Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát ảnh hưởng của tá dược lên khả năng sống sót của lactobacillus acidophil...

Tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của tá dược lên khả năng sống sót của lactobacillus acidophilus trong pellet probiotic

.PDF
49
127
122

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGÔ XUÂN BÁCH KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TÁ DƢỢC LÊN KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA Lactobacillus acidophilus TRONG PELLET PROBIOTIC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI – 2015 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGÔ XUÂN BÁCH KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TÁ DƢỢC LÊN KHẢ NĂNG SỐNG SÓT CỦA Lactobacillus acidophilus TRONG PELLET PROBIOTIC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Khắc Tiệp Nơi thực hiện: BM Công nghiệp dược HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo,ThS Nguyễn Khắc Tiệp,người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đàm Thanh Xuân và DS. Lê Ngọc Khánh, cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghiệp Dược, những người đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu và hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Công nghiệp Dược. Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trong trường đã dạy dỗ và dìu dắt em trongnăm năm học tại trường. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, khích lệ và hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn!!! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Ngô Xuân Bách MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN .......................................................................................2 1.1. Đại cƣơng về probiotics ...............................................................................2 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng probiotics trên thế giới và Việt Nam 3 1.3. Lactobacillus acidophilus .............................................................................5 1.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh lí, điều kiện nuôi cấy ...............................5 1.3.2. Tác dụng của Lactobacillus acidophilus với sức khỏe ....................6 1.4. Kỹ thuật sản xuất pellet bằng phƣơng pháp đùn – tạo cầu .....................8 1.4.1. Định nghĩa pellet ................................................................................8 1.4.2. Ƣu – nhƣợc điểm của pellet ..............................................................8 1.4.3. Thành phần của pellet.......................................................................9 1.4.4. Các phƣơng pháp bào chế pellet ....................................................10 CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................13 2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu ....................................................13 2.1.1. Nguyên vật liệu ................................................................................13 2.1.2. Môi trƣờng sử dụng trong nghiên cứu ..........................................14 2.1.3. Thiết bị ..............................................................................................14 2.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................15 2.2.1. Khảo sát một số thông số trong quá trình tạo pellet probiotics chứa Lactobacillus acidophilustừ nguyên liệu đông khô tự tạo. .................15 2.2.2. Đánh giá ảnh hƣởng của một số giai đoạn trong quá trình tạo pellet đến sự sống sót của vi sinh vật và theo dõi độ ổn định của pellet probiotics ..........................................................................................................15 2.2.3. Khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ dƣợc chất và tá dƣợc lactose đến số lƣợng vi sinh vật trong pellet thu đƣợc. ........................................................15 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................15 2.3.1. Phƣơng pháp hoạt hóa giống ..........................................................15 2.3.2. Phƣơng pháp nhân giống ................................................................15 2.3.3. Phƣơng pháp nuôi cấy thu hỗn dịch tế bào ..................................16 2.3.4. Phƣơng pháp đông khô ...................................................................16 2.3.5. Phƣơng pháp bào chế pellet ...........................................................16 2.3.6. Phƣơng pháp làm khô và bảo quản pellet.....................................18 2.3.7. Phƣơng pháp xác định hàm ẩm pellet ...........................................18 2.3.8. Phƣơng pháp xác định số lƣợng vi sinh vật theo phƣơng pháp pha loãng liên tục ............................................................................................19 2.3.9. Phƣơng pháp đánh giá sơ bộ một số chỉ tiêu chất lƣợng của pellet ...........................................................................................................19 CHƢƠNG III. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................21 3.1. Khảo sát một số thông số trong quá trình tạo pellet probiotics chứa Lactobacillus acidophilustừ nguyên liệu đông khô tự tạo. ...............................21 3.1.1. Khảo sát lƣợng tá dƣợc dính HPMC E6 5% ................................22 3.1.2. Khảo sát thời gian ủ ........................................................................24 3.1.3. Khảo sát thời gian làm khô bằng máy sấy tầng sôi ......................26 3.1.4. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng của pellet .............................27 3.2. Đánh giá ảnh hƣởng của một số giai đoạn trong quá trình tạo pellet đến sự sống sót của vi sinh vật và theo dõi độ ổn định của pellet probiotics .28 3.2.1. Đánh giá ảnh hƣởng của một số giai đoạn trong quá trình tạo pellet đến sự sống sót của vi sinh vật .............................................................29 3.2.2. quản Theo dõi độ ổn định của pellet probiotics trong quá trình bảo ...........................................................................................................32 3.3. Khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ dƣợc chất và tá dƣợc lactose đến số lƣợng vi sinh vật trong pellet thu đƣợc. .......................................................................35 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................37 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATCC (American Type Culture Collection) Trung tâm giữ giống quốc gia Mỹ CT Công thức Cfu (Colony – Forming Units) Số đơn vị khuẩn lạc FAO (Food and Agriculture Organization) Tổ chức Nông lƣơng thế giới HPMC Hydroxypropyl methyl cellulose IDF (International Dairy Federation) Liên đoàn bơ sữa thế giới LAB (lactic acid bateria) Nhóm vi khuẩn lactic MT Môi trƣờng MRS (de Man, Rogosa, Sharpe) Môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn SSG Natri starch glycolat VSV Vi sinh vật WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Một số tá dƣợc dùng trong công thức bào chế pellet 10 2.1 Các hóa chất dùng trong nghiên cứu 14 2.2 Các tá dƣợc sử dụng trong nghiên cứu 14 2.3 Các thiết bị dùng trong nghiên cứu 15 2.4 Công thức bào chế pellet probiotics (mẻ 200g) 18 3.1 Công thức bào chế pellet probiotics (mẻ 200g) 21 3.2 Ảnh hƣởng của lƣợng dung dịch tá dƣợc dính tới quá trình 22 tạo pellet 3.3 Ảnh hƣởng của thời gian ủ tới thể chất pellet 24 3.4 Ảnh hƣởng của thời gian làm khô bằng máy sấy tầng sôi đến 27 hàm ẩm pellet 3.5 Số lƣợng vi sinh vật (cfu/g) và hàm ẩm trong quá trình tạo 31 pellet bằng phƣơng pháp đùn – tạo cầu 3.6 Số lƣợng vi sinh vật (cfu/g) và hàm ẩm của pellet trong thời 34 gian bảo quản 3.7 Số lƣợng vi sinh vật (cfu/g) và hàm ẩm của pellet đƣợc tạo thành khi thay đổi tỉ lệ dƣợc chất và tá dƣợc lactose 36 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Hình ảnh Lactobacillus acidophilus trên kính hiển vi điện tử 5 1.2 Sơ đồ các bƣớc sản xuất pellet bằng phƣơng pháp đùn – tạo cầu 11 2.1 Sơ đồ quy trình bào chế pellet 18 3.1 Sợi đùn trong quá trình đùn khi sử dụng 70ml dd HPMC E6 5% 23 3.2 Sợi đùn trong quá trình đùn khi sử dụng 75ml dd HPMC E6 5% 23 3.3 Biến thiên hàm lƣợng vi sinh vật (cfu/g) trong pellet và hàm ẩm 31 pellet trong quá trình tạo pellet 3.4 Đồ thị biến thiên hàm lƣợng vi sinh vật (cfu/g) và hàm ẩm pellet trong thời gian bảo quản 34 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong vài năm gần đây các dạng thuốc probiotics đang rất đƣợc quan tâm nghiên cứu và phát triển bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe của con ngƣời. Trong đó, Lactobacillus acidophilus là một trong những chủng vi sinh vật probiotics phổ biến nhất hiện nay bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại. L. acidophilus xuất hiện từ rất sớm trong những thực phẩm truyền thống nhƣ sữa tƣơi, sữa chua, cũng nhƣ các sản phẩm bổ sung dinh dƣỡng[23]. Ở nƣớc ta, việc phát triển các sản phẩm probiotics đang trong giai đoạn đầu. Dạng bào chế probiotics thông dụng hiện nay là bột và cốm. Việc đảm bảo độ sống sót của vi sinh vật và bảo vệ vi sinh vật khi sử dụng qua đƣờng uống là vấn đề lớn còn mắc phải, do khi sử dụng theo đƣờng uống thuốc phải chịu tác động của các yếu tố nhƣ: pH acid, enzym tiêu hóa, acid mật…[23] là các yếu tố làm suy giảm số lƣợng sống sót của vi sinh vật đi rất nhiều. Trên thế giới, các nƣớc đã và đang tập trung nghiên cứu phát triển nhiều loại chế phẩm probiotics dạng pellet, bởi dạng pellet có nhiều ƣu điểm lớn nhƣ: rút ngắn thời gian lƣu thuốc ở dạ dày, ít bị rã ở dạ dày; mặt khác do pellet hình cầu, bề mặt nhẵn thuận tiện cho quá trình bao màng nhằm mục đích bảo vệ vi sinh vật, bao tan trong ruột…[2], [3]. Từ các lí do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hƣởng của tá dƣợc lên khả năng sống sót của Lactobacillus acidophilustrong pellet probiotic” nhằm 3 mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số thông số trong quá trình tạo pellet probiotics chứa Lactobacillus acidophilustừ nguyên liệu đông khô tự tạo. 2. Đánh giá ảnh hƣởng của một số giai đoạn trong quá trình tạo pellet đến sự sống sót của vi sinh vật và theo dõi độ ổn định của pellet probiotics. 3. Khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ dƣợc chất và tá dƣợc lactose đến số lƣợng vi sinh vật trong pellet thu đƣợc. 2 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Đại cƣơng vềprobiotics Thuật ngữ probiotics có nguồn gốc từ Hy Lạp, probiotics có thể hiểu theo nghĩa là chất bổ sung dinh dƣỡng chứa những vi khuẩn hay nấm men có ích[28], [36]. Năm 1908, trong cuốn sách “Kéo dài sự sống”của nhà khoa học Eli Metchnikoff, khái niệm probiotics lần đầu tiên xuất hiện.Ông cho rằng những ngƣời nông dân Bulgary sống lâu là vì họ thƣờng xuyên sử dụng sữa chua có chứa vi sinh khuẩn lactic, các vi khuẩn này có lợi cho vi sinh vật đƣờng ruột[37]. Theo Parker (1974), Probiotics là những vi sinh vật nhƣ vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đƣờng ruột của sinh vật chủ. Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet (1995) cùng cho rằng probiotics đƣợc sử dụng nhƣ một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay nhƣ là cách phòng bệnh ở ngƣời và động vật để giảm đến mức tổi thiểu sự phát tán của vi sinh vật đƣờng ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột. Đến năm 1989, theo Fuller thì probiotics cũng đƣợc nhận thấy là có những ảnh hƣởng có lợi trên sức khỏe của sinh vật chủ.Năm 1992, Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotics: probiotics đƣợc định nghĩa nhƣ là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hƣởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa[38]. Năm 2002, WHOvà FAO đã đƣa ra định nghĩa ngắn gọn và hoàn chỉnh nhất về Probiotics ở thời điểm hiện tại nhƣ sau: “Probiotics là những vi sinh vật sống mà khi đƣa vào cơ thể với một lƣợng đủ lớn sẽ đem lại tác động có lợi cho sức khỏe vật chủ”[36], [38]. Tuy nhiên, không phải tất cả những vi sinh vật sống nào cũng là probiotics. Theo đánh giá của tổ chức FAO và WHO, tiêu chuẩn quan trọng nhất để chọn chủng khuẩn probiotics sử dụng dƣới dạng thực phẩm là chủng khuẩn đó phải có khả năng sống sót qua hệ tiêu hóa và phải có khả năng phát triển trong ruột. Do trong quá trình sử dụng vi khuẩn probiotics phải đối mặt với nhiều điều kiện bất lợi 3 của đƣờng tiêu hóa nên để đem lại tác dụngbất cứ sản phẩm chứa probiotics nào cũng phải chứa ít nhất 106 cfu/ml tế bào vi sinh vật sống cho đến ngày hết hạn sử dụng [17], [33]. 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng probiotics trên thế giới và Việt Nam Việc sử dụng thực phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi cho cơ thể đã đƣợc biết đến từ lâu, tuy nhiên việc nghiên cứu hệ vi sinh vật đƣờng ruột và sử dụng probiotics mới thực sự phát triển từ những năm 80 của thế kỉ 20. Năm 1998, Apajalahti và cộng sựđã thực hiện những nghiên cứu về đặc điểm phân loại và quần thể vi sinh vật đƣờng ruột ở ngƣời và động vật[13]. Netherwood và cộng sự (1999) [31]; Gong và cộng sự (2002) [20]; Zhu và cộng sự (2002)[40] đã sử dụng kỹ thuật gen để nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần thể và đặc điểm sinh học của hệ vi sinh vật đƣờng ruột ở động vật dƣới tác động của probiotics.Tuy nhiên, cho đến nay những nhân tố nào góp phần tạo nên một hệ vi sinh vật cân bằng hoặc làm rối loạn sự cân bằng của hệ vi sinh vật đƣờng ruột cũng chƣa đƣợc hiểu biết đầy đủ. Probiotics đem lại nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể vật chủ, nhƣng hiểu biết của con ngƣời về cơ chế tác động của probiotics còn rất hạn chế. Có một số tác giả cho rằng hiệu quả của probiotics trong việc ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong đƣờng tiêu hóa của động vật có ý nghĩa rất quan trọng. Sự kìm hãm đƣợc thực hiện theo những cách sau: cạnh tranh chất dinh dƣỡng, sản xuất độc tố và các sản phẩm trao đổi (các acid béo bay hơi, các chất giống kháng sinh…), cạnh tranh vị trí bám dính ở niêm mạc ruột và kích thích hệ thống miễn dịch ruột [19], [32]. Trong thời gian gần đây đã có sự gia tăng mạnh mẽ về số lƣợng các sản phẩm y tế chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ probiotics. Probiotics ngày càng đƣợc bào chế dƣới nhiều dạng chế phẩm khác nhau sử dụng theo đƣờng uống nhƣ bột, cốm, viên nang… hay sử dụng trong các sản phẩm cho đƣờng dùng khác nhƣ viên đặt, kem bôi da. Tuy nhiên, nhiều báo cáo chỉ ra rằng số lƣợng các vi khuẩn probiotics trong các chế phẩm này rất nghèo nàn. Để cải thiện số lƣợng vi khuẩn 4 sống sót trong suốt quá trình bảo quản và trong môi trƣờng có độ pH thấp trong cơ thể, trên thị trƣờng đã có các sản phẩm probiotics đƣợc bao tới thế hệ 1,2,3…[6]. Thế hệ 1 Không bao nhƣ cốm, pellet… (Non – Coated) Thế hệ 2 Bao tan trong ruột (Enteric – Coated) Thế hệ 3 Vi nang hóa (Micro – Encapsulated) Thế hệ 4 Bao hai lớp (Dual – Coated) Đa phần các sản phẩm probiotics sử dụng theo đƣờng uống, chúng phải chịu tác dụng của dịch vị, cũng nhƣ của acid mật vì thế vi sinh vật bị chết rất nhiều và không đến ruột đƣợc hoặc đến ruột với số lƣợng rất ít không đủ gây tác dụng. Việc đảm bảo khả năng sống sót của vi sinh vật probiotics trong sản xuất, bảo quản, lƣu hành, và tỉ lệ sống sót cao khi đến ruột không đơn giản; do vậy đã có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhƣ cải tiến phƣơng pháp đông khô tạo bột, áp dụng phƣơng pháp lên men 2 bƣớc, phƣơng pháp vi nang hóa, phƣơng pháp sử dụng kết hợp với tá dƣợc bảo vệ[18]. Một số cơ sở có sản xuất nguyên liệu probiotics ở nƣớc ta nhƣ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Pasteur Đà Lạt, công ty trách nhiệm hữu hạn một 5 thành viên vaccin và sinh phẩm Nha Trang, với một số chế phẩm hay gặp trên thị trƣờng nhƣ Enzym biosub, Biosubtyl DL, Viabiovit, Vivac bio, Healthy liver. Mới đây, xuất hiện thêm công ty cổ phần ANABIO Research& Development với nhà máy sản xuất nguyên liệu probiotics hiện đại không kém so với các nƣớc trên thế giới.. Do vậy, thị trƣờng chế phẩm probiotics không chỉ lớn về số lƣợng mà còn đa dạng về chủng loại vi sinh vật, đồng thời giá thành sản phẩm các chế phẩm probioticscũng đƣợc hạ xuống. Tuy nhiên, sản phẩm ở đây vẫn chủ yếu thuộc thế hệ 1 nên khả năng bảo vệ vi sinh vật vẫn còn rất thấp. 1.3. Lactobacillus acidophilus 1.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh lí, điều kiện nuôi cấy Mô tả nguyên thủy về loài dựa trên các chủng đƣợc phân lập từ đƣờng tiêu hóa của con ngƣời và động vật, khoang miệng và âm đạo ngƣời, cũng có thể tìm thấy ở các sản phẩm bơ sữa. Vào thời điểm mô tả đầu tiên, chủng là loài hỗn tạp do gồm một số chủng sau này đƣợc phân loại lại nhƣ các loài đặc biệt nhƣ L. johnsonii[8]. Hình 1.1. Hình ảnh Lactobacillus acidophilus trên kính hiển vi điện tử Lactobacillus acidophilus là đại diện chính của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic (LAB), là trực khuẩn Gram dƣơng, hình que hay hình cầu, kích thƣớc 0,6 – 0,9 × 1,5 – 6,0 µm, mọc đơn, đôi hoặc tạo thành chuỗi ngắn. L. acidophilus không 6 có lông roi, không di động, không sinh bào tử, không ƣa muối, ƣa acid, catalase âm tính, kị khí tùy tiện. L. acidophilus phát triển tốt trong điều kiện sức căng bề mặt thấp và có khả năng kháng lysozym[12]. Loài lên men đồng hình chuyển đƣờng hexose gần nhƣ hoàn toàn thành acid lactic (cả hai dạng đồng phân D và L), tạo thành acid nhƣng không sinh khí từ glucose, sucrose và lactose. Tạo acid từ glucose, fructose, galactose, mannose, maltose, lactose và sucrose.Một vài chủng lên men raffinose và trehalose và lên men dextrin yếu. Loài này không lên men các đƣờng xylose, arabinose, rhamnose, glycerol, mannitol, sorbitol, dulcitol và inositol[12]. L. acidophilus là vi khuẩn vi hiếu khí, do đó môi trƣờng nuôi cấy thƣờng là kị khí hoặc là giảm áp oxy với 5-10% CO2. L. acidophiluscó thể sinh trƣởng ở nhiệt độ cao (ở 45oC), tuy nhiên nhiệt độ phát triển tối ƣu là 37oC, không phát triển trong khoảng 20-22oC. Là đại diện chính của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic, nó có khả năng chịu đƣợc điều kiện acid trong khoảng pH 5-6 trong thời gian 24 – 36h [12]. 1.3.2. Tác dụng của Lactobacillus acidophilus với sức khỏe  Cải thiện chức năng miễn dịch Chức năng ngăn cản và loại trừ kháng nguyên ngoại lai đi qua thành ruột đƣợc chỉ huy bởi hệ thống miễn dịch ruột – chính là các mô bạch huyết ở ruột. Các vi khuẩn sinh acid lactic có thể tăng các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu nhƣ chức năng thực bào, các tế bào NK – natural killer cells và các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu (hoạt động sản xuất kháng thể, cytokinase, tăng sinh các tế bào lympho,…) của vật chủ. Sự gia tăng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (hoạt động thực bào của bạch cầu hạt) đã đƣợc ghi nhận ở những ngƣời tình nguyện sau khi sử dụng hỗn hợp probiotics gồm L. acidophilus và Bifidobacterium bifidum [23].  Củng cố hàng rào miễn dịch và không miễn dịch chống lại các nhiễm khuẩn đƣờng ruột 7 Lactobacillus acidophilus có tác dụng đối kháng lại sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đƣờng ruột nhƣ Staphylococcus aureus, Salmonella typhimurium, Yersinia enterocolitica và Clostridium perfringens thông qua cơ chế kháng vi sinh vật, bằng cách cạnh tranh chất dinh dƣỡng, năng lƣợng cũng nhƣ vị trí bám lên niêm mạc ruột của các vi khuẩn gây bệnh và sinh ra các chất có tác dụng kháng khuẩn làm cho vi khuẩn có hại không phát triển đƣợc nhƣ: các barteriocine (nhƣ: nisin, lactobrevin, acidophilin, acidolin, lactobacillin,lactocidin và lactolin), acid lactic, acid acetic, hydrogen peroxide, carbon dioxide, diacetyl…[23].  Phòng ngừa bệnh tiêu chảy Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy probiotics có tác dụng điều trị trong các trƣờng hợp tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở ngƣời lớn, tiêu chảy khi đi du lịch, cũng nhƣ tiêu chảy ở trẻ em do rotavirus. Khi sữa có chứa L. acidophilus, S. thermophilus và B. longum đƣợc dùng cho những bệnh nhân lão suy bị tiêu chảy do thƣờng xuyên dùng thuốc xổ, tần suất tiêu chảy của ngƣời bệnh đã giảm xuống, đồng thời tình trạng bệnh tiêu chảy cũng đƣợc cải thiện [12], [23].  Ngăn ngừa ung thƣ ruột kết Những thử nghiệmin-vitro và in-vivo gần đây đã chỉ ra rằng vi khuẩn probiotics có thể làm giảm nguy cơ, tỷ lệ và số lƣợng các khối u đại tràng, gan và bàng quang. Hiệu quả bảo vệ chống lại sự phát triển ung thƣ có thể do liên kết của chất gây đột biến với vi khuẩn đƣờng ruột, hoặc do khả năng ức chế sự tăng trƣởng của vi khuẩn chuyển đổi procarcinogens thành chất gây ung thƣ, do đó làm giảm lƣợng chất gây ung thƣ trong ruột, hoặc chỉ đơn thuần là ức chế sự phát triển của các khối u bằng cách tăng cƣờng hệ thống miễn dịch của vật chủ…[23].  Ngăn ngừa cholesterol máu cao L. acidophilus có tác dụng phân giải các acid mật thành các acid tự do. Các acid tự do này đƣợc đào thải khỏi đƣờng tiêu hóa nhanh hơn nhiều so với các acid mật dạng kết hợp khiến nồng độ acid mật giảm xuống, đòi hỏi cơ thể phải tổng hợp 8 mới acid mật từ cholesterol, gây ra tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong cơ thể[11],[22],[39].  Cải thiện khả năng dung nạp lactose L. acidophilus có khả năng sản sinh ra β-D-galactosidase có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng dung nạp lactose [23]. 1.4. Kỹ thuật sản xuất pellet bằng phƣơng pháp đùn – tạo cầu 1.4.1. Định nghĩa pellet Pellet là những “hạt thuốc nhỏ” có dạng hình cầu hoặc gần nhƣ cầu, thƣờng có đƣờng kính từ 0,25mm đến 1,5mm; đƣợc hình thành do quá trình liên kết của các tiểu phân dƣợc chất với các tá dƣợc khác nhau. Pellet có thể là một dạng bào chế hoàn chỉnh hoặc là những “chế phẩm trung gian” đƣợc đóng vào nang cứng, dập thành viên mới hoặc bao màng bảo vệ rồi đóng nang… tạo thành các chế phẩm hoàn chỉnh [2], [3], [34]. 1.4.2. Ƣu – nhƣợc điểm của pellet  Ƣu điểm Pellet dễ dàng phân tán đều khắp trong dạ dày, hạn chế đƣợc tác dụng kích ứng tại chỗ của dƣợc chất, giảm bớt nguy cơ gây tổn thƣơng niêm mạc dạ dày. Do có kích thƣớc nhỏ nên các pellet dễ dàng đi qua môn vị xuống ruột non, giảm thời gian lƣu thuốc ở dạ dày, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu dƣợc chất xảy ra nhanh hơn và triệt để hơn, làm tăng sinh khả dụng của thuốc. Sử dụng viên nén hoặc nang thuốc bào chế từ pellet bao tan ở ruột sẽ khắc phục đƣợc hiện tƣợng dồn liều hoặc viên không rã nhƣ đã từng gặp ở viên nén bao tan trong ruột [2], [3]. Việc bao màng cho pellet thuận lợi hơn nhiều so với bao màng viên nén hay bao hạt (do pellet có hình cầu, bề mặt trơn nhẵn). Pellet có độ trơn chảy tốt nên dễ dàng thu đƣợc viên nén hay nang thuốc có khối lƣợng hay hàm lƣợng dƣợc chất có độ đồng nhất và độ lặp lại cao [2], [3]. Nhờ công nghệ pellet mà các dƣợc chất tƣơng kị nhau vẫn có thể kết hợp trong cùng một viên nén hoặc nang thuốc. Ngoài ra còn có thể bào chế các chế phẩm thuốc có tác dụng kéo dài từ pellet [2], [3]. 9  Nhƣợc điểm Quy trình bào chế thƣờng kéo dài và chi phí khá cao. Thời gian để hoàn thành một pellet có thể kéo dài nhiều giờ hay nhiều ngày phụ thuộc vào loại thiết bị và phƣơng pháp bào chế đƣợc áp dụng [3]. Trong quá trình bào chế có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của pellet thu đƣợc. Do vậy đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu đầy đủ mới có thể bào chế đƣợc pellet có chất lƣợng nhƣ mong muốn [3]. 1.4.3. Thành phần của pellet Các tá dƣợc thƣờng dùng trong pellet gồm [2], [3]: Bảng 1.1. Một số tá dược dùng trong công thức bào chế pellet Nhóm Vai trò Một số tá dƣợc điển hình tá dƣợc Tá dƣợc Giúp pellet tạo đƣợc hình cầu hoàn Cellulose vi tinh thể (avicel pH tạo cầu 101, avicel pH 102), chỉnh carboxymethyl cellulose,… Tá dƣợc Còn gọi là tá dƣợc pha loãng, đƣợc độn Lactose, manitol, tinh bột, thêm vào để đảm bảo khối lƣợng cellulose vi tinh thể, calci cần thiết của pellet hoặc để cải sulfat, calci dibasic thiện tính chất cơ lí của dƣợc chất, phosphat,… giúp cho quá trình tạo pellet đƣợc thuận lợi Tá dƣợc Là tác nhân liên kết các tiểu phân dính tạo độ bền cơ học thích hợp Hydroxypropyl methyl cellulose, hydroxypropyl cellulose, methyl cellulose, gelatin,… Tá dƣợc Làm giảm ma sát giữa các tiểu Aerosil, magnesi stearat, 10 trơn phân với nhau và giữa các tiểu phân talc,… với bề mặt của thiết bị tạo pellet Tá dƣợc Làm cho pellet rã nhanh và mịn, rã Natri starch glycolat, natri giải phóng tối đa bề mặt tiếp xúc crosscarmellose, ban đầu của tiểu phân dƣợc chất crosspovidone,… với môi trƣờng hòa tan Tá dƣợc đƣa vào giúp cho pellet có độ bền cơ học thích hợp, không bị vụn bở trong quá trình sản xuất, đảm bảo độ đồng nhất về hình dạng, tính chất bề mặt, kích thƣớc và tốc độ giải phóng dƣợc chất. 1.4.4. Các phƣơng pháp bào chế pellet Có rất nhiều phƣơng pháp bào chế pellet khác nhau, mỗi phƣơng pháp đều có thiết bị chuyên dụng riêng và cho pellet có đặc tính khác nhau.Các phƣơng pháp bào chế pellet bao gồm [3]:  Phƣơng pháp đùn – tạo cầu  Phƣơng pháp bồi dần  Phƣơng pháp phun sấy  Phƣơng pháp phun đông tụ 11 Phƣơng pháp đùn – tạo cầu Đùn – tạo cầu là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp sản xuất thuốc do có ƣu thế về năng suất và chất lƣợng pellet thu đƣợc. Quá trình tạo pellet bao gồm các bƣớc sau: Trộn bột khô Tạo khối ẩm Đùn Vo tạo cầu Làm khô Hình 1.2: Sơ đồ các bước sản xuất pellet bằng phương pháp đùn – tạo cầu  Trộn bột khô: Dƣợc chất và các tá dƣợc sau khi qua bƣớc nghiền mịn thành bột có kích thƣớc tiểu phân xác định đƣợc trộn bột khô tạo khối bột phân tán đồng nhất [3], [25].  Tạo khối ẩm: Thêm tá dƣợc dính lỏng vào hỗn hợp bột và nhào trộn thành một khối ẩm có độ dẻo thích hợp cho quá trình đùn. Sau khi nhào ẩm xong, ủ khối bột ẩm để pha lỏng phân bố cân bằng trong toàn bộ khối ẩm, cũng nhƣ các thành phần tạo cầu có thể trƣơng nở, giúp khối bột có đủ độ dẻo cần thiết trong quá trình tạo cầu sau khi đùn [3], [29]. Tá dƣợc dính và dung môi có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng hình thành liên kết giữa các tiểu phân dƣợc chất và tá dƣợc. Nếu lƣợng dƣợc chất quá ít, liên kết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan