Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết...

Tài liệu Khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết

.PDF
179
553
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI BÁ QUÂN KHẢO CỨU VĂN BẢN DỊCH PHU TÙNG THUYẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI BÁ QUÂN KHẢO CỨU VĂN BẢN DỊCH PHU TÙNG THUYẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM MÃ SỐ: 60 22 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Thịnh Hà Nội – 2009 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU ................................................ 3 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.............................................................................. 4 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 5 8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ....................................................................................... 5 NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HỌC VỀ DỊCH PHU TÙNG THUYẾT .................. 6 1.1. VĂN BẢN DỊCH PHU TÙNG THUYẾT .............................................................. 6 1.1.1. Dịch phu tùng thuyết, kí hiệu VHv. 2016/2 ............................................... 7 1.1.2. Dịch phu tùng thuyết đính, kí hiệu A. 2044................................................ 7 1.1.3. Dịch phu tùng quái đính, kí hiệu A. 363 .................................................... 8 1.1.4. Dịch phu tùng kí, kí hiệu VHv. 458 ............................................................ 8 1.1.5. Dịch phu tùng thuyết, kí hiệu VHv. 2652 ................................................... 9 1.1.6. Dịch phu tùng thuyết phụ Dịch nghĩa tồn nghi, kí hiệu A. 2474.............. 9 1.1.7. Dịch phu tùng thuyết, kí hiệu A. 867 ........................................................ 10 1.1.8. Dịch phu tùng thuyết, kí hiệu A. 1420 ...................................................... 10 1.1.9. Quế Đường Dịch phu tùng thuyết, kí hiệu AC. 189 ................................. 10 1.2. VẤN ĐỀ TÁC GIẢ .......................................................................................... 11 1.3. THỜI GIAN BIÊN SOẠN VÀ SAO CHÉP ........................................................ 25 1.4. TIỂU KẾT ....................................................................................................... 26 Chương 2 NỘI DUNG CÁCH THỨC LUẬN GIẢI KINH TRUYỆN CHU DỊCH TRONG DỊCH PHU TÙNG THUYẾT............................................................... 32 2.1. NỘI DUNG LUẬN GIẢI KINH TRUYỆN CHU DỊCH ...................................... 32 2.1.1. Lược quan về Dịch kinh, Dịch truyện ...................................................... 32 2.1.2. Luận giải về Đồ thuyết của Chu Hi .......................................................... 37 2.1.2.1. Vô cực – Thái cực ................................................................................... 37 2.1.2.2. Âm dương................................................................................................ 39 2.1.2.3. Tứ tượng – Bát quái – Lục thập tứ quái ................................................ 44 2.1.2.4. Hà đồ - Lạc thư....................................................................................... 46 2.1.2.5. Tiên thiên bát quái – Hậu thiên bát quái ............................................... 49 2.1.2.6. Tiên thiên lục thập tứ quái Hoành đồ - Viên đồ và Phương đồ ............ 57 2.1.2.7. Quái biến đồ............................................................................................ 60 2.1.3. Luận giải về bốc phệ ................................................................................. 63 2.2. CÁCH THỨC LUẬN GIẢI KINH TRUYỆN CHU DỊCH ................................... 63 2.3. TIỂU KẾT ....................................................................................................... 73 Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH HỌC CHU TỬ TỚI DỊCH PHU TÙNG THUYẾT .............................................................................. 74 3.1. SỰ LUẬN THUẬT ĐỐI VỚI DỊCH HỌC CHU TỬ ........................................... 76 3.2. TƯƠNG QUAN DỊCH THUYẾT CỦA CHU TỬ VỚI DỊCH THUYẾT CỦA CHƯ NHO............................................................................................................ 87 3.2.1. Chu Tử luận giải và phát huy Dịch thuyết của chư nho ........................ 88 3.2.2. Tương quan Dịch học Chu Tử với Dịch thuyết của chư nho................. 93 3.2.3. Tương quan chú giải của hậu thế với Dịch thuyết của Chu Tử ........... 97 3.3. SỰ PHÁT HUY DỊCH HỌC CHU TỬ............................................................... 98 3.4. TIỂU KẾT ..................................................................................................... 104 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 108 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 117 TUYỂN DỊCH CHU TỬ ĐỒ THUYẾT – DỊCH PHU TÙNG THUYẾT ..................................... 117 BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Nxb Nhà xuất bản Tr. Hoặc tr. Trang hoặc trang Tr.CN hoặc s.CN trước Công nguyên hoặc sau Công nguyên KHXH Khoa học Xã hội v.v vân vân Tp. Thành phố Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xưa nay tại Việt Nam đã có nhiều công trình biên soạn về Kinh Dịch, từ Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, đến Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lương, Bửu Cẩm và gần đây nhất là Lê Văn Quán, Nguyễn Duy Hinh, Bùi Văn Nguyên, Hải Ân, Bùi Hạnh Cẩn [9, tr.7]. Ưu điểm của các công trình đó là đã kế thừa và tổng kết được khá nhiều thành tựu nghiên cứu từ Dịch học Trung Quốc cận hiện đại. Tuy nhiên xét về nội dung, hầu hết các công trình trên đều thiên về khảo chứng nguồn gốc, tác giả kinh truyện Chu dịch, phân tích nghĩa lí của quái hào từ và ứng dụng của Dịch học trong đời sống, rất ít công trình đặt đối tượng nghiên cứu Kinh Dịch trong bối cảnh Việt Nam thời trung đại. Kinh Dịch là một trong số Ngũ kinh của Nho gia, vẫn được mệnh danh là “đứng đầu Năm kinh”, cùng với các trước tác kinh điển khác được truyền bá vào Việt Nam, và đã được ông cha ta học tập, nghiên cứu trong suốt hàng nghìn năm. Đặc biệt là Truyện Nghĩa chú giải Kinh Dịch của Trình Di, Chu Hi đã được quan phương hóa trong khoa cử, được nho sĩ rất mực tôn sùng. Bởi vậy, chúng tôi thiết nghĩ, nghiên cứu Dịch học Việt Nam, cần phải đặt Dịch học Việt Nam trong tương quan với Dịch học Trình Chu, thậm chí với cả các trước tác kinh điển Nho gia khác để phân tích và khảo luận trên nhiều phương diện, sự truyền bá Dịch học Trung Quốc vào Việt Nam, việc học tập, nghiên cứu Dịch học tại Việt Nam thời trung đại, từ đó khái quát lên những đặc trưng của Dịch học nước nhà. Đây là một chương trình nghiên cứu lâu dài, cần phải đặt ra những nhiệm vụ cụ thể và phương pháp nghiên cứu tương ứng với từng nhiệm vụ đó. Chúng tôi cho rằng, nhiệm vụ trước tiên là cần làm tốt những vấn đề văn hiến, tức là phải sưu tầm, thống kê, mô tả toàn bộ thư tịch thảo luận về Dịch học, kể cả những tác phẩm đã mất và hiện còn, trên cơ sở đó tiến hành phân loại, phiên dịch, khảo cứu. Theo thống kê của PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh trong bài viết Thư tịch Hán Nôm Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 1 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh hiện có ở Viện nghiên cứu Hán Nôm đăng trên Tạp chí Hán Nôm, số 1/2005 thì hiện nay Thư viện VNCHN còn lưu trữ được 19 tác phẩm bàn về Kinh Dịch. Tuy nhiên, nếu xét cả những chuyên luận về Dịch học ẩn mình trong những văn tập, luận tập thì con số có lẽ sẽ khả quan hơn. Đây là những tư liệu rất hữu ích đối với nghiên cứu Dịch học Việt Nam. Dịch phu tùng thuyết là một trong số 19 tác phẩm được thống kê trên. Tác phẩm có nội dung phong phú, quan hệ chặt chẽ với Dịch học Trình Chu, hội tụ khá nhiều thành tựu nghiên cứu Dịch học Trung Hoa theo khuynh hướng kiêm luận Nghĩa lí, Tượng số và Đồ Thư. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn tác phẩm này để thực hiện đề tài Luận văn. Hi vọng thông qua nghiên cứu tác phẩm này, chúng tôi chiếm lĩnh được một nguồn tri thức tổng quan về Dịch học, tạo nền tảng để thực hiện những chương trình nghiên cứu tiếp theo. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về Dịch phu tùng thuyết, đến nay duy nhất chỉ có công trình dịch thuật của tác giả Trần Lê Nhân, gồm 2 tập chép tay, Tập I: 168 trang, Tập II: 93 trang, kí hiệu H.63, hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Triết học. Tuy nhiên, công trình này còn ở dạng bản thảo, nên cần được biên tập, chỉnh lí cẩn thận và chi tiết. Hơn nữa, các vấn đề văn bản học, nội dung và giá trị học thuật của tác phẩm chưa được dịch giả đặt ra và giải quyết. Ngoài ra một số công trình giới thiệu, mô tả sơ lược về văn bản và nội dung tác phẩm Dịch phu tùng thuyết, như: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp, Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu do PGS. Trần Nghĩa chủ biên, cuốn Thư mục Nho giáo Việt Nam do Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam và Viện Haver Yenjing Hoa Kì hợp tác biên soạn, bài viết Thư tịch Hán Nôm Việt Nam luận giải về Tứ thư và Ngũ kinh hiện có ở Viện nghiên cứu Hán Nôm của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1/2005 v.v. Thực trạng đó cho thấy, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về Dịch phu tùng thuyết. Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 2 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thông qua phiên dịch, khảo cứu tác phẩm Dịch phu tùng thuyết, chúng tôi muốn trang bị những tri thức cơ bản về Dịch học, trên cơ sở đó thực hiện mục tiêu nghiên cứu tiếp theo, đó là nghiên cứu Dịch học Việt Nam. Với mục đích như vậy, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cần thực hiện trong Luận văn này như sau: - Nghiên cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết từ góc độ văn hiến học, trước tiên là giải quyết những vấn đề văn bản như: tác giả, thời gian biên soạn, sao chép, thực trạng và đặc điểm các dị bản v.v. Từ đó xác định một văn bản tương đối tin cậy để tiến hành phiên dịch và nghiên cứu. - Nghiên cứu Dịch phu tùng thuyết với tư cách là một trước tác kinh điển Nho gia, trong tương quan với Dịch học Trình Chu. Nhiệm vụ cụ thể là phân tích đặc điểm nội dung và cách thức luận giải kinh điển của Dịch phu tùng thuyết; sự ảnh hưởng của Dịch học Trung Hoa, đặc biệt là Dịch học Trình Chu đối với tác phẩm này; cách học tập, nghiên cứu và vận dụng Dịch lí để luận giải Dịch học của tác giả Dịch phu tùng thuyết thể hiện qua tác phẩm này. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là văn bản Dịch phu tùng thuyết. Do nhiệm vụ đặt ra trong đề tài này là nghiên cứu Dịch phu tùng thuyết từ góc độ văn hiến học, nên chúng tôi áp dụng các thao tác nghiên cứu văn bản học như thống kê, mô tả, đối chiếu, hiệu khám v.v. Ngoài ra để giải quyết các vấn đề về tác giả, niên đại và nội dung của tác phẩm, trong chừng mực nhất định, chúng tôi áp dụng phương pháp thông diễn học, văn hóa học tiếp nhận, để suy xét và lí giải. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi được giới hạn trong khuôn khổ những vấn đề văn bản học và nội dung tác phẩm Dịch phu tùng thuyết. Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 3 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết Thực hiện đề tài này, trước tiên chúng tôi tiến hành thu thập toàn bộ những tư liệu liên quan đến văn bản tác phẩm, cụ thể là toàn bộ 9 dị bản Dịch phu tùng thuyết và một số văn bản khác như: Bài tựa Dịch kinh phu thuyết của Lê Quý Đôn, Dịch nghĩa tồn nghi của Phạm Quý Thích, các bộ sách ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung tác phẩm như: Quan vật nội thiên, Quan vật ngoại thiên của Thiệu Ung, Dịch truyện của Trình Di, Chu dịch bản nghĩa và Dịch học khải mông của Chu Hi, Dịch học khải mông dực truyện của Hồ Nhất Quế. Ngoài ra, chúng tôi tham khảo cả những sách, báo bàn về Dịch học Trung Quốc, đặc biệt là Dịch học đời Tống và Dịch học Việt Nam. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục ra, Luận văn được cấu trúc gồm ba chương sau: Chương 1: Nghiên cứu văn bản học về Dịch phu tùng thuyết. Nội dung chính của chương này là giải quyết vấn đề văn bản học của tác phẩm, do vậy chúng tôi lần lượt trình bày những vấn đề tác giả, niên đại và đặc điểm văn bản, liên hệ với các tác phẩm Dịch kinh phu thuyết, Chu dịch vấn giải toát yếu, Dịch nghĩa tồn nghi, Hi kinh lãi trắc, Độc Dịch lược sao. Chương 2: Nội dung cách thức luận giải kinh truyện Chu dịch trong Dịch phu tùng thuyết. Chương này chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về nội dung và cách thức luận giải kinh điển của tác phẩm trong tương quan với Dịch học Trình Chu. Chương 3: Ảnh hưởng của Dịch học Chu Tử tới Dịch phu tùng thuyết. Nội dung chính của chương này là tìm hiểu sự ảnh hưởng của Dịch học Chu Tử, mà cụ thể là tác phẩm Dịch học khải mông đến Dịch phu tùng thuyết. Phần Phụ lục, phiên dịch Chu Tử đồ thuyết. Đây là phần chiếm dung lượng lớn và có nhiều giá trị trong tác phẩm Dịch phu tùng thuyết. Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 4 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Luận văn đã tiến hành khảo tả bước đầu hệ thống các dị bản Dịch phu tùng thuyết, từ đó đưa ra một số nhận xét về tác giả, thời gian biên soạn sao chép. Trên cơ sở thành quả về văn bản học, chúng tôi và tiến hành phiên dịch được 80/124 trang văn bản, đồng thời tìm hiểu một số khía cạnh về nội dung tác phẩm. Mặc dù kết quả nghiên cứu của đề tài còn khiêm tốn, song cũng góp phần bổ sung nguồn tư liệu nghiên cứu Dịch học Việt Nam nói riêng và kinh điển Nho gia nói chung. 8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Luận văn tuân thủ chặt chẽ quy ước chuẩn hóa của luận văn Thạc sĩ. Ngoài ra, do đặc trưng của loại hình văn bản Hán Nôm, nên chúng tôi bổ sung một vài quy ước sau: - Tên tác phẩm: viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng; nếu tác phẩm nằm trong tác phẩm thì in nghiêng đậm để phân biệt; riêng tên tác phẩm Dịch phu tùng thuyết là đối tượng nghiên cứu của Luận văn thì in nghiêng không đậm. - Trích dẫn văn bản: nếu dài hơn 3 dòng, viết xuống dòng; những đoạn bị lược khi trích dẫn được biểu thị bằng dấu ba chấm để trong ngoặc vuông […]. - Quy cách viết hoa: các thuật ngữ thường sử dụng trong Kinh Dịch, ví dụ Thái cực, Vô cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Can chi, Nạp giáp, Thái ất, từ chỉ phương hướng, viết hoa chữ cái đầu; tên người, tên đất viết hoa toàn bộ, ví dụ Trình Di, Chu Hi, Tứ Xuyên, Sơn Đông; tên theo tước vị nếu viết y nguyên theo trật tự từ pháp, cú pháp tiếng Hán cũng viết hoa cả, ví dụ Hán Hiến Đế, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Trình Tử, Chu Tử; tên niên hiệu cũng viết hoa toàn bộ, ví dụ Gia Long, Tự Đức; tên thời kì lịch sử viết hoa chữ cái đầu, ví dụ Xuân thu, Chiến quốc v.v. Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 5 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HỌC VỀ DỊCH PHU TÙNG THUYẾT Xoay quanh vấn đề tác giả, văn bản Dịch phu tùng thuyết, xưa nay có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng Dịch phu tùng thuyết là tàn bản Dịch kinh phu thuyết của Lê Quý Đôn, có ý kiến lại cho rằng Lê Quý Đôn biên tập Dịch phu tùng thuyết, cũng có ý kiến cho tác giả Dịch phu tùng thuyết không phải Lê Quý Đôn v.v. Tuy nhiên, đó đều chỉ là những phán đoán bước đầu, chưa có khảo chứng cụ thể. Thực ra vấn đề không hề đơn giản như vậy, Dịch phu tùng thuyết ngoài liên quan đến Dịch kinh phu thuyết của Lê Quý Đôn, còn có quan hệ khá chặt chẽ với các sách Chu dịch vấn giải toát yếu của Phạm Quý Thích, Dịch phu tùng kí của Nguyễn Nha, Hi kinh lãi trắc của Phạm Đình Hổ, Độc Dịch lược sao của Đoàn Ứng Khê. Chương này, chúng tôi đi sâu mô tả, khảo chứng về các vấn đề tình hình văn bản, tác giả, thời gian biên soạn sao chép của tác phẩm Dịch phu tùng thuyết. Trong chừng mực nhất định, chúng tôi cũng sơ lược tìm hiểu mối quan hệ giữa Dịch phu tùng thuyết với các tác phẩm Dịch học của Lê Quý Đôn, Nguyễn Nha, Phạm Quý Thích, Phạm Đình Hổ, Đoàn Ứng Khê như đã nói trên. 1.1. VĂN BẢN DỊCH PHU TÙNG THUYẾT Bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu do PGS. Trần Nghĩa chủ biên cho biết Dịch phu tùng thuyết gồm 4 dị bản tương ứng với 4 kí hiệu sau: AC. 189, VHv. 2016/2, VHv. 2652 và A. 2474. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tập hợp được thêm 2 dị bản Dịch phu tùng thuyết ghi trong Hi kinh lãi trắc với kí hiệu A. 867 và A. 1420. Ngoài ra còn có ba bản khác là: Dịch phu tùng kí kí hiệu VHv. 458, Dịch phu tùng thuyết đính ghi trong Chu dịch vấn giải toát yếu kí hiệu A. 2044 và Dịch phu tùng quái Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 6 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết đính ghi trong Dịch nghĩa tồn nghi kí hiệu A. 363, cũng có nội dung hoàn toàn tương tự với Dịch phu tùng thuyết. Bởi vậy có thể xếp cả ba văn bản này vào hệ thống các dị bản Dịch phu tùng thuyết. Do đó, tính đến hiện nay Dịch phu tùng thuyết gồm 9 dị bản đều được lưu trữ tại Thư viện VNCHN. Đặc điểm các văn bản đó như sau: 1.1.1. Dịch phu tùng thuyết《易膚叢說》, kí hiệu VHv. 2016/2 (VHv. 2016/1 là tập Gia truyền tập nghiệm chẩn đậu《家傳集驗診痘》), gồm 2 quyển: quyển một Dịch phu tùng thuyết, quyển hai Dịch nghĩa tồn nghi. Dịch phu tùng thuyết gồm 84 trang, chữ viết hành thảo, có ngắt câu, gồm 120 đoạn vấn đáp, chia làm 6 phần: Trình truyện tự《程傳序》gồm 1 đoạn vấn đáp và Thập nhị quái ngôn thời ca quyết《十二卦言時歌訣》; Thượng hạ thiên nghĩa《上下篇義》gồm 14 đoạn vấn đáp; Chu Tử đồ thuyết《朱子 圖說》gồm 73 đoạn vấn đáp và các mục: Thập nhị luật tam phân tổn ích cách bát tương sinh tự《十二律三分損益隔八相生序》, Thập nhị luật hiệp thập nhị nguyệt tự《十二律協十二月序》, Ngũ thanh thập nhị luật tương phối toàn tương vi cung tự《五聲十二律相配旋相為宮序》, Hoành đồ 《橫圖》, Bát quái đồ thuyết《八卦圖說》, Trùng quái viên đồ《重卦圓 圖》, Lục thập tứ quái đồ tác《六十四卦圖作》, Hậu thiên đồ thuyết《後 天圖說》, Biến quái《變卦》; Ngũ tán《五贊》gồm 7 đoạn vấn đáp; Phệ nghi《筮儀》gồm 5 đoạn vấn đáp; Cương lĩnh《綱領》gồm 15 đoạn vấn đáp. Bài Tiểu tự《小序》đầu quyển hai ghi thời gian biên soạn vào ngày tốt tháng trọng thu nhuận năm Ất sửu niên hiệu Gia Long thứ 4 (1805). 1.1.2. Dịch phu tùng thuyết đính《易膚叢說訂》, kí hiệu A. 2044 (thuộc bộ Chu dịch vấn giải toát yếu《周易問解撮要》của Nội các thị học sĩ Phạm Quý Thích 內閣侍學士范貴適. Sách gồm hai quyển, quyển một Dịch học (nghĩa) tồn nghi《易學義存疑》, quyển hai Dịch phu tùng thuyết đính《易膚叢說訂》), 73 trang, chữ viết hành thảo, gồm 91 đoạn vấn đáp, chia thành 3 phần sau: 14 đoạn vấn đáp và Thập nhị thời ca quyết《十二時 歌訣》; Chu Tử đồ thuyết《朱子圖說》gồm 75 đoạn vấn đáp; Dịch lục thập tứ quái đại tượng từ《易六十四卦大象辭》. Các phần Chu tử phệ Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 7 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết nghi《朱子筮儀》, Chu Tử ngũ tán dĩ hạ《朱子五贊以下》, Dịch thuyết cương lĩnh《易說綱領》chép trong Dịch nghĩa tồn nghi. Cuối bài Dịch nghĩa tồn nghi tiểu tự ghi thời gian biên soạn vào ngày tốt tháng trọng thu nhuận năm Ất sửu niên hiệu Gia Long thứ 4 (1805). 1.1.3. Dịch phu tùng quái đính《易膚叢卦訂》, kí hiệu A. 363 (thuộc bộ Dịch nghĩa tồn nghi《易義存疑》), 212 trang, chữ viết theo lối khải, có ngắt câu, gồm 121 đoạn vấn đáp, chia làm 5 phần: 14 đoạn vấn đáp và Thập nhị quái thời ca quyết《十二卦時歌訣》; Dịch thuyết cương lĩnh《易說綱 領》gồm 17 đoạn vấn đáp; Chu Tử đồ thuyết《朱子圖說》gồm 71 đoạn vấn đáp, chia thành 2 phần Tiểu hoành đồ dĩ hạ《小橫圖以下》, Tiểu viên đồ dĩ hạ《小圓圖以下》, ngoài ra còn có Dịch biến quái đồ thi《易變卦圖 詩》viết bằng chữ Hán và Nôm; Chu Tử ngũ tán dĩ hạ《朱子五贊以下》 gồm 11 đoạn vấn đáp; Thượng hạ thiên nghĩa《上下篇義》gồm 3 đoạn vấn đáp. Mặc dù bài Tiểu tự đầu sách có ghi thời gian biên soạn vào ngày tốt tháng trọng thu nhuận năm Ất sửu1 niên hiệu Gia Long thứ 4 (1805), nhưng căn cứ vào chữ “Thời 時” viết húy xuất hiện trong văn bản, nên có khả năng văn bản này sao chép vào khoảng đời vua Tự Đức (1847–1883). 1.1.4. Dịch phu tùng kí《易膚叢記》do Tiến sĩ triều Lê người Tả Thanh Oai là Nguyễn Nha 阮衙 soạn, kí hiệu VHv. 458, 116 trang, chữ viết hành khải, có ngắt câu, gồm 120 đoạn vấn đáp, chia thành 6 phần sau: Trình Tử truyện tự《程子傳序》gồm 1 đoạn vấn đáp và Thập nhị quái thời ca 《十二卦時歌》; Thượng hạ thiên nghĩa《上下篇義》gồm 14 đoạn vấn đáp; Chu Tử đồ thuyết gồm 73 đoạn vấn đáp và các mục: Phụ thanh luật giáp tí thứ tự《附聲律甲子次序》, Ngũ thanh thứ tự《五聲次序》, Thập nhị luật hiệp thập nhị nguyệt tự《十二律協十二月序》, Ngũ thanh thập nhị luật tương phối toàn tương vi cung《五聲十二律相配旋相為宮》, Lục thập giáp tí《六十甲子》, Lục thập tứ quái phân bát cung《六十四卦分八 宮》; Chu Tử ngũ tán《朱子五贊》gồm 7 đoạn vấn đáp; Chu Tử phệ nghi 1 Ất, nguyên viết là Kỉ, nay căn cứ vào niên hiệu vua Gia Long thứ 4 là năm Ất sửu nên đổi. Bản Dịch phu tùng thuyết đính, kí hiệu A. 2044 cũng đổi như vậy. Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 8 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết 《朱子筮儀》gồm 5 đoạn vấn đáp; Dịch thuyết cương lĩnh《易說綱領》 gồm 15 đoạn vấn đáp. Ngoài ra còn 6 mục sau: Thập nhị nguyệt phối thập nhị luật thứ tự thi《十二月配十二律次序詩》, Ngũ thanh thập nhị luật tương phối toàn tương vi cung thi《五聲十二律相配旋相為宮詩》, Ngũ vận hóa khí thi《五運化氣詩》, Tứ thiên cửu thập lục thời《四千九十六 時》, Thập nhị nguyệt nhị thập tứ khí ca《十二月二十四氣歌》 (viết bằng chữ Nôm), Tam thập lục cung ca《三十六宮歌》. 1.1.5. Dịch phu tùng thuyết《易膚叢說》, kí hiệu VHv. 2652, do nhóm Bùi Tiếp 裴接 sao, Hà Huy Chương 何輝璋 hiệu đính vào ngày mồng 3 tháng 4 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm thứ 19 (1963), 252 trang, chữ viết theo lối khải, chia làm hai phần: Dịch phu tùng thuyết《易膚叢 說》viết bằng chữ Hán và Hà Lạc đồ thuyết lược vấn《河洛圖說略問》viết bằng chữ Nôm. Dịch phu tùng thuyết gồm 109 đoạn vấn đáp, chia thành 4 phần sau: Trình Tử truyện tự《程子傳序》gồm 16 đoạn vấn đáp và Thập nhị quái ngôn thời ca quyết《十二卦言時歌訣》; Chu Tử đồ thuyết《朱子 圖說》gồm 77 đoạn vấn đáp; Chu Tử ngũ tán dĩ hạ《朱子五贊以下》gồm 13 đoạn vấn đáp; Dịch thuyết cương lĩnh《易說綱領》gồm 3 đoạn vấn đáp. 1.1.6. Dịch phu tùng thuyết phụ Dịch nghĩa tồn nghi《易膚叢說附易 義存疑》, kí hiệu A. 2474, 133 trang, chữ viết theo lối khải, có ngắt câu, chia làm hai quyển: quyển một Dịch phu tùng thuyết, 93 trang, gồm 118 đoạn vấn đáp, chia làm 6 phần: Trình truyện tự《程傳序》gồm 1 đoạn vấn đáp và Thập nhị quái ngôn thời ca quyết《十二卦言時歌訣》; Thượng hạ thiên nghĩa《上下篇義》gồm 15 đoạn vấn đáp; Chu Tử đồ thuyết《朱子圖 說》gồm 70 đoạn vấn đáp và các mục: Thập nhị luật tam phân tổn ích cách bát tương sinh tự《十二律三分損益隔八相生序》, Ngũ thanh thứ tự《五 聲次序》, Ngũ thanh tam phân tổn ích tương sinh tự《五聲三分損益相生 序》, Thập nhị luật hiệp thập nhị nguyệt tự《十二律協十二月序》, Ngũ thanh thập nhị luật tương phối toàn vi cung tự《五聲十二律相配旋相為宮 序》, Hoành đồ《橫圖》, Bát quái viên đồ《八卦圖說》, Trùng quái viên đồ《重卦圓圖》, Hậu thiên đồ thuyết《後天圖說》, Biến quái đồ《變卦 Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 9 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết 圖》; Ngũ tán《五贊》gồm 7 đoạn vấn đáp; Phệ nghi《筮儀》gồm 5 đoạn vấn đáp; Dịch thuyết cương lĩnh《易說綱領》gồm 15 đoạn vấn đáp. Quyển hai Dịch nghĩa tồn nghi hậu bạt《易義存疑後跋》, 40 trang. Cuối quyển một ghi Dịch phu tùng thuyết quyển chi nhất chung《易膚叢說卷之壹終》, cuối quyển hai ghi Dịch phu tùng thuyết quyển chi nhị chung《易膚叢說卷 之貳終》. 1.1.7. Dịch phu tùng thuyết《易膚叢說》, kí hiệu A. 867 (thuộc bộ Hi kinh lãi trắc《羲經蠡測》), 158 trang, chữ viết theo lối khải, có ngắt câu, gồm 119 đoạn vấn đáp, chia thành 5 phần: Trình Tử truyện tự《程子傳 序》gồm 15 đoạn vấn đáp và Thập nhị quái ngôn thời ca quyết《十二卦言 時歌訣》; Chu Tử đồ thuyết《朱子圖說》gồm 73 đoạn vấn đáp; Chu Tử ngũ tán《朱子五贊》gồm 7 đoạn vấn đáp; Chu Tử phệ nghi《朱子筮儀》 gồm 5 đoạn vấn đáp; Dịch thuyết cương lĩnh《易說綱領》gồm 14 đoạn vấn đáp. Ngoài ra còn 13 mục sau: Ngũ hành phân thuộc《五行分屬》, Ngũ thanh thứ tự《五聲次序》, Ngũ thanh tam phân tổn ích tương sinh tự《五 聲三分損益相生序》, Thập nhị luật hiệp thập nhị nguyệt《十二律協十二 月》, Thập nhị luật tam phân tổn ích cách bát tương sinh tự《十二律三分 損益隔八相生序》, Ngũ thanh thập nhị luật tương phối toàn tương vi cung 《五聲十二律相配旋相為宮》, Lục thập tứ quái đại tượng《六十卦大 象》, Thập nhị nguyệt thuộc quái《十二月屬卦》, Bát quái quái thể《八卦 卦體》, Ngũ hành sinh khắc《五行生剋》, Ngũ hành thuộc ngũ sắc《五行 屬五色》, Tứ phương thuộc ngũ hành《四方屬五行》, Quái tượng đối liên 《卦象對聯》. 1.1.8. Dịch phu tùng thuyết《易膚叢說》, kí hiệu A. 1420 (thuộc bộ Hi kinh lãi trắc phụ Dịch phu tùng thuyết《羲經蠡測附易膚叢說》), 122 trang, chữ viết theo lối khải, một số trang có ngắt câu, bố cục và nội dung hoàn toàn giống với bản Dịch phu tùng thuyết, kí hiệu A. 867. Bản này do Đông An Phúc Xuyên Hoàng thị 東安福川黄氏 sao chép. 1.1.9. Quế Đường Dịch phu tùng thuyết《桂堂易膚叢說》, kí hiệu AC. 189, 238 trang, chữ viết theo lối khải, gồm hai quyển: Quyển một Quế Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 10 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết Đường Dịch phu tùng thuyết, 124 trang, gồm 120 đoạn vấn đáp, chia thành 5 phần Trình Tử truyện tự《程子傳序》gồm 15 đoạn vấn đáp và Thập nhị quái thời tự ca《十二卦時序歌》, Phụ Thượng kinh Hạ kinh quái danh thứ tự ca《附〈上經〉、〈下經〉卦名次序歌》; Chu Tử đồ thuyết《朱子圖 說》 gồm 70 đoạn vấn đáp và các mục: Thập nhị luật tam phân tổn ích cách bát tương sinh tự《十二律三分損益隔八相生序》, Ngũ thanh thứ tự《五 聲次序》, Ngũ thanh tam phân tổn ích tương sinh tự《五聲三分損益相生 序》, Thập nhị luật hiệp thập nhị nguyệt tự《十二律協十二月序》, Ngũ thanh thập nhị luật tương phối toàn tương vi cung tự《五聲十二律相配旋 相為宮序》; Phục Hi bát quái thứ tự dĩ hạ《伏羲八卦次序以下》gồm 2 đoạn vấn; Chu Tử Chu dịch ngũ tán dĩ hạ《朱子〈周易〉五贊以下》gồm 7 đoạn vấn đáp; Chu Tử phệ nghi dĩ hạ《朱子筮儀以下》gồm 5 đoạn vấn đáp; Dịch thuyết cương lĩnh dĩ hạ《易說綱領以下》gồm 15 đoạn vấn đáp. Quyển hai Quế Đường Dịch phu tùng thuyết gồm 9 phần: Hà đồ《河圖》, Tiên thiên bát quái Hoành đồ thuyết《先天八卦橫圖說》, Tiên thiên bát quái Viên đồ thuyết《先天八卦圓圖說》, Hậu thiên bát quái Viên đồ thuyết 《後天八卦圓圖說》, Thiên địa Tứ tượng ca《天地四象歌》, Thái cực 《太極》, Viên đồ giải《圓圖解》, Lữ luật bản nguyên《律呂本原》, Ứng Khê tiên sinh tu tập《應溪先生修集》. Mặc dù sách không ghi thời gian biên soạn, nhưng căn cứ chữ “Thời 時” viết kiêng húy xuất hiện trong văn bản, đồng thời qua khảo cứu về nhân vật “Ứng Khê tiên sinh” thì biết ông là cử nhân triều Nguyễn Minh Mệnh Đoàn Trọng Huyên 段仲諠 (1808 - 1882), người huyện Thanh Oai. Hơn nữa nội dung phần Ứng Khê tiên sinh tu tập chép trong văn bản này hoàn toàn giống với nội dung cuốn Độc Dịch lược sao《讀易略抄》mà Đoàn Ứng Khê soạn vào năm Giáp dần niên hiệu Tự Đức (1854). Do vậy khẳng định văn bản này được sao chép vào khoảng sau năm 1854. 1.2. VẤN ĐỀ TÁC GIẢ Xưa nay có nhiều ý kiến cho rằng Lê Quý Đôn là tác giả Dịch phu tùng thuyết, đại biểu là tác giả Văn Tân trong Lời giới thiệu sách Phủ biên tạp lục Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 11 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết nói “Có người cho Lê Quý Đôn còn là tác giả các sách Đại Việt địa lí chư gia kiểm kí bí lục, Dịch phu tùng thuyết v.v.” [57, tr.15]; bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục Hán Nôm do PGS. Trần Nghĩa chủ biên cũng cho rằng Dịch phu tùng thuyết là do “Quế Đường Lê Quý Đôn biên tập”. Cao Xuân Huy trong Lời giới thiệu sách Vân đài loại ngữ, lại xếp Dịch kinh phu thuyết vào số các tác phẩm tồn nghi của Lê Quý Đôn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Dịch phu tùng thuyết là tàn bản Dịch kinh phu thuyết của Lê Quý Đôn, đại biểu quan điểm này là Trần Văn Giáp “Sách này có lẽ là bản chép lại một phần của sách Dịch kinh phu thuyết của Lê Quý Đôn.” [13, tr.1199] Tuy nhiên ông lại tỏ ý nghi ngờ Dịch kinh phu thuyết không chắc là của Lê Quý Đôn. Trong Tiểu truyện Lê Quý Đôn ông viết: “Danh thần lục và Dịch kinh phu thuyết, hai tác phẩm này tuy có ghi rõ trong Văn tịch chí của Phan Huy Chú nhưng xét ra vẫn nên để tồn nghi.” [13, tr.1249] Ông cũng cho rằng nhiều tài liệu ghi Lê Quý Đôn là tác giả Dịch kinh phu thuyết, “nhưng có không căn cứ gì chắc chắn”. [13, tr.1250] Thậm chí trong cuốn Bắc thư Nam ấn bản mục lục, ông còn liệt kê Dịch phu tùng thuyết vào danh mục “Bắc thư Nam ấn” (sách Trung Quốc được in tại Việt Nam). Những phán đoán về văn bản Dịch phu tùng thuyết cho thấy sự bối rối và mâu thuẫn trong nhận định của Trần Văn Giáp. Có lẽ vì thế, nên các tác giả Thư mục đề yếu đã xếp Dịch phu tùng thuyết vào danh mục những sách thuộc kí hiệu AC chăng! Những quan điểm trên phần nào cho thấy sự phức tạp về nguồn gốc, hiện trạng văn bản và tác giả của hai tác phẩm Dịch kinh phu thuyết và Dịch phu tùng thuyết. Bởi vì Dịch kinh phu thuyết hiện đã thất tán, Dịch phu tùng thuyết tuy còn khá nhiều dị bản, nhưng đều không ghi chép rõ ràng về tác giả và thời gian biên soạn sao chép, cho nên chúng tôi nhận thấy cần giải quyết ba vấn đề sau: Thứ nhất Dịch phu tùng thuyết có phải “Bắc thư Nam ấn” không? Thứ hai tác giả Dịch kinh phu thuyết có phải là Lê Quý Đôn không? Thứ ba giữa Dịch phu tùng thuyết và Dịch kinh phu thuyết có quan hệ như thế nào? Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 12 Bùi Bá Quân Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết * Trả lời câu hỏi thứ nhất, chúng tôi một mặt căn cứ vào bố cục, hình thức trình bày, nội dung và thời gian biên soạn Dịch phu tùng thuyết, một mặt tiến hành khảo sát những trước tác Dịch học Trung Quốc trên cơ sở bản Chu dịch thư mục do Ngũ Hoa chủ biên, in trong bộ Chu dịch đại từ điển, Quảng Châu Trung Sơn Đại học Xuất bản xã (Lê Anh Minh phiên dịch: Chu dịch thư mục, Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc, tr. 797-840). Do Dịch phu tùng thuyết bố cục gồm 5 (6) phần, đều trình bày theo hình thức vấn đáp, nội dung chủ yếu luận giải về Dịch học Trình Chu, thời gian biên soạn tác phẩm này chắc chắn thuộc vào khoảng từ sau 1715 đến trước 1805 (chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong mục 1.3. Thời gian biên soạn và sao chép của Luận văn), nên chúng tôi hoàn toàn có thể giới hạn được đối tượng khảo sát là những tác phẩm Dịch học biên soạn theo hình thức vấn đáp, có bố cục từ 5 đến 6 quyển, thuộc khoảng giữa đời Thanh. Trong tổng số 360 bộ Dịch học đời Thanh, chúng tôi đã thống kê được 27 bộ có bố cục gồm 5 hoặc 6 quyển, trong đó 10 bộ bố cục 5 quyển, còn lại 17 bộ bố cục 6 quyển, cụ thể như sau: STT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 TÁC GIẢ Tôn Kì Phùng Hoàng Tông Hi Trương Liệt Lí Quang Địa Mao Kì Linh Hồ Phương Dương Lục Vinh Huệ Sĩ Kì Lí Văn Chiếu Huệ Đống Lí Lâm Tùng Hoàng Ứng Kì Phạm Nhĩ Mai Phan Tương Lí Hạo Kỉ Đại Khuê TÁC PHẨM Độc Dịch đại chỉ Dịch học Tượng số luận Độc Dịch nhật sao Dịch nghĩa tiền tuyển Dịch tiểu thiếp Chu dịch bản nghĩa chú Dịch hỗ Dịch thuyết Chu dịch bản nghĩa thập di Chu dịch cổ nghĩa biện chứng Chu dịch thuật bổ Chu dịch thuật dực Đại Dịch trát kí Chu dịch tôn dực Chu dịch thuyết nghiên lục Dịch vấn Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm SỐ QUYỂN 5 6 6 5 5 6 6 6 6 5 5 5 5 5 6 6 13 Bùi Bá Quân 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Khảo cứu văn bản Dịch phu tùng thuyết Kỉ Đại Khuê Án Tư Thịnh Hoàng Kiềm Lưu Nguyên Lí Phú Tôn Tần Đốc Huy Phương Quýnh Hà Chí Cao Trần Tuấn Lã Điều Dương Bào Tác Vũ Quan Dịch ngoại biên Dịch dực tông Chu dịch tinh nghĩa Chu dịch hằng giải Dịch kinh dị văn thích Dịch tượng thông nghĩa Sinh Trai độc Dịch nhật thức Dịch kinh bản ý Dịch nghĩa toản thích Dịch nhất quán Chu dịch trạch ngôn 6 6 5 6 6 6 6 6 5 6 6 Qua bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy có hai tác phẩm đáng ngờ nhất là: Dịch vấn và Quan Dịch ngoại biên của Kỉ Đại Khuê (1756-1825, có thuyết là 1745-1825). Điều rất thú vị là hai tác phẩm nói trên còn có tên gọi khác là “Song Quế Đường Dịch thuyết”, tên gọi đó khá giống nhan đề Quế Đường Dịch phu tùng thuyết. Không những thế, cuốn Dịch vấn còn biên soạn theo hình thức vấn đáp, tương đồng với hình thức biên soạn của Quế Đường Dịch phu tùng thuyết. Vậy phải chăng Dịch phu tùng thuyết là bản “Bắc thư Nam ấn” của Song Quế Đường Dịch thuyết? Giải đáp ngờ vực này, chúng tôi sơ bộ tìm hiểu nội dung của hai tác phẩm đó, khái lược như sau: - Quan Dịch ngoại biên chủ yếu căn cứ vào Dịch số câu ẩn đồ của Lưu Mục, tham bác thuyết “Tiên Hậu thiên” của Thiệu Ung. Sách gồm hơn 90 đồ thức, bắt đầu từ đồ thức Thiên địa ma đãng, Hà đồ - Lạc thư, sau đó là các đồ thức: Tiên Hậu thiên biểu lí, Càn Khôn chí Thái Bĩ Tiên thiên chi dụng, Hàm Hằng chí Tổn Ích Tiên thiên chi dụng, Tự quái Tổng đồ, Tiên thiên Khảm Li chính vị Đông Tây, Hậu thiên Khảm Li thăng giáng Nam Bắc, Tham hỗ, Thác tông, Cửu quái, Thập tam quái, Thập nhất quái, Thất quái, Thiệu Tử Thiên căn nguyệt quật, Tam thập lục cung âm dương vãng lai, Chu Tử Thái cực đồ, Chu Tử Quái biến đồ v.v, dưới mỗi đồ thức đều có thuyết minh. [99, tr.232] - Dịch vấn do Kỉ Đại Tất – em trai Kỉ Đại Khuê biên chép những vấn đáp về Dịch lí giữa hai thầy trò Kỉ Đại Khuê và Lưu Phượng Hữu. Quyển 1 bàn sự tương tác của trời đất Tiên thiên, cho rằng Đạo chẳng gì lớn hơn Tứ Luận văn Thạc sĩ - Chuyên ngành Hán Nôm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan