Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an t...

Tài liệu Kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã vũ oai, huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh

.PDF
120
22
135

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Bằng nỗ lực bản thân, một thời gian cố gắng học tập nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn “Kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”. Thời hoàn thành luận văn tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Trƣờng đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Xã hội học, các thầy cô giảng dạy và trực tiếp hƣớng dẫn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kim Nhung đã hƣớng dẫn tôi về cách chọn chủ đề, viết luận văn cũng nhƣ cách thức vận dụng các kiến thức đã học vào luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức khóa học để tôi theo học, trang bị cho tôi những kinh nghiệm kiến thức, các kỹ năng chuyên ngành CTXH trong suốt quá trình học tập để tôi có thể áp dụng vào đề tài nghiên cứu và lĩnh vực mình đang công tác. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chính quyền địa phƣơng xã Vũ Oai và Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh đã cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tác nghiệp nghiên cứu tại Cơ sở. Trong quá trình thực hiện triển khai, viết luận văn, mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2019 Học viên Trần Văn Nhiệm 2 MỤC LỤC MỤC LỤC……………………………………….............................................. 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………........................ 6 PHẦN I: MỞ ĐẦU…………………………………......................................... 9 1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp…………............................................. 9 2. Tổng quan nghiên cứu………………............................................................ 12 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp………........................................... 18 3.1. Mục tiêu nghiên cứu………………….............................................. 18 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………............................................ 18 4. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp…………...................................................... 19 5. Khách thể nghiên cứucan thiệp ..................................................................... 19 6. Phạm vi nghiên cứu………............................................................................ 19 7. Phạm vi nội dung…………............................................................................ 19 8. Câu hỏi nghiên cứu………............................................................................. 19 9. Phƣơng pháp triển khai ứng dụng................................................................... 20 9.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu.......................................................... 20 9.2.Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.................................................. 20 9.3. Phƣơng pháp quan sát........................................................................ 21 9.4.Phƣơng pháp phỏng vấn sâu.............................................................. 21 10. Bố cục luận văn……..................................................................................... 21 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................... 23 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................... 23 1.1. Các khái niệm công cụ:……….................................................................... 23 1.1.1. Khái niệm công tác xã hội............................................................. 23 1.1.2. Cộng đồng và phá triển cộng đồng............................................... 23 1.1.3. Nguồn lực và huy động nguồn lực................................................ 26 1.1.4. Vai trò nhân viên công tác xã hội..................................................... 28 3 1.1.5. Tiến trình kết nối cộng đồng……...................................................... 29 1.2. Các lý thuyết đƣợc vận dụng....................................................................... 30 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu.............................................................................. 30 1.2.2. Lý thuyết hệ thống............................................................................. 33 1.3. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu................................................................ 35 Tiểu kết chƣơng 1: ............................................................................................. 37 CHƢƠNG 2: NHU CẦU KIẾN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN TRONG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ NGƢỜI DÂN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG 39 2.1. Khái quát hoạt động chăn nuôi lợn rừng tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh hiện nay................................................................................... 39 2.2. Thực trạng nhận thức của ngƣời dân về chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã. 43 2.3. Nhu cầu của ngƣời dân cần đƣợc hỗ trợ kiến thức và kỹ thuật trong hoạt động chăn nuôi lợn rừng ………....................................................................... 50 2.4. Các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ ngƣời dân thực hiện hoạt động chăn nuôi lợn rừng.............................................................................................. 54 2.4.1. Nguồn lực từ các hộ nuôi lợn rừng bán hoang dã trên địa bàn...... 55 2.4.2. Nguồn lực từ chính quyền địa phương và các đoàn thể................... 60 2.4.3. Nguồn lực từ các nhà hàng thu mua trên địa bàn............................ 63 2.4.4.Nguồn lực từ Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh.................. 65 2.4.5. Nguồn lực về truyền thông cho công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã.............................................................................................................. 66 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................... 68 CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG KẾT NỐI NGUỒN LỰC TẠI CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ KIẾN THỨC CHO NGƢỜI DÂN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG TẠI XÃ VŨ OAI, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH…………………………. 70 3.1. Kết nối cộng đồng hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã cho ngƣời chăn nuôi tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng 70 4 Ninh................................................ .................................................................... 3.2. Xây dựng hoàn thiện kế hoạch can thiệp công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã tại xã Vũ Oai................................................................................. 71 3.3. Thực hiện kế hoạch can thiệp...................................................................... 72 3.3.1.Các giai đoạn của quá trình kết nối................................................. 73 3.3.2. Đánh giá những điểm mạnh ……………………................................ 83 3.3.3. Đánh giá những hạn chế................................................................... 85 3.3.4. Đánh giá những điều kiện, những thay đổi cần thiết........................ 86 Tiểu kết chƣơng 3: ............................................................................................. 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 88 KẾT LUẬN........................................................................................................ 88 KHUYẾN NGHỊ................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 91 PHỤ LỤC........................................................................................................... 94 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công tác xã hội CTXH Nhân viên NV Nhân viên công tác xã hội NVCTXH Hội liên hiệp phụ nữ HLHPN One commune, one product OCOP Vietnamese Good Animal Husbandry Practices VietGAP chăn nuôi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sở NN&PTNT Xã hội XH Ủy ban Nhân dân UBND Việt Nam VN Kinh tế - Xã hội KT – XH Khoa học – Kỹ thuật KH – KT Nông dân ND Hợp tác liên kết HTLK Hợp tác xã HTX Tổ chức nông dân TCND 6 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1: Hình ảnh lợn rừng nuôi bán hoang dã tại xã Vũ Oai………………. 11 Hình 2: Mô hình phát triển cộng đồng ………………………………… …. 29 Biểu 1: Tháp nhu cầu của Abraham Harold Maslow………………………... 32 Hình 3: Sơ đồ các nguồn lực cộng đồng…………………………………… 7 55 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.1: Tỷ lệ ngƣời biết kiến thức cơ bản về chăn nuôi lợn rừng trong độ tuổi từ 30 – 55 tuổi……………………………………………… 44 Bảng 2.1.2: Nhu cầu ngƣời muốn biết kiến thức về chăn nuôi lợn rừng…. 50 Bảng 2.1.3: Mức độ cần thiết của việc biết kiến thức chăn nuôi đối với chủ hộ ………………………….. ………………………………………... 51 Bảng 3.1.1: Bảng đơn giá dịch vụ công việc làm………………………… 77 Bảng 3.1.2: Bảng dự trù kinh phí……………………………………......... 78 8 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp Hơn mƣời năm công tác đảm nhiệm công việc lao động sản xuất của cơ quan trong đó có việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã, thông qua các công việc hàng ngày từ chăm sóc đối tƣợng vật nuôi này đến xuất bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng và con giống cho đến ngƣời dân nuôi, bản thân tôi luôn đón nhận đƣợc nhiều thông tin, sự phản hồi, cần đƣợc hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm từ phía khách hàng đặc biệt là ngƣời nuôi. Đại đa số sự phản hồi của ngƣời nuôi khi làm gặp phải những khó khăn vƣớng mắc, các việc phát sinh ngoài khả năng xử lý của họ. Bản thân tôi nhận thấy rằng dù hiện nay sự am hiểu của ngƣời nuôi đã cao hơn, thông tin cung cấp từ rất nhiều kênh, nhiều chiều nhƣng để tự bản thân nắm bắt, vận dụng thực tế công việc chăn nuôi hàng ngày còn bộc lộ nhiều hạn chế. Ngoài ra trên cơ sở tìm hiểu căn cứ của các văn bản từ trung ƣơng đến địa phƣơng, khi tôi tìm hiểu liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ gia đình đƣợc biết rất ƣu tiên phát triển kinh tế ở những vùng kinh tế nông dân còn gặp nhiều khó khăn, trong các văn bản quy định đó gần đây có: Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã xác định, một trong những nguyên tắc thực hiện chƣơng trình là “Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là chính, Nhà nƣớc đóng vai trò định hƣớng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hƣớng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng ngƣời dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ quyết định và tổ chức thực hiện”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngƣời dân đồng thuận, tự nguyện tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Làm đƣợc điều đó đòi hỏi các cấp chính quyền, đoàn thể phải biết phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân, trong đó huy động nguồn lực cộng đồng trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới là yếu tố then chốt để xây dựng nông thôn mới thành công và bền vững. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình phát triển tổng hợp toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng, an ninh… đƣợc thực hiện ngay trên địa bàn nông thôn với sự tham gia của toàn xã hội trên cơ sở xã hội hóa các nguồn lực. Để đảm bảo vốn thực 9 hiện chƣơng trình cần có sự ủng hộ, tự nguyện đóng góp thêm của nhân dân, vì nguồn ngân sách hạn hẹp. Tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ đã triển khai ban hành các văn bản để thực hiện, chẳng hạn nhƣ: Bắt đầu triển khai từ năm 2013, chƣơng trình OCOP đã đƣợc khẳng định là hƣớng đi đúng, khẳng định thƣơng hiệu ngành nông nghiệp Quảng Ninh. Quyết định số 899/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2020 theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đề án chƣơng trình “mỗi xã, phƣờng một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2020”. Về mặt chủ chƣơng chính sách đã có và rất đầy đủ, chỉ còn việc thực hiện sao cho hiệu quả, thiết thực, đúng đối tƣợng. Trong các ngành nghề công việc đƣợc khuyến khích tạo điều kiện để phát triển có công việc chăn nuôi lợn rừng ở địa phƣơng. Hiện nay các địa phƣơng có điều kiện tự nhiên dựa vào ƣu thế này đã tự hình thành lên công việc chăn nuôi lợn rừng, có hộ gia đình nuôi thành công nhƣng cũng rất nhiều hộ sau quá trình nuôi không hiệu quả rất cần sự hỗ trợ, kêt nối từ nhiều phía trong đó cơ bản là khâu kỹ thuật nuôi dƣỡng. Ngƣời dân trong xã Vũ Oai huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh cũng không nằm ngoài tình trạng trên, có thuận lợi có khó khăn. Mặt khó khăn hộ nuôi đang gặp phải thể hiện rõ nhất là thiếu hụt kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, sự liên kết với nhau không nhiều, ít có tính cộng đồng. Việc thiếu hụt này khó đem lại kết quả tốt cho việc chăn nuôi lợn rừng, lại càng khó hơn để chăn nuôi tạo ra một sản phẩm thịt lợn rừng an toàn đáp ứng nhu cầu hiện nay vì nhu cầu về thịt lợn rừng ngày một lớn. Để giải quyết vấn đề này cần đƣợc sự tham gia vào cuộc của cơ quan quản lý chăn nuôi, hệ thốngchính trị trong huyện Hoành Bồ, xã Vũ Oai kèm theo những cơ chế chính sách tạo điều kiện phát triển cho các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, kinh doanh…Nhƣng việc cần làm trƣớc tiên là tập trung bổ sung kiến thức, kỹ thuật cho các hộ đang chăn nuôi và các hộ có nhu cầu nuôi để mỗi hộ tự làm chủ đƣợc quy trình nuôi lợn rừng cơ bản. Muốn làm đƣợc và phát triển công việc chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn tác giả nhận thấy cần có sự 10 chung tay của cả cộng đồng và có ngƣời kết nối duy trì. Ngƣời kết nối là nhân viên CTXH cần nắm bắt đƣợc việc làm cụ thể đặc biệt là của của các hộ chăn nuôi lợn rừng tự phát, nhỏ lẻ để hỗ trợ kiến thức kỹ thuật, những vấn đề thiếu hụt nhằm kết nối họ lại thành một cộng đồng chăn nuôi bền vững lâu dài.Vì hiện tại chƣa có hoạt động kết nối, tƣơng trợ các hộ nuôi nên các rủi ro gặp phải đang rất loay hoay, tự tìm hƣớng tháo gỡ nên ít hiệu quả. Với mục đích kết nối những hộ gia đình đang chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã thuần túy đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm từ lợn đạt tiêu chuẩn quy định, đáp ứng đƣợc những yêu cầu đòi hỏi của ngƣời tiêu dùng, việc đầu tiên là làm thủ tục theo yêu cầu của ngành, tiếp đến là ý thức chấp hành của ngƣời nuôi, chuỗi phân phối sản phẩm và các bên liên quan để kiểm tra giám sát, đánh giá...Hiện tại không ít hộ nuôi trong quá trình nuôi còn tận dụng, bổ sung những nguồn thức ăn không đảm bảo, dùng thuốc kháng sinh, thuốc hỗ trợ không đủ thời gian cách ly…vì lý do giảm chi phí đầu vào và khách hàng có nhu cầu mua là bán. Để chuyển đổi cách thức chăn nuôi tự phát, không có sự tham gia giám sát của ngƣời nuôi sang cách mới đòi hỏi sự vào cuộc của toàn cộng đồng. Đối với sản phẩm thịt lợn rừng nuôi bán hoang dãan toàn hiện nay trên thị trƣờng chƣa nhiều nên khi triển khai còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân có nhiều nhƣng điều cốt lõi là có giá thành cao hơn sản phẩm tƣơng tự. Căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phƣơng, tác giả tham gia đóng góp luận văn: “Kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”. Hình 1: Hình ảnh lợn rừng nuôi bán hoang dã tại xã Vũ Oai 11 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về tình hình chăn nuôi lợn rừng trên thế giới và Việt Nam. Sự hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung qua đó để làm nổi bật lên hiện trạng nghề chăn nuôi lợn rừng. Trong phần tổng quan nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xin chia các tài liệu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Tài liệu nghiên cứu chỉ ra những vấn đề về nông nghiệp gặp phải qua thực tế. Theo báo cáo của CROW do tổ chức Oxfam và Viện Nghiên cứu và Tƣ vấn Phát triển(2015) cho biết: Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách: Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới, nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, giúp cho đất nƣớc chuyển từ thiếu ăn sang đủ ăn và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào các thành công trên là sự thừa nhận và khuyến khích thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác giữa các hộ nông dân tại các cộng đồng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên ngành nông nghiệp Việt Nam hiện đang đối mặt với các thách thức mới về chất lƣợng nông sản và phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và tác động của biến đổi khí hậu. Một số vấn đề đƣợc chỉ ra, bao hàm các yếu tố cơ cấu của nền nông nghiệp: khoảng 40 triệu nông dân thuộc hơn 12 triệu hộ, chủ yếu là các hộ nông dân nhỏ, đang phải canh tác và sản xuất trong điều kiện thua thiệt và nhiều rủi ro; đời sống nông dân bấp bênh; thiếu thể chế tổ chức trong sản xuất và trong ngành hàng do hợp tác yếu giữa các tác nhân, hệ quả của mô hình hợp tác hóa nông nghiệp kiểu cũ; nông nghiệp chỉ chú trọng sản xuất và năng suất mà ít chú ý đến sau thu hoạch, chất lƣợng và tiếp cận thị trƣờng v. v… Xem xét xu hƣớng tƣơng lai của các hình thức KTHT và liên kết trong nông nghiệp nông thôn từ tiếp cận „trò chơi‟ cho thấy sự lớn mạnh dần của các hình thức HTLK chủ yếu thông qua các TCND và vai trò nổi trội của Nhà nƣớc và doanh nghiệp. Xu hƣớng HTLK nông dân trong tƣơng lai đƣợc tóm lƣợc bằng một số ý chính sau đây: Thứ nhất, ở khía cạnh vĩ mô, chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn mới cùng Luật HTX năm 2012 là khung pháp lý quan trọng tạo cơ sở cho các cải cách và điều chỉnh quan trọng trong lĩnh vực Nông nghiệp, 12 Nông dân, Nông thôn. Ở chiều ngƣợc lại, các chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu quả và thành công nếu các tổ chức HTLK của nông dân ra đổi và phát triển vững mạnh.Thách thức của hội nhập quốc tế khiến cho việc đảm bảo lợi ích trung tâm của ngƣời nông dân trong mọi quyết sách liên quan đến HTLK nông dân có ý nghĩa sống còn. Thứ hai, HTLK và TCND, bao gồm THT, HTX và các hình thức hợp tác tự nguyện dƣới các dạng tổ chức cộng đồng nông thôn khác, sẽ phát triển nhiều cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Về mặt số lƣợng, hình thức THT có thể phát triển mạnh hơn, liên tục, trong khi HTX có thể phát triển rộ lên một thời gian, nhƣng trong dài hạn sẽ cần đạt đƣợc sự tối ƣu về quy mô của các tổ chức để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng và lợi ích mà THT và HTX mang lại cho các thành viên. Tuy mối quan tâm chung của tất cả các bên là xây dựng và phát triển các liên kết có chất lƣợng và bền vững, song trong thực tế sẽ vẫn còn những liên kết tồn tại mang tính hình thức và kém hiệu quả trong một gian đoạn. Thứ ba, về bản chất, liên kết nông dân với doanh nghiệp là xu hƣớng tất yếu, song quy luật thị trƣờng sẽ thể hiện vai trò “quán xuyến”, chi phối, quyết định ngày một rõ nét hơn tới hành vi và kết quả liên kết của các tác nhân tham gia. Thứ tƣ, các điều chỉnh chính sách vĩ mô là điều kiện cần, vai trò của chính quyền địa phƣơng chính là điều kiện đủ cho phát triển HTLK và TCND. Bức tranh phát triển sản xuất nông nghiệp của các địa phƣơng có liên hệ chặt chẽ với năng lực lãnh đạo, quản trị và các giải pháp hữu hiệu cho bài toán HTLK nông dân của từng địa phƣơng. Nguyên tắc chung là xây dựng, hỗ trợ và thúc đẩy môi trƣờng HTLK dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh; quy hoạch phát triển sản xuất cần chiến lƣợc, bài bản, thu hút hiệu quả đầu tƣ công và tƣ có trách nhiệm vào khu vực liên kết tiềm năng. Các chính sách địa phƣơng cần tối ƣu hóa đƣợc các điều kiện của địa phƣơng mình để tạo ra các khuyến khích và hỗ trợ cụ thể mang tính đột phá, “đón thị trƣờng”, đồng thời có hƣớng giải quyết tốt các rủi ro, phát huy tốt chức năng tƣơng trợ và phi kinh tế của liên kết để ứng phó với mặt trái, thách thức của hội nhập. Thứ năm, nông dân sẽ tiếp tục tham gia tích cực hơn vào các tổ, nhóm tự nguyện, bao gồm các TCND và HTLK, với điều kiện họ có đƣợc sự tự chủ và thấy đƣợc những lợi ích thiết thực.Các điều chỉnh chính sách lên khu vực DN cũng là đòi hỏi của thị trƣờng khiến các liên kết sẽ trở nên thực chất và chuyên 13 nghiệp hơn, thúc đẩy những thay đổi tích cực về thái độ và tính chuyên nghiệp của ngƣời nông dân trong HTLK. Hiện nay, Chính phủ quan tâm nhiều đến khuyến khích phát triển các dự án đối tác công tƣ (PPP), tuy nhiên trong ngắn hạn việc triển khai loại dự án này cũng vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy con đƣờng phát triển HTLK ND và TCND bền vững, chuyên nghiệp đƣợc xác định là tất yếu, hành trình mới đang bắt đầu. Còn nhiều thách thức cơ bản phía trƣớc bao gồm (1) điều chỉnh định hƣớng chiến lƣợc trong quản lý và phát triển nông nghiệp, nông thôn về vấn đề tiếp tục quan tâm đến lợi ích và sinh kế bền vững của ngƣời nông dân sản xuất nhỏ trong điều kiện việc phát triển nông nghiệp quy mô lớn còn gặp nhiều khó khăn trong chính sách đất đai, khả năng rút lao động ra khỏi nông nghiệp chƣa cao, tỷ trọng hộ sản xuất nhỏ còn khá lớn,... ; tránh tƣ duy nôn nóng chỉ ủng hộ nông nghiệp quy mô lớn; (2) những rào cản tâm lý đối với việc xây dựng niềm tin và tinh thần hợp tác giữa các chủ thể tham gia sau những trì trệ của một giai đoạn dài các HTLK không phát huy giá trị và hiệu quả; (3) các thách thức mới của phát triển và hội nhập, bao gồm cạnh tranh đất đai, lao động với khu vực công nghiệp; và (4) vai trò tham gia chính đáng và hiệu quả của nông dân trong hoạch định và giám sát thực thi các chính sách liên quan đến nông dân và TCND. Trong nghiên cứu Huỳnh Công Chất, 2016.“Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng dân cƣ trong xây dựng nôngthôn mới tỉnh Tiền Giang”. Tạp chí Khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ đã chỉ ra: Nghiên cứu sẽ giúp lãnh đạo các cấp thấyđƣợc vai trò của bộ máy quản lý ở cơ sở, vai trò của cộng đồng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong tổ chức huy động sự tham gia của ngƣời dân, huy động nguồn lực cộng đồng để xây dựng thành công chƣơng trình nông thôn mới. Huy động nguồn lực của cộng đồng dân cƣ trong xây dựng nông thôn mới là đặc biệt quan trọng, cótính quyết định cho sự thành công đối với xây dựng nông thôn mới ở mỗi xã, mỗi địa phƣơng. Tiền, tài sản, công lao động và sự tham gia ý kiến là các nhóm nguồn lực chủ yếu của cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu đƣa ra các giải pháp nhằm huy động tốt hơn các nguồn lực của cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới, trong đó trọng tâm là làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cƣ về nội dung, phƣơng pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện để ngƣời dân tham gia vào 14 các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đối với lĩnh vực chăn nuôi nói chung và công việc chăn nuôi lợn rừng nói riêng những năm gần đây, thực tế cũng cho thấy: Tình hình chăn nuôi lợn rừng hiện nay ngày càng đƣợc mở rộng, chú trọng phát triển có quy mô, bài bản hơn, nhƣng để phát triển tƣơng xứng với xu hƣớng của xã hội đòi hỏi cần tiếp tục đƣợc đầu tƣ hơn nữa để phát triển. Từ thực tế công việc của tôi và qua nghiên cứu các bài viết, các ý kiến nhận xét dƣới đây đã phần nào nói lên tình hình chăn nuôi lợn rừng hiện nay. Tình hình tại Việt Nam Theo bài viết tình hình chăn nuôi lợn rừng hiện nay, của trang viết cây trồng vật nuôi(2018) cho biết:“Chăn nuôi lợn rừng ở Việt Namđã có từ lâu, nhưng thực ra, được phát triển thành nghề nuôi lợn rừng thì mới chỉ bắt đầu được lan rộng từ năm 2005 và được chú ý từ năm 2006. Trong những năm qua đã có khá nhiều đề tài, chương trình, dự án được triển khai nhằm phát triển nghề chăn nuôi lợn rừng”. Trên cơ sở này, Luận văn xin đƣợc đề cập đến nội dung sau: Những năm trở lại đây chăn nuôi lợn rừng đã phát triển thành một nghề, mở rộng ra nhiều vùng trên khắp lãnh thổ Việt Nam và đón nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời có điều kiện nuôi thả và ngành chăn nuôi.Qua bài viết của cây trồng vật nuôi đăng ngày 9 tháng 01năm 2018 có thể kể ra nhƣ sau: “Một số trang trại đã có thương hiệu như Trại lợn rừng của ông Hữu Thành – Xuân Lộc, Đồng Nai; trại lợn rừng kết hợp nông lâm ngư du lịch sinh thái của ông Nguyễn Phước Hùng – thôn Phú Túc – Xã Hòa Phu – Huyện Hòa Vang – Đà Nẵng; trang trại lợn rừng của ông Bảy Dũng (Tân Hưng – Đồng Phú – Bình Phước), trại Chín Định (Cây Trường – Bến Cát – Bình Dương), trại Lê Song Bình (Mã Đà – Vĩnh Cửu – Đồng Nai), trang trại lợn rừng của anh Phan Đình Thế – buôn Bai – xã Ea Lâm – huyện Sông Hinh – tỉnh Phú Yên… Chủ các trang trại nuôi lợn rừng ở Việt Nam đều khẳng định tính hiệu quả của chăn nuôi lợn rừng gấp 5 – 6 lần so với nuôi lợn nhà.Việc nuôi lợn rừng hiện chủ yếu là khai thác giống, khả năng cung cấp thịt còn hạn chế. Các hướng khai thác khác như lông, da, răng nanh, móng chưa có. Hơn nữa, giống lợn rừng lai Thái Lan có tầm vóc không lớn, răng nanh cũng ít phát triển hơn các giống khác. Tiềm năng của ngành chăn nuôi lợn rừng ở Việt Nam như thế nào? Có nên nuôi lợn rừng ở Việt Nam hay không ? Thịt lợn vốn là thực phẩm truyền 15 thống và ưa thích của người Việt Nam, nay lại có thịt lợn rừng thơm ngon hơn, gần như không có mỡ, da dầy và giòn ngậy rất hấp dẫn, mà cung đang rất không đủ cầu nên hiện vẫn đang được coi là hàng “đặc sản”. Cả nước hiện chỉ mới có khoảng 20 trang trại lợn rừng kéo dài từ Nam ra Bắc. Ngoài 3 công ty đang kinh doanh giống, thịt lợn rừng quy mô và hiệu quả là Công ty TNHH Khánh Giang (Đồng Nơ-Bình Long-Bình Phước), công ty TNHH Xây dựng, dịch vụ, thương mại Hương Tràm (Phường 2, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh) và công ty ANFA (171 Cao Thắng, P12, Q10. Tp. Hồ Chí Minh) thì còn lại là các trang trại tư nhân với ngàn lẻ một cách tiếp cận lợn rừng và nuôi lợn rừng nhưng chưa có ai thất bại mà đều có thể thu lãi từ các trang trại của mình đến cả trăm triệu đồng mỗi năm. “Một trong những cơ sở thành đạt từ nuôi lợn rừng hiện nay là trang trại của ông Nguyễn Trùng Phương (Phước Chỉ-Trảng Bàng-Tây Ninh) với khởi nghiệp từ 1 cặp lợn rừng con mua ở quán cơm ven đường nay đã phát triển thành 2 trang trại lợn rừng ở Tây Ninh và Đồng Nai, mỗi năm xuất chuồng khoảng 200 con và duy trì đàn nái hơn 70 con để sản xuất giống. Chủ trang trại lợn rừng đầu tiên và duy nhất hiện nay ở miền Bắc (Lương Sơn-Hòa Bình) –ông Trần Đình Bá cho biết nếu nuôi thịt ở mỗi con lợn rừng cho thu lãi 3-4 triệu đồng/con, nếu bán giống thì còn lãi hơn. Nhiều hộ trồng rừng cây gỗ lớn, rừng cây nguyên liệu đã trưởng thành,...đã kết hợp nuôi lợn rừng dưới tán khá hiệu quả để tăng thêm nguồn thu nhập rất đáng kể”. Trên thế giới Theo Võ Văn Sự (2013)tổng hợp: “Sự trở lại của các quần thể lợn rừng bắt đầu từ thế kỷ trước. Năm 1950 số lượng lợn rừng một lần nữa đạt đỉnh cao về chiếm lĩnh lãnh thổ tại quê hương của chúng ở vùng Asiantic. Năm 1960 lợn rừng đến Saint Petersburg và Moscow, năm 1975 người ta bắt gặp loài này ở Archanglsk và Astrakhan. Những năm 1970 chúng có mặt tại Đan Mạch và Thụy Sĩ, nơi đây lợn bị bắt nhốt đã đào thoát vào rừng và sống trong hoang dã. Vào năm 2000 tại Thụy Điển có khoảng 80.000 con lợn rừng, nhưng nay có thể lên đến 100.000 con. Những năm 1990 lợn rừng di chuyển sang vùng Tuscany (Italy). Tại Anh lợn rừng trước đó được nhập từ Châu Âu và những năm 1990 sau khi thoát khỏi các trại nuôi đã tụ tập và tái hình thành đàn trong tự nhiên. Khoảng năm 1943 Christopher Columbus đã đưa vào vùng West Indies (Mỹ) 8 con lợn. 16 Rồi đến giữa thế kỷ. Tiếp đó thế kỷ 20 lợn Eurasian thuần cũng được đưa vào Mỹ. Có rất nhiều quần thể lợn rừng ccó tại Australia, New Zealand và Nam – Bắc Mỹ. Vùng sống của lợn rừng Eurasian khá đa dạng, từ ôn đới tới nhiệt đới, bán sa mạc tới các rừng ẩm ướt, đồng cỏ cho tới rừng rậm và thường đến những vùng cây trống để kiếm ăn. Lợn rừng ngay cả vùng Pyrencees có độ cao 2.400m nhưng ở châu Á chúng còn sống cao hơn (Large Herbivore Network -2010). Đầu thế kỷ 20, lợn rừng thuấn được đưa vào phục vụ săn bắn. Đồng thời cũng cho lai với lợn nhà tạo nên thế hệ con lai và nuôi thả rông phục vụ mục đích đó như Nam Mỹ, New Guinea, New Zealand, Australia…. (Large Herbivore Network – 2010). Một số loài phụ lợn rừng được thuần hóa thành lợn nhà, như loài phụ lợn rừng phổ thường (Common wild boar – Sus Scrofa Scrofa).Large Herbivore Network – 2010”. Bài viết của cây trồng vật nuôi (2018) cho biết:“Từ 2.500 năm trước, con người đã có những hiểu biết và khai thác lợn rừng. Theo tài liệu của nhiều nước thì lợn rừng được thuần hóa và bắt đầu đưa vào hệ thống vật nuôi từ thế kỷ XVI. Ngày nay lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Pháp (hiện có 800 trang trại chuyên nuôi lợn rừng), Ba Lan, Thái Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Braxin, Mexico, Tây Ban Nha, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản, Nga, Nepan, Angeri, Indonesia,… Nghề nuôi dưỡng lợn rừng đã trở nên khá phổ biến, tỏ ra có nhiều sức thuyết phục bởi chúng thực sự là nghề có giá trị kinh tế cao và có thị trường lớn. Lợn rừng cho thu hoạch nhiều sản phẩm: Thịt, da và lông. Nghề nuôi lợn rừng ở các nước không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thực phẩm tươi sống hàng ngày bày bán trong các siêu thị mà thịt lợn rừng còn được chế biến thành xúc xích, lạp sườn, đồ hộp,… rất đa dạng và được ưa chuộng hay nói cách khác công nghệ giết mổ, chế biến thịt lợn rừng ở các nước có nuôi lợn rừng cũng đã rất phát triển. Da lợn rừng không những là món khoái khẩu mà còn là nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da ở một số nước, hiện Peru là nước xuất khẩu da lợn rừng duy nhất ở châu Mỹ La Tinh với giá 30 USD/tấm. Răng nanh và móng vuốt cũng được buôn bán với giá rất đắt và thị trường ngày càng trở nên khan hiếm. Nghề nuôi lợn rừng càng trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ ngày một tăng. Số lượng các khu rừng bị đóng cửa cấm săn bắn ngày một nhiều nên nguồn cung cấp từ việc đi săn ngày càng ít ỏi, thị trường đã chấp nhận nguồn cung cấp chủ yếu từ việc nuôi thuần dưỡng và các 17 trang trại chuyên chăn nuôi, cung cấp thịt và giống lợn rừng ở Thái Lan, Trung Quốc, Peru, Indonesia, … đã hình thành và phát triển hưng thịnh”. Qua việc nghiên cứu các tài liệu, báo cáo dƣới góc độ CTXH khi nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói chung và công tác chăn nuôi nói riêng để thực hiện việc kết nối cộng đồng, chúng tôi có ý kiến sau: Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về các chủ đề này đã đƣợc công bố ở trong nƣớc và trên thế giới, phát triển cộng đồng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là giảm nghèo, hƣớng tới một đối tƣợng cụ thể. Ngoài ra cũng có các nghiên cứu đề cập đến đề cập đến việc nghiên cứu hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp từ các nguồn lực cộng đồng. Song các nghiên cứu còn hạn chế và chƣa thể hiện rõ vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động kết nối nguồn lực này. Đặc biệt thiếu vắng các nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực cụ thể của sản xuất nông nghiệp, các nghiên cứu về lợn rừng cơ bản thiên về quá trình chăn nuôi phát triển lợn rừng… là chính, chƣa đề cập đến vấn đề kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng dƣới tiếp cận công tác xã hội với vai trò nhân viên CTXH. Thêm nữa, việc kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng chƣa có một nghiên cứu nào thực hiện trên địa bàn xã Vũ Oai, do vậy chúng tôi quyết định nghiên cứu tiến hành can thiệp đối với đề tài này. 3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp muốn nhận diện các vấn đề về kiến thức và nhu cầu của các hộ trong hoạt động chăn nuôi lợn rừng; từ đó ứng dụng phƣơng pháp CTXH trong huy động nguồn lực cộng đồng hỗ trợ nông hộ giải quyết các nhu cầu trên. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để tăng cƣờng sự tham gia của nông hộ và các bên liên quan trong hoạt động chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã tại địa phƣơng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hoạt động chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn hiện nay. - Đánh giá thực trạng nhận thức của ngƣời dân về hoạt động chăn nuôi lợn rừng và xác định nhu cầu của ngƣời dân về kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng. - Xác định các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ hoạt động nâng cao kiến thức cho ngƣời dân về chăn nuôi lợn rừng. - Ứng dụng CTXH trong huy động nguồn lực/kết nối cộng đồng nhằm hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn rừng từ khâu ban đầu tạo mặt bằng 18 nuôi, chọn giống, cách thức chăn sóc, công tác thú y, tìm đầu ra cho sản phẩm cho ngƣời dân xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp Ứng dụng CTXH trong kết nối nguồn lực tại cộng đồng hỗ trợ cung cấp kiến thức, kỹ thuật cho các hộ dân đang chăn nuôi lợn rừng và những hộ có nhu cầu nuôi trong thời gian tới tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong việc áp dụng quy trình chăn nuôi và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chăn nuôi an toàn. 5. Khách thể nghiên cứucan thiệp Các hộ chăn nuôi và những hộ đang có nhu cầu nuôi lợn rừng trong thời gian tới của xã Vũ Oai. Chính quyền xã, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, cán bộ thú y xã, nhà hàng. 6. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Phạm vixã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian nghiên cứu, ứng dụng: 2018-2019. 7. Phạm vi nội dung Trong luận văn này tác giả chỉ tập trung kết nối nguồn lực cộng đồng trong việc hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn cho ngƣời dân tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 8. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra các câu hỏi cụ thể. Hoạt động chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn hiện nay ra sao? Xã Vũ Oai có tiềm năng, nguồn lựcgì trong hoạt động chăn nuôi lợn rừng ? Sự hiểu biết về chăn nuôi lợn rừng của ngƣời dân ở mức độ nào ? Các hộ chăn nuôi và những hộ có nhu cầu nuôi ở xã Vũ Oai có nhu cầu gì, đang thiếu hụt, gặp phải những vấn đề gì khó khăn ? Tại địa phƣơng hiện nay có các nguồn lực tham gia hỗ trợ ngƣời chăn nuôi lợn rừng: nguồn lực từ các hộ chăn nuôi lợn rừng, chính quyền địa phƣơng và các đoàn thể, các cơ sở thu mua, truyền thông qua hệ thống phát thanh và từ Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Quảng Ninh. Nhân viên công tác xã hội sẽ thực hiện các công việc kết nối các nguồn lực trong cộng đồng nhƣ thế nào để hỗ trợ các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức và kỹ thuật, cụ thể: Đánh giá nguồn lực hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật cho các hộ chăn 19 nuôi; tổ chức tập huấn; xây dựng kế hoạch hành động; nhân viên xã hội sẽ cùng với đại diện các nguồn lực xây dựng kế hoạch hành động; tổ chức thực hiện kế hoạch. Nhân viên công tác xã hội sẽ đóng vai trò điều phối các hoạt động trong quá trình thực hiện và giám sát quá trình thực hiện kế hoạch. Lƣợng giá việc thực hiện kế hoạch và các hoạt động. 9. Phƣơng pháp triển khai ứng dụng 9.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Tìm hiểu, đọc và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến tình hình chăn nuôi lợn rừng thuần túy trên địa bàn huyện Hoành Bồ nói chung, xã Vũ Oai nói riêng để tổng hợp, hệ thống lại các thông tin và xây dựng cơ sở lý luận. Tìm hiểu các số liệu, thống kê về tình hình chăn nuôi lợn rừng, chính sách hỗ trợ của chính quyền, tổ chức, cá nhân trong thời gian qua. Đánh giá số liệu và tìm ra các biện pháp kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ tạo dựng cho các hộ chăn nuôi lợn rừng tham gia. 9.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi Trong nghiên cứu này, tôi lập bảng hỏi cho 50 ngƣời đại diện hộ gia đình (mẫu 50 đơn vị), đƣợc xây dựng với các nội dung nhƣ sau: Theo danh sách rà soát, tôi nắm đƣợc địa chỉ của các hộ dân.Trên cơ sở phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chúng tôi chọn 50 hộ dân. Nội dung bảng hỏi tập trung vào các nội dung sau: Đánh giá của các hộ về sự thiếu hụt kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng? Cảm nhận của các hộ về những thiệt hại, hậu quả khi các hộ chăn nuôi lợn rừng bị mất mát kinh tế trong hoạt động chăn nuôi do thiếu kiến thức, kỹ thuật? Nhu cầu đƣợc hỗ trợ để các hộ có đƣợc kiến thức, kỹ thuật khi thực hiện hoạt động chăn nuôi lợn rừng? Nhận thức của các hộ về tầm quan trọng trong hoạt động chăn nuôi lợn rừng khi đƣợc trang bị kiến thức, kỹ thuật ? Mức độ sẵn sàng tham gia kết nối cộng đồng trong hoạt động chăn nuôi lợn rừng để có đƣợc kiến thức, kỹ thuật? Nội dung các câu hỏi chi tiết đƣợc thể hiện trong phần phụ lục. 9.3. Phƣơng pháp quan sát Quan sát là phƣơng pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tƣợng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con ngƣời) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trƣng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tƣợng đó. 20 Phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụngcụ thể là nhìn thực tế các hộ dân làm các công việc thực tế hàng ngày, nhằm mục đích thu thập những thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, nhân viên công tác xã hội có thể thấy đƣợc những khó khăn trong công chăn nuôi lợn rừng ở các hộ để có những định hƣớng chính xác hơn trong việc kết nối hỗ trợ. 9.4.Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của các hộ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong kết nguồn lực hỗ trợ hộ chăn nuôi tại địa phƣơng. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 16 trƣờng hợp bao gồm: 07chủ hộ chăn nuôi; 01 cán bộ Bác sỹ thú y; 01 thú y cơ sở; 01 cán bộ phụ trách chăn nuôi của Cơ sở cai nghiện; 01 kỹ thuật phụ trách tổ chăn nuôi; 02 chủ thu mua giết mổ kiêm chủ nhà hàng; 01 bí thƣ, trƣởng thôn; 01 hội nông dân, 01 lãnh đạo xã. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những thực trạng, nguyên nhân tình hình chăn nuôi hiện tại, nhận thức của họ về cách thức chăn nuôi mới có sự giám sát quản lý để hỗ trợ công việc chăn nuôi giảm thiểu tối đa rủi ro, những khó khăn của họ gặp phải, những nguyện vọng và mong muốn của họ trong quá trình chăn nuôi… những thông tin này sẽ là căn cứ để đánh giá phân tích và bổ sung cho những kết quả tự nghiên cứu định lƣợng. 10. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm có 3 chƣơng. CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. CHƢƠNG 2: Nhu cầu kiến thức của ngƣời dân trong chăn nuôi lợn rừng và các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ ngƣời dân thực hiện hoạt động chăn nuôi lợn rừng. CHƢƠNG 3: Ứng dụng công tác xã hội trong kết nối nguồn lực tại cộng đồng hỗ trợ kiến thức cho ngƣời dân thực hiện hoạt động chăn nuôi lợn rừng tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan