Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát ảnh hưởng của phân k lên năng suất cây đậu bắp...

Tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của phân k lên năng suất cây đậu bắp

.PDF
11
297
137

Mô tả:

Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nên việc sử dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất. Mỗi loại phân bón sẽ có một vai trò nhất định trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, trong đó K (kali) là thành phần tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit của cây, làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chỉnh sự khuếch tán CO2 của quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện thời tiết ít nắng, thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm, thúc đẩy sự ra hoa, tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh, làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt và quả, là một yếu tố cần thiết để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn [1]. Với tầm quan trọng của Kali như trên, nhóm đã quyết định tiến hành một thực nghiệm để đánh giá vai trò của phân K trong mô hình trồng đậu bắp – một loại cây phổ biến được rất nhiều người dân trồng vì nó có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, dễ chăm sóc, năng suất ổn định và ít bị sâu bệnh gây hại nhằm Khảo sát ảnh hưởng của phân K lên năng suất cây trồng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN K LÊN NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU BẮP GVHD: Nguyễn Thị Phương Lớp HP: RE4126N01 Thành viên nhóm: Nhóm 3: Đặng Phan Ngọc Yến Lê Nguyễn Thảo Sương Nguyễn Ngọc Bảo Trân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 3 I. II. NỘI DUNG ................................................................................................................................ 4 1. Tổng quan về cây Đậu Bắp....................................................................................................... 4 2. Quy trình thực nghiệm ............................................................................................................. 4 3. III. 2.1. Phương pháp thực hiện: ................................................................................................... 4 2.2. Chỉ tiêu đánh giá: .............................................................................................................. 6 Nhận xét kết quả ....................................................................................................................... 8 KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 11 I. MỞ ĐẦU Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nên việc sử dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất. Mỗi loại phân bón sẽ có một vai trò nhất định trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, trong đó K (kali) là thành phần tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit của cây, làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chỉnh sự khuếch tán CO2 của quá trình quang hợp, đồng thời tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trong điều kiện thời tiết ít nắng, thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều đạm, thúc đẩy sự ra hoa, tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh, làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt và quả, là một yếu tố cần thiết để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn [1]. Với tầm quan trọng của Kali như trên, nhóm đã quyết định tiến hành một thực nghiệm để đánh giá vai trò của phân K trong mô hình trồng đậu bắp – một loại cây phổ biến được rất nhiều người dân trồng vì nó có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, dễ chăm sóc, năng suất ổn định và ít bị sâu bệnh gây hại nhằm Khảo sát ảnh hưởng của phân K lên năng suất cây trồng. II. NỘI DUNG 1. Tổng quan về cây Đậu Bắp Tên gọi: Cây đậu bắp (tên gọi khác: mướp tây, bắp còi, gôm). Hình dáng: + Rễ: dạng rễ cọc, có một rễ chính và nhiều rễ phụ, ăn sâu từ 40-50 cm. + Thân: thân thảo mọc thẳng đứng, nhiều lông, rỗng, cao khoảng 1m, phân thành nhiều nhánh, thân màu xanh có khi có vệt đỏ. + Lá: có màu xanh, dạng hình tim hoặc xẻ chân vịt, mép có răng cưa lớn, có lông nhám. + Hoa: mọc ở nách lá, có đường kính khoảng 4–8 cm, có 5 cánh và có màu trắng hoặc vàng, phần gốc hoa thường có đốm đỏ hay tía. + Quả, hạt: quả màu xanh, dạng nang dài 20-25 cm, mọc dựng đứng, đường kính quả từ 2-3 cm, mỗi quả có khoảng 10-20 hạt [2]. Đậu bắp là loại cây có khả năng chịu nóng và khô hạn tốt, ưa nhiệt cao (từ 25 30 C). Đất trồng đậu bắp phải là những loại đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình, pH từ 5,5-6,8. o Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp gồm: các nguyên tố đa lượng như N, P, K, Ca, Mg,… và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn,… 2. Quy trình thực nghiệm 2.1. Phương pháp thực hiện: 2.1.1. Chuẩn bị cho thí nghiệm.  Chuẩn bị đất: Thu mẫu đất và dọn sạch cỏ, tàn dư thực vật. Tiến hành làm đất và phơi đất từ 2-3 ngày  Chuẩn bị giống: Chọn mua giống khỏe mạnh, ngâm giống trong nước ấm khoảng 6 giờ.  Chuẩn bị chậu trồng: 12 chậu trồng, (chiều cao:…, đường kính:…) 2.1.2. Bố trí thí nghiệm: - Thí nghiệm được thực hiện trong chậu và được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Khối lượng đất được sử dụng cho mỗi chậu là 3 kg đất. - Các nghiệm thức: + NT1: NPK theo khuyến cáo (140N-90P2O5-90K2O) + NT2: NP + 0K + NT3: NP + 25%K theo KC + NT4: NP + 50%K theo KC 2.1.3. Chăm sóc: - Gieo 10 hạt giống đậu bắp vào mỗi chậu (12 chậu = 120 hạt). - Tưới nước 2 lần/ngày để giữ ẩm cho đất và giữ cho cây phát triển tốt. Có thể vun rơm để giúp cây giữ nước khi tưới. - Khi cây nảy mầm, chọn và giữ lại 2-3 cây khỏe mạnh. - Khi cây ra 2-3 lá thì tiến hành làm cỏ, xới nông bề mặt và vun đất nhẹ vào gốc. - Khi cây phát triển cao khoảng 20cm thì xới sâu bề mặt chậu, sau đó làm sạch cỏ dại và vun gốc giúp cây có thể đứng thẳng, tránh đổ ngã. - Khoảng 10 ngày sau gieo, tiến hành bón thúc phân cho cây. - Liên tục theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây ở tất cả các lô, các nghiệm thức. 2.1.4. Phương pháp bón phân hoá học: Lượng phân bón được chia ra làm 4 lần bón như sau: ĐỢT 1 (5-10 ngày SKG) 2 (20-25 ngày SKG) 3 (40-45 ngày SKG) PHÂN BÓN 2/8N +1/3 P2O5 + 1/4 K2O 2/8N +1/3 P2O5 + 1/4 K2O 2/8N +1/3 P2O5 + 1/4 K2O 4 (50-60 ngày SKG) NGHIỆM THỨC N P K NT1 0.44 1.2 0.25 NT2 0.44 1.2 0 NT3 0.44 1.2 0.063 NT4 0.44 1.2 0.125 NT1 0.44 1.2 0.25 NT2 0.44 1.2 0 NT3 0.44 1.2 0.063 NT4 0.44 1.2 0.125 NT1 0.44 1.2 0.25 NT2 0.44 1.2 0 NT3 0.44 1.2 0.063 NT4 0.44 1.2 0.125 NT1 0.22 0 0.25 NT2 0.22 0 0 NT3 0.22 0 0.063 NT4 0.22 0 0.125 1/8N + 1/4 K2O 2.2. Chỉ tiêu đánh giá: 2.2.1. Chỉ tiêu sinh trưởng  15 ngày sau khi gieo KHỐI LƯỢNG (g/chậu) Nghiệm thức Chỉ tiêu sinh trưởng Chiều dài thân chính (cm) Số lá/cây Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) NT1 NPK theo khuyến cáo (140N-90P2O590K2O) 1:1 1:2 1:3 10 11 10 2 2 2 2.5 2 2 2.3 2 2.2 NT2 NP + 0K 2:1 10 2 2.4 1.8 2:2 9 2 2.2 2.3 2:3 10 2 2 2.1 NT3 NP + 25%K theo KC NT4 NP + 50%K theo KC 3:1 11 2 2.6 2.3 4:1 10 2 2.2 2.2 3:2 12 2 2.4 2.2 3:3 10 2 2.5 2.3 4:2 11 2 2.5 2.1 4:3 11 2 2.4 2.3  30 ngày sau khi gieo Nghiệm thức Chỉ tiêu sinh trưởng Chiều dài thân chính (cm) Số lá/cây Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) NT1 NPK theo khuyến cáo (140N-90P2O590K2O) 1:1 1:2 1:3 20 23 22 4 4 3 3.5 3.4 3.5 2.9 3 2.9 NT2 NP + 0K 2:1 17 3 3.5 2.8 2:2 15 3 3.6 2.9 2:3 16 4 3.5 2.5 NT3 NP + 25%K theo KC NT4 NP + 50%K theo KC 3:1 20 3 3.3 2.5 4:1 18 3 3.4 2.5 3:2 18 3 3.2 2.3 3:3 19 4 3.4 2.5 4:2 18 4 3.5 2.8 4:3 19 3 3.4 2.4  45 ngày sau khi gieo Nghiệm thức Chỉ tiêu sinh trưởng Chiều dài thân chính (cm) Số lá/cây Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) NT1 NPK theo khuyến cáo (140N-90P2O590K2O) 1:1 1:2 1:3 60 59 62 4 4 4 6.5 5 5.6 5.5 5.2 5.0 NT2 NP + 0K 2:1 55 3 6.5 4.7 2:2 54 4 6 4.3 2:3 58 3 5.5 4.5 NT3 NP + 25%K theo KC NT4 NP + 50%K theo KC 3:1 59 4 6 5 4:1 58 3 6.5 5.1 3:2 55 3 5 4.7 3:3 58 3 5.5 4.9 4:2 60 4 6 5.5 4:3 60 4 5 4.6  60 ngày sau khi gieo Nghiệm thức Chỉ tiêu sinh trưởng Chiều dài thân chính (cm) Số lá/cây Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) NT1 NPK theo khuyến cáo (140N-90P2O590K2O) 1:1 1:2 1:3 84 80 82 9 8 8 16 13 12 14 12 12 NT2 NP + 0K 2:1 77 7 9.5 10 2:2 73 5 10 9 2:3 76 7 11 10 NT3 NP + 25%K theo KC NT4 NP + 50%K theo KC 3:1 79 7 13 12 4:1 79 7 15 15 3:2 75 9 9.5 10 3:3 78 9 11 10 4:2 77 9 11 10 4:3 80 6 13 12 2.2.2. Chỉ tiêu năng suất Nghiệm thức Chỉ tiêu năng suất Chiều dài trái (cm) Đường kính trái (cm) NT1 NPK theo khuyến cáo (140N-90P2O590K2O) 1:1 1:2 1:3 13.3 13.5 14 2.5 2 2.5 NT2 NP + 0K 2:1 12.7 1.8 2:2 11 1.5 NT3 NP + 25%K theo KC 2:3 12.7 1.7 3:1 13 2 3:2 13 2 3:3 12.1 1.8 NT4 NP + 50%K theo KC 4:1 13.5 2 4:2 12 2.5 3. Nhận xét kết quả - Thực nghiệm 1: NPK theo khuyến cáo (140N-90P2O5-90K2O). Năng suất: 181.8g/0.18m2 = 1.01kg/m2 = 10.1 tấn/ha Kết quả quan sát Bề mặt lá dày, màu xanh đậm. Lá Cứng cáp, không đổ ngã, có nhiều nhánh, cao hơn các thực nghiệm còn lại. Thân Có hoa sớm, hoa ra đồng đều, màu hoa đẹp. Hoa Cho trái sớm, năng suất vượt trội, chất lượng tốt. Trái  Khả năng sinh trưởng phát triển đến khi ra hoa kết trái đều vượt trội hơn các thực nghiệm khác. Là thực nghiệm cho năng suất cao nhất. - Thực nghiệm 2: NP + 0K. Năng suất: 131g/0.18m2 = 0.73kg/m2 = 7.3 tấn/ha Kết quả quan sát Lá hẹp, ngắn. Lá có một số chấm đỏ. Mép lá bị vàng. Có một số lá bị héo. Lá Thân cây nhỏ, yếu, dễ ngã. Thân Ra hoa chậm nhất trong các thực nghiệm. Hoa Cho trái chậm, năng suất thấp nhất trong các thực nghiệm. Trái  Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chậm hơn các thực nghiệm còn lại, cây yếu, dễ ngã. Cây cho trái không đẹp và không đồng đều. Là thực nghiệm có năng suất thấp nhất. - Thực nghiệm 3: NP + 25%K theo KC. Năng suất: 162g/0.18m2 = 0.9kg/m2 = 9 tấn/ha 4:3 14 2 Lá Thân Hoa Trái Kết quả quan sát Lá nhiều nhưng nhỏ, bề mặt mỏng, lá có màu hơi nhạt, trên một số lá có vài chấm đỏ. Thân hơi nhỏ nhưng đứng khá vững. Ra hoa đồng đều với các thực nghiệm khác. Cho trái bằng với thực nghiệm 4, tuy nhiên trái lại nhỏ và ngắn hơn.  Cây phát triển tốt hơn thực nghiệm 2, tuy nhiên nhìn chung cây vẫn khá nhỏ, lá vẫn có dấu hiệu xuất hiện các chấm đỏ. Cây cho năng suất bằng với thực nghiệm 3 nhưng trái lại không có giá trị thương phẩm cao. - Thực nghiệm 4: NP + 50%K theo KC. Năng suất: 164g/0.18m2 = 0.91kg/m2 = 9.1 tấn/ha Kết quả quan sát Lá có màu xanh đồng đều, phân nhánh nhiều, phát triển tốt. Lá Thân phát triển vững chắc, kích thước giống như thực nghiệm 1. Thân Ra hoa cùng lúc với thực nghiệm 1, tuy nhiên lại kết trái chậm hơn. Hoa Có số trái thấp hơn thực nghiệm 1 và bằng với thực nghiệm 3, trái đẹp. Trái  Cây phát triển tốt, lá nhiều, than cây cứng cáp, cho trái có giá trị thương phẩm cao. Tuy nhiên quá trình ra hoa và kết trái lại chậm hơn so với thực nghiệm 1. III. KẾT LUẬN Qua các nghiệm thức, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt về quá trình phát triển cũng như sản phẩm thu được, ở NT1 đây là nghiệm thức có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, vượt trội hơn các nghiệm thức còn lại. So với tổng thể của 4 nghiệm thức thì NT2 là nghiệm thức có tỷ lệ sinh trưởng và phát triển thấp nhất, khả năng cây hấp thụ chất dinh dưỡng kém, năng suất thấp không đạt yêu cầu, cây bị hạn chế khả năng thích nghi với những yếu tố bên ngoài, dễ bị đổ ngã và quan trọng hơn hết là chất lượng trai thương phẩm kém, không đạt cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ. Nhìn chung, trên tổng quan của cả 4 nghiệm thức ta có thể đánh giá được độ thích nghi và phát triển của cây khi có và không có K, khi chúng ta bón thiếu lượng K cần thiết cho cây phát triển điều đầu tiên có thể thấy là cây bị hạn chế khả năng phát triển, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các thành phần dinh dưỡng còn lại của cây. Thiếu K còn gây ảnh hưởng đến khả năng cho hạt, làm giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống hạt giống dẫn đến ảnh hưởng xấu đến số lượng và chất lượng mùa màng. Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ K cho cây sẽ đe lại những hệ quả tốt đẹp, cây cần 1 lượng K vừa đủ để sinh trưởng và phát triển tốt nên điều quan trọng là phải tính toán sao cho đủ K để cây phát triển tốt theo như mong đợi. Đủ K cây sẽ sinh trưởng tốt, dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng còn lại cho cây phát triển, khả năng ra hoa và đậu trái sẽ cao, trái cũng có chất lượng thương phẩm tốt, cây ít bị đổ ngã và khả năng chống lại những yếu tố bất lợi sẽ tôt hơn khi không có K. Từ các nghiệm thức trên đã cho chúng ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của K đối với cây trồng, đây là loại phân được coi là “sự sống” của cây, 1 yếu tố cần thiết không thể thiếu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, đủ K cây sẽ phát triển tốt hơn những gì mà ta mong đợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Senca tổng hợp, Vai trò của Đạm, Lân, Kali đối với cây trồng, 2015. [2] Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, Cải tạo giống đậu bắp địa phương cao cây năng suất thấp bằng cách lai tạo với giống Nhật lùn thấp cây, năng suất cao, 2007.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng