Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật longo tại bệnh viện trường đại học y k...

Tài liệu Kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật longo tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên

.PDF
125
166
135

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- PHAN QUỲNH HOA THÀNH THỊ NHẬT BẢN THỜI CẬN THẾ (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP EDO) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội - 2010 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- PHAN QUỲNH HOA THÀNH THỊ NHẬT BẢN THỜI CẬN THẾ (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP EDO) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60.31.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim Hà Nội - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EDO TRƯỚC THỜI TOKUGAWA ...................................................................................... 11 1.1. Sự phát triển của vùng Kanto trước khi Tokugawa Ieyasu đặt đại bản doanh tại Edo .................................................................................................... 11 1.2. Sau khi Tokugawa Ieyasu đặt đại bản doanh tại Edo ............................... 17 1.2.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................... 17 1.2.2. Quy hoạch ban đầu ................................................................................ 19 1.2.3. Một số chính sách ban đầu .................................................................... 24 1.2.4. Nền tảng kinh tế của Edo ....................................................................... 25 Chương 2: CẤU TRÚC THÀNH VÀ THỊ EDO ................................... 29 2.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................................ 29 2.1.1. Sự vươn lên của nhà Tokugawa ............................................................. 29 2.1.2. Sự phát triển của thành thị ..................................................................... 31 2.2. Cấu trúc thành Edo .................................................................................... 35 2.2.1. Quá trình xây dựng thành ...................................................................... 35 2.2.2. Cách bố trí thành ................................................................................... 37 2.2.3. Kiến trúc thành ....................................................................................... 39  Tháp chính ......................................................................................... 40  Tháp canh ........................................................................................... 43  Cổng thành ......................................................................................... 44 2.3. Jokamachi Edo .......................................................................................... 45 2.3.1. Quá trình xây dựng jokamachi Edo ....................................................... 46 2.3.2. Cấu trúc jokamachi Edo ........................................................................ 51 1 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi  Khu vực của võ sĩ .............................................................................. 53  Cơ sở tôn giáo .................................................................................... 56  Cơ sở chính quyền ............................................................................. 60  Khu vực buôn bán thương mại ............................................................ 60  Khu vực của thị dân ........................................................................... 62  Hệ thống giao thông đường thủy ......................................................... 65 Chương 3: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI EDO.......68 3.1. Hoạt động kinh tế của Edo ........................................................................ 68 3.3. Đời sống xã hội Edo .................................................................................. 75 3.3.1. Cơ cấu xã hội ......................................................................................... 75 3.3.2. Cơ cấu chính quyền ................................................................................ 79 3.3.3. Đời sống văn hóa ................................................................................... 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 100 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 104 2 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản luôn là chủ đề nghiên cứu, tranh luận của nhiều học giả trên khắp thế giới. Tuy phạm vi chuyên môn, mục đích nghiên cứu, phương pháp tiếp cận của mỗi người có khác nhau nhưng những kết quả thu được thực sự là những đóng góp có giá trị trong việc tìm hiểu về con người và đất nước Nhật Bản, về mô hình của Nhật Bản cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng cao của nền kinh tế nước này. Không thể phủ nhận xã hội Nhật Bản có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với những yếu tố truyền thống. Những di sản có sức mạnh tiềm ẩn từ quá khứ chính là động lực cho sự phát triển của Nhật Bản ngày nay. Sẽ không thể lý giải được đầy đủ những phát triển hiện tại nếu không nghiên cứu những giá trị truyền thống. Với cách nhìn nhận đó, cần phải nghiên cứu sâu hơn lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là thời cận thế1 bởi đây không chỉ là thời kỳ phát triển cuối cùng và cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản mà nó còn tạo ra những tiền đề kinh tế - xã hội vô cùng quan trọng cho sự chuyển mình của Nhật Bản từ phong kiến sang tư sản vào giữa thế kỷ XIX. Vào giai đoạn chuyển giao giữa hai thời kỳ trung thế và cận thế, thành thị Nhật Bản đã có sự phát triển bùng phát. Những điều kiện xã hội đặc thù của Nhật Bản mà nguyên nhân chủ yếu là quyền lực của các lãnh chúa địa phương được khẳng định cùng với nhu cầu cần phải có các công trình kiến 1 Có nhiều cách phân kỳ lịch sử Nhật Bản nhưng luận văn này sử dụng cách phân kỳ như sau: Thời cổ đại (từ khi nhà nước Yamato ra đời cho đến hết thời kỳ Heian năm 1185), thời trung thế (từ khi Mạc phủ Kamakura thành lập năm 1185 đến khi Mạc phủ Muromachi sụp đổ năm 1573), thời cận thế (bắt đầu từ thời kỳ Azuchi - Momoyama năm 1573 đến hết thời Tokugawa năm 1868) 3 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi trúc kiên cố để chống lại sức công phá của vũ khí phương Tây đã tạo nên cơ sở cho sự xuất hiện của nhiều thành luỹ có quy mô lớn. Đây chính là phần cốt lõi để rồi từ phần “thành” đã xuất hiện “thị” và khả năng cuốn hút các luồng di cư, nhu cầu tìm đến các thành thị với nhiều mục tiêu khác nhau. Thành thị Nhật Bản thời cận thế được hình thành từ nhiều cơ sở khác nhau. Sự phát triển của mỗi thành thị vừa phụ thuộc vào những biến đổi chung vừa thể hiện những điều kiện chính trị, kinh tế, tôn giáo và nhiều nhân tố xã hội riêng biệt khác. Vào thời cận thế, thành thị đã vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh tế và chính trị. Sự phát triển của kinh tế công-thương và nhu cầu tiêu dùng cao trong các thành thị đã cuốn hút một lực lượng lao động dư thừa lớn trong nông thôn đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở Nhật Bản. Với một lực lượng xã hội tương đối đông đảo, dựa vào nền tảng của kinh tế công-thương nghiệp, các tầng lớp thị dân chính là những người đã sáng tạo ra dòng văn hóa mới mang đầy chất thành thị. Họ đồng thời là những người đón nhận những tư tưởng mới, quan điểm khoa học từ châu Âu du nhập vào xã hội Nhật Bản. Thành thị đã tạo nên những động lực phát triển nội tại, hết sức căn bản của Nhật Bản không chỉ ở lĩnh vực kinh tế mà còn cả trong tư tưởng và chiều sâu văn hoá. Và lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, những nhân tố tư sản đã xuất hiện, hội tụ thành lực lượng vật chất mạnh mẽ, làm rung chuyển thể chế phong kiến để rồi đi tới lật đổ chế độ này. Đó là một trong những nhân tố đưa Nhật Bản thoát khỏi vòng quay truyền thống của xã hội châu Á để trở thành một cường quốc công nghiệp đầu tiên ở khu vực. Thời Tokugawa, loại hình jokamachi (thành thị được thành lập xung quanh tòa thành của lãnh chúa) vừa là dạng thức phổ biến, lại vừa giữ vai trò quan trọng nhất trong các loại hình thành thị thời bấy giờ. Và Edo là một jokamachi cận thế điển hình. Thời cận thế, Edo không những có tốc độ phát 4 triển và quy mô dân số lớn nhất Nhật Bản mà còn là thành thị lớn của thế giới. Đến năm 1800, thành thị này là một trong 70 thành thị trên thế giới, trong đó có 5 thành thị ở Nhật Bản, có dân số 100.000 người. Edo cũng đồng thời là một trong 20 thành thị (trong đó 3 thành thị ở Nhật Bản) có dân số trên 300.000 người. Điều đáng chú ý là, Edo là thành thị duy nhất đạt đến quy mô dân số trên 1 triệu người vào đầu thế kỷ XIX. Khi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản trong những năm 19601970, một số nhà nghiên cứu đã chú ý đến vai trò của thành thị Nhật Bản. Điều có thể thấy được là, so với các nước công nghiệp Tây Âu, Nhật Bản là quốc gia có quá trình công nghiệp hóa muộn nhất nhưng lại đạt được trình độ hiện đại hóa sớm và cao nhất ở phương Đông. Từ hiện thực đó người ta đã chú ý đến mối liên hệ giữa quá trình đô thị hóa thời cận thế với sự phát triển của Nhật Bản hiện đại. Trong khi đi sâu tìm hiểu vai trò của Edo truyền thống, các nhà nghiên cứu đã rất chú ý đến quá trình hình thành, phát triển của Edo, cấu trúc xã hội, kinh tế cũng như ảnh hưởng rộng lớn của nó đối với sự phát triển chung của Nhật Bản. Xuất phát từ nhận thức như vậy, luận văn đã chọn đề tài: “Thành thị Nhật Bản thời cận thế (qua nghiên cứu trường hợp Edo)” để làm định hướng nghiên cứu. Mục tiêu của luận văn: 1. Nghiên cứu thành thị Nhật Bản cận thế để hiểu lịch sử, xã hội Nhật Bản. 2. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của thành thị và nguyên nhân, động lực dẫn đến quá trình hình thành, phát triển đó. 3. Nghiên cứu thành thị để hiểu thêm chủ trương, chính sách của chính quyền Edo và vai trò của thành thị đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 5 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi 4. Nghiên cứu thành thị để hiểu đặc điểm, cấu trúc xã hội đô thị, các luồng di dân, các hoạt động kinh tế, quan hệ xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục. 5. Nghiên cứu thành thị để lý giải vì sao Nhật Bản có thể tiếp nhận, phát triển các khuynh hướng tư tưởng mới, đó chính là điều kiện căn bản để Nhật Bản có thể tiến hành công cuộc cải cách và cải cách thành công. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhật Bản từ lâu đã là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới. Từ đầu thế kỷ XVII, để phục vụ cho việc truyền giáo, nhiều giáo sĩ châu Âu đã bắt đầu tìm hiểu về Nhật Bản. Có thể kể đến những công trình nổi bật thời kỳ này như “Từ điển Bồ - Nhật” (xuất bản năm 1603 ở Nagasaki), “Lịch sử Thiên chúa giáo ở Nhật Bản” của Xavier de Charlevoix năm 1715, “Lịch sử Nhật Bản với diện mạo của nó ở Vương quốc Siam 1690-1692” của Engebert Kaempfer xuất bản năm 1727 và cuốn “Nippon” của Philipp Franz von Siebold (1796-1866) viết khoảng năm 1832-1852. Những cuốn sách này được ra đời trong bối cảnh Nhật Bản đóng cửa đất nước với mục đích giới thiệu đảo quốc phương Đông này với người châu Âu. Từ cuối thế kỷ XIX, nhiều cuốn sách nghiên cứu liên quan đến xã hội, văn hóa Nhật Bản đã lần lượt xuất hiện do nhu cầu tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản được khích lệ ở châu Âu. Những cuốn sách này đặt nền tảng cho việc xây dựng ngành Nhật Bản học ở châu Âu sau này. Từ những tư liệu do các công ty Đông Ấn để lại, nhiều học giả đã biên soạn những tác phẩm có giá trị, chứa đựng nhiều thông tin khoa học quí báu như “The English Factory in Japan 1613-1623” (của Anthony Farrington xuất bản năm 1991), “The Deshima Diaries Marginalia 1700-1740” (của J.L. Blusse, Paul van der Velde và Rudofl Bachofner ấn hành năm 1992), “A History of Christianity in Japan” 6 (của Otis Cary). Ở Nhật Bản, một số trường đại học, viện nghiên cứu cũng tổ chức sưu tập, biên soạn các tư liệu lịch sử trong đó nổi bật là “Tokugawa kinreiko” (1959) và “Law and Justice in Tokugawa Japan” (1985). Cải cách Minh Trị thành công đã thu hút đông đảo giới nghiên cứu cả trong lẫn ngoài Nhật Bản. Những công trình xuất bản trong giai đoạn đầu thế kỷ XX ít nhiều có khuynh hướng ngợi ca những thành tựu to lớn mà Nhật Bản đạt được nhờ Cải cách Minh Trị. Những công trình của họ đã để lại những đóng góp to lớn trong việc đi sâu nghiên cứu khách quan hơn về lịch sử Nhật Bản nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, một số trung tâm nghiên cứu Nhật Bản được mở tại Mỹ để phục vụ mục tiêu chiếm đóng Nhật Bản cũng như chính sách châu Á của Mỹ. Từ cuối những năm 1950, giới nghiên cứu Mỹ bắt đầu tập trung vào một số vấn đề khoa học cơ bản như: thể chế chính trị, lịch sử, kinh tế, xã hội học... Xu hướng nghiên cứu chuyên sâu này ngày càng gia tăng và cũng thịnh hành ở châu Âu và bản thân nước Nhật. Việc áp dụng những quan điểm, phương pháp nghiên cứu mới đã đem lạo nhiều thành tựu khoa học mới mẻ trong những công trình xuất bản thời kỳ 1960 – 1980. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như “Japan: The story of a Nation”, “Japan: Tradition and Transformation”, “East Asian Civilization” của Edwin O. Reichauer, giáo sư Đại học Harvard; và một số tác phẩm của John W. Hall, chuyên gia về lịch sử chính trị Nhật Bản như “Japan from Prehistory to Modern Times”, “Studies in the Institutional History of Early Modern Japan” và 4 tập “The Cambridge History of Japan”... Những công trình này đều có độ khái quát cao và tính định hướng lớn. Ở Việt Nam, trước năm 1975, một số tác giả ở miền Nam như Đào Trinh Nhất, Trần Minh Tiết, Đoàn Văn An... đã viết về Minh Trị duy tân, con người và giáo dục Nhật Bản. Trong khi đó, ở miền Bắc, tìm hiểu Nhật Bản 7 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi mới chỉ dừng lại ở các vấn đề ngoại giao hay giáo trình cho học sinh, sinh viên. Dưới tác động của công cuộc Đổi mới, sau năm 1986, việc nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam có nhiều tiến triển. Trong đó, một số tác phẩm nổi bật như “Lịch sử giáo giục thời Minh Trị” của Nguyễn Văn Hồng hay “Lịch sử Nhật Bản” của nhóm tác giả Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo... Các công trình không chỉ trình bày những vấn đề căn bản trong lịch sử - văn hóa Nhật Bản mà còn gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới chuyên sâu. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trong nước cho ra đời nhưng chuyên khảo về kinh tếxã hội như Nguyễn Văn Kim với “Nhật Bản với châu Á - những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế xã hội” tập trung chủ yếu nghiên cứu Nhật Bản thời Tokugawa. Riêng về đề tài thành thị Nhật Bản, trước đây đã có rất nhiều học giả nghiên cứu vấn đề này và đạt được một số thành tựu đáng kể. Có thể kể ra một số học giả Nhật Bản như Ono Koji với “Nghiên cứu jokamachi cận thế” (近世城下町の研究), Ishii Susumu với “Thành và jokamachi” (城と城下町) hay Naito Akira với “Edo và thành Edo” (江戸と江戸城), Hitoshi Mogi với “Lịch sử phát triển của Edo 1600-1860” (A History of the Development of Edo 1600-1860), Yoshida Nobusuke với “Cấu trúc hai thành phần của jokamachi vĩ đại Edo” (巨大城下町江戸の分節構造)… Còn ở Việt Nam, không thể không kể đến bài viết “Thành Edo và những đặc điểm phát triển của thành thị Nhật Bản thời Tokugawa” của Nguyễn Văn Kim trong “Nhật Bản với châu Á - những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế xã hội” và một số công trình khác nữa như các tác phẩm nghiên cứu lịch sử, văn hoá Nhật Bản… Tuy cách tiếp cận và quan điểm khoa học của các tác giả có nhiều điểm khác nhau nhưng những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước đã 8 giúp tác giả Luận văn có một cái nhìn khái quát, khách quan hơn về nội dung và bản chất của vấn đề nghiên cứu để từ đó tiếp tục đi sâu vào đề tài của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục tiêu đề ra, Luận văn đã chọn Edo thời Tokugawa (hay còn gọi là thời Edo,1600 – 1868) làm đối tượng nghiên cứu cụ thể để từ đó có thể rút ra những đặc điểm chung của thành thị Nhật Bản thời cận thế. Luận văn tập trung vào các vấn đề sau: 1. Quá trình hình thành, phát triển của Edo đến trước thời Tokugawa 2. Cấu trúc thành và thị Edo thời Tokugawa 3. Hoạt động kinh tế – đời sống xã hội của Edo thời Tokugawa. Luận văn sẽ cố gắng Việt hoá những thuật ngữ tiếng Nhật, tuy nhiên với những thuật ngữ quen thuộc hoặc trường hợp không có thuật ngữ tiếng Việt tương đương xin được giữ nguyên ở dạng phiên âm. 4. Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử, phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử đồng đại và lịch đại luôn là dòng mạch chính trong nội dung luận văn. Mặt khác, những phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học cũng được vận dụng. Để phân tích khách quan hơn các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội trong bối cảnh xã hội Edo, luận văn đã vận dụng phương pháp cấu trúc vào nghiên cứu. Từ việc coi sự phát triển của thành thị là một hệ thống, do nhiều bộ phận kinh tế - xã hội cấu thành, luận văn không chỉ tập trung phân tích ảnh hưởng của hệ thống đối với từng thành tố mà còn đi sâu xem xét sự tác động tương hỗ giữa các thành tố cũng như ảnh hưởng trở lại của từng thành tố đối với toàn bộ hệ thống trong sự chuyển biến của Nhật Bản thời Tokugawa. 9 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn tập trung vào 3 chương: Chương 1: Sự hình thành và phát triển của Edo trước thời Tokugawa Chương 2: Cấu trúc thành và thị Edo Chương 3: Hoạt động kinh tế và đời sống xã hội Edo ---------------------------------Trước hết, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Văn Kim, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Đông phương, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong ba năm học Cao học vừa qua. Lời cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! 10 Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EDO TRƯỚC THỜI TOKUGAWA 1.1. Sự phát triển của vùng Kanto trước khi Tokugawa Ieyasu đặt đại bản doanh ở Edo Người ta thường viết rằng, khi Tokugawa Ieyasu2 (1542-1616) quyết định đóng bản doanh ở Edo thì đây vẫn còn là một vùng đất nhỏ hẹp và hoang vắng. Cư dân ở đây chỉ có một vài làng nhỏ sống bằng nghề đánh cá. Nhưng trên thực tế, Edo là một vùng đất đã sớm được nói đến trong các tư liệu lịch sử. Quá trình phát triển của Edo gắn liền với sự bồi tụ tự nhiên và việc khai phá đồng bằng Musashi. Đây là vùng đất ẩm, trũng và đã được ghi trong Manyoshu (万葉集,Vạn diệp tập), bộ sử thi nổi tiếng của Nhật Bản viết vào thế kỷ VIII. Tư liệu đầu tiên viết về Edo là vào thế kỷ VII nói đến địa danh Huchu, một phần của thành Edo về sau [9, tr. 374]. Vào thế kỷ XII thì tên gọi Edo mới xuất hiện. Một số nhà nghiên cứu cho rằng “Edo” có thể bắt nguồn từ ngôn ngữ của người Ainu có nghĩa là “Cửa sông” hay “Cửa vịnh” và như vậy Edo ngay từ đầu đã được coi là một không gian tương đối rộng lớn. Nhưng cũng có thuyết cho rằng, vào thế kỷ XII, Edo Shiro Shigetsugu đã đến khai phá vùng đồng bằng ven biển này. Vì lẽ đó mà về sau Edo đã được đặt theo tên của vị lãnh chủ này. Edo Shiro Shigetsugu cũng cho dựng quán ở đây nhưng ông xây dựng nó như thế nào hay cấu trúc ra sao thì không ai biết được vì không có tư liệu lịch sử về công trình này. 2 Tokugawa Ieyasu (1542 – 1616) là người khai sáng triều đại Tokugawa (1600 – 1868) 11 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Vào cuối thế kỷ XII, sau khi được Thiên hoàng tấn phong chức shogun, Yoritomo đã xây dựng một chính quyền quân sự và quyết định rời bản doanh về Kamakura và Edo chỉ cách Mạc phủ của chính quyền Kamakura 50 dặm về phía Bắc. Như vậy, đồng bằng Musashi trở thành khu vực phụ cận, chuẩn bị những điều kiện cho sự hình thành trung tâm chính trị thứ hai của Nhật Bản. Trong thời gian đó, một số tuyến giao thông nối liền Kyoto và đồng bằng Kansai đã được thiết lập và chính quyền Kamakura đã quản lý trực tiếp toàn bộ đồng bằng Kanto. Khi Mạc phủ Muromachi được thiết lập, tuy chính quyền này lập trị sở ở Kyoto nhưng Kanto đã trở thành một khu vực tương đối phát triển. Bước sang thế kỷ XV – XVI, Kanto đã là nơi tập trung nhiều lãnh chúa có thế lực. Trong khoảng 2 thế kỷ, Edo chịu sự quản lý của nhiều hào tộc và lãnh chúa khác nhau. Vào đầu thế kỷ XV, Ota Sukenaga (1432 – 1486) vốn là một chư hầu của Uesugi – người nhận chức cai quản vùng Kanto Kanto kanryo (関東官僚,Quan Đông quản lãnh) ở Kamakura - là người cai quản vùng Edo (sau này ông xuất gia, lấy hiệu là Dokan nên ông vẫn được biết đến với cái tên Ota Dokan). Ông tiếp quản Edo vào năm 1456. Hậu duệ của Edo Taro vẫn sinh sống tại đó những do họ không muốn gây chiến với gia tộc Uesugi nên đã từ bỏ lãnh địa của mình, thậm cả cái tên Edo và rút lui khỏi sông Tamagawa và di chuyển tới làng Kitami. Ota đã định cư tạm thời gần Shinagawa, có thể là Gotenyama ngày nay, trong khi ông tìm kiếm một vị trí thích hợp hơn với kế hoạch của mình. Truyền thuyết kể rằng ông lưỡng lự giữa một vài quả đồi xung quanh Akabane, Oji và Surugadai để xây thành. Cuối cùng, ông đã quyết định chọn một quả đồi gần con đường lên phía Bắc gọi là Chiyoda. Những người nông dân vốn cư ngụ một phần ở đây đã được di dời sang các làng khác và công việc xây dựng thành bắt đầu. Thành được khởi công xây dựng vào năm 1456 đến ngày 8 tháng 4 năm 1457 thì hoàn thành. 12 Về thành Edo do Ota xây dựng, vì không có sử liệu trực tiếp nên khó có thể có những thông tin chính xác về toà thành này. Tuy nhiên, do Ota không chỉ là võ sĩ mà còn là văn nhân nên một thi sĩ vốn là bạn của Ota đã miêu tả thành Edo thời kỳ này trong các bài thơ của mình [35, tr. 34]. Toà thành có 3 vòng thành là thành chính nejo (子城, tử thành), thành giữa chujo (中城, trung thành) và thành ngoài gaijo (外城, ngoại thành). Có rất nhiều giả thuyết về vị trí của các vòng thành này so với các vòng thành thời Tokugawa. Trong “Thành Edo” (江戸城), tác giả Komatsu Kazuhiro đã nêu một giả thiết về cấu trúc, vị trí của các vòng thành như sau: thành chính và thành giữa hiện nay là vòng thành chính (honmaru, 本丸) và thành ngoài hiện nay là vòng thành thứ hai (ni no maru, 二の丸). Còn Naito Akira trong “Edo và thành Edo” (江戸と江戸城) lại cho rằng về sau thành giữa là vòng thành chính còn lại là vòng thành thứ hai. Toà thành được bao quanh bởi một hệ thống luỹ cao chừng 30m. Hệ thống hào xung quanh do nối với một mạch nước nên lúc nào cũng đầy nước. Cổng thành ở những nơi trọng yếu có tường đá ở hai bên và hệ thống cầu kéo làm bằng gỗ lớn. Ngoài ra trong toà thành còn có 20 toà tháp canh và 5 cổng đá. Ở thành giữa, ngoài quán của Ota Dokan còn có nơi ở của võ sĩ, tháp canh, hàng rào phòng thủ và nhà kho… Ngoài ra ở phía Tây thành còn có nơi để ngắm tuyết trắng trên đỉnh núi Phú Sĩ gọi là Fukumiyukisai (含雪斎, Hàm tuyết trai), phía Đông có nơi nhìn ra vịnh dưới chân thành gọi là Hakusentei (拍船庭, Phách thuyền đình), phía Bắc có nơi để ngắm núi Tsukuba gọi là Tsukubasantei (筑波) còn ở gần rừng mai có một phòng sách gọi là Kadukitei (香月庭, Hương nguyệt đình). Đó là những thông tin còn đến ngày nay về thành Edo của Ota Dokan được ghi chép lại trong các tư liệu văn học thời bấy giờ. 13 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Vào khoảng năm 1458, tiếp bước cha mình, Ota đã xuất gia và lấy tên là Dokan nhưng ông không chấm dứt cuộc sống nhập thế của mình. Ông sinh sống tại Edo trong 30 năm và dần dần chinh phục toàn bộ đồng bằng Musashi. Đồng thời, ông đã mở rộng tòa thành, tàu thuyền cũng như cổng thành, đem về gạo, trà, cá, đồng, sắt và vũ khí. Khu vực này rất gần biển và có nhiều nhánh sông Tone chảy ra để đổ vào vịnh Edo. Có nhiều đầm lầy và ao hồ, ở giữa đó tụ họp lại thành làng Takarada và Iwada. Vẫn có thể tìm thấy tên của một số làng khác ở xung quanh tòa thành ở thủ đô ngày nay như Hibiya, Sakurada, Shiba, Mita và Iigura. Một thị trấn nhỏ bắt đầu hình thành từ phía Đông của công sự phòng thủ ban đầu. Đó chính là Edo. Ota cho xây dựng đền Hachiman trên đồi Ichigaya. Tiếp theo Hachiman, một ngôi đền thứ hai dường như được xây dựng sau đó để tỏ lòng tôn kính gia đình Ota. Ota Dokan sống tại thành Edo trong khoảng 30 năm. Trong 30 năm đó, trái với tình hình hỗn loạn ở Kyoto do xảy ra loạn Onin (1467 - 1477), thành Edo của Ota lại khá yên bình nên đã thu hút rất nhiều nhân tài, học giả về đây [35, tr. 35]. Tuy nhiên đến năm 1486, Ota qua đời, họ Uesugi cũng bị đánh bại và mất quyền cai quản Kanto vào tay họ Hojo. Vào năm 1524, Hojo Ojitsuna đã đánh bại Uesugi Tomo tại Kawagoe và chiếm thành Edo. Tòa thành sau đó rơi vào tay của Ashikaga Shigeuji no Koga, nhưng lại được trả cho dòng họ Hojo. Họ Hojo đóng bản doanh ở Odawara còn đại diện của họ tại Edo là Toyama Shirobyoe Kaganao. Năm 1563, chắt của Ota Dokan đã tìm cách lấy lại tòa thành này nhưng thất bại và thành Edo vẫn thuộc về gia đình Hojo cho đến khi dòng họ này chống lại Hideyoshi và bị đánh bại dẫn đến diệt vong. Lúc bấy giờ Edo chỉ là một thành nhỏ nên một lần nữa Edo lại mất vị trí của mình. Khi Ieyasu xây dựng Edo thì vùng đất này chỉ còn lại một số làng xóm và một thành nhỏ đã hoang tàn. Cư dân lúc đó được chia ra làm 25 kori, mỗi kori bao 14 gồm 2 hoặc 3 sato (làng). Theo truyền thống Nhật Bản mỗi sato như vậy thường có từ 40 đến 50 hộ, mỗi hộ có từ 20-30 người. Như vậy, dân số Edo đầu thế kỷ XVII chỉ khoảng 112.500 người [12, tr. 375]. Trước thời Tokugawa, khu vực xung quanh vịnh Edo là vùng đất nông nghiệp rất màu mỡ với một nguồn cung cấp nước đầy đủ để tưới tiêu từ sông Tone. Ngôi làng sau này trở thành đô thị Edo nằm giữa vùng đất hình dẻ quạt này và ở cuối vịnh Edo. Về địa hình, khu vực này bao gồm những quả đồi bằng phẳng với các dòng chảy phụ từ sông Tone. Khu vực này cũng có các tuyến đường bộ chính chạy theo hướng Bắc-Nam và khả năng tiếp cận hoàn toàn với biển thông qua vịnh Edo. Tuy nằm trong không gian của một vùng châu thổ tương đối rộng lớn, nhưng cũng có thể coi Edo là vùng bán sơn địa với nhiều sườn đồi thoai thoải chạy dọc theo hướng Bắc - Nam. Ngoài địa thế phòng ngự mang tính chiến lược, nằm giáp vịnh và được bồi lấp bởi sông Tone, khu vực này cũng có những điều kiện thuận lợi nhất định cho canh tác nông nghiệp, khả năng khai thác biển và trung điểm của hệ thống giao thương trên cả nước. Do đó, việc Tokugawa quyết định chuyển trung tâm chính trị tới Edo là khá hợp lý ngay cả theo các lý thuyết hiện đại. Lịch sử kể rằng các thuộc hạ của Ieyasu đã không tán thành quyết định định đô tại Edo của ông. Bởi khi đó, Kamakura, đại bản doanh của tướng quân Yoritomo trước đây, hay thậm chí Odawara, nằm dưới chân núi hướng ra một vịnh rộng lớn với một tòa thành khá kiên cố, dường như là những sự lựa chọn thích hợp hơn. Trong khi đó, ở Edo chỉ có vài trăm hộ gia đình, chủ yếu là dân chài và nông dân. Công sự phòng thủ ở đây cũng không đủ lớn và ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Đã 130 năm qua đi kể từ khi Ota và nhà Hojo có những nỗ lực ít ỏi nhằm duy trì công trình này. Ngoại trừ các quả đồi Ushigome, Ueno và Kanda, khu vực này chủ yếu là đầm lầy và bị nước biển che phủ mỗi khi thủy 15 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi triều dâng cao. Nhưng đặc điểm khiến Ieyasu hài lòng ở Edo chính là địa hình bằng phẳng và khả năng kiến tạo những điều mới mẻ ở đây. Hình 1.1: Bản đồ Edo năm 1457 (Nguồn: Hitoshi Mogi, A historical study of the Devolopment of Edo 1600 – 1860, A Thesis presented to The Faculty of the Graduate School, Cornell University) 1.2. Sau khi Tokugawa Ieyasu đặt đại bản doanh tại Edo 16 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Sự sụp đổ của Mạc phủ Muromachi và toàn bộ quyền lực của chính quyền trung ương vào thời chiến tranh Onin (1467 – 1477) đã mở ra một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt chính trị và xã hội Nhật Bản. Đến thế kỷ XV – XVI, lợi dụng sự suy yếu của chính quyền Muromachi, các tập đoàn phong kiến địa phương càng gia sức củng cố và khuếch trương thế lực của mình. Tham vọng giành quyền lực chính trị và đất đai đã đẩy xã hội Nhật Bản đến cuộc nội chiến hết sức tàn khốc. Sau khi đánh bại nhà Uesugi, nhà Hojo đã nắm quyền cai quản vùng Kanto và đặt căn cứ ở Odawara. Họ Hojo này bắt đầu nổi lên từ khoảng năm 1500. Quá trình thống nhất đất nước đạt được nhờ ba nhà lãnh đạo tài ba, người này tiếp tục sự nghiệp của người kia. Người đầu tiên là Oda Nobunaga (1534-1582), một daimyo (大名, đại danh, tức lãnh chúa) ở vùng phía Đông Kyoto, đã thu phục kinh đô năm 1568. Xu hướng chung của thời kỳ Oda Nobunaga tiến hành thống nhất đất nước là daimyo mạnh hơn khuất phục được các daimyo yếu hơn. Sau khi Nobunaga bị sát hại, sự nghiệp thống nhất đất nước của Oda Nobunaga vẫn được tiếp tục nhờ một viên tướng vĩ đại dưới quyền ông ta là Toyotomi Hideyoshi (1536-1589). Nhờ công của Hideyoshi, sau nhiều thế kỷ chiến tranh, cuối cùng Nhật Bản lại trở thành một quốc gia thống nhất về chính trị. Trong quá trình thực hiện mục đích thâu tóm quyền hành, thống nhất đất nước của mình, Toyotomi Hideyoshi đã có những cử chỉ thân thiện với Hojo. Nhưng khi bị khước từ, ông quyết ra tay chống lại họ này đến cùng. Ba đạo quân (với tổng số là hai mươi vạn), đã xuất phát từ Kyoto và tiến theo nhiều đường về căn cứ của Hojo ở Odawara. Năm 1590, Odawara thất thủ vào tháng bảy và họ Hojo cũng bị mất quyền cai trị vùng Edo [12, tr. 164]. 17 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Sau những thoả thuận chính trị giữa Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu3, từ năm 1590 vùng Edo và rộng hơn là khu vực đồng bằng Kanto đã thuộc về thế lực của dòng họ Tokugawa. Tokugawa Ieyasu chính thức đến đóng bản doanh quân sự tại Edo vào đầu tháng 8 năm 1590. Tại đây, ông đã cho xây dựng một tòa thành của riêng mình và Sakakibara Yasumasa là người nhận trách nhiệm này. Còn Ina Tadasugu được Ieyasu bổ nhiệm làm daikan (代官,đại quan), một chức quan khâm sai, của chính quyền ở Kanto và ông đã giúp Ieyasu cai quản Edo rất hiệu quả. Trong giai đoạn này, Hideyoshi vẫn là người đứng đầu Nhật Bản, một thực tế mà chắn hẳn Ieyasu không thể quên. Do vậy, mặc dù có tham vọng rất lớn nhưng ông đã không làm gì khiến Hideyoshi phải nghi ngờ. Ông vẫn thường xuyên bị buộc phải rời Edo đến sống ở Kansai. Tuy nhiên, bên cạnh Ieyasu vẫn có những cố vấn đáng tin cậy như Honda Yasushige, Sakakibara Yasumasa và Ii Naomasa, giúp ông thực hiện những khát vọng của mình. Ở Kansai nhưng tâm trí Ieyasu luôn hướng về Edo và ông vẫn thường xuyên theo dõi những thay đổi ở đó. Năm 1594, ông được quay trở về Edo và giám sát công cuộc cải tạo, xây dựng ở đây. Tuy nhiên, Ieyasu không thể dành tất cả các nguồn vật lực trong lãnh địa của mình cho công cuộc này bởi cùng lúc Hideyoshi lại cho xây dựng lại thành Fushimi gần Kyoto và tất cả các lãnh chúa đều phải đóng góp xây dựng tòa thành đó. Ieyasu đã gửi gỗ từ các khu rừng của núi Fuji và đá từ núi Izu đến để xây dựng thành Fushimi. Tuy đã thống nhất sơn hà, nhưng là người có tham vọng to lớn, Hideyoshi vẫn chưa nguôi giấc mộng bá đồ, định dùng lực lượng quân sự hùng hậu của mình để chinh phục Trung Quốc và bắt các nước Nam Thái Bình Dương triều cống. Năm 1592, Hideyoshi đưa 160.000 quân sang đánh 3 Khi đó, Tokugawa Ieyasu vẫn là chư hầu của Toyotomi Hideyoshi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan