Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại...

Tài liệu Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố cần thơ

.PDF
69
190
93

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ: 52720401 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ PHẨM CÓ CORTICOID TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ MỤN TRỨNG CÁ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Ths. DƯƠNG THỊ BÍCH NGUYỄN DƯƠNG NHỰT TÂN MSSV: 12D720401157 LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B Cần Thơ, năm 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ: 52720401 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ PHẨM CÓ CORTICOID TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ MỤN TRỨNG CÁ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Ths. DƯƠNG THỊ BÍCH NGUYỄN DƯƠNG NHỰT TÂN MSSV: 12D720401157 LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B Cần Thơ, năm 2017 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Dược – Điều dưỡng trường Đại học Tây Đô và được sự giúp đỡ quý báu của thầy, cô, cán bộ phòng xét nghiệm tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ, PGS.TS Huỳnh Văn Bá, cán bộ giảng viên tại Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm trường Đại học Tây Đô và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Dương Thị Bích với đóng góp của bạn bè và thầy cô, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ”. Hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, cho phép tôi được gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy,cô trong khoa Dược – Điều dưỡng đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp đại học. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Dương Thị Bích đã ra sức hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đem đến những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao khi tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp, và cô luôn ra sức tháo gỡ những khó khăn từ những bước đầu tiên đến lúc hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Một lần nữa xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trong khoa Dược – Điều dưỡng, cán bộ giảng viên tại Phòng thí nghiệm Kiểm nghiệm trường Đại học Tây Đô đã hỗ trợ tôi kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi từ những bước đầu tiên khi tôi bắt đầu thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tiếp đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Huỳnh Văn Bá cùng với cán bộ nhân viên tại phòng xét nghiệm tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ đã hỗ trợ cho tôi thu thập mẫu và số liệu tại bệnh viện và phòng khám. Xin chân thành cám ơn ban Hội đồng gồm: PGS.TS Trần Công Luận, PGS.TS Nguyễn Văn Bá, Ths Đỗ Văn Mãi đã góp ý và giúp tôi hoàn thiện bài báo cáo luận văn tốt nghiệp này, những góp ý nhận xét của ban Hội đồng sẽ là hành trang và kinh nghiệm quý báu cho tôi trên con đường lập nghiệp mai sau. Lời cảm ơn cuối cùng xin được gửi đến gia đình và bạn bè đã truyền thêm năng lượng để giúp tôi thêm ý chí hoàn thành thật tốt đề tài tốt nghiệp đại học. Tuy vậy, do thời gian có hạn và trong khả năng cho phép về những kiến thức chuyên môn của một sinh viên nên luận văn tốt nghiệp của tôi không thể không có những thiếu sót cũng như những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô để tôi có được sự nâng cao kiến thức và phục vụ tốt cho công việc sau này. Cần Thơ, Ngày 14 tháng 6 năm 2017 i CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và Cán bộ hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Ngày 14 tháng 6 năm 2017 Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận văn Dương Thị Bích Nguyễn Dương Nhựt Tân ii TÓM TẮT Bệnh trứng cá đang là vấn đề nổi bật trong lĩnh vực thẩm mỹ. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát những ảnh hưởng của mỹ phẩm chứa corticoid qua những biểu hiện lâm sàng trên bệnh nhân trứng cá. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang phân tích. Kết quả thu được như sau: có 67 % bệnh nhân đang sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần corticoid. Nhóm tuổi từ 15-25 có tỷ lệ 69 %, nữ giới chiếm 59 %. Những tình trạng bị mụn trứng cá đỏ và mụn trứng cá thông thường 65 %, mụn mủ-sẩn viêm 17 %, đỏ da 4 %, viêm da 7 %, giãn mao mạch 7 %. Đa số các bệnh nhân được sự chỉ dẫn của bạn bè 37 % và người thân là 24 %, bệnh nhân sử dụng được dưới 6 tháng là 44 % và từ 6 tháng tới 1 năm là 38 %. Có 49 % nghỉ sử dụng tuyệt đối sau một thời gian dùng và có 36 % sử dụng lại vì sau khi nghỉ dùng thì mụn xuất hiện nên đã mua dùng lại mỹ phẩm cũ đã từng sử dụng. Khảo sát 100 đối tượng đa số chưa có biểu hiện nhiều về những tác dụng phụ của corticoid như đỏ da, viêm da và giãn mao mạch. Qua những kết quả thu được như trên, đề nghị nên mở rộng thêm qui mô để thể hiện rõ tình hình sử dụng mỹ phẩm của những bệnh nhân trứng cá. Tiếp đến là xây dựng quy trình định lượng thành phần corticoid có trong mỹ phẩm để đánh giá một cách chính xác hơn. Cuối cùng là hoàn thiện những tác dụng phụ của corticoid theo từng điểm thời gian sử dụng. Từ khóa: ảnh hưởng của mỹ phẩm, bệnh nhân trứng cá, corticoid trong mỹ phẩm. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ...i CAM KẾT KẾT QUẢ .....................................................................................................ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................................vii DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 2.1. TỔNG QUAN VỀ DA ............................................................................................ 3 2.2 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRỨNG CÁ ................................................................... 5 2.2.1 Phân loại mụn trứng cá ........................................................................................... 5 2.2.2 Cơ chế gây mụn trứng cá ........................................................................................ 5 2.3 TỔNG QUAN VỀ CORTICOID .............................................................................. 8 2.3.1 Tác dụng sinh lí của corticoid ................................................................................ 8 2.3.2 Dược lí học của cortico-steroid (corticoid) .......................................................... 10 2.3.3 Tác dụng phụ của corticoid .................................................................................. 12 2.3.4 Những tác dụng phụ cần lưu ý.............................................................................. 14 2.4 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỚP MỎNG......................................... 15 2.5 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................ 16 2.5.1 Thành phố Cần Thơ. ............................................................................................. 16 2.5.2 Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ ................................................................. 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 17 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 17 3.2 TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU .................................................................................. 17 3.3 TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ ..................................................................................... 17 iv 3.4 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................................ 17 3.5 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .............................................................................. 17 3.6 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ............................................................................ 17 3.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 17 3.7.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 17 3.7.2 Khảo sát tình hình sử dụng mỹ phẩm trên bệnh nhân trứng cá ............................ 18 3.7.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 18 3.7.4 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 21 3.7.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 21 3.7.6 Biện pháp khắc phục sai số .................................................................................. 21 3.7.7 Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................................. 22 3.8 VẤN ĐỀ Y ĐỨC..................................................................................................... 22 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 23 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 23 4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân ............................................................................................. 23 4.1.1.1 Giới tính của bệnh nhân..................................................................................... 23 4.1.1.2 Nhóm tuổi của bệnh nhân .................................................................................. 23 4.1.1.3 Đặc điểm da mặt ................................................................................................ 24 4.1.1.4 Tình trạng hiện tại ............................................................................................. 24 4.1.1.5 Thời gian sử dụng mỹ phẩm .............................................................................. 27 4.1.1.6 Tình trạng da trước khi sử dụng mỹ phẩm ........................................................ 27 4.1.2 Tình hình sử dụng mỹ phẩm ................................................................................. 28 4.1.2.1 Tên mỹ phẩm nghi ngờ có corticoid do bệnh nhân cung cấp ............................ 28 4.1.2.2 Mục đích sử dụng mỹ phẩm .............................................................................. 32 4.1.2.3 Thói quen sử dụng mỹ phẩm ............................................................................. 32 4.1.2.4 Cách thức tiếp nhận mỹ phẩm của bệnh nhân ................................................... 33 4.1.3 Tổng kết quá trình sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân.. ........................................ 33 4.1.3.1 Vấn đề tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm ..................................................... 33 4.1.3.2 Lý do ngừng sử dụng mỹ phẩm ......................................................................... 34 v 4.1.3.3 Tình hình bệnh nhân khi sử dụng lại mỹ phẩm sau thời gian ngừng không sử dụng ............................................................................................................................... 35 4.1.3.4 Tình hình bệnh nhân ngừng hẳn vì mụn và dị ứng từ lúc đầu sử dụng mỹ phẩm . ....................................................................................................................................... 35 4.1.4 Tình hình điều trị của bệnh nhân .......................................................................... 36 4.1.4 4.1.5 Mối tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh của bệnh nhân ............................................................................................................................... 37 4.2.THẢO LUẬN .......................................................................................................... 38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 43 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 43 5.2 ĐỀ XUẤT ................................................................................................................ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 44 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 46 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………..…….………22 Bảng 4.1 Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân trong nghiên cứu ……..…….………23 Bảng 4.2 Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu……………….….….….23 Bảng 4.3 Đặc điểm về da mặt của bệnh nhân……………...……………………….…24 Bảng 4.4 Tình trạng da mặt hiện tại của bệnh nhân ………….……………...…..…...25 Bảng 4.5 Bảng thể hiện thời gian sử dụng kem (mỹ phẩm) của bệnh nhân ..….....…..27 Bảng 4.6 Tình trạng da mặt bệnh nhân trước khi sử dụng mỹ phẩm……………...….27 Bảng 4.7 Bảng thể hiện tên các loại kem (mỹ phẩm) và thành phần corticoid nghi ngờ có trong mẫu kem (mỹ phẩm)…………………………………….…………..………29 Bảng 4.8 Bảng thể hiện mục đích sử dụng kem (mỹ phẩm) của bệnh nhân..…...……32 Bảng 4.9 Bảng thể hiện thói quen sử dụng kem (mỹ phẩm) của bệnh nhân……...…..32 Bảng 4.10 Bảng thể hiện cách thức tiếp nhận các loại mỹ phẩm của bệnh nhân…..…33 Bảng 4.11 Bảng thể hiện việc tiếp tục và ngừng sử dụng mỹ phẩm của bệnh nhân.....34 Bảng 4.12 Bảng nêu rõ lý do không sử dụng mỹ phẩm………………………...…….34 Bảng 4.13 Bảng thể hiện tình hình bệnh nhân sử dụng lại mỹ phẩm sau thời gian ngừng không sử dụng……............……………………………………………………35 Bảng 4.14 Bảng thể hiện tình hình của bệnh nhân khi ngừng hẳn mỹ phẩm vì xuất hiện dị ứng và mụn ngay lần đầu sử dụng………………………………………………….35 Bảng 4.15 Bảng thể hiện tình hình điều trị mụn của các bệnh nhân ………...……….36 Bảng 4.16 Bảng thể hiện tình trạng mụn trên da mặt của bệnh nhân đang điều trị bằng các cách khác nhau……………………………………………………………………37 Bảng 4.16 Bảng 4.17 Bảng thể hiện sự tương quan giữa mỹ phẩm chứa corticoid và mức độ bệnh……..……………………………………………………………………38 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Cấu tạo của da……..…………………………………………………………3 Hình 2.2 Cấu trúc của corticoid……...………………………………………………..10 Hình 2.3 Tình trạng da của bệnh nhân tại thời điểm khảo sát…………...…..…….25-26 Hình 2.4 Bản sắc kí lớp mỏng của những mỹ phẩm chứa corticoid……….……...30-31 viii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, mọi người đang hướng đến việc làm cho bản thân hoàn mỹ hơn, nhu cầu làm đẹp đang rất được quan tâm kéo theo đó là hàng loạt các loại mỹ phẩm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chung của khách hàng. Theo quan niệm từ xưa đến nay “nhất dáng, nhì da”, nên ai cũng mong mình sở hữu làn da trắng sáng và vẻ bề ngoài bắt mắt, nắm được tầm quan trọng đó nên hàng loạt các loại mỹ phẩm trị mụn, trắng da liên tục ra đời, nhưng chiếm đa số là những loại mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng. Riêng các tỉnh miền Nam ở Việt Nam thì việc sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid hiện đang rất phổ biến, chỉ cần sau khi sử dụng và trong thời gian ngắn đã có tác dụng rõ rệt thì xem như loại mỹ phẩm đó được tin dùng và truyền tai nhau rất nhanh chóng. Các sản phẩm đó không còn xa lạ và được mọi người nói gọn lại là kem trộn, kem trộn chính là hỗn hợp nhiều loại mỹ phẩm và đặc biệt là chứa thêm thành phần được ví như thần dược làm đẹp đó chính là corticoid. Vấn đề sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid phục vụ cho vấn đề làm đẹp không chỉ xảy ra ở nước ta mà còn xảy ra ở các nước trên thế giới. Việc làm đẹp là nhu cầu cần thiết của mỗi người dù là ở các nước phát triển và đang phát triển. Cụ thể theo Cunliffe W J (1999): Có gần 1/3 phụ nữ Mỹ trong độ tuổi 20-50, đặc biệt giữa tuổi 2030 có xuất hiện mụn mủ và có liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm. Cho thấy được rằng trên thế giới việc lạm dụng corticoid nhằm mục đích làm đẹp cũng thường xuyên được đề cập và nghiên cứu. Thực tế tại Việt Nam corticoid vẫn được sử dụng trong các cơ sở y tế và phải sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn. Đa số những trường hợp tìm đến các cơ sở điều trị da liễu thì da mặt của bệnh nhân đã có tổn thương trong đó có những tổn thương có thể hồi phục được và có những tổn thương không còn khả năng hồi phục. Việc sử dụng tràn lan mỹ phẩm chứa corticoid chủ yếu do một phần người sử dụng hiểu biết ít về corticoid hoặc được bạn bè, người thân giới thiệu. Sau khi sử dụng thấy có tác dụng rõ rệt trong thời gian ngắn thì lại tiếp tục truyền tai cho những người khác. Mặc khác ít người biết rằng trong vài lần đầu sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid sẽ có công hiệu tạm thời nhưng sau đó là sự xuất hiện và hàng loạt những biểu hiện bất lợi (Theo Đỗ Đình Dịch,1983 và Thomas P.Habif,1985). Khi sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid trong thời gian lâu sẽ có hiện tượng teo da, rạn da, nhiễm trùng da, Và thường gặp nhất là xuất hiện hiện tượng phát ban dạng trứng cá đỏ (Theo Bert-Jones J,2010). Do vậy chúng ta nên khảo sát tình hình thực tế trên các bệnh nhân trứng cá tại thành phố Cần Thơ qua đó tiến hành thu thập những hình ảnh về tình trạng của các 1 bệnh nhân sau khi bị ảnh hưởng của tác dụng phụ của corticoid, kế đó là thu thập những loại mỹ phẩm do bệnh nhân bị mụn trứng cá cung cấp, cuối cùng là định tính mỹ phẩm để xác định có bao nhiêu loại mỹ phẩm do bệnh nhân cung cấp có chứa corticoid bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng. Để cảnh báo và làm tăng sự hiểu biết cho mọi người về tác dụng 2 mặt của mỹ phẩm chứa corticoid bằng hình ảnh thực tế. Với lý do trên đề tài “Khảo sát ảnh hưởng mỹ phẩm có corticoid trên những bệnh nhân bị mụn trứng cá tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau: Khảo sát những ảnh hưởng của mỹ phẩm chứa corticoid qua những biểu hiện lâm sàng trên bệnh nhân trứng cá. 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ DA Da là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc cơ thể, che chở cơ thể khỏi sự tác động, sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Ngoài ra, chức năng chính của da còn để điều hòa, cảm nhận nhiệt độ, tổng hợp vitamin B và D. Da là một cơ quan lớn nhất của cơ thể. Da người lớn có độ dày từ 1,5 - 4 mm; diện tích 1,5 m2 – 2 m2. Một người trưởng thành nặng 60kg thì trọng lượng của da khoảng 4 kg. Nếu tính cả hạ bì và mô mỡ trọng lượng da khoảng 15 kg. (Phạm Văn Hiển, 2009) Da người có cấu tạo gồm ba lớp: Lớp thượng bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Hình 2.1 Cấu tạo của da (Nguyễn Như Hiền và Chu Văn Mẫn, 2002) 2.1.1 Lớp thượng bì (epidermis) Vùng biểu bì: chỉ dày vài milimeter. Được chia làm 4 lớp nhỏ: Lớp corneum: là nơi các tế bào hoá sừng. Lớp sừng này mất đi hóc môn và chết đi. Tác dụng của nó là bảo vệ cơ thể và ngăn thoát hơi nước. Mặc dù có tác dụng là lớp bảo vệ bên ngoài, nhưng nó cũng chính là nguyên nhân cản trở quá trình trao đổi chất và hấp thụ chất dinh dưỡng. Chúng ta thường dùng kem tẩy để lấy đi lớp sừng này. Nói chung, một chu kì trao đổi chất của lớp sừng kéo dài 28 ngày. Nhưng càng già, quá trình trao đổi chất này càng chậm lại, vào thời gian trao đổi chất lên đến 40 ngày. Lớp Granular: độ ẩm của da được tích tụ ở đây, có protein chặn các tia tử ngoại. Tế bào thuộc lớp này, sẽ bị hoá nước dần trong khi lớp sừng giữ nước lại làm cho da đàn hồi và sống lâu hơn. 3 Spinous: nhiều mô liên kết với bạch cầu để truyền chất dinh dưỡng. Basale: gần lớp hạ bì, là nền của lớp biểu bì, đây là lớp làm cho lớp biểu bì này chuyển động. Chúng hút nước từ lớp hạ bì và tạo lớp sừng, và mỡ cho lớp Corneum. Quá trình này càng ngày càng tăng, làm cho việc hóa sừng ngày càng nhiều. 2.1.2 Lớp trung bì Lớp trung bì: là nơi tích dinh dưỡng cho biểu bì, sự sáng và đàn hồi của da là do lớp tế bào này. Và đặc điểm nổi bật là càng nhiều collagen thì độ co giản của da càng cao. Gồm những sợi collagen, sợi elastin đan với nhau thành một mạng lưới. Giữa những mạng lưới có những tế bào sợi, những sợi chân tóc lông, các tuyến mồ hôi, tuyến bã, mạch máu, mạch bạch huyết, sợi thần kinh. Sợi collagen và sợi elastin có nhiệm vụ giữ cho da được đàn hồi và căng. Tế bào sợi tổng hợp sợi collagen và sợi elastin. Tuyến mồ hôi: dưới da và dưới lỗ chân lông. Tuyến tiết ra chất nhờn gọi là bì chi tuyến . Bì chi tuyến của mỗi người hoạt động khác nhau dựa vào các yếu tố di truyền ăn uống, nghỉ ngơi, khí hậu và tâm sinh lý. Hoạt động mạnh: da nhờn. Hoạt động yếu: da khô. Hoạt động điều hòa: da thường. Hoạt động mạnh ở trán, mũi, cằm: da hỗn hợp. 2.1.3 Lớp hạ bì Lớp hạ bì: cấu tạo là các lớp mỡ và axit béo, những tế bào mỡ này sẽ được hình thành, tích trữ và bị đốt nóng tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động của các mô và các cơ quan khác. Lớp mỡ này có tác dụng giữ nhiệt. Khi cơ thể tương tác với thế giới bên ngoài thì nhờ nó mà nhiệt độ trong cơ thể được giữ ổn định. Mô mỡ: Bảo vệ da khỏi những tác động cơ học, cách nhiệt, dự trữ năng lượng. Dây thần kinh: Giúp da nhận biết những kích thích từ môi trường. Mạch máu: Giúp da trao đổi chất. (Nguyễn Như Hiền, 2002) 2.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH TRỨNG CÁ 2.2.1 Khái niệm bệnh trứng cá Bệnh trứng cá được mô tả sớm nhất trong các bài viết Hy Lạp cổ đại của Bác sĩ Byzantine Aetius Amidenus. Từ “acne” xuất phát từ acme trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “điểm” hoặc “tại chỗ”, acme viết sai thành acne và được sử dụng đến ngày nay. Bệnh trứng cá là bệnh về da phổ biến nhất đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh trứng cá không thể định nghĩa là bệnh truyền nhiễm vì vi khuẩn gây mụn không 4 chỉ hiện diện trên da người bị mụn trứng cá mà còn trên da người khoẻ mạnh. Mụn trứng cá được hình thành do sự tăng tiết chất nhờn, tế bào phễu bị sừng hoá làm tắc nghẽn cổ nang lông, sự gia tăng mật độ vi khuẩn bên trong nang lông và sử dụng tế bào chết cùng với chất nhờn phát triển tạo thành nhân mụn nhỏ (microcomedone) không thể phát hiện bằng mắt thường (Plewig và Kligman, 2000). 2.2.2 Phân loại mụn trứng cá Theo Phạm Hoàng Khâm (2011) bệnh trứng cá được chia thành 2 dạng là tổn thương không viêm như mụn đầu trắng (whitehead) và mụn đầu đen (blackhead) và dạng viêm bao gồm sẩn, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang. - Mụn đầu đen hình thành do chất bã bài tiết và tế bào chết làm tắc lỗ nang lông nhưng bề mặt da hở nên nhân mụn bị không khí oxy hoá tạo màu đen. Nhìn vào nang lông thấy màu đen nên gọi là mụn đầu đen hay mụn có cấu trúc mở. - Mụn đầu trắng hình thành khi có quá nhiều chất dầu và tế bào chết gây bít tắc lỗ nang lông và không hở ra da, nên gọi là “nhân đóng”. Theo Hayashi và cộng sự, 2008 sử dụng hình thái và số lượng tổn thương phân chia mụn thành 3 mức độ: nhẹ, trung bình và nặng. - Mụn trứng cá nhẹ: từ 0-5 nốt viêm, thương tổn là một vài mụn đầu trắng, mụn đầu đen. - Mụn trứng cá trung bình: từ 6-20 nốt viêm, thương tổn gồm nhiều mụn đầu trắng, mụn đầu đen đồng thời có thêm sẩn, mụn mủ. - Mụn trứng cá nặng: từ 21-50 nốt viêm, thương tổn gồm nhiều mụn mủ, nang, nốt sẹo. Theo Tutakne (2003) phân loại mụn theo bốn cấp độ: - Cấp 1: mụn trứng cá (comedones, mụn đầu trắng, mụn đầu đen), sẩn (papules). - Cấp 2: mụn trứng cá, vài mụn mủ (pustule). - Cấp 3: mụn mủ, nốt sần (nodules), áp xe (abscess). - Cấp 4: các u nang (cyst), áp xe, sẹo (scar). 2.2.3 Cơ chế gây bệnh trứng cá Những yếu tố chính gây bệnh trứng cá là nội tiết tố kích thích tiết bã nhờn, sự sừng hoá (Keratin hoá) bất thường của phễu nang lông, tăng số lượng vi sinh vật trên da, và phản ứng viêm của tế bào chủ. Trong đó sự tăng tiết bã nhờn được coi là điều kiện cần, phản ứng viêm được xem là yếu tố then chốt, còn vi khuẩn P. acnes đóng vai trò quan trọng gây ra bệnh trứng cá (Loveckova el al., 2002). Ngoài ra còn các yếu tố khác như yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường làm việc, khí hậu, lạm dụng 5 mỹ phẩm... cũng có liên qua đến tình trạng bệnh trứng cá (Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Tất Thắng, 2013). 6 2.2.3.1 Sự tăng sinh tiết bã nhờn Bã nhờn được sản xuất bởi tuyến nhờn, chúng có ở mọi nơi trên cơ thể đặc biệt ở trán cằm và lưng, có rất ít ở tay hoặc chân, không có ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Có hai quá trình liên quan đến sự tổng hợp chất béo của bã nhờn: quá trình tổng hợp triglycerides, acid béo tự do, wax ester, sterol esters và quá trình tổng hợp squalene và cholesterols (Downie et al., 2004). Hầu hết các tuyến bã nhờn đổ vào nang lông trên bề mặt da để giữ ẩm cho làn da. Những người bị bệnh trứng cá thường có tuyến bã nhờn tiết nhiều chất nhờn trên mức cần thiết. Chất nhờn sẽ tích tụ trong lỗ chân lông dẫn đến tắc lỗ chân lông hình thành nhân trứng cá. Thành phần chất nhờn trên da bệnh nhân bệnh trứng cá thường có squalene và wax ester cao hơn bình thường và các acid béo tự do (như linoleic) thấp hơn bình thường. Sự thiếu hụt acid linileic là yếu tố quan trọng gây mụn trứng cá (Downie et al., 2004). Acid linoleic điều khiển quá trình tiết của interleukin (IL-8), gây ra phản ứng viêm (Zouboulis, 2001). 2.2.3.2 Rối loạn bong sừng (sự sừng hoá bất thường ở lỗ chân lông) Rối loạn bong sừng là hiện tượng lớp tế bào chết ngoài cùng khu vực gần miệng lỗ chân lông kết chặt với nhau và không bong ra, dần dần tạo thành nhiều lớp tế bào chết xếp chồng lên nhau. Lớp tế bào chết này sẽ gây hẹp lỗ chân lông dẫn đến bít tắc lỗ chân lông tạo nên môi trường kỵ khí với nhiều chất nhờn thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra mụn (Thiboutot et al., 2009). 2.2.3.3 Vi khuẩn gây mụn trứng cá Các chủng vi khuẩn Staphylococcus epidermidis, Propionibacterium granulosum, Propionibacterium avidum, Propionibacterium acnes đã được chứng minh hệ vi sinh vật tham gia vào sự phát triển của bệnh trứng cá, trong đó P. acnes được xem là tác nhân gây bệnh trứng cá chính (Hamnerius, 1996). Propionibacterium acnes thuộc chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, khuẩn lạc màu vàng nhạt hoặc vàng đậm (do khả năng sinh acid propionic) trên môi trường TYEG agar ( có bổ sung bromocresol purple), tế bào hình que, dương tính với catalase. Trong dòng vi khuẩn thuộc giống Propionibacterium thì P. granulosum và P. avidum không có khả năng sinh tryptophan, trong khi P. acnes cho kết quả dương tính. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng giúp phân lập được các dòng P. acnes (Kishishita et al., 1980). 2.2.3.4 Phản ứng viêm Tại các tuyến bã nhờn P. acnes tiết ra lipase phân giải triglycerides thành các acid béo tự do và glycerol. Các acid béo tự do khuyếch tán qua thành nang lông, thu hút bạch cầu trung tính đa nhân, chúng có khả năng phá vỡ các nang lông bởi các enzyme 7 thuỷ phân lysosome, gây ra phản ứng viêm ở lớp hạ bì (Weeks et al., 1977; Pawin et al., 1998). 2.2.3.5 Các yếu tố khác liên quan hình thành bệnh trứng cá Các yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường làm việc, khí hậu cũng có liên quan đến khả năng bệnh trứng cá (Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Tất Thắng , 2013). Tuổi: bệnh trứng cá thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Theo nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Nhàn (1999) nghiên cứu trên 265 bệnh nhân mụn trứng cá thấy tỉ lệ mụn trứng cá cao nhất ở lứa tuổi 20-24 chiếm 42,64 %, lứa tuổi 15-24 chiếm 80 %. Tuổi khởi phát bệnh trứng cá từ 15-19 tuổi chiếm tỷ lệ 63,77 %. Điều này phù hợp cơ chế sinh bệnh của mụn trứng cá. Vào giai đoạn sớm của tuổi dậy thì, có sự gia tăng androgen của tuyến thượng thận và androgen sinh dục, những androgen này kích thích sự tăng tiết của tuyến bã nhờn. Giới tính: Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Theo nghiên cứu Phùng Thị Yến Thanh (2015) tỉ lệ nữ là 55 %, nam là 45 %. Tỷ lệ nữ bị bệnh trứng cá nhiều hơn nam là do thái độ quan tâm đến bệnh và mong muốn cải thiện làn da ở nữ cao hơn nam. Yếu tố gia đình: Có ảnh hưởng đến mụn trứng cá, trong 100 bệnh nhân bị mụn trứng cá có 50 % có tiền sử gia đình. Yếu tố thời tiết, chủng tộc: Khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến mụn trứng cá; người da trắng và da vàng bị mụn trứng cá nhiều hơn người da đen. Yếu tố nghề nghiệp: Khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng bụi bẩn nhiều.. làm tăng khả năng bị bệnh. Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như chocolate, đường, bơ… Thuốc: một số thuốc làm tăng tình trạng mụn trứng cá trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, androgen, lithium..Theo kết quả nghiên cứu Huỳnh Văn Bá (2009) tần số và tỉ lệ bệnh trứng cá có bôi corticoid là 457 bệnh nhân chiếm tỉ lệ (88,9 %). Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm bệnh trứng cá nặng hơn. Theo nghiên cứu Phạm Thu Hiền (2011) , 36 % bệnh nhân có bệnh nặng lên khi căng thẳng tinh thần và 32 % bệnh nhẹ, 32 % bệnh vừa. 2.3 TỔNG QUAN VỀ CORTICOID Thuốc corticoid được gọi đầy đủ là glucocorticoid hay cortico-steroid. Trong cơ thể chúng ta có 2 corticoid thiên nhiên được tiết ra từ vỏ thượng thận (là tuyến úp trên 2 quả thận), gồm cortison và hydrocortison. Thuốc corticoid dùng trong điều trị gồm nhiều loại: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa” hay “hột dưa” vì thuốc có 8 dạng viên hình hạt dưa), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…(PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, 2013). Corticoid thường được sử dụng nhiều trong các loại kem trộn vì công dụng giúp trắng nhanh, da mịn màng sau một thời gian ngắn sử dụng. 2.3.1 Tác dụng sinh lí của corticoid 2.3.1.1 Hormon cortico-steroid Hormon cortico-steroid là yếu tố cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, giúp cơ thể duy trì hằng định của nội môi trong trạng thái bình thường cũng như trạng thái stress. Các hormon này là sản phẩm của trục đồi thị-tuyến yên-tuyến thượng thận [Hypothalamic Pituitary- Adrenal (HPA)] đáp ứng với các stress. Ngoài tác dụng chống viêm nhanh và mạnh, các cortico-steroid còn có vai trò điều hoà quá trình chuyển hoá các chất, và điều hoà chức năng của hệ thần kinh trung ương. Điều kiện sinh lí bình thường nồng độ cortico-steroid trong huyết tương thay đổi theo nhịp ngày đêm. Nồng độ đạt đỉnh cao từ 8-10 giờ sáng và giảm dần, thấp nhất vào khoảng 21-23 giờ. Sau đó tăng trở lại từ khoảng 4 giờ sáng hôm sau. Trong trạng thái stress có biểu hiện tuyến thượng thận đáp ứng bằng tăng tổng hợp và giải phóng các cortico-steroid vào máu: các kích thích gây viêm thường kèm với việc giải phóng các cytokin như interleukin 1, 6 (IL1 và IL6), yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor TNFα). Các cytokin kích thích trục đồi thị-tuyến yên-tuyến thượng thận tăng tổng hợp cortico-steroid kết quả là gây ức chế ngược quá trình giải phóng cytokin do đó giảm quá trình viêm. Khi tổng hợp không đủ cortico-steroid sẽ dẫn đến không kiểm soát được phản ứng viêm gây tổn thương tổ chức lan rộng-tiếp tục gây giải phóng nhiều chất trung gian hoá học có tác dụng gây viêm. Mất khả năng thông tin ngược (Feed back) giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ chế gây viêm ở ngoại vi có thể là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của một số bệnh khớp. 2.3.1.2 Một số tác dụng sinh lí Cortico-steroid có nhiều tác dụng sinh lý. Một số tác dụng sinh lý chủ yếu gồm: Làm tăng khả năng thức tỉnh và sảng khoái. Làm tăng glucose máu và tăng glycogen ở gan. Làm tăng khả năng kháng insulin. Ức chế chức năng tuyến giáp. Ức chế chức năng tái tổng hợp và bài tiết hormon. Làm tăng quá trình dị hoá ở cơ. 9 Làm tăng hoạt tính các men giải độc. Làm chậm liền vết thương. Kiềm chế phản ứng viêm cấp tính. Kiềm chế phản ứng quá mẫn cảm muộn qua trung gian tế bào (phản ứng type 4) và kiềm chế phản ứng miễn dịch dịch thể (type 2). Corticoid trong tây y là dược phẩm chống viêm mạnh, được dùng trị các mụn viêm, mụn mủ. Làm giảm nhờn da mạnh do ức chế nhanh mạnh tạm thời các tuyến bã nhờn, mụn cám nhờ vậy giảm cho đến mất. Làm mất đi chứng dày sần sùi da, mang lại làn căng-mọng-trắng là điều ai cũng thích do tác dụng giữ nước. (Theo Đỗ Đình Dịch, 1983). 2.3.1.3 Tác dụng trên tế bào Thay đổi hoạt tính của tế bào thần kinh ở nhiều vùng của não do thay đổi các Neuropeptit, do tổng hợp và giải phóng nhiều chất dẫn truyền thần kinh (đặc biệt là các cathecholamine , axit α aminobutyric và prostaglandine). Ức chế sự tổng hợp và ức chế giải phóng các hormon kích thích bài tiết tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (corticotropin, gonadotropin) từ vùng dưới đồi thị. Ức chế sự tổng hợp và ức chế bài tiết các hormon kích thích tuyến thượng thận, kích thích tuyến giáp và hormon tăng trưởng của vùng tuyến yên. Ức chế sự tổng hợp và ức chế bài tiết các hormon cortisol và androgen của tuyến thượng thận. Ức chế sự phát triển của các tạo cốt bào. Làm tăng loạn dưỡng cơ của khối cơ vân. Làm thay đổi hoạt tính của tế bào mỡ do biến đổi phân bố mỡ trong tổ chức mỡ. Làm giảm quá trình tăng sinh các tế bào sợi xơ, giảm tổng hợp ADN, và giảm tổng hợp các sợi collagen. Ức chế tế bào sợi non sản xuất phospholipase A2, cyclooxygenase, prostaglandin và metalloproteinase. Ức chế chức năng tế bào nội mạc mạch máu. Ức chế quá trình hoá ứng động của các tế bào bạch cầu. Ức chế sự trình diện kháng nguyên của các đại thực bào (macrophage) đối với tế bào lympho. Ức chế miễn dịch, ức chế hoạt hoá các tế bào viêm và các tế bào khác (đại thực bào, tế bào lympho T, lympho B, mastocyte). 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng