Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì duy nhật...

Tài liệu Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì duy nhật

.PDF
84
98
108

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THẢO NGHI KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP IN VÀ BAO BÌ DUY NHẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN TỔNG HỢP Mã số ngành: 52340301 Tháng 5 năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ i KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THẢO NGHI MSSV: 4114025 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP IN VÀ BAO BÌ DUY NHẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN TỔNG HỢP Mã số ngành: 52340301 Cán bộ hướng dẫn: Th.S LÊ TÍN Tháng 5 năm 2014 LỜI CẢM TẠ Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giảng viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Qua ba năm học tập ii tại trường Đại học, được sự quan tâm, dạy dỗ tận tình của quý thầy cô em trang bị được nhiều kiến thức bổ ích là hành trang để em vững bước vào đời. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Tín đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và có những góp ý quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Bên cạnh đó xin cảm ơn ban lãnh đạo Xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng em cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Sau cùng em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật ngày càng phát triển. Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Người thực hiện iii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa vào nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa từng dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Người thực hiện iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Sóc Trăng, ngày ... tháng ... năm ....... Thủ trưởng đơn vị ( Ký tên và đóng dấu) v MỤC LỤC ...................................................................................................................................... Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3.1 Không gian ............................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian .................................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 3 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 3 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tiền lương ......................................................... 3 2.1.1.1 Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương ...................................... 3 2.1.1.2 Chức năng của tiền lương ..................................................................... 4 2.1.1.3 Đặc điểm của tiền lương ....................................................................... 5 2.1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tiền lương .............................................................. 5 2.1.1.5 Phương pháp tính lương ....................................................................... 6 2.1.2 Lao động .................................................................................................. 6 2.1.2.1Khái niệm............................................................................................... 6 2.1.2.2 Phân loại ............................................................................................... 6 2.1.3 Hình thức trả lương .................................................................................. 7 2.1.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian........................................................ 7 2.1.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm....................................................... 8 2.1.3.3 Hình thức trả lương khoán .................................................................. 10 2.1.3.4 Hình thức trả lương hỗn hợp............................................................... 10 2.1.4 Quỹ lương và các khoản trích theo lương ............................................. 10 2.1.4.1 Quỹ lương ........................................................................................... 10 2.1.4.2 Các khoản trích theo lương ................................................................. 10 2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ... 12 2.1.5.1 Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ............................................................................................................. 12 vi 2.1.5.2 Chứng từ kế toán ................................................................................. 13 2.1.5.3 Sổ sách kế toán ................................................................................... 13 2.1.5.4 Hạch toán số lượng lao động .............................................................. 18 2.1.5.5 Hạch toán thời gian lao động .............................................................. 18 2.1.5.6 Hạch toán kết quả lao động ................................................................ 19 2.1.5.7 Hạch toán tổng hợp ............................................................................. 19 2.2 Lược khảo tài liệu ..................................................................................... 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu................................................................. 24 2.3.5 Phương pháp phân tích đánh giá ............................................................ 24 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP IN VÀ BAO BÌ DUY NHẬT .................................................................................................. 266 3.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. 266 3.1.1 Quá trình hình thành .............................................................................. 26 3.1.2 Quy mô hiện nay về vốn và lao động .................................................. 266 3.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 277 3.2.1 Sơ đồ bộ máy công ty ............................................................................ 27 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ................................................ 27 3.3 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................ 29 3.4 Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................ 30 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 30 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ................................................. 30 3.4.3 Chế độ kế toán ....................................................................................... 32 3.4.4 Hình thức kế toán ................................................................................... 32 3.4.5 Phương pháp kế toán ............................................................................. 33 3.5 Sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..................................... 355 3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển ....................................... 366 Chương 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP IN VÀ BAO BÌ DUY NHẬT ........................... 388 4.1 Khái quát tình hình quản lý lao động của xí nghiệp ............................... 388 4.1.1 Tình hình lao động ............................................................................... 388 4.1.2 Cơ cấu lao động ..................................................................................... 38 4.1.2.1 Cơ cấu theo trình độ .......................................................................... 388 4.1.2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính ............................................................ 40 vii 4.1.2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi ............................................................ 422 4.2 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.. 444 4.2.1 Quỹ lương ............................................................................................ 444 4.2.2 Hình thức trả lương ................................................................................ 44 4.2.3 Phương pháp tính lương ........................................................................ 45 4.2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán ...................................................................... 46 4.2.5 Hệ thống tài khoản ................................................................................. 46 4.2.6 Trình tự hạch toán .................................................................................. 46 4.2.7 Trình tự ghi sổ ........................................................................................ 54 4.3 Phân tích tình hình quỹ lương của xí nghiệp ............................................ 55 4.3.1 Phân tích tình hình kế hoạch quỹ lương ................................................ 55 4.3.2 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương .................................................. 56 4.3.3 Phân tích tỷ suất chi phí lương .............................................................. 56 4.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương ............................................................................................................. 57 Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP IN VÀ BAO BÌ DUY NHẬT ..................................................................................... 59 5.1 Đánh giá chung ......................................................................................... 59 5.1.1 Đánh giá về công tác quản lý lao động của xí nghiệp ........................... 59 5.1.2 Đánh giá tình hình kế toán, thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương ............................................................................................................. 59 5.1.2.1 Tổ chức công tác kế toán .................................................................... 59 5.1.2.2 Tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương ......... 60 5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp ........................................................................................ 60 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 62 6.1 Kết luận .................................................................................................... 62 6.2 Kiến nghị................................................................................................... 62 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ các khoản trích theo lương từng giai đoạn............................. 12 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2011, 2012, 2013 của Xí nghiệp .. 355 Bảng 4.1: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật ........................................................................................................................ 388 Bảng 4.2: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật .......................................................................................................................... 40 Bảng 4.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật 42 Bảng 4.4: Bảng chấm công .............................................................................. 52 Bảng 4.5: Bảng thanh toán tiền lương của phòng Tổ chức lao động .............. 53 Bảng 4.6: Bảng tình hình quỹ lương thực tế và kế hoạch của xí nghiệp ......... 55 Bảng 4.7: Tình hình sử dụng quỹ lương của doanh nghiệp ............................. 56 Bảng 4.8: Tỷ suất chi phí lương của doanh nghiệp ......................................... 57 Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa số lượng lao động và doanh thu ......................... 57 ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................... Trang Hình 2.1 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chung. ........................... 15 Hình 2.2 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái. ........................ 16 Hình 2.3 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. ......................... 17 Hình 2.4 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ...................... 178 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán tài khoản 334. ......................................................... 21 Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương. .................................... 22 Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán tài khoản 335. ......................................................... 23 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy công ty. .................................................................... 277 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán........................................................... 30 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung của xí nghiệp ..................... 33 Hình 4.1 Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2011. ......................................... 39 Hình 4.2 Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2012. ......................................... 39 Hình 4.3 Cơ cấu lao động theo trình độ năm 2013. ......................................... 39 Hình 4.4 Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2011 . ....................................... 41 Hình 4.5 Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2012 . ....................................... 41 Hình 4.6 Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2013 . ....................................... 41 Hình 4.7 Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2011 ........................................... 43 Hình 4.8 Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2012 ........................................... 43 Hình 4.9 Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2013 ......................................... 434 Hình 4.10 Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương của xí nghiệp ................... 48 Hình 4.11 Phiếu tạm ứng ................................................................................. 49 Hình 4.12 Danh sách nhân viên tạm ứng tiền lương ....................................... 49 Hình 4.13 Phiếu chi ......................................................................................... 50 Hình 4.14 Sơ đồ trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương … ...54 x DANH MỤC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1 ........................................................................................................ 64 Phụ lục 2 ........................................................................................................ 65 Phụ lục 3 ......................................................................................................... 71 Phụ lục 4 ......................................................................................................... 72 xi DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BB : Bao bì LVTN : Luận văn tốt nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn GTGT : Giá trị gia tăng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long TSCĐ : Tài sản cố định TNDN : Thu nhập doanh nghiệp xii Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong cuộc chiến sinh tồn gay gắt trước nền kinh tế như hiện nay bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả và yếu tố con người luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Lý thuyết “X” của Sigmund Freud, nhà phân tâm học người Áo nổi tiếng, giả định rằng: “Con người là lười biếng, ghét lao động và bởi vậy luôn tìm cách lẩn tránh làm việc”. Cho nên, “con người cần: bị thưởng, bị ép buộc, bị cảnh cáo và bị phạt”. Đó chính là triết lý “cây gậy và củ cà rốt”. Việc khai thác tối đa giá trị của “củ cà rốt” luôn được doanh nghiệp chú trọng, người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ bỏ ra được đền bù xứng đáng dưới dạng tiền lương. Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)... Trong đó BHXH được trích lập để tài trợ cho người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… BHXH được trích để phòng, chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe cho người lao động. BHTN hỗ trợ một khoản tiền cho người lao động trong thời gian mất việc theo quy định. KPCĐ chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nguồn quỹ trên đảm bảo quyền lợi của người lao động nhưng đồng thời cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật là một doanh nghiệp có quy mô vừa và đi vào hoạt động chưa lâu thì vấn đề chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí tiền lương luôn được doanh nghiệp đặt lên vị trí ưu tiên. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán và phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm sẽ một phần giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào giá cả hợp lí. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp em đã chọn đề tài: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật" cho luận văn của mình với mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán và các khoản trích theo lương sao cho đúng với chế độ và phù hợp với điều kiện đặc thù của xí nghiệp. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp cho công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật. - Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật. 1.3.2 Thời gian Thời gian thu thập số liệu: từ 01/01/2011 đến 31/12/2013. Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ 01/2014 đến 04/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp in và bao bì Duy Nhật. 2 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tiền lương 2.1.1.1 Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương  Khái niệm Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động và nó cũng là một khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm. Từ khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Trên thực tế, cái mà người lao động yêu cầu không phải là một khối lượng tiền lương lớn, mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến hai khái niệm về tiền lương đó là: Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa: là số lượng tiền mà người lao động nhận được khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Tiền lương thực tế: là số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa. Tiền lương thực tế phụ thuộc vào hai yếu tố sau: - Tổng số tiền nhận được (Tiền lương danh nghĩa) - Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng dịch vụ. Như vậy, tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế có mối quan hệ khắng khít với nhau và được thể hiện qua công thức sau: Tiền lương danh nghĩa Tiền lương thực tế = Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng (2.1) Tiền lương thực tế giúp chúng ta có thể so sánh mức sống giữa các loại lao động ở các vùng hay quốc gia khác nhau. Tiền lương thực tế là một chỉ số về mức sống dựa trên các dạng tiêu dùng của người lao động và gia đình họ. Ngoài ra chúng ta còn một số khái niệm khác liên quan đến tiền lương: Tiền lương cơ bản: là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức. Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận. Trong khu vực Nhà nước tiền lương cơ bản được xác định như sau: 3 Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu * Hệ số lương (2.2) Tiền lương tối thiểu: là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ. Nó là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác và là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động. Tiền lương là khoản thu nhập chính và cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động. Ngoài việc giúp họ an tâm về cuộc sống, đảm bảo về năng lực, tiền lương còn khiến người lao động yêu nghề, tận tâm với công việc, hăng hái, nhiệt tình để tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp, cách thức mới nhằm cải tiến quy trình công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.  Bản chất Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp, đồng thời tiêu hao các yếu tố cơ bản (lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động). Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người, sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là công sức mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, tuân theo quy luật cung – cầu và pháp luật của nhà nước. 2.1.1.2 Chức năng của tiền lương Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm. Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động. Chức năng kích thích lao động: Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả. 4 Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro. Chức năng công cụ quản lý của Nhà nước: Tiền lương với chế độ của nó là những đảm bảo có tính chất pháp lý của Nhà nước buộc người sử dụng lao động phải trả theo công việc đã hoàn thành của người lao động, đảm bảo quyền lợi tối thiểu mà họ được hưởng qua mức lương tối thiểu. Từ đó mới phát huy được chức năng kích thích người lao động, căn cứ vào yêu cầu cơ bản này thông qua thực hiện tình hình kinh tế xã hội mà Nhà nước đặt ra chế độ tiền lương phù hợp, như một văn bản bắt buộc đối với người sử dụng lao động. Các cơ sở sản xuất kinh doanh lấy một phần thu nhập của mình để trả lương. Chính vì điều này người sử dụng lao động phải biết tiết kiệm sức lao động cũng như những chi phí khác. 2.1.1.3 Đặc điểm của tiền lương - Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. - Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hóa tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích người lao động tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác. 2.1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tiền lương Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau những quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên thông qua hợp đồng lao động. Trong điều 55 – Bộ luật lao động thì tiền lương của người lao động do hai bên: người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động và dựa trên cơ sở năng suất lao động chất lượng, hiệu quả công việc. Hoặc dựa vào thời gian lao động, sản phẩm. Điều 90, chương VI về tiền lương của Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc và phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau: - Áp dụng trả lương ngang nhau cho lao động cùng một đơn vị sản xuất kinh doanh, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, giới tính. - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. 5 - Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người làm nghề khác nhau trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. - Đảm bảo tiền lương thực tế tăng khi tăng tiền lương danh nghĩa. 2.1.1.5 Phương pháp tính lương Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 thì tiền lương trả cho người lao động được tính theo chế độ cấp bậc. Tiền lương cấp bậc là tiền lương áp dụng cho công nhân căn cứ trên số lượng và chất lượng lao động. Theo chế độ này doanh nghiệp phải áp dụng hoặc vận dụng các thang lương, mức lương hiện hành của nhà nước. - Thang lương: là biểu hiện xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương theo trình tự và theo cấp bậc giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhiều nghề giống nhau. Mỗi thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương ở các cấp bậc khác nhau so với lương tối thiểu. - Mức lương: là lượng tiền trả cho người lao động cho một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông thường nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về mặt chuyên môn và phải làm được gì về mặt thực hành. Ngoài ra, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp được thực hiện chế độ tiền lương theo chức vụ thông qua các bảng lương chức vụ do nhà nước quy định. Bảng lương chức vụ quy định các nhóm chức vụ, bậc lương, hệ số lương và mức lương cơ bản. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 66/2013/ NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung áp dụng chính thức kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 là 1.150.000 đồng/ người/ tháng. 2.1.2 Lao động 2.1.2.1 Khái niệm Lao động là sự hao phí có mục đích thể lực và trí lực của con người nhằm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2.1.2.2 Phân loại Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại lao động. a/ Theo thời gian lao động - Lao động thường xuyên: là lực lượng do doanh nghiệp quản lý và trực tiếp trả lương. - Lao động thời vụ: là lực lượng làm tại doanh nghiệp do các ngành khác 6 chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn thể, sinh viên thực tập... b/ Theo quan hệ với quá trình sản xuất - Lao động trực tiếp: là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lao động gián tiếp: gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. c/ Theo chức năng của lao động - Lao động sản xuất: bao gồm những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng... - Lao động bán hàng: là những lao động tham gia vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, nghiên cứu thị trường... - Lao động quản lý: là những lao động chịu trách nhiệm quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như nhân viên hoạch định chiến lược, lập kế hoạch bán hàng... 2.1.3 Hình thức trả lương Việc tính và trả lương ở doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc, trình độ quản lý mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức sau: 2.1.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian Là hình thức tìên lương tính theo thời gian làm việc ,cấp bậc kỹ thuật và thang bảng lương của nhà nước quy định và hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân viên ,người làm công. Tiền lương theo thời gian có thể tiến hành trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. Các hình thức trả lương theo thời gian bao gồm: a/ Lương tháng Hình thức này phù hợp với nhân viên quản lý, nhân viên hành chính sự nghiệp hoặc trả cho người thợ có tay nghề bậc cao, tạo ra các sản phẩm tinh xảo, chất lượng quan trọng hơn số lượng. Cơ sở để tính là “Bảng chấm công” hàng tháng. Tiền lương cơ bản hàng tháng của người lao động được tính như sau: Tiền lương cơ bản tháng Hệ số lương (x) Mức lương tối thiểu Số ngày x làm việc (2.3) = 22 ngày 7 thực tế b/ Lương ngày Trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Tiền lương tháng Lương ngày = (2.4) Số ngày làm việc theo chế độ (22 ngày) c/ Lương tuần: Được áp dụng trả cho các đối tượng lao động có thời gian lao động không ổn định mang tính chất thời vụ. Tiền lương tháng x 12 tháng Lương tuần (2.5) = Số tuần làm việc theo chế độ d/ Lương giờ Áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. Ưu điểm của hình thức này là đã tận dụng được thời gian lao động của công nhân nhưng nhược điểm là vẫn chưa gắn tiền lương với kết quả của từng người lao động, theo dõi phức tạp. Tiền lương ngày Lương giờ (2.6) = Số giờ làm việc theo chế độ (8 giờ) 2.1.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm Là hình thức trả lương theo số lượng và chất lượng công việc đã hoàn thành, hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho các bộ phận có công nhân tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm, trả lương theo hình thức này khuyến khích người lao động tăng năng suất góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng