Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác bài tập thực tiễn giúp học sinh hiểu bản chất và yêu thích hóa học...

Tài liệu Khai thác bài tập thực tiễn giúp học sinh hiểu bản chất và yêu thích hóa học

.PDF
16
130
134

Mô tả:

SKKN Môn Hóa Học SỞ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TỈNH BÌNH ðỊNH TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG  Tên ñề tài: “KHAI THÁC BÀI TẬP THỰC TIỄN GIÚP HỌC SINH HIỂU BẢN CHẤT VÀ YÊU THÍCH HÓA HỌC” Giáo viên thực hiện: LÊ THỊ HỒNG NHÂN Tổ chuyên môn: LÝ- HÓA - SINH Năm học 2012-2013 Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học SỞ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TỈNH BÌNH ðỊNH TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG  Tên ñề tài: “KHAI THÁC BÀI TẬP THỰC TIỄN GIÚP HỌC SINH HIỂU BẢN CHẤT VÀ YÊU THÍCH HÓA HỌC ” Giáo viên thực hiện: LÊ THỊ HỒNG NHÂN Tổ chuyên môn: LÝ- HÓA - SINH Năm học 2012-2013 Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học A. MỞ ðẦU. ðặt vấn ñề: I. Hóa học là khoa học về sự biến ñổi các chất. Nó nghiên cứu thành phần cấu tạo các chất, sự phụ thuộc tính chất của các chất vào thành phần và cấu tạo của chúng, ñiều kiện và phương pháp ñể biến ñổi chất này thành chất khác. Quá trình chuyển hóa các chất tạo nên các hiện tượng xảy ra thường xuyên trong tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày của con người. Việc hiểu rõ về những biến ñổi vật chất, những hiện tượng xảy ra nhằm kích thích tính tò mò, dẫn dắt học sinh tìm cách hiểu ñúng, khám phá ra tri thức mới. Từ ñó giúp các em hiểu rõ ñược bản chất của hóa học, yêu thích và học tốt hơn bộ môn hóa học trong nhà trường. Trên cơ sở ñó giáo dục cho các em lòng say mê nghiên cứu, tích cực chủ ñộng sáng tạo, có ý thức bảo về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa của môi trường do con người gây ra nhằm tạo dựng cuộc sống ngày càng ñẹp hơn, chất lượng hơn. Chính vì vậy việc ñưa bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học hóa học là rất quan trọng và phù hợp với xu hướng ñổi mới giáo dục hiện nay. Vận dụng kiến thức ñã học và giải thích hiện tượng thực tiễn nhằm giúp học sinh hiểu rõ về bản chất hóa học và thấy yêu thích môn hóa hơn thực tại. ðồng thời học sinh có thể khắc sâu kiến thức lý thuyết từ những cái gì mình thấy hằng ngày , ñể từ ñó chúng ta có thể ñưa môn hóa ñến gần với các em hơn. I.1.Thực trạng của vấn ñề: Trong chương trình giảng dạy bộ môn hóa học THPT có thể nói kiến thức trong một tiết học khá nhiều, áp lực về mục tiêu nắm kiến thức trọng tâm, phương pháp giải nhanh các dạng bài tập lớn nên việc dành thời gian cho việc giải thích các hiện tượng hóa học còn hạn chế. Vì vậy khả năng nhận thức về kiến thức hóa học trong thực tiễn của học sinh còn hạn chế, chưa tạo ñược mối liên hệ giữa kiến thức hóa học trong sách vở với kiến thức thực tiễn. Việc mong muốn các em giải thích ñược các hiện tượng hóa học trong tự nhiên là mục tiêu phấn ñấu của các giáo viên chúng tôi. I.2.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp: ðịnh hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh: phát triển toàn diện về ñạo ñức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực bản thân, tính năng ñộng sáng tạo, hình thành nhân cách con người, xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân...ðể ñạt ñược các mục tiêu trên thì việc ñổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt ñộng hóa “lấy học sinh làm trung tâm” ñược coi là quan trọng. ðối với bộ môn hóa học ngoài việc ñổi mới phương pháp dạy học còn ñổi mới cả phương pháp kiểm tra ñánh giá từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm. ðòi hỏi bản thân người học phải hiểu rõ bản chất hiện tượng, yêu thích và hứng thú ,say mê trong tìm tòi thì mới có kết quả tốt trong học tập. Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy ñể nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hóa, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực, cần khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong ñời sống ñưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp học sinh biết cách nhìn nhận các hiện tượng hóa học, rèn luyện Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ñem lại niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn ñề tài “Giúp học sinh hiểu bản chất và yêu thích hóa học từ bài tập thực tiễn” làm ñề tài nghiên cứu giảng dạy cho học sinh tại trường và ñã ñạt ñược một số kết quả mong muốn ñồng thời giới thiệu ñến quý thầy cô làm tư liệu giảng dạy. I.3. Phạm vi nghiên cứu ðề tài này ñược xây dựng trên chương trình kiến thức hóa học ñược áp dụng cho học sinh khối 10,11,12 tại trường THPT Lý Tự Trọng, là ñối tượng học sinh của cả hệ A lẫn hệ B tuy thế việc giải thích các hiện tượng hóa học của phần lớn các em còn hạn chế . Trong ñề tài này tôi xây dựng các dạng câu hỏi thực tiễn vận dụng vào từng phần kiến thức của các bài dạy trong chương trình hóa học lớp 10,11,12 với mong muốn giúp cho các em lĩnh hội những kiến thức của bộ môn hóa một cách hứng thú và say mê hơn. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH II.1.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn II.1.1.Cơ sở lý luận Bản chất hóa học của các hiện tượng là sự biến ñổi các chất hóa học từ chất này sang chất khác dưới tác dụng của các chất liên quan. Muốn hiểu bản chất hóa học của một hiện tượng ta cần phân tích trong hiện tượng ñó có chất ban ñầu là những chất gì, dưới tác dụng của các chất xung quang nó biến ñổi thành phần hay không, phản ứng hay không, ñể cuối cùng nó thành chất gì, và tham gia những phản ứng nào, viết ñược phương trình của chúng. Tâm lý học sinh khi học bộ môn hóa học: Xuất phát từ ñặc thù của bộ môn hóa học là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về các chất xung quang ta, tuy thế việc phân tích sự biến ñổi từ chất này sang chất khác, ñiều kiện ñể chúng xảy ra phản ứng là rất phức tạp vì thế ñến với bộ môn hóa có thể nhiều học sinh cho rằng ñây là bộ môn khó nhớ ,khó học, khó nắm bắt, ñôi lúc thấy quá xa vời với cuộc sống hiện tại. Vì lý do ñó khi học một tiết hóa học cũng như một tiết ôn tập hóa học phần lớn các học sinh không có sự hứng thú, cảm giác chán nản. Làm cho học sinh yêu thích hóa học là học sinh cảm thấy hứng thú trong quá trình học, thích tìm tòi nghiên cứu về nó. Yêu thích hóa học có ñôi lúc không cần thiết phải giỏi về hóa mà nó có thể thấy nhẹ nhàng hơn trong những tiết học hóa chán ngấy như những học sinh thường nói. Trong nội dung bài viết của tôi , tôi chỉ mong một phần nào ñó học sinh cảm thấy môn hóa gần gủi hơn ,hấp dẫn hơn và có thể trao ñổi với các người thân trong gia ñình về các hiện tượng thực tiễn một cách khoa học. Bài tập hóa học thực tiễn có ý nghĩa như thế nào? Bài tập thực tiễn là bài tập có nội dung xuất phát từ thực tiễn. Vận dụng kiến thức ñã học vào cuộc sống và sản xuất ñể giải quyết một số vấn ñề ñặt ra từ thực tiễn. Các vấn ñề thực tiễn có liên quan ñến hóa học thì rất nhiều rất rộng, vì vậy giáo viên phải có phương pháp giảng dạy làm sao cho học sinh có thể giải thích ñược các vấn ñề nảy sinh trong thực tiễn, làm ñược các bài tập liên quan ñến thực tế cuộc sống. Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,…Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, dung dịch…ñều liên quan ñến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein,…ñều liên quan ñến kiến thức sinh học. Nếu người giáo viên biết kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng bài tập thực tiễn, lồng ghép các nội dung khác như bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn có thể làm cho nội dung bài dạy dể tiếp thu hơn, kiến thức gần gủi hơn. ðây cũng là hướng giáo dục của nước ta ñang ñẩy mạnh trong các năm gần ñây. ðưa bài tập thực tiễn vào chương trình không những làm cho tiết học , tiết bài tập sinh ñộng mà nó còn làm cho học sinh thấy ñược ý nghĩa của việc học hóa nói riêng và tầm quan trọng của việc học nói chung. Trong quá trình dạy và học, người giáo viên phải có ñịnh hướng liên hệ thực tế giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn cuộc sống hằng ngày và ñưa ra nhiều tình huống giả ñịnh kèm vào các phương pháp giảng dạy ñể học sinh tranh luận, phát huy tính chủ ñộng sáng tạo của học sinh. Những tình huống gây vấn ñề như vậy sẽ kích thích học sinh học tập, thi ñua tìm câu trả lời và các em sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. II.1.2.Cơ sở thực tiễn Với ñặc thù của bộ môn hóa học là một số các khái niệm, ñịnh luật, tính chất...ñưa vào bài học rất khô cứng, trừu tượng nên học sinh hay nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này, thêm vào ñó cơ sở vật chất phương tiện dạy học của trường còn thiếu thốn. Trước những yêu cầu ñổi mới của giáo dục, chất lượng học sinh của trường và ñặc thù của bộ môn như vậy, ñòi hỏi ñội ngũ giáo viên phải nổ lực hết mình tìm ra các phương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy. Vì vậy việc ñưa bài tập thực tiễn vào các tiết dạy hoặc tiết bài tập là hết sức cần thiết giúp cho các em thêm niềm vui, niềm hứng thú trong học tập và yêu thích môn hóa học hơn. Thực tế trong chương trình SGK hiện hành tuy có bài tập thực tiễn nhưng quá ít trong khi ñó số hiện tượng , sự vật xung quang ñược giải thích trên cơ sở hóa học thì rất nhiều. Do ñó việc lồng ghép bài tập thực tiễn vào bài dạy hoặc bài tập ôn tập của chương có thể giúp học sinh khắc sâu kiến thức cũ mà không cần học thuộc lòng.Như vậy ta có thể thay ñổi cục diện bộ môn hóa học từ cái khó nhớ khó thuộc , từ các khô cứng sang một bộ môn vận dụng lý thú, mang tính II.2. Biện pháp tiến hành Nắm vững phân phối chương trình và phương pháp giảng dạy của từng bài học ñối với các khối lớp: Trong những năm qua, ñược sự phân công giảng dạy hóa khối 12 của trường, bản thân tôi luôn coi trọng PPCT và việc soạn giảng bài mới là ñiểm xuất phát cho một tiết học ñạt hiểu quả. Thực tế chứng minh rằng: Chỉ khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàn, học sinh mới có thể học tốt ñược. Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Nghiên cứu kĩ ñối tượng học sinh từng lớp về khả năng tư duy, nhận thức, khả năng học tập, rèn luyện, thái ñộ, tình cảm của các em ñối với môn học ñể người giáo viên lựa chọn ñúng phương pháp truyền ñạt, việc lựa chọn bài tập thực tiễn ñặt vào vị trí nào trong bài giảng ñể ñạt hiệu quả cao ñó là vấn ñề ñòi hỏi người giáo viên cần phải nghiên cứu. Các bước vận dụng bài tập thực tiễn: ðối với mỗi kiểu bài lên lớp, mỗi bài học cụ thể cho phép vận dụng bài tập hóa học thực tiễn khác nhau. Bí quyết ở ñây là sự ña dạng, phong phú, thực tế và vừa sức với các em. Người giáo viên có thể vận dụng linh hoạt theo một số hình thức sau: + ðưa bài tập thực tiễn làm tình huống ñặt vấn ñề vào bài mới: một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả ñịnh yêu cần học sinh cùng tìm hiểu, giải thích sẽ cuống hút ñược sự chú ý của học sinh trong tiết học. + ðưa bài tập thực tiễn lồng ghép vào nội dung bài học, tiết ôn tập có tính liên hệ thực tế cao, giải thích các hiện tượng bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày như các vật dụng bằng sắt dùng lâu ngày bị gỉ sắt, thức ăn ñể lâu ngày bị ôi thiu... + Lồng ghép bài tập thực tiễn vào các hoạt ñộng ngoài giờ lên lớp: ngoài chương trình học chính khóa, ñể giúp các em nâng cao và khắc sâu kiến thức cần tổ chức nhiều hoạt ñộng ngoại khóa ña dạng phong phú. Khảo sát khả năng vận dụng kiến thúc hóa học thực tiễn của các lớp vào ñầu năm học ñể có cơ sở nghiên cứu ñối chứng , rút kết luận. Thường xuyên ñưa bài tập thực tiễn vào kiểm tra miệng, thảo luận nhóm, ôn tập ñể rèn luyện kĩ năng, giải thích vấn ñề hóa học. B NỘI DUNG I MỤC TIÊU: -Khảo sát khả năng giải thích các hiện tượng hóa học của học sinh và rút ra nhận xét chung. - Tiến hành ñáng giá kết quả học tập môn hóa khi không lồng ghép bài tập thực tiễn và sau khi có lồng ghép bài tập thực tiễn. II MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ðỀ TÀI II.1 Thực trạng của một tiết học hóa cũng như một tiết ôn tập hóa. II.1.1.ðáng giá về nội dung SGK: -ðối với giáo viên: khi nhận xét về chương trình SGK có tới 45,45% giáo viên cho rằng SGK còn thiếu tính thực tiễn, thiếu tính thực tế ñể học sinh áp dụng nó vào ñời sống, 86,36% giáo viên cho rằng SGK còn quá ôm ñồm về kiến thức Có 27,27% giáo viên cho rằng thời lượng tiết ôn tập còn quá ít, bài tập cho tiết ôn tập còn quá sức thiếu tính thực tiễn còn nặng tính lý thuyết. -ðối với học sinh: qua tham khảo ý kiến của 450 học sinh tôi nhận ñược kết quả: có 55,52% học sinh cho rằng kiến thức lý thuyết SGK còn khó hiểu. Có tới 53,84% cho rằng SGK còn ít nội dung thực tiễn, chưa giúp học sinh hiểu ñược kiến thức hóa học xung quanh, 16,37% học sinh cho rằng kiến thức bài tập SGK còn quá sức với bản thân. Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Từ những kết quả như trên có thể thấy rằng nội dung chương trình SGk Hóa học mới còn một số hạn chế cần khắc phục như sau: các nội dung kiến thức ñưa vào cần phong phú, có bề rộng nhưng cần có tính chọn lọc cao về kiến thức cơ bản, ñặc biệt cần các kiến thức thựic nghiệm, thực tiễn ñời sống vào nội dung bài học. II.1.2. ðánh giá tâm lý học sinh trong một tiết học hóa: -ðối với giáo viên: Theo ñiều tra sơ bộ về ý kiến của giáo viên thuộc ba trường lân cận tôi thống kê ñược kết quả : 54,3% giáo viên cho rằng tiết học hóa trở nên khô khan, mang tính lý thuyết. Có tới 60,5% giáo viên ngại lồng ghép các kiến thức thực tiễn vì không ñủ thời gian. Học sinh phần lớn không tự nghiên cứu ,chủ yếu tiếp thu từ giáo viên. -ðối với học sinh: Thực trạng trên ñây dẫn ñến hệ quả là học sinh trong giờ Hóa học thường ít hoạt ñộng, kể cả hoạt ñộng cơ bắp và ñặc biệt là hoạt ñộng tư duy. Học sinh chưa ñược là chủ thể của hoạt ñộng học tập. Từ những phân tích ñó ta có thể rút ra nhận ñịnh chung cần tiến hành tổ chức dạy và học một cách tự giác,tự nghiên cứu, trong ñó việc lồng ghép bài tập thực tiễn vào tiết dạy hoặc trong các tiết ôn tập chương là rất cần thiết và phần nào khắc phục các hạn chế trên. II.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cũng như sự hứng thú của học sinh trong tiết Hóa học: II.2.1.Áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp với từng dạng bài học: -Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn ñề; thường phương pháp này người giáo viên phải biết xây dựng các tình huống có vấn ñề ,yêu cầu học sinh giải quyết. -Phương pháp dạy học theo dự án: phương pháp này là một trong các phương pháp tối ưu nhưng nó chỉ phù hợp cho học sinh khá, có khả năng tự học tự nghiên cứu. - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan, ñặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hóa học. II.2.2. ðưa bài tập thực tiễn vào tiết dạy một cách linh hoạt II.2.2.1. ðưa bài tập thực tiễn vào làm tính huống ñặt vấn ñề vào bài mới hoặc vào một nội dung mới của bài. Vd 1: Khi dạy bài Lipit tôi dẫn dắt như sau: Dân gian có câu: “ Thịt mỡ, dưa hành, câu ñối ñỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường ñược ăn cùng nhau? ðể hiểu ñiều ñó chúng ta vào bài mới, sau khi dạy xong giáo viên yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa hóa học của câu nói trên. Giải thích: Mỡ là este của glixerol với các axit béo (RCOO)3C3H5. Dưa chua cung cấp H+ làm xúc tác cho việc thủy phân este do ñó có lợi cho sự tiêu hóa mỡ ( trong phần tính chất hóa học của lipit). Áp dụng:Giáo viên có thể sử dụng bài tập trên ñể nhấn mạnh tính chất hóa học của lipit. Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Vd 2: Khi dẫn dắt học sinh vào bài nitơ ta dẫn dắt bằng câu ca dao: “ Lúa chiêm lấp ló ñầu bờ Hể nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên” Tại sao khi nghe tiếng sấm lúa chiêm lại phất cờ mà lên? ðiều này giải thích như thế nào? Khi dạy ñ1ên tính chất của nitơ giáo viên lại yêu cầu học sinh trả lới câu hỏi lúc ban ñầu theo kiến thức hóa học trong bài. Giải thích: khi trời sấp chớp phản ứng giữa nitơ và ôxi xảy ra tạo khí NO, ñây là khí không bền nó kết hợp với ôxi không khí tạo NO2 , khí này theo nước mưa rơi xuống ñất cung cấp cho ñất một lượng nitơ ( còn gọi là [phân ñạm) do ñó lúa tốt tươi. Nhờ hiện tượng này hàng năm phân ñạm tăng 6 – 7 kg N2 cho mỗi mẫu ñất. Ngày nay người ta ñiều chế ure từ không khí chủ ñộng bón cho cây trồng và trong nền nông nghiệp hiện ñại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành công nghiệp hóa chất “hướng về không khí ñòi lương thực” là càng lớn Áp dụng : giáo viên có thể áp dụng ñể học sinh khắc sâu phản ứng giữa nitơ và ôxi. Vd 3: Khi vào bài tinh bột ta có thể cho học sinh so sánh “ Khi ta vừa ñào khoai lang ñem ñi nấu liền và khi ñể vài ngày sau mới nấu thì ñộ bùi ,ñộ ngọt thay ñổi như thế nào? Vì sao? ” Học sinh có thể so sánh ñược nhưng không trả lời ñược vì sao, chúng ta mới dẫn dắt học sinh vào bài. Gỉai thích : khi ta vừa ñào lên khoai lang còn nhiều tinh bột nên ñộ bùi của nó cao, sau vài ngày dưới tác dụng của chất xúc tác là các enzim, tinh bột trong củ lang bị thủy phân thành ñường glucozơ nên ñộ bùi giảm và ñộ ngọt tăng lên. Áp dụng: giáo viên có thể áp dụng cho việc củng cố phản ứng thủy phân của tinh bột thành ñường glucozơ. Vd 4: Khi dẫn dắt vào bài hợp chất của canxi trong chương trình 12 ta yêu cầu học sinh giải thích câu “Trăm năm bia ñá cũng mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” Tại sao bia ñá lại mòn? Giải thích: vì theo thời gian ñá vôi sẽ phản ứng với không khí có hơi nước và mòn dần theo phương trình sau: CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 Áp dụng : kiến thức này áp dụng khắc sâu kiến thức cho phần tính chất của CaCO3. Vd 5: Khi dạy bài hợp chất của nhôm ta dẫn dắt vào phần muối nhôm bằng câu nói dân gian: “ Anh ñừng bắc bậc làm cao Phèn chua em ñánh nước nào cũng trong” Tại sao khi ñánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong ? Giải thích: Công thức hóa học của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Do khi ñánh phèn trong nước phèn tan ra tạo kết tủa Al(OH)3, chính kết tủa keo này ñã dính kết các hạt ñất nhỏ lơ lửng trong nước ñục thành các hạt ñất to hơn, nặng và chìm xuống làm nước trong. Nên trong dân gian có câu: Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước ñục ở các vùng lũ ñể có nước trong dùng cho tắm, giặt. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên ñông y còn gọi là minh phàn ( minh là trong trắng, phàn là phèn). Áp dụng: Giáo viên có thể ñặt câu hỏi trên cho phần “nhôm sunfat” II.2.2.2.ðưa bài tập thực tiễn vào phần củng cố kiến thức toàn bài. Vd 1: Khi ta dạy xong bài hợp chất của canxi ta yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng tạo thạch nhủ trong hang ñộng( cụ thể hơn là hiện tượng tan ñá và tạo nhủ ở ñó). Giải thích :Trong ñá thông thường chủ yếu CaCO3, khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo môi trường axit làm tan ñược ñá vôi, những giọt nước mưa rơi xuống như vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào ñá những ñường nét khác nhau CaCO3  + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Theo thời gian núi tan dần dần tạo ra các hanh ñộng và khi có ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp thì Ca(HCO3)2 bị nhiệt phân theo phương trình: Ca(HCO3)2 ⇌ CaCO3  + CO2 + H2O Như vậy lớp CaCO3 lưu lại ngày càng nhiều dày gọi ñó là nhũ có màu và hình thù ña dạng Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy trong các hang ñộng núi ñá. Giáo viên có thể xen vấn ñề này trong khi khi dạy ñến phần muối cacbonat . Vd 2: Sau khi dạy xong bài ôzôn ta cho học sinh giải thích hiện tượng “Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp ñường xá, khu phố, rừng cây ... bầu trời xanh sạch không khí trong lành hơn?” Giải thích :Do trong không khí có 20% O2, nên khi có sấm chớp tạo tia lửa ñiện tạo UV ñiều kiện 3O2  → 2O3 . Tạo một lượng nhỏ ozon, ozon có khả năng sát trùng . O3 → O2 + O (sát trùng). Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi ,ozon là tác nhân làm môi trường sạch sẽ, trong lành. Áp dụng: Vấn ñề này ñược dùng ñể củng cố bài Oxi – Ozon giúp học sinh kiểm nghiệm trong cuộc sống. Vd 3: Khi dạy xong bài sơ luợc về một số kim loại khác ta yêu cầu học sinh giải thích: Vì sao ta hay dùng bạc ñể “ñánh gió” khi bị trúng gió? Giải thích: Khi bịtrúng gió ñột có lượng khí H2S, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương ñối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag ñể ñánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do ñó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi ñánh gió sẽ có màu ñen xám: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O (ñen) Áp dụng: Hiện tượng “ñánh gió” ñã ñược ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho ñến tận bây giờ ñể chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi củng cố bài kim loại bạc. Vd 4: ðể củng cố cho bài hóa học và vấn ñề môi trường giáo viên ñặt câu hỏi: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các ñộng cơ ñốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 ñóng vai trị thứ hai. - Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng ñài làm từ ñá cẩm thạch, ñá vôi, ñá phiến (các loại ñá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó ñă gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ñặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn ñề ô nhiễm môi trường luôn ñược cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta ñang rất chú trọng ñến vấn ñề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể ñặt vấn ñề này khi củng cố bài hóa học và môi trường. Vd 5: Khi dạy xong bài amin ta củng cố bài bằng câu hỏi: “ Vì sao cá có mùi tanh khi nấu canh ta thường phải nấu canh chua” Giải thích: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. ðể khử mùi tanh của cá khi nấu người ta thường cho các loại lá hoặc quả có vị chua (thường chứa các axit) và khi ñó các amin trong cá tác dụng với axit làm giảm mùi tanh. RNH2 + H+ → R-NH3+ Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này vào phần củng cố bài amin. II.2.2.3. ðưa bài tập thực tiễn vào tiết ôn tập chương. Vd 1 : Khi ôn tập chương kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ta ñưa 1 số bài tập sau: Bài 1.“Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?” Giải thích: Vôi là canxi hiñroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng ñục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chống khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O ↑ Áp dụng: Giáo viên có thể ñặt câu hỏi trên cho phần ôn tập tính chất hóa học của canxi hiñroxit . Bài 2.‘Tại sao những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng?” Giải thích: Quá trình hình thành men răng: 5Ca2+ + 3PO43- + OH-  Ca5(PO4)3OH Trong vôi có Ca2+ và OH- nên cân băng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo men răng làm cho răng chắc và bóng. Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Áp dụng : giáo viên có thể áp dụng cho phần mở rộng tính chất của canxihidroxit. Bài 3. “Tại sao khi bị ong ñốt , kiến ñốt ta thường quét lên vết thương một ít vôi thì ñỡ ñau hơn” Giải thích: vì trong nước bọt của các con côn trùng thường có axít fomic ,nên khi bị chúng ñốt chúng ta cho 1 ít vôi thì phản ứng trung hòa xảy ra , lượng axit giảm và cảm giác ñỡ ñau nhức hơn. 2HCOOH + Ca(OH)2  (HCOO)2Ca + 2H2O. Áp dụng : ôn lại tính chất tác dụng với axit của Ca(OH)2 Bài 4.Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ? Giải thích: Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt ñộ sôi cao hơn 100oC. Khi ñó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin. Áp dụng: ðây là một vấn ñề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ không biết. Học sinh dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn. Từ ñó góp phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống, nhằm nhấn mạnh ứng dụng của NaCl. Vd 2: Khi ôn tập phần nhôm ,crôm ta cần ñưa vào một số bài tập sau: Bài 1. “Vì sao khi ñựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu nhôm sẽ bị thủng ?” Giải thích: Vì nhôm là kim loại tạo ñược hợp chất Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên khi cho nước vôi vào chậu nhôm thì xảy ra các phản ứng sau: Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O 2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O 2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + H2 Áp dụng: Mục ñích là cung cấp cho học sinh một số tình huống có vấn ñề nhằm kích thích sự hưng phấn và yêu cầu học sinh trả lời vào tiết ôn tập lý thuyết về hợpp chất của nhôm. Bài 2. Giải thích hiện tượng:“ Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh , chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chổ ngập nước biến thành màu xám ñen ?” Giải thích: Thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu ñen. Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ ñẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị ñen. Vì vậy bên trong nồi nhôm, chổ có nước biến thành màu xám ñen có 3 ñiều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải ñủ lớn, thời gian ñun sôi phải ñủ lâu, nồi nhôm phải là nồi mới. Ptrình : 2Al + 3 Fe2+  2Al3+ + 3 Fe Áp dụng: áp dụng ñể ôn lại tính chất của nhôm. Bài 3.tại sao kim loại nhôm thì tác dụng với nuớc nhưng các vật bằng nhôm không thấy có phản ứng với nuớc” Giải thích : vì các vật bằng nhôm luôn ñược phủ bên ngoài lớp oxit nhôm bền vững do ñó các vật dụng này không phản ứng với nước. Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Áp dụng : ñể ôn lại tính bền của oxit nhôm, và khả năng phản ứng với nuớc của nhôm. Bài 4.Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe ñã uống rượu? Gải thích :Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. ðặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. ðây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh ñen. Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh ñen. Dựa vào sự biến ñổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết ñược mức ñộ uống rượu của tài xế. ðây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế ñã uống rượu khi tham gia giao ñể ngăn chặn những tai nạn ñáng tiếc xảy ra. Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên ñưa nội dung này vào bài “Hợp chất của crôm”. Vd 3: Khi ôn tập chương cacbohidrat ta cần cho thêm một số bài tập thực tiễn như: Bài 1. “Vì sao ăn ñường glucozơ lại cảm thấy ñầu lưỡi mát lạnh ?” Giải thích: Quá trình hòa tan glucozo là quá trình thu nhiệt, do ñó ta cảm thấy ñầu lưỡi mát lạnh. Áp dụng: ðây là một hiện tượng thường gặp, giáo viên ñưa vấn ñề này vào phần tính chất vật lí của glucozơ ở bài 5: Glucozơ Bài 2. “Khi cần cung cấp năng lượng (cho vận ñộng viên, người ốm...) người ta thường cho uống nước ñường. ðường ñó là gì?” Giải thích: Khi cần cung cấp năng lượng ngay, người ta thường cho uống nước ñường glucozơ là loại ñường ñơn giản nhất của gluxit, khi vào cơ thể nó sẽ tham gia phản ứng chuyển hóa ñể cung cấp năng lượng ngay. Còn nếu dùng ñường saccarozơ thì phải trải qua giai ñoạn thủy phân thành 2 monosaccarit, sau ñó mới có thể chuyển hóa tiếp ñể cung cấp năng lượng. Như vậy không cung cấp năng lượng ngay ñược. Áp dụng: Giáo viên sử dụng vấn ñề này trong phần ứng dụng của glucozơ . Bài 3. “Cùng một khối lượng gạo như nhau nhưng tại sao khi nấu cơm gạo nếp lại cần ít nước hơn cơm gạo tẻ?” Giải thích: Trong gạo tẻ, hàm lượng amilopectin (80%) ít hơn trong gạo nếp (98%) amilopectin hầu như không tan trong nước nên khi nấu cơm gạo nếp cần ít nước hơn cơm gạo tẻ. Áp dụng: Giáo viên vận dụng ñể học sinh ôn lại cấu tạo của tinh bột. Bài 4.Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có giống với ñộ rượu hay không ? Giải thích: Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia ñóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,…Có người hiểu ñó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học hiểu như vậy là không ñúng. Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( ñộ rượu) mà biểu thị ñộ ñường trong bia. Nguyên liệu chủ yếu ñể nấu bia là ñại mạch. Qua quá trình ñại mạch lên men sẽ cho lượng lớn ñường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, nếu trong 100ml dung dịch lên men có 12g ñường người ta biểu diễn ñộ ñường lên men là bia 12o. Do ñó bia có ñộ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o. Còn nếu trên chai bia ghi ñộ cồn thì ñó cũng là ñộ rượu của loại bia ñó. Áp dụng: ðây là vấn ñề mà mọi người rất thường nhầm giữa ñộ rượu và ñộ ñường về những con số ghi trên những chai bia, giúp học sinh phân biệt ñộ rượu với con số ghi trên chai bia. Bài 5.Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ? Giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt: Áp dụng: ôn lại tính chất thủy phân của tinh bột thành ñường glucôzơ. Bài 6.Giải bài toán. Một nhà máy ñường mỗi ngày xử lí 30 tấn mía. Cứ một tạ mía cho 65 lít nước mía với nồng ñộ ñường 7,5% và khối lượng riêng 1,103g/ml. Cô cạn dung dịch ñường này thành mật chứa 10% ñường, từ ñó chế ra ñường thô. ðể chuyển ñường thô thành ñường kính người ta phải dùng vôi với liều lượng 2,0kg vôi sống cho 100kg ñường thô. Xác ñịnh lượng nước bay hơi trong mỗi ngày sản xuất ñường thô và lượng ñá vôi chứa 80% CaCO3 cần nung ñể có vôi xử lí 1,5 tấn ñường thô. Cách giải :Khối lượng nước mía: 1,103 . 65 . 300 = 21508,5kg. Khối lượng ñường: 21508,5 . 7,5/100 ≈ 1613,1 kg. Khối lượng nước bay hơi: 21508,5 - 1613,1 . 100/10 ≈ 5377kg. Khối lượng vôi cần dùng: 2.1500 / 100 = 30kg. Khối lượng ñá vôi cần dùng: 30 . 100 . 100 / (56 . 80) = 67kg. Áp dụng: Bài toán này có thể ñưa vào tiết ôn tập saccarozơ. Mục ñích giúp học sinh hiểu ñược một cách cơ bản về sản xuất ñường mía như thế nào? ðây là một bài toán có ý nghĩa thực tế trong công nghiệp. Ngoài ra còn giúp học sinh có thể ước tính theo khối lượng mía cây ra nước mía nếu dùng kinh doanh nước mía. Có thể ñây là bài toán tạo hứng thú học tập. II.2.2.4. ðưa bài tập thực tiễn vào ñể giải thích hoặc minh chứng cho một ñịnh luật trong hóa học: II.2.2.4.1.Khi ta cần phân tích ñịnh luật bảo tòan khối lượng ta cần cho học sinh một số bài tập sau: Bài 1. “Hãy so sánh lượng than thu ñược khi ta ñốt một ñống củi và lượng củi lúc ban ñầu , giải thích?” Giải thích : luợng than thu ñược có khối lượpng nhỏ lượng lượng củi ban ñầu vì trong quá trình ñốt cháy còn sinh ra một lượng khí. Vậy khối lượng củi = khối lượng than + khối lượng khí bay ra. Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Bài 2. Nếu ta ñem một ký ñường và một ký bột ñi làm bánh ñể ñược một mâm bánh .hỏi khối lượng mâm bánh là bao nhiêu? Giải thích : khối lượng mâm bánh là 2 ký vì: Khối lượng bột + khối lượng ñường = khối lượng bánh Bài 3.Tại sao trong một ngày ta ăn vào rất nhiếu chất nhưng cân nặng của ta ở ngày trước và ngày sau lại không ñổi. Giải thích: vì trong một ngày ta ăn vào nhiều chất nhưng song song với nó ta thải ra cũng rất nhiều chất như vây ta có: Khối lượng các chất ăn vào = khối lượng các chất thải ra II.2.2.4.2. Khi cần phân tích một số ñịnh luật hoặc qui luật biến ñổi trong hóa học: Bài 1: Tại sao trong nuớc tiểu của ta lại có nhiều NH3? Giải thích : vì trong một ngày ta ăn rất nhiều các chất có amino axit NH2-R-COOH mà trong các amino axit lại chứa nguyên tố nitơ, nhưng cơ thể của ta chỉ cần một lượng nitơ không lớn do ñó lượng nitơ dư thừa chúng ta phải thải ra theo ñường tiểu tiện. Như vậy ta có : mN( trong thức ăn)= m(N cần cho cơ thể) + m(N thải ra) Bài 2: Em hãy cho biết, nếu diện tích phần bảng ñã viết càng nhiều thì diện tích phần bảng không viết sẽ như thế nào và ngược lại? Tổng diện tích của phần viết và không viết như thế nào? Trả lời: nếu diện tích phần viết càng nhiều thì diện tích phần không viết càng ít và ngược lại. Tổng diện tích của 2 phần không ñổi. Giáo viên có thể ứng dụng vấn ñề này ñể liên hệ quy luật biến ñổi tính phi kim và kim loại trong nguyên tử của một nguyên tố. Nếu tính phi kim của nguyên tử một nguyên tố mạnh thì tính kim loại yếu và ngược lại. từ ñây có thể phát biểu quy luật biến ñổi tính phi kim và kim loại trong một chu kì, phân nhóm chính. Áp dụng: Có thể áp dụng cách nêu vấn ñề này hay một ví dụ có tính chất tương tự ñể xây dựng quy luật về tính phi kim, kim loại trong một nguyên tố, tính axit bazơ của oxit, hiñroxit của nguyên tố trong một chu kì, phân nhóm chính. Có thể giúp học sinh học dễ nhớ hơn. II.3 Khả năng áp dụng Với thời gian áp dụng thử nghiệm ở năm học 2011-2012 tôi thấy kết quả khả quan hơn , nhiều học sinh thích học hóa hơn dẫn tới chất lượng giáo dục cũng tăngñáng kể. Với kết quả ñó tôi nghỉ ñề tài trên có thể áp dụng và mở rộng cho nhiều khối lớp khác nhau và cho nhiều ñối tượng học sinh khác nhau, nhằm nâng cao chất lượng của bộ môn Hóa học. III.4. Lợi ích kinh tế Qua một năm nghiên cứu áp dụng và rút kinh nghiệm ñề tài trên, tôi nhận thấy chất lượng dạy và học hóa học khối 10,11,12 năm học 2011 – 2012 ñược nâng cao rõ rệt. Ở phương diện là một giáo viên trực tiếp ñứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. ðối với các em học sinh, sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực lồng ghép các bài tập hóa học thực tiễn vào bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt thông Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học qua chất lượng học tập bộ môn này ñược nâng cao. Cụ thể, thống kê ñiểm trung bình môn hóa ở những lớp ñược áp dụng phương pháp này và các lớp 12A3, 12A5 ñối chứng, so sánh như sau: Thành phần % học sinh ñạt trung bình bộ môn trở lên Lớp Kết quả ñầu học kỳ I HKI (2011-2012) Năm học (2011-2012) 12A1 87,2 % 100,0 % 100,0 % 12A5 64,5 % 68,1 % 80,4 % 12A3 75,7 % 76,9 % 71,1 % 12A2 76,8 % 78,1 % 82,2 % ðối với những lớp (12A2 ,12A3) không áp dụng ñề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học ít, kết quả học tập của học sinh lớp này cũng thấp. ðối với những lớp (12A1 , 12A5 ) áp dụng ñề tài này thì chất lượng bộ môn tăng cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho tỉnh nhà . C. KẾT LUẬN Dạy học tích cực là quan ñiểm dạy học bao gồm các phương pháp dạy học hóa học theo hướng giáo tổ chức ñể học sinh tích cực chủ ñộng tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới. Lĩnh hội mục tiêu ñổi mới giáo dục qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy cách xây dựng giáo án theo hướng tích cực hóa lồng ghép các bài tập hóa học thực tiễn sẽ phát huy ñược tính tư duy sáng tạo và ham thích học bộ môn hơn, nhất là ñối với học sinh người dân tộc tiểu số, các em cảm thấy không còn xa lạ với những biến ñổi vật chất, hiện tượng hóa học xảy ra hằng ngày... từ ñó giúp các em tự tin hơn trong học tập bộ môn. Cùng với việc ñổi mới trong giảng dạy và những trải nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng: “Không có phương pháp nào là vạn năng trong giảng dạy, không có chiếc chìa khóa nào có thể mở ñược kho tàng trí thức nếu như người giáo viên không biết sáng tạo trong cách truyền ñạt của mình”. *Qua ñây chúng tôi có một vài kiến nghị ñề xuất như sau: Một là, ñề tài ñược áp dụng cho học sinh các khối lớp: 10,11,12 Hai là, ñối với giáo viên cần phải nghiên cứu soạn thảo thêm nhiều bài tập thực tiễn ñể áp dụng cho từng ñối tượng học sinh, hướng dẫn và tạo cho học sinh thói quen ñọc sách, ñọc tư liệu. Bốn là, ñối với từng ñơn vị tạo ñiều kiện thuận lợi ñể giáo viên tiếp tục phát triển ñề tài trên qui mô rộng hơn. Gv : Lê Thị Hồng Nhân SKKN Môn Hóa Học Ba là, ñối với Sở GD-ðT cần tổ chức hội thảo chuyên ñề cho giáo viên bộ môn hóa học trong từng năm ñể giáo viên có dịp trao ñổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu ,tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học Trên ñây là toàn bộ ñề tài tôi ñã xây dựng và nghiên cứu trong một năm qua. Rất mong sự tham gia ñóng góp ý kiến của các ñồng nghiệp và hội ñồng khoa học ñể ñề tài ñược hoàn thiện hơn và ñược ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy và học bộ môn hóa học. Gv : Lê Thị Hồng Nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan