Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học môn chính t...

Tài liệu Kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học môn chính trị ở trường trung cấp nghề thủy sản thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

.DOC
107
109
82

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRỊNH HOÀNG QUYÊN KÕT HîP PH¦¥NG PH¸P TRùC QUAN Vµ PH¦¥NG PH¸P TH¶O LUËN TRONG D¹Y HäC M¤N CHÝNH TRÞ ë TR¦êNG TRUNG CÊP NGHÒ THñY S¶N THANH HãA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 1 VINH - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRỊNH HOÀNG QUYÊN KÕT HîP PH¦¥NG PH¸P TRùC QUAN Vµ PH¦¥NG PH¸P TH¶O LUËN TRONG D¹Y HäC M¤N CHÝNH TRÞ ë TR¦êNG TRUNG CÊP NGHÒ THñY S¶N THANH HãA CHUY£N NGµNH: Lý LUËN Vµ PPDH Bé M¤N GI¸O DôC CHÝNH TRÞ M· Sè: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐĂNG BẰNG 1 VINH - 2011 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP THỦY SẢN THANH HÓA...................................7 1.1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận...........................................................................................7 1.2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học môn chính trị ở trường Trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá...............................................................................26 Kết luận chương 1............................................................................................41 Chương 2. THỰC NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP THỦY SẢN THANH HÓA.............................................................................42 2.1. Thực nghiệm sử dụng kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học môn Chính trị ở Trường trung cấp Thủy sản Thanh Hóa...............................................................................42 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp trực quan kết hợp phương pháp thảo luận trong dạy học môn Chính trị ở Trường Trung cấp Thủy sản Thanh Hóa.............................................................66 Kết luận chương 2............................................................................................76 C. KẾT LUẬN................................................................................................77 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................80 E. PHỤ LỤC....................................................................83 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HS Học sinh GV Giáo viên QTDH Quá trình dạy học PPTL Phương pháp thảo luận TL Thảo luận TQ Trực quan PPTQ Phương pháp trực quan PPDH Phương pháp dạy học TC Trung cấp SLTK Số liệu thống kê 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi ngành giáo dục phải kịp thời đổi mới nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đảng và Nhà nước ta đã xác định để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách ở nhiều khâu trong quy trình đào tạo, trong đó có đổi mới về PPDH. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng, ngành Giáo dục đã triển khai việc đổi mới phương pháp một cách đồng bộ và có hệ thống trong tất cả các môn học. Môn Chính trị không nằm ngoài sự đổi mới này. Bởi trong thực tế dạy học bộ môn này cũng còn rất nhiều bất cập không thể không đổi mới. Thứ nhất, việc truyền thụ tri thức theo phương pháp truyền thống, thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép vẫn rất phổ biến. Dạy theo phương pháp này, những nội dung bài dạy của các tiết học cụ thể có thể giúp người dạy hoàn thành được việc truyền thụ kiến thức và giờ lên lớp song học sinh hoàn toàn thụ động tiếp thu kiến thức, khả năng phát huy năng lực tư duy khoa học, rèn luyên các kĩ năng cho học sinh rất hạn chế. Thứ hai, hiện nay, những thành tựu của khoa học - công được ứng dụng một cách rộng rãi trong tất cả các ngành nghề. Ngành giáo dục đã đầu tư nhiều phương tiện trang thiết bị của khoa học - công nghệ để hỗ trợ cho việc 2 dạy và học. Tuy nhiên, do khả năng ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào dạy học, do trình độ và sự hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học hạn chế.v.v… khiến không ít giáo viên ngại hoặc chưa áp dụng nhiều vào giảng dạy một cách tự giác. Chủ yếu vẫn là dạy chay. Thứ ba, đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình, thậm chí là một quá trình lâu dài. Thay đổi từ phương pháp này sang phương pháp khác không thể một sớm một chiều có thể đổi mới được ngay, không thể như sự thay đổi món ăn hàng ngày. Thay đổi một phương pháp, một kĩ thuật dạy học đã khó, thay đổi nhiều phương pháp, nhiều kĩ thuật dạy học lại càng khó hơn. Phương pháp nào là chủ đạo, phương pháp nào mang tính chất bổ trợ, việc kết hợp các phương pháp ra sao để nâng cao chất lượng giờ lên lớp quả là một bài toán khá nan giải. Sự đổi mới phương pháp của người dạy sẽ kéo theo sự đổi mới phương pháp học của học sinh. Đây là vấn đề thuộc phạm trù phương pháp nên cũng cần phải có lượng thời gian nhất định. Trước thực tế trên, với mong muốn góp phần thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học, tôi chọn vấn đề: “Kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học môn chính trị ở Trường Trung cấp Thủy sản Thanh Hóa” làm đề tài tốt nghiệp cao học thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu phương pháp dạy học hiện nay có một số khuynh hướng: - Thứ nhất, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi vào nghiên cứu về mặt lý luận của việc thực hiện đổi mới phương pháp nói chung. Có thể kể đến như: GS.TS Trần Bá Hoành với “Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực", Hà Nội, 2003; 3 Nguyễn Kỳ, Dương Xuân Nghiên dịch tác phẩm: “Lịch sử và thời sự về phương pháp giáo dục”; Phan Trọng Ngọ, Dạy học và PPDH trong nhà trường (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005); Nguyễn Văn Cường Lý luận dạy học đại học, NXB Hà Nội năm 2005 ; Nguyễn Ngọc Quang Lý luận dạy học đại cương, Trường cán bộ quán lý giáo dục Trung ương năm 1989 ; - Thứ hai, nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các phương pháp, đổi mới phương pháp ở các môn học cụ thể như: Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, Góp phần dạy tốt, học tốt môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002; Lương Gia Ban chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) với cuốn: “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”; PTS. Vương Tất Đạt (chủ biên) với cuốn “Phương pháp giảng dạy giáo dục công dân”. - Thứ ba, nghiên cứu về sự kết hợp giữa các phương pháp. Ở khuynh hướng này có thể thấy các nhà nghiên cũng đã rất quan tâm như: Trong Tạp chí Lý luận chính trị, số 7-2002, TS. Nguyễn Lương Bằng trong bài viết "Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác-Lênin ở các trường đại học hiện nay", đã cho rằng: "Mỗi phương pháp giảng dạy đều có giới hạn của mình, ngoài giới hạn ấy phải áp dụng phương pháp khác, phải tìm cách sử dụng mọi phương pháp cho đúng chỗ. Các phương pháp có tính độc lập tương đối, chúng liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau và chỉ trong sự thống nhất với nhau chúng mới tìm thấy "sức mạnh" của mình...” [2; tr.87], Nguyễn Ngọc Quý: “kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực trong giảng dạy “phần thứ nhất” môn học những nguyên lý cơ 4 bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trường cao đẳng sư phạm Nghệ An” luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh, năm 2010. Lê Thị Nhung Tuyết, Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần triết học trong chương trình chính trị ở trường cao đẳng nghề, luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh năm 2009 Như vậy, từ những góc độ khác nhau các tác giả đã đề cập, đã phân tích thực trạng dạy học, sự cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa ở các cấp học, bậc học khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu: Kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học chính trị ở Trường trung cấp Thủy sản Thanh Hóa. Vì vậy, chúng tôi chọn nội dung này làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới PPDH hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của sự kết hợp giữa phương pháp dạy học trực quan và phương pháp thảo luận, mục đích của luận văn là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả PPDH kết hợp trực quan và thảo luận nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn Chính trị ở trường Trung cấp Thủy sản Thanh Hóa nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu Luận văn đề ra một số nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của sự kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận. Hai là, khảo sát thực trạng và tiến hành thực nghiệm việc giảng dạy chính trị ở Trường Trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học chính trị ở Trường Trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá. 5 4. Phạm vi nghiên cứu Để định hướng cho quá trình nghiên cứu, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu: - Phương pháp dạy học kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận đối với môn chính trị. - Chọn đối tượng nghiên cứu là Trường Trung cấp Thủy sản Thanh Hóa. - Đối tượng khảo sát là giáo viên trong tổ bộ môn chính trị và học sinh năm thứ nhất khoá 41 của Trường Trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn lấy quan điểm của CNDVBC và CNDVLS của chủ nghĩa Mác- Lê nin làm cơ sở phương pháp luận chung của việc nghiên cứu. - Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: + Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp logic và lịch sử. + Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm, trao đổi kinh nghiệm. + Phương pháp toán học được dùng để xử lý và phân tích số liệu thống kê. 6. Giả thuyết khoa học Nếu kết hợp PPTQ và PPTL vào giảng dạy môn học Chính trị ở Trường Trung cấp Thủy sản thì sẽ phát huy được tính tích cực cho HS và nâng cao hiệu quả dạy học Chính trị ở Trường Trung cấp Thủy sản Thanh Hóa trong điều kiện hiện nay. 7. Đóng góp của luận văn 6 - Về mặt lý luận, khẳng định vai trò vị trí và sự cần thiết sử dụng kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận. Từ đó, luận văn định ra hướng kết hợp hai phương pháp trên. - Về mặt thực tiễn, đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong môn chính trị, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học môn chính trị ở trường Trung cấp Thuỷ sản Thanh Hoá. Chương 2: Thực nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận trong dạy học chính trị ở trường Trung cấp Thủy sản Thanh Hóa. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP THỦY SẢN THANH HÓA 1.1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp thảo luận 1.1.1. Phương pháp trực quan 1.1.1.1. Khái niệm Từ trước tới nay nhiều ngành khoa học như Triết học, Tâm lý học, Sinh học, Giáo dục học đã xem trực quan là đối tượng nghiên cứu của mình. Trong triết học, trực quan là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức được đề cập đến trong các tư tưởng triết học phương Đông và phương Tây. Vậy trực quan là gì? Một thời gian dài người ta cho rằng: trực quan phải là những gì quan sát trực tiếp bằng các giác quan con người, chỉ có sự vật và hiện tượng nào quan sát được mới chân thực và đáng tin. Do vậy khi nói đến trực quan một sự vật hay hiện tượng nào đó có nghĩa là phải hình dung nó trong một không gian và về nguyên tắc có thể tạo được mô hình cơ học về nó để tri giác bằng các cơ quan cảm giác. Thí dụ: Niu tơn xây dựng định luật vạn vật hấp dẫn từ quan sát ban đầu “quả táo rơi” đến việc nhận thấy tất cả mọi vật đều bị rơi về phía trái đất; còn các hành tinh chuyển động trên những quỹ đạo do chúng bị hút về phía mặt trời. Các định luật Kêple được thiết lập trên cơ sở các quan sát thiên văn. Hàng loạt các định luật thực nghiệm được rút ra từ quan sát thực nghiệm hiện tượng khách quan như chuyển động Braonơ, định luật Gayluytxăc, Bôi - Mariot, Saclơ...Cho thấy trực quan có tầm quan trọng thế nào đối với con người trong nhận thức về thế giới. 8 Theo quan điểm triết học Mác- Lênin, trực quan sinh động là giai đoạn đầu của nhận thức. Thông qua các giác quan, con người nhận thức hình ảnh của các sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp từ thực tiễn. Chính vì vậy mà giai đoạn nhận thức cảm tính rất sinh động và mang lại những tài liệu đáng tin cậy trong quá trình nhận thức. Phương pháp trực quan: Về khái niệm phương pháp trực quan, tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: phương pháp trực quan “là một loại PPDH có đặc điểm là học sinh tiếp thu kiến thức nhờ các giác quan tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tượng trong thực tiễn” [27; 41]. Theo tác giả Phùng Văn Bộ (chủ biên) trong cuốn “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học” thì phương pháp trực quan thực chất cũng là một loại phương pháp dạy học, trong đó “giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học, các phương tiện nhằm mục đích minh họa bổ sung thêm cho kiến thức bài giảng. Phương pháp trực quan phù hợp với tâm lý nhận thức của người học, làm cho bài giảng sinh động, phong phú và hấp dẫn người học” [4; 109] hoạt động một cách tích cực. Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm về phương pháp trực quan trong dạy học, nhưng nhìn chung phương pháp trực quan có thể được hiểu là một phương pháp dạy học, trong đó giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của HS nhằm đạt hiệu quả và chất lượng dạy học cao. Phương pháp trực quan được xây dựng trên cơ sở con đường nhận thức của triết học Mác - Lê nin. Lê nin viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là quá trình của sự nhận thức chân lý khách quan” [21; 189]. 9 1.1.1.2. Các hình thức dạy học bằng phương pháp trực quan - Sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê + Sơ đồ là một công cụ có nhiều tác dụng trong việc thể hiện các mối liên hệ một cách trực quan và hệ thống, có tác dụng lớn trong việc hình thành, phát triển, củng cố tri thức và tư duy của học sinh. Sơ đồ, giáo viên có thể chuẩn bị trước, có thể giảng bài đến đâu lập đến đó hoặc có thể đưa ra sau khi học sinh đã học xong một bài. Khi sử dụng sơ đồ biểu thị quan hệ giữa các phạm trù, khái niệm cần lưu ý tới cách mô hình hóa, không chú ý điều này sẽ dễ dàng phạm sai lầm. + Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của các hiện vật trên mặt đất lên trên giấy. Trong giảng dạy chính trị bản đồ thế giới cũng được sử dụng khá nhiều. Nếu sử dụng tốt, bản đồ có tác dụng không nhỏ trong việc thu nhận tri thức của học sinh. Trong khi sử dụng bản đồ cần phân biệt từng loại bản đồ và tìm ra những khía cạnh cần sử dụng, phù hợp với bài giảng. + Biểu đồ là những dạng hình học khác nhau biểu hiện một cách trực quan, định lượng những đặc tính chất lượng của các đối tượng hiện tượng, quá trình. Biểu đồ là phương tiện trình bày về các phân tích các tài liệu thống kê bằng cấu trúc đồ họa, nhằm mục đích hình tượng hóa sự phát triển của hiện tượng theo thời gian, kết cấu và sự biến động, kết quả, mối quan hệ giữa các hiện tượng. Ngoài ra biểu đồ còn trình bày các số liệu thống kê một cách khái quát, sinh động và có tính mỹ thuật giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ. Nhưng quan trọng hơn, biểu đồ còn là bức tranh sống động, vì nó biểu thị được mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng theo thời gian và không gian. Hiện nay, trong dạy học chính trị thường sử dụng nhiều số liệu thống kê và biểu đồ để chứng minh hay minh họa về quá trình phát triển, về cơ cấu, động lực và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội, là phương tiện trực quan giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và khái quát 10 hóa được các kiến thức cơ bản về quá trình phát triển động lực, cơ cấu, mối quan hệ về thời gian và không gian của các sự vật hiện tượng. + Số liệu thống kê (SLTK) là một nguồn thông tin dưới dạng trừu tượng nhằm thống kê và phản ánh mặt định lượng của hiện thực khách quan. SLTK thể hiện dưới dạng tương đối và tuyệt đối, hoặc kết hợp cả 2 hình thức này. SLTK phản ánh một cách định lượng các đặc tính của hiện tượng, đối tượng khách quan về khối lượng, cơ cấu, quá trình phát triển… SLTK là nguồn kiến thức độc lập mà học sinh có thể khai thác và thông qua đó rèn luyện kĩ năng cho HS. SLTK là cơ sở để rút ra kết luận khái quát, để minh họa, cụ thể hóa kiến thức lí thuyết. + Tranh ảnh là những hình ảnh trực quan gây ấn tượng sâu sắc, tạo ra sự tiếp thu tri thức nhẹ nhàng, xây dựng tình cảm tốt đẹp đối với con người và đất nước cho học sinh. Tranh ảnh rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau. Song điều cần thiết là phải lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung môn học, nội dung bài giảng, biết đưa ra đúng lúc, đúng chỗ trong khi giảng bài. Đây là một nghệ thuật giảng dạy. Nếu không sử dụng tốt sẽ làm hạn chế việc tiếp thu tri thức khoa học của học sinh, có khi học sinh chỉ chú ý tới tranh ảnh mà không chú ý tới bài giảng của giáo viên. Sử dụng tốt tranh ảnh trong giảng dạy bộ môn chính trị vừa đảm bảo cho học sinh tiếp thu tốt bài học, vừa giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, thông qua thẩm mĩ để truyền thụ tri thức là điều hết sức cần thiết. - Sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy Các phương tiện nghe nhìn phục vụ cho việc giảng dạy hiện nay rất đa dạng như máy chiếu qua đầu (overhead), video, máy thu thanh (cassette player), phần mềm powerpoint và các phần mềm trình diễn, hệ thống nghe nhìn, phòng lab, đĩa CD (laser disks), băng video (video tapes), máy vi tính (desktop computer) và máy vi tính xách tay (laptop).… Các phương tiện này 11 đã góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo nên sự hứng thú và tập trung theo dõi của người học, giảm nhẹ sức lao động của giảng viên trong quá trình giảng dạy. Lý giải cho vấn đề trên, các chuyên gia của Hiệp hội Nghe nhìn Quốc tế cho biết: Khi nghe, con người sẽ tiếp nhận và chỉ lưu giữ được 1030% nội dung thông tin; hoặc 20-40% khi chỉ nhìn, nhưng hiệu quả sẽ đạt tới 60 - 80% nếu kết hợp cả hai chức năng trên. Ngoài ra, nếu vừa nghe, vừa nhìn lại vừa thảo luận, trao đổi thì hiệu quả lưu giữ thông tin còn cao hơn rất nhiều. Giảng dạy bằng phương tiện máy chiếu, giáo viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc... Thậm chí, giáo viên có thể chạy cả một đoạn video liên quan đến bài giảng hay hiển thị các vật mẫu bằng một camera chiếu vật thể kết nối với máy chiếu đa năng. Trong các phương tiện nghe nhìn hiện đại thì máy Projector (máy chiếu đa năng) và máy chiếu hắt (Overhead) được xem là các phương tiện quan trọng được sử dụng phổ biến để phục vụ cho công tác giảng dạy. - Tham quan Tham quan có nhiều loại hình khác nhau. Đối với học sinh có thể tổ chức tham quan các cơ sở nghiên cứu khoa học, các di tích lịch sử, các viện bảo tàng, các điển hình tiên tiến về một mặt của đời sống xã hội, các danh lam thắng cảnh… Yêu cầu thực tế phải gắn với nội dung bài giảng. Từ yêu cầu bài giảng để chọn địa điểm tham quan. Ví dụ khi dạy công nghiệp hóa cần nghiên cứu các nhà máy, khu công nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu thực tế, giảng viên kết hợp giảng dạy ngay tại đó cho học sinh. Trong điều kiện hiện nay, khi cơ sở vật chất cho giảng dạy bộ môn hầu như không có thì việc tổ chức tham quan nhằm nâng cao nhận thức về bộ môn, củng cố tri thức học sinh đã thu nhận được, phát triển năng lực tư duy, khả năng vận dụng tri thức, giáo dục tính tích cực xã hội, đạo đức, tình cảm, 12 thẩm mĩ cho học sinh là rất cần thiết và có thể thực hiện được. Tùy theo điều kiện và khả năng của từng trường có thể tổ chức những buổi tham quan theo chủ đề nhất định, hoặc kết hợp nhiều chủ đề trong một buổi tham quan. Để tham quan đạt kết quả tốt, cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Trước khi tổ chức cho học sinh tham quan cần vạch ra kế hoạch chuẩn bị và tiến hành, trong đó nêu lên thời gian, địa điểm, mục đích yêu cầu, nội dung, kế hoạch tiến hành… Trong khi chuẩn bị cần nêu rõ những việc cần phải làm trước, trong và sau khi tham quan. Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh những nội dung cần ghi nhớ, ghi chép. Tốt nhất sau khi tham quan cần tổ chức cho học sinh thảo luận để đánh giá kết quả thu nhận được, những tài liệu, tri thức học sinh lĩnh hội được, kể cả rút kinh nghiệm về tổ chức tham quan. Tham quan phụ thuộc vào công việc chuẩn bị rất nhiều. Chuẩn bị càng tỉ mỉ, chu đáo, kĩ càng sẽ càng thu được kết quả tốt. 1.1.1.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trực quan trong dạy học * Ưu điểm Trong dạy học chính trị, phương pháp trực quan có vai trò rất quan trọng và có nhiều ưu điểm như: Phương pháp trực quan dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp tâm sinh lý nhận thức của học sinh. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học giúp học sinh dễ dàng hình dung, tiếp thu tri thức, nhất là đối với môn học có tính khái quát hoá, trừu tượng hoá cao như môn chính trị. Trong khi sử dụng phương tiện trực quan, giáo viên sẽ có điều kiện hướng dẫn học sinh biết cách tổng hợp, khái quát những tư liệu thực tế thành lý luận. Tức là hình thành, củng cố con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp các em phát triển tư duy, nhận thức khoa học, nhờ đó để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 13 * Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp trực quan vẫn còn có một số hạn chế: Phương pháp trực quan nếu không được nâng lên thành lý luận thì kiến thức thu được chỉ ở dạng vụn vặt, tư duy cụ thể, máy móc và thiếu sự liên kết các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Khi sử dụng những tài liệu trực quan và thiết bị nhiều lúc học sinh chỉ chú ý đến đồ dùng trực quan không chú ý đến nội dung bài giảng. Ngoài ra trong quá trình học tập khi tổ chức tham quan thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính do nhiều trường không có khả năng thực hiện. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy nếu giáo viên không khái quát được cái chung, cái bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng từ những cái cụ thể thì vô hình chung giáo viên đã góp phần hạn chế sự phát triển tư duy lý luận của học sinh. 1.1.2. Phương pháp thảo luận 1.1.2.1. Khái niệm "Thảo luận" có nghĩa là trao đổi ý kiến về một vấn đề, có phân tích lý lẽ. Mục đích của thảo luận là khuyến khích sự phân tích một vấn đề của các ý kiến khác nhau và trong những trường hợp nhất định nó mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia. Phương pháp thảo luận là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức đối thoại giữa học sinh và học sinh nhằm huy động trí tuệ của tập thể để giải quyết một vấn đề do môn học đặt ra hoặc một vấn đề do thực tế cuộc sống đòi hỏi nhằm tìm hiểu hoặc đưa ra những giải pháp, những kiến nghị, những quan niệm mới. Phương pháp thảo luận là phương pháp thích hợp với học sinh lớn tuổi trong các trường trung cấp. Thảo luận là một hoạt động không chỉ diễn ra ở 14 ngoài lớp mà cả trong lớp, ở đó HS có thể đưa ra các ý kiến khác nhau hoặc cân nhắc các ý kiến đã trình bày. Các em có thể chấp nhận hay phân tích các ý kiến của người khác nêu ra, điều này phụ thuộc vào vấn đề có liên quan như thế nào đến ý kiến cá nhân. Kết quả của bất kì buổi thảo luận nào cũng phải dẫn đến một kết luận hay một giải pháp hoặc một sự kiện khái quát trên cơ sở các ý kiến đã trình bày. Như vậy, phương pháp thảo luận là hình thức củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh. Nó giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích lý luận, vận dụng lý luận, tập khả năng diễn đạt ý kiến, chứng minh và bác bỏ, tức là rèn luyện tư duy logic cho học sinh. 1.1.2.2. Các hình thức thảo luận - Thảo luận cả lớp Hình thức thảo luận lớp được tiến hành để tăng số lượng học sinh tham gia lắng nghe và tham gia trình bày, tranh luận ; tăng giá trị nhận thức, thúc đẩy việc suy nghĩ có phê phán. Áp dụng hình thức này, giáo viên phải bao quát được toàn bộ lớp học, phải huy động được nhiều học sinh tham gia, tránh tình trạng một số em ngồi chơi, gây mất trật tự trong lớp. - Thảo luận theo tổ, nhóm học tập Lớp học được chia thành từng tổ, nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các tổ, nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu tổ nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong tổ, nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong tổ nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết, mạnh dạn và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan