Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo nghiệm sản xuất các dòng thuốc lá bs2 và bs3 kháng bệnh khảm lá tm...

Tài liệu Khảo nghiệm sản xuất các dòng thuốc lá bs2 và bs3 kháng bệnh khảm lá tm

.PDF
46
86
114

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT CÁC DÒNG THUỐC LÁ BS2, BS3 KHÁNG BỆNH KHẢM LÁ TMV Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Đình Dũng 8297 HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN KINH TẾ KỸ THUẬT THUỐC LÁ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT CÁC DÒNG THUỐC LÁ BS2, BS3 KHÁNG BỆNH KHẢM LÁ TMV (Thực hiện theo Hợp đồng số 191.10.RD/HĐ-KHCN ngày 15 tháng 3 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá) Chủ nhiệm đề tài: Những người thực hiện chính: ThS. Đỗ Đình Dũng KS. Nguyễn Hồng Thái KS. Ngô Văn Dư KTV. Ngô Thị Liễu KTV. Vũ Trí Bích HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2010 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây tại các vùng trồng thuốc lá nguyên liệu phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang… bệnh do virus đã gây ra những thiệt hại về năng suất, chất lượng đáng kể. Hiện nay các giống đang được trồng rộng rãi trong sản xuất như K.326, C.176 đáp ứng được yêu cầu về năng suất, chất lượng, nhưng khả năng kháng các bệnh trên là rất thấp, đặc biệt là bệnh virus khảm lá TMV. Từ thực tế sản xuất thông qua áp lực bệnh đồng ruộng, lai tạo, chọn lọc, dánh giá, TS. Đào Đức Thức đã chọn lọc được các dòng BS, có khả năng chống chịu được bệnh virus khảm lá TMV. Từ năm 2007 đến nay thông qua đề tài của Bộ Công Thương, các dòng BS đã được đánh giá, chọn lọc và chọn ra hai dòng là BS2, BS3 có tiềm năng về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu bệnh TMV tốt. Qua quá trình khảo nghiệm ngoài sản xuất bước đầu đánh giá các dòng BS2, BS3 ổn định về năng suất, chất lượng như giống K.326 và khả năng kháng bệnh virus khảm lá TMV cao. Tiếp tục khảo nghiệm đánh giá ở mức diện rộng nhằm đánh giá tính ổn định về năng suất, chất lượng, tính kháng TMV, khảo nghiệm cơ bản về mật độ khoảng cách trồng, chế độ phân bón nhằm tiến tới xây dựng quy trình trồng trọt và xin công nhận giống quốc gia, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Bộ Công Thương: “Khảo nghiệm sản xuất các dòng thuốc lá BS2 và BS3 kháng bệnh khảm lá TMV”. Đề tài được thực hiện theo Hợp đồng số 191.10.RD/HĐ-KHCN ngày 15 tháng 3 năm 2010 giữa Bộ Công Thương và Công ty TNHH một thành viên Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá. 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….... 2 MỤC LỤC …………………………………..…………….……………………….. ………3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………..…………4 TÓM TẮT NHIỆM VỤ ……………………………………………………………...…...5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………..….6 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI…………………….…………. 6 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC……………………………… ….6 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM …………………………………………………………8 1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................................8 2. Nội dung nghiên cứu …………………………………………........………….….….....8 3. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu...……………………………………………………… .9 5. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………10 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN ……………………...……………. 11 1. Hoàn thiện quy trình trồng trọt cho các dòng BS............................................... 11 1.1. Thí nghiệm về phân bón..................................................................................... 11 1.1.1. Mức độ nhiễm bệnh TMV……………………………………………….11 1.1.2. Đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của các dòng BS ………………….11 1.1.3. Các chỉ tiêu về kinh tế của các dòng BS………………………………...14 1.1.4. Thành phần hóa học và tính chất hút của các dòng BS………………….14 1.2. Thí nghiệm về mật độ khoảng cách trồng........................................................ 16 1.2.1. Mức độ nhiễm bệnh TMV……………………………………………….16 1.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của các dòng BS ………………….16 1.2.3. Các chỉ tiêu về kinh tế của các dòng BS………………………………...19 1.1.4. Thành phần hóa học và tính chất hút của các dòng BS………………….20 2. Khảo nghiệm sản xuất hai dòng BS2, BS3 …………………………………21 2.1. Công tác tổ chức, triển khai………………………………………………..21 2.2. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các dòng BS…………………...22 2.3. Đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của các dòng BS…………………….22 2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất……………………………...25 2.5. Thành phần hóa học và tính chất hút của các dòng BS……………………25 3. Hoạch toán sơ bộ hiệu quả kinh tế…………………………………………..27 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 29 1. Kết luận ................................................................................................................... 29 2. Kiến nghị……………………………………...………………………………. …30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 31 PHỤ LỤC………………………………………………………………………………..………………….32 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CMV Virus khảm lá dưa chuột (Cucumber Mosaic Virus) LSD0,05 Mức chênh lệch nhỏ nhất có ý nghĩa với độ tin cậy 95% NST Ngày sau trồng TLCV Virus xoăn lá thuốc lá (Tobacco Leaf Curl Virus) TMV Virus khảm lá thuốc lá (Tobacco Mosaic Virus) TCN Tiêu chuẩn ngành TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam KTKT Kinh tế Kỹ thuật 4 TÓM TẮT NHIỆM VỤ 1. Phương pháp thực hiện nhiệm vụ Để chọn tạo các giống thuốc lá mới ổn định về năng suất, chất lượng nguyên liệu và kháng khá đối với bệnh virus khảm lá TMV đáp ứng nhu cầu sản xuất đề tài đã áp dụng các phương pháp chọn giống chính sau: 1. Khảo nghiệm cơ bản các dòng thuốc lá BS2, BS3 về chế độ phân bón, mật độ khoảng cách trồng nhằm xây dựng qui trình trồng trọt cho hai dòng thuốc lá trên; 2. Khảo nghiệm diện rộng các dòng thuốc lá BS2, BS3 tại vùng trồng có áp lực bệnh virus khảm lá TMV cao. 2. Kết quả đạt được 1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Bắc Giang, Lạng Sơn về phân bón, mật độ trồng đã dự thảo được quy trình canh tác 2 dòng thuốc lá BS2, BS3. 2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất đối với 2 dòng BS2, BS3 tại Bắc Giang và Lạng Sơn cho thấy: Các dòng này kháng cao với bệnh virus khảm lá TMV (tỷ lệ nhiễm bệnh <5%), có năng suất đạt >18 tạ/ha, vượt trội so với giống đối chứng (vượt từ 10,1 -10,2 % tại Lạng Sơn đến 22,1-22,6% tại Bắc Giang). Các yếu tố chất lượng như tỷ lệ lá cấp 1+2, thành phần hóa học nguyên liệu và tính chất hút tốt ở mức tương đương so với các giống đối chứng K.326. 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu về giống thuốc lá ở nước ngoài Để có một bộ giống thuốc lá tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhiều nước trồng thuốc lá đã tiến hành các chương trình chọn tạo giống khác nhau như: lai tạo, chọn lọc thuần dòng, công nghệ chuyển gen... nhằm tạo ra các giống tốt, có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh khá và thích hợp với điều kiện sinh thái riêng của mỗi nước. Mỹ là quốc gia có nhiều cơ sở nghiên cứu triển khai công tác chọn tạo giống thuốc lá phục vụ cho sản xuất từ nhiều năm qua. Hệ thống khảo nghiệm giống quốc gia hàng năm tiến hành công tác khảo nghiệm đánh giá hàng chục giống thuốc lá mới được lai tạo và khuyến cáo sử dụng giống cho người trồng thuốc lá. Với bộ giống thuốc lá phong phú, người trồng thuốc lá tại Mỹ đã lựa chọn được giống thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và khả năng thâm canh và giảm thiểu những rủi ro do bệnh hại. Các giống thuần K326, K346 được tạo ra từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi với tỷ lệ diện tích đáng kể do chất lượng nguyên liệu tốt. Tuy nhiên giống thuốc lá lai đang được phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Công tác giống thuốc lá tại Braxin chủ yếu do Công ty giống thuốc lá Profigen triển khai bao gồm các công việc từ lai tạo, chọn lọc, đánh giá khảo nghiệm và sản xuất, cung ứng giống không chỉ cho Braxin mà chào bán khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia có nền sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới. Công tác nghiên cứu phục vụ sản xuất thuốc lá nguyên liệu được triển khai rất hệ thống và được đầu tư rất lớn về con người và cơ sở vật chất. Riêng về giống thuốc lá, hàng loạt Viện nghiên cứu thuốc lá đặt tại các tỉnh và nhiều trường đại học tham gia công tác lai tạo chọn lọc. Các cơ sở chọn tạo giống thuốc lá đã lai tạo ra nhiều giống mới phù hợp với điều kiện các vùng trồng. §èi víi c«ng nghÖ gen, trªn thÕ giíi c¸c nghiªn cøu thö nghiÖm vµ th−¬ng m¹i hãa c©y trång biÕn ®æi gen ®Æc biÖt lµ c©y thuèc l¸ ®−îc triÓn khai réng r·i vµ ®¹t ®−îc nh÷ng thµnh tùu hÕt søc to lín. Nh÷ng thÝ nghiÖm chuyÓn gen ®Çu tiªn ®· sö dông vi khuÈn Agrobacterium tumefaciens ®Ó ®−a gen ADH cña nÊm men vµ gen kh¸ng kanamycine vµo c©y thuèc l¸. Như vậy, có thể thấy trong những năm gần đây việc phát triển các giống lai, giống chuyển gen đã được nhiều nước sản xuất thuốc lá tiên tiến trên thế giới quan tâm và đầu tư nghiên cứu. 1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá ở trong nước Công tác chọn tạo giống thuốc lá mới được Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá triển khai ở nước ta từ năm 1996 theo hướng chọn tạo giống thuần. Qua lai tạo và chọn lọc ở các thế hệ phân ly đã chọn được một số dòng có triển vọng với khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Tháng 12 6 năm 2004, Bộ NN&PTNT đã công nhận giống chính thức đối với hai dòng thuốc lá vàng sấy C7-1, C 9-1 [1] . Với mục tiêu chọn tạo được giống thuốc lá có khả năng kháng bệnh virus khảm lá TMV, Viện KT – KT thuốc lá đã tiến hành nghiên cứu qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 và kết quả đạt được trong 4 năm qua là rất khả quan. Trong năm 2006, TS. Đào Đức Thức và cộng sự đã tiến hành đánh giá 5 dòng thuốc lá BS. Kết quả cho thấy các dòng này không bị nhiễm bệnh khảm lá do TMV trong khi giống đối chứng K.326 có tỷ lệ cây nhiễm cao nên năng suất thấp, chất lượng giảm. Đề tài đã tiến hành lai và tạo được 10 con lai F1 mới giữa các dòng BS với các giống thuốc lá mới C7-1, C9-1, VTL81, K394 [2]. Trong năm 2007, đề tài đã đánh giá tính kháng của 5 dòng BS thông qua lây nhiễm nhân tạo và đánh giá ngoài đồng ruộng. Kết qủa cho thấy cả 5 dòng BS khi được lây nhiễm bệnh TMV đều không bị nhiễm bệnh. Kết hợp với các chỉ tiêu nông sinh học và mức độ nhiễm bệnh ngoài đồng ruộng chúng tôi đã chọn ra hai dòng BS2, BS3 để tiến hành khảo nghiệm sản xuất tại nơi thường xẩy ra dịch bệnh khảm lá do TMV. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai F1, đề tài đã chọn được 5 tổ hợp lai có các đặc tính nông sinh học tốt để gieo trồng cho chọn lọc các cá thể F2 [2]. Trong năm 2008, đề tài đã tiến hành khảo nghiệm sản xuất đối với dòng BS2, BS3 nhằm đánh giá phản ứng của chúng ở điều kiện thí nghiệm ô lớn. Kết quả khảo nghiệm sản xuất cho thấy các dòng BS2, BS3 bên cạnh khả năng kháng bệnh khảm lá do TMV còn thể hiện sự ổn định về các chỉ tiêu nông sinh học, cũng như về năng suất chất lượng lá sấy. Kết quả chọn lọc ở các quần thể phân ly F2 của 5 tổ hợp lai đã chọn được 73 cá thể có kiểu hình tốt, có triển vọng về năng suất, chất lượng và tính kháng bệnh hại [2]. Năm 2009, đề tài đã tiến hành khảo nghiệm sản xuất tại vùng có áp lực bệnh TMV cao của tỉnh Bắc Giang với diện tích 20 ha. Kết quả khảo nghiệm đã đánh giá được tính ổn định về năng suất, chất lượng của các dòng BS2, BS3 như giống K.326, nhưng về khả năng kháng bệnh virus khảm lá TMV thì cao hơn hẳn giống K.326 [3]. Như vậy, để chọn được giống thuốc lá mới kháng bệnh khảm lá do TMV tiến tới xây dựng được quy trình trồng trọt và công nhận giống thuốc lá mới, cần tiến hành khảo nghiệm diện rộng, khảo nghiệm cơ bản về khoảng cách mật độ trồng, chế độ phân bón đối với các dòng thuốc lá BS2, BS3 tại các vùng trồng thuốc lá phía Bắc. 7 Chương 2: THỰC NGHIỆM 1. Mục tiêu nghiên cứu + Xác định được lượng phân bón và mật độ trồng để góp phần hoàn thiện qui trình trồng trọt cho các dòng thuốc lá BS2, BS3 vào năm 2011. + Đánh giá được mức độ nhiễm bệnh hại, tiềm năng năng suất, chất lượng nguyên liệu thuốc lá của các dòng thuốc lá BS2, BS3 ở điều kiện khảo nghiệm diện rộng (sản xuất) 40 ha tại Bắc Giang, Lạng Sơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu lượng phân bón và mật độ trồng cho hai dòng thuốc lá BS2, BS3 (khảo nghiệm cơ bản) 2.1.1. Thí nghiệm về phân bón 2.1.1.1. Công thức thí nghiệm - Dòng BS2: + Công thức 1(đ/c): Mức bón 60N/ha với tỷ lệ N:P:K=1:2:3 + Công thức 2: Mức bón 70N/ha với tỷ lệ N:P:K=1:2:3 + Công thức 3: Mức bón 80N/ha với tỉ lệ N:P:K = 1:2:3, cả 3 công thức trên xử phân thương phẩm là NH4NO3, Super Lân, K2SO4. - Dòng BS3: + Công thức 1(đ/c): Mức bón 60N/ha với tỷ lệ N:P:K=1:2:3 + Công thức 2: Mức bón 70N/ha với tỷ lệ N:P:K=1:2:3 + Công thức 3: Mức bón 80N/ha với tỉ lệ N:P:K = 1:2:3, cả 3 công thức trên xử phân thương phẩm là NH4NO3, Super Lân, K2SO4. Mỗi công thức lặp lại 3 lần, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích 1 ô là: 50m2. Diện tích 1 công thức 150m2, diện tích TN mỗi dòng là: 450m2, tổng diện tích TN 2 dòng kể cả giải bảo vệ là 1.000m2. Mật độ trồng là 16.500 cây/ha, với khoảng cách trồng là 1,2m x 0,5m. 2 điểm TN (Bắc Giang, Lạng Sơn) x 1.000m2 = 2.000m2 2.1.1.2. Địa điểm thí nghiệm + Bắc Giang: Xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. + Lạng Sơn: Xã Vân Nham, Huyện Hữu Lũng 2.1.2. Thí nghiệm về mật độ khoảng cách trồng. 2.1.2.1. Công thức thí nghiệm - Dòng BS2: + Công thức 1 (đ/c): trồng 14.000 cây/ha (1,2m x 0,6m). + Công thức 2: trồng 16.000 cây/ha (1,2m x 0,5m). + Công thức 3: trồng 18.000 cây/ha (1,1m x 0,5m) - Dòng BS3: + Công thức 1 (đ/c): trồng 14.000 cây/ha (1,2m x 0,6m). 8 + Công thức 2: trồng 16.000 cây/ha (1,2m x 0,5m). + Công thức 3: trồng 18.000 cây/ha (1,1m x 0,5m) Mỗi công thức lặp lại 3 lần, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, diện tích 1 ô là: 50m2. Diện tích 1 công thức 150m2, diện tích TN mỗi dòng là: 450m2, tổng diện tích TN 2 dòng là: 900m2, kể cả giải bảo vệ là 1.000m2 2 điểm TN (Bắc Giang, Lạng Sơn) x 1.000m2 = 2.000m2 2.1.2.2. Địa điểm thí nghiệm + Bắc Giang: Xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. + Lạng Sơn: Xã Vân Nham, Huyện Hữu Lũng. 2.1.2.3. Phân bón Sử dụng phân bón thương phẩm dùng cho cây thuốc lá NH4NO3, Super lân, K2SO4, với mức phân tương ứng N:P:K = 70:140:210. 2.2. Khảo nghiệm sản xuất (diện rộng): diện tích 40ha áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cho các giống thuốc lá BS2, BS3 2.2.1. Tại Bắc Giang: Khảo nghiệm 20ha, Các TBKT áp dụng: Trồng hàng đơn, bón phân hỗn hợp chuyên dùng cho cây thuốc lá do Công ty CP Ngân Sơn sản xuất với N:P:K = 70:140:210, với khoảng cách trồng 1,2m x 0,5 m, ngắt ngọn đánh nhánh triệt để, tưới nước đầy đủ, hái đúng độ chín kỹ thuật, sấy đúng thời gian qui định theo quy trình khảo nghiệm giống thuốc lá 10TCN 426-2000. Các ruộng BS2, BS3 được trồng thành 2 khu riêng biệt có xen kẽ các ruộng đối chứng giống đại trà K.326. Địa điểm: Xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang. 2.2.2. Tại Lạng Sơn: Khảo nghiệm 20ha, Các TBKT áp dụng: Trồng hàng đơn, bón phân hỗn hợp chuyên dùng cho cây thuốc lá do Công ty cổ phần Ngân Sơn thuốc lá sản xuất với N:P:K = 70:140:210, với khoảng cách trồng 1,2m x 0,5 m, ngắt ngọn đánh nhánh triệt để, tưới nước đầy đủ, hái đúng độ chín kỹ thuật, sấy đúng thời gian qui định theo quy trình khảo nghiệm giống thuốc lá 10TCN 4262000. Các ruộng BS2, BS3 được trồng thành 2 khu riêng biệt, có xen kẽ các ruộng đối chứng giống đạt trà K.326. Địa điểm: Xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng 3. Vật liệu nghiên cứu * Khảo nghiệm cơ bản: Các dòng thuốc lá BS2, BS3. * Khảo nghiệm sản xuất (diện rộng): Các dòng thuốc lá BS2, BS3 và giống đối chứng K.326. 4. Phương pháp nghiên cứu - Khảo nghiệm giống thuốc lá theo Quy phạm khảo nghiệm giống thuốc lá 10 TCN 426-2000 do Bộ NN và PTNT ban hành. 9 - Theo dõi các chỉ tiêu nông sinh học, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và cấp loại lá sấy. - Đánh giá chất lượng nguyên liệu theo các phương pháp chuẩn đang được Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam áp dụng: • Phân cấp thuốc lá nguyên liệu theo tiêu chuẩn ngành TCN 26 - 1 - 02 do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ban hành. • Phân tích thành phần hoá học các chỉ tiêu chất lượng trong mẫu thuốc lá nguyên liệu như Nicotin, đường khử, Nito Protein, Clo theo các phương pháp chuẩn tại phòng Phân tích Viện KT-KT Thuốc lá: ¾ Phân tích hàm lượng nicotin theo TCVN 7103:2002 (ISO 2881:1992) ¾ Phân tích hàm lượng nitơ protein theo TCVN 7252:2003 ¾ Phân tích hàm lượng đường khử theo TCVN 7102:2002 (CORESTA 38:1994) ¾ Phân tích hàm lượng clo theo TCVN 7251:2003 • Đánh giá chất lượng cảm quan thuốc lá nguyên liệu theo tiêu chẩn TC 01-2000 của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam do Hội đồng bình hút của Viện KT-KT Thuốc lá đánh giá, cho điểm. - Các số liệu được sử lý thống kê theo các phương pháp thông dụng, có sử dụng các lập trình EXCEL, IRRISTAT. 5. Địa điểm nghiên cứu Khảo nghiệm sản xuất (diện rộng) và khảo nghiệm cơ bản: Các dòng thuốc lá BS2, BS3 được tại các xã Tân Thịnh - Lạng Giang - Bắc Giang và xã Vân Nham – Hữu Lũng – Lạng Sơn trong vụ xuân 2010. 10 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN 1. Hoàn thiện qui trình trồng trọt cho 2 dòng thuốc lá BS2, BS3 (Khảo nghiệm kỹ thuật) 1.1. Thí nghiệm về phân bón 1.1.1. Mức độ nhiễm bệnh virus khảm lá TMV Bảng 1. Mức độ nhiễm bệnh khảm lá TMV của dòng BS2, BS3 Tên dòng BS2 BS3 Côn g thức Bắc Giang Lạng Sơn Tỷ lệ nhiễm bệnh TMV (%) Tỷ lệ nhiễm bệnh TMV (%) 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST 1 0,0 0,0 1,0 1,0 0,0 0,0 0,7 1,9 2 0,0 0,0 0,7 1,7 0,0 0,0 1,0 2,3 3 0,0 0,0 2,0 2,2 0,0 0,7 1,8 2,5 1 0,0 0,0 0,0 0,8 0,0 0,0 0,5 1,0 2 0,0 0,0 1,2 1,8 0,0 0,0 0,7 1,7 3 0,0 0,0 0,8 2,8 0,0 0,0 1,5 2,0 * Ghi chú: NST: ngày sau trồng Qua số liệu bảng 1 cho thấy: khi tăng lượng phân bón từ 60N lên 80N/ha tại hai vùng trồng Bắc Giang, Lạng Sơn nhưng khả năng kháng TMV của hai dòng BS vẫn rất tốt ở cả 3 công thức phân bón, tỷ lệ nhiễm TMV rất thấp 1,0 - 2,8 % ở các công thức. 1.1.2. Đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của các dòng BS - Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng BS2, BS3 Qua số liệu bảng 2 cho thấy: tại 2 vùng trồng Bắc Giang và Lạng Sơn, khi tăng lượng bón đạm từ 60 kg N đến 80 kg N/ha thì cả hai dòng BS2, BS3 có thời gian sinh trưởng từ trồng đến 10%, 90% số cây ra nụ cũng như thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch lá lần đầu, đến thu hoạch lá lần cuối đều kéo dài thêm từ 1-3 ngày. 11 Bảng 2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng BS2, BS3 Tên dòng Công thức BS2 BS3 Bắc Giang Lạng Sơn Thời gian sinh trưởng từ trồng đến (ngày) Thời gian sinh trưởng từ trồng đến (ngày) 10% số 90% số Thu Thu hoạch hoạch lá lần đầu lá lần cây cuối ra nụ cây ra nụ lá lần đầu lá lần cuối 66,1 67,0 96,0 58,0 64,0 56,0 83,0 60,5 66,5 67,7 96,0 58,7 64,7 56,0 83,0 3 61,5 67,7 69,7 98,6 59,8 66,0 58,0 85,0 1 61,0 66,0 65,0 95,6 57,0 64,0 57,0 82,0 2 61,7 66,5 65,7 96,5 58,5 65,0 57,6 83,0 3 62,8 68,6 67,0 98,6 59,5 66,4 58,7 84,7 10% số 90% số Thu Thu hoạch hoạch cây ra nụ cây ra nụ 1 60,0 2 - Chiều cao cây, số lá và đường kính thân của các dòng BS2, BS3 Bảng 3. Chiều cao cây, số lá và đường kính thân của các dòng BS Tên dòng Công thức Bắc Giang Lạng Sơn CCNN (cm) SLTH (lá) ĐKT (cm) CCNN (cm) SLTH (lá) ĐKT (cm) 1 110,4 30,2 2,90 109,1 29,2 2,77 2 112,0 30,5 2,94 109,6 29,3 2,99 3 112,6 30,7 3,00 110,5 29,7 3,01 LSD (0,05) 4,19 0,53 0,25 10,91 0,38 0,26 1 111,4 30,0 2,91 107,4 29,1 2,74 2 111,7 30,2 2,94 111,8 29,4 2,82 3 112,5 31,0 2,97 113,8 30,2 2,90 LSD (0,05) 3,53 0,46 0,14 6,04 2,10 0,10 BS2 BS3 * Ghi chú: CCNN – cao cây ngắt ngọn; SLTH – số lá thu hoạch; ĐKT – đường kính thân. 12 Tại Bắc Giang và Lạng Sơn, hai dòng BS2, BS3 có chiều cao cây, số lá thu hoạch, đường kính thân đều tăng lên khi lượng phân bón tăng. - Kích thước, khối lượng lá tươi của các dòng Từ kết quả bảng số 4a cho thấy: kích thước lá của các dòng BS tại Bắc Giang, Lạng Sơn đều tăng lên khi lượng phân bón tăng. Kích thước lá lớn nhất ở vị trí lá số 10 và giảm dần về vị trí lá 15, 5. Bảng 4a. Kích thước lá của các vị bộ Bắc Giang Tên Công dòng thức BS2 BS3 Lạng Sơn Lá số 5 (cm) Lá số 10 (cm) Lá số 15 (cm) Lá số 5 (cm) Lá số 10 (cm) Lá số 15 (cm) D D D D D D R R R R R 1 61,4 24,1 68,8 24,6 68,6 21,9 51,9 21,6 59,8 24,1 54,4 22,0 2 61,5 22,8 69,2 25,0 69,2 22,6 52,0 21,9 60,8 24,1 55,6 22,4 3 63,8 22,8 70,0 26,1 69,9 22,9 52,4 22,0 61,5 24,3 58,8 23,1 1 60,8 23,8 70,7 25,5 69,7 20,0 50,4 22,0 60,6 24,9 58,5 22,6 2 61,5 24,5 71,6 25,6 70,9 21,5 55,0 22,9 64,1 26,7 62,1 22,8 3 62,5 24,7 71,8 25,9 71,2 21,7 53,8 24,0 65,4 27,6 62,5 23,3 * Ghi chú: D – dài; R – rộng. Bảng 4b. Khối lượng lá tươi của các vị bộ Tên dòng BS2 BS3 R Công thức Bắc Giang Lá số 5 Lá số 10 (g) (g) Lạng Sơn Lá số 15 (g) Lá số 5 (g) Lá số 10 (g) Lá số 15 (g) 1 39,3 48,0 47,7 29,0 38,0 35,7 2 42,0 54,0 50,7 29,3 40,7 35,9 3 45,0 58,3 52,9 29,5 41,0 40,0 1 39,7 55,7 53,3 28,3 45,7 44,5 2 40,0 60,7 55,0 32,2 48,0 45,9 3 41,0 62,7 58,0 34,9 51,3 47,7 13 Lá có khối lượng tươi nhất tại vị trí lá số 10 và giảm dần về lá 15, 5. Cùng 1 giống khi tăng phân bón thì khối lượng lá tươi cũng tăng, đây cũng là yếu tố làm tăng năng suất. Ở công thức 3 (bón 80N/ha) tại Bắc Giang cũng như Lạng Sơn, 2 dòng BS2, BS3 cho khối lượng lá cao nhất, đạt 41,0-62,7g/lá số 10. 1.1.3. Các chỉ tiêu về kinh tế của 2 dòng BS Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Bắc Giang Tên Công Tỷ lệ dòng thức T/K BS2 Tỷ lệ cấp 1+2 (%) (tạ/ha) % so với Đ/C Tỷ lệ T/K Tỷ lệ cấp 1+2 (%) NS (tạ/ha) % so với Đ/C 1 8,65 41,08 22,91 100,0 8,07 35,89 15,18 100,0 2 8,73 40,82 22,93 100,1 8,00 35,00 16,03 105,6 3 8,59 39,29 23,90 104,3 8,00 33,53 18,61 122,6 LSD (0,05) BS3 NS Lạng Sơn 2,32 1,00 1 8,47 41,32 22,90 100,0 8,26 37,43 14,09 100,0 2 8,71 40,66 23,59 103,0 8,91 37,26 15,82 112,3 3 8,79 39,37 24,17 105,5 8,77 36,27 16,97 120,4 LSD (0,05) 2,04 1,56 Tỷ lệ tươi/khô của các công thức phân bón có sự sai khác không nhiều ở hai dòng BS tại Bắc Giang và Lạng Sơn, đây là yếu tố cấu thành nên năng suất, chỉ tiêu này cho thấy khả năng tích luỹ chất khô của dòng BS. Về cấp loại lá sau khi sấy: sự khác nhau giữa các công thức của 2 dòng BS tại Bắc Giang và Lạng Sơn không đáng kể, tuy nhiên khi tăng lượng phân bón lên thì tỷ lệ cấp 1+2 giảm đi đáng kể, tỷ lệ cấp 1+2 của các công thức đạt khá cao 33,53-41,32%. Năng suất của các dòng BS2, BS3 tại Bắc Giang tăng dần khi lượng phân bón tăng, đạt cao nhất ở công thức 3, tăng 4,3-5,5% so với đối chứng (công thức 1), tuy nhiên chưa có nhiều ý nghĩa. Tại Lạng Sơn việc tăng năng suất rất có ý nghĩa, khi phân bón tăng thí năng suất cũng tăng và tăng cao nhất ở công thức 3, dòng BS2 tăng 22,6% so với đối chứng, dòng BS3 tăng 20,4% so với đối chứng. 1.1.4. Thành phần hoá học và tính chất hút của hai dòng BS - Tỷ lệ cấp loại và thành phần hoá học 14 Số liệu bảng 6 chỉ ra rằng: khi tăng lượng đạm thì ở dòng BS2 có nicotin, nito protein, đường khử tăng nhẹ, nhưng ở dòng BS3 lại giảm nhẹ. Các công thức phân bón đều có hàm lượng các chất ở ngưỡng thích hợp cho phối chế, nicotin 2,05 -2,21%, đường khử ở mức 20,0 – 21,5%, hàm lượng clo < 1%. Bảng 6. Thành phần hoá học của các dòng BS tại Bắc Giang (ĐVT: %) Thành phần hoá học(%) Tên dòng Công thức BS2 BS3 Nicotin Nitơ Protein Đ. khử Clo 1 2,10 1,27 20,0 0,44 2 2,15 1,31 20,5 0,32 3 2,21 1,35 21,4 0,13 1 2,21 1,35 21,5 0,12 2 2,11 1,39 20,9 0,12 3 2,05 1,31 20,3 0,13 - Điểm bình hút của các dòng BS Bảng 7. Kết quả bình hút của các dòng BS tại Bắc Giang Tên dòng BS2 BS3 Công thức Điểm bình hút Màu sắc Tổng điểm 7,0 7,0 37,8 7,0 7,0 7,0 38,0 9,1 7,0 7,0 7,0 38,9 8,8 9,0 7,0 7,0 7,0 38,8 2 8,8 8,8 7,0 7,0 7,0 38,6 3 9,0 9,3 7,0 7,0 7,0 39,3 Hương Vị Độ nặng 1 8,2 8,6 7,0 2 8,3 8,6 3 8,8 1 Độ cháy Qua kết quả bình hút cho thấy điểm bình hút của các dòng BS2, BS3 có điểm hương, vị đạt, vị, độ cháy, màu sắc và tổng điểm ở mức khá, đạt 37,8-39,3 và không có sự sai khác ở các công thức bón phân. * Như vậy: qua các kết quả trên cho thấy khả năng kháng TMV không hay đổi khi tăng lượng phân bón; các chỉ tiêu nông sinh học, năng suất và các 15 yếu tố cấu thành năng suất, thành phần hóa học, bình hút cảm quan có sự sai khác đáng kể ở các công thức. Sự sai khác có ý nghĩa ở số lá thu hoạch, trọng lượng lá tăng khi tăng lượng phân bón, tăng cao nhất ở công 3 (80kgN/ha). Đồng thời, năng suất đạt cao nhất ở công thức bón phân 3 (CT3), tăng 4,322,6% so với đối chứng (CT1). 1.2. Thí nghiệm mật độ khoảng cách trồng 1.2.1. Mức độ nhiễm bệnh virus khảm lá TMV Với mục tiêu của đề tài là chọn ra các dòng thuốc lá BS có khả năng kháng bệnh TMV cao với năng suất, chất lượng ổn định như giống K.326. Vì vậy, đánh giá mức độ nhiễm bệnh TMV qua áp lực ngoài sản xuất, qua chế độ phân bón, qua mật độ khoảng cách trồng nhằm xây dựng quy trình trồng trọt, tiến tới công nhận giống là điều quan tâm đặc biệt của đề tài. Bảng 8. Mức độ nhiễm bệnh khảm lá TMV của dòng BS2, BS3 Tên dòng BS2 BS3 Công thức Bắc Giang Lạng Sơn Tỷ lệ nhiễm bệnh TMV (%) Tỷ lệ nhiễm bệnh TMV (%) 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST 1 0,0 0,0 0,5 1,0 0,0 0,0 0,6 1,2 2 0,0 0,0 1,5 1,5 0,0 0,7 0,7 1,5 3 0,0 0,0 1,7 1,7 0,0 0,0 1,0 2,4 1 0,0 0,0 0,5 1,3 0,0 0,0 0,5 1,1 2 0,0 0,0 1,4 1,8 0,0 0,0 1,5 1,5 3 0,0 0,0 2,0 2,5 0,0 0,0 1,7 2,2 * Ghi chú: NST: ngày sau trồng Qua số liệu bảng trên, cho thấy khả năng kháng TMV của hai dòng BS2, BS3 là rất tốt. 50 ngày sau trồng khi đã ngắt ngọn ở các công thức về mật độ khoảng cách trồng mới bị nhiễm TMV, tuy nhiên rất nhẹ (1,1 - 2,5%). 1.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của các dòng BS Để xác định được mật độ khoảng cách trồng thích hợp, chúng tôi tiếp tục đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học của hai dòng BS trên đồng ruộng. - Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng BS2, BS3 Thông qua bảng 9, cho thấy ở các công thức khoảng cách mật độ trồng khác nhau tương đối đồng đều, tuy nhiên khi tăng mật độ từ 14.000 lên 18.000 cây/ha thì thời gian từ trồng đến 10%, 90% số cây ra nụ, thu hoạch lá đầu và thu hoạch lá cuối ở mỗi vùng đều giảm đi từ 0,5 – 2,0 ngày. 16 Bảng 9. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng BS2, BS3 Tên dòng Công thức BS2 BS3 Bắc Giang Lạng Sơn Thời gian sinh trưởng từ trồng đến (ngày) Thời gian sinh trưởng từ trồng đến (ngày) 10% số 90% số Thu Thu hoạch hoạch lá lần đầu lá lần cây cuối ra nụ cây ra nụ lá lần đầu lá lần cuối 67,5 67,0 99,0 58,0 64,0 56,0 83,0 60,9 66,0 67,0 98,5 57,0 63,5 56,0 83,0 3 60,5 65,0 67,0 97,0 56,7 63,0 55,0 83,0 1 60,0 65,0 65,0 98,0 58,0 63,0 55,0 83,0 2 59,0 64,6 64,5 97,0 57,0 63,0 54,0 82,5 3 58,5 64,0 64,5 96,5 56,5 62,0 53,5 82,0 10% số 90% số Thu Thu hoạch hoạch cây ra nụ cây ra nụ 1 61,0 2 - Chiều cao cây, số lá và đường kính thân của các dòng BS2, BS3 Bảng 10. Chiều cao cây, số lá thu hoạch và đường kính thân của các dòng BS Tên dòng Công thức BS2 LSD 0,05) Lạng Sơn CCNN (cm) SLTH (lá) ĐKT (cm) CCNN (cm) SLTH (lá) ĐKT (cm) 1 110,5 30,8 3,00 105,8 30,0 2,82 2 110,9 30,7 2,94 109,5 30,2 2,77 3 111,8 29,9 2,90 112,5 30,3 2,57 5,32 2,06 0,10 8,71 1,78 0,26 1 111,7 30,6 2,94 105,5 29,6 2,90 2 113,0 30,3 2,85 108,8 29,4 2,82 3 113,6 30,0 2,67 110,9 29,2 2,74 5,34 1,15 0,11 22,85 2,24 0,18 LSD (0,05) BS3 Bắc Giang * Ghi chú: CCNN – Cao cây ngắt ngọn; SLTH – số lá thu hoạch; ĐKT – đường kính thân. 17 Qua số liệu bảng trên cho thấy: lá thu hoạch của hai dòng BS tại Bắc Giang và Lạng Sơn không có sự sai khác đáng kể ở các công thức khoảng cách mật độ trồng. Còn ở chỉ tiêu cao cây ngắt ngọn thì tăng nhẹ và đường kính thân thì giảm nhẹ. - Kích thước, khối lượng lá tươi của các dòng BS Bảng 11a. Kích thước lá của các vị bộ Bắc Giang Tên Công dòng thức BS2 BS3 Lạng Sơn Lá số 5 (cm) Lá số 10 (cm) Lá số 15 (cm) Lá số 5 (cm) Lá số 10 (cm) Lá số 15 (cm) D D D D D D R R R R R 1 62,9 24,4 70,4 25,2 67,9 22,8 56,5 23,6 64,7 26,3 64,2 22,9 2 59,4 23,9 70,3 24,4 68,4 22,7 54,8 22,8 64,2 25,8 63,2 22,3 3 58,4 23,5 70,2 23,8 69,6 21,9 54,2 21,9 63,8 25,7 62,9 22,7 1 64,5 24,3 71,1 25,0 69,1 21,5 53,6 24,1 64,2 28,1 63,7 23,9 2 64,4 24,1 70,3 24,8 68,2 21,1 53,0 23,7 62,7 27,3 62,3 23,7 3 61,6 23,3 69,1 24,2 65,6 20,4 52,1 23,6 62,5 27,1 61,2 23,6 * Ghi chú: D – dài; R – rộng. Bảng 11b. Khối lượng lá tươi của các vị bộ Tên Công dòng thức Lá số 5 (g) BS2 BS3 R Bắc Giang Lạng Sơn Lá số 10 (g) Lá số 15 (g) Lá số 5 (g) Lá số 10 (g) Lá số 15 (g) 1 43,0 57,0 54,7 34,7 55,0 48,3 2 40,3 54,0 54,0 33,5 49,3 46,3 3 39,0 50,3 49,3 32,5 48,3 46,3 1 41,0 66,3 58,7 38,0 49,7 48,3 2 40,7 57,7 54,0 35,2 49,7 45,3 3 39,7 54,7 53,3 35,0 44,3 44,0 Qua số liệu bảng 11a, 11b cho thấy: kích thước, khối lượng lá của các dòng BS2, BS3 tại Bắc Giang và Lạng Sơn đều giảm khi tăng mật độ khoảng cách trồng. 18 Kích thước lá, khối lượng lá tươi lớn nhất thuộc về lá số 10 tại Bắc Giang cũng như Lạng Sơn và giảm dần về các vị trí lá số 15, 5. 1.2.3. Các chỉ tiêu về kinh tế của các dòng BS Bảng 12. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Bắc Giang Tên Công Tỷ lệ dòng thức T/K BS2 Tỷ lệ cấp 1+2 (%) % so (tạ/ha) với Đ/C Tỷ lệ T/K NS Tỷ lệ cấp 1+2 (%) NS (tạ/ha) % so với Đ/C 1 8,64 37,37 20,81 100,0 8,53 40,45 14,36 100,0 2 8,87 36,79 21,12 101,5 8,89 39,89 16,97 118,2 3 8,82 35,28 21,51 103,4 8,14 39,87 17,82 124,1 LSD (0,05) BS3 Lạng Sơn 2,19 2,25 1 8,94 36,15 19,42 100,0 8,18 40,26 13,07 100,0 2 8,81 35,84 20,09 103,5 8,94 39,65 15,38 117,7 3 8,68 35,61 20,25 104,3 8,38 38,82 17,07 130,6 LSD (0,05) 1,04 0,87 Tỷ lệ tươi/khô của các dòng cũng là yếu tố cấu thành nên năng suất, chỉ tiêu này cho thấy khả năng tích luỹ chất khô của dòng. Kết quả bảng 12, cho thấy ở 3 công thức mật độ khoảng cách trồng tại Bắc Giang, Lạng Sơn sự sai khác không đáng kể của hai dòng BS về tỷ lệ tươi/ khô, đạt 8,14 - 8,94 kg tươi/kg khô. Về cấp loại lá sau khi sấy: tỷ lệ cấp 1+2 của hai dòng BS tại Bắc Giang, Lạng Sơn đều giảm nhẹ khi tăng mật độ khoảng cách trồng từ 14.000 lên 18.000 cây/ha, tuy nhiên đạt tỷ lệ cấp 1+2 khá cao từ 35,28 - 40,45%. Năng suất của các dòng BS2, BS3 tại Bắc Giang là khá cao, đạt > 19tạ/ha, năng suất tăng cao nhất ở công thức 3 (18.000 cây/ha) tại cả 2 dòng. Tại Lạng Sơn đạt mức trung bình 13,07-17,82 tạ/ha, sự sai khác có ý nghĩa về mật độ khoảng cách trồng, năng suất cũng đạt cao nhất ở công thức 3 (18.000 cây/ha) cho cả 2 dòng BS2, BS3. Dòng BS2 tại Bắc Giang đạt 21,51 tạ/ha, tại Lạng Sơn đạt 17,82 tạ/ha, dòng BS3 đạt 17,07-20,25 tạ/ha. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan