Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng anh và tiến...

Tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng anh và tiếng việt

.PDF
143
1921
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DOÃN THỊ PHƢƠNG KHẢO SÁT CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SỞ HỮU TRONG DANH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2007 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DOÃN THỊ PHƢƠNG KHẢO SÁT CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SỞ HỮU TRONG DANH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỒNG CỔN HÀ NỘI - 2007 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………..…6 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………..…..9 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu………………………………..…….9 4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu………………………10 5. Bố cục của luận văn……………………………………………...…..11 Chƣơng I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Phạm trù sở hữu và kết cấu sở hữu……………………………….12 1.1. Phạm trù sở hữu……………………………………………………12 1.2. Kết cấu sở hữu…………………………………………………..…17 2. Các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu……………………..……22 2.1. Các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu ở các ngôn ngữ…………..22 2.2. Các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh.24 2.3. Chức năng của các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ………………………………………………………………..……..25 Chƣơng II: CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SỞ HỮU TRONG DANH NGỮ TIẾNG ANH 1. Vị trí của các hình thức sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh………..34 1.1. Cấu trúc của danh ngữ tiếng Anh…………………………...….…34 1.2. Cấu trúc danh ngữ tiếng Anh điển hình………………………......35 1.3. Vị trí của các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ …43 2. Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh…………………………….…..…43 2.1. Tính từ sở hữu……………………………………………..……44 2.1.1. Các kết cấu có tính từ sở hữu…………………………….………46 3 2.1.2. Ý nghĩa của các kết cấu có tính từ sở hữu……………………….48 2.2. Đại từ sở hữu……………………………………………...…….50 2.2.1. Các kết cấu có đại từ sở hữu……………………………………..52 2.2.2. Ý nghĩa của các kết cấu có đại từ sở hữu……………………….…54 2.3. Sở hữu cách………………………………………………......….54 2.3.1. Các kết cấu có sở hữu cách………………………………….…..55 2.3.2. Ý nghĩa của các kết cấu có sở hữu cách…………………….…...59 2.4. Sở hữu giới từ “of"………………………………………………59 2.4.1. Các kết cấu có giới từ “of”………………………………………60 2.4.2. Ý nghĩa của các kết cấu có giới từ “of”……………………….…60 Chƣơng III: CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SỞ HỮU TRONG DANH NGỮ TIẾNG VIỆT (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH) 1. Danh ngữ và thành tố phụ biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Việt………………………………………………………………….…..67 1.1. Danh ngữ tiếng Việt………………………………………………67 1.2. Đặc điểm cấu tạo………………………………………….……...68 1.2.1. Thành tố chính của danh ngữ…………………………………....69 1.2.2. Thành tố phụ trước của danh ngữ…………………………..…... 70 1.2.3. Thành tố phụ sau của danh ngữ………………………………….71 1.3. Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa sở hữu của danh ngữ ……………....72 1.3.1. Thành tố phụ biểu thị ý nghĩa sở hữu của danh ngữ tiếng Việt…...72 1.3.2. Vị trí của các thành tố phụ biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ……………………………………………………………………...74 2. Các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Việt………………………………………………………………………75 2.1. Kết cấu sở hữu có giới từ "của"…………………………….……...75 2.1.1. Đặc điểm cấu trúc…………………………………………….……75 2.1.2. Đặc điểm ý nghĩa ………………………………………………..80 4 2.2. Kết cấu sở hữu không có giới từ "của"……………….………..…81 2.2.1. Đặc điểm cấu trúc………………………………………...……..…81 2.2.2. Đặc điểm ý nghĩa……………………………………… … ….…...85 2.3. Tính bắt buộc và tuỳ ý của việc sử dụng giới từ "của" trong kết cấu sở hữu ở danh ngữ tiếng Việt……………………. … ……...…87 3. Đối chiếu các hình thức sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt 3.1. Tương đồng………………………………………………………..90 3.1.1. Về hình thức biểu hiện…………………………………….…….90 3.1.2. Về cấu tạo……………………………………………………….…90 3.2. Khác biệt…………………………………………………….…..92 3.2.1. Về hình thức biểu hiện……………………………………….….92 3.2.2. Về vị trí của các biểu thức sở hữu…………………………….…92 3.2.3. Về khả năng biểu hiện nghĩa …………………………………....94 3.2.4. Về chức năng……………………………………………………...96 4. Các lỗi thƣờng gặp khi chuyển dịch………………………………99 4.1. Sự không phù hợp giữa chủ ngữ với từ sở hữu…………………….99 4.2. Sử dụng dấu sở hữu không chuẩn xác………………………...….101 4.3. Không sử dụng dấu sở hữu trong những trường hợp đặc biệt……103 4.4. Dịch từng từ…………………………………..…………….…….104 KẾT LUẬN…………………………………………………………..107 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..110 PHỤ LỤC…………………………………………………………….116 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, ngoại ngữ không chỉ là một môn học bắt buộc ở các cấp học mà với một số người, nó là một sự lựa chọn có chủ đích. Việc nắm bắt thông thạo một ngoại ngữ là một yêu cầu tất yếu trong tiến trình hội nhập quốc tế. Theo thống kê, tiếng Anh là một ngôn ngữ có số lượng người sử dụng nhiều thư hai trên thế giới sau tiếng Trung quốc. Tiếng Anh không những được sử dụng như là một ngôn ngữ giao dịch chính thức trong nhiều lĩnh vực trên thế giới mà nó còn được coi là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ để ở nhiều quốc gia. Vì vậy nhu cầu học tiếng Anh là khá cấp thiết đối với nhiều người Việt đặc biệt là sau sự kiện Việt nam chính thức là thành viên của WTO tháng 11/2006. Tuy nhiên trong quá trình học tiếng Anh, một số người gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó là cách chuyển dịch các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu ở danh ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Có thể dễ dàng nhận thấy những câu kiểu như: "Mary's mother gave her a pair of shoes on her 17th birthday" (1) không phải ít gặp trong ngôn ngữ hằng ngày của người Anh. Đối với người Việt, sự xuất hiện của ba hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong cùng một phát ngôn như vậy là điều không bình thường. Cùng một ý nghĩa như trên nhưng cách diễn đạt của người Việt đơn giản hơn rất nhiều. Theo đó (1) có thể được hiểu một cách đơn giản là: "Mẹ của Mary tặng cô ấy một đôi giày nhân dịp sinh nhật lần thứ 17". Qua ví dụ nhỏ này có thể thấy, tần số xuất hiện của các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong tiếng Anh lớn hơn tiếng Việt và ý nghĩa sở hữu cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Đối với những người mới làm quen với tiếng Anh thì việc phân biệt và sử dụng đúng các cách biểu đạt quan hệ sở hữu là không hề đơn giản. Một số người khác lại thấy rằng, việc phân biệt và sử dụng đúng các kiểu cấu trúc sở hữu cũng mất không ít thời gian. Có thể khẳng định chắc 6 chắn một điều là các phương thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong tiếng Anh không chỉ đa dạng về cấu trúc mà còn phong phú về ý nghĩa. Xét về mặt cấu trúc thì trong tiếng Anh, hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu ở danh ngữ được thể hiện bằng nhiều kiểu kết cấu khác nhau như kết cấu sở hữu có giới từ “of” (trong "books of our teacher)", kết cấu sở hữu cách (như "our teacher's books"), kết cấu sở hữu với tính từ sở hữu (như "Those are her books"), kết cấu sở hữu với đại từ sở hữu (như "This is my book and those are hers") gây không ít rắc rối cho người học. Xét về mặt ý nghĩa, các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh không đơn giản chỉ là biểu thị mối quan hệ sở hữu giữa đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu mà còn thể hiện nhiều quan hệ ý nghĩa khác như: quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ sở thuộc, quan hệ chủ thể - hành động, quan hệ đối thể - hành động, quan hệ chủ thể - đối thể, quan hệ chất liệu sự vật, quan hệ nguồn gốc v.v Cũng chính vì sự phong phú và đa dạng về cấu trúc và ý nghĩa của các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh mà đôi khi việc chuyển dịch từ Anh sang Việt và ngược lại, từ Việt sang Anh, gặp không ít khó khăn. Những câu chuyển dịch ngô nghê, lủng củng không thuần Việt không phải hiếm gặp trong các tác phẩm dịch thuật cũng như trong các phát ngôn của người học. Câu: “It's still cold at the end of February” là hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp tiếng Anh. Nhưng khi chuyển dịch một số sinh viên thường dịch một cách máy móc như: ”Trời vẫn lạnh vào thời điểm cuối của tháng hai" hoặc "Cuối của tháng hai rồi mà trời vẫn còn lạnh”. Những cách dịch bám sát từ như thế cho chúng ta một sản phẩm dịch không thuần Việt. Thực tế, người Việt không nói thế, mà nói đơn giản hơn nhiều: "Cuối tháng hai rồi mà trời vẫn còn lạnh". Những lỗi tương tự cũng thường gặp khi những người Anh, Mỹ, Australia... nói, viết tiếng Việt. Nguyên nhân chính là do các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu của tiếng Anh có những đặc điểm cấu trúc và ý nghĩa không hoàn toàn giống với các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong tiếng Việt. Bên cạnh một số ít các trường hợp tương ứng cả về hình 7 thức lẫn ý nghĩa giữa hai ngôn ngữ như: her daughter - con gái cô ấy; a leg of an old table - một cái chân bàn cũ... còn có những trường hợp “hơi khó hiểu” với người Việt. Ví dụ, khi người Anh nói “a pair of shoes”, người Việt còn có thể hiểu được đó là ám chỉ một đôi giày. Bởi từ “a pair” được sử dụng để chỉ một đôi, một cặp sự vật, đồ vật gồm hai chiếc. Nhưng khi người Anh nói “Give me a pair of jeans, please!”, thì người tham gia giao tiếp nếu không nắm vững tiếng Anh sẽ có thể đưa ra hai chiếc quần jeans. Trong khi đó với người Anh thì “a pair of jeans” được dùng để chỉ một chiếc quần jeans. Một điều nữa khiến cho người học tiếng Anh cảm thấy lúng túng đó là trong một số trường hợp, các hình thức sở hữu trong danh ngữ được sử dụng không nhằm để chỉ mối quan hệ sở hữu mà đơn giản chỉ mang tính xác định thuần tuý. Hoàn toàn có thể chấp nhận được khi người Việt nói : - Tôi cắt tóc hôm qua. Nhưng theo tác giả Nguyễn Quang (2002: 64) “cách nói như vậy bị coi là không chính xác và mơ hồ”. Để diễn đạt ý của câu này người Anh (Mỹ hoặc Úc) sẽ nói: - I had my hair cut yesterday. Trong khi tiếng Anh sử dụng tính từ sở hữu “my" như một hình thức để đánh dấu tính xác định của sự vật được nêu trong phát ngôn trên thì người Việt lại sử dụng các yếu tố khác để đánh dấu tính xác định. Các yếu tố đó là các yếu tố nào? Chúng bị ràng buộc bởi những yêu cầu gì? Sẽ được phân tích cụ thể trong luận văn. Những luận điểm sơ bộ trên đây cho thấy xung quanh vấn đề các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt vẫn còn nhiều điều cần phải làm sáng tỏ. Và việc giúp người học định hướng chính xác và sử dụng có hiệu quả các hình thức sở hữu ở cả hai ngôn ngữ là một việc làm cần thiết. Việc lựa chọn đề tài “Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt” không ngoài mục đích tìm 8 hiểu sự giống và khác nhau giữa các biểu thức sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một vài gợi ý nhằm hướng tới những cách chuyển dịch thích hợp hơn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung khảo sát các hình thức sở hữu của danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy nhiên, về mặt tư liệu chúng tôi không chỉ xem xét các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong phạm vi ngữ mà còn xem xét chúng ở cả cấp độ câu và trên câu. Trong khi nghiên cứu đối chiếu các danh ngữ Anh - Việt, chúng tôi chỉ giới hạn sự phân tích và đối chiếu ở hai bình diện cú pháp (syntax) và ngữ nghĩa (semantics). Bình diện dụng học (pragmatics) cũng được phân tích trong một số trường hợp cần thiết để làm sáng tỏ thêm các bình diện cấu trúc và ý nghĩa nhưng không phải là mối qua tâm chính của luận văn. 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu Chọn tên đề tài: “Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”, người viết hướng đến những mục đích cụ thể sau: - Thứ nhất, điểm qua các khái niệm về nghĩa sở hữu, kết cấu sở hữu trong ngôn ngữ và các khái niệm lý thuyết có liên quan, trên sơ sở đó xây dựng một khung lý thuyết đủ hiệu lực để xem xét, đối chiếu về cách cấu tạo và ý nghĩa của các hình thức sở hữu ở danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. - Thứ hai, trên cơ sở miêu tả một cách có hệ thống các đặc điểm của danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt xác định rõ vai trò của các biểu thức sở hữu trong danh ngữ trên hai bình diện hình thức và ngữ nghĩa. - Thứ ba, dựa vào các kết quả miêu tả, tiến hành nghiên cứu để làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau về cấu trúc và ý nghĩa của các hình thức sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó rút ra những điểm tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ này về mặt loại hình ngữ pháp. 9 Thứ tư, khảo sát những lỗi người học thường mắc phải trong quá trình chuyển dịch các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Nếu thực hiện được những mục tiêu trên đây luận văn có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm sáng tỏ các đặc điểm tương ứng hoặc khác biệt giữa các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. - Về mặt thực tiễn: + Dựa trên những kết quả thu được, luận văn có thể giúp người dạy tìm được các cách truyền đạt thích hợp sao cho người học cảm thấy dễ hiểu nhất. Đồng thời cũng giúp người học có được những kiến thức nền khi sử dụng những hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu. + Chỉ ra các lỗi thường mắc phải đối với việc sử dụng các phương thức sở hữu ở danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó tránh được những lỗi sai không đáng có. 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu Bên cạnh hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp qui nạp và diễn dịch, trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích miêu tả, phân tích cấu trúc, phân tích chức năng, so sánh đối chiếu… Tư liệu của luận văn bao gồm 360 câu trích dẫn tiếng Anh và tiếng Việt có sử dụng các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu; 293 câu tư liệu có danh ngữ xác định được sử dụng các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu đã được phân loại theo các tiểu loại cụ thể. Trong đó có 113 câu trích dẫn tiếng Anh, 180 câu trích dẫn tiếng Việt; 80 câu dịch đối chiếu Anh - Việt được trích dẫn từ tác phẩm "Pride and Prejudice" (Kiêu hãnh và định kiến) của tác giả Jane Austen do Vương Trí Nhàn dịch, nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 10 2003. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các trích dẫn từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác.. 5. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương chính với nội dung cụ thể như sau: Chƣơng I: Một số khái niệm liên quan đến đề tài. Trong chương này, chúng tôi trình bày những khái niệm, những quan điểm có liên quan đến phạm trù sở hữu và kết cấu sở hữu. Chƣơng II: Các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh. Các đặc điểm, cấu trúc và ý nghĩa của danh ngữ tiếng Anh được miêu tả kỹ ở phần chương này. Trên cơ sở đó đưa ra những phân tích về các đặc điểm cấu trúc, ý nghĩa của các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở ngôn ngữ này. Chƣơng III: Các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Việt - đối chiếu với tiếng Anh. Trong chương này, chúng tôi tiến hành miêu tả đặc điểm cấu trúc và ý nghĩa của danh ngữ tiếng Việt, các phương thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Việt. Trên cơ sở đó tiến hành đối chiếu nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt về các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu của danh ngữ ở cả hai ngôn ngữ. Đặc biệt, ở chương này, người viết có nhấn mạnh đến một số lỗi thường mắc phải khi chuyển dịch các phương thức sở hữu từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Ngoài ra luận văn còn có mục tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, mục lục và phụ lục tư liệu. 11 CHƢƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Phạm trù sở hữu và kết cấu sở hữu 1.1. Phạm trù sở hữu 1.1.1. Phạm trù sở hữu nói chung Từ điển Bách khoa Việt Nam do Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam phát hành năm 2003 có nêu rõ: “Sở hữu: quan hệ xã hội phát triển trong lịch sử, biểu hiện đặc tính chiếm hữu của cải vật chất xã hội bởi những thể nhân khác nhau (cá nhân riêng biệt, nhóm xã hội, nhà nước), đối tượng sở hữu: là tất cả những đồ vật lệ thuộc vào chủ thể nhất định (người sở hữu), quan hệ sở hữu là những chế định pháp lý quan trọng, là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu (quan hệ giữa người với người về vật)” (Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam 2003:803). Các nhà làm luật thì lại có một cách định nghĩa thiên về mặt kinh tế như sau: “Sở hữu được hiểu chính là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao động (ngày nay còn gồm cả những tư liệu sản xuất) của xã hội loài người". Theo một nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định.” (Trường Đại học Luật Hà Nội 2003:147). Như vậy, có thể thấy, các nhà xã hội học và kinh tế học đều thống nhất với nhau ở một điểm: Sở hữu nghĩa là chiếm hữu. Quan hệ sở hữu phản ánh sự chiếm giữ của cải vật chất xã hội giữa người này với người khác, giữa tập đoàn này với tập đoàn khác. Nói đến sở hữu là nói đến đối tượng sở hữu, người sở hữu, đến mối quan hệ giữa người sở hữu và vật sở hữu. Qua các định nghĩa trên có thể thấy dưới góc nhìn của các nhà xã hội học cũng như các luật gia, khi nhắc đến “sở hữu” và “quyền sở hữu” chúng ta liên tưởng ngay đến khái niệm “chiếm hữu, sử dụng và định đoạt”. Điều đó đồng nghĩa với việc chủ thể sở hữu có quyền: 12 + Nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu. Đó cũng là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình; + Khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép; + Quyết định về “số phận” của vật. Như vậy, theo quan điểm của các nhà làm luật, ba quyền năng trên tạo thành một thể thống nhất trong nội dung của quyền sở hữu, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khái niệm sở hữu trên đây có liên quan gì với khái niệm sở hữu và các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong các ngôn ngữ? 1.1.2. Phạm trù sở hữu trong ngôn ngữ học Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Chức năng của ngôn ngữ là giao tiếp. Vậy, để thể hiện ý nghĩa sở hữu bằng ngôn ngữ, chỉ ra mối liên hệ ràng buộc giữa đối tượng sở hữu và chủ sở hữu trong quá trình giao tiếp, con người đã sử dụng các phương thức biểu hiện nào? Quan hệ sở hữu trong ngôn ngữ có thể được xác nhận theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngôn ngữ. Hình thức đơn giản nhất là đặt các danh từ liền nhau theo một trật tự nhất định (như "tay tôi", "nhà hắn" trong tiếng Việt), hoặc sử dụng các câu sở hữu với những động từ sở hữu có sẵn, hoặc phức tạp hơn như sử dụng sự biến đổi hình thái bằng cách thêm hậu tố, sử dụng các tính từ, đại từ sở hữu...như trong các ngôn ngữ biến hình. Nói cách khác, trong các ngôn ngữ ý nghĩa sở hữu có thể được biểu hiện ở hai cấp độ: cú pháp và hình thái học. Ở cấp độ cú pháp (syntax), đa số các ngôn ngữ đều có các động từ có nghĩa sở hữu như "có, sở hữu, thuộc về..." (tiếng Việt), “have, belong to, own” (tiếng Anh), “ồủũỹ” (tiếng Nga).... Từ các động từ này chúng ta có các kết cấu biểu thị quan hệ sở hữu với đầy đủ chủ thể sở hữu, động từ sở hữu và đối tượng sở hữu. Ví dụ: 13 Ngôn ngữ Tiếng Việt Cấu trúc Ví dụ minh hoạ - (CTSH) Có/thuộc về (ĐTSH) - Tôi có/ sở hữu cây bút Tƣơng đƣơng tiếng Việt chì. - (ĐTSH) + thuộc về + (CTSH) - Cây bút chì thuộc về tôi. - (CTSH) have/has (ĐTSH) - I have a pencil - Tôi có cây bút chì - (CTSH) own (ĐTSH) - He owns a pencil - Anh ta có cây bút chì Tiếng Anh - (ĐTSH) belong to (CTSH) - This pencil belongs to - Cây bút chì này thuộc về anh ấy him ể (CTSH) ồủũỹ (ĐTSH) ể Tiếng Nga ẹồðóồÿ ờàðàớọàứ ồủũỹ Sergei có cây bút chì Ở cấp độ hình thái học (morphology), bên cạnh các động từ sở hữu, các ngôn ngữ biến hình chủ yếu sử dụng sự biến đổi hình thái của từ như một phương thức hữu dụng để biểu thị ý nghĩa sở hữu, đó có thể là hình thức sở hữu cách như trong tiếng Anh hoặc thuộc cách như ở các ngôn ngữ Slavic ví dụ như tiếng Nga, Croatia, Balan... Ở các ngôn ngữ Slavic, để diễn tả ý sở hữu thì phần đuôi của chủ thể sở hữu bị biến đổi sang các dạng như à, ÿ, ỷ, hoặc ố như trong các ví dụ sau: (a) Âợũ Àớũợớ (b) Âợũ ờàðàớọàứ Àớũợớÿ Ví dụ (a) và (b) đều đề cập đến một nhân vật, đó là Anton. Nhưng để diễn tả ý sở hữu "đây là bút chì của Anton" như ở ví dụ (b) thì ta thấy đuôi của danh từ chỉ người đã được biến đổi so với ví dụ (a) chỉ diễn đạt ý "Đây là Anton". Ở các ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Hán, tiếng Việt) thay vì sử dụng hình thái từ, các ngôn ngữ này lại chủ yếu sử dụng hư từ hoặc trật tự từ để biểu thị ý nghĩa sở hữu như “áo của tôi”, hoặc “áo tôi” (tiếng Việt). 14 Nhưng cũng có những ngôn ngữ sử dụng cả sự biến đổi hình thái cũng như hư từ hoặc trật tự từ như những phương tiện để biểu thị ý nghĩa sở hữu. Tiếng Anh là một ví dụ. Để biểu thị ý sở hữu, người Anh sử dụng “'s” (như "Beethoven's music" - nhạc của Bethoven) hoặc “of” (như "the music of Beethoven"). Như vậy, có thể thấy ý nghĩa sở hữu trong ngôn ngữ được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi ngôn ngữ có các cách thức không giống nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng ngôn ngữ. 1.1.3. Phân loại các phạm trù nghĩa sở hữu trong ngôn ngữ Như đã nói ở trên, có nhiều cách khác nhau để đánh dấu nghĩa sở hữu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, phạm trù sở hữu ở các ngôn ngữ lại tương đối thống nhất và có thể qui về bốn cặp phạm trù sở hữu sau: - Sở hữu khả li và sở hữu bất khả li. - Sở hữu cố hữu và sở hữu phi cố hữu. - Tính có thể sở hữu và không thể sở hữu. - Sở hữu động vật và sở hữu bất động vật. a. Sở hữu khả li và sở hữu bất khả li Tính khả li (alienable) chỉ ra khả năng có thể phân tách của một sự vật, hiện tượng khỏi vật chủ. Ngược lại, bất khả li (inalienable) giống như một thuộc tính, một bộ phận không thể tách rời khỏi vật chủ. Ví dụ ”Tom's big nose” (Cái mũi to của Tom) thuộc phạm trù sở hữu bất khả li, bởi cái mũi của Tom là một đặc điểm, một thuộc tính của Tom, nó không thể tách rời khỏi Tom (trừ trường hợp có sự can thiệp của phẫu thuật). Tương tự như vậy, khi một phát ngôn "I have my dad's big nose" người nói ngụ ý mình được thừa hưởng từ người cha một chiếc mũi to theo di truyền (anh ta có một cái mũi to giống như mũi của cha anh ta) chứ không phải anh ta đang sở hữu một cái mũi bằng xương bằng thịt của cha mình theo nghĩa đen. Ngược lại, khái niệm sở hữu khả li có thể thấy rõ trong cụm từ "my mobile phone” (cái điện thoại di động của tôi), bởi trong trường hợp này “cái điện thoại di động” là một sự vật có thể tách rời khỏi vật chủ là “tôi”. 15 b. Sở hữu cố hữu và sở hữu phi cố hữu Cũng tương tự như tính khả li và bất khả li, khái niệm sở hữu cố hữu và phi cố hữu (inherent and non-inherent) lại là một sự phân biệt khác được một số ngôn ngữ trên thế giới sử dụng. Tính cố hữu chỉ một thuộc tính tồn tại như một đặc điểm hoặc tính chất tự nhiên hoặc thường xuyên của vật chủ. Tính phi cố hữu thì ngược lại. Ví dụ khi nói, ám chỉ một bộ phận của cơ thể thì không thể không đề cập đến chủ sở hữu của bộ phận đó. Chính vì vậy trong ngôn ngữ Mangga Buang thuộc nhóm ngôn ngữ Pupan bạn sẽ không bao giờ gặp cụm từ ”một cái tay” đơn thuần mà phải chỉ chính xác và cụ thể cái tay ấy của ai, “tay của tôi” hay “tay của ông ta”. c. Tính có thể sở hữu và không thể sở hữu Nhiều ngôn ngữ như tiếng Massai có sự phân biệt khá thú vị giữa khái niệm có thể sở hữu và không thể sở hữu (possessable and unpossessable). Những vật có thể sở hữu được bao gồm vật nuôi ở trang trại, công cụ lao động, nhà cửa, cấc thành viên trong gia đình và tiền bạc trong khi đó động vật hoang dã, đồng cỏ, các hiện tượng thời tiết lại được coi là không thể sở hữu được. Như vậy có thể thấy ở ngôn ngữ này khi nói “anh trai tôi” thì hoàn toàn có thể chấp nhận được nhưng cụm từ "đất đai của tôi” lại hoàn toàn không chính xác về mặt ngữ pháp. Để diễn đạt cùng một ý trên người nói phải áp áp dụng cách nói vòng vèo kiểu như: ”mảnh đất mà tôi sở hữu (là chủ)”. d. Sở hữu động vật và sở hữu bất động vật Ở một vài ngôn ngữ, đối tượng sở hữu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới việc hình thành dạng của động từ sở hữu. Trong tiếng Georgian cổ khi đối tượng sở hữu là động vật ta có câu: "Dzaghli mqavs" (Tôi có một con chó), nhưng khi đối tượng sở hữu không phải là động vật thì động từ sở hữu lại có dạng hoàn toàn khác như ở ví dụ dưới đây: "Kompiuteri makvs" (Tôi có một chiếc máy tính). Như vậy có thể thấy yếu tố động vật và bất động vật (animate and inanimate) của đối tượng sở hữu luôn chi phối hình thức sở hữu. Tuy nhiên cũng theo tiếng Georgian cổ thì khái niệm động vật và bất 16 động vật có một gianh giới khá mơ hồ, bởi theo ngôn ngữ này thì từ "cái ô tô" lại được xếp vào nhóm sở hữu động vật và vì vậy động từ sở hữu đi kèm với nó sẽ là "mqavs" chứ không phải "makvs". (Dẫn theo http://en.wikipedia.org/wiki/Possession_linguistics) 1.2. Kết cấu sở hữu 1.2.1. Khái niệm kết cấu sở hữu Xét về mặt ngữ pháp, hình thức sở hữu chính là cách thức mà chúng ta "đánh dấu" xác nhận quyền sở hữu của một danh từ này đối với một danh từ khác. Kết cấu sở hữu chính là cách thức mà các từ, nhóm từ trong một ngôn ngữ kết hợp với nhau theo những qui tắc nhất định để tạo ra mối quan hệ sở hữu giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng. 1.2.2. Đặc điểm của kết cấu sở hữu a. Về mặt ngữ pháp Kết cấu sở hữu tồn tại ở hai dạng chính, đó là kết cấu sở hữu là câuvà kết cấu sở hữu là ngữ. Kết cấu sở hữu là câu là dạng kết cấu đầy đủ với sự có mặt của chủ thể sở hữu, động từ sở hữu và đối tượng sở hữu. Dạng kết cấu này có cấu trúc khá ổn định và số lượng hạn chế do phụ thuộc vào số ít các động từ sở hữu. Chẳng hạn để diễn tả ý sở hữu đối với một cuốn sách, người Việt nói: "Tôi có/ sở hữu một quyển sách", hoặc "Quyển sách này thuộc về tôi" còn người Nga có câu: "ú ỡồớÿ ờớốóà", tương tự như vậy, người Anh sẽ nói "I have/own a book" hoặc "This book belongs to me". Kết cấu sở hữu là ngữ là sự kết hợp của hai thành tố (thường là hai danh từ) biểu thị đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu. Hai thành tố này được kết hợp theo những phương thức nhất định. Các kết cấu sở hữu là ngữ khá phong phú về dạng thức và nghĩa biểu hiện. Trong nhiều trường hợp các hình thức sở hữu này không hẳn được dùng để biểu thị ý sở hữu. Ví dụ "my car" "ô tô của tôi", nghĩa sở hữu rất rõ ràng nhưng "girl's school" - "trường nữ sinh" thì lại không hoàn toàn mang nghĩa sở hữu. Cụm danh ngữ "girl's school" được hiểu một cách đơn giản là trường dành cho học sinh nữ. 17 Như trên đã nói, hình thức biểu hiện của các kết cấu sở hữu là ngữ khá đa dạng. Chúng ta có thẻ thấy có các phương thức sau: + Phương thức hình thái học (biến đổi hình thái của từ) như ở các ngôn ngữ Slavơ. + Phương thức từ vựng (sử dụng các đại từ sở hữu, tính từ sở hữu...) như ở các ngôn ngữ châu Âu + Phương thức cú pháp (sử dụng hư từ, trật tự từ). Phương thức này có cả ở các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Đức...lẫn các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Hán. Xét về mặt cấu trúc, các kết cấu sở hữu là ngữ có thể là sự kết hợp của: + Danh từ với danh từ + Danh từ với danh ngữ + Danh từ với đại từ + Danh ngữ với đại từ + Đại từ với đại từ + Danh ngữ với danh ngữ b. Về mặt ngữ nghĩa Kết cấu sở hữu ngoài chức năng chính là biểu thị ý nghĩa sở hữu còn có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác tuỳ thuộc vào từng ngôn ngữ . Tuy nhiên các kết cấu sở hữu nhìn chung có thể nhóm lại theo các nhóm sau;  Kết cấu sở hữu biểu thị mối quan hệ sở hữu: + Quan hệ sở hữu bất khả li: "John's height": chiều cao của John (như trong tiếng Anh), "sự tồn tại của tôi" (như trong tiếng Việt)... + Quan hệ sở hữu khả li: "Janet's house": ngôi nhà của Janet, "mein mann": chồng tôi (tiếng Đức); "Dzaghli mqavs": Tôi có một con chó (tiếng Georgian)...  Kết cấu sở hữu biểu thị mối quan hệ chỉnh thể, bộ phận. + Chỉ chất liệu: "a house of stone": một ngôi nhà bằng đá.... + Chỉ bộ phận, yếu tố: "a group of children": một nhóm trẻ con...  Kết cấu sở hữu chỉ các tác nhân tham gia vào một hành động: 18 + Với vai trò chủ thể của hành động: "her leaving": việc dời đi của cô ấy... + Với vai trò là tác thể của hành động: "the president's murder": kẻ ám sát tổng thống..  Kết cấu sở hữu chỉ nguồn gốc: "men of France": những người đàn ông tới từ nước Pháp/ những người đàn ông Pháp (tiếng Anh); "cuốn tiểu thuyết của Chu Lai" (tiếng Việt)...  Kết cấu sở hữu dùng để miêu tả: "day of reckoning": ngày đền tội/ tính sổ (tiếng Anh); "lương tháng" (tiếng Việt); "der Keller des hauses": hầm chứa của ngôi nhà (tiếng Đức)..  Kết cấu sở hữu chỉ mục đích: "women's shoes": giày của phụ nữ (tiếng Anh); "truyện tranh của trẻ em" (tiếng Việt); "la chambre des filles": phòng của con gái (tiếng Pháp)... Như vậy, có thể nói rằng các kết cấu sở hữu không chỉ đơn thuần biểu thị ý nghĩa sở hữu mà nó còn được sử dụng để biểu thị khá nhiều mối quan hệ khác. Chúng tôi sẽ đi sâu mô tả các kiểu quan hệ nghĩa này của kết cấu sở hữu ở các chương sau. 1.2.3. Phân loại kết cấu sở hữu Có rất nhiều cách khác nhau để biểu thị ý nghĩa sở hữu trong tiếng Anh. Có thể tạm chia chúng thành hai loại sau: + Kết cấu sở hữu là câu. + Kết cấu sở hữu là ngữ. 1.2.3.1. Kết cấu sở hữu là câu Dạng kết cấu này biểu thị ý nghĩa sở hữu thông qua các động từ sở hữu như: To have (có), to own (sở hữu), to belong (thuộc về)… Xét các ví dụ sau: (2) She has a big profit from its business. Cô ta có (thu được) một khoản lời lớn từ công việc kinh doanh (3) They owned an old, big castle in York. Họ đã từng sở hữu một lâu đài cổ lớn ở York. (4) This blue cycle belongs to my dear uncle Tom. 19 Chiếc xe đạp màu xanh đó thuộc về chú Tôm yêu quí của tôi. Qua các ví dụ trên có thể thấy dạng kết cấu sở hữu này tồn tại dưới dạng cấu trúc câu hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần như câu như: chủ ngữ, động từ, tân ngữ. Đây chính là một yếu tố bắt buộc của kết cấu sở hữu này. Khi có sự xuất hiện của động từ thì buộc phải có sự xuất hiện của chủ thể gây ra hành động cũng như có mặt của đối tượng chịu sự tác động của hành động. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì kết cấu sở hữu không còn tồn tại. Xét các ví dụ trong tiếng Việt: (5) Tôi có năm người anh trai. (6) Quyển sách này có cả thảy 473 trang. (7) Chiếc xe đạp màu xanh đó thuộc về vợ hắn. Cũng giống như trong tiếng Anh kết cấu sở hữu dạng câu trong tiếng Việt cũng có những yêu cầu chặt chẽ về các thành tố đi kèm. Chỉ khác một điều là trong tiếng Anh các thành tố đó chi phối động từ sở hữu. theo nguyên tắc về giống và số. Còn trong tiếng Việt sự ràng buộc đó không rõ nét. Tuy nhiên trong tiếng Việt ta cũng có thể bắt gặp một số trường hợp ngoại lệ như các ví dụ dưới đây: (8) Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về đất Bưởi với anh thì về Đất Bưới có cây Bồ đề Có giếng tắm mát có nghề seo, can. HG (9) Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước PTD Nhưng những trường hợp trên chỉ là những trường hợp đặc biệt, ít gặp hoặc thường thấy trong thơ ca, hò, vè... Chủ sở hữu không trực tiếp xuất hiện liền trước động từ sở hữu nhưng nghĩa sở hữu vẫn tồn tại do ngầm hiểu hoặc do chủ sở hữu đã có mặt trước hoặc sau đó (tác giả sử dụng thủ thuật đảo). Như vậy có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng xét về mặt cấu trúc, kết cấu sở hữu là câu có cấu tạo cố định và ổn định. Các yếu tố trong cấu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan