Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu v...

Tài liệu Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long – xí nghiệp lương thực cái cam

.PDF
118
195
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ KIM LÝ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 04 – Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ KIM LÝ MSSV/HV: C1200239 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS VÕ THÀNH DANH Tháng 04 – Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ em đã được các thầy cô tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn Bộ môn Kế toán – kiểm toán khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Võ Thành Danh đã trực tiếp hướng dẫn, sửa đổi, góp ý để luận văn của em được hoàn thành đúng với tiến độ của nhà trường. Kế đến em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em được làm luận văn để có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời em cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam đã tiếp nhận và giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian thực tập tại công ty, qua thời gian thực tập em có cơ hội tiếp cận với nhiều vấn đề thực tế nảy sinh mà trên lý thuyết chưa có điều kiện tìm hiểu từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như công việc kế toán sau này. Cuối lời em xin kính chúc PGS.TS Võ Thành Danh nhiều sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy. Kính chúc Trường Đại học Cần Thơ và Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam công tác tốt và ngày càng phát triển vững mạnh. Cần Thơ, ngày…tháng…năm...... Người thực hiện TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày…tháng…năm...... Người thực hiện NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ………………, ngày …. tháng …. năm ……… MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 1 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 3 2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền ............................................................................. 3 2.1.2 Kế toán nợ phải thu ............................................................................... 11 2.1.3 Trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính ........................................ 18 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích ........................................................................... 20 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 22 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 22 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 22 CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ............................................................................................................. 23 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ........................................................................ 23 3.1.1 Thông tin tổng quan về công ty ............................................................ 23 3.1.2 Lịch sử hình thành ................................................................................ 24 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 25 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................ 26 3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................ 26 3.2.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận .................................................................. 27 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................................ 29 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ............................................................ 29 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán và nhiệm vụ của từng bộ phận .......................... 29 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán .......................................... 30 3.4.3 Phương pháp kế toán ............................................................................ 32 3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ..... 33 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........... 34 3.6.1 Thuận lợi ............................................................................................... 34 3.6.2 Khó khăn ............................................................................................... 35 3.6.3 Định hướng phát triển ........................................................................... 35 CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ........................................................... 36 4.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ................................................................ 36 4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ ........................................................................ 36 4.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng ................................................................... 39 4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU .................................................... 41 4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng ................................................................ 41 4.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ ............................. 43 4.2.3 Kế toán tạm ứng .................................................................................... 45 4.3 TRÌNH BÀY CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............. 47 4.3.1 Bảng cân đối kế toán ............................................................................. 47 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ................. 48 5.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN........................................................... 48 5.1.1 Phân tích tình hình quản trị vốn bằng tiền ............................................ 48 5.1.2 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán .......................................... 49 5.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ........................................................... 51 5.2.1 Phân loại các khoản phải thu khách hàng theo tuổi nợ và thực trạng về vấn đề thu hồi nợ khách hàng hiện nay ......................................................... 51 5.2.2 Phân tích tình hình quản trị các khoản phải thu khách hàng (theo tuổi nợ) ........................................................................................................................ 53 5.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính ................................................................ 54 CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ...................................................................................................... 55 6.1 NHẬN XÉT ............................................................................................. 55 6.1.1 Ưu điểm và nhược điểm ....................................................................... 55 6.1.2 So sánh đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế .......................................... 56 6.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU ........................................................... 57 CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 58 7.1 KẾT LUẬN.............................................................................................. 58 7.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 58 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Xí nghiệp Lương thực Cái Cam giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................. 33 Bảng 5.1 Biểu thời gian các khoản phải thu tính đến ngày 31/12/2013 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long - Xí nghiệp Lương thực Cái Cam .................................................................................................................. 53 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tiền mặt ...................................................................... 8 Hình 2.2 Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng ..................................................... 11 Hình 2.3 Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng ................................................... 14 Hình 2.4 Sơ đồ kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ............................ 16 Hình 2.5 Sơ đồ kế toán tạm ứng ...................................................................... 18 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu tỉnh Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam .......................................... 26 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Xí nghiệp Lương thực Cái Cam.................... 30 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung ............................................ 31 Hình 4.1 Sơ đồ trình tự luân chuyển phiếu thu ................................................ 36 Hình 4.2 Sơ đồ trình tự luân chuyển phiếu chi ................................................ 37 Hình 4.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt ....................................................... 38 Hình 4.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng ...................................... 41 Hình 4.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp phải thu khách hàng .................................... 43 Hình 4.6 Sơ đồ kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ............ 44 Hình 4.7 Sơ đồ kế toán tổng hợp tạm ứng ....................................................... 46 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TK TM TGNH GTGT : : : : Tài khoản Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng Giá trị gia tăng CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhằm tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh mẽ hơn hay nói khác hơn là doanh nghiệp đó phải có nguồn vốn kinh doanh lớn. Vốn là điều kiện đầu tiên quyết định cho mọi doanh nghiệp bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh, vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không những duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có, mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, giữ mối quan hệ với khách hàng mà còn nắm bắt được nhiều cơ hội trong kinh doanh. Để đạt được yêu cầu đó doanh nghiệp phải có sự quản lý chặt chẽ về vốn, đảm bảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh từ đó đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu nhất. Vì vậy không thể không nói đến vai trò của công tác hạch toán kế toán trong việc quản lý vốn và các khoản phải thu, cũng từ đó vốn bằng tiền đóng vai trò và là cơ sở ban đầu, đồng thời theo suốt quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề nêu trên nên em chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. - Phân tích tình hình quản trị vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Xí nghiệp. - Đề xuất các giải pháp giúp Xí nghiệp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tốt hơn trong tương lai. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Số liệu nghiên cứu là số liệu thu thập trong các năm 2011, 2012, 2013, thời gian thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến kế toán vốn bằng tiền chủ yếu là kế toán thu chi tiền mặt tại quỹ, kế toán tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền 2.1.1.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán, ý nghĩa và nhiệm vụ - Khái niệm Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức là tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Trong thời đại kinh tế thị trường như ngày nay thì khái niệm tiền đang chuyển không được áp dụng. Với tính chất lưu hoạt cao, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm trang thiết bị hoặc chi phí. - Nguyên tắc hạch toán Theo quy định của Luật kế toán 2003 tại Điều 11 + Kế toán tổng hợp vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”), trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác. + Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải hạch toán ngoại tệ theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 – Ngoại tệ các loại (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán). Nếu có chênh lệch tỷ giá thì ghi vào tài khoản (TK) 515 và TK 635. + Vào thời điểm cuối kỳ, số dư ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. + Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ảnh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý… Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho như: giá thực tế đích danh, giá bình quân gia quyền, giá nhập trước xuất trước (FIFO), giá nhập sau xuất trước (LIFO). - Ý nghĩa Các tài khoản này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển và ngăn ngừa những gian lận, sai sót, sự lạm dụng trong quá trình quản lý, hạch toán các tài khoản tiền. Đồng thời các tài khoản tiền có liên quan đến rất nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau như: chu kỳ tiền lương và nhân sự, chu kỳ thanh toán các khoản chi phí điện, nước văn phòng phẩm…Vì vậy, việc kiểm tra các tài khoản tiền cũng được đặt trong mối quan hệ với kiểm tra các chu kỳ liên quan có thể dẫn đến các sai sót, gian lận đến các tài khoản tiền. - Nhiệm vụ Theo quy định của Luật kế toán 2003 tại Điều 5 + Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp, cuối ngày khóa sổ đối chiếu với thủ quỹ. + Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời về các trường hợp chi tiêu lãng phí. + So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán tiền mặt với sổ kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý. 2.1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ Công ty luôn dự trữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của công ty không bị gián đoạn. Hạch toán vốn bằng tiền do thủ quỹ thực hiện và được theo dõi từng ngày. Tiền mặt của công ty tồn tại chủ yếu dưới dạng đồng nội tệ, rất ít dưới dạng đồng ngoại tệ. - Khái niệm Tiền mặt là các khoản tiền đang có ở quỹ, có thể thanh toán ngay; bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc.... - Nguyên tắc hạch toán + Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ thu, chi hợp lệ. + Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá là “đồng Việt Nam (VND)” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó. + Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với vàng, bạc, đá quý nhận ký cược, ký quỹ trước khi nhập quỹ tiền mặt phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo, đong, đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và tiến hành niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong. + Kế toán tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hằng ngày liên tục theo trình tự phát sinh của tài khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. + Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt và tiến hành đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý chênh lệch. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ gồm:  Phiếu thu (mẫu số 01-TT)  Phiếu chi (mẫu số 02-TT)  Biên lai thu tiền (mẫu số 06-TT)  Bảng kiểm kê quỹ - dùng cho VND (mẫu số 08a-TT)  Bảng kiểm kê quỹ - dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu số 08b-TT) Ngoài ra còn cần có các chứng từ gốc có liên quan kèm theo như: giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03 –TT), giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04 – TT), bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu số 07 – TT). + Trình tự luân chuyển chứng từ:  Thủ tục luân chuyển phiếu thu Hàng ngày căn cứ vào chứng từ thực tế phát sinh kế toán lập phiếu thu thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần), sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký tên và ghi rõ họ tên. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi vào sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối mỗi ngày, thủ quỹ chuyển toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc cho kế toán để ghi sổ kế toán.  Thủ tục luân chuyển phiếu chi Hàng ngày căn cứ vào chứng từ thực tế phát sinh đã được duyệt chi bằng tiền mặt kế toán lập phiếu chi thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) ghi đầy đủ các nội dung và ký vào phiếu (ký theo từng liên), sau đó chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc duyệt và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ (chỉ sau khi có đủ chữ ký theo từng liên của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ). Sau khi đã nhập đủ số tiền, người nhận tiền phải ghi rõ số tiền đã nhận (bằng chữ), ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Sau khi xuất quỹ, thủ quỹ cũng phải ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu. Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để ghi vào sổ kế toán. Liên thứ 3 giao cho người nhận tiền.  Biên lai thu tiền Biên lai thu tiền được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần), 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu lại. Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác định số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ. Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào biên bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó. Biên lai thu tiền chỉ áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí,... và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.  Bảng kiểm kê quỹ Khi tiến hành kiểm kê quỹ phải tiến hành kiểm kê từng loại tiền có trong quỹ, nếu phát hiện thừa hoặc thiếu phải ghi rõ nguyên nhân, ý kiến của ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ, trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết. Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản: 1 bản giao cho thủ quỹ, 1 bản lưu ở bộ phận kế toán. - Sổ sách kế toán + Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết  Sổ quỹ tiền mặt (mẫu số S07-DN): do thủ quỹ lập, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan để ghi sổ.  Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (mẩu số S07a-DN): Để theo dõi tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Sổ này có thêm cột “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu tài khoản đối ứng với từng nghiệp ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của TK 111 – Tiền mặt. Định kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt” và có chữ ký xác nhận vào sổ. + Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp  Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu số S03a1-DN): là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B,...).  Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu số S03a2-DN): là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi chi tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B,...).  Sổ Cái TK 111 dùng cho hình thức Nhật ký chung (mẫu số S03b-DN): Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính. - Sơ đồ kế toán 511, 512, 515, 711 152, 153, 156, 211, 213 111 3331 Các khoản DT thu bằng tiền mặt 133 Trả tiền cho nhà cung cấp 112, 131, 138 334, 338 Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt Thu nợ KH và các khoản thu khác Trả lương công nhân viên và các khoản phải trả khác 121, 128, 222, 228 311, 315, 341, 342, 635 Thu hồi vốn đầu tư tài chính Và vốn góp liên doanh Thanh toán các khoản vay và chi phí lãi vay 141, 144, 244 141, 144, 244 Thu hoàn tạm ứng hoặc nhận lại tiền ký quỹ, ký cược Chi tạm ứng cho nhân viên hoặc ký quỹ, ký cược 1381 3381 Tiền thừa khi kiểm kê Tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân phát hiện khi kiểm kê Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tiền mặt 2.1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng - Khái niệm + Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là những khoản tiền mà doanh nghiệp đang gửi tại các Ngân hàng, tại Kho bạc Nhà nước, các Công ty tài chính, các Tổ chức tín dụng nói chung để thực hiện các việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua chứng từ hợp pháp hợp lệ. + Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng nhằm đảm bảo cho việc thanh toán vừa an toàn, vừa thuận tiện, vừa chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán. - Nguyên tắc hạch toán + Mỗi công ty hoặc doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản ngân hàng, do đó phải mở sổ chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc theo dõi kiểm tra. + Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bản kê sao của Ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…). + Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty với số liệu trên các chöùng từ của Ngân hàng thì công ty phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác minh rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu ghi trong giấy báo hay bản kê sao Ngân hàng:  Nếu số liệu trên chứng từ của Ngân hàng < số liệu ghi trên sổ kế toán của công ty thì khoản chênh lệch được ghi bên Nợ TK 138 – phải thu khác (1388).  Nếu số liệu trên chứng từ của Ngân hàng > số liệu ghi trên sổ kế toán của công ty thì khoản chênh lệch được ghi bên Có TK 338 – phải trả khác (3388). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền gửi ngân hàng gồm:  Giấy báo Nợ  Giấy báo Có  Bản sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (uûy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…) + Trình tự luân chuyển chứng từ  Giấy báo Nợ, giấy báo Có: Do Ngân hàng lập để chuyển cho công ty nhằm phục vụ việc thông báo cho các doanh nghiệp biết và có cơ sở hạch toán số tiền mà doanh nghiệp nhờ Ngân hàng thu hộ, chi hộ. Ngân hàng thực hiện việc chi hộ dựa vào ủy nhiệm chi mà doanh nghiệp gửi đến cho Ngân hàng. Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng chuyển đến kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của đơn vị, số liệu trên các chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo ngay cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan