Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng KHÁNG CHIẾN TOÀN DIỆN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954)...

Tài liệu KHÁNG CHIẾN TOÀN DIỆN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954)

.DOC
19
521
129

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LÊ XOAY -----------  ---------- CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG MÔN LỊCH SỬ TÊN CHUYÊN ĐỀ KHÁNG CHIẾN TOÀN DIỆN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954) Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 12 – khối C Dự kiến số tiết: 8 tiết Người viết chuyên đề: Phí văn Liệu Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Xoay Vĩnh Tường, tháng 3 năm 2014 1 A.MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ 1.Kiến thức -Trên cơ sở kiến thức học sinh đã học trong chương trình Sách giáo khoa(SGK) lịch sử 12, thuộc chương III, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954, chuyên đề muốn hệ thống, tổng hợp, logic và khắc sâu cho học sinh ôn thi Đại học, Cao đẳng những kiến thức trọng tâm giai đoạn lịch sử(1945-1954) một cách dễ hiểu nhất, dễ thuộc nhất và có thể dễ xử lí nhất đối với các dạng đề thi Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây. -Đáp ứng tốt yêu cầu của học sinh lớp 12 dự thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng. 2.Kĩ năng -Học sinh được rèn kĩ năng bộ môn, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, kĩ năng tổng hợp, so sánh, khái quát, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. -Rèn luyện cho học sinh kĩ năng trả lời câu hỏi tư duy, tổng hợp, nhận biết dạng khó, dạng hỏi mới, dạng hỏi mở,… 3.Tư tưởng - Khắc sâu niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đối với sự nghiệp kháng chiến, xây dựng Tổ quốc. - Biết quý trọng và tự hào với những chiến thắng to lớn về các mặt của cuộc kháng chiến chống Pháp. B CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ * Để làm rõ kháng chiến toàn diện trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954), chuyên đề cấu trúc và chia thành 5 mặt trận chính: -Kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) -Kháng chiến toàn diện trên mặt trận kinh tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp(19461954) 2 -Kháng chiến toàn diện trên mặt trận văn hóa – giáo dục trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) -Kháng chiến toàn diện trên mặt trận Ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) -Kháng chiến toàn diện trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) * Trên cơ sở phân chia thành các mặt trận, chuyên đề sẽ đi sâu vào 2 khía cạnh: -Một là, nêu những nội dung kiến thức cơ bản. -Hai là, đưa ra những dạng câu hỏi để củng cố kiến thức. * Kiến thức sử dụng: -Là kiến thức cơ bản trong SGK Cơ bản và Nâng cao lớp 12, các tài liệu ôn thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục – Đào tạo và một số tài liệu chuyên khảo khác. * Hệ thống phương pháp: -Phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử, kết hợp trình bày miệng với việc sử dụng bản đồ. C.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1.Kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) 1.1.Kiến thức cơ bản a.Giai đoạn 1946 – 1950 -Ta sơ tán các cơ quan Đảng, chính phủ, mặt trận, các đoàn thể lên căn cứ địa Việt Bắc. -Các Uỷ ban kháng chiến hành chính ra đời, thành lập Hội Liên Hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) -Trong năm 1949 ta tổ chức bầu cử Hồi đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính nhân dân các cấp. Mặt trận Việt Minh & Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt. b.Giai đoạn 1951 – 1954 3 -Từ ngày 11 đến 19–2–1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại xã Vinh Quang, Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua: +Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh. +Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập, xoá bỏ những tàn tích phong kiến, thực hiện “người cày có ruộng”, phát triển chế độ dân chủ nhân dân. +Tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành các chính đảng Mác-Lênin riêng ở mỗi nước cã c¬ng lÜnh phï hîp. ë VN §H quyÕt ®Þnh ®a Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam. Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới... +Bầu Ban Chấp hành, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng bí thư của Đảng. +Về ý nghĩa, Đại hội đánh dấu bước phát triển mới, bước trưởng thành và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Đây là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. - Tháng 3 – 1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt, cùng với Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào ra đời. - Tháng 5 – 1952, Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc, bầu chọn 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị…). 1.2.Các dạng câu hỏi ôn luyện Câu 1 : Vì sao ta phải kháng chiến toàn diện ? Kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954)? *Gợi ý: -Vì sao ta phải kháng chiến toàn diện : +Do thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng cuộc chiến tranh tổng lực, cho nên, chỉ có kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt trận mới có thể phá tan cuộc chiến tranh tổng lực của thực dân Pháp. +Do Đảng ta xây dựng đường lối kháng chiến toàn dân, cho nên, để tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia kháng chiến thì ta phải kháng chiến toàn diện. 4 -Kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954)? (Đáp án như đã trình bày ở phần 1) Câu 2: Nội dung và ý nghĩa lịch sử của Đại hội lần thứ II của Đảng(2/1951). Câu 3. Đại hội nào của Đảng ta được mệnh danh là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” ? Nêu nội dung và ý nghĩa lịch sử của Đại hội. 2.Kháng chiến toàn diện trên mặt trận kinh tế trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) 2.1.Kiến thức cơ bản a.Giai đoạn 1946 – 1950 -Chính phủ đề ra các chính sách phát triển sản xuất trước hết là sản xuất lương thực. - Đảng và Chính phủ thực hiện giảm tô 25% (7/1949) hoãn nợ, xóa nợ (5/1950), chia lại ruộng đất công & ruộng đất của bọn phản động chia cho nông dân (7/1950). b.Giai đoạn 1951 – 1954 - Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Cuộc vận động đã lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia 1953 vùng tự do sản xuất được hơn 2757000 tấn thóc và hơn 65 vạn tấn hoa màu. - Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng được nhu cầu về công cụ sản xuất và các mặt hàng thiết yếu cho kháng chiến: vũ khí, thuốc men...Năm 1953, ta sản xuất được 3 500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ cho bộ đội về thuốc men quân trang quân dụng -Chính phủ còn ra chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp. - Để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, đầu năm 1953, Đảng ta phát động quần chúng thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4/1953 đến 7/1954, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất tại 53 xã thuộc vùng tự do ở Thái Nguyên, Thành Hoá. 2.2.Các dạng câu hỏi ôn luyện 5 Câu 1 : Kháng chiến toàn diện là gì ? Kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị, kinh tế trong thời kì(1950-1954) như thế nào? Gợi ý a.Kháng chiến toàn diện là : -Kháng chiến trên tất cả các mặt trận : kinh tế, chính trị, văn hóa – giáo dục, ngoại giao,quân sự... b.Kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị, kinh tế trong thời kì(1950-1954) như thế nào? (Học sinh chỉ làm kháng chiến toàn diện trên mặt trận chính trị, kinh tế trong thời kì(1950-1954), tức giai đoạn 2) 3.Kháng chiến toàn diện trên mặt trận văn hóa – giáo dục trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) 3.1.Kiến thức cơ bản a.Giai đoạn 1946 – 1950 -Tiếp tục phong trào bình dân học vụ, phát triển trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục giảng dạy & học tập trong hoàn cảnh chiến tranh. -7/1950 chính phủ đề ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông theo; xây dựng các trường đại học & trung học chuyên nghiệp. b.Giai đoạn 1951 – 1954 - Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục thực hiện theo 3 phương châm : phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất. Đến 1952 có trên 1 triệu học sinh phổ thông và khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ… - Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt đời sống chiến đấu và sản xuất: “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”. - Các hoạt động y tế phát triển, chăm lo sức khoẻ nhân dân. Bệnh viện, bệnh xá... 3.2.Các dạng câu hỏi ôn luyện Câu 1 : Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 -1954, hậu phương kháng chiến phát triển như thế nào trên các mặt trận : chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục 6 Gợi ý a.Hậu phương là gì Là nơi cung cấp mọi nhu cầu về : chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục,...cho tiền tuyến. b. Hậu phương kháng chiến phát triển như thế nào trên các mặt trận : chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục (Học sinh sử dụng kháng chiến toàn diện trên mặt trận : chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục giai đoạn 1950 – 1954 để làm bài) 4.Kháng chiến toàn diện trên mặt trận Ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) 4.1.Kiến thức cơ bản - Từ đầu năm 1950 lần lượt các nước Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN công nhận & đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. -Tháng 3/1951, khối liên minh chiến đấu Việt – Miên – Lào được thành lập - Hiệp định Giơnevơ +Hoàn cảnh .Tháng 1 – 1954, Hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp tại Béclin thỏa thuận triệu tập hội nghị quốc tế ở Giơnevơ giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương. .Ngày 8 – 5 – 1954, Hội nghị về vấn đề Đông Dương bắt đầu thảo luận. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đến Hội nghị. .Ngày 21 – 7 – 1954, Hiệp định Genève được ký kết. +Nội dung cơ bản .Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước. .Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương. . Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh. .Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. 7 .ViÖt Nam: qu©n ®éi nh©n d©n VN vµ qu©n ®éi Ph¸p tËp kÕt ë 2 miÒn B¾c- Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, tiÕn tíi thống nhất b»ng cuéc tæng tuyÓn cö tù do trong c¶ níc vµo 7/1956 +Ý nghĩa: Hiệp định đã đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chống Pháp của nhân dân ta. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. 4.2.Các dạng câu hỏi ôn luyện Câu 1 : Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ. Gợi ý (Học sinh sử dụng kiến thức ở mục 4.1, phần Hiệp định Giơnevơ) 5.Kháng chiến toàn diện trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954). 3.1.Kiến thức cơ bản a.Giai đoạn 1946 – 1950 -Chính phủ quy định mọi người dân từ 18 - 45 tuổi được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu. -Trong những năm 1948 – 1949, bộ đội chủ lực phân tán, đi sâu vào vùng sau lưng địch, phát triển chiến tranh du kích. -Các chiến thắng quân sự tiêu biểu: *Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 - Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ đêm 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân khiêng bàn, ghế, giường tủ làm chướng ngại vật. Trung đoàn Thủ đô được thành lập tiến đánh địch những trận quyết liệt ở Bắc bộ phủ, Chợ Đồng xuân…đến 2/1947, sau 2 tháng chiến đấu, quân ta rút khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn. Trong 60 ngày đêm khói lửa, quân dân Hà Nội đã chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay,… hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong các thành phố một thời gian để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến. 8 - Ở các đô thị khác: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Huế, Đà Nẵng…quân ta bao vây, tiến công, tiêu diệt nhiều tên địch. - Ý nghĩa: ta đánh tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài * Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 -. Cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc. +Tháng 3/1947 Bôlae được cử làm cao uỷ Đông Dương, vạch ra kế hoạch tấn công Việt bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh. + Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12.000 quân, tấn công lên Việt Bắc theo đường số 4 và sông lô. +Sáng sớm ngày 7/10/1947, quân Pháp nhảy dù xuống chiếm thị xã bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới…Cùng ngày, binh đoàn bộ binh từ Lạng Sơn theo đường số 4 đánh lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc từ phía đông và phía bắc. Ngày 9/10/1947, bộ binh và lính thủy đánh bộ từ Hà Nội ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị, bao vây Việt Bắc ở phía tây. - Chủ trương của ta: Khi địch tấn Việt Bắc, Đảng ta họp và ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp”. - Diễn biến +Ta chủ động bao vây và tiến công địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã… buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã vào cuối tháng 11 – 1947. +Mặt trận hướng Đông: ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu ở đèo Bông Lau (30-10-1947), đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. +Ở hướng Tây: ta phục kích chặn đách địch trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu canô, tiêu diệt hàng trăm của địch. + 19-12-1947 sau hai tháng địch rút chạy khỏi Việt Bắc ngày. + Cả nước mở chiến trường phối hợp hoạt động mạnh, kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực vào chiến trường chính. 9 - Kết quả – ý nghĩa +Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, canô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh; Cơ quan đầu não kháng chiến được an toàn; bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành. +Ý nghĩa: Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. *Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 -Hoàn cảnh lịch sử +Thuận lợi:1/10/1949 Các mạng trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời. Đầu năm 1950 lần lượt các nước XHCN công nhận & đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. +Khó khăn: tháng 5/1949 với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve, nhằm tăng cường phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông-Tây: Hải Phòng- Hoà Bình- Sơn La, chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần 2. - Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 +Chủ trương ta: Tháng 6/1950 Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch; Khai thông biên giới V-T; Mở rộng & củng cố căn cứ địa Việt Bắc. +Diễn biến: +Sáng 16/9/1950 quân ta mở đầu chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê. Đông Khê thất thủ, làm cho tuyến phòng thủ của dọc đường số 4 bị cắt làm hai Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. +Pháp một mặt rút quân từ Cao Bằng về bằng đường số 4, từ Thất Khê lên để chiếm lại Đông Khê, mặt khác cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta. +Trên đường số 4, ta chặn đánh địch ở nhiều nơi khiến cho các cánh quân không gặp được nhau, buộc Pháp lần lượt rút khỏi các cứ điểm trên đường 4: Thất Khê – Na Sầm... Đến 22/10/1950 đường 4 được hoàn toàn giải phóng. 10 -Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng tới Đình Lập, với 35 vạn dân; Chọc thủng hành lang Đông- Tây của Pháp, kế hoạch Rơve bị phá sản. -Ý nghĩa: Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông, bộ đội ta trưởng thành; Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. a.Giai đoạn 1950 – 1954 *Nh÷ng chiÕn dÞch tiÕn c«ng gi÷ v÷ng quyÒn chñ ®éng trªn chiÕn tr êng(cuối 1950 đến đầu 1953) -Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ (từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951) +Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta mở 3 chiến dịch:Trần Hưng Đạo (Chiến dịch Trung du); Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch đường số 18); Quang Trung (Chiến dịch Hà – Nam – Ninh). +Đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. -Chiến dịch Hoà Bình đông – xuân năm 1951 – 1952 +Tháng 11 – 1951, Pháp cho lực lượng cơ động đánh chiếm Chợ Bến, sau đó tiến đánh Hoà Bình. Ta mở kế hoạch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình. +Chiến dịch kết thúc ta giải phóng khu vực Hòa Bình - Sông Đà, căn cứ được mở rộng và nối liền từ Bắc Giang tới sát Đường 5, qua Hưng Yên, Hải Dương. -Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952 - Từ giữ tháng 10 – 1952 đến tháng 12 – 1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, tấn công địch ở Mộc Châu, Lai Châu, Sơn La... - Kết thúc chiến dịch ta giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La, phá một phần âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch. -Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953 +Ta phối hợp với bộ đội Lào mở chiến dịch Thượng Lào (Từ tháng 4 – 1953 đến tháng 5 – 1953) nhằm tiêu diệt sinh lực địch và giải phóng đất đai. 11 +Kết quả, ta giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Phongxalì và với 30 vạn dân. *Cuéc tiÕn c«ng chiÕn lîc §«ng- Xu©n 1953-1954 - Chủ trương của ta + Cuối tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch trong đông – xuân 1953-1954. +Phương hướng chiến lược của ta là: + Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng quan trọng nơi địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, chñ ®éng ph©n t¸n lực lượng ®Þch,t¹o thªm ®iÒu kiÖn ®Ó tiªu diÖt chóng - Diễn biến chiến cuộc đông - xuân 1953 – 1954. +Tháng 12-1953, quân ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng thị xã Lai Châu, buộc Pháp phải điều quân lên Điện Biên Phủ -> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp. + Đầu 12-1953, ta phối hợp với bộ đội Lào tấn công trung Lào, giải phóng Thà khẹt, uy hiếp XavannakhÐt vµ Xê nô buộc Pháp tăng viện cho Sênô (nơi tập trung quân thứ 3). +Tháng 1-1954, liên quân Việt – Lào đánh lên thượng Lào trên lưu vực sông Nậm Hu, giải phóng Phongxali, buộc Pháp tăng viện cho Luông pha bang (nơi tập trung quân thứ 4). +Tháng 2/1954, ta đánh lên Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum buộc Pháp tăng viện cho Plâycu (nơi tập trung quân thứ 5). Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên …) =>Như vậy ta chủ động mở hàng loạt các chiến dịch, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta, làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. * Chiến dịch lịch sử Điện biên Phủ (1954) - Âm mưu của Pháp: +Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”, (ĐBP trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava) với 49 cứ điểm, 2 sân bay, 3 phân khu và đủ các binh chủng với 16.200 tên. - Chủ trương của ta: 12 +Đầu 12/1953 BCT và TW Đảng chọn ĐBP làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp. Ta huy động dân công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí, thuốc men, bộ đội từ các hướng về bao vây Điện Biên Phủ. - Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm ba đợt: + Đợt 1: từ 13- 3 đến 17- 03-1954, ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. +Đợt 2: từ 30 - 3 đến 26 – 04 - 1954 quân ta đồng loạt tiến công các cư điểm phía Đông phân khu trung tâm như E1, D1, A1, C1, C2, A1…Ta bao vây, chia cắt, khống chế con đường tiếp tế bằng hàng không của địch. + Đợt 3: từ 1 - 5 đến ngày 7 - 5 – 1954, quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam; Chiều ngày 7 – 5 - 1954, tướng Đờ Caxtơri (De Cattrie) cùng toàn bộ Bộ Tham Mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi. - Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên, trong đó có một thiếu Tướng, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay và thu toàn bộ vò khÝ vµ phương tiện chiến tranh khác. - Ý nghĩa lịch sử +Ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-Va, giáng đòn quyết định vào ý chi xâm lược của thực dân Pháp. +Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. 5.2.Các dạng câu hỏi ôn luyện 5.2.1.Các dạng câu hỏi nhận biết sự kiện Câu 1.Trong cuộc chiến đấu của quân dân các đô thị Bắc vĩ tuyến 16, cuộc chiến đấu của quân dân đô thị nào diễn ra tiêu biểu nhất ? nêu diên biến, kết quả. Gợi ý : -HS cần phải trả lời rõ đó là cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội -HS cần tách riêng cuộc chiến đấu của quân dân Hà nội để làm bài. 13 Câu 2.Chiến dịch quân sự nào được coi là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954) ? Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịc đó. Câu 3.Chiến dịch quân sự nào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954) đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp? Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩacủa chiến dịch đó. Gợi ý : Câu 2,3 HS cần cẩn trọng, học chắc, tư duy và chỉ rõ chiến dịch mà đề muốn hỏi là chiến dịch nào ? Nếu bước này xác định không đúng thì cả bài đều làm sai. Do đó, các em phải chọn đó là chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. Câu 4. Chiến dịch nào được coi là chiến dịch tấn công qui mô lớn đầu tiên của quân và dân ta trong cuộc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954) ? Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó. Câu 5.Chiến dịch quân sự nào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954) đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ? Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩacủa chiến dịch đó. Gợi ý : Câu 4,5 HS cần cẩn trọng, học chắc, tư duy và chỉ rõ chiến dịch mà đề muốn hỏi là chiến dịch nào ? Nếu bước này xác định không đúng thì cả bài đều làm sai. Do đó, các em phải chọn đó là chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Câu 6.Thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân ta từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước Đông – Xuân 1953 – 1954 được thể hiện như thế nào ? Gợi ý : Câu 6 HS cần chọn : Nh÷ng chiÕn dÞch tiÕn c«ng gi÷ v÷ng quyÒn chñ ®éng trªn chiÕn trêng(cuối 1950 đến đầu 1953) Câu 7.Cuộc tấn công quân sự nào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954) đã làm cho kế hoạch quân sự Nava bước đầu bị phá sản? Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó. 14 Câu 8.Nếu chủ trương và kế hoạch tác chiến của Đảng ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 và quá trình thực hiện chủ trương đó. Gợi ý : Câu 7,8 HS cần chọn đó là cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 để làm bài. 5.2.1.Các dạng câu hỏi tổng hợp, khái quát Câu 1. Qua ba chiến dịch : Việt Bắc thu – đông 1947, chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ xuân – hè 1954, hãy làm rõ bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Gợi ý : Câu 1 HS cần làm 2 ý : Ý 1 : Cần có một đoạn khái quát để vào vấn đề (tùy khả năng). Ví dụ : Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, từ 1946 – 1954, trên mặt trận quân sự, quân và dân ta đã giành được nhiều thắng lợi ngày càng to lớn. Với 3 chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ xuân – hè 1954 của quân ta thực sự đã tạo nên bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Ý 2 : HS cần làm rõ 3 chiến dịch này như đã học(Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử). Câu 2.Nét chính về những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự từ 1946 – 1954. Gợi ý : Câu 2 HS cần làm 2 ý chính : Ý 1 : Cần có một đoạn khái quát để vào vấn đề (tùy khả năng) Ý 2 : HS cần làm rõ 6 thắng lợi trên mặt trận quân sự : Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu – đông 1950, thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân ta từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước Đông – Xuân 1953 – 1954, cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ xuân – hè 1954 như đã học (Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử). Tuy nhiên, HS lưu ý, đây là dạng đề tổng hợp cao khi làm cần khái quát, chỉ 15 nêu bật những ý chính, riêng diễn biến chỉ nêu ngày mở đầu và kết thúc, ý nghĩa chỉ nêu ý nghĩa quan trọng nhất,... Câu 3. Kháng chiến toàn diện được thể hiện trong kháng chiến chống Pháp như thế nào? Câu 4. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1946 - 1954), Đảng ta đã quan tâm xây dựng Hậu phương kháng chiến như thế nào? Tác dụng. Gợi ý : Câu 3,4 là loại câu tổng hợp khái quát cao đòi hỏi HS ngoài nắm chắc các kiến thức cơ bản thì phải có kĩ năng viết khái quát rất tốt, bởi lượng kiến thức nhiều nhưng chỉ ở mức độ khái quát. HS chỉ cần dựa vào kháng chiến toàn diện trên 5 mặt trận: Chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, ngoại giao, quân sự mà chuyên đề đã đề cập là có thể giải quyết được. D.TÁC DỤNG CỦA CHUYÊN ĐỀ Với kinh nghiệm 10 năm liền đứng lớp chuyên đề ôn thi Đại học, Cao đẳng(ĐH, CĐ) cho học sinh khối 12 cùng nhiều đối tượng khác nhau, khi dạy đến phần kiến thức về kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954), tôi đã thiết kế bài dạy chuyên đề như đã trình bày ở trên. Qua chuyên đề này, tôi thấy có rất nhiều tác dụng đó là : +Cung cấp cho học sinh những đơn vị kiến thức chuyên sâu theo từng vấn đề vừa dễ nhớ, lâu quên, vừa logic khiến cho HS rất hứng thú, hơn hẳn với cách dạy theo bài. Tất nhiên, chuyên đề này chỉ phát huy hiệu quả khi giáo viên phải dạy vỡ kiến thức theo bài đã. +Dạy theo chuyên đề này giúp cho HS xử lí rất tốt các dạng đề mới theo hướng nhận biết, tư duy mà nhiều năm nay Bộ GD-ĐT đã ra, giúp cho HS không bị bất ngờ trước những câu hỏi tư duy. +HS ôn thi ĐH,CĐ thường rất sợ các dạng đề tổng hợp, khái quát, thậm chí không biết viết các dạng đề tổng hợp, khái quát. Tuy nhiên với chuyên đề này, học sinh lại rất hiểu và rất hứng thú với các dạng đề này. Với cách dạy như thế, kết quả thi ĐH, CĐ của các năm trước là trương đối cao. Ví dụ, năm học 2012 – 2013, tôi dạy 21 học sinh khối C có 02 HS đạt 8,75 môn Sử, 03 HS đạt 8.25, 03 HS đạt 8.0, trong đó chỉ có 02 HS đạt 4.0 điểm. 16 +Có lẽ, đây là 1 trong số các chuyên đề mà tôi dạy cho HS ôn thi ĐH, CĐ. Qua dạy theo các chuyên đề, tôi thây HS của tôi không những không sợ các dạng đề tổng hợp mà còn rất hứng thú với các dạng đề này. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sách giáo khoa lịch sử 12, Nxb Giáo dục.Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào ĐH, CĐ, Nxb Giáo dục năm 1998. [2]. Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Nxb, Sự thật, HN, 1975. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập II. 1930, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. [4]. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, HN,1987. [5]. Hồ Chí Minh tuyển tập, Tập I, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội 1990. [6]. Lê Duẩn, Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, Nxb Sự Thật, HN, 1965. [7]. Nguyễn Kiến Giang, Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám, Nxb Sự Thật, HN, 1959. [8]. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III (19451995), Nxb, Giáo Dục, HN, 1998. [9]. Phan Ngọc Liên, Ôn tập Lịch sử, Nxb ĐHSP, 1998. [10]. Ôn tập Lịch sử theo chủ đề, Nxb ĐHQG, 2004. [11]. Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp), Vấn đề dân cày, Đức Cường, Xuất bản năm 1937. [12]. Phùng Hữu Phú, Mấy suy nghĩ về việc giải quyết vấn đề ruộng đất- nông dân- nông nghiệp hiện nay- nhìn từ góc độ lịch sử, Tạp chí Thông tin lý luận số 10-1990 [13]. Trần Phương (chủ biên), Hoàng Ước- Lê Đức Bình, Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, Nxb, Khoa Học Xã Hội, 1968. [14]. Trương Hữu Quýnh: Mấy suy nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1993. [15]. Minh Tranh, Một số ý kiến về nông dân Việt Nam, Nxb Sự Thật, HN, 1961. [16]. Nguyễn Duy Tiến, Quá trình thực hiện quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân ở Thái Nguyên (1945- 1957), Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2002. hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, Nxbchính trị quốc gia, Hà Nội 1999. 18 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan