Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa tiếng việt cấp tiểu học...

Tài liệu Khảo sát cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa tiếng việt cấp tiểu học

.PDF
93
181
70

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 8 4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 9 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn......................................................... 9 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 10 7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 10 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ... 12 1.1. Vài nét sơ lược về từ trong tiếng Việt................................................... 12 1.2. Đơn vị cấu tạo và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt.................. 14 1.2.1. Đơn vị cấu tạo ................................................................................. 14 1.2.2. Phương thức cấu tạo ....................................................................... 15 * Từ đơn………………………………………………………………………15 * Từ láy………………………………………………………………………..16 * Từ ghép…………………………………………………………………… 17 1.3. Nghĩa và giải nghĩa từ tiếng Việt .......................................................... 20 1.3.1. Quan niệm về nghĩa của từ tiếng Việt ............................................ 20 1.3.2. Thành phần nghĩa của từ ................................................................ 23 1.3.3. Tính nhiều nghĩa của từ .................................................................. 25 1.3.4. Cách giải nghĩa từ .......................................................................... 27 1.4. Căn cứ giải nghĩa từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học........ 31 1.4.1. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học ........................................................................................... 31 1.4.2. Căn cứ vào tâm lí học lứa tuổi ....................................................... 32 1 1.4.3. Căn cứ vào bối cảnh nội dung văn bản và ngữ cảnh cụ thể của từ ở trong bài đọc ............................................................................................. 33 Tiểu kết .......................................................................................................... 35 Chƣơng 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊNH LƢỢNG CÁCH GIẢI NGHĨA TỪ GHÉP TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC........ 36 2.1. Kết quả khảo sát chung……………………………………………….36 2.2. Kết quả khảo sát định lượng cách giải nghĩa từ ghép phân nghĩa trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học ...................................................... 36 2.2.1. Phạm vi khảo sát ............................................................................. 39 2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................... 39 2.2.3. Kết quả khảo sát ............................................................................. 39 2.3. Kết quả khảo sát định lượng cách giải nghĩa từ ghép hợp nghĩa trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học ...................................................... 46 2.3.1. Phạm vi khảo sát ............................................................................. 46 2.3.2. Nội dung khảo sát ........................................................................... 46 2.3.3. Kết quả khảo sát ............................................................................. 47 2.4. So sánh cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học với cách giải nghĩa từ ghép của từ điển tường giải....................... 54 Tiểu kết .......................................................................................................... 67 Chƣơng 3: CÁC CÁCH GIẢI NGHĨA TỪ GHÉP TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC ..................................................... 68 3.1. Nhận xét về các cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học ......................................................................................... 68 3.1.1. Quy về loại gần nhất ....................................................................... 68 3.1.2. Tìm nét khu biệt của loại................................................................ 69 3.1.3. Dựa vào từng yếu tố cấu tạo ........................................................... 73 3.1.4. Thông qua ngữ cảnh ....................................................................... 75 2 3.1.5. Qua từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa .............................. 76 3.2. Tình hình giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học ....................................................................................................... 78 3.2.1. Những điểm hợp lí .......................................................................... 78 3.2.2. Những điểm chưa hợp lí ................................................................. 82 3.3. Một số đề xuất ....................................................................................... 85 Tiểu kết .......................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 91 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê từ ghép hợp nghĩa và phân nghĩa theo khối lớp. .... 37 Bảng 2.2: Bảng thống kê các cách giải nghĩa của từ ghép phân nghĩa theo khối lớp. ................................................................................................ 40 Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng từ được giải nghĩa theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ ghép phân nghĩa theo khối lớp……………………………….44 Bảng 2.4: Bảng thống kê các cách giải nghĩa của từ ghép hợp nghĩa theo khối lớp. ................................................................................................ 48 Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng từ được giải nghĩa theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ ghép hợp nghĩa theo khối lớp. ................................ 52 Bảng 2.6: Bảng thống kê các từ được giải nghĩ trong sách giáo khoa so với TĐTG. ............................................................................................................. 54 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượng các từ được giải nghĩa theo khối lớp. ......36 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện số lượng từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa được giải nghĩa theo khối lớp. ............................................................... 37 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch của các cách giải nghĩa của từ ghép phân nghĩa theo khối lớp. ....................................................................... 40 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ ghép phân nghĩa theo khối lớp. ......................................................................................... 45 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện số lượng từ ghép hợp nghĩa được giải nghĩa theo khối lớp. ................................................................................................... 47 Biều đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch của các cách giải nghĩa của từ ghép hợp nghĩa theo khối lớp. ......................................................................... 48 Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ ghép hợp nghĩa theo khối lớp...................................................................................................... 52 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ của các từ không được giải nghĩa trong TĐTG theo khối lớp. ........................................................................... 55 Biểu đồ 2.9: Biểu đồ thể hiện số lượng từ ghép được giải nghĩa trong TĐTG theo khối lớp .............................................................................. 56 Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thống kê số lượng từ được giải nghĩa trong sách giáo khoa và TĐTG. ................................................................................................ 57 Biểu đồ 2.11: Biểu đồ thể hiện số lượng các từ ghép được giải nghĩa trong sách giáo khoa giống với cách giải nghĩa của TĐTG theo khối lớp. .............. 59 Biểu đồ 2.12: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa rút gọn so với cách giải nghĩa từ ghép trong TĐTG. ............................. 62 Biểu đồ 2.13: Biểu đồ thể hiện số lượng từ ghép được giải nghĩa trong sách giáo khoa khác so với cách giải nghĩa của TĐTG theo khối lớp. ................... 63 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đối với học sinh tiểu học nói riêng và với chúng ta nói chung, việc hiểu nghĩa của từ và dùng từ chính xác là điều vô cùng quan trọng. Biết nghĩa của từ chúng ta mới có thể sử dụng đúng được nó và sau đó là sử dụng từ một cách tinh tế. Từ dùng đúng sang dùng tinh tế là một quá trình lâu dài, gắn với mỗi người từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Vốn từ cũng từ đó mà được tích luỹ theo suốt cuộc đời của mỗi người. Vì thế, giải nghĩa từ là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Hiểu nghĩa của từ càng chắc chắn thì sử dụng từ càng đúng và linh hoạt. Thông qua việc giải nghĩa từ, học sinh không chỉ nắm được nghĩa của từ đó mà còn hiểu được, nắm bắt được những cái tinh tế chứa đựng trong đó, hiểu được những đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc. Có như thế mới hình thành được thói quen lựa chọn, cân nhắc từ ngữ trước khi nói. Bởi thế mà dân gian ta mới có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Từ là cái có sẵn, nó giống như một cái kho chứa đầy vật liệu. Người nói cần dùng từ nào sẽ lựa ra từ đó, sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng giao tiếp. Làm được như thế là cả một sự tích luỹ lâu dài của bản thân mỗi người, trong đó có vai trò quan trọng của giáo dục nhà trường. Nhà trường mà đại diện là thầy cô sẽ là người hướng dẫn, tổ chức cho các em nắm bắt được nghĩa của từ và cách dùng từ. Phương tiện hỗ trợ đầu tiên chính là việc giải nghĩa từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt. Mỗi bài đọc chọn ra một số từ khó hiểu về nghĩa đối với học sinh, từ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen, hoặc các từ “khoá” để giải nghĩa nhằm giúp người đọc, người học hiểu được nội dung của bài. 6 Giải nghĩa từ là khâu then chốt để học sinh hiểu được nội dung của bài đọc. Vì thế, giải nghĩa từ trước hết là làm cho học sinh hiểu thật thấu đáo nó, nghĩa là làm cho học sinh nắm được các nét nghĩa chung và riêng, rộng và hẹp cùng với các quan hệ giữa chúng. Giải nghĩa từ cho học sinh tiểu học là một vấn đề không dễ. Giải nghĩa cần hướng tới sự ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Việc hiểu nghĩa của từ là khâu quan trọng để hiểu được bài đọc. Nó giống như chìa khoá giúp học sinh mở cánh cửa nội dung của bài đọc. Khi giải nghĩa của từ, các tác giả đã hướng tới sự ngắn gọn, dễ hiểu để phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh tiểu học. Tuy nhiên, qua khảo sát cách giải nghĩa từ ghép trong phân môn Tập đọc, chúng tôi nhận thấy vẫn còn những điểm chưa hợp lí trong giải nghĩa từ. Hiểu được tầm quan trọng của việc giải nghĩa từ cho học sinh ở bậc Tiểu học, chúng tôi tiến hành khảo sát cách giải nghĩa từ ghép sau mỗi bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học để tìm hiểu xem trong mỗi khối lớp, mỗi giai đoạn, giải nghĩa từ theo cách nào sẽ phù hợp với học sinh. Từ đó đưa ra một vài ý kiến góp ý về việc giải nghĩa từ cho học sinh cấp Tiểu học. 2. Lịch sử vấn đề Nghĩa của từ là một trong những vấn đề rộng lớn của ngôn ngữ học. Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, với phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung vào các công trình nghiên cứu liên quan đến nghĩa của từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học. Nhìn nhận một cách tổng quát thì các công trình viết về cách giải nghĩa từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học còn hạn chế. Qua khảo sát, chúng tôi thấy phần lớn là các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tiểu học về một số biện pháp giải nghĩa từ cho học sinh tiểu học. Trong đó, các sáng kiến cũng chỉ tập trung vào từng lớp cụ thể và khá rời rạc, lẻ tẻ. Các sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong 7 việc giải nghĩa từ cho học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc giải nghĩa từ cho học sinh ở môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó, còn có một số khoá luận về cách giải nghĩa từ trong sách giáo khoa cấp Tiểu học, như: - Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Lại (2013), khảo sát về Cách giải nghĩa từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học (mục giải nghĩa từ), ĐHKHXHNV, Hà Nội. - Khoá luận tốt nghiệp của Vũ Thị Oanh (2005), Khảo sát một số đặc trưng sử dụng từ ngữ trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học, ĐHKHXHNV, Hà Nội. Đánh giá các công trình nghiên cứu trước đó, chúng tôi nhận thấy những vấn đề cần phải được làm rõ hơn, như: - Những cách giải nghĩa từ phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. - Những bất cập trong cách giải nghĩa từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học hiện nay. - Đề xuất cách giải nghĩa từ trong các bài đọc để đạt hiệu quả cao nhất cho học sinh tiểu học. Các vấn đề đó chúng tôi sẽ tập trung giải quyết trong đề tài: Khảo sát cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Cách giải thích nghĩa của từ ghép trong phân môn Tập đọc của sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học chương trình hiện hành (từ lớp 2 đến lớp 5). Sở dĩ chúng tôi không khảo sát cách giải nghĩa từ ở lớp 1 vì sách Tiếng Việt lớp 1 chưa có giải nghĩa từ. Đây là giai đoạn học sinh mới bắt đầu làm quen với âm và chữ. Đến học kì hai của lớp 1, tương ứng với sách Tiếng Việt 8 lớp 1, tập hai, sách đưa ra một số từ khó trong bài đọc nhưng cũng chưa có phần giải nghĩa từ. Vì thế, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát cách giải nghĩa của từ ghép trong các bài đọc từ lớp 2 đến lớp 5. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát cách giải nghĩa của từ ghép sau mỗi bài đọc (trong phân môn Tập đọc) của sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học (từ lớp 2 đến lớp 5) theo chương trình 2000 (gọi là sách hiện hành). - Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên. 4. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu cách giải nghĩa của từ ghép sau mỗi bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học. Từ đó nhận xét, đánh giá về mức độ phù hợp (sự hợp lí) trong cách giải nghĩa từ cho học sinh tiểu học trong từng khối lớp. Giúp cho việc giải thích nghĩa của từ chính xác, phù hợp với nội dung bài đọc và phù hợp với học sinh tiểu học. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng góp thêm tiếng nói, cách nhìn cho công việc của những bộ phận nghiên cứu nghĩa của từ nói chung và nghĩa của từ trong các bài đọc trong sách giáo khoa cấp Tiểu học nói riêng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng khắc phục được những hạn chế trong cách giải nghĩa của từ sau mỗi bài đọc. Từ đó, giúp tăng cường và nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt trong nhà trường tiểu học. Kết quả khảo sát của đề tài có thể là nguồn tư liệu cho các tác giả biên soạn từ điển cho học sinh phổ thông. Ngoài ra, đề tài sẽ góp phần cung cấp tư liệu cho một bộ phận những người đang và sẽ nghiên cứu về nghĩa của từ trong sách giáo khoa ở trường tiểu học, đặc biệt là cho giáo viên đứng lớp. 9 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê và phân loại: được vận dụng trong việc thu thập, xử lí các từ ghép được giải nghĩa sau mỗi bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt cấp Tiểu học. - Phương pháp miêu tả: trên cơ sở phân loại, chúng tôi tiến hành miêu tả các đặc điểm của từ ghép. - Phương pháp phân tích cấu trúc, ngữ nghĩa: từ tư liệu đã thống kê, phân loại, chúng tôi đưa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về cách giải nghĩa từ. - Phương pháp so sánh: chúng tôi dùng để so sánh những điểm giống và khác nhau về cách giải nghĩa của từ ghép ở trong sách giáo khoa Tiếng Việt với cách giải nghĩa từ ghép trong từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (từ điển tường giải). 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm ba chương với nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài. Ở chương này, chúng tôi trình bày quan điểm của các tác giả về từ và từ trong tiếng Việt, phương thức cấu tạo từ tiếng Việt, nghĩa của từ và các cách giải nghĩa từ. Đồng thời trình bày về các căn cứ giải nghĩa từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học. Chương 2: Kết quả khảo sát định lượng cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học. Chương này chúng tôi trình bày kết quả khảo sát định lượng cách giải nghĩa từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa sau mỗi bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5. Sau đó, chúng tôi tiến hành so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau trong cách giải 10 nghĩa từ ghép ở sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học với cách giải nghĩa từ ghép ở từ điển tường giải. Chương 3: Các cách giải nghĩa từ ghép trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học. Trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành nhận xét, phân tích những điểm hợp lí, chưa hợp lí (chung nhất) của việc giải nghĩa từ sau mỗi bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học. Sau đó, chúng tôi đánh giá những ưu điểm và hạn chế của từng cách giải nghĩa. Và cuối cùng là đưa ra một số đề xuất về cách giải nghĩa từ cho học sinh ở từng khối lớp của cấp Tiểu học. 11 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Vài nét sơ lƣợc về từ trong tiếng Việt Tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ phân tích tính (hay ngôn ngữ đơn lập tính), được nói trong sự phân biệt với các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ tổng hợp tính (hay ngôn ngữ đa âm). Đặc tính lớn nhất của ngôn ngữ đơn lập (như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái,…) là tính không biến đổi hình thái của từ trong phát ngôn/ câu khi nói/ viết. Do đó, toàn bộ các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của từ trong câu không được thể hiện qua hình thái của từ (vì từ không biến đổi hình thái), mà qua hư từ và qua trật tự từ trong phát ngôn/ câu. Mặt khác, hầu hết âm tiết (hay tiếng là thành tố cấu tạo từ) trong tiếng Việt đều có nghĩa và có chức năng khu biệt nghĩa và chúng được viết rời trong các từ đa tiết nên chúng được nhiều nhà Việt ngữ học coi là hình vị tạo từ. Đúng như I.P. Ivanov đã nói, sự khác nhau giữa các ngôn ngữ về mặt loại hình khiến cho không thể có một định nghĩa từ cụ thể thoả mãn tất cả các ngôn ngữ và trong mỗi nhóm ngôn ngữ và có thể cả trong từng ngôn ngữ từ phải có một định nghĩa riêng. Vậy, từ trong tiếng Việt có diện mạo như thế nào hay được quan niệm và miêu tả ra sao? Hiện các nhà Việt ngữ trong và ngoài nước có những quan niệm khác nhau về từ, song chưa có một quan niệm nào đủ thuyết phục đối với người đọc, cả về cơ sở lí thuyết lẫn thực tiễn cấu trúc và hành chức của tiếng Việt, trừ những quan niệm của Nguyễn Kim Thản và cố gắng chưa hoàn hảo của Đỗ Hữu Châu nhằm thoát ra khỏi những cách kiến giải nhập nhằng, luẩn quẩn của Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp và một vài nhà nghiên cứu khác,… Riêng Cao Xuân Hạo thì khá nhất quán và dứt khoát trong lập luận về từ trong tiếng Việt, nhưng cái cách thuyết giải của ông lại khó vận dụng vào thực tế hoạt động của từ tiếng Việt một cách suôn sẻ. 12 Nguyễn Tài Cẩn cho rằng chỉ những tiếng độc lập mới được coi là từ. Theo ông, tiếng với tiếng kết hợp lại với nhau được gọi chung là tổ hợp. Trong đó, có tổ hợp tự do (bàn tròn, học bài, gió thổi,…) và tổ hợp cố định (bù nhìn, cà phê, đất đai,…). Dựa vào mặt cấu tạo từ, Nguyễn Tài Cẩn phân biệt từ đơn và từ ghép: từ đơn chỉ gồm một tiếng; từ ghép ít nhất do hai tiếng kết hợp với nhau theo một loại quan hệ nhất định. Quan niệm về “từ ghép” của ông không giống với nhiều nhà Việt ngữ khác. Từ ghép mà Nguyễn Tài Cẩn nói tới là một loại tổ hợp cố định, bao gồm cả những từ đa âm như: cà phê, axít, bù nhìn, châu chấu,… Nếu Nguyễn Tài Cẩn dựa vào tiêu chuẩn độc lập/ không độc lập để phân biệt tiếng độc lập với tiếng không độc lập và chỉ coi từ là những tiếng độc lập, thì Cao Xuân Hạo lại coi mỗi tiếng là một từ. Như thế, theo quan điểm của Cao Xuân Hạo thì âm tiết trùng với hình vị và trùng với cả từ. Chính vì thế mà người ta nói đến hiện tượng “một thể ba ngôi” trong tiếng Việt. Nguyễn Kim Thản cho rằng từ là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ. Ông định nghĩa từ như sau: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và cấu tạo” [22; tr. 33]. Trong khi đó, Đỗ Hữu Châu lại đưa ra một định nghĩa khác “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [4; tr. 16]. Hồ Lê thì định nghĩa về từ như sau: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về nghĩa” [14; tr. 104]. Nguyễn Thiện Giáp thì cho rằng chỉ những tiếng như: bàn, ghế, đi, cười, tốt, đẹp,… mới được coi là từ, những đơn vị từ vựng do tiếng kết hợp với 13 tiếng mà thành như: xe đạp, máy tiện,… không coi là từ. Để có được kết luận đó, ông đã căn cứ vào nhiều mặt của từ như: mặt ngữ âm, mặt chính tả, mặt ngữ pháp, mặt ngữ nghĩa. Từ đó, Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa về từ như sau: “Từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền” [10; tr. 125]. Từ những phân tích đặc điểm cấu tạo và hoạt động của từ trong tiếng Việt, chúng tôi cho rằng: Từ tiếng Việt là đơn vị cơ bản, có sẵn hoặc được tạo ra từ các đơn vị có sẵn, đơn nhất về hình thức và ý nghĩa, có thể độc lập thực hiện chức năng định danh (khi là yếu tố tiềm tàng trong hệ thống ngôn ngữ) và có tính độc lập, kết hợp tự do khi thực hiện chức năng thông báo và chức năng làm thành phần câu (khi là các yếu tố của hệ thống hành chức của ngôn ngữ). Để làm căn cứ cho luận văn, chúng tôi tạm thời chấp nhận định nghĩa sau đây về từ tiếng Việt: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [3; tr. 471]. 1.2. Đơn vị cấu tạo và phƣơng thức cấu tạo từ trong tiếng Việt 1.2.1. Đơn vị cấu tạo Có nhiều quan niệm khác nhau về đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt. Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt có thể là các tiếng/ âm tiết/ hình vị,… tuỳ theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Chẳng hạn, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng, tiếng là đơn vị cấu tạo từ, mỗi một tiếng “chính là một đơn vị gốc – một hình vị của ngữ pháp tiếng Việt” [1; tr. 13]. Về phương diện ý nghĩa, tiếng có thể chia thành hai loại: tiếng tự thân có nghĩa (cây, cỏ, sông, núi,…) và tiếng tự thân vô nghĩa (chã, khứa, khựa,…). Về phương diện cách dùng, có thể chia thành tiếng độc lập và tiếng không độc lập. Vũ Đức 14 Nghiệu cũng cùng quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn khi cho rằng “đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng” [2; tr. 161]. Trong khi đó, Nguyễn Thiện Giáp lại cho rằng, trong tiếng Việt, mỗi từ là một âm tiết. Và Đỗ Hữu Châu thì cho rằng, đơn vị cơ sở để cấu tạo từ là các hình vị. Cùng với quan điểm của Đỗ Hữu Châu về đơn vị cấu tạo của từ, tác giả Hữu Đạt cũng cho rằng “xét về mặt cấu tạo, từ là đơn vị được hình thành nhờ việc kết hợp các hình vị lại với nhau” [6; tr. 64]. Trong luận văn, chúng tôi dựa vào quan điểm của Đỗ Hữu Châu về đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là các hình vị. Nó là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà có nghĩa. 1.2.2. Phương thức cấu tạo Đỗ Hữu Châu cho rằng, phương thức tạo từ chính là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ra các từ. Với cách thức đó, tiếng Việt sử dụng ba phương thức: từ hoá hình vị, ghép hình vị và láy hình vị để cấu tạo từ [4; tr. 27]. Như vậy, về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được chia thành: Từ đơn → Phương thức từ hoá Từ phức: Từ láy → Phương thức láy Từ ghép → Phương thức ghép * Từ đơn Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa, các từ đơn không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ từng từ riêng rẽ. Đa số các từ đơn thuần Việt hay đã Việt hoá là từ đơn một âm tiết. Ví dụ: sông, núi, vui, buồn,… Với những đặc trưng ngữ nghĩa đó, chúng sẽ được dùng để cấu tạo hàng loạt từ phức. Xét trên quan điểm đồng đại, có một số từ đa âm thuần Việt, trong đó các âm tiết đều không có nghĩa/ hoặc mất nghĩa như: bù nhìn, bồ các, chèo bẻo, 15 ác là, mắc cọt, mồ hôi, bồ hóng, mà cả,… cũng có thể được coi là từ đơn (thực ra những từ này xét theo nguồn gốc chưa hẳn là từ đơn). Có thể trước kia chúng là từ phức (bù/ bồ: con, cả (mặc cả): giá), song hiện nay cả hai hình vị đều mất nghĩa. Vì thế, xếp chúng vào từ đơn cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc phân loại mà còn phù hợp với đặc điểm hoạt động hiện nay của chúng. Đại bộ phận các từ vay mượn từ ngôn ngữ Ấn – Âu: a pa tít, a xít, cà phê, lăc lê, mô tô, ô tô,… là những từ đơn đa âm; một số các từ đơn đa âm này theo quy tắc rút gọn, rụng bớt một số âm tiết, âm tiết còn lại được từ hoá (và sau đó hình vị hoá) thành từ đơn một âm tiết (ni lon → lon, cà phê → cà…) được dùng chủ yếu trong ngôn ngữ nói. Luận văn không khảo sát từ đơn nhưng lấy căn cứ của Đỗ Hữu Châu để làm cơ sở phân loại. Theo đó, các từ như bù nhìn, bồ các, chèo bẻo, ác là, mắc cọt, mồ hôi, bồ hóng, mà cả,… hoặc a pa tít, a xít, cà phê, mô tô, ô tô,… nếu xuất hiện ở phần giải nghĩa từ sau các bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học, chúng tôi sẽ không xét đó là từ ghép. * Từ phức Với từ phức, dựa vào phương thức cấu tạo từ, được chia thành hai loại: từ láy và từ ghép. a) Từ láy Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa [4; tr. 40]. Các từ láy có thể phân thành từ láy đôi, từ láy ba hoặc từ láy bốn. Trong từ láy đôi, dựa vào cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở, các từ láy đôi được chia thành từ láy toàn bộ và bộ phận (gồm có láy âm và láy vần). 16 Luận văn cũng không khảo sát từ láy nhưng lấy căn cứ của Đỗ Hữu Châu để làm cơ sở phân loại. Theo đó, các từ như xanh xanh, đo đỏ, chải chuốt, lắc lư, bối rối, nhấp nhem, lon xon, ngạo nghễ,… nếu xuất hiện ở phần giải nghĩa từ sau các bài Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt cấp Tiểu học, chúng tôi sẽ không xét đó là từ ghép. b) Từ ghép Từ ghép được tạo thành do hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau kết hợp lại với nhau [4; tr. 54]. Theo Đỗ Hữu Châu, nếu căn cứ vào tính chất hình vị của từ ghép thì từ ghép tiếng Việt có hai loại là từ ghép hư và từ ghép thực. Trong đó, từ ghép hư là những từ không có nghĩa của sự vật, hoạt động hay tính chất. Nó chỉ có vai trò để tạo sự liên kết (kết nối) trong câu. Còn từ ghép thực là những từ có nghĩa sự vật, hoạt động và tính chất. Vì thế, trong luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn ở việc khảo sát nghĩa của các từ ghép thực. Từ ghép thực sẽ được phân thành hai kiểu: từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa. Cách gọi hợp nghĩa và phân nghĩa của Đỗ Hữu Châu nhằm nêu bật cơ chế tạo nghĩa của hai kiểu này. b1) Từ ghép hợp nghĩa do hai hình vị tạo nên theo quan hệ bình đẳng về nghĩa. Trong đó “không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa. Các từ ghép này không biểu thị những loại (sự vật, hiện tượng, tính chất) nhỏ hơn; trái lại, chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, bao trùm hơn so với loại của từng hình vị tách riêng. Hai hình vị kết hợp với nhau để tạo nên từ ghép hợp nghĩa phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa (cùng là sự vật, hoạt động hoặc tính chất,…) và phải đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau, hoặc cùng chỉ những sự vật, hiện tượng có quan hệ cùng cấp” [4; tr. 504]. Ví dụ: bạn hữu, nhà cửa, quần áo, đêm ngày, nói cười, đợi chờ, đi đứng, buồn vui, thuốc thang, tươi sáng,… 17 Đỗ Hữu Châu chia từ ghép hợp nghĩa thành ba kiểu nhỏ: - Từ ghép hợp nghĩa tổng loại: ý nghĩa của cả từ ghép chỉ một loại lớn, mỗi hình vị biểu thị chỉ là những loại nhỏ tiêu biểu. Ví dụ: ếch nhái lớn hơn loại ếch, lớn hơn loại nhái, gồm cả cóc, ễnh ương, chẫu chuộc,… Các ví dụ khác như: ông bà, anh em, cha mẹ, cam quýt, quần áo, hổ báo, gà vịt, buôn bán, giảng dạy, đi đứng, phải trái, trắng đen, nội ngoại,… - Từ ghép hợp nghĩa chuyên chỉ loại: nghĩa không chỉ loại lớn bao trùm lên nghĩa loại của hình vị mà ý nghĩa của nó tương đương với ý nghĩa loại của loại hình vị. Ví dụ: chợ búa vẫn là chợ nói chung (búa tiếng cổ cũng có nghĩa là chợ). Hay như: đường sá, phố sá, viết lách, bạn hữu, làm ăn, ăn nói, ăn mặc,… - Từ ghép hợp nghĩa bao gộp: là những từ ghép không có nghĩa tổng loại, không chuyên chỉ loại mà biểu thị sự vật, hoạt động hay tính chất thường đi với nhau thành cặp đôi. Ví dụ: gang thép, điện nước, vợ con, thầy trò,… Đối với luận văn thì các đơn vị đáp ứng được các tiêu chí sau thì được gọi là từ ghép hợp nghĩa: - Được cấu tạo từ hai hình vị, trong đó không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa. Các từ ghép này không biểu thị những loại (sự vật, hoạt động, tính chất) nhỏ hơn, trái lại chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, bao trùm hơn so với loại hình của từng hình vị tách riêng. - Hai hình vị kết hợp với nhau để tạo nên một từ ghép hợp nghĩa phải cùng thuộc một phạm trù ngữ nghĩa (cùng chỉ sự vật/ hoạt động/ tính chất/ số lượng,…) và phải/ hoặc đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa nhau,… có quan hệ cùng cấp. b2) Từ ghép phân nghĩa, theo Đỗ Hữu Châu thì đó “là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị) theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hoá loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập đối với 18 nhau và độc lập với loại lớn. Các từ ghép phân nghĩa lập thành những hệ thống gồm một số từ thống nhất với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn” [4; tr. 56]. Các từ ghép phân nghĩa được Đỗ Hữu Châu phân chia thành các kiểu nhỏ sau: - Các từ ghép phân nghĩa một chiều: là những từ ghép chỉ có một hình vị chỉ loại lớn. Các từ ghép loại này lại có các kiểu nhỏ hơn: + Từ ghép phân nghĩa biệt nghĩa, có hình vị thứ hai hoàn toàn tách biệt, không có sự đồng nhất nào về nghĩa với hình vị chỉ loại lớn. Ví dụ: máy tiện, máy bơm, máy nổ,… xe đạp, xe hơi, xe hoả,… làm duyên, làm dáng,… + Các từ ghép phân nghĩa đẳng nghĩa, khi dùng một mình (dùng độc lập) các hình vị thì cũng mang ý nghĩa của hình vị lớn. Ví dụ: cá rô, cá diếc, cá trắm,… cây táo, cây bưởi, cây cam,… + Các từ ghép phân nghĩa có các hình vị đồng nghĩa với nhau, có tác dụng sắc thái hoá các hình vị chỉ loại lớn. Ví dụ: xanh lè, xanh rì, xanh om, thẳng đuột, thẳng đơ, thẳng tắp,… - Các từ ghép phân nghĩa hai chiều là những từ ghép mà cả hai hình vị (hay đơn vị) vừa có tính chất chỉ hình vị loại lớn, vừa có tính chất hình vị phân nghĩa. Do đó, hình vị này phân nghĩa cho hình vị kia và ngược lại. Ví dụ: đảng viên, đoàn viên, đội viên, hội viên, đảng uỷ, đảng bộ, đảng đoàn,… quốc hữu hoá, tập thể hoá, cơ khí hoá, đội trưởng,… Trong luận văn, chúng tôi không phân ra từng loại nhỏ của từ ghép phân nghĩa như thế. Đối với luận văn thì các đơn vị (các từ) đáp ứng được các tiêu chí sau thì được gọi là từ ghép phân nghĩa: - Được cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị) theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hoá loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập đối với nhau và độc lập với loại lớn. 19 - Những từ ghép mà cả hai hình vị vừa có tính chất hình vị chỉ loại lớn vừa có tính chất hình vị phân nghĩa. Do đó, hình vị này phân nghĩa cho hình vị kia và ngược lại. - Các từ ghép có tác dụng sắc thái hoá các hình vị chỉ loại lớn, giống các từ láy sắc thái hoá điển hình. Như vậy, ở luận văn này, chúng tôi chọn phạm vi khảo sát là từ ghép. Tuy nhiên, trong phần khảo sát, chúng tôi không chia từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa thành các kiểu nhỏ như của Đỗ Hữu Châu mà gộp tất cả các kiểu loại nhỏ lại và gọi chung là từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa. 1.3. Nghĩa và giải nghĩa từ tiếng Việt 1.3.1. Quan niệm về nghĩa của từ tiếng Việt Nghĩa của từ là một trong những khái niệm thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu tiếng Việt. Tuỳ theo mục đích và phương pháp luận của việc nghiên cứu mà có những quan niệm khác nhau về nghĩa của từ. Dựa vào tính chất hai mặt của ngôn ngữ, F. de Saussure cho rằng nghĩa là cái được biểu hiện. Cùng quan điểm này, Hữu Đạt viết: “nghĩa của từ được hiểu là các mặt nội dung bên trong của từ dưới một dạng cấu tạo hay hình thức nào đó” [6; tr. 78]. Tiếp đó, St. Ullman lại cho rằng “nghĩa của từ là mối liên hệ liên tưởng giữa âm thanh của từ – name và nội dung khái niệm sense của nó” [Dẫn theo 9; tr. 120]. Cả F. de Sausse và St. Ullman đều cùng quan điểm cho rằng “nghĩa của từ là những quan hệ, nhưng không phải quan hệ giữa từ với đối tượng mà là liên hệ giữa từ và khái niệm, biểu tượng” [9; tr. 120]. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng nghĩa của từ ở ngôn ngữ nào chính là tư tưởng của người nói tiếng đó. Đinh Văn Đức cho rằng “Từ vựng là hình ảnh của thế giới thực tại được thu nhỏ qua ngôn ngữ của một cộng đồng” [7; tr. 136]. Và như thế, nghĩa của từ (từ vựng) là kết quả của sự phản ánh thực tại 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất