Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khả năng nuôi sinh khối ngoài trời của tảo nanochloropsis oculata ở các thể tích...

Tài liệu Khả năng nuôi sinh khối ngoài trời của tảo nanochloropsis oculata ở các thể tích và dụng cụ nuôi khác nhau

.PDF
14
207
115

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ BÍCH NHI KHẢ NĂNG NUÔI SINH KHỐI NGOÀI TRỜI CỦA TẢO Nanochloropsis oculata Ở CÁC THỂ TÍCH VÀ DỤNG CỤ NUÔI KHÁC NHAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ BÍCH NHI KHẢ NĂNG NUÔI SINH KHỐI NGOÀI TRỜI CỦA TẢO Nanochloropsis oculata Ở CÁC THỂ TÍCH VÀ DỤNG CỤ NUÔI KHÁC NHAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. TRẦN SƯƠNG NGỌC 2014 KHẢ NĂNG NUÔI SINH KHỐI NGOÀI TRỜI CỦA TẢO (Nannochloropsis oculata) Ở CÁC THỂ TÍCH VÀ DỤNG CỤ KHÁC NHAU Nguyễn Thị Bích Nhi Khoa Thủy Sản, Trường đại học Cần Thơ Email: [email protected] ABSTRACT Study on outdoor culture of Nannochloropsis oculata in different system was conducted by 2 experiments. In the experiment I, algae were cultured in plastic bags and composite tanks at the initial density 2×106 cell/ml, Wanle medium, 50 L, salinity 25 ‰. The highest density of N.oculata population in plastic bags was 38,9±0,18×106 cell/ml on the 17th day whereas in composite tanks was 29,5±1,27 ×10 6 cell/ml on the 9th day. The experiment II was disposed in 100 L, 500 L, 1000L composite tanks with the same density, volumn and salinity as the first experiment. The results showed that the maximal density of algae was nd 28,6±1,07 ×106 cell/ml, 28,0±0,85×106 cell/ml and 27,4±1,21×106 cell/ml respectively on the 8 th day. Key words: Nannochloropsis oculata, density, outdoor culture. TÓM TẮT Nghiên cứu khả năng nuôi sinh khối ngoài trời của tảo Nannochloropsis oculata ở các thể tích và dụng cụ nuôi khác nhau được thực hiện với 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 tảo được nuôi trong túi nylon và bể composite với mật độ ban đầu là 2 triệu tb/mL, môi trường Wanle, thể tích 50 lít, độ măn 25 0/00 . Quần thể N. oculata nuôi trong túi nilon đạt cực đại vào ngày nuôi thứ 17 với mật độ là 38,9±0,18×10 6 tế bào/ml, quần thể tảo N.oculata nuôi trong bể composite đạt cực đại với mật độ 29,5±1,27×106 tế bào/ml vào ngày nuôi thứ 9. Thí nghiệm 2 tảo được bố trí trong các bể composite với mật độ ban đầu là 2 triệu tb/mL trong môi trường Wanle, độ măn 250/00 và thể tích lần lượt là 100 lít, 500 lít và 1000 lít, mật độ đạt cực đại vào ngày nuôi thứ 8 tương ứng là 28,6±1,07×106 tế bào/ml; 28,0±0,85×10 6 tế bào/ml; 27,4±1,21×10 6 tế bào/ml. Từ khóa: Nannochloropsis oculata, mật độ, nuôi sinh khối. I. MỞ ĐẦU Nannochloropsis oculata là loài vi tảo có rất nhiều ứng dụng, với hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, hàm lượng protein từ 6-34%, hàm lượng lipid chiếm từ 5-23%, hàm lượng carbohydrate từ 5-12% khối lượng khô (Brown et al., 1997), acid ascorbic chiếm 0,8% trọng lương khô, ngoài ra N. oculata có chứa hàm lượng vitamin B12 cao, có hàm lượng HUFA cao và giàu acid béo (n3), N. oculata là thức ăn quan trọng cho luân trùng (Tamaru et al., 1993; Navarro, 1999); làm thức ăn trực tiếp cho các loài động vật thân mềm (Knuckey et al., 2002); ngoài ra N. oculata còn là thành phần làm giàu/bổ sung Eicosapentaenoic axits (EPA) cho luân trùng và naupilii của Artemia (Whyte et al., 1994); tạo hiệu ứng nước xanh trong bể ương ấu trùng (Okauchi, 2004), đồng thời duy trì chất lượng dinh dưỡng cho luân trùng trước khi làm mồi cho đối tượng nuôi (Holme et al., 2006). Từ nhiều ứng dụng thực tiễn đó nên nuôi sinh khối N. oculata đã được sử dụng phổ biến trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vấn đề nuôi sinh khối tảo còn gặp nhiều khó khăn do sự sinh trưởng và phát triển của tảo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, trong đó ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng. Mặt khác, khí hậu ở nước ta lại thuộc vùng nhiệt đới với nguồn ánh sáng dồi dào, do vậy việc tận dụng ánh sáng môi trường để nuôi cấy ngoài trời sẽ giúp tiết kiệm năng lượng dùng cho ánh sáng. Đề tài nghiên cứu “Khả năng 1 nuôi sinh khối ngoài trời của tảo Nannochloropsis oculata ở các thể tích và dụng cụ nuôi khác nhau” đã được tiến hành nhằm nâng cao hiệu quả nuôi sinh khối Nannochloropsis oculata từ những điều kiện thuận lợi sẵn có. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng thí nghiệm Tảo giống: Tảo Nannochloropis oculata có nguồn gốc từ trung tâm nghiên cứu Artemia, ĐH Gent, Bỉ được nuôi cấy và giữ giống từ phòng thí nghiệm thức ăn tự nhiên, Bộ môn thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ. Nguồn nước: Nước ngọt lấy từ nhà máy nước Cần Thơ, nước ót từ ruộng muối Vĩnh Châu được kiểm tra độ mặn và lọc qua lưới lọc pha với nước ngọt sau đó nước được xử lý bằng Javel và sục khí liên tục trong thời gian 12 - 24 giờ nước được kiểm tra chlor dư bằng dung dịch KI và trung hòa bằng dung dịch Thiosunlfate natri (Na2S2O3) nếu còn chlorin dư. 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên ngoài trời ở thể tích 50 lít với 2 nghiệm thức là nuôi trong túi nilon và bể composite với 3 lần lặp lại. Tảo N. oculata được bố trí với mật độ ban đầu 2x10 6 tb/ml và hệ thống sục khí liên tục. Dinh dưỡng được cung cấp theo môi trường Walne (Coulteau, 1996 ). Hằng ngày bổ sung lượng nước mất đi do quá trinh bốc hơi. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên ở ngoài trời trong bể composite với các thể tích 100 lít, 500 lít, 1000 lít và 3 lần lặp lại. Nguồn nước, nguồn tảo và mật độ bố trí được chuẩn bị tương tự như thí nghiệm 1. Thí nghiệm kết thúc khi tảo N.oculata ở các nghiệm thức bắt đầu giảm. 2.3. Thu thập và xử lý số liệu Nhiệt độ và pH: kiểm tra hằng ngày vào lúc 8 giờ bằng bút đo pH/nhiệt độ Hanna Hl98128 (192). Cường độ ánh sáng: kiểm tra hằng ngày lúc 8 giờ bằng máy đo ánh sáng (LT Lutron LX–103). PO43-, NO3-, NH4+: ba ngày thu mẫu nước một lần, mỗi lần 50ml, mẫu nước thu được lọc qua giấy lọc để loại bỏ tảo và bảo quản ở 4°C sau đó đem đi phân tích các chỉ tiêu bằng phương pháp SnCl2, so màu Diazonium, phân tích Indo-pHenol blue tương ứng. Xác định mật độ tảo: Số tế bào tảo/ml = ((n1+n2)/160)*106*d (Coutteau, 1996), n1 là số tế bào ở buồng đếm thứ nhất, n 2 là số tế bào ở buồng đếm thứ hai và d hệ số pha loãng. Tốc độ tăng trưởng: µ = (ln(Nt) – ln(N0))/t (Abu-Rezq et al.,1999). Nt là mật độ tảo tại thời điểm t, No là mật độ đầu và t khoảng thời gian (ngày). Số liệu được xử lý với bảng tính Excel và chương trình Statictica 5. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của dụng cụ nuôi khác nhau lên sự phát triển của tảo Nannochloropis oculata trong điều kiện ngoài trời. 3.1.1 Ánh sáng, nhiệt độ và pH Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sinh trưởng của quần thể tảo, nguồn ánh sáng sử dụng là ánh sáng mặt trời nên cường độ ánh sáng thường thay đổi liên tục và tùy thuộc vào thời tiết. Trong thí nghiệm này các nghiệm thức nuôi tảo sử dụng các loại dụng cụ khác nhau, quần thể tảo ở túi nilon trong suốt sẽ có diện tích bề mặt tiếp xúc với ánh sáng lớn hơn so 2 Ánh sáng (Lux ) với quần thể tảo nuôi trong bể compossite. Trong suốt quá trình thí nghiệm 1 diễn ra thời tiết có xuất hiên vài cơn mưa nhỏ và không khí thường mát mẻ ít nắng gắt làm kéo theo cường độ ánh sáng cũng thấp hơn so với những ngày không mưa. Cường độ ánh sáng ghi nhận ở túi nilon vào dao động từ 6.255 Lux đến 30.708 Lux, ở bể composite dao động từ 3.670 Lux đến 13.770 Lux thấp hơn so với túi nilon. Túi Nylon 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 1 3 5 7 Composite 9 11 ngày 13 15 17 19 Hình 1. Biến động cường độ ánh sáng trong thí nghiệm 1. Nhiệt độ mỗi ngày của tảo N. oculata nuôi cấy trong túi nilon và bể composite có sự khác nhau theo khuynh hướng nhiệt độ trong túi nilon cao hơn, nguyên nhân là do túi nilon gần như một hệ thống nuôi kín, chỉ có duy nhất một lỗ thoát khí nhỏ ở phía trên túi, khi năng lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống sẽ được hấp thụ và phân tán thành nhiệt lượng ở phía bên trong túi nilon, làm cho nhiệt độ bên trong túi tăng. Nhiệt độ trung bình của túi nilon là 28,3±0,99°C, bể composite là 27,2±0,86°C. 32 Túi Nilon Composite Nhiệt độ 30 28 26 24 1 3 5 7 9 11 ngày 13 15 17 19 Hình 2. Biến động nhiệt độ trong thí nghiêm 1. Giá trị pH tăng dần từ ngày đầu bố trí đến ngày kết thúc thí nghiệm, giá trị pH ghi nhận được của quần thể tảo nuôi trong túi nilon hầu hết ở các ngày đều cao hơn quần thể tảo nuôi trong bể composite, pH ở túi nilon cao hơn có thể do diện tích tiếp xúc với ánh sáng của tảo nuôi trong túi nilon lớn hơn so với tảo nuôi trong bể composite, điều này giúp cho quá trình dinh dưỡng tự dưỡng nhờ quang hợp của N. oculata nuôi trong túi nilon sẽ xảy ra tốt hơn nên lượng CO2 sử 3 dụng cho quang hợp sẽ nhiều hơn, CO2 lấy từ sự chuyển hóa HCO3- và sinh ra nhiều carbonat làm cho giá trị pH cũng cao hơn (Vũ Trung Tạng, 2005). Mặt khác quần thể tảo được nuôi trong bể composite có diện tích tiếp xúc trực tiếp với không khí lớn hơn làm cho lượng CO2 khuếch tán trong nước nhiều hơn từ đó giá trị pH thấp hơn. 9.5 9.0 pH 8.5 8.0 Túi Nilon 7.5 Composite 7.0 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 ngày Hình 3. Biến động pH trong thí nghiệm 1. Tuy pH trong túi nilon có phần cao hơn giá trị pH trong bể composite nhưng vào lúc 8 giờ pH trong túi nilon và cả bể composite ở phần lớn các ngày đều nằm trong khoảng thích hợp là 7 - 9 (Coutteau, 1996), giá trị pH trung bình ở túi nilon và bể composite lần lượt là 8,96±0,44 và 8,51±0,30. 3.1.2 Hàm lượng TAN, PO43-, NO3- TAN (mg/L) 1.5 Túi Nilon composite 1 0.5 P O 4 ( m g /L ) Hàm lượng TAN, PO43- và NO3- ở các nghiệm thức có khuynh hướng giảm dần từ lúc bắt đầu thí nghiệm và đạt thấp nhất vào ngày thứ 10 đối với bể composite, đối với túi nilon hàm lượng các chất dinh dưỡng này thấp nhất vào ngày thứ 16 và tăng trở lại vào ngày thứ 19. Việc hàm lượng dinh dưỡng tăng trở lại là do khả năng hấp thu N-NH4 cũng như PO43- , NO3- cuả tảo giảm, đồng thời khi tảo tàn, xác tảo bị phân huỷ làm tăng lượng ammonium trong môi trường nuôi (Lê Văn Cát và ctv., 2006). 8 Túi Nilon 6 composite 4 2 0 0 1 4 7 10 13 16 19 ngày 1 4 7 10 13 16 ngày Hình 4. Biến động TAN (phải) và PO43- (trái) trong thí nghiệm 1. 4 19 NO3 (mg/L) 40.00 Túi Nilon composite 30.00 20.00 10.00 0.00 1 4 7 10 ngày 13 16 19 Hình 5. Biến động NO3- trong thí nghiệm 1 Các loại muối ammonium ở nồng độ cao (>2,5 mg/L) có thể gây chết tế bào tảo (Gibor, 1956; Mil’ko, 1962), tuy nhiên ở nồng độ thấp muối ammonium trở thành chất đệm cho môi trường tốt hơn so với muối nitrate (Baas-Becking, 1930; Paasche, 1971). Ở thí nghiệm này hàm lượng TAN dao động từ 0,01-1,15 mg/L đối với quần thể tảo trong túi nilon và từ 0,23-1,03 mg/L đối với bể composite. Hàm lượng đạm vô cơ và lân hòa tan là những chất dinh dưỡng chính được tảo đồng hóa nhanh nên chúng có sự thay đổi lớn theo thời gian (Boys et al., 2002). Hàm lượng NO3- dao động từ 1,38-32,0 mg/L đối với quần thể tảo được nuôi trong túi nilon và 1,94-30,9 mg/L đối với quần thể tảo được nuôi trong bể composite. Hàm lượng lân cần cho tảo rất thấp so với đạm, tuy nhiên lân lại là yếu tố bắt buộc và cần thiết cho sự phát triển của tảo (Reynods, 1984). Hàm lượng PO43- trong túi nilon dao động từ 0,486,44 mg/L, bể composite dao động từ 2,43-5,74 mg/L. 3.1.3 Mật độ và tốc độ tăng trưởng Sinh trưởng của quần thể tảo Nannochloropsis oculata khi nuôi ngoài trời trong các dụng cụ khác nhau được thể hiện ở Hình 6 50 40 Túi Nilon Composite 30 20 10 0 Tốc độ tăng trưởng Mật độ(triệu tb/mL) Tảo N.oculata nuôi trong túi nilon đạt mật độ cực đại là 38,86±0,18×106 tế bào/ml vào ngày nuôi thứ 17 và bể composite là 29,54±1,27×106 tế bào/ml ở ngày nuôi thứ 9. 1.6 Túi Nilon Composite 1.2 0.8 0.4 0.0 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 ngày thu mẫu ngày thu mẫu Hình 6. Mật độ (trái) và tốc độ tăng trưởng (phải) của N.oculata ở các dụng cụ khác nhau. 5 Căn cứ vào kết quả xác định được tốc độ tăng trưởng của quần thể tảo N.oculata trong túi nilon và cả bể composite có xu hướng giảm dần cho đến khi kết thúc thí nghiệm, cụ thể là tốc độ tăng trưởng của quần thể N.oculata nuôi trong túi nilon đạt 1,47/ngày ở ngày thứ 2, nhưng giảm xuống 0,62/ngày ở ngày thứ 4, và 0,26/ngày ở ngày thứ 10, và chỉ còn 0,17/ngày ở ngày thứ 18. Ở quần thể N.oculata nuôi trong bể composite tốc độ tăng trưởng đạt 1,18/ngày ở ngày thứ 2, giảm xuống 0,65/ngày vào ngày thứ 4 và còn 0,28/ngày vào ngày thứ 10. Bảng 1. Mật độ tảo trung bình giữa các nghiệm thức của thí nghiệm 1 (triệu tb/mL). ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 túi nylon a 2,02±0,04 8,80±0,29a 10,3±0,52a 13,1±0,53a 14,4±0,63a 15,6±0,71a 17,3±0,70a 19,9±0,78a 20,7±1,01a 21,5±1,09a 22,8±1,09a 24,5±1,25a 26,5±1,36 32,8±1,34 34,8±1,33 36,5±1,32 38,9±1,28 37,0±1,05 30,0±0,93 25,9±0,85 bể composite 1,98±0,12 a 6,45±0,26 b 8,56±0,46 b 13,8±0,63 b 16,3±0,66 b 18,6±0,80 b 20,2±1,20 b 23,3±1,24 b 19,5±1,27 b 24,6±1,07 b 20,0±0,83 b 14,9±0,80 b Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. 3.2 Khả năng sinh khối của tảo Nannochloropis oculata ở các thể tích nuôi khác nhau. 3.2.2 Ánh sáng, nhiệt độ và pH Cũng giống như thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 được thực hiện ở ngoài trời nên cường độ ánh sáng không cố định mà thay đổi liên tục nhưng cường độ ánh sánh mà các nghiệm thức nhận được là tương đối giống nhau tuy nhiên nhìn chung cường độ ánh sáng vẫn luôn ở mức cao hơn so với thí nghiệm 1 vì thời tiết nuôi trong những ngày này nhiều nắng gắt và không có mưa, lượng ánh sáng ghi nhận được cao nhất lên đến 52.200 Lux và thấp nhất là 16.460 Lux. 6 Á nh sá ng (L ux ) 60000 NT100 NT500 NT1000 50000 40000 30000 20000 10000 1 2 3 4 5 6 ngày 7 8 9 10 11 N hiệ t độ Hình 7. Biến động ánh sáng trong thí nghiệm 2 33 32 31 30 29 28 27 26 NT100 1 2 3 4 5 NT500 6 ngày 7 NT1000 8 9 10 11 Hình 8. Biến động nhiệt độ trong thí nghiêm 2. Nhiệt độ trong thí nghiệm 2 cao hơn so với thí nghiệm 1 do thời tiết, nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức dao động từ 26°C -31°C, quần thể tảo ở nhiệt độ này vẫn nằm trong khoảng thích hợp để tồn tại và phát triển vì N. oculata là loài rộng nhiệt có thể sống, sinh trưởng và phát triển tốt ở các mức nhiệt độ khác nhau từ 24 – 31°C ( Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, 2008). Giá trị pH trong thí nghiệm 2 ( Hình 9) tăng từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến giữa chu kì nuôi sau đó giảm nhẹ nhưng giá trị pH ở các nghiệm thức vẫn cao do thời tiết ít mưa, nhiều nắng và lượng ánh sáng lớn kích thích quá trình quang hợp trong quần thể tảo N. oculata diễn ra tốt. Dựa vào kết quả ghi nhận được giá trị pH ở các nghiệm thức 500 lít và 1000 lít gần như không có sự khác biệt, tuy nhiên ở nghiệm thức 100 lít giá trị pH có phần hơi kém hơn so với hai nghiệm thức 500 lít và 1000 lít, nguyên nhân có thể do bể composite 100 lít nhỏ nên điều kiện sục và tiếp xúc với không khí tốt hơn từ đó lượng CO2 khếch tán vào nước nhiều hơn làm pH cao hơn. Giá trị trung bình pH ở các lần lượt ở nghiệm thức 100 lít, 500 lít, 1000 lít lần lượt là 8,84±0,29, 9,06±0,29 và 9,13±0,22. 7 11.0 NT100 NT500 NT1000 pH 10.0 9.0 8.0 7.0 1 2 3 4 5 6 ngày 7 8 9 10 11 Hình 9. Biến động pH trong thí nghiệm 2 3.3.3. Hàm lượng TAN, PO43-, NO3Hàm lượng TAN, PO43-, NO3- có khuynh hướng giảm dần và sau đó tăng nhẹ vào cuối thí nghiệm. Hàm lượng dinh dưỡng trong thí nghiệm này hầu hết ở các ngày không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05), biến động hàm lượng các chất này được thể hiện ở Hình 10 và Hình 11. T A N ( m g /L ) NT500 P O 4 (m g /L ) NT100 NT1000 4 3 2 1 0 1 3 Ngày 6 9 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 NT100 NT1000 1 3 Ngày Hình 10. Biến động TAN (trái) và PO43- (phải) trong thí nghiệm 2 8 NT500 6 9 N O 3 (m g /L ) 40 30 20 10 0 1 2 Ngày 3 NT100 NT500 4 NT1000 Hình 11. Biến động NO3- trong thí nghiệm 2 3.2.1 Mật độ và tốc độ tăng trưởng Ở các thể tích khác nhau mật độ đếm hằng ngày của các quần thể tảo nuôi là không có sự khác biệt (p>0,05). Mật độ đạt cực đại thấp hơn so với thí nghiệm 1, cụ thể mật độ cực đại vào ngày thứ 8 của quần thể tảo nuôi trong bể composite 100 lít, 500 lít và 1000 lít lần lượt là 28,6±1,07×106 tế bào/mL; 28,0±0,85×10 6 tế bào/mL; 27,4±1,21×106 tế bào/mL. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Bùi Trọng Tâm, Nguyễn Quang Đông và Phạm Thị Hiền Hoà (2013) tảo nuôi trong bể xi măng 2m3 đặt ngoài trời đạt mật độ cực đại là 24,65±0,31×106 tế bào/mL so với thí nghiệm nuôi tảo trong bể composite ở đề tài này là thấp hơn. 3.0 T ố c đ ộ tă n g tr ư ở n g M ật đ ộ ( triệu tb /m l) 30 25 20 15 10 5 2.5 2.0 1.5 1.0 0.5 0 1 3 NT 100 5 7 ngày NT500 9 1 11 NT1000 3 NT 100 5 ngày 7 NT500 9 11 NT1000 Hình 12. Mật độ (trái) và tốc độ tăng trưởng (phải) của N.oculata ở các thể tích khác nhau 9 Tốc độ tăng trưởng của quần thể tảo nuôi ở các thể tích khác nhau đều giảm dần từ những ngày đầu thí nghiệm cho đến khi kết thúc và hầu như không có sự khác biệt ở các nghiêm thức (P>0,05). Bảng 2. Mật độ tảo trung bình giữa các nghiệm thức của thí nghiệm 2 (triệu tb/mL). Ngày NT 100 NT 500 NT 1000 1 2 3 4 5 2,06±0,04a 6,93±0,14a 8,81±0,23a 15,7±0,61a 17,4±0,54a 21,3±0,80a 23,1±0,92a 28,6±1,06a 23,9±0,68a 21,3±0,32a 2,01±0.17a 7,44±0.26b 8,54±0.45ab 15,6±0.54a 16,5±0.77a 20,8±0.79a 22,4±1.02a 28,0±0.85a 23,7±0.63a 20,5±0.61ab 2,03±0.10 a 6,93±0.17 a 8,20±0.14 b 15,4±0.32 a 17,1±0.57 a 21,2±0.58 a 22,4±1.11 a 27,4±1.21 a 23,1±0.58 a 19,7±0.77 b 18,0±0,40a 17,1±0.35ab 16,9±0.73 b 6 7 8 9 10 11 Ghi chú: Các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, các ký tự khác nhau là chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Như vậy xét về điều kiện pH và nhiệt độ cùng lượng ánh sáng dồi dào vào lúc 8 giờ ở cả hai thí nghiệm điều thích hợp cho tảo N.oculata sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra cũng dễ dàng nhận thấy khó khăn trong việc nuôi sinh khối ngoài trời của N.oculata là các điều kiện về pH, nhiệt độ và ánh sáng này có thể thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như TAN, PO43-, NO3- lại biến động phụ thuộc vào sự sinh trưởng và phát triển của tảo, theo xu hướng giảm dần cho đến khi tảo bắt đầu bước vào giai đoạn suy tàn thì hàm lượng các chất này bắt đầu tăng trở lại. So với việc nuôi tảo trong phòng thí nghiệm thì mật độ cực đại trong thí nghiệm này là thấp hơn, theo Huỳnh Thị Thanh Ngọc (2013) thí nghiệm nuôi tảo N.oculata trong phòng thí nghiệm với mật độ cực đại lên đến (67,9±1,01)×106 tế bào/mL, tuy nhiên nuôi sinh khối ngoài trời lại có ưu điểm về thể tích nuôi lớn hơn, đồng thời lại tiết kiệm được nguồn năng lượng dùng cho việc chiếu sáng. IV. KẾT LUẬN Tảo N. oculata được nuôi ở các dụng cụ khác nhau ( túi nilon và bể composite) có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của quần thể N. oculata. Trong cùng điều kiện nuôi ngoài trời tảo N. oculata nuôi trong túi nilon phát triển tốt hơn và mật độ cực đại đạt 38,9±0,18×106 tế bào/ml vào ngày nuôi thứ 17 cao hơn so với quần thể của tảo nuôi trong bể composite 29,5±1,27×106 tế bào/ml vào ngày nuôi thứ 9. Tảo Nannochloropis oculata nuôi ở các thể tích khác nhau trong điều kiện ngoài trời không có ảnh hưởng đáng kể lên sự sinh trưởng và phát triển của tảo N. oculata. Tảo N. oculata nuôi trong bể composite đạt mật độ cực đại ở thể tích 100 lít, 500 lít và 1000 lít lần lượt là 28,6±1,06×106 tế bào/ml, 28,0±0,85×10 6 tế bào/ml, 27,4±1,21×106 tế bào/ml vào ngày nuôi thứ 8. Như vậy tảo nuôi trong bể composite 1000 lít sẽ có tiềm năng hơn khi nuôi sinh khối ngoài trời với quy mô lớn. 10 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn cô Trần Sương Ngọc, cô Huỳnh Thị Ngọc Hiền cùng toàn thể thầy cô, anh chị nghiên cứu sinh trong bộ môn Thủy Sinh Học Ứng Dụng - Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất cũng như cơ sở lý thuyết để em thực hiện tốt đề tài này. Tài liệu tham khảo 1. Abu-Rezq, T.S., Al-Musallam, L., Al-Shimmari, J., Dias, P., 1999. Optimum production conditions for different hight-quality marine algae. Hydrobiologia 403,97-107. 2. Baas-Becking, L.G.M., 1930. Observations on Dunaliella viridis Teodoresco, Contributions in marine science, Stanford University, pp. 102-14. 3. Boyd, C. E., Wood, C.W., and Thunjai, T.,2002. Aquaculture pond bottom soil, Quality management. PD/A CRSP, USAID. 48pp. 4. Brown, M.R., Jeffrey, S.W., Volkman, J.K., Dustan, G.A., 1997. Nutritional properties of microalgae for mariculture. Aquaculture 151, 315-331. 5. Bùi Trọng tâm và ctv., 2013. Nuôi sinh khối tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và Chlorella sp., làm thức ăn nuôi vỗ và sinh sản ngao Meretrix lyrata. http://canthostnews.vn, 20/5/2014. 6. Coutteau, P.,1996. Algae. In: Manual on the production and use of live food for aquaculture Lavens, P and Soorgeloos, P.. Published by the Food and Agriculture Organization of the United Natinos. 7. Gibor, A., 1956. The culture of brine algae. Biological Bulletin, Woods Hole, 3, 223-9. 8. Holme, M., Zeng, C, Southgate, P.C., 2006. The effects of supplemental dietary cholesterol on development and survival of mud crab, Scylla serrata, megalopa fed semi-purified diets, Aquaculture 77, 337-351. 9. Huỳnh Thị Thanh Ngọc, 2013. Ảnh hưởng của độ mặn và mật độ ban đầu lên sự phát triển của tảo Nanocholoropsis oculata. Luận văn tốt nghiệp trường đại học Cần Thơ. 10. Knuckey, R.M., Brown, M.R., Barrett, S.M., Hallegraeff, G.M., 2002. Isolation of new nanoplanktonic diatom strain and their evaluation as diets for juvenile Pacific oysters (Cassostrea gigas). Aquaculture 211,253-274. 11. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Chất lượng nước và giải pháp cải thiện chất lượng nước. Nhà xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội, 424 tr. 12. Mil’ko, E.S. 1962. Study of the requirement of two Dunaliela spp. In mineral and organic components of the medium. Moscow University Vestnik, Biologya, 6, 21-3. 13. Navarro, N.,1999. Feeding behaviour or the rotifers Brachionus plicatilis and Brachionus rotundiformis with two types of food: live and freeze-dried microalgae. Journal of Experiment Marine Biology and Ecology 237, 75-87. 14. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, 2008. Ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau Nannochloropsis sp., Chaetoceros sp., Isochrysis sp. đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas (thunberg, 1793) . 15. Okauchi. M., 2004. An assessment of the beneficial roles of Nannochloropsis oculata in larval rearing of marine finfish. Bulletin Fisheries Research Agency 1, 83-90. 11 16. Passche, E., 1971. Effect of ammonia and nitrate on growth, phytosynthesis and ribulose diphosphate carboxylase content of Dunaliella terriolecta. Physiologia Plantarum, 25, 294-9. 17. Renoylds, CS. 1984. The Ecology of Freshwater Phytoplanktop. Cambridge University Press, Cambridge.Rev. 75, 255-270. 18. Tamaru, C.S., Murashige, R., Lee, C.S., Ako, H., Sato, V., 1993. Rotifer fed various diets of baker’s yeast and/or Nannochloropsis oculata and their effect on the growth and survival of striped mullet (Mugil cep halus) and milkfish (Chanos chanos) larvae. Aquaculture, 110:361372. 19. Vũ Trung Tạng, 2005. Sinh học và sinh thái biển. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội, 336tr. 20. Whyte, J.N.C., Clarke, W.C., Ginther, N.G., Jensen, J.O.T. and Townsend, L.D., 1994. Influence of composition of Brachionus plicatilis and Artemia on growth of larval sablefish (Anoploppma fimbria Pallas). Aquaculture 119, 47-61. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng