáp ứng viên công tác ..... 25 Hình 2.6: Sự thay đổi niềm tin trong 12 tháng qua. .................................................. 26 Hình 2.7: Ảnh hưởng của niềm tin trong việc ra quyết định đầu tư ......................... 27 Hình 2.8: Định giá thị trường chứng khoán hiện nay. .............................................. 28 Hình 2.9: Nguyên nhân gây ra tình hình kinh tế bất ổn hiện nay và niềm tin vào thị trường chứng khoán. ................................................................................................. 30 Hình 2.10: Sự can thiệp của Chính phủ và niềm tin vào thị trường chứng khoán .... 31 Hình 2.11: Mức độ niềm tin và việc lựa chọn ngân hàng gửi tiền............................ 32 Hình 2.12: Mức độ đồng ý về các yếu tố làm suy giảm niềm tin vào ngân hàng ..... 33 Hình 2.13: Chính phủ cần can thiệp mạnh hơn nữa vào các NHTM ........................ 34 Hình 2.14: Khả năng thị trường Bất động sản sẽ phục hồi trong bao lâu? ............... 35 Hình 2.15: Lỗ hổng chính đáng lo ngại của thị trường bất động sản hiện nay ......... 36 Hình 2.16: Tốc độ tăng giá nhà đất và tốc độ tăng GDP/đầu người ......................... 37 Hình 2.17: Định giá thị trường nhà đất hiện nay ...................................................... 37 Hình 2.18: Mức độ đồng ý với các yếu tố làm cho hiệu quả kinh doanh của TĐKT, TCT Nhà nước không cao ......................................................................................... 38 Hình 2.19: Cảm xúc của đáp ứng viên đối với sự kiện Vinashin và Petrolimex ...... 39 Hình 2.20: Chỉ số niềm tin tài chính hiện tại ............................................................ 40 Hình 2.21: Tâm trạng của đáp ứng viên trong tình hình kinh tế bất ổn hiện nay ..... 42 Hình 2.22: Khả năng bị mất việc làm trong 12 tháng tới.......................................... 43 Hình 2.23: Tỷ lệ khả năng mất việc làm trong các ngành ........................................ 43 Hình 2.24: Lạm phát tại Việt Nam kết thúc năm 2012 ............................................. 44 Hình 2.25: Trong 3 năm tới, nền kinh tế VN sẽ như thế nào so với hiện tại? .......... 45 Hình 2.26: So sánh mức độ niềm tin thay đổi trong 12 tháng qua và kỳ vọng 3 năm tới............................................................................................................................... 46 Hình 2.27: Mức độ niềm tin và sự lựa chọn tình hình kinh tế VN trong 3 năm tới.. 47 Hình PL 1.1: Chỉ số niềm tin kinh doanh SACCI (1985-2011)............................ PL 2 Hình PL 1.2: Chỉ số niềm tin kinh doanh SACCI so với năm trước .................... PL 2 Hình PL 1.3: Tăng trưởng kinh tế và đầu tư cố định (1961-2011) ....................... PL 6 Hình PL 1.4: Xu hướng lạm phát Nam Phi ........................................................... PL 6 Hình PL 1.5: Tỷ giá hối đoái của đồng Ran (1980-2011) .................................... PL 7 Hình PL 1.6: Giá vàng và bạch kim tính theo đồng Ran (2001-2011) ................. PL 8 Hình PL 2.1: Chỉ số niềm tin kinh doanh WVB-PVFC Invest (2008-2011) ...... PL 10 Hình PL 3.1: Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ (2000-2011) ............................ PL 11 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bức tranh ảm đạm của kinh tế thế giới thực ra đã được cảnh báo từ những vụ vỡ nợ của một số thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bắt đầu từ Ireland, Hy Lạp, rồi Bồ Đào Nha…. Thế nhưng phải đến khi mối đe dọa vỡ nợ lan rộng ở châu Âu và đặc biệt là từ khi nền kinh tế lớn nhất thế giới - Hoa Kỳ cũng đứng trước nguy cơ vỡ nợ, thì rõ ràng là hệ thống kinh tế thế giới đang thực sự có vấn đề. Đúng như dự báo của nhiều nhà tài chính có tầm cỡ của thế giới, cuộc khủng hoảng năm 2007- 2008 vẫn chưa kết thúc, mà còn có khả năng chuyển hóa thành những dạng khủng hoảng mới. Biểu hiện ra bên ngoài của tình trạng khủng hoảng hiện nay là sự nhảy múa của giá vàng, tỷ giá ngoại hối, sự trồi sụt liên tục của các thị trường chứng khoán quốc tế lớn. Đó là biểu hiện của tâm trạng bất an về kinh tế, người ta đổ xô vào trữ vàng, khiến giá vàng quốc tế tăng kỷ lục, chứng tỏ một sự mất niềm tin vào các đồng tiền chủ chốt là USD và EURO. Hay nói cách khác, đây là sự mất niềm tin vào sức khỏe của các nền kinh tế lớn. Và một khi các nền kinh tế như Mỹ, EU không có được sự ổn định, thì toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Và các nền kinh tế nhỏ, ở trình độ hội nhập còn thấp (trong đó có Việt Nam) sự ảnh hưởng có thể đến chậm nhưng mức độ có thể lại sâu sắc hơn. Trong bối cảnh quốc tế như vậy, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức với những bất ổn vĩ mô tiềm tàng, như lãi suất, lạm phát tăng cao cùng với đó là sức ép lớn từ vấn đề tỷ giá tiền đồng so với đôla Mỹ, thâm hụt ngân sách, nợ công tiếp tục tích lũy, thâm hụt thương mại chưa được cải thiện, cải cách quản lý doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vấn đề bất cập. Hàng loạt những khó khăn do bất ổn vĩ mô trên đã làm niềm tin của dân, và các nhà đầu tư vào Chính phủ bị xói mòn, niềm tin vào thị trường tài chính ngày một cạn dần, thị trường chứng khoán liên tục lập những mốc đáy mới là bằng chứng phản ánh sự mất niềm tin của nhà đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Các thị trường tài chính đã mất lòng tin vào khả năng các nhà hoạch định chính sách có thể xử lý vấn đề một cách hiệu quả. 2 Mặc dù trong toàn bộ hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường không có “chỉ tiêu niềm tin”, song tại không ít các tham luận, phát biểu, những phân tích về thực tại và dự báo tương lai đều được gắn với “chỉ tiêu” này. Do vậy, làm thế nào để niềm tin vào Chính phủ, vào thị trường tài chính được khôi phục củng cố là điều mà các nhà làm chính sách hiện nay đang trăn trở. Với những lý do nêu trên, tôi chọn nội dung nghiên cứu “ Khảo sát chỉ số niềm tin tài chính và một số giải pháp nhằm củng cố, gia tăng niềm tin tài chính ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của mình cho luận án thạc sĩ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tập trung nghiên cứu xây dựng chỉ số niềm tin tài chính và kiểm nghiệm chỉ số này ở Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp nhằm củng cố gia tăng niềm tin của nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính này . Tác giả tập trung đi sâu vào 4 lĩnh vực: thị trường chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: là yếu tố niềm tin trong các lĩnh vực tài chính: chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Phạm vi nghiên cứu: cuộc khảo sát niềm tin tài chính được thực hiện trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ Bắc vào Nam, yêu cầu đối với người khảo sát là những người có tham gia đóng góp vào nguồn tài chính của gia đình. Với số lượng người tham gia khảo sát chính thức là 300 người. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGUỒN THÔNG TIN Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với phương pháp thống kê chọn mẫu, tổng hợp, so sánh phân tích để tìm ra nguyên nhân gây nên sự mất niềm tin vào thị trường tài chính. Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát của tác giả, ngoài ra cũng sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các NHTM Việt Nam, báo cáo thường niên của NHNN và một số báo cáo ngành ngân hàng, ngành bất động sản, ngành chứng khoán do các công ty chứng khoán và tổ chức tài chính trong và ngoài nước tổng hợp. 3 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Cấu trúc luận văn gồm 3 chương. Chương 1 là giới thiệu về các nghiên cứu trên thế giới và những nghiên cứu đã khảo sát tại Việt Nam về chỉ số niềm tin, bao gồm chỉ số niềm tin kinh doanh, chỉ số niềm tin tiêu dùng và sau cùng là chỉ số niềm tin tài chính. Chương 2 giới thiệu về chỉ số niềm tin tài chính mà tác giả đang nghiên cứu, triển khai cuộc khảo sát thực tế đo lường niềm tin tài chính và đi tìm những nguyên nhân làm suy giảm niềm tin của người dân, nhà đầu tư. Chương 3 đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để củng cố gia tăng niềm tin trong thị trường tài chính. 4 CHƯƠNG I MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ NIỀM TIN 1.1 CHỈ SỐ NIỀM TIN KINH DOANH 1.1.1 Chỉ số niềm tin kinh doanh ở Nam Phi (SACCI Business Confidence Index) 1.1.1.1 Khái quát về chỉ số niềm tin kinh doanh SACCI BCI Chỉ số niềm tin kinh doanh được tạo ra hàng tháng bởi SACCI (South African Chamber of Commerce and Industry) như là một sự đo lường mức độ của niềm tin kinh doanh trong nền kinh tế Nam Phi. Báo cáo này bao gồm những lời dẫn giải, bình luận về hiện trạng của nền kinh tế cũng như các chỉ số kinh tế khác. Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) của SACCI là một chỉ số liên quan đến thị trường, nó phản ánh không phải những gì doanh nghiệp đang nói mà là những gì doanh nghiệp đang làm và trải nghiệm. Do đó, nó không phải là một ý kiến/chỉ số nền tảng sự nhận thức. Có khả năng rằng trong bất kỳ một tháng nào tâm trạng kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn tiêu cực bởi sự phát triển khác nhau trong nền kinh tế. BCI tìm kiếm để phản ánh kết quả ròng của các ảnh hưởng này. BCI là một chỉ số tổng hợp của mười ba chỉ số phụ. Các chỉ số kinh tế khác nhau được sử dụng để tạo nên mười ba chỉ số phụ này. Các chỉ số này được theo dõi và được đánh giá bởi doanh nghiệp có mang tâm trạng kinh doanh. BCI được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985, đã được điều chỉnh trước đó để BCI với phiên bản mới nhất trong tháng 2 năm 2006. Sự thay đổi mới nhất đến các thành phần của chỉ số giúp nắm bắt được những thay đổi cấu trúc trong nền kinh tế trong nước, có liên quan đến giá cả và sự ổn định tài chính, ảnh hưởng của toàn cầu hóa cũng như sự thay đổi môi trường đến hoạt động doanh nghiệp và ảnh hưởng tới Nam Phi. Sự chuyển động chu kỳ kinh doanh trong các chỉ số phụ rất quan trọng đến mức độ niềm tin kinh doanh. Từ tháng 2 năm 2006, BCI được tính theo thành phần mới. Để đảm bảo một loạt chỉ số BCI liên tục, thật cần thiết để điều chỉnh các số liệu lịch sử để khắc phục bất kỳ 5 sự khác biệt kỹ thuật và đảm bảo có thể so sánh được trong các con số-chỉ số theo thời gian. Năm cơ sở cho BCI đã được thay đổi từ 2000 đến 2005. Các chỉ số phụ sau đây tạo nên BCI: 1. Bình quân tỷ giá hối đoái hàng tháng của đồng ran (rand: đơn vị tiền tệ ở cộng hòa Nam Phi) so với đồng đô la Mỹ, euro và Bản Anh cũng như các biến động của tỷ giá hối đoái đồng ran. (Rand exchange rate) 2. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng ở thủ đô và khu vực thành phố (Inflation) 3. Tỷ lệ thấu chi thực (Utility Services) 4. Khối lượng doanh số bán lẻ (Retail sales) 5. Tỷ lệ thay đổi trong việc mở rộng tín dụng thực đến các khu vực tư nhân (Real private sector borrowing) 6. Giá dolla Mỹ trung bình của vàng và bạch kim.(Precious metal prices) 7. Khối lượng hàng hóa nhập khẩu (Imports) 8. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu (Exports) 9. Doanh số bán xe mới (Vehicle sales) 10. Sự thanh lý, đóng cửa của các công ty (Real financing cost) 11. Khối lượng sản phẩm được sản xuất ra (Manufacturing) 12. Giá trị thực của kế hoạch xây dựng khu vực tư nhân đã được thông qua (Construction – buildings) 13. Chỉ số giá tất cả cổ phiếu của giao dịch chứng khoán JSE (Share prices) 1.1.1.2 Kết quả khảo sát niềm tin kinh doanh tháng 09/2011 (xem Phụ Lục 01) 1.1.2 Chỉ số niềm tin kinh doanh ở Việt Nam (WVB-PVFCInvest BCI) 1.1.2.1 Giới thiệu về chỉ số niềm tin kinh doanh Việt Nam Chỉ số niềm tin kinh doanh Việt Nam được công bố chính thức vào ngày 1/10/2008 bởi công ty TNHH Dịch vụ Thông tin Tài Chính World Vest Base Việt Nam (WVB FISL) và công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest). Việt nam đang là điểm đến thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư vốn nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam đang phản ánh ý nghĩa vô cùng to lớn của nền kinh tế này đối nền kinh tế toàn cầu. Cân nhắc các yếu tố nói 6 trên, thật ngạc nhiên là vẫn chưa có cuộc khảo sát kinh doanh nào theo dõi hướng đi của sự tăng trưởng hay sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như đo lường và dự báo môi trường kinh tế trong tương lai gần. Vì vậy, công ty WVB FISL và công ty PVFC Invest đã quyết định khởi xướng việc xây dựng một cuộc khảo sát trong quý III của năm 2008 để đáp ứng yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa như trên. Các cuộc khảo sát lần sau sẽ được tiến hành hàng quý của các năm. Công ty WVB FISL và công ty PVFC Invest đã cân nhắc cẩn thận và cuối cùng đã lựa chọn được danh sách các doanh nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát. Họ là những doanh nghiệp đứng đầu trong cả nước về thương hiệu, tổng tài sản, tổng doanh thu và số lượng nhân viên thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam. Bảng 1.1: Chi tiết 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt ở Việt Nam Số Lĩnh vực kinh doanh TT 1 Giao Thông Vận Tải, Ô tô, xe máy Nông Lâm-Ngư nghiệp, Thực phẩm, 2 Bia, Nước Giải khát Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Bất động 3 sản Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng 4 khoán 5 Hóa Chất, Hóa mỹ phẩm Dệt may, Da giày 6 Số Lĩnh vực kinh doanh TT 7 Điện tử, Điện lạnh Máy móc, Thiết bị, Công nghệ 8 Thông tin và Viễn thông 9 Dầu khí 10 11 Y tế và Giáo dục Thương mại, dịch vụ khác Nguồn: WVB-PVFCInvest Đơn vị khảo sát cũng đã lựa chọn hơn một nửa số doanh nghiệp trong cuộc khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bởi DNNVV chiếm hơn 95% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam và đóng vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế nước ta. Từ kết quả của cuộc khảo sát này, tất cả dữ liệu đã được phân tích vô danh và đã xây dựng nên một chỉ số gọi là Chỉ số Niềm tin Kinh doanh WVB-PVFCInvest (tên tiếng Anh: WVB-PVFCInvest Business Confidence Index (BCI). Chỉ số này được tính toán dựa trên thống kê kết quả của tất cả các câu trả lời của các doanh nghiệp và áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế chứ không áp dụng cho một ngành nghề cụ thể nào. 7 Qua nhiều năm, các cuộc khảo sát về niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp tại các nước phát triển đang được tiến hành định kỳ bởi các lợi ích to lớn mà chúng mang lại. Do đó, chỉ số này tại Việt Nam vì trước hết nó sẽ mang lại lợi ích cho chính bản thân các doanh nghiệp. Cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước hoạt động ở Việt Nam sẽ có thêm một kênh thông tin về tình hình hiện tại của nền kinh tế và dự đoán về tình hình kinh doanh trong thời gian tương lai ngắn hạn. Dựa trên thông tin này, họ có thể so sánh, lập kế hoạch hay ra các quyết định kinh doanh tốt hơn. Nhóm Khảo sát và Nghiên cứu của hai bên công ty WVB FISL & PVFC Invest đã cân nhắc và lựa chọn 06 cấu phần chính được các cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh ở các nước khác tập trung nhấn mạnh nhất và cũng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. 06 cấu phần chính đó là: 1) Điều kiện hiện tại của nền kinh tế 2) Dự đoán điều kiện nền kinh tế 3) Dự đoán mức độ thay đổi về lao động 4) Kế hoạch đầu tư cố định 5) Dự đoán sự tăng trưởng doanh thu 6) Dự đoán sự tăng trưởng lợi nhuận Mỗi cấu phần chính sẽ có một chỉ số phụ. Các chỉ số phụ này sẽ được tính dưới dạng phần trăm bằng cách lấy tổng số câu trả lời mang tính tích cực trừ đi tổng câu trả lời mang tính không tích cực rồi cộng với 100. Tổng của 6 chỉ số phụ này dưới dạng phần trăm sẽ là Chỉ số niềm tin kinh doanh WVB-PVFCInvest. Có 06 câu hỏi cố định biểu thị cho 06 cấu phần chính tạo nên chỉ số niềm tin kinh doanh được hỏi hàng quý. Bên cạnh đó, các câu hỏi “Chủ đề” khác cũng sẽ được đưa vào bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của doanh nghiệp về các vấn đề mà họ đang quan tâm nhất. Các câu hỏi chủ đề này sẽ có thể khác nhau theo từng quý tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể nền kinh tế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trong 8 cuộc khảo sát lần thứ nhất, có 04 câu hỏi chủ đề được nêu ra liên quan tới dự đoán của doanh nghiệp về năng suất lao động nhân viên, việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng phát triển sản phẩm và dịch vụ mới và hiệu quả chi phí. Ở cuộc khảo sát lần thứ nhất lần này, chỉ số được tạo ra sẽ là chỉ số gốc tính tại quý III năm 2008 có mức điểm là 100. Do đó các chỉ số được thống kê tạo ra trong các cuộc khảo sát lần sau của các quý trong tương lai sẽ được so sánh với chỉ số gốc này. Nếu chỉ số tương lai nhỏ hơn 100 sẽ dự báo xu thế giảm đi của của nền kinh tế và ngược lại nếu lớn hơn 100 sẽ dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế. 1.1.2.2 Kết quả khảo sát chỉ số niềm tin kinh doanh Quý 3/2011 (xem phụ lục 02) 1.2 CHỈ SỐ NIỀM TIN TIÊU DÙNG 1.2.1 Chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Mỹ (The Conference Board Consumer Confidence Index- CCI) Niềm tin tiêu dùng, được đo bởi chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI), được định nghĩa như là mức độ lạc quan về tình trạng của nền kinh tế mà người tiêu dùng (như bạn và tôi) đang thể hiện thông qua các hoạt động về tiết kiệm và chi tiêu. CCI được sáng lập bởi Conference Board, và lần đầu tiên được tính vào năm 1985. Trong năm đó kết quả của chỉ số tự đặt ra là 100, đại diện cho điểm chuẩn của chỉ số. Giá trị này được điều chỉnh hàng tháng trên cơ sở của một cuộc khảo sát ý kiến tiêu dùng của hộ gia đình về điều kiện hiện tại và kỳ vọng tương lai của nền kinh tế. Ý kiến về điều kiện hiện tại chiếm 40% của chỉ số, với kỳ vọng về điều kiện tương lai bao gồm 60% còn lại. Trong những chú giải trên wedsite, Conference Board định nghĩa khảo sát niềm tin tiêu dùng như “bảng báo cáo hàng tháng chi tiết về thái độ của người tiêu dùng và những ý định mua sắm của họ, với dữ liệu có sẵn như tuổi, thu nhập và khu vực”. Trong những điều khoản đơn giản nhất, khi niềm tin của họ có xu hướng tăng lên, người tiêu dùng chi tiêu tiền, biểu thị một nền kinh tế mạnh. Khi niềm tin có xu hướng giảm, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu, cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn. Ý tưởng là những người càng cảm thấy tự tin hơn về sự ổn định trong thu nhập của họ, thì họ càng có khả năng mua hàng. 9 ♦ Khảo sát Mỗi tháng Conference Board khảo sát 5.000 hộ gia đình Mỹ. Khảo sát bao gồm 5 câu hỏi, hỏi ý kiến người trả lời về những điều sau: (1) Điều kiện kinh doanh hiện tại. (2) Điều kiện kinh doanh trong sáu tháng tới (3) Điều kiện việc làm hiện tại (4) Điều kiện việc làm trong sáu tháng tới (5) Tổng thu nhập gia đình trong sáu tháng tới. Kết quả từ cuộc khảo sát niềm tin tiêu dùng được phát hành vào thứ 3 cuối cùng của mỗi tháng vào lúc 10 giờ sáng. ♦ Tính toán Mỗi câu trong 5 năm câu hỏi khảo sát niềm tin tiêu dùng có 3 sự lựa chọn trả lời: tích cực, tiêu cực hoặc trung lập. Tỷ lệ câu trả lời cho mỗi câu hỏi được điều chỉnh theo mùa (điều chỉnh theo mùa sẽ giúp loại bỏ các biến động định kỳ theo mùa trong hàng loạt các sự kiện như thời tiết, ngày lễ, ngày bắt đầu và kết thúc năm học). Cho mỗi câu hỏi, các câu trả lời tích cực được chia cho tổng các câu trả lời tích cực và tiêu cực để cho ra một tỷ lệ thức, chúng tôi gọi tỷ lệ này là giá trị “tương đối”. Giá trị tương đối cho mỗi câu hỏi sau đó được so sánh với mỗi giá trị tương đối từ năm 1985, được thiết lập như tiêu chuẩn bởi vì năm 1985 là năm đầu tiên chỉ số được tính toán. Việc so sánh của các giá trị tương đối này đưa đến kết quả một “giá trị chỉ số” (index value) cho mỗi câu hỏi. Các giá trị chỉ số cho tất cả 5 câu hỏi sau đó được tính trung bình với nhau để hình thành chỉ số niềm tin tiêu dùng; trung bình của giá trị chỉ số cho những câu hỏi 1 và 3 hình thành chỉ số tình hình hiện tại; và trung bình của giá trị chỉ số cho những câu hỏi 2, 4 và 5 hình thành chỉ số kỳ vọng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng: trung bình của tất cả 5 chỉ số Chỉ số tình hình hiện tại: Trung bình của chỉ số cho câu hỏi 1 và 3 Chỉ số kỳ vọng: Trung bình của chỉ số cho câu hỏi 2,4 và 5 10 Dữ liệu được tính toán cho Hoa Kỳ như một toàn thể và cho mỗi chín khu vực điều tra dân số của đất nước, bao gồm: NEW ENGLAND, MIDDLE ATLANTIC, EAST NORTH CENTRAL, WEST NORTH CENTRAL, SOUTH ATLANTIC, EAST SOUTH CENTRAL, WEST SOUTH CENTRAL, MOUNTAIN, PACIFIC. ♦ Dữ liệu được sử dụng như thế nào? Các nhà sản xuất, các thương nhân bán lẻ, ngân hàng và chính phủ theo dõi những thay đổi trong chỉ số CCI để tìm ra các yếu tố trong quá trình ra quyết định. Khi chỉ số thay đổi ít hơn 5% thường bị bỏ qua xem như không quan trọng, tuy nhiên khi chỉ số thay đổi 5% hoặc cao hơn thường cho thấy một sự thay đổi chiều hướng của nền kinh tế. Qua từng tháng việc giảm đi xu hướng ám chỉ người tiêu dùng có cái nhìn tiêu cực về khả năng của họ để đảm bảo và duy trì việc làm tốt. Vì vậy, các nhà sản xuất có thể nghĩ rằng người tiêu dùng tránh mua hàng bán lẻ, đặc biệt các món hàng lớn mà cần đến tài chính. Các nhà sản xuất có thể cắt giảm hàng tồn kho để giảm chi phí hoặc trì hoãn đầu tư vào các dự án mới. Tương tự như vậy, các ngân hàng có thể dự đoán một sự sụt giảm trong họat động cho vay, các đơn xin thế chấp và việc sử dụng thẻ tín dụng. Khi đối mặt với một chỉ số có xu hướng xuống, chính phủ có nhiều sự lựa chọn, chẳng hạn như giảm thuế hoặc thực hiện các hành động tài chính hoặc tiền tệ khác để kích thích nền kinh tế. Ngược lại, một xu hướng tăng lên trong niềm tin của người tiêu dùng cho thấy những dấu hiệu tốt lên trong cách mua sắm của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất có thể gia tăng sản lượng và tuyển dụng. Các ngân hàng có thể mong đợi gia tăng nhu cầu tín dụng. Các chủ thầu có thể chuẩn bị cho một sự gia tăng trong xây dựng nhà và chính phủ có thể dự đoán được sự cải thiện doanh thu từ thuế dựa trên sự gia tăng trong chi tiêu của người tiêu dùng. ♦ Sự phản ánh chậm của chỉ số (Lagging Perspective) Thời gian tiếp theo bạn nghe kết quả từ cuộc khảo sát mới nhất niềm tin tiêu dùng, ghi nhớ rằng các nhà kinh tế xem niềm tin của người tiêu dùng như là một chỉ số “tụt hậu”, chỉ số này chỉ đáp ứng sau khi toàn bộ nền kinh tế đã thay đổi. Lời giải thích cho phản ứng chậm trễ này của chỉ số CCI là phải mất thời gian cho người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng