Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác khu di tích lịch sử văn hóa núi bình san (hà tiên) trong phát triển du...

Tài liệu Khai thác khu di tích lịch sử văn hóa núi bình san (hà tiên) trong phát triển du lịch

.PDF
95
318
149

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – DU LỊCH -------------------- LÝ THỊ HỒNG THẮM KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, tháng 04/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – DU LỊCH -------------------- LÝ THỊ HỒNG THẮM MSSV: 6096225 KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người Hướng Dẫn: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Cần Thơ, tháng 04/2013 LỜI CẢM ƠN Vậy là bốn năm đại học đã dần khép lại, tôi đã là sinh viên năm cuối ngành du lịch trường Đại Học Cần Thơ. Mới đây thôi tôi còn ngỡ rằng mình chỉ vừa đặt chân bước vào giảng đường đại học từ lâu hằng mơ ước, rời xa vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè và rời xa mảnh đất quê hương bé nhỏ nhưng hết sức thân thương đã gắn bó trong suốt mười mấy năm trời ấy - thị xã Hà Tiên yên bình. Thật vậy, thời gian là thứ mà con người chúng ta không thể nào nắm bắt, nó trôi qua mà không ai có thể níu giữ được. Thấm thoát tôi đã sắp hoàn tất chương trình học của mình và cũng như nhiều sinh viên khác lựa chọn, điều cuối cùng tôi phải làm đó chính là viết một bài luận văn tốt nghiệp đại học đúc kết lại những gì mà tôi đã học và cũng để tự đánh giá bản thân đã tích lũy được những gì trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường. Và sau bốn tháng trời dành thời gian nghiên cứu và dốc hết tâm quyết tôi đã hoàn thành được bài luận văn của mình. Xin được chân thành cảm ơn thầy Đào Ngọc Cảnh, người đã theo sát tôi từ giây phút đầu chọn đề tài đến giây phút cuối hoàn tất, người luôn sát cánh cùng tôi trên mỗi trang viết của mình. Thầy đã truyền dạy những kinh nghiệm cùng những hiểu biết hết sức quý báu cho tôi nhằm đưa vào bài luận những thông tin hay nhất, thiết thực nhất. Đặc biệt, với sự nhiệt tâm và hết sức cởi mở, Thầy đã mang đến cho tôi nguồn cảm hứng và sự say mê với đề tài. Đó là điều tôi luôn tâm đắc và biết ơn đến người hướng dẫn cao cả của mình. Vì vậy một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy - người đã truyền ngọn lửa cho tôi đi đến cuối con đường. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô trong bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch thuộc khoa Khoa học xã hội & Nhân Văn trường đại học Cần Thơ đã trang bị cho sinh viên ngành du lịch cũng như tôi nguồn kiến thức vững chắc về du lịch làm cơ sở, nền tảng giúp tôi có những cơ sở lý luận đúng đắn từ đó mới có thể tìm được hướng đi đúng xuyên suốt bài luận văn. Đồng thời đó cũng là hành trang cho tôi vững bước trên con đường sự nghiệp sau này. Trong suốt thời gian viết luận văn, đã có những lúc tôi cảm thấy mệt mỏi và muốn gục ngã vì áp lực nhưng những người bạn thân thiết trong ngôi nhà du lịch SD0936A2 khóa 35 đã hỗ trợ, động viên, tiếp thêm sức mạnh cho tôi tiếp tục cố gắng mỗi khi tôi chùng bước. Vì vậy tôi không quên cảm ơn các bạn và xin nói một điều rằng: “Tôi may mắn và hạnh phúc khi luôn có các bạn ở bên”. Tuy đã rất cố gắng để hoàn thành bài luận văn một cách tốt nhất nhưng không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự cảm thông của quý Thầy, Cô trong bộ môn cùng các bạn sinh viên. LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long 2. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 3. ASEAN: Association of Southeast Asia Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) 4. GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) 5. KT - XH: Kinh tế - xã hội 6. UBND: Ủy ban nhân dân 7. TNDL: Tài nguyên du lịch 8. CLB: Câu lạc bộ LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Hình 1. Vị trí thị xã Hà Tiên trong tỉnh Kiên Giang………………………………28 Bảng 1. Một số khách sạn trên địa bàn phường Bình San………………………..45 Bảng 2. Lượt khách đến khu di tích lịch sử núi Bình San………………………..48 Bảng 3. Hình thức đi của khách du lịch đến Khu di tích núi Bình San………….50 Bảng 4. Doanh thu du lịch khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San…………….56 Bảng 5. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang qua các giai đoạn…….60 LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 2 4. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 2 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................. 6 1.1. DU LỊCH ................................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................. 6 1.1.2. Phân loại du lịch ............................................................................... 7 1.1.3. Chức năng du lịch .......................................................................... 12 1.2. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH ..................................... 14 1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch ......................................................... 14 1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch ........................................................... 14 1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch .................. 23 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................................................................... 24 1.3.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 24 1.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật.................................................................... 25 1.3.3. Kinh tế - chính trị - xã hội .............................................................. 25 CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................................................................................... 28 2.1. KHÁI QUÁT THỊ XÃ HÀ TIÊN....................................................... 28 2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 28 2.1.2. Nguồn gốc tên gọi và lịch sử hình thành ....................................... 29 2.1.3. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 30 2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………………………...31 LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.2. TIỀM NĂNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................... 31 2.2.1. Khái quát quần thể khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San ........ 31 2.2.2. Tiềm năng du lịch khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San ......... 32 2.2.3. Những lễ hội gắn với khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San .... 38 2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến khai thác du lịch ........................... 42 2.3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................... 47 2.3.1. Khách du lịch ................................................................................. 47 2.3.2. Các dịch vụ du lịch tại khu di tích ................................................. 51 2.3.3. Đội ngũ nguồn nhân lực ................................................................. 53 2.3.4. Hiện trạng cơ sở vật chất - cơ sở hạ tầng du lịch………………...54 2.3.5. Doanh thu du lịch ........................................................................... 55 2.3.6. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch ............................ 57 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................................................................................... 59 3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG ................................................ 59 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang ............................. 59 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Hà Tiên…………………………..60 3.2. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........................................... 62 3.2.1. Định hướng về bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích .................. 62 3.2.2. Định hướng đa dạng sản phẩm du lịch........................................... 63 3.2.3. Định hướng về thị trường khách .................................................... 64 3.2.4. Định hướng xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng kĩ thuật ..... 64 3.3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH ............ 65 3.3.1. Khai thác gắn với bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích .............. 65 3.3.2. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch ....................................... 66 3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ......................................................... 66 3.3.4. Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng - kĩ thuật ................................ 67 3.3.5. Giải pháp quảng bá - xúc tiến du lịch ............................................ 68 3.3.6. Chính sách bảo vệ môi trường ....................................................... 68 3.3.7. Đẩy mạnh công tác quản lý du lịch ................................................ 69 LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................ 71 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ......................................................................... 71 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN ................................................. 72 3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 75 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN ............................................................................... 76 PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ DU LỊCH THỜI KÌ 2012 – 2020 CỦA TỈNH KIÊN GIANG ........ 83 PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT ....................................................... 85 LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn ai cũng luôn mang trong mình những kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên được gọi bằng hai tiếng thân thương - quê hương. Với tôi cũng vậy, dù ở đâu đi chăng nữa lúc nào tôi cũng luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn ấy. Thị xã Hà Tiên - nơi cuối miền Tây Nam của Tổ Quốc chính là niềm yêu quý và tự hào của tôi mỗi khi nhắc đến quê hương mình. Cũng chính vì lẽ đó, là một sinh viên năm cuối ngành du lịch, để đánh dấu cho sự kết thúc của chặng đường bốn năm đại học không có lí do nào khiến tôi không chọn du lịch Hà Tiên làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình. Thật vậy, ngoài những vẻ đẹp thiên nhiên hữu tình với núi, rừng, hang, động, sông, hồ, biển, đảo, Hà Tiên còn là vùng đất của những di tích lịch sử văn hóa đã tồn tại cách nay hàng trăm năm. Trong đó nổi bật nhất là khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San với di tích Lăng Mạc Cửu được xem là đẹp nhất Hà Tiên. Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý giá và được nhiều người biết đến qua “Hà Tiên thập cảnh” của Mạc Thiên Tích với mỹ danh “Bình San điệp thúy”. Đây là một lợi thế rất lớn cho Hà Tiên phát triển du lịch nhưng trên thực tế khu di tích lịch sử văn hóa này vẫn chưa được đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có. Trên bình diện lí thuyết, đã có nhiều nhà nghiên cứu về di tích lịch sử lăng họ Mạc nhưng chỉ là những bài viết rất chung và sơ lược mà vẫn chưa có công trình tiêu biểu nào nghiên cứu trên lĩnh vực du lịch cũng như chưa quan tâm chú ý đến việc đưa khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt đối với những đối tượng khách trong và ngoài nước thích tìm hiểu, khám phá nền văn hóa của địa phương thông qua những chuyến du lịch. Thêm vào đó, việc tôn tạo và bảo tồn những di tích lịch sử văn hóa mang giá trị nhân văn to lớn ấy vẫn chưa được chính quyền địa phương quan tâm thỏa đáng cùng với sự thờ ơ của thế hệ trẻ trong thời đại hội nhập ngày nay đang là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Nhận thấy rõ tiềm năng, lợi thế của Hà Tiên trong phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa ở địa phương, thiết nghĩ nên có những hướng đi đột phá giúp cho sự phát triển du lịch Hà Tiên nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung trong việc khai thác khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San vào phục vụ du lịch đồng thời đẩy mạnh việc bảo tồn góp phần vào công cuộc chung giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để Hà Tiên xứng tầm là "Thành phố văn hóa du lịch" vào năm 2013. Chính vì lẽ đó, đề tài KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH được lựa chọn cho bài luận văn tốt nghiệp. LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu những vấn đề lên quan đến Khu di tích núi Bình San. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển du lịch, những nhân tố ảnh hưởng đến khai thác du lịch và thực trạng hoạt động du lịch hiện nay nhằm đề ra các định hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch tại Khu di tích. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá những tiềm năng và định hướng khai thác Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San trong phát triển du lịch từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò địa phương tham gia vào hoạt động du lịch của tỉnh. Về địa bàn: Quần thể Khu di tích bao gồm di tích núi Bình San, Lăng mộ và Đền thờ họ Mạc, Lăng mộ và Đền thờ Mạc Mi Cô và chùa Phù Dung. 4. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU Đối với việc nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh du lịch của một vùng, một địa phương ở Việt Nam đã có nhiều tác phẩm khá phổ biến như tác giả Phạm Công Sơn với quyển sách” Non nước Việt Nam” với nội dung giới thiệu các di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng và những nét văn hóa đặc trưng của từng tỉnh, từng thành phố trên khắp đất nước. Tương tự về nội dung như vậy, tác giả Bửu Ngôn có quyển sách “Du lịch 3 miền” đã giới thiệu các điểm du lịch hấp dẫn của 3 miền Bắc, Trung, Nam với với nhiều bản đồ chi tiết của các tỉnh, thành phố, rất tiện lợi cho những người đi du lịch. Tiến sĩ Đào Ngọc Cảnh với quyển “Tổng quan du lịch” cũng đã giới thiệu một số di tích lịch sử tiêu biểu ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhóm soạn giả Lưu Minh Trị, Giang Quân, Nguyễn Doãn Tuân đã có những nghiên cứu về các di tích ở Hà Nội qua quyển sách “Di tích danh thắng Hà Nội và các vùng phụ cận” giúp ta nắm được lịch sử hình thành địa danh Hà nội, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội, một số di tích lịch sử văn hóa ở các vùng phụ cận của Hà Nội. Tiến sĩ Lê Ngọc Thúy đã nghiên cứu về văn hóa ĐBSCL với quyển sách “Đặc điểm văn hóa ĐBSCL” thể hiện những lối sống, văn hóa của người dân vùng sông nước. Về góc độ nghiên cứu lịch sử Hà Tiên và dòng học Mạc có tác phẩm Hà Tiên Mạc Thị Thế Hệ khảo của tác giả Trần Kinh Hòa nghiên cứu về tiểu sử dòng họ Mạc ở Hà Tiên. Nổi bật về nội dung này còn có sách Gia Định Thành Thông Chí LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH của Trịnh Hoài Đức và sách Nghiên Cứu Hà Tiên của nhà văn, nhà giáo Trương Minh Đạt. Về Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San, cho đến nay hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào tiêu biểu cụ thể về từng di tích, địa điểm trong quần thể mà chỉ nêu sơ lược về lịch sử và lễ hội cũng như chưa đi sâu vào tìm hiểu những giá trị về tài nguyên có thể khai thác vào lĩnh vực du lịch. Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang có ấn phẩm Tao Đàn Chiêu Anh Các giới thiệu về lễ hội lớn và tiêu biểu tại Hà Tiên cũng như khu di tích núi Bình San. Bên cạnh đó, đài truyền hình tỉnh Vĩnh Long 1 vừa qua (tháng 1 năm 2013) đã có bài ký sự về lễ hội này giúp du khách có cái nhìn cận cảnh về lễ hội với các hoạt động phong phú, sôi nổi diễn ra trong dịp lễ và ý nghĩa lễ hội truyền thống này tại Hà Tiên. Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ chủ yếu ở gốc độ lịch sử, văn hóa chưa xem xét tổng thể về tiềm năng và thực trạng du lịch. Cho đến hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và đi vào đánh giá tổng hợp về du lịch tại Khu di tích. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm lịch sử Qua quá trình hình thành và phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bình San nằm trong quá trình phát triển chung của du lịch thị xã Hà Tiên - Kiên Giang, chúng ta cần xem xét, bao quát được những vấn đề, thực trạng đã và đang tồn tại từ trước đến nay. Xem xét những vấn đề, thực trạng đó để từ đó đưa ra được những định hướng cho du lịch nói chung cho thị xã và định hướng cụ thể cho du lịch tại Khu di tích nói riêng. Đề xuất một số giải pháp khắc phục vấn đề đã và đang tồn tại. 5.2. Quan điểm viễn cảnh Dựa vào quan điểm này, chúng ta có thể thấy được tiềm năng của các di tích Kiên Giang nói chung và di tích núi Bình San (Hà Tiên) nói riêng đối với việc phát triển các hoạt động du lịch từ đó đưa ra những định hướng phát triển du lịch cụ thể trong tương lai cùng với những biện pháp để du lịch tại đây phát triển một cách bền vững. 5.3. Quan điểm tổng hợp Du lịch tại Khu di tích núi Bình San là sự tổng hợp các yếu tố văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, lễ hội. Những yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, vì thế để có thể xem xét vấn đề một cách toàn diện phải nghiên cứu, đánh giá trên cơ sở tổng hợp các yếu tố. Do đó, khi nghiên cứu đã đứng với nhiều góc độ LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH khác nhau để nghiên cứu và cũng đặt nó nằm trong phát triển chung của du lịch ĐBSCL để có thể có một cái nhìn toàn diện và tổng hợp. 5.4. Quan điểm lãnh thổ Lãnh thổ du lịch được tổ chức như một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho sự phát triển du lịch. Là một bộ phận trong hệ thống di tích lịch sử nước ta, sự phân hóa lãnh thổ về mặt tự nhiên, văn hóa - xã hội của mỗi vùng miền tạo nên sự khác biệt đó chính là nét đặc trưng của khu di tích. Nghiên cứu khai thác phát triển du lịch Khu di tích là tìm ra nét nổi bật đó, để có cái nhìn đúng đắn về tiềm năng cũng như hiện trạng phát triển để từ đó đề ra phương hướng giải pháp phù hợp cho công tác phát triển đi đôi với bảo tồn. Đồng thời, việc nghiên cứu du lịch ở di tích núi Bình San không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng du lịch của Việt Nam bởi lẽ quá trình phát triển du lịch ở nơi này là một phần trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng của cả nước. 5.5. Quan điểm phát triển bền vững Mọi sự vật, hiện tượng luôn biến đổi không ngừng theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Sự phát triển của một điểm du lịch nói chung và của một di tích lịch sử cụ thể cũng nằm trong quy luật ấy. Chính vì vậy đặt di tích vào quan điểm phát triển bền vững tức là chú trọng vào việc giữ nguyên hiện trạng của di tích, tránh xa rời quá mức với lịch sử trong quá trình thay đổi diện mạo di tích phát triển du lịch, tránh xung đột với môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội xung quanh. Bên cạnh đó vận dụng quan điểm này để có biện pháp quy hoạch thích hợp để khai thác có hiệu quả nhưng vẫn bảo đảm được tính bền vững của di tích. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Thu nhập và phán tích, xử lý thông tin Để có thông tin về di tích nguồn thu thập tham khảo có thể là báo chí, sách vở, các công trình nghiên cứu khác, trên Internet. Sau đó cần phải có quá trình chọn lọc xử lí thẩm định để lựa chọn những nguồn đáng tin cậy, nhất quán để viết thành nội dung hợp lí bao gồm các bước phân tích chia nhỏ, sắp xếp theo một trật tự thời gian nhất định phù hợp với tiến trình của lịch sử để làm rõ vấn đề tìm ra nội dung chính xác. 6.2. Phân tích, tổng hợp, so sánh Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được cái nhìn bao quát về LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH du lịch ở Khu di tích núi Bình San. Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả nhất. 6.3. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp này rất được coi trọng vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài mà luận văn nghiên cứu. 6.4. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng của địa lý. Sử dụng các bản đồ, làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ cho biết đặc điểm, phân bố, mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của công trình nghiên cứu. 6.5. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian ở địa bàn khảo sát. 6.6. Phương Phương pháp điều tra xã hội học Được tiến hành thông qua những bảng câu hỏi nhằm thu thập những ý kiến từ phía khách du lịch đến Khu di tích. Cuộc điều tra tiến hành với tổng số là 60 phiếu với 11 câu hỏi được soạn sẵn. Nội dung điều tra liên quan đến những thông tin cơ bản của khách du lịch, đánh giá về những hoạt động và hướng phát triển sắp tới của Khu di tích. Mục đích thực hiện cuộc điều tra nhằm trưng cầu, tập hợp ý kiến của những du khách đã từng có chuyến du lịch đến Khu di tích làm nền tảng cho những định hướng và giải pháp thiết thực về sau. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu của du khách. Do nguồn khách du lịch gồm nhiều đối tượng có đặc điểm khác nhau về tuổi tác, về địa bàn cư trú, về nghề nghiệp, về thu nhập…nên sở thích du lịch của họ cũng rất khác nhau. Để nắm bắt được những nhu cầu, sở thích đó tốt nhất là phỏng vấn trực tiếp hoặc qua các phiếu điều tra. Điều tra xã hội học có thể thu được những thông tin rất phong phú cho phép hiểu được thị trường tiềm năng, nắm được tâm tư nguyện vọng của khách du lịch. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể giúp người điều tra ghi nhận, nắm bắt được những ý kiến, nhận xét tương đối khách quan của người được hỏi về thực trạng của vấn đề nghiên cứu cũng như những vấn đề khác liên quan đến hoạt động du lịch để từ đó có hướng đề xuất những biện pháp cải thiện có hiệu quả. LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm du lịch Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Không chỉ là nhu cầu ăn no, mặc ấm mà được nâng lên thành nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, không còn có cái nhìn thiển cận về nơi mình sống mà còn có nhu cầu tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Chính vì lẽ đó, du lịch ra đời như một nhu cầu tất yếu và được xem là một hiện tượng văn hóa góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ngành khoa học về du lịch trên thế giới được hình thành vào đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau đúng như Giáo sư-Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour round the world - cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection - cuộc kinh lý kiểm tra, v.v…). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự chuyển chỗ. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội Nghị Liên Hợp Quốc về du lịch được tổ chức ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam (năm 1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt: LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH - Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc. - Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt, nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người trong thời gian rảnh rỗi với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh. Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động kinh doanh các dịch vụ gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra. Việc phân định rõ ràng hai khía cạnh cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, vẫn không ít người thậm chí ngay cả các cán bộ và nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết dân tộc, v.v…Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho ngành du lịch phát triển cũng giống như đối với giáo dục, thể thao hay một lĩnh vực văn hoá khác. Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam do Chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày 20 tháng 02 năm 1999: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2. Phân loại du lịch 1.1.2.1. Theo mục đích đi du lịch (động cơ du lịch) - Du lịch tham quan Tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt. Tuỳ thuộc vào đối tượng tham quan mà có các loại hình: Du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. - Du lịch nghỉ ngơi (giải trí) Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để phục hồi sức khoẻ (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH - Du lịch khám phá Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhưng hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của chuyến du lịch có thể chia thành hai loại hình: + Du lịch tìm hiểu: Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, văn hóa,… + Du lịch mạo hiểm: Qua những chuyến du lịch mạo hiểm, du khách có thể tự thể hiện mình, tự rèn luyện và tự khám sức mạnh, ý chí, nghị lực của bản thân mình, đặc biệt là ở giới trẻ. Địa điểm đến thường là những nơi chưa hoặc ít in dấu chân người như: những con suối chảy xiết, những khu rừng rậm rạp, âm u (Amazon), những hang động bí hiểm ... - Du lịch nghỉ dưỡng Khi nền kinh tế càng phát triển, con người càng chịu nhiều sức ép của công việc, của môi trường ô nhiễm hay của các quan hệ xã hội thì nhu cầu được đi nghỉ càng lớn. Địa điểm du khách đến nghỉ ngơi thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như các bãi biển, các vùng núi, vùng nông thôn hoặc vùng ven sông, hồ, thác ...nhằm phục hồi sức khỏe sau khoảng thời gian lao động căng thẳng. - Du lịch tôn giáo Là các chuyến đi nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người theo các tôn giáo khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo. Vì vậy, nơi tổ chức loại hình du lịch này là các địa bàn liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc lịch sử tôn giáo như các chùa, thánh địa, khu giáo dân(Thánh địa Vatican, Gieruxalem…) - Du lịch học tập, nghiên cứu Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Địa điểm đến phải là những nơi có các đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, phòng thí nghiệm ngoài trời... Với loại hình du lịch này thì hướng dẫn viên sẽ là các cô, thầy giáo phụ trách chuyên môn ở các trường. Du lịch học tập, nghiên cứu không đòi hỏi cao về các dịch vụ ngay tại địa bàn nghiên cứu, học tập. - Du lịch thể thao kết hợp Khác với du lịch thể thao thuần tuý, các chuyến đi của các vận động viên chuyên nghiệp có mục đích chính là tập luyện hoặc tham dự vào các cuộc thi tài, olimpic thể thao. Ngoài thời gian tập luyện, thi đấu, họ cũng tham gia tìm hiểu về tự nhiên và đời sống văn hoá xã hội ở những nơi mà họ đến nên các chuyến đi của họ được xem là đã thực hiện một chuyến du lịch thể thao kết hợp. LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH - Du lịch công vụ (kinh doanh, hội nghị) Khách du lịch thường là những người đi dự hội nghị, hội thảo, hội chợ, kỷ niệm những ngày lễ lớn, những cuộc gặp gỡ tìm cơ hội kinh doanh... Vì vậy, mục đích chính trong các chuyến đi là thực hiện một nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. - Du lịch chữa bệnh Mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. Do vậy, địa điểm đến thường là các khu an dưỡng, chữa bệnh, nhà nghỉ, nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc hoặc bùn cát có giá trị chữa bệnh, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đặc điểm của loại hình du lịch này là ít có tính thời vụ và thời gian lưu trú của du khách dài nên đòi hỏi phải có cơ sở phục vụ tốt. - Du lịch thăm thân nhân: đây là loại hình kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè, dự cưới, để tang... giữa các vùng, miền, các nước. Du lịch thăm thân nhân có ý nghĩa quan trọng đối với những nước có nhiều kiều bào sống ở nước ngoài như Việt Nam. 1.1.2.2. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động - Du lịch trong nước: du lịch trong nước là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách ở trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước. - Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng du lịch, phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lý, du khách phải đi ra khỏi đất nước của mình. Về mặt kinh tế phải có sự thanh toán bằng ngoại tệ. 1.1.2.3. Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch - Du lịch biển: du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván...). Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20oC. Nếu bờ biển ít dốc, môi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút du khách càng lớn. - Du lịch núi: đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để tổ chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các các nước xứ lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng). - Du lịch đô thị: điểm đến du lịch là các thành phố lớn, các trung tâm đô thị có các công trình kiến trúc lớn, các khu thương mại, các đầu mối giao thông, các công LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH viên giải trí…Du khách không chỉ là người sống ở nông thôn mà cả ở các thành phố khác cũng đến để chiêm ngưỡng, mua sắm. - Du lịch thôn quê: thôn quê là nơi có môi trường trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng trái ngược hẳn với các đô thị. Vì vậy, sự hấp dẫn của nó đối với người dân ở đô thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng tăng. Về với thôn quê, du khách sẽ cảm nhận được những tình cảm chân thành, mến khách, được thư giãn, được tìm thấy cội nguồn của mình, được thưởng thức các món ăn dân dã đầy hương vị. 1.1.2.4. Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình - Du lịch ngắn ngày: du lịch ngắn ngày là loại hình thường kéo dài 1 - 3 ngày (dưới một tuần) tập trung vào những ngày cuối tuần. - Du lịch dài ngày: loại hình du lịch dài ngày thường gắn liền với các kỳ nghỉ phép hoặc nghỉ đông, nghỉ hè và kéo dài vài tuần đến một năm tới những nơi cách xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước. 1.1.2.5. Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông - Du lịch xe đạp: tiện lợi của du lịch xe đạp là du khách có thể thâm nhập dễ dàng với đời sống của cư dân bản xứ và có thể đi đến những khu vực đường sá chưa phát triển. Đây cũng là một hình thức kết hợp với du lịch với thể thao. - Du lịch ô tô: Đặc điểm cơ bản của loại hình này là giá rẻ, tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch. Giá ô tô không cao nên nhiều nhà cung ứng có thể trang bị được và phục vụ cho du khách. - Du lịch máy bay: du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu của khách đến những nước, những vùng xa xôi. - Du lịch tàu hoả Ưu điểm cơ bản của loại hình này là chi phí cho vận chuyển thấp, mặt khác hành trình bằng tàu hoả không làm hao tổn sức khoẻ của du khách, tiết kiệm thời gian đi lại vì có thể thực hiện hành trình vào ban đêm. Tuy nhiên so với ô tô, tính cơ động của loại hình này thấp vì phải đi theo lộ trình định sẵn, tuyến đường thường không tiếp cận đến điểm du lịch nên phải kết hợp với các phương tiện khác để trung chuyển khách. - Du lịch tàu thủy Ngày nay, nhờ những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nhiều tàu du lịch đã ra đời với đầy đủ các tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, phòng hoà nhạc, khiêu vũ, sân thể thao, bể bơi...Loại hình này đang là mốt thời thượng ở các nước giàu có. LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1.2.6. Phân loại theo hình thức tổ chức - Du lịch tự do là du lịch tự phát do du khách tự thực hiện chuyến đi theo ý thích riêng của bản thân mình. - Du lịch có tổ chức là du lịch do khách có đăng kí với các công ty lữ hành để tổ chức theo các chương trình du lịch được sắp xếp trước. 1.1.2.7. Theo thị trường khách du lịch - Thị trường nhận khách (Du lịch chủ động) : Thị trường đón khách đến du lịch. - Thị trường gửi khách (Du lịch bị động) : Thị trường đưa khách du lịch. 1.1.2.8. Theo tính chất hoạt động du lịch - Du lịch khám phá : Mục đích là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu những điều mới lạ. - Du lịch mạo hiểm : Mục đích là thỏa mãn sự phiêu lưu mạo hiểm của du khách. - Du lịch chuyên đề : Du lịch theo một chủ đề nhất định như tham quan di tích lịch sử, làng nghề… - Du lịch kết hợp : Phối hợp các loại hình du lịch với nhau. 1.1.2.9. Theo hành vi hiện thực của khách du lịch - Khách đến lần đầu - Khách đến lại 1.1.2.10. Theo đặc tính tinh thần của khách - Khách đi cá nhân hay tập thể - Khách đi theo quyết định của bản thân hay phụ thuộc người khác. 1.1.2.11. Phân loại tổng hợp về du lịch - Du lịch sinh thái : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. - Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử - văn hóa, những phong tục tập quán hoặc các giá trị nhân văn khác. LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NÚI BÌNH SAN (HÀ TIÊN) TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1.3. Chức năng du lịch 1.1.3.1. Chức năng kinh tế Du lịch được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” bởi nó đang là ngành kinh doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như của nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Lượng khách du lịch tăng nhanh tạo cơ hội cho du lịch phát triển ngày càng mạnh mẽ. Du lịch nước ta trong 6 tháng đầu của năm 2011 đã đón được 2,996 triệu lượt khách quốc tế, tăng 18,1% so với cùng kì năm 2010 và phục vụ được 17,5 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu từ du lịch ước đạt 62.000 tỷ đồng, tiếp nối được đà tăng trưởng từ cuối năm 2010 mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn, giá cả hàng hóa trong nước, quốc tế tăng cao cùng nhiều yếu tố bất lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế nhiều nước bị suy giảm như hiện nay, người dân “thắt lưng buộc bụng”, nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 đạt xấp xỉ 7 triệu lượt người( 6.8 triệu lượt), tăng 9,5% so với năm 2011, cao nhất từ trước tới nay. Trong số này, khách du lịch đạt mức trên 4 triệu lượt, một kỷ lục mới, phần lớn trong số đó là khách từ Trung Quốc , Đài Loan, các nước Đông Nam Á và Nga. Ngành du lịch còn tạo việc làm cho nhân viên như nhân viên khách sạn, tài xế taxi, hướng dẫn viên du lịch, công nhân xây dựng, nhân viên giải trí, nhân viên nhà hàng, nhân viên vận chuyển... Ngoài tạo công ăn việc làm, du lịch còn tạo ra thu nhập và đem lại lợi ích cho dân chúng địa phương bằng cách gia tăng hoạt động kinh tế. Các khoản thu ở du khách giúp chính quyền địa phương có thể trang trải chi phí giáo dục, chăm sóc y tế và những dịch vụ khác. Khoản tiền mà du khách trả cho khách sạn, nhà hàng giúp cho việc trả lương nhân viên và yểm trợ những doanh nghiệp khác. Du lịch còn thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển (giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…). Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch còn mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa. Việc tiêu dùng dịch vụ và hàng hóa vật chất trong du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm với nơi sản xuất chúng. Vì vậy khách du lịch đến và tiêu dùng tại nơi có hàng hóa. Điều đó góp phần giảm các chi phí vận chuyển hàng hóa đến cho khách hàng, đồng thời nó cũng tiết kiệm được nhiều thời gian và thu hồi vốn nhanh trong hoạt động du lịch. 1.1.3.2. Chức năng sinh thái Du lịch tạo sự gắn bó của con người với môi trường, đưa con người đến với thiên nhiên. Ở các nước công nghiệp, nhu cầu du lịch thường được hình thành bởi sự mong muốn được thay đổi không khí ngột ngạt của các khu công nghiệp với khói bụi LÝ THỊ HỒNG THẮM (6096225) 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan