Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ thông qua các tổ chức trung gian để t...

Tài liệu Kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ thông qua các tổ chức trung gian để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (nghiên cứu trường hợp ngành y tế)

.PDF
125
195
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- LÊ BÁ TOÀN KẾT NỐI GIỮA BÊN CUNG VÀ BÊN CẦU CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN ĐỂ THƢƠNG MẠI HÓA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGÀNH Y TẾ) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- LÊ BÁ TOÀN KẾT NỐI GIỮA BÊN CUNG VÀ BÊN CẦU CÔNG NGHỆ THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN ĐỂ THƢƠNG MẠI HÓA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGÀNH Y TẾ) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải Hà Nội, 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 4 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 7 5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 8 6. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 8 7. Mẫu khảo sát .................................................................................................................. 8 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8 9. Kết cấu của Luận văn..................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. ……………………………………………………………………………..10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ................................ 10 1.1. Lý luận về kết quả nghiên cứu khoa học .................................................................. 10 1.1.1. Nghiên cứu khoa học ......................................................................................... 10 1.1.2. Phân loại kết quả nghiên cứu khoa học ............................................................. 11 1.1.3. Phân loại kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế .............................. 13 1.1.4. Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu ......................................................................... 17 1.2. Chuyển giao công nghệ............................................................................................. 19 1.2.1. Khái niệm chuyển giao công nghệ ..................................................................... 19 1.2.2. Hình thức và nội dung chuyển giao công nghệ.................................................. 21 1.2.3. Phân loại chuyển giao công nghệ ...................................................................... 23 1.3. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ........................................................................ 25 1.3.1. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu ................................................. 25 1.3.2. Kết quả nghiên cứu không thể thương mại hóa ................................................. 27 1.3.3. Kết quả nghiên cứu có thể thương mại hóa ....................................................... 28 1.4. Kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ ........................................................... 30 1.4.1. Bên cung công nghệ ........................................................................................... 30 1.4.2. Bên cầu công nghệ ............................................................................................. 32 1.4.3. Tổ chức trung gian giữa bên cung và bên cầu công nghệ ................................. 33 1.4.4. Các tổ chức trung gian thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................ 35 * Kết luận Chƣơng 1 ......................................................................................................... 36 CHƢƠNG 2. ……………………………………………………………………………..37 THỰC TRẠNG KẾT NỐI GIỮA BÊN CUNG VÀ BÊN CẦU ......................................... 37 CÔNG NGHỆ ĐỂ THƢƠNG MẠI HÓA ........................................................................... 37 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG NGÀNH Y TẾ .......................................................... 37 2.1. Tổng quan về nghiên cứu khoa học trong ngành y tế ............................................... 37 2.1.1. Khái quát chung về nghiên cứu khoa học trong ngành y tế .............................. 37 2.1.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học trong ngành y tế ........................................ 38 2.1.3. Yêu cầu nghiên cứu khoa học trong ngành y tế ................................................. 40 2.1.4. Kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tế có thể thương mại hóa ......................... 41 2.2. Khảo sát kết quả nghiên cứu tại một số cơ sở y tế .................................................... 42 2.2.1. Kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Y Hà Nội ............................................ 42 2.2.2. Kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Y Thái Bình ........................................ 44 2.2.3. Kết quả nghiên cứu tại Học viện Quân Y .......................................................... 48 2.2.4. Kết quả nghiên cứu tại Viện Dược liệu.............................................................. 53 1 2.3. Thực trạng kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ - nghiên cứu trƣờng hợp thiết bị y tế................................................................................................................ 56 2.3.1. Kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ - nghiên cứu trường hợp nhu cầu của các bệnh viện .............................................................................................. 56 2.3.2. Kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ - nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp y tế ......................................................................................................... 60 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................................ 63 CHƢƠNG 3. ……………………………………………………………………………. 64 CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRUNG GIAN .................................... 64 KẾT NỐI GIỮA BÊN CUNG VÀ BÊN CẦU CÔNG NGHỆ ........................................... 64 ĐỂ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 64 TRONG NGÀNH Y TẾ ...................................................................................................... 64 3.1. Mô hình kết nối các khâu R&D – sản xuất – thị trƣờng để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dƣợc ............................................................................... 64 3.1.1. Những khó khăn của việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong ngành y tế ........................................................................................................................... 64 3.1.2. Mô hình lý thuyết kết nối các khâu R&D – sản xuất – thị trường để thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dược .................................................... 66 3.1.3. Mô hình thực tiễn kết nối các khâu R&D – sản xuất – thị trường để thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dược .................................................... 69 3.1.4. Đánh giá mô hình kết nối các khâu R&D – sản xuất – thị trường để thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dược .................................................... 73 3.2. Mô hình TLO để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực dƣợc và thiết bị y tế ............................................................................................................................ 76 3.2.1. Khái quát về mô hình TLO ................................................................................. 76 3.2.2. Phương thức hoạt động của TLO ...................................................................... 78 3.2.3. Áp dụng mô hình TLO trong thực tiễn ............................................................... 80 3.2.4. Đánh giá mô hình TLO thông qua hoạt động thực tiễn ..................................... 86 3.3. Một số mô hình tổ chức trung gian trong việc kết nối giữa bên cung công nghệ và bên cầu công nghệ .................................................................................................... 88 3.3.1. Các hình thức tổ chức trung gian ...................................................................... 88 3.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm chuyển giao công nghệ và phát triển dược liệu ................................................................................................... 89 3.4. Mô hình chợ công nghệ và sàn giao dịch thiết bị y tế .............................................. 91 3.4.1. Mô hình chợ công nghệ...................................................................................... 91 3.4.2. Mô hình sàn giao dịch công nghệ thiết bị y tế ................................................... 93 3.4.3. Đánh giá mô hình chợ công nghệ và sàn giao dịch thiết bị y tế ........................ 94 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................................ 96 KẾT LUẬN ……………..................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 98 PHỤ LỤC 1 .. ................................................................................................................... 101 PHỤ LỤC 2 . ................................................................................................................... 115 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và Công nghệ R&D Nghiên cứu và triển khai SHTT Sở hữu trí tuệ TLO Technology License Office Văn phòng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ TTO Technology Transfer Office Văn phòng chuyển giao công nghệ TTC Technology Transfer Center Trung tâm chuyển giao công nghệ 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tế ngày càng có vai trò quan trọng đối với không những trong việc khám chữa bệnh, mà còn quan trọng cả đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở nƣớc ta đóng góp của các kết quả nghiên cứu đối với khám và điều trị bệnh hơn 20 năm qua còn rất hạn chế nhất là các tuyến huyện, xã đã làm cho sự quá tải về bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến trên. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gắn kết giữa bên cung và bên cầu với hoạt động thực tiễn còn hết sức lỏng lẻo. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là phát triển thị trƣờng công nghệ ở Việt Nam thông qua các tổ chức trung gian để thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Y tế. Những thành tựu khoa học mà các nhà nghiên cứu của nƣớc ta cũng đã thành công trong lĩnh vực y tế hoặc đã tiếp thu đƣợc công nghệ của nƣớc ngoài phát triển ở một số bệnh viện TW, bệnh viện khu vực…. Hiện tại một số cơ sở y tế công lập tại tuyến tỉnh, huyện nhất là các cơ sở y tế tuyến đầu đang còn thiếu thốn trầm trọng hay nói một cách khác là chƣa có. Câu hỏi đặt ra là Nhà nƣớc chƣa quan tâm đến công tác dự phòng, khám và điều trị ở tuyến đầu hay thiếu về nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ mới hoặc các đơn vị là trung gian nhƣ sở y tế các tỉnh, phòng y tế các huyện thị, thành phố chƣa thực sự chú ý. Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tế có thể chia thành hai mảng chính: kết quả nghiên cứu thể hiện qua công nghệ quy trình/phƣơng pháp phục vụ (ví dụ phƣơng pháp phòng, chẩn đoán, chữa bệnh trong y học, thuốc chữa bệnh trong dƣợc học) và kết quả nghiên cứu thể hiện qua công nghệ vật thể (ví dụ trang, thiết bị y tế). Trong thực tế cho thấy, bên cầu công nghệ y tế có nhu cầu nhƣng không biết nhận ở đâu, ngƣợc lại trong nhiều trƣờng hợp 4 các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tế cũng không thể chuyển giao, gây lãng phí lớn nguồn lực nghiên cứu, nguồn lực tài chính… Nhận thức đƣợc tầm quan trọng vừa nêu, Luận văn Kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ thông qua các tổ chức trung gian để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (Nghiên cứu trường hợp ngành Y tế) nhằm đề ra các giải pháp để giải quyết thực trạng đã nêu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ thông qua các tổ chức trung gian để thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu trong ngành Y tế, có thể điểm: - Nghiên cứu của Magnus Karlsson (2004), Commercialization of Research Results in the United States đã mô tả về thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ, đƣợc xem là quốc gia có số lƣợng các đơn vị chuyển giao công nghệ và thƣơng mại hóa thành công đối với các kết quả nghiên cứu. Trong số tổ chức có vai trò trung gian trong chuyển giao công nghệ tại Hoa Kỳ, tác phẩm này nêu Stanford University Technology Transfer Center là trƣờng hợp điển hình và một số tổ chức khác với vai trò trung gian trong việc chuyển giao công nghệ nói chung, đồng thời National Business Incubation Association nhƣ một mô hình thành công trong việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học [28]; - Nghiên cứu của Anna S. Nilsson, Henrik Fridén, Sylvia Schwaag Serger (2006), Commercialization of Life-Science Research at Universities in the United States, Japan and China đã nghiên cứu về các mô hình thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học về sự sống, trong đó có lĩnh vực y, dƣợc của các trƣờng đại học y, dƣợc tại các Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc đã thành lập các trung tâm chuyển giao kết quả nghiên cứu nhƣ là những mô hình trung gian trong việc kết nối nhu cầu công nghệ của các công ty dƣợc, bệnh viện với các viện/trung tâm nghiên cứu thuộc các trƣờng đại học [26]; Các nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của 5 Luận văn bao gồm: - Đề tài Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ tuổi trẻ Học viện Quân y trong lĩnh vực y - sinh học”, tác giả là ThS. Nguyễn Văn Dự, thực hiện năm 2001; nội dung chủ yếu nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và các bác sĩ trẻ mới ra trƣờng, các sản phẩm là các sáng kiến, sáng chế mang tính mới áp dụng vào ngành Y – sinh học. - Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý KH&CN của Nguyễn Thái Ngọc: Đề xuất các giải pháp trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học Y - Dược học (Nghiên cứu trường hợp Học viện Quân y) đã đánh giá thực trạng quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và công tác quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực y - dƣợc học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và công tác quản lý nghiên cứu khoa học lĩnh vực y - dƣợc học tại Học viện Quân y; - Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý KH&CN của Nguyễn Thị Thu Hà Tạo môi trường làm việc thân thiện nhằm thu hút nguồn nhân lực KH&CN về công nghệ sinh học trong y học (nghiên cứu trường hợp Học viện Quân y) đã khảo sát thực trạng thu hút nguồn nhân lực KH&CN về công nghệ sinh học tại Học viện Quân y và đƣa ra một số giải pháp tạo môi trƣờng làm việc thân thiện; - Nghiên cứu của Trần Khánh Đức (2003) đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nghiên cứu khoa học theo quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể và đề xuất hệ tiêu chí đánh giá các đề tài, đánh giá hiệu quả hoạt động, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ở các trƣờng đại học, đổi mới tổ chức quản lý, phát triển tiềm lực, từng bƣớc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hƣớng tới thị trƣờng công nghệ. Có thể nhận định: 6 - Đã có những nghiên cứu của nƣớc ngoài về việc kết nối giữa bên cung công nghệ và bên cầu công nghệ nói chung và trong lĩnh vực khoa học về sự sống (trong đó có lĩnh vực y, dƣợc) nhƣ phần đầu mục này đã chỉ ra; - Các nghiên cứu trong nƣớc mới chỉ ra các giải pháp nâng cao năng lực, chất lƣợng quản lý nghiên cứu khoa học trong ngành y tế, các yếu tố tác động đến chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học nhƣng chƣa đề cập cụ thể các công cụ hỗ trợ cho để nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nghiên cứu khoa học và nhất là chƣa đề cập đến việc thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu nhƣ là một chỉ số đánh giá hiệu quả nghiên cứu. Chƣa có nghiên cứu ở trong nƣớc đề cập đến việc kết nối giữa bên cung công nghệ và bên cầu công nghệ trong lĩnh vực y tế. Bởi vậy, nội dung đề tài Luận văn là khác biệt với các nghiên cứu đã công bố, Luận văn sẽ lấp một phần “khoảng trống” trong các nghiên cứu đã nêu, đây là tính mới của Luận văn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Chứng minh các tổ chức trung gian có thể kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ nhằm thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu chung đã nêu, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích cơ sở lý luận về cung và cầu công nghệ, thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu, vai trò của các tổ chức trung gian trong việc kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ; - Khảo sát thực trạng kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ y tế trong quá trình thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu; - Đề xuất giải pháp kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ y tế trong quá trình thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: trong diện mẫu khảo sát. 7 - Phạm vi thời gian: 2009-2013 5. Câu hỏi nghiên cứu Bên cung và bên cầu công nghệ cần kết nối với các tổ chức trung gian nhƣ thế nào nhằm thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu trong ngành y tế? 6. Giả thuyết nghiên cứu Cấu trúc và hoạt động của tổ chức trung gian kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong ngành y tế bao gồm: - Mô hình kết nối các khâu R&D – sản xuất – thị trƣờng để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực dƣợc; - Mô hình tổ chức TLO trong lĩnh vực dƣợc và thiết bị y tế; - Mô hình chợ công nghệ và sàn giao dịch thiết bị y tế. Xin lƣu ý: một phần giả thuyết nghiên cứu bị bác bỏ, thể hiện tại 1.1.3., mục 2.2 và mục Kết luận chương 2 đã chỉ rõ. 7. Mẫu khảo sát Luận văn khảo sát các mẫu nhƣ sau: - Nhóm 1: Đại học Y Hà Nội; Đại học Y Thái Bình; Học viện Quân y; Viện Y học cổ truyền Quân đội. Đây là các tổ chức đại diện cho bên cung công nghệ. - Nhóm 2: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn; Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đây là các tổ chức đại diện cho bên cầu công nghệ. - Nhóm 3: Công ty cổ phần thiết bị vật tƣ y tế Thanh Hóa – THEMCO. Đây là tổ chức trung gian kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ y tế. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: kế thừa kết quả nghiên cứu đã công bố; - Điều tra, khảo sát thực tiễn: tác giả Luận văn đã trực tiếp khảo sát Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Công ty cổ phần thiết bị vật tƣ y tế Thanh Hóa – THEMCO để lấy số liệu, phân tích số liệu để phục vụ việc hoàn thiện Luận văn; 8 - Xử lý thông tin định lƣợng: bằng biểu đồ so sánh, rút ra các kết luận cần thiết; - Phƣơng pháp chuyên gia: tác giả Luận văn đã phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia bằng cách gửi trƣớc câu hỏi, trực tiếp gặp để nghe trả lời và trao đổi xung quanh chủ đề nghiên cứu của Luận văn (các câu hỏi và trả lời đƣợc thể hiện cụ thể trong Luận văn). 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: - Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu của Luận văn - Chƣơng 2. Thực trạng kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong ngành y tế - Chƣơng 3. Cấu trúc và hoạt động của tổ chức trung gian kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu trong ngành y tế 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 1.1. Lý luận về kết quả nghiên cứu khoa học 1.1.1. Nghiên cứu khoa học Để phân tích khái niệm nghiên cứu khoa học, trƣớc hết Luận văn xin phân tích khái niệm khoa học. Khoa học đƣợc hiểu là hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tƣ duy. Tri thức khoa học khác với tri thức kinh nghiệm, trong đó: - Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết đƣợc tích luỹ một cách rời rạc, thƣờng là ngẫu nhiên từ trong đời sống hàng ngày. Con ngƣời cảm nhận thế giới khách quan từ khi chào đời, chịu sự tác động của thế giƣói khách quan, buộc phải xử lý những tình huống xuất hiện trong tự nhiên, trong lao động và trong ứng xử. Từ quá trình cảm nhận và xử lý các tình huống của con ngƣời, những hiểu biết kinh nghiệm đƣợc tích luỹ chuyển dần từ những hiểu biết về từng sự vật riêng lẻ đến những mối liên hệ mang tính hệ thống [11;18]. - Tri thức khoa học là những hiểu biết đƣợc tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động Nghiên cứu khoa học , là hoạt động đƣợc vạch sẵn theo một mục tiêu xác định (khám phá, sáng tạo) và đƣợc tiến hành dựa trên một hệ thống phƣơng pháp khoa học. Tri thức khoa học đƣợc phát triển từ tri thức kinh nghiệm, nhƣng nó không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm [12;21] Về nghiên cứu khoa học, đã có những cách hiểu khác nhau: Điều 2.4. Luật KH&CN (2000) quy định: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng”. 10 Cách định nghĩa nghiên cứu khoa học trên đây là chƣa đầy đủ, theo quan niệm của UNESCO, thì nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai (toàn bộ chuỗi R&D). [12;33] Điều 3.4. Luật KH&CN (2013) định nghĩa Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Quan niệm của tác giả Luận văn: - Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội hƣớng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chƣa biết, chƣa nói tới để củng cố phát triển tri thức, phục vụ cho việc phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế. Bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng), hoạt động thử nghiệm (sản xuất thử nghiệm). - Nghiên cứu khoa học có mục đích: hoàn thiện nhận thức về thế giới khách quan, góp phần làm giàu tri thức của nhân loại và để cải tạo thế giới, khám phá, tìm kiếm, sáng tạo các giá trị nhận thức mới, phƣơng pháp mới, công nghệ mới để tăng năng suất lao động, cải tạo xã hội, hoàn thiện nhân cách, phát triển nền văn minh nhân loại, góp phần nâng cao dân trí, tăng cƣờng nhận thức, phát huy các năng lực sáng tạo để xây dựng, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của cộng đồng. 1.1.2. Phân loại kết quả nghiên cứu khoa học Để phân tích khái niệm kết quả nghiên cứu, trƣớc hết cần phân loại kết quả nghiên cứu. Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học, nhƣng thông thƣờng phân theo ba loại sau: - Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research): là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của sự vật, tƣơng tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm có thể là khám phá, phát hiện, phát minh, hình thành một hệ thống lý thuyết...; - Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research): là sự vận dụng quy luật từ 11 nghiên cứu cơ bản đề giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và ứng dụng vào sản xuất, đời sống (có thể là giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức quản lý...); - Nghiên cứu triển khai (Development Research): còn gọi là triển khai thực nghiệm hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật (từ nghiên cứu cơ bản) và nguyên lý (từ nghiên cứu ứng dụng) để đƣa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật, khái niệm triển khai đƣợc áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn[12;35]. Khi tiếp cận dƣới góc độ sở hữu trí tuệ, có thể phân loại kết quả nghiên cứu thành: - Kết quả nghiên cứu là tác phẩm khoa học – kết quả nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: nội dung của kết quả nghiên cứu cơ bản không đƣợc bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả, theo quy định tại điều 14.1.a. Luật Sở hữu trí tuệ và điều 2.1. Công ƣớc Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật [16;34]. - Kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật đƣợc bảo hộ theo pháp luật về sáng chế, là sự vận dụng quy luật đƣợc phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp. Nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì nó chỉ tồn tại nhƣ một tác phẩm khoa học và đƣợc bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả. Nhƣng nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm thuộc lĩnh vực công nghệ thì ngoài việc bản viết về chúng là tác phẩm khoa học thì nội dung của chúng còn đƣợc bảo hộ theo pháp luật sở hữu công nghiệp. Nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm hội tụ đủ 3 tiêu chí: tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp thì nó đƣợc bảo hộ là sáng chế, còn nếu chúng không hội tụ đủ 3 tiêu chí vừa nêu thì chúng đƣợc bảo hộ theo cơ chế thông tin bí mật. 12 Về phân loại lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, Bộ KH&CN đã ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 4/9/2008 của Bộ KH&CN và Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2011 của Bộ KH&CN đính chính Quyết định 12/2008/QĐ-BKHCN, theo đó lĩnh vực nghiên cứu khoa học đƣợc phân chia thành 6 lĩnh vực: [3] - Tự nhiên; - Kỹ thuật và công nghệ; - Y dƣợc; - Nông nghiệp - Xã hội; - Nhân văn Trong 6 lĩnh vực trên thì chỉ có một số lĩnh vực khoa học có kết quả nghiên cứu là có thể chuyển giao, ngay trong lĩnh vực y, dƣợc thì cũng không phải tất cả mọi tiểu lĩnh vực trong đó đều có thể thƣơng mại hóa. Ví dụ phƣơng pháp “mổ nội soi” là có thể chuyển giao nhƣng không thể thƣơng mại hóa phƣơng pháp này đƣợc; hoạt chất paracetamol dung để bào chế dƣợc phẩm là có thể chuyển giao và có thể thƣơng mại hóa. 1.1.3. Phân loại kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế Trong Luận văn này, thuật ngữ các cơ quan/tổ chức trong ngành y tế đƣợc hiểu là: - Các tổ chức R&D (trƣờng đại học, viên nghiên cứu trong lĩnh vực y, dƣợc), tổ chức cung công nghệ. - Các cơ sở khám, chữa bệnh (bệnh viện các tuyến), tổ chức cầu công nghệ; - Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị y tế, tổ chức trung gian kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ. a. Kết quả nghiên cứu y tế dạng vật thể [2;35] Công nghệ dạng vật thể đƣợc định hình dƣới một dạng vật chất cụ thể, mà con ngƣời có thể nhận biết bằng cảm giác, thị giác. Kết quả nghiên cứu y tế dạng vật thể có những đặc điểm sau đây: 13 - Một hay một cụm chi tiết máy: các loại trục, khớp nối trục, ốc, vít, thanh, ống... - Các thiết bị bao gồm tổng thể các máy móc, ví dụ máy phát điện, ắc quy, nồi cơm điện, nồi hơi...; - Thiết bị y tế, ví dụ Monitor theo dõi bệnh nhân, Máy xét nghiệm nƣớc tiểu, Máy đốt lạnh cổ tử cung, Kính hiển vi phẫu thuật mắt, Máy chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc toàn thân 64 dãy … - ... b. Kết quả nghiên cứu y tế dạng chất thể [2;37] Chất là tập hợp các phần tử, các nguyên tố tƣơng hỗ đáp ứng một nhu cầu cụ thể. Chất có thể là dung dịch, hợp kim, huyền phù, chất kết tủa, hợp chất hóa học. Ví dụ: Kết quả nghiên cứu y tế dạng chất thể (Hoạt chất paracetamol) Chất có thể thuộc một trong các dạng sau: - Các chất thu đƣợc không bằng phƣơng pháp hóa học, ví dụ Hóa chất thử của máy phân tích huyết học HC Diluent - Các chất thu đƣợc bằng cách biến đổi hóa lý; 14 - Các chất thu đƣợc bằng phƣơng pháp hóa học, ví dụ hoạt chất paracetamol; - Các chất thu đƣợc bằng phƣơng pháp sinh hóa, ví dụ thuốc chữa bệnh, sản phẩm vi sinh khác (ví dụ vaccine), thuốc miễn dịch. Thuốc chữa bệnh có thể bao gồm các loại thuốc nam, hoặc thuốc bắc, các loại thuốc tây (thuốc tiêm, thuốc uống...). b. Kết quả nghiên cứu y tế dạng quy trình/phương pháp [2;41] Phƣơng pháp là trình tự tiến hành các công đoạn hoặc một loạt công đoạn diễn ra đồng thời hoặc diễn ra theo trình tự thời gian, trong các điều kiện kỹ thuật xác định có sử dụng các phƣơng tiện vật chất. Quy trình (quy trình công nghệ; phƣơng pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý...) đƣợc thể hiện bằng một tập hợp thông tin xác định cách thức tiến hành một công đoạn, một công việc cụ thể đƣợc đặc trƣng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phƣơng tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt đƣợc một mục đích nhất định. Các dấu hiệu đặc trƣng cho phƣơng pháp này có thể là: - Các công đoạn; - Trình tự thực hiện các công đoạn (các công đoạn đƣợc thực hiện theo một trình tự nhất hoặc đồng thời, hoặc đƣợc kết hợp với nhau); - Các điều kiện để thực hiện công đoạn (ví dụ: nhiệt độ, áp suất, lực...); - Các phƣơng tiện kỹ thuật đƣợc sử dụng (chất và vật liệu nhƣ nguyên liệu, các chất phản ứng, các chất xúc tác, cũng nhƣ các thiết bị, dụng cụ); Phƣơng pháp có thể thuộc các loại sau: - Các phƣơng pháp trong đó trạng thái của các đối tƣợng vật chất đƣợc xác định hoặc thay đổi mà không tạo ra một sản phẩm cụ thể, đó là các phƣơng pháp đo đạc, thử nghiệm, kiểm tra chất lƣợng, kiểm tra độ vững chắc, tính phù hợp với các thông số cần thiết cho các sản phẩm hay phù hợp với các quy luật, hiện tƣợng tự nhiên; 15 - Các quá trình làm thay đổi trạng thái của các đối tƣợng vật chất (ví dụ: phƣơng pháp chẩn đoán bệnh, quy trình chữa bệnh, quy trình chống sock kháng sinh…); - Các phƣơng pháp thu các chất hóa học mới, ví dụ phƣơng pháp bào chế để thu đƣợc bài thuốc đông y chữa đau thắt động mạch vành chứa các thành phần đan sâm, tam thất, huyết kiệt, băng phiến tổng hợp (boméon) và polyetylen glycol. - Các phƣơng pháp vi sinh dựa trên cơ sở biến đổi sinh học, ví dụ phƣơng pháp bào chế chế phẩm sinh học (biological product) nhƣ vaccine, máu hoặc thành phần máu, dị ứng, tế bào soma (somatic cell), liệu pháp gen, mô, protein tái tổ hợp hoặc tế bào sống đƣợc sử dụng nhƣ liệu pháp để điều trị bệnh. [27] Quan niệm của tác giả Luận văn: Nhƣ vậy, căn cứ vào việc phân loại kết quả nghiên cứu nhƣ trên, Luận văn phân loại kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, bao gồm: a. Không thể thương mại hóa: - Kết quả nghiên cứu thể hiện qua công nghệ quy trình/phƣơng pháp, ví dụ phƣơng pháp phòng, chẩn đoán, chữa bệnh trong y học; - Ví dụ cụ thể về kết quả nghiên cứu không thể thƣơng mại hóa, đề tài Nghiên cứu giá trị một số kháng thể trong chẩn đoán phân thể và tiên lượng một số bệnh da bọng nước, Nghiên cứu phát hiện đột biến gen ATP7B gây bệnh Wilson… b. Có thể thương mại hóa: - Chất thể, ví dụ thuốc chữa bệnh trong dƣợc học, hóa chất thử của máy phân tích huyết học HC Diluent - Kết quả nghiên cứu thể hiện qua công nghệ vật thể (ví dụ trang, thiết bị y tế, ví dụ cụ thể Máy đo nồng độ oxy bão hòa, Máy đo nồng độ oxy bão hòa… - Ví dụ cụ thể về kết quả nghiên cứu có thể thƣơng mại hóa, kết quả đề tài khoa học Nghiên cứu bào chế, tính an toàn và tác dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp của viên nang cứng từ cây "Hoàng Kinh", Nghiên cứu bào 16 chế, đánh giá tác dụng của cốm "Tiền liệt HC" trong điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt trên thực nghiệm và lâm sàng… 1.1.4. Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu Để có thể xác định chủ thể có quyền chuyển giao kết quả nghiên cứu, ngƣời ta phân loại chủ thể chuyển giao: - Chuyển giao từ khu vực nghiên cứu sang khu vực sản xuất: ngƣời có quyền chuyển giao là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu, xin lƣu ý tác giả nghiên cứu không có quyền chuyển giao (trừ trƣờng hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu); - Chuyển giao trong nội bộ khu vực sản xuất: ngƣời có quyền chuyển giao là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu hoặc ngƣời có quyền sử dụng nhƣng đồng thời có quyền chuyển giao. Trƣớc hết, Luận văn xin khảo sát chủ sở hữu kết quả nghiên cứu. a. Kết quả nghiên cứu là tác phẩm khoa học Tác giả của tác phẩm khoa học có các quyền nhân thân, đó là quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên đối với tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Các quyền nhân thân này vĩnh viễn thuộc về tác giả, kể cả trƣờng hợp tác giả không là chủ sở hữu tác phẩm khoa học. Nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm khoa học thì tác giả là chủ sở hữu tác phẩm này. Trong thực tế nghiên cứu khoa học, ngƣời đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật phần lớn là tổ chức (có thể dùng ngân sách Nhà nƣớc) hoặc cá nhân khác, bởi vậy những ngƣời này mới là chủ sở hữu tác phẩm khoa học. Chủ sở hữu có quyền công bố tác phẩm khoa học, đồng thời có toàn bộ nhóm quyền tài sản đƣợc quy định tại điều 20 của Luật SHTT. Chúng ta có thể đã gặp trƣờng hợp, tác giả kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách Nhà nƣớc (hoặc do ngƣời khác đầu tƣ tài chính) đã ký hợp đồng cho phép một nhà xuất bản phát hành tác phẩm khoa học do mình sáng tạo 17 nên, cho phép ngƣời nào đó dịch tác phẩm khoa học ra tiếng nƣớc ngoài… các hành vi vừa nêu của tác giả thực chất là đã cho phép ngƣời khác công bố tác phẩm, làm bản sao tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh, nhƣ vậy tác giả đã vi phạm các quyền mà chỉ chủ sở hữu kết quả nghiên cứu mới có. Nếu nhiều ngƣời cùng đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nghiên cứu thì họ đồng sở hữu kết quả nghiên cứu, có thể chia ra 2 trƣờng hợp: - Trƣờng hợp 1: đồng sở hữu chung duy nhất, kết quả nghiên cứu không thể phân chia, dẫn đến bất kỳ một ngƣời nào trong số đồng sở hữu cũng không có quyền thực hiện một quyền tài sản nào đối với kết quả nghiên cứu nếu không có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu còn lại. - Trƣờng hợp 2: đồng sở hữu theo phần, kết quả nghiên cứu có thể phân chia, dẫn đến mỗi ngƣời là chủ sở hữu một phần kết quả nghiên cứu căn cứ theo phần đóng góp tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình cho nghiên cứu. b. Kết quả nghiên cứu là sáng chế Tác giả sáng chế có các quyền nhân thân, đó là đƣợc ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, đƣợc nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế. Nhƣ vậy, khác với tác giả của tác phẩm khoa học, tác giả sáng chế không có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của sáng chế, hay nói cách khác, tác giả sáng chế không có quyền ngăn cấm chủ sở hữu sáng chế hoặc ngƣời sử dụng sáng chế cải tiến sáng chế. Nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để nghiên cứu tạo nên giải pháp kỹ thuật đƣợc bảo hộ là sáng chế thì tác giả là chủ sở hữu sáng chế. Trong thực tế thì ngƣời đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật phần lớn là tổ chức hoặc cá nhân khác, do đó chính những ngƣời này mới là chủ sở hữu sáng chế. Một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu sáng chế là đƣợc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (license sáng chế) cho ngƣời khác, vì sáng chế là một dạng tài sản vô hình, bởi vậy 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan