Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các chủng vi nấm phân lập từ máu bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dị...

Tài liệu Khảo sát các chủng vi nấm phân lập từ máu bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch

.PDF
83
170
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ngọc Tâm KHẢO SÁT CÁC CHỦNG VI NẤM PHÂN LẬP TỪ MÁU BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ngọc Tâm KHẢO SÁT CÁC CHỦNG VI NẤM PHÂN LẬP TỪ MÁU BỆNH NHÂN SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH Chuyên ngành: Vi sinh vật Mã số: 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 -1- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn.Thầy đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy cô trong khoa Sinh Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Cử nhân sinh học Nguyễn Thị Quỳnh Nga cùng toàn thể các anh chị kỹ thuật viên khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tro ng thời gian thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Khoa học Công nghệ -Sau đại học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn hoàn thành đúng tiến độ. -2- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... 1 T 0 T 0 MỤC LỤC ............................................................................................................... 2 T 0 T 0 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 T 0 T 0 LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 6 T 0 T 0 MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 7 T 0 T 0 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VI NẤM ............................................................... 9 T 0 T 0 1.1. Gi ới thi ệu về hì nh dạng và đặc đi ểm si nh học ............................................................... 9 T 0 T 0 1.1.1. Hì nh dạng .................................................................................................................. 9 T 0 T 0 1.1.2. Đặc tí nh nuôi cấy của vi nấm .................................................................................. 9 T 0 T 0 1.1.3. Si nh sản.................................................................................................................. 10 T 0 T 0 1.2. Vi nấm gây bệnh ............................................................................................................ 10 T 0 T 0 1.2.1. Vi nấm ngoài da ..................................................................................................... 10 T 0 T 0 1.2.2. Vi nấm ngoại bi ên.................................................................................................. 10 T 0 T 0 1.2.3. Vi nấm nội tạng ...................................................................................................... 10 T 0 T 0 1.3. Gi ới thi ệu vi nấm cơ hội ................................................................................................ 11 T 0 T 0 1.3.1. Vi nấm cơ hội ......................................................................................................... 11 T 0 T 0 1.3.2. Các yếu tố tạo nên suy gi ảm mi ễn dị ch mắc phải không do ............ 11 T 0 T 0 HIV/AIDS .......................................................................................................................... 11 T 0 T 0 1.3.2. Các chủng vi nấm cơ hội thường gặp ................................................................... 11 T 0 T 0 1.4. Đặc đi ểm các l oại thuốc đi ều trị bệnh nấm hi ện nay [67] .......................................... 20 T 0 T 0 1.4.1. Amphotericin B (Fungizone) ................................................................................... 20 T 0 T 0 1.4.2. Ketoconazole (Nizoral) .......................................................................................... 20 T 0 T 0 1.4.3. Nystatin ................................................................................................................... 20 T 0 T 0 1.4.4. Fluconazole.............................................................................................................. 21 T 0 T 0 1.4.5. Fluorocytosine ......................................................................................................... 21 T 0 T 0 1.4.6. Clotrimazole ............................................................................................................ 21 T 0 T 0 -31.5. Các bệnh l ý cần đi ều trị với thuốc ức chế mi ễn dị ch [68], [69]. ................................ 21 T 0 T 0 1.5.1. Các bệnh lý cần điều trị với thuốc ức chế miễn dịch........................................... 21 T 0 T 0 1.5.2. Thuốc ức chế miễn dịc ............................................................................................ 21 T 0 T 0 1.6. Tì nh hì nh nghi ên cứu các bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế mi ễn dị ch ..................... 23 T 0 T 0 1.6.1.Trên thế giới............................................................................................................. 23 T 0 T 0 1.6.2. Tại Vi ệt Nam .......................................................................................................... 27 T 0 T 0 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 28 T 0 T 0 2. 1. Vật l i ệu nghi ên cứu ...................................................................................................... 28 T 0 T 0 2.1.1. Đối tượng nghi ên cứu ............................................................................................. 28 T 0 T 0 2.1.2. Hóa chất .................................................................................................................. 28 T 0 T 0 2.1.3. Dụng cụ ................................................................................................................... 28 T 0 T 0 2.1.4. Thiết bị .................................................................................................................... 29 T 0 T 0 2.1.5. Các môi trường sử dụng ........................................................................................ 29 T 0 T 0 2.2. Phương pháp nghi ên cứu ............................................................................................... 30 T 0 T 0 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 30 T 0 T 0 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy toàn bộ số ca ................................................................. 30 T 0 T 0 2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu .............................................................................................. 30 T 0 T 0 2. 3. Các kĩ thuật dùng trong nghi ên cứu ........................................................................... 30 T 0 T 0 2.3.1. Cấy máu .................................................................................................................. 30 T 0 T 0 2.3.2. Kỹ thuật nhuộm Gram .......................................................................................... 31 T 0 T 0 2.3.3. Kỹ thuật cấy phân l ập các vi nấm trên môi trường Sabouraud (MT1) ............ 32 T 0 T 0 2.3.4. Kỹ thuật soi khúm nấm sau khi cấy bằng l actophenol cotton bl ue (LPCB) .............................................................................................................................. 32 T 0 T 0 2.3.7. Phương pháp bảo quản các chủng vi nấm .......................................................... 38 T 0 T 0 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................... 40 T 0 T 0 3.1. Kết quả thu được ............................................................................................................ 40 T 0 T 0 3.1.1. Tỷ l ệ cấy dương tí nh .............................................................................................. 40 T 0 T 0 3.1.2. Đặc đi ểm cỡ mẫu .................................................................................................... 40 T 0 T 0 3.1.3. Tỷ l ệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................................ 40 T 0 T 0 -43.1.4. Tỷ l ệ chẩn đoán theo từng l oại bệnh l ý ................................................................ 41 T 0 0T 3.1.5. Tỷ l ệ vi nấm phân l ập được ................................................................................... 41 T 0 T 0 3.1.6. Tỷ l ệ chẩn đoán theo tác nhân gây bệnh ............................................................. 42 T 0 T 0 3.1.7. Kháng nấm đồ của Candida tropicalis .................................................................. 42 T 0 T 0 3.1.8. Kháng nấm đồ của Candida albicans .................................................................... 42 T 0 T 0 3.1.9. Kháng nấm đồ của Candida utilis ....................................................................... 43 T 0 T 0 3.1.10. Kháng nấm đồ của Trichosporam asahii ......................................................... 43 T 0 T 0 3.1.11. Tỷ l ệ vi khuẩn trên tổng số mẫu VK dương tí nh ............................................... 43 T 0 T 0 3.2. Bàn l uận.......................................................................................................................... 44 T 0 T 0 3.2.1. Tỷ l ệ cấy dương tí nh .............................................................................................. 44 T 0 T 0 3.2.2. Về đặc đi ểm cỡ mẫu............................................................................................... 45 T 0 T 0 3.2.3. Về tỷ l ệ phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi......................................................... 45 T 0 T 0 3.2.4. Về tỷ l ệ vi nấm phân l ập được trên những mẫu cấy nấm dương tí nh ................ 46 T 0 T 0 3.2.5. Về tỷ l ệ chẩn đoán theo từng l oại bệnh l ý ........................................................... 50 T 0 0T 3.2.6. Tỷ l ệ chẩn đoán theo tác nhân gây bệnh............................................................... 51 T 0 T 0 3.2.7. Về độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm (MIC) .................................................... 52 T 0 T 0 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 56 T 0 T 0 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 57 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 58 T 0 T 0 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 67 T 0 T 0 -5- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AML bệnh bạch cầu cấp dòng tủy ALL bệnh bạch cầu cấp dòng lympho CML bệnh bạch cầu mãn dòng tủy CLL bệnh bạch cầu mãn dòng lympho TC tiểu cầu MT môi trường MT1 môi trường Sabouraud MT 2 môi trường Chrom agar MT 3 bộ kit API 20C AUX LPCB thuốc nhuộm lactophenol cotton blue NXB nhà xuất bản 5-FC 5-Fluocytosine FCA Fluconazole NYS Nystatin AB Amphotericin B KET Ketoconazole CTR Clotrimazole -6- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu trên là do tôi thu thập và xử lý trong thời gian làm luận văn. Ký tên Võ Thị Ngọc Tâm -7- MỞ ĐẦU Nhiễm trùng máu do vi nấm gây ra ngày càng trở nên quan trọng kèm theo thời gian nằm viện kéo dài và tỷ lệ tử vong cao.Trong 20 năm qua có sự gia tăng mức độ nặng của bệnh ở những bệnh nhân nhập viện, do sử dụng rộng rãi các xét nghiệm và thiết bị y tế xâm lấn, do các tác nhân kháng khuẩn phổ rộng. Hơn nữa, sự tiến bộ trong kỹ thuật y tế hiện nay, bệnh nhân ung thư được điều trị tích cực hơn với tác nhân hóa trị liệu mạnh và cấy ghép, dẫn đến giảm bạch cầu trung tính nhiều hơn, gây tổn thương niêm mạc. Những bệnh nhân này cũng được điều trị bằng phác đồ kháng sinh thường xuyên hơn và kéo dài, có xu hướng ngăn chặn các vi khuẩn thường trú. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến gia tăng tỷ lệ nhiễm nấm bệnh viện, làm gia tăng đáng kể các bệnh nhiễm vi nấm xâm lấn gây ra bởi các vi nấm cơ hội như : Candida spp, Cryptococcus neoformans, Aspergillus s pp, Penicillium marneffei... Tại Bệnh viện Truyền máu huyết học thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh nhân bị các bệnh về máu được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc khác nhau, trong đó có thuốc ức chế miễn dịch. Phần lớn các bệnh nhân thường bị sốt cao, không đáp ứng với các kháng sinh nhưng không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy cần phải tiến hành cấy máu để xác định chính xác tác nhân gây bệnh để có hướng chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể về tỷ lệ nhiễm vi nấm của các bệnh nhân này tại Việt Nam. Do đó cần thiết phải có một nghiên cứu ban đầu về các loại bệnh nhiễm vi nấm cơ hội, các tác nhân gây bệnh hay gặp trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải do sử dụng thuốc điều trị bệnh lý huyết học. Qua đó sẽ có thông tin bổ ích cho cán bộ xét nghiệm để áp dụng kỹ thuật xử lý thích hợp đồng thời giúp các bác sĩ lâm sàng cho chỉ định điều trị kịp thời. Từ đó giảm thiểu khả năng bỏ sót bệnh, giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân. Mục ti êu đề tài Xác định các chủng vi nấm gây bệnh trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch không phải HIV/AIDS và xác định độ nhạy của các loại vi nấm phân lập được với các thuốc kháng nấm hiện hành. -8- Nhi ệm vụ của đề tài - Phân lập và định danh các chủng vi nấm trên bệnh phẩm cấy máu. - Thực hiện kháng nấm đồ đối với các chủng vi nấm phân lập được . Đối tượng Các mẫu máu của bệnh nhân từ Bệnh viện Truyền máu huyết học. Thời gi an, đị a đi ểm, phạm vi nghi ên cứu - Thời gi an: Từ tháng 11- 2010 đến tháng 10 – 2011. - Đị a đi ểm: Phòng xét nghiệm vi nấm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghi ên cứu: Bệnh phẩm cấy máu của các bệnh nhân từ Bệnh viện Truyền máu huyết học. -9- Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VI NẤM 1.1. Gi ới thi ệu về hì nh dạng và đặc đi ểm si nh học Là những vi sinh vật có vách tế bào và nhân điển hình, chia làm hai nhóm vi nấm sợi tơ (moulds) và vi nấm hạt men (yeasts) [2], [4]. 1.1.1. Hì nh dạng Vi nấm hạt men: là những tế bào nhỏ, hình cầu hay trái xoan, đường kính vào khoảng 5µm đến 10µm. Khi cấy trên môi trường thí nghiệm, nấm hạt men sẽ tạo nên những khúm phẳng, tròn, có thể có màu sắc, có thể bóng hoặc đục mờ và nhỏ hơn khúm của vi nấm sợi tơ . Vi nấm sợi tơ: là những sợi tơ nhỏ, dài, mảnh, đường kính 5µm đến 10µm. Bên trong sợi tơ là nguyên sinh chất và nhân, có thể có hoặc không có vách ngăn [4], [6]. 1.1.2. Đặc tí nh nuôi cấy của vi nấm 1.1.2.1. Dinh dưỡng Các vi nấm rất dễ nuôi cấy. Để có thể mọc được, các vi nấm cần: một nguồn hydrat carbon, một nguồn đạm hữu cơ hoặc vô cơ (nitrat, ammonium…), một ít muối khoáng: P, K, Mn, Ca, S…,nước. 1.1.2.2. Nhiệt độ ủ Đối với vi nấm hoại sinh, ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (20 -25 o C). Nhiệt độ ủ của vi nấm kí sinh là 20-25 o C hoặc ở 35-37 o C. 1.1.2.3. Tốc độ mọc Vi nấm thường mọc chậm hơn vi khuẩn, nhanh nhất là vi nấm hạt men mất 2448 giờ. Các vi nấm hoại sinh thường mọc nhanh hơn vi nấm sinh bệnh[4]. 1.1.2.4. Hiện tượng biến hình (pleomorphism) Các vi nấm gây bệnh khi để lâu hoặc khi cấy chuyển nhiều lần, khúm chỉ còn là một đám sợi tơ màu trắng, các bào tử biến mất nên không còn đủ yếu tố để định danh . Ví dụ: trường hợp của Epidermophyton floccosum, Microsporum canis ...[4]. - 10 - 1.1.2.5. Hiện tượng nhị độ ( hiện tượng lưỡng hình) Một số vi nấm gây bệnh khi cấy lên môi trường giàu chất dinh dưỡng, ủ ở 37 oC hoặc khi ở cơ thể ký chủ, vi nấm có dạng hạt men. Khi cấy lên môi trường nghèo chất dinh dưỡng, ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm hoặc khi ở ngoại cảnh vi nấm có dạng sợi tơ. Ví dụ: trường hợp Histoplasma capsulatum, Sporothrix schenchii, Blastomyces dermatitidis, Paracoccidioides braziliensis...[4]. 1.1.3. Si nh sản Sinh sản bằng nẩy chồi: đặc trưng cho nấm men. Sinh sản bằng bào tử vô tính hoặc hữu tính: đặc trưng cho nấm sợi [4]. 1.2. Vi nấm gây bệnh Được chia thành 3 nhóm 1.2.1. Vi nấm ngoài da Là vi nấm sợi tơ gồm các sợi tơ nấm có vách ngăn, phần lớn sinh bào tử đính nhỏ (microconidia) và bào tử đính lớn (macroconidia), có nhiều hình dạng khác nhau. 1.2.2. Vi nấm ngoại bi ên Gây các bệnh ở các lớp ngoài cùng của da, lông như Malassazia audouinii gây lang ben , Cladosporium werneckii nấm đen lòng bàn tay và Trichosporon beigelii gây bệnh trứng tóc trắng. Ít gây hại cho các mô nên được coi là không có tính tàn phá. 1.2.3. Vi nấm nội tạng Bệnh vi nấm nội tạng bao gồm những bệnh không phải do vi nấm ngoài da, không phải bệnh vi nấm ngoại biên. Mầm bệnh có thể khu trú, có thể xâm nhập sâu, phát tán ra toàn thân. Bệnh do các loài vi nấm hạt men gây ra như Cryptococcus spp, Candida spp Bệnh do vi nấm sợi tơ gây ra như Aspergillus spp, Penicillium Marneffei, Rhinosporidium…[8]. - 11 - 1.3. Gi ới thi ệu vi nấm cơ hội 1.3.1. Vi nấm cơ hội Là những loài nấm trong điều kiện bình thường không gây bệnh. Chúng chỉ gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, người già, người bị bệnh ung thư, phụ nữ có thai, bệnh nhân sau phẫu thuật…hay tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải như bệnh nhân HIV/AIDS [4]. 1.3.2. Các yếu tố tạo nên suy gi ảm mi ễn dị ch mắc phải không do HIV/AIDS 1.3.1.1. Yếu tố trong cơ thể Về sinh lý (độ tuổi): người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai . Về bệnh lý: - Suy dinh dưỡng, sinh thiếu tháng . - Rối loạn chức năng chuyển hóa như tiểu đường. - Các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch như bệnh ung thư, bệnh bạch cầu cấp hoặc mãn, bệnh nhiễm HIV… - Dị tật bẩm sinh về gen . 1.3.1.2. Các yếu tố ngoài cơ thể Các tổn thương về da. Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Corticoide, cyclophosphamide…, thuốc kháng sinh ... Các hình thức can thiệp y khoa khác như truyền dịch , đặt ống thông, giải phẩu...[4]. 1.3.2. Các chủng vi nấm cơ hội thường gặp 1.3.2.1. Candida spp a. Hình thể Các tế bào hạt men hình cầu, đường kính 3 -5 µm. Sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi. Trong những điều kiện nhất định, chúng sẽ tạo ra sợi tơ nấm giả. Sợi tơ nấm không màu sắc, có nhiều vách ngăn rộng từ 3 -5 µm, đôi khi chỉ thấy sợi tơ mà không thấy tế bào hạt men. - 12 - Khi nuôi cấy trên thạch Sabouraud tạo thành khuẩn lạc hạt men, đường kính từ 1-3 mm, trắng, đục mờ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và 35 o C. Bệnh do vi nấm Candida spp có thể là bệnh ngoài da, có thể là bệnh kinh niên ở móng, bệnh ở miệng, họng, âm đạo hay bệnh nội tạng thường gây tỷ lệ tử vong cao khi vào phổi, tim hay cơ quan khác. Tác nhân gây bệnh Candida spp quan trọng nhất là Candida albicans. Các loại Candida spp khác cũng có thể gây bệnh nhưng hiếm hơn[8], [9]. Hình 1.1. Khuẩn lạc Candida spp phân lập được từ máu trên môi trường Sabouraud. Hình 1.2. Candida spp với dạng hạt men và sợi tơ nấm giả (x100) - 13 - b. Dịch tễ học Chủng vi nấm Candida albicans và một số loài Candida spp khác là các loại nấm sống hoại sinh trên cơ thể người. Bệnh nấm Candida spp là bệnh phổ biến duy nhất do loại nấm thường xuyên cư trú trên người gây ra. Bệnh do Candida spp được coi là loại bệnh có nguồn gốc nội sinh. Tuy nhiên một số dạng bệnh được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số nấm Candida spp. thường lây nhiễm qua kim tiêm hoặc các dụng cụ y tế. Bệnh nhân bị lao, ung thư, nhổ răng, phẫu thuật, đái tháo đường, nghiện thuốc, có thai, đặt catheter, dùng kháng sinh kéo dài đặc biệt là điều trị bằng steroid, bệnh nhân HIV/AIDS, giảm đáp ứng miễn dịch, rối loạn di truyền rất dễ mắc bệnh nấm Candida spp [6]. c. Tỷ lệ nhiễm Theo Chai YL và cộng sự, năm 2007, tại Singapore, khi nghiên cứu sự nổi trội của vi nấm Candida tropicalis trong máu tại Đại học Singapore, trong 52 ca nhiễm vi nấm, Candida tropicalis chiếm 36%, Candida albicans chiếm 29 %, Candida parapsilosis chiếm 21% [20]. Theo Mokaddas EM và cộng sự, năm 2007, tại Đại học Kuwait, Safat, Kuwait, khi nghiên cứu sự phân bố và khả năng kháng vi nấm Candida phân lập từ máu của bệnh nhân ở Kuwait, phân tích 607 mẫu máu phân lập trong 10 năm tại Kuwait, Candida albicans chiếm 39.5%, Candida parapsilosis chiếm 30.6%, Candida tropicalis chiếm 12.4% [41]. Theo Saikat Basu và cộng sự, năm 2011, tại Ấn độ, đặc điểm sinh học của Candida tropicalis phân lập từ các bệnh nhân của khoa hồi sức cấp cứu, khi phân lập vi nấm trong máu, Candida tropicalis chiếm 5/10 (50%), Candida albicans chiếm 3/10 (30%) , Candida glabrata chiếm 2/10 (20%) [52]. Theo Pagano L và cộng sự, năm 2006 tại Rome - Ý trong nghiên cứu 2004 về dịch tể học nhiễm nấm ở bệnh nhân u ác tính có bệnh lý huyết học, Candida spp chiếm 175/192 (91%), Trichosporon spp chiếm 7/192 (4%)[46].Theo Ray Hachem MD và cộng sự, năm 2008, tại Houston, Texas, sự thay đổi dịch tể học của nhiễm Candida trong máu, trong 281 ca nhiễm Candida - 14 - spp từ các bệnh nhân bệnh huyết học ác tính, Candida albicans chiếm 38/281(14%), Candida tropicalis chiếm 27/281(10%) [49]. 1.3.2.2.Cryptococcus neoformans a. Hình thể Vi nấm có đường kính khoảng 20 µm. Phần bao khó nhuộm nên ta thấy một lớp vỏ rộng, trong suốt (không ăn phẩm màu), bao quanh tế bào hạt men. Sinh sản bằng cách nảy chồi. Là vi nấm đơn độ có dạng hạt men khi ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm hay ở 35 o C. Sau 2-3 ngày ủ tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, nhẵn bóng, dạng hạt men, ngả màu ngà. Cryptococcus neoformans cho phản ứng urease dương, môi trường đổi màu hồng ít giờ sau, còn Candida albicans thì cho phản ứng urease âm. Gây bệnh ở một số cơ quan trong cơ thể như: màng não, máu, phổi, da, nguy hiểm nhất là bệnh viêm màng não nấm [8], [9]. b. Dịch tễ học Có nhiều loài nấm Cryptococcus neoformans nhưng chỉ có Cryptococcus neoformans gây bệnh cho người. Cryptococcus neoformans phát triển trong đất, đặc biệt là ở phân chim bồ câu. Bệnh nấm Cryptococcus neoformans trước đây rất hiếm gặp. Cryptococcus spp xảy ra ở bệnh nhân mắc AIDS, u lympho, bệnh bạch cầu… Bệnh viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân HIV/AIDS [4], [9]. c. Tỷ lệ nhiễm Theo Pagano L và cộng sự, năm 2006, nghiên cứu SEIFEM-2004 về dịch tể học nhiễm nấm ở bệnh nhân u ác tính huyết học, Crypyococus spp chiếm 8/192 , trong bệnh AML, Crypyococus spp chiếm 5/8 (62.5%), trong bệnh ALL chiếm 2/8(25), trong non-Hodgkin´s lymphoma chiếm 1/8(12.5%) [46]. - 15 - 1.3.2.3. Trichosporon asahii a. Hình thể Trên môi trường Sabouraud, khuẩn lạc có màu trắng kem, xuất hiện nếp nhăn sau 2-3 ngày. Dưới kính hiển vi, tế bào hình elip , hình trứng kéo dài. Sinh trưởng bằng bào tử đốt. Hình 1.3. Khuẩn lạc Trichosporon spp phân lập được từ máu trên môi trường Chrom agar b. Dịch tễ học Sống hoại sinh trong ruột. Ở người khỏe mạnh có thể gây bệnh trứng tóc trắng hoặc viêm da. Ở người suy giảm miễn dịch có thể gây bệnh toàn thân [4]. Nhiễm trùng phổ biến thường xuyên nhất liên quan đến bệnh bạch cầu, cấy ghép nội tạng, đa u tủy, thiếu máu bất sản, lymphoma, các khối u rắn và AIDS. c. Tỷ lệ nhiễm Theo Watson KC và cộng sự, năm 1970, trong nghiên cứu áp xe não do Trichosporon cutaneum đã mô tả tác nhân Trichosporon spp lần đầu tiên trong y văn như một nguyên nhân gây bệnh xâm lấn [63]. Theo Tyler E Warkentien và cộng sự, năm 2009 tại San Diego, trên các bệnh nhân nhiễm Trichosporon trong máu, có khoảng 400 trường hợp nhiễm Trichosporon spp xâm lấn [61]. - 16 - 1.3.2.3.Penicillium marneffei a. Hình thể Sinh sản theo cách phân đôi. Penicillium marneffei là vi nấm duy nhất trong loài Penicillium spp có tính nhị độ. Nuôi cấy ở 35 oC chúng phát triển giống như dạng nấm men. Khuẩn lạc nấm quan sát bằng mắt thường thấy có nếp gấp, không sinh sắc tố màu đỏ. Nuôi cấy ở 25 oC hay nhiệt độ phòng, chúng phát triển thành dạng mốc, sinh sắc tố đỏ trên môi trường Sabouraud. Soi tươi sợi tơ nấm trong LPCB thấy dạng bào tử sắp xếp hình bàn tay. Bệnh do vi nấm Penicillium marneffei còn gọi là bệnh nấm Penicillinosis. Đây là bệnh vi nấm lan toả. Người bệnh thường có những tổn thương ở nội tạng và ở da, bệnh nhân sẽ tử vong nếu không điều trị kịp thời bằng thuốc kháng nấm[4]. Hình 1.4. Khuẩn lạc Penicillium marneffei trên môi trường Dịch tễ học thạch Sabouraud (tiết sắc tố đỏ làm chuyển màu môi trường) Các vùng dịch tễ của vi nấm này là Miến Điện, nam Trung Quốc, Mã Lai, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tuy rằng tác nhân này có thể gặp ở người không suy giảm miễn dịch nhưng việc nhiễm toàn thân thường xảy ra hơn ở những người bị ức chế miễn dịch, đặc biệt là người bị nhiễm HIV/AIDS[4]. - 17 - 1.3.2.4.Histoplasma capsulatum a. Hình thể Trong sinh thiết mô, Histoplasma capsulatum là những tế bào hạt men nhỏ, đường kính 2-4 µm nằm trong các đại thực bào. Tế bào chất co lại tạo thành một khoảng trống giữa vách và tế bào chất, trông tựa như một “bao”. Histoplasma capsulatum là một vi nấm nhị độ. Trên thạch Sabouraud, sau 3-5 ngày ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, vi nấm bắt đầu mọc thành những sợi tơ trắng mịn, nhô lên không khí; sau 1 -2 tuần, khúm có đường kính 1 cm, mượt như nhung, màu trắng, hoặc vàng – nâu nhạt. Xem mảnh khúm nấm dưới kính hiển vi sẽ thấy sợi tơ có vách ngăn và tiểu đính bào tử nhỏ, tròn hay hình quả lê [8], [9]. Hình 1.5. Khuẩn lạc Histoplasma capsulatum nuôi cấy trên thạch Sabouraud ở nhiệt độ 25 o C - 18 - Hình 1.6. Hình thể của Histoplasma capsulatum nuôi cấy ở nhiệt độ 25 o C b. Dịch tễ học Bệnh vi nấm Histoplasma gặp ở khắp nơi, từ 45 o vĩ độ Bắc đến 30 o vĩ độ Nam. Bệnh rất phổ biến ở thung lũng sông Mississippi, bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi nhưng thường là trẻ nhỏ, nam nhiều hơn nữ. Ở châu Á, người ta đã gặp bệnh tại Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hong Kong, Indonesia và Philippines. Càng ngày bệnh càng thấy nhiều hơn ở người AIDS. Histoplasma capsulatum được tìm thấy trong đất có lẫn phân dơi, chim bồ câu, gà con và có lẽ những động vật khác [4]. c. Tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, từ năm 1994 đến nay chỉ có hai ca nhiễm Histoplasma capsulatum. Theo Nguyễn Thị Tố Như, năm 2008, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, có 2 ca nhiễm Histoplasma ở bệnh nhân có tiền căn lao phổi [7]. 1.3.2.5. Aspergergillus spp a. Hình thể Là những sợi tơ có vách ngăn, rộng khoảng 4 -5 µm, nhiều nhánh, nhánh và sợi tơ chính thường hợp thành một góc 45 0 . Một số có nhiều bào tử bao dày, có thể rộng đến 10 µm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng