Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khả năng tiếp cận của người khuyết tật...

Tài liệu Khả năng tiếp cận của người khuyết tật

.DOC
22
1817
113

Mô tả:

1 MỤC LỤC I. Khái niệm............................................................................................................... 2 1. Người khuyết tật.................................................................................................2 2. Tiếp cận ( acessibility ).......................................................................................3 II. Cơ sở pháp lý gắn với người khuyết tật..................................................................3 1. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật...............................................3 2. Luật người khuyết tật số 51/ 2010/QH12............................................................3 III. Xã hội không rào cản đối với người khuyết tật...................................................4 1. Khái niệm............................................................................................................ 4 2. Ứng dụng “ xã hội không rào cản ”tại Việt Nam................................................4 IV. Khái quát về khả năng tiếp cận của người khuyết tật..........................................5 V. Cơ sở pháp lý trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận của người khuyết tật đối với những nguồn lực cơ bản trong xã hội............................................................................6 1. Vấn đề pháp lý chung về người khuyết tật..........................................................6 2. Những quy phạm, hiến pháp về sự tiếp cận của người khuyết tật tại Việt Nam. .7 VI. Khả năng tiếp cận của người khuyết tật với những nguồn lực cơ bản...............14 1. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất.......................................................................14 2. Khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật.............................................19 3. Khả năng tiếp cận thể chế và dịch vụ của người khuyết tật...............................20 VII. Giải pháp chung................................................................................................21 VIII. Hình ảnh các nguồn lực hỗ trợ người khuyết tật............................................21 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 2 I. Khái niệm 1. Người khuyết tật Luật người khuyết tật số 51/ 2010/QH12, ngày 17/6/2010 định nghĩa về người khuyết tật như sau: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Theo khoản 1, điều 2 Luật người khuyết tật, Việt Nam, 2010 Quan điểm của Tổ chức Y Tế Thế giới ( WHO ), có 3 khái niệm về người khuyết tật: - Khiếm khuyết: là sự mất hẳn, thiếu hụt hay bất thường cấu trúc chức năng giải phẫu, sinh lý do bệnh hay tai nạn tạo nên. Ví dụ như: cụt chi, trẻ em phát triển trí tuệ chậm,… - Giảm chức năng: là sự giảm hay mất một phần hoặc nhiều chức năng nào đó của cơ thể do khiếm khuyết tạo nên. Ví dụ: cụt chân không đi được, chậm phát triển trí tuệ làm giảm chức năng học,… - Tàn tật: Là tình trạng do khiếm khuyết, giảm chức năng cản trở người đó thực hiện vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Ví dụ: liệt nửa người không đi lại được, bại não, …  Nguyên nhân khuyết tật - Nguyên nhân bẩm sinh: đột biến nhiễm sắc thể hoặc di truyền - Nguyên nhân mắc phải: quá trình sinh nở của người mẹ, tổn thương hoặc di chứng não do bệnh tật để lại, thiếu kích thích từ môi trường, tổn thương trong cuộc sống 2. Tiếp cận ( acessibility ) 3 Là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng Theo Bộ Luật người khuyết tật Việt Nam - có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 II. Cơ sở pháp lý gắn với người khuyết tật 1. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 6 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực ngày 3 tháng 5 năm 2008. Đây là công cụ đầu tiên bảo vệ toàn diện quyền của người khuyết tật và là văn bản quốc tế chính thức khẳng định vị thế, quyền hợp pháp của những người khuyết tật và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia. Công ước này có ý nghĩa đặc biệt khi thay đổi cách nhìn nhận khuyết tật là vấn đề xã hội chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề về trách nhiệm của ngành y tế. Việt Nam là quốc gia thức 118 tham gia ký Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật, vào tháng 10 năm 2007. 2. Luật người khuyết tật số 51/ 2010/QH12 Luật người khuyết tật được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, đã trở thành hành lang pháp lý chính thức bảo vệ toàn diện quyền của người khuyết tật tại Việt Nam. Luật người khuyết tật ra đời đánh dấu sự ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật cũng như quy định trách nhiệm của Nhà Nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật. Luật người khuyết tật của Việt Nam là khung pháp lý nhằm tăng cường, phát huy và đảm bảo quyền lợi và mọi cơ hội cho người khuyết tật được tham gia, cũng như được tiếp cận mọi phương diện cơ bản của cuộc sống bao gồm: chăm sóc y tế, giáo dục, dạy nghề - việc làm, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giải trí, du lịch,…nhà ở, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin, truyền thông, dịch vụ bảo trợ xã hội dành cho người khuyết tật và các hoạt động khác. 4 III. Xã hội không rào cản đối với người khuyết tật 1. Khái niệm Xã hội không rào cản bao hàm cả việc nâng cao nhận thức xã hội tích cực về quyền tham gia đầy đủ của người khuyết tật vào các hoạt động xã hội. Đồng thời xã hội không rào cản cũng đòi hỏi người khuyết tật nhận thức vai trò và trách nhiệm của chính họ trong sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật ( 2007 ), Đại hội đồng Liên Hợp quốc: “ Công nhận rằng mỗi cá nhân có trách nhiệm với những cá nhân khác và với toàn thể cộng đồng của mình, do vậy có trách nhiệm đấu tranh cho sự thúc đẩy và tuân thủ các quyền đã được thừa nhận trong các văn kiện cơ bản về quyền con người ” 2. Ứng dụng “ xã hội không rào cản ”tại Việt Nam Chương trình dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình ra đời nhằm giúp người khiếm thính cùng gia đình và những người quan tâm có thể học ngôn ngữ ký hiệu từ xa, là hoạt động nhân văn và thiết thực, góp phần thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật và Luật Người khuyết tật nhằm xây dựng một xã hội hòa nhập - không rào cản đối với người khiếm thính. Năm 2009, Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội phối hợp với Hội người khuyết tật ở Gia Lâm mở lớp học xóa mù chữ cho 15 người khuyết tật. Kết thúc khóa học, hầu hết học viên đã nhận biết, gọi tên và hiểu được những vật dụng, sự việc xảy ra xung quanh mình dù là ít ỏi, từ đó tự tin giao tiếp với bạn bè, người thân và xã hội... “Bản đồ tiếp cận” là một dự án xã hội của Trung tâm khuyết tật DRD nhằm tăng sự hoà nhập của người khuyết tật với cộng đồng. Dự án này nhằm tăng sự hoà nhập của người khuyết tật với cộng đồng và nâng cao 5 nhận thức của cộng đồng về nhu cầu hoà nhập chính đáng của người khuyết tật trong sự tiếp cận các công trình dân dụng và công trình công cộng. IV. Khái quát về khả năng tiếp cận của người khuyết tật Theo Bộ Luật Người khuyết tật Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 định nghĩa:"Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng”. Sự tiếp cận không nên bị nhẫm lẫn với ''sự khả dụng'' thường được sử dụng để miêu tả phạm vi mà một sản phẩm . Ví dụ như thiết bị, dịch vụ, môi trường,… có thể được sử dụng bởi những đối tượng sử dụng nhất định để đạt được những mục đích cụ thể với sự hiệu quả, hiệu suất và sự thỏa mãn trong một bối cảnh sử dụng cụ thể. Sự tiếp cận liên quan trực tiếp tới thiết kế dành cho mọi người khi sử dụng cách thức tiếp cận trực tiếp, liên quan tới việc làm cho mọi thứ trở nên tiếp cận với tất cả mọi người, kể cả khi họ có bị khuyết tật hay không. Một giải pháp khác là tiếp cận gián tiếp bằng cách hỗ trợ việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đạt được sự tiếp cận. Ví dụ như thiết bị đọc,… Có thể căn cứ vào những đặc điểm của việc hạn chế tiếp cận để phân loại các đối tượng dựa trên nhu cầu tiếp cận: Đối tượng hạn chế về vận động: bao gồm những người khuyết tật vận động, người đi nạng hoặc gậy chống hoặc lồng chống, người sử dụng xe lăn - xe lắc, người sử dụng tay-chân giả, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đẩy xe nôi. Đối tượng hạn chế về tầm nhìn: bao gồm những người khiếm thị, người có thị lực kém hoặc bị tổn thương thị giác. Đối tượng hạn chế về thính lực: bao gồm những người khiếm thính, người có thính lực kém hoặc bị tổn thương thính giác, người sử dụng các thiết bị trợ thính. 6 Đối tượng hạn chế về nhận thức: bao gồm những người thiểu năng, bị tổn thương thần kinh, không có khả năng nhận thức - Theo tiêu chuẩn quốc gia ( 2009 ), công trình dân dụng – quy tắc xây dựng công trình đản bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng Ở Việt Nam, nhu cầu tiếp cận của những người khuyết tật vận động thường được quan tâm nhiều hơn so với các đối tượng khác. Nhưng các chương trình vận động xóa bỏ rào cản còn thực hiện rải rác, cần thông qua các bài phóng sự báo chí về giao thông tiếp cận và tập trung vào tiếp cận công trình công cộng như lề đường, xe buýt. V. Cơ sở pháp lý trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận của người khuyết tật đối với những nguồn lực cơ bản trong xã hội 1. Vấn đề pháp lý chung về người khuyết tật Trên thế giới, hiện nay có khoảng 10% dân số là người khuyết tật. Người khuyết tật là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” (Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2012 của Việt Nam). Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số. Các nguyên nhân gây khuyết tật ở Việt Nam rất đa dạng: do bẩm sinh (35,8%), do bệnh tật (32,34%), do hậu quả chiến tranh (25,56%), do tai nạn lao động (3,49%), và các nguyên nhân khác (2,81%). Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động của môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoác học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thiên tai,… Sự tồn tại của người khuyết tật trong xã hội là một hiện tượng khách quan. Nhưng đa số người khuyết tật vẫn bị mặc cảm, bị gạt ra khỏi các hoạt động chung của cộng đồng. Nhà nước ta đã đưa ra các Luật về người khuyết tật cũng như đã tham gia vào rất nhiều các công ước liên quan đến bảo vệ quyền con người, đặc biệt là Người khuyết tật. Việt Nam đã phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 111 của ILO về phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc 7 làm và nghề nghiệp (1958) năm 1997; ký Công ước của Liên hợp quốc về quyền của Người khuyết tật vào năm 2007 và đang trong quá trình nghiên cứu trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn;… 2. Những quy phạm, hiến pháp về sự tiếp cận của người khuyết tật tại Việt Nam Điều 4 – Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật  Họ có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội.  Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện gia thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật  Được hưởng các quyền theo quy định pháp luật.  Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Điều 5. Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật  Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông, ưu tiên chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.  Tạo điều kiện để người khuyết tật được chình hình, phục hồi chức năng, khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng Điều 6. Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật  Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.  Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ 8 khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật và chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật.  Mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, trợ giúp và giúp đỡ người khuyết tật. Điều 11. Ngày người khuyết tật Việt Nam Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam. Điều 13. Thông tin, truyền thông, giáo dục  Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. Điều 21. Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú  Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây: Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng; Điều 22. Khám bệnh và chữa bệnh  Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.  Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác 9 được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều 25. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến người khuyết tật, gia đình của họ và cộng đồng nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật. Điều 26. Nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật  Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người khuyết tật từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Điều 27. Giáo dục với người khuyết tật  Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Điều 28. Phương thức giáo dục người khuyết tật  Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.  Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.  Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. 10 Điều 32. Dạy nghề đối với người khuyết tật  Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác. Điều 33. Việc làm đối với người khuyết tật  Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.  Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật. Điều 36. Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật  Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.  Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.  Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.  Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật. 11 Điều 37. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật  Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật được lồng ghép vào đời sống văn hóa cộng đồng, được tổ chức đa dạng về loại hình, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật.  Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, giải thi đấu thể thao, hội thi văn nghệ của người khuyết tật được tổ chức phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật và điều kiện kinh tế - xã hội. Điều 39. Nhà chung cư và công trình công cộng  Việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người khuyết tật tiếp cận.  Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy định tại Điều 40 của Luật này. Điều 40. Lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng  Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các côngtrình công cộng sau đây phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật: a) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; b) Nhà ga, bến xe, bến tàu; c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; d) Cơ sở giáo dục, dạy nghề; e) Công trình văn hóa, thể dục, thể thao. 12  Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.  Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện lộ trình cải tạo đối với từng loại công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Điều 41. Tham gia giao thông của người khuyết tật  Phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó.  Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.  Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ.  Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Điều 42. Phương tiện giao thông công cộng  Phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.  Phương tiện giao thông công cộng để người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 13  Đơn vị tham gia vận tải công cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.  Phương tiện giao thông công cộng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế khi sản xuất, nhập khẩu. Điều 43. Công nghệ thông tin và truyền thông  Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.  Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.  Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.  Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ. VI. Khả năng tiếp cận của người khuyết tật với những nguồn lực cơ bản 1. Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất 1.1 Khái quát chung Nói tới cơ sở vật chất của người khuyết tật cần sử dụng, chúng ta cần đề cập tới một hệ thống tổng hòa các yếu tố khác nhau trong môi trường vật chất, gồm: 14 - Vật dụng - Nhà cửa - Công trình công cộng Trước đây, cuộc sống của người khuyết tật gặp nhiều khó khăn, trở ngại do nhiều nguyên nhân khác nhau. Họ phải chấp nhận và chịu đựng sống trong 4 bức tường do những hạn chế trong môi trường vật chất tại cộng đồng. Khi các bộ luật về quyền con người, quyền lợi của người khuyết tật, luật người khuyết tật bắt đầu được xây dựng, ban hành , môi trường vật thể bắt đầu được thay đổi theo hướng tích cực hơn.Những công trình công cộng bắt đầu được chú ý bởi nhu cầu đặc biệt của người khuyết tật, những ngôi nhà cũ được sửa chữa. Quan niệm về thiết kế chung được giới thiệu, một phương thức tư duy tổng thể về môi trường xây dựng được truyền tải tới những kiến trúc sư và thiết kế. Các công trình công cộng đã theo hướng dẫn của luật xây dựng và quy cách xây dựng đã chú ý tới thiết kế các đường thoải vỉ hè ở các góc phố, các đèn tín hiệu kêu, âm thanh của thang máy và các biểu chữ Braille, các phương cách kiểm soát qua đường được lắp đặt ở tầm ngang lưng, nơi đỗ xe của người khuyết tật được dán mọi nơi mua sắm,các con phố, nhà vệ sinh công cộng dễ tiếp cận hay có các khay đựng giấy vệ sinh ở mức thấp. Tuy vậy, do những hạn chế về nguồn lực, nhiều quốc gia khả năng tiếp cận cơ sở vật chất của người khuyết tật vẫn vô cùng khó khăn trong tiếp cận cơ sở vật chất, không chỉ nơi cộng đồng mà còn tại gia đình, đặc biệt với những hộ gia đình nghèo. Tại Việt Nam, một số đặc điểm trong khả năng tiếp cận môi trường vật thể của người khuyết tật như sau: a. Khả năng tiếp cận các vật dụng: Ở các nước phát triển, sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm hơn trong các sáng chế, phát triển công nghệ, các sản phẩm phục vụ những hoạt động cơ bản theo hướng tiện lợi, dễ sử dụng với mọi người(có người khuyết tật) theo hướng hạ chuẩn trung bình tiếp cận xuống mức thân thiện hơn. Các vật dụng sinh hoạt như : bàn ghế, tủ bếp, đồ dùng vệ sinh, điện thoại, máy tính..khiến người khuyết tật có thể giao tiếp 15 và làm mọi thứ dễ dàng hơn. Nhưng với mức sống trung bình của Việt Nam hiện nay, không dễ cho người khuyết tật chi trả cho việc mua sắm những vật dụng này, đặc biệt là những vật dụng công nghệ cao(Như Laptop có phần mềm hỗ trợ giọng nói).Tại đa số các cộng đồng người khuyết tật phải dùng chung các đồ vật với những người không khuyết tật khác. Họ tất yếu gặp những khó khăn trong việc sử dụng những đồ vật này. Ví dụ: công tắc điện thiết kế quá cao so với tầm với của người khuyết tật ngồi xe lăn, nhà vệ sinh chưa phù hợp. Hầu hết người khuyết tật gặp khó khăn một phần hay nhiều phần trong hoạt động di chuyển và vận động bao gồm đi lại, cầm nắm vật dụng, cử động các cơ trên thân thể. Nhóm có trở ngại về vận động gồm: Người dùng xe lăn, dùng nạng, người bị hỏng tay, hỏng cột sống. Nhóm gặp trở ngại trong chủ động di chuyển, điều khiển một số công cụ như máy tính, phương tiện giao thông: Người hỏng mắt (Do không nhìn thấy). Người khiếm thị gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin,tại liệu. Hầu hết người khiếm thị đọc hoặc bằng sách phát ra âm thanh có băng ghi âm hoặc sủ dụng chữ nổi cho người mù nhưng hệ thống tài liệu chữ nổi, sách nói ..hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người khuyết tật. Sách báo cho người khiếm thị bị hạn chế về số lượng, kém đa dạng về nội dung, chủ đề. Học sinh khiếm thị khi tham gia học tập được nhận sách giáo khoa, sách từ thư viện có chữ nổi hoặc băng ghi âm. Phần lớn học sinh sử dụng máy đánh chữ hoặc máy tính. Tuy vậy, sự tiếp cận này thường phổ biến với người khiếm thị ở những nước phát triển. Tại Việt Nam, nhất là các vùng nông thôn nghèo, người khiếm thị rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn lực này. b. Khả năng tiếp cận nhà cửa Nhà ở là môi trường vật thể mà người khuyết tật tiếp cận nhiều nhất và là nơi họ thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong đời sống của mình. Do 16 vậy, nhà đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt của người khuyết tật. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý đến nhà ở cho người khuyết tật.Tại Việt Nam, hầu hết người khuyết tật chung sống với gia đình và các thiết kế trong căn hộ , nhà ở thường theo chuẩn chung của người không khuyết tật; khi có sửa đổi, điều chỉnh để thích ứng với người khuyết tật. Nhìn chung thiết kế nhà ở tai Việt Nam vẫn chưa thân thiện với người khuyết tật. Ví dụ như: vị trí lắp đặt công tắc đèn, xây dựng nhà về sinh, nhà tắm, bậc thềm...Nhiều hộ gia đình, trong quá trình sử dụng bắt đầu sửa đổi cho phù hợp hơn với người khuyết tật. Nhưng những điều chỉnh này thường hướng tới người bị khuyết tật vận động hoặc giác quan, trong khi khuyết tật trí tuệ và nhận thức it được chú ý tới. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, người khuyết tật có điều kiện nhà ở kém hơn người không khuyết tật. Tỷ lệ người khuyết tật sống trong nhà kiên cố là 14,1 % trong khi người không khuyết tật là 17,4 %. Tỷ lệ người khuyết tật sử dụng hố xí hợp vệ sinh(46,7%) cũng thấp hơn người không khuyết tật(54,0%).Tỷ lệ sử dụng nước sạch giữa 2 nhóm là tương tự nhau. Số liệu này cho thấy, người khuyết tật nặng có điều kiện sống người khuyết tật nói chung. c. Khả năng tiếp cận các công trình công cộng Theo tiêu chuẩn TCVN 2009, các công trình dân dụng bao gôm nhà ở và công trình công cộng được gọi tắt là công trình mà người khuyết tật cần được tiếp cận bao gồm: 1. cơ quan, công trình trụ sở làm việc 2. công trình văn hóa 3. công trình thể thao 4. công trình thương mại 5. công trình khách sạn 6. công trình y tế 17 7.công trình giáo dục 8. công trình phục vụ giao thông 9. công trình dịch vụ công 10. Nhà ở(chung cư, nhà riêng) Điều 26, Pháp lệnh người khuyết tật cũng nêu rõ: "Việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình nhà ở, công trình công cộng và thiết kế chế tạo các dụng cụ sinh hoạt, các phương tiện giao thông, liên lạc phải tính đến nhu cầu sử dụng thuận tiện của người khuyết tật, trước hết là người khuyết tật các dạng vận động, thị giác đồng thời phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành." Trong giao thông: Tiếp cận là người khuyết tật có thể đến những nơi họ cần đến một cách dễ dàng. Một trong những tiêu chuẩn cơ bản của giao thông tiếp cận là nền thấp hoặc gầm thấp, đặc biệt với những phương tiện vận tải công cộng. Ở các nước phát triển, xe bus sàn thấp và xe điện sàn thấp là giao thông công cộng tiếp cận phổ biến nhất. Trong các phương tiện giao thông sàn thấp, không có các bậc thang, điều này cho phép người khuyết tật và các đối tượng khác, kể cả bà mẹ đẩy xe nôi có thể dễ dàng lên xuống mà không gặp trở ngại gì. Về mặt phương tiện: Sàn thấp thường kết hợp với lề đường có chiều cao chuẩn. Thông thường, người ta sử dụng một phần nâng của lề đường ở trạm xe bus hoặc trạm dừng tàu điện. Xe bus có sàn thấp có thể được thiết kế với một thiết bị điều chỉnh chiều cao đặc biệt, cho phép một xe bus tạm thời hạ thấp sàn, để xe lăn có thể tiếp cận. Hệ thống vận chuyển nhanh, các phương tiện thường có sàn cùng chiều cao với sân ga nhưng các trạm thường ở dưới lòng đất hoặc được nâng cao, nên cần có những bậc thang từ đường phố đến sân ga (thông thường bởi thang máy, một số nơi chỉ dùng cho hành khách khuyết tật, không dùng chung cho tất cả mọi người, tránh tình trạng quá tải và người khuyết tật không có cơ hội sử dụng) 18 Tại Việt Nam, nhận thấy nhu cầu tiếp cận của người khuyết tật năm 2002 Bộ xây dựng đã ký quyết định số 01/2002/BXD ban hành bộ quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng cho các đơn vị chủ quản, bao gồm các văn bản hướng dẫn với đầy đủ số liệu cụ thể trong xây dựng. Đây thực sự là một bước tiến lớn tại Việt Nam, nhưng đáng tiếc, chúng ta vẫn chưa thực hiện đồng bộ điều này. Hầu hết các chương trình đạt quy chuẩn tiếp cận cho người khuyết tật lại là khách sạn cao cấp, trung tâm hội nghị lớn.Trong khi đó những công trình công cộng nhiều người khuyết tật sử dụng hàng ngày vẫn chưa được điều chỉnh, nâng cấp như bến xe bus, nhà ga, rạp hát.. 1.2 Khó khăn cơ bản trong việc tiếp cận cơ sở vật chất của người khuyết tật Đường đi không bằng phẳng, gồ ghề Không phải mọi xe bus trên tuyến đều được trang bị máy nâng xe lăn, và việc chờ đợi là quá dài và không thực sự thoải mái. Hơn nữa, mật độ người sử dụng xe bus đông nên vào giờ cao điểm nhiều người khuyết tật bị từ chối do xe quá chật, không có chỗ để xe lăn. Nhiều nhà vệ sinh công cộng không có thiết kế buồng riêng cho người dùng xe lăn hoặc nếu có thì thường nằm ở cuối phòng và khó tiếp cận. ở các rạp hát, rạp chiếu phim, nơi biểu diễn hòa nhạc..hiếm có khoảng không dành cho xe lăn. khó để thu hút sự chú ý, để sử dụng các phương tiện và điều kiện chung của xã hội khi mà máy điện thoại có trả phí mới được lắp đặt ngang lưng, các quầy tiếp tân thường cao đến ngực ở các nhà hàng, ở các văn phòng. 2. Khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật 2.1 Khái quát chung Việc tiếp cận thông tin của người khuyết tật có sự liên hệ chặt chẽ với khả năng tiếp cận cơ sở vật chất của họ. người khuyết tật đặc biệt là người khuyết tật tại những khu vực kém phát triển, rất khó khăn để tiếp cận với các nguồn lực vật chất bao hàm cả việc tiếp cận truyền thông, thông tin, do 19 đó khả năng tiếp cận với các thông tin khác nhau liên quan đến đời sống của họ đều bị giới hạn. Truyền thông và công nghệ thông tin tiếp cận là phương diện khác của sự tiếp cận, giúp cho người khuyết tật có thể tiếp cân được với công nghệ thông tin cùng các dịch vụ của nó với những khoảng cách rào cản, tức là giảm thiểu tối đa cản trở với các nguồn lực đặc thù này. 2.2 Khó khăn cơ bản trong việc tiếp cận thông tin của người khuyết tật a. Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin dịch vụ dành cho người khuyết tật. Hiện nay khả năng tiếp cận thông tin dịch vụ của người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn. Một số rào cản hành chính và liên quan đến chương trình ngăn cản các gia đình tiếp cận và sử dụng các hỗ trợ bao gồm thiếu thông tin, các tiêu chuẩn điều kiện còn hạn chế, thủ tục hành chính rườm rà và không linh hoạt của các dịch vụ. b. Khó khăn trong tiếp cận thông tin, tư vấn tâm lý đời sống của người khuyết tật Bản thân người khuyết tật vẫn luôn tồn tại những nhu cầu tâm lý, tình cảm, tình dục. Họ mong muốn được hỗ trợ, hướng dẫn, tìm hiểu những thông tin này nhưng thực tế ít khi có sự quan tâm và hiếm những hỗ trợ đáp ứng được những mong muốn này của họ. Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người mà khuyết tật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder), tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao. 20 3. Khả năng tiếp cận thể chế và dịch vụ của người khuyết tật. 3.1 Khái quát chung Những người khuyết tật và gia đình người khuyết tật gặp phải rất nhiều khó khăn về mặt thể chế để có thể tiếp cận được những nguồn lực cần thiết. trước hết là phải kể đến những rào cản hệ thống trong đó bao hàm hệ thống thực thi chính sách, pháp luật, hệ thống dịch vụ công cùng cơ chế giám sát, thực thi trên thực tế. Đầu tiên phải kể đến việc phân loại người khuyết tật để nhận được những hỗ trợ cụ thể hiện nay quy định trong chính sách của nhà nước. Điều 3 của luật người khuyết tật đã phân loại khuyết tật thành 6 dạnh như sau: 1. Khuyết tật vận động 2. Khuyết tật nghe, nói 3. Khuyết tật nhìn 4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần 5. Khuyết tât trí tuệ 6. Khuyết tật khác 3.2 Khó khăn cơ bản trong việc tiếp cận thể chế và dịch vụ của người khuyết tật. Trên thực tế hiện nay việc dám định và xác nhận chính sách hỗ trợ cụ thể cho người khuyết tật. nhiều dạng khuyết tật trí tuệ, thân kinh, tâm thần vẫn chưa được thừa nhận để hỗ trợ chính sách. Bản thân người khuyết tật và gia đình không biết cách thức, thủ tục để chứng minh và xin hỗ trợ chính sách. Bên cạnh đó khuyết tật nhận thức vẫn chưa được nhìn nhận là một dạng khuyết tật ở Việt Nam. Thiếu hệ thống bảo hiểm dài hạn và linh hoạt là một trở ngại lớn mà nhiều gia đình gặp phải. Các gia đình phải đối mặt với những chi phí rất cao cho việc mua bán thuốc men, thiết bị, và những khoản chu cấp khác mà họ không được bảo hiểm chi trả. Việc thiếu bảo hiểm chăm sóc dài hạn khiến nhiều cha mẹ gặp nhiều khó khăn để có được các khoản chi phí cho việc trị liệu cho con cái của họ. Riêng với những dịch vụ đặc thù cho người khuyết tật, hiện nay khả năng tiếp cận của các cá nhân và gia đình vẫn còn nhiều điểm phải xem xét. Các dịch vụ cho người khuyết tật ngày nay cũng chưa đầy đủ và thiếu tính linh hoạt. Rào cản hành chính cũng là một vấn lớn đối với người khuyết tật và gia đình họ trong việc tiếp cận và sử dụng cách dịch vụ cần thiết. VII. Giải pháp chung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan