Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền ...

Tài liệu Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh kiên giang theo hướng phát triển bền vững

.PDF
80
380
75

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ TRẦN THỊ NHUNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐẠI LÍ MÃ SỐ: 16 Cần Thơ, tháng 05/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM ĐỊA LÍ TRẦN THỊ NHUNG 6096646 KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM ĐẠI LÍ MÃ SỐ: 16 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS.LÊ VĂN NHƯƠNG Cần Thơ, tháng 05/2013 LỜI CẢM ƠN  Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã gần 4 năm. Nhớ ngày nào mới bước chân vào giảng đường Đại học. Vậy mà giờ đây, tôi đã sắp hoàn thành khóa học với luận văn tốt nghiệp – một công trình khoa học cuối cùng của thời sinh viên. Luận văn được hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn có sự quan tâm và động viên của cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Chính sự quan tâm và tình cảm chân thành của họ đã tiếp thêm nguồn sức mạnh để tôi có thể vượt qua mọi thử thách và hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất trong khả năng của mình. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ môn Sư phạm Địa Lí thuộc khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ đã tạo môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất cho tôi, nhất là trong việc hoàn thành đề tài này. Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ dạy tận tình của các thầy cô. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Nhương – người đã hướng dẫn tôi thực hiên luận văn này, cảm ơn thầy luôn theo sát, trao đổi, cung cấp chia sẻ những thông tin, những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành bài viết một cách tốt nhất. Tôi chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Sư phạm Địa Lí K35 đã nhiệt tình giúp đỡ và luôn động viên tôi trong suốt thời gian qua. Cảm ơn sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang, sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang cùng các nhà nghiên cứu, các tác giả, nhà sản xuất đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu phong phú và đa dạng để thực hiện luận văn này. Tuy nhiên, vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Thị Nhung MSSV: 6096646 i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ......................................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...............................................................................3 6.1 Quan điểm lãnh thổ ..................................................................................3 6.2 Quan điểm tổng hợp.................................................................................3 6.3 Quan điểm lịch sử .....................................................................................3 6.4 Quan điểm viễn cảnh................................................................................3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 4 7.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.................................................4 7.2 Phương pháp thực địa ..............................................................................4 7.3 Phương pháp bản đồ ................................................................................4 7.4. Phương pháp phân tích, so sánh. ............................................................5 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................... 6 1.1 MỘt SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LịCH ..........................6 1.1.1 Khái niệm về du lịch và tài nguyên du lịch...........................................6 1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch ..................................................................7 1.1.3 Vai trò của tài nguyên du lịch trong việc phát triển du lịch ..............14 1.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.........................................................................15 1.2.1 Khái niệm.............................................................................................15 1.2.2 Cơ sở của phát triển bền vững ............................................................16 1.2.3 Các chỉ tiêu phát triển bền vững.........................................................17 1.3 KHAI THÁC, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.............................................................................................18 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG .............................. 21 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH KIÊN GIANG .....................................21 2.1.1 Vị trí địa lí............................................................................................21 2.1.2 Các đơn vị hành chính.........................................................................22 ii 2.1.3 Điều kiện tự nhiên................................................................................22 2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................23 2.2. TIỀM NĂNG DU LỊCH TỰ NHIÊN CỦA TỈNH KIÊN GIANG ............24 2.2.1 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang. .......................................................................................................24 2.2.2 Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang .................25 2.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐỌAN 2005 – 2010 ...............................................................................................44 2.3.1 Khách du lịch.......................................................................................44 2.3.2 Doanh thu du lịch ................................................................................45 2.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật........................................................................45 2.4 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN CỦA TỈNH KIÊN GIANG............................................................................................47 2.4.1. Tài nguyên đất ....................................................................................47 2.4.2 Tài nguyên địa hình.............................................................................48 2.4.3. Tài nguyên nước .................................................................................49 2.4.4. Tài nguyên khí hậu .............................................................................50 2.4.5. Tài nguyên sinh vật.............................................................................50 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ......................................................................................................................... 53 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN CỦA TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.................................53 3.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng ................................................................53 3.1.2 Định hướng phát triển.........................................................................54 3.2 GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG....55 3.3 GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG....58 3.3.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch tự nhiên đặc trưng của vùng. ..................................................................................................................58 3.3.2 Xác định các chương trình dự án ưu tiên đầu tư trong khai thác tài nguyên và phát triển KCHT – CSVCKT........................................................59 3.3.3 Giải pháp quy hoạch phát triển không gian.......................................61 3.3.4 Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường ...........................................................................................................................63 KẾT LUẬN ................................................................................................... 65 iii 1. KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................65 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ........................................................................................65 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .........................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................68 PHỤ LỤC ................................................................................................69 iv DANH MỤC HÌNH STT Hình Tên hình trang 1 Hình 1.1 Sơ đồ phát triển bền vững của UNESCO 16 2 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang 21 v DANH MỤC BẢNG STT Bảng Tên bảng 1 Bảng 1.1 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người 10 2 Bảng 2.1 Các yếu tố khí tượng tỉnh Kiên Giang 30 3 Bảng 2.2 Chế độ nhiệt ở một số địa điểm 31 4 Bảng 2.3 Hiện trạng khách du lịch 45 5 Bảng 2.4 So sánh thu nhập du lịch một số tỉnh ĐBSCL với Kiên Giang 46 vi trang DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 2 CSVC - KT Cơ sở vật chất – kĩ thuật 3 DTSQ Dự trữ sinh quyển. 4 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 GNP Tổng sản phẩm quốc gia 8 HDI Human Development Index - Chỉ số phát triển con người 9 KCHT Kết cấu hạ tầng 10 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc 11 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc 12 VQG Vườn quốc gia 13 WCED World Commission of Enviroment and Developmentt – Hội đồng phát triển thế giới về môi trường và phát triển 14 WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế vii PHẦN MỞ ĐẦU  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Trong đó du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Ngày nay được rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để phát triển du lịch thì một trong những nhân tố quan trọng nhất đó là các tài nguyên du lịch. Bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch. Ngoài ra, còn có nhân tố kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng có tiềm năng du lịch rất lớn ở nước ta. Đặt biệt là Kiên Giang một tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc với nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng, nổi bật là các tài nguyên du lịch tự nhiên với tiềm năng lớn về đất đai, đồi núi, khoáng sản, rừng nguyên sinh, biển đảo cùng nhiều loài động thực vật quý hiếm… Ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử, lăng tẩm, chùa chiền vẫn còn được bảo tồn cho đến hôm nay. Với nguồn tài nguyên du lịch rất dồi dào và phong phú, Kiên Giang được đánh giá là tỉnh có thế mạnh lớn về phát triển du lịch. Trong đó tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch của Kiên Giang trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, quy mô phát triển du lịch vẫn ở mức độ nhỏ, hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch chưa cao… Vì vậy việc nghiên cứu một cách cụ thể về các tiềm năng và thực trạng để đề ra định hướng, giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch theo hướng bền vững, đặt biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch và đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để du lịch Kiên Giang có thể tận dụng và khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch tự nhiên vào việc phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai, tôi đã chọn đề tài: “Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững”, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đề xuất các định hướng phát triển, nhìn nhận và đánh giá các tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh. Đồng thời thúc đẩy hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên một cách hợp lý và bền vững. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Việc thực hiện đề tài này nhằm mục đích xoáy sâu vào tìm hiểu vấn đề “Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững”. Qua việc tìm hiểu các tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên, hiện trạng khai thác từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp kịp thời để có thể khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên bền vững và đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Từ lâu đề tài nghiên cứu về tài nguyên du lịch đã trở thành một đề tài rất quen thuộc và được nhiều người chú ý đến. Trong đó có một số đề tài liên quan đến tài nguyên du lịch của tỉnh Kiên Giang đã được một số người nghiên cứu như: + Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang – Võ Thị Mộng Bình, năm 2008. Với nội dung chính là tìm hiểu về các tài nguyên du lịch tự nhiên - nhân văn của tỉnh Kiên Giang và giới thiệu một số tuyến, điểm du lịch chủ yếu của tỉnh. + Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang – Lý Mĩ Tiên, năm 2009. Nội dung của đề tài là đi sâu tìm hiểu các tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang và nêu lên hiện trạng phát triển du lịch chung của tỉnh. + Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 – Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch. Nội dung chính của đề tài là đánh giá các tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang. Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tóm lại các đề tài trên chủ yếu nghiên cứu một cách tổng thể về các tài nguyên du lịch của tỉnh mà chưa đi sâu vào khai thác, làm nổi bật từng khía cạnh của vấn đề, chưa đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khai thác, phát triển tài nguyên du lịch bền vững. Đặc biệt, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về đề tài “Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững”. Do đó tôi đã chọn nghiên cứu về đề tài này nhằm góp phần đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên một cách hợp lý, bền vững. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là các loại tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bao gồm: Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về mặt lãnh thổ: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong tỉnh Kiên Giang. 2 - Về mặt nội dung: Đề tài chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các tiềm năng, vai trò và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang. Qua đó đề ra các giải pháp nhằm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh theo hướng phát triển bền vững. 6. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 6.1 Quan điểm lãnh thổ Trong thực tế các sự vật và hiện tượng luôn có sự phân hóa theo không gian tạo nên sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong nghiên cứu về Địa lí theo quan điểm lãnh thổ thì người nghiên cứu phải chỉ ra được nét riêng biệt của các yếu tố địa lí, sự phân bố của chúng, sự độc đáo của vùng này so với vùng khác. Trong đề tài “Khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Kiên Giang theo hướng phát triển bền vững” ta có thể biết được sự phân bố và phát triển của các loại tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó góp phần làm rõ sự khác biệt về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang so với các tỉnh khác. 6.2 Quan điểm tổng hợp Các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này thường dựa trên quan điểm tổng hợp của tất cả các yếu tố để có thể làm nổi bật vấn đề. Quan điểm này được vận dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của các tài nguyên du lịch tự nhiên đối với việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngược lại việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội sẽ có tác động như thế nào đối với các tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang. 6.3 Quan điểm lịch sử Các sự vật hiện tượng nghiên cứu là những sự vật hiện tượng có tính lịch sử, tức là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian. Vì vậy khi nghiên cứu cần đặt chúng trong một cấu trúc logic, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng. Trong đề tài này, quan điểm lịch sử được vận dụng để nghiên cứu lịch sử hình thành các loại tài nguyên du lịch tự nhiên; nguồn gốc tên gọi của các điểm du lịch tự nhiên và vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên qua từng thời kì khác nhau. 6.4 Quan điểm viễn cảnh Mỗi sự vật, hiện tượng đều có xu hướng vận động và phát triển riêng. Vì vậy, quan điểm này giúp cho người nghiên cứu có thể dự đoán, định hướng được sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai sau khi đã nhìn nhận một cách đầy đủ về các 3 tiềm năng du lịch tự nhiên của tỉnh. Qua đó đề ra những phương hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên một cách hợp lí. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu Đó là quá trình thu thập những tư liệu, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, giáo trình, Internet... có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sau khi thu thập được thông tin thì phải xử lí, phân loại theo tính chất, mức độ và phân tích tài liệu theo từng khía cạnh của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết qủa phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một cách toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. Cụ thể trong đề tài này tôi đã thu thập, tổng hợp rất nhiều tài liệu liên quan đến các loại tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang, hiện trạng khai thác tài nguyên, các định hướng và giải pháp nhằm khai thác, phát triển tài nguyên du lịch tự nhiên bền vững. 7.2 Phương pháp thực địa Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm: + Quan sát + Mô tả + Điều tra, ghi chép + Chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu. + Gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương. Trong bài luận văn phương pháp thực địa được sử dụng để tìm hiểu về các tiềm năng và hiện trạng khai thác các loại tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang. Việc quan sát, chụp ảnh, điều tra... thông qua chuyến đi thực địa giúp cho vấn đề nghiên cứu mang tính khoa học, xác thực và có sức thuyết phục hơn. 7.3 Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ rất quan trọng và cần thiết đối với một bài nghiên cứu địa lí, nó giúp cho việc trình bày các sự vật, hiện tượng mang tính trực quan, cụ thể và sinh động hơn. Đối với đề tài này thì bản đồ là phương tiện phản ảnh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các luồng khách, cơ sở vật chất kĩ 4 thuật phục vụ cho hoạt động du lịch hoặc tình hình phát triển du lịch qua các giai đoạn... 7.4. Phương pháp phân tích, so sánh. Trên cơ sở thu thập, khai thác các tài liệu từ nhiều nguồn thuộc: Tổng cục du lịch, cục thống kê, sở thương mại và du lịch Kiên Giang… để tìm các số liệu liên quan đến việc khai thác, phát triển du lịch như: số lượng hành khách, doanh thu du lịch, chỉ tiêu kinh tế… Sau đó các số liệu sẽ được đưa vào xử lý, phân tích cụ thể theo từng vấn đề và được so sánh qua nhiều giai đoạn, nhiều khu vực để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính thực tiễn cao. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LịCH 1.1.1 Khái niệm về du lịch và tài nguyên du lịch 1.1.1.1 Khái niệm về du lịch Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội và nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thuật ngữ “Du lịch” trở nên rất thông dụng và có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ này. Người ta cho rằng thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Trong tiếng Anh “to tour” có nghĩa là đi dã ngoại đến một nơi nào đó. Mặt khác, trong tiếng Việt, “du lịch” là một từ Hán-Việt, có thể coi là từ ghép giữa “du” là đi chơi với “lịch” là sự từng trải. Có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, khi du lịch phát triển mạnh trở thành lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống con người (từ giữa thế kỷ XX đến nay), người ta đưa ra những khái niệm cụ thể hơn về du lịch. Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: Tháng 6 năm 1991, tại Otawa (Canađa), Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn thời gian được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. [5] Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh trong một khoảng thời gian nhất định”.[5] Tóm lại, khái niệm du lịch thể hiện mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch. Trong điều kiện phát triển du lịch hiện nay thì đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú 6 thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức...và nhìn chung là vì những lý do không phải để kiếm tiền”. [5] 1.1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. [6] Có rất nhiều khái niệm về tài nguyên du lịch. Nhưng trong bài luận văn thì tôi sử dụng khái niệm: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. (Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam, năm 1999) 1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, có thể được chia thành 2 loại: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. - Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. - Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác. 1.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên tự nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng. (Nguyễn Đức Qúy – Trung tâm Khoa học tự nhiên & Công nghệ Quốc gia – 2001). Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần và các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. “Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn. Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, người ta thường nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên”.[6] Trong đề tài này tôi sẽ đi tìm hiểu sâu về vấn đề khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang. 7 Tài nguyên du lịch tự nhiên có các đặc điểm cơ bản sau: [5] - Đại bộ phận tài nguyên du lịch tự nhiên có tính mùa vụ, đa số bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và các điều kiện tự nhiên khác. Do đó tạo nên tính mùa vụ trong phát triển du lịch. - Đa số tài nguyên du lịch tự nhiên có tác dụng thư giãn, giải trí, thể thao và chữa bệnh là chủ yếu, tác dụng giáo dục, nhận thức là thứ yếu. - Những người quan tâm đến tài nguyên du lịch tự nhiên thường không đòi hỏi về trình độ văn hóa và thường có yêu cầu dễ dàng, thoải mái hơn. - Tài nguyên du lịch tự nhiên thường tập chung ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, ít người sinh sống. Nên việc khai thác rất khó khăn, trong quá trình khai thác thì phải gắn liền việc bảo tồn. - Việc tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch tự nhiên thường diễn ra trong thời gian khá dài. - Tài nguyên du lịch tự nhiên có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý kết hợp với việc bảo vệ và tôn tạo kịp thời. - Việc đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên tương đối thấp và chưa hiệu quả. Căn cứ vào nguồn gốc tài nguyên du lịch có thể được chia thành các loại như: Tài nguyên địa hình, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. [5]  Tài nguyên địa hình Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất của địa hình là đặc điểm hình thái của địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài và các dạng đặt biệt của địa hình có sức hấp dẫn cho khai thác du lịch. Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi và đồng bằng. Chúng được phân biệt bởi độ chênh của địa hình. + Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu, ít gây cảm hứng trực tiếp cho tham quan du lịch. Song đồng bằng là nơi thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa và có quần cư đông đúc. Nên địa hình đồng bằng có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch. 8 + Địa hình vùng đồi núi: do có sự phân cắt của địa hình và có nhiều cảnh quan đẹp nên có tác động mạnh đến tâm lí của khách du lịch. Thích hợp với các loại hình du lịch dã ngoại, cắm trại, tham quan. Trong các loại địa hình thì miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa Đông, nhà an dưỡng, cơ sở du lịch, trạm dừng chân và các đỉnh núi cao thì thích hợp với môn thể thao leo núi... Ngoài các dạng địa hình chính đã kể trên còn có một số dạng địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức hoạt động du lịch. + Kiểu địa hình Karst: là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan, ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi. Một trong các kiểu địa hình Karst được quan tâm nhất đối với du lịch là hang động Karst. Những cảnh quan thiên nhiên và văn hóa của hang động karst rất hấp dẫn khách du lịch. + Các kiểu địa hình ven bờ, các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ...) có ý nghĩa rất quan trong đối với du lịch. Địa hình ven bờ có thể tận dụng khai thác du lịch với các mục đích khác nhau: nghĩ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước...  Tài nguyên khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu sinh học. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là hai chỉ tiêu chính: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: gió, lượng mưa, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Để đánh giá cụ thể các điều kiện khí hậu đối với hoạt động du lịch, ngoài các đặc điểm chung của từng khu vực, cần phải đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện đó tới sức khỏe con người và các loại hình du lịch. Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã sử dụng nhiều chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người như sau: 9 Bảng 1.1. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ Nhiệt độ trung Biên độ năm trung bình năm bình tháng nóng nhất Lượng mưa năm (mm) (0C) (0C) của nhiệt độ trung bình (0 C) 1 Thích nghi 18 – 24 24 – 27 <6 1250-1900 2 Khá thích nghi 24 – 27 27 – 29 6–8 1900- 2550 3 Nóng 27 – 29 29 – 32 8 – 14 > 2550 4 Rất nóng 20 – 32 32 – 35 14 – 19 < 1250 5 Không thích nghi >32 > 35 > 19 < 650 (Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ - Địa lí du lịch - NXB TP. Hồ Chí Minh 1999) Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến các hoạt động về du lịch. Nhìn chung những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích như khi trời nắng ráo, mát mẻ, trong lành,...Và hạn chế đi vào những ngày mưa gió, nóng bức, hay quá lạnh... Nhân tố khí hậu tác động chủ yếu tạo nên tính mùa vụ của du lịch. Các vùng khác nhau có tính chất mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu. + Mùa du lịch cả năm: thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh bằng suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè. + Mùa đông: là mùa du lịch trên núi thường diễn ra các hoạt động thể thao mùa đông: trượt tuyết... và các loại hình du lịch mùa đông khác. + Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch biển, du lịch trên núi, đồng bằng...  Tài nguyên nước Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, sông, hồ, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karstơ, thác nước... Dựa theo thành phần lí hóa của nước người ta phân ra: nước ngọt và nước mặn. Đối với du lịch thì tùy vào mục đích du lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu của cá nhân, theo độ tuổi và theo nhu cầu quốc gia. Giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C, đối với trẻ em là trên 20 0C. 10 Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người: để uống, sinh hoạt... và có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch. Dựa vào nguồn tài nguyên nước có thể phát triển các loại hình du lịch biển, thể thao bãi biển... Đặt biệt, trong tài nguyên nước cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị lớn về du lịch an dưỡng và chữa bệnh. - Nước khoáng là nước thiên nhiên chứa một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, các khí, nguyên tố phóng xạ...), hoặc một số tính chất vật lí (nhiệt độ cao, độ pH...) có tác dụng sinh lí đối với con người. - Để thuận lợi cho việc chữa bệnh người ta tiến hành phân loại nước khoáng theo mục đích chữa bệnh khác nhau: + Nhóm nước khoáng cacbonic: là nhóm nước khoáng quí, có công dụng giải khát rất tốt và chữa một số bệnh như cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về hệ thần khinh ngoại biên. + Nhóm nước khoáng Silic: có tác dụng chữa bệnh đường tiêu hóa, thần khinh, phụ khoa... + Nhóm nước khoáng Brom-iot-bo: có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa...  Tài nguyên sinh vật Hiện nay mức sống con người ngày càng nâng cao, nhu cầu nghĩ ngơi tham quan du lịch và giải trí trở thành nhu cầu cấp thiết. Thị hiếu về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một số hình thức truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa lịch sử, đã xuất hiện một hình thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đó là tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia với đối tượng là các loài động thực vật. Việc tham quan, tìm hiểu thế giới động thực vật và hòa mình vào thiên nhiên làm cho con người tăng thêm tình yêu cuộc sống. Không phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng của du lịch. Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra các chỉ tiêu sau đây: - Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch: + Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình + Có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. + Động - thực vật có màu sắc hấp dẫn, đa dạng, vui mắt... - Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn, thể thao. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan