Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán thuế gtgt tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ thiên trần vũ...

Tài liệu Kế toán thuế gtgt tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ thiên trần vũ

.DOC
69
14631
58

Mô tả:

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN -------------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TRẦN VŨ Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đặng Thị Hồng Thắm Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thủy Lớp : KT211 MSV : 7CD000053N Hà Nôi, năm 2012 Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 0 Mã sinh viên : MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP......................................................................................... 1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế giá trị gia tăng....................................................... 1.1.1 Khái niệm..................................................................................................... 1.1.2 Ý nghĩa và sự ra đời của thuế giá trị gia tăng................................................ 1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của thuế giá trị gia tăng...................................... 1.1.2.2 Ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam......................................... 1.1.3 Đặc điểm của thuế GTGT............................................................................. 1.1.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế................................................................ 1.1.4.1 Căn cứ tính thuế GTGT.......................................................................... 1.1.4.2 Phương pháp tính thuế GTGT................................................................ 1.1.4.2.1 Phương pháp khấu trừ thuế.............................................................. 1.1.4.2.2 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT............................................ 1.1.5 Đăng ký kê khai, quyết toán và hoàn thuế giá trị gia tăng............................ 1.1.5.1 Đăng ký nộp thuế................................................................................... 1.1.5.2 Kê khai thuế........................................................................................... 1.1.5.3 Nộp thuế...............................................................................................10 1.1.5.4 Quyết toán thuế....................................................................................10 1.1.5.5 Hoàn thuế.............................................................................................11 1.2 Nội dung kế toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp................................11 1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán thuế giá trị gia tăng..................................................11 1.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng...........................................................................12 1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng..........................................................................12 1.2.4 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.........................................14 1.2.4.1 Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.........14 1.2.4.2 Phương pháp kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.............16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THIÊN TRẦN VŨ............................18 2.1. Khái quát chung về công ty CP TM&DV Thiên Trần Vũ................................18 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty..........................................18 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.......19 2.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...................................................20 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán...............................................................21 2.1.5 Chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty..............................................23 2.1.6. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.............23 2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Thiên Trần Vũ ................................................................................................................................ 24 2.2.1 Quy trình kê khai thuế GTGT tại công ty...................................................24 2.2.2 Kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Thiên Trần Vũ.....................25 2.2.2.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào................................................................25 2.2.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra...................................................................28 2.2.2.3 Kê khai và quyết toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Thiên Trần Vũ............................................................................................................30 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI....................................................31 CÔNG TY CP TM&DV THIÊN TRẦN VŨ..............................................................31 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP TM&DV Thiên Trần Vũ.........................................................................................................31 3.1.1. Ưu điểm.....................................................................................................31 3.1.2 Những điểm còn tồn tại và cần khắc phục..................................................32 3.2 Một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán thuế GTGT tại công CP TM&DV Thiên Trần Vũ..........................................................33 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 1 Mã sinh viên : DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NSNN : Ngân sách nhà nước VNĐ : Việt Nam Đồng TK : Tài khoản GTGT : Giá trị gia tăng UNC : Ủy nhiệm chi GTGT : Giá trị gia tăng DTBH : Doanh thu bán hàng NH : Ngân hàng TK : Tài khoản HHDV : Hàng hóa dịch vụ TSCĐ : Tài sản cố định CPQLDN : Chi phí quản lý Doanh nghiệp CPBH : Chi phí bán hàng TLSX : Tư liệu sản xuất NN : Nhà nước QLDN : Quản lý doanh nghiệp DTT : Doanh thu thuần TGNH : Tiền gửi ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển. Từ những năm 1990 nước ta áp dụng thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với đơn vị sản xuất kinh doanh để tạo và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phục vụ yêu cầu kiểm kê, quản lý, hướng dẫn cho mọi cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng thuế doanh thu và thuế lợi tức đã bộc lộ những nhược điểm về mức thuế suất, thuế chồng thuế, diện đánh thuế đối với thuế lợi tức chưa bao quát,… ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT được áp dụng từ ngày 01/01/1999 góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng, các tổ chức kinh tế vào ngân sách Nhà nước nhưng đối với nước ta đây là sắc thuế mới, còn non trẻ so với sự vận động của cơ chế kinh tế hiện nay ở nước ta. Do vậy, cần có nhiều sự đóng góp hoàn thiện để đưa ra một chính sách thuế thống nhất và đúng đắn đảm bảo sự lành mạnh về cạnh tranh, góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đưa nền kinh tế đi lên bước phát triển cao. Và đó chính là nguyên nhân em chọn đề tài “Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thiên Trần Vũ” làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung luận văn gồm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp hiện nay Phần II: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thiên Trần Vũ Phần III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thiên Trần Vũ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế giá trị gia tăng 1.1.1 Khái niệm “Thuế GTGT là phần thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng”. Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ là phần chênh lệch giữa giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ thực hiện và giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng Đối tượng chịu thuế GTGT: Theo quy định tại luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và thông tư 06/2012 của Chính phủ thì “Đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ (kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) dùng cho tiêu dùng, sản suất, kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trừ các các đối tượng không chịu thuế GTGT. Đối tượng không chịu thuế : Một trong những mục tiêu cụ thể phải hoàn thiện thuế GTGT trong tương lai trung và dài hạn đã được xác định tại đề án cải cách chiến lược hệ thống thuế là áp dụng một mức thuế suất 10%. Tuy nhiên vẫn còn một số nhóm hàng thuộc diện không chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện này sẽ không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại điều 4 luật thuế GTGT số 13/2002/QH12 ngày 03/03/2008 mà phải tính vào giá trị hàng hóa, dịch vụ, nguyên giá tài sản cố định hoặc chi phí kinh doanh. Đối tượng nộp thuế GTGT: Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 1 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài (sau đây gọi là người nhập khẩu). 1.1.2 Ý nghĩa và sự ra đời của thuế giá trị gia tăng 1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của thuế giá trị gia tăng Khái niệm “thuế giá trị gia tăng” được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), thuế doanh thu đã được nghiên cứu, áp dụng nhằm động viên sự đóng góp rộng rãi của toan thể quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế doanh thu được áp dụng ở Pháp từ năm 1917, thời kỳ đầu thuế doanh thu chỉ đánh ở giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa với thuế suất thấp. Đầu năm 1920, thuế doanh thu được điều chỉnh đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Qua thực tế, cách đánh thuế này đã bộc lộ rõ nhược điểm là thuế tính chồng chéo, trùng lặp. Và để khắc phục nhược điểm này năm 1936, Pháp tiến hanh cải tiến thuế doanh thu từ việc đánh thuế vào từng khâu sang đánh thuế 1 lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc này đã khắc phục được nhược điểm là đánh thuế trùng lặp, nhưng lại làm cho việc thu thuế bị chậm trễ so với trước đây vì chỉ khi hàng hóa đi vào lưu thông thì Nhà nước mới thu được thuế. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, từ ngày 01/01/1968 thuế GTGT được áp dụng chính thức đối với sản xuất, bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở Pháp Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng. Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này. Tính đến nay đã có khoảng hơn 130 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng. Tại Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đó áp dụng thuế giá trị gia tăng vào năm 1973 sau khi sửa đổi và áp dụng 1 số sắc thuế như thuế Khiêm ước, thuế Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 2 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Song hành. Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, luật thuế này đã bị bãi bỏ. Năm 1993, luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng thí điểm cho 10 doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp ngành mía đường và doanh nghiệp quốc doanh) nhưng chương trình thí điểm này đã thất bại. Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01/01/1999. Tiếp theo đó, để phù hợp hơn với tình hình thực tế, Quốc hội cũng đã thông qua Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và mới đây tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế 2 luật trên và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, kèm theo một số thông tư hướng dẫn như thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT, thông tư 205/2009/TT-BTC ngày 26-10-2009 hướng dẫn thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm. 1.1.2.2 Ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nền tài chính vững chắc và lành mạnh dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó thuế nội địa phải trở thành nguồn thu chính góp phần tăng thu ngân sách. Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối điều tiết lợi tức quốc dân, thuế là công cụ quan trọng để góp phần tích cực vào giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội và chuẩn bị điều kiện cho phát triển kinh tế lâu dài. Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các nghành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư để đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội. tất cả các cá nhân và các tổ chức kinh tế đếu có nghĩa vụ đóng thuế theo luật thuế quy định. Người có thu nhập cao phải đóng thuế cao hơn người có thu nhập thấp, tuy nhiên phải cho người có thu nhập cao chính đáng được hưởng hiệu quả lao động của mình thì mới khuyến khích được họ phát triển sản xuất kinh doanh, tức là cơ quan Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 3 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp thuế phải tính thuế thu thuế theo luật thuế quy định, tránh lạm thu, tránh trùng lặp để đảm bảo công bằng xã hội. Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Thuế có vai trò quan trọng trong việc quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, nâng đỡ những hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh, với mọi thành phần kinh tế. Thông qua công tác quản lý các nghành chịu thuế, nhà nước sẽ: Khuyến khích nâng đỡ những hoạt động kinh tế cần thiết, làm ăn có hiệu quả cao. Thu hẹp, không khuyến khích những ngành nghề, mặt hàng xa xỉ, lãng phí. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Hướng dẫn và khuyến khích hợp tác đầu tư với nước ngoài và đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu đồng thời bảo vệ sản xuất nội địa. Với những vai trò quan trọng của mình, thuế đã trở thành vấn đề quan tâm của bất cứ ai trong xã hội và đặc biệt là các nhà kinh doanh. 1.1.3 Đặc điểm của thuế GTGT - Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm trong mỗi khâu của quá trình SXKD Tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn cộng lại thì sẽ bằng giá trị của hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá cho người tiêu dùng cuối cùng. -Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. -Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao. -Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế. -Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. -Thuế GTGT không bóp méo giá cả hàng hóa. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 4 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp -Thuế GTGT là thuế gián thu. -Thuế GTGT có tính lũy thoái trong việc thu nhập Doanh nghiệp. 1.1.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế 1.1.4.1 Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất GTGT. * Giá tính thuế được quy định như sau : Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho thì phải tính thuế GTGT đầu ra, giá tính thuế được xác định theo giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Nếu hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế là giá hàng hóa nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu theo mức thuế đã được miễn giảm. Đối với hoạt động cho thuê tài sản: như nhà xưởng, kho tàng, bến bãi… Giá tính thuế là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 5 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước. Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, ủy thác nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công và hoa hồng, giá tính thuế là tiền công và hoa hồng được hưởng chưa có thuế. Đối với dịch vụ in, giá tính thuế không bao gồm tiền giấy in. Nếu cơ sở in thực hiện hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy. Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT được xác định theo công thức sau : Giá bán chưa có thuế GTGT = Tổng giá thanh toán 1 + % thuế suất của hàng hóa dịch vụ Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. * Thuế suất, thuế GTGT được quy định như sau : Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 6 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 3 mức thuế suất là: 0 % ,5 % , 10 % được sử dụng đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhau nhằm thể hiện chinh sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dung đối với hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Trong điều kiện hiện nay mặt bằng kinh doanh của các ngành nghề chưa đồng nhất, thì việc phân biệt các mức thuế suất là cần thiết. +Mức thuế suất 0% : Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh, dịch vụ bưu chính, viễn thông, sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến + Mức thuế suất 5 % : Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ nước sạch, phân bón, dụng cụ y tế, thức ăn gia súc, gia cầm, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, đồ chơi trẻ em, dịch vụ khoa học và công nghệ … + Mức thuế suất 10% : Áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ không thuộc diện áp dụng các mức thuế suất 0% và 5%. 1.1.4.2 Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT được tính theo 2 phương pháp : 1.1.4.2.1 Phương pháp khấu trừ thuế Đối tượng áp dụng: Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Cách tính thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 7 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Trong đó: Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng đầu ra = Thuế suất thuế hoá dịch vụ chịu thuế * GTGT của hàng bán ra hoá, dịch vụ đó Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì tính ra số thuế GTGT đầu vào như sau: Thuế GTGT = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT 1.1.4.2.2 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng : Các cá nhân SXKD và tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế. Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ … Xác định thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT phải nộp Giá trị gia tăng = dịch vụ bán ra Giá thanh toán Giá trị gia tăng của hàng hóa của hàng hóa, = của hàng hóa, x - Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra dịch vụ bán ra mua vào tương ứng Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thi thêm mà bên bán được hưởng. Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào gồm cả thuế GTGT đã dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 8 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư hàng hóa mua vào tương ứng với số hàng hóa bán ra thì xác định như sau : Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tổng trong kỳ + Doanh số hàng mua vào trong kỳ - Doanh số tồn cuối kỳ 1.1.5 Đăng ký kê khai, quyết toán và hoàn thuế giá trị gia tăng 1.1.5.1 Đăng ký nộp thuế Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng kể cả các cơ sở trực thuộc phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn cuả cơ quan thuế. Các công ty có các đơn vị chi nhánh trực thuộc đều phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở. Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành các hoạt động trên. 1.1.5.2 Kê khai thuế Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế giá trị gia tăng từng tháng và nộp tờ kê khai thuế cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ kê khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hoá. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 9 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ, nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất cuả hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh. 1.1.5.3 Nộp thuế Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau: Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu. Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thí được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định, có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Nhà nước. Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam 1.1.5.4 Quyết toán thuế Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 10 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuết trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định trên. 1.1.5.5 Hoàn thuế Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 1.2 Nội dung kế toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp 1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán thuế giá trị gia tăng Kế toán thuế GTGT có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có phát sinh vấn đề về thuế. Hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế mua vào, bán ra đã nộp cho cơ quan thuế (trước đó kế toán phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn GTGT mua vào xem công ty hoặc nơi cung cấp hóa đơn đầu vào đó có còn hoạt động và có tính pháp nhân không). Sau kiểm tra, đối chiếu, kế toán cần lên báo Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 11 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp cáo tổng hợp thuế GTGT kèm theo đó là theo dõi tình hình nộp ngân sách nhà nước, hoàn thuế, từ đó lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh. Ngoài việc kiểm tra hóa đơn GTGT, kế toán còn phải kiểm tra, kiểm soát, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng cho cơ quan thuế. Lưu trữ, bảo quản hóa đơn theo thứ tự thời gian, seri, theo quyển, không để mất mát, hư hỏng, thường xuyên đối chiếu số liệu với các kế toán khác giữa báo cáo thuế, quyết toán thuế. 1.2.2 Chứng từ kế toán sử dụng Hóa đơn giá trị gia tăng : các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn GTGT tự in hoặc đặt in hóa đơn và đăng ký với cơ quan thuế. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ghi rõ : giá bán (chưa thuế), các phụ thu và tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT và tổng số thanh toán. Hóa đơn bán hàng : được sử dụng ở các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và khi lập hóa đơn, cơ sở kinh doanh cũng phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định và ghi rõ giá bán, các phụ thu nếu có, và tổng giá thanh toán. Hóa đơn tự in, chứng từ đặc thù : các hóa đơn này muốn được sử dụng phải đăng ký với BTC (tổng cục thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp nhận bằng văn bản. Loại hóa đơn này cũng phải phản ánh đầy đủ các thông tin quy định của hóa đơn, chứng từ. Các chứng từ đặc thù như : tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số giá trên vé là giá đã có thuế GTGT. Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ: trường hợp này được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng thì phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo mẫu quy định. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 12 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Ngoài ra còn có : tờ khai thuế GTGT, báo cáo thuế, bảng quyết toán thuế GTGT và các chứng từ có liên quan như : Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ … 1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng * Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Kết cấu: Bên nợ : Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên có : + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. + Các nghiệp vụ làm giảm thuế GTGT đầu vào (số không được khấu trừ, số đã được hoàn lại, số thuế của hàng mua trả lại…). + Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại. Dư nợ : Phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa nhận. TK 133 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: +TK 133(1): “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ” +TK 133(2): “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định” *Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nôp” Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT được miễn giảm, số thuế GTGT phải nộp. Kết cấu: Bên nợ: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. + Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp. + Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước. + Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 13 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Luận văn tốt nghiệp Bên có + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ. + Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa dịch vụ để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. + Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. + Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu. - Số dư bên có: phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ. - Số dư bên nợ: phản ánh số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách. Tài khoản 333(1) được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3: +TK 333(11) “Thuế GTGT đầu ra”: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, số thuế GTGT của hàng hóa bán ra bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng trong kỳ. +TK 333(12) “Thuế GTGT của hàng nhập khẩu”: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. 1.2.4 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1.2.4.1 Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ a. Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (phụ lục 01) Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản trong nước sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 152, 156, 211, …: Giá mua chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112… : Tổng giá thanh toán Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 154, 642, 241, 142,… Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N Thuế GTGT được khấu trừ 14 Mã sinh viên : Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nôi Có TK 111, 112, 331: Luận văn tốt nghiệp Tổng giá thanh toán Phản ánh các khoản giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại hay chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng: Nợ TK 111, 112, 331… : Tổng giá thanh toán Có TK 152, 156, 211… : Giá trị hàng mua trả lại Có TK 133 : Thuế GTGT đầu vào tương ứng. Đối với hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT, khi nhập khẩu, kế toán phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ bằng bút toán: Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 333(1): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp Trường hợp hàng mua về vừa phục vụ cho đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vừa phục vụ cho đối tượng không chịu thuế GTGT, kế toán cần hạch toán riêng phần thuế GTGT đầu vào cho từng đối tượng. Trường hợp không hạch toán riêng được thì toàn bộ số thuế đầu vào sẽ được phản ánh trên TK133 , cuối kỳ tiến hành phân bổ theo doanh thu của các đối tượng. Phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ được hạch toán vào TK 632 (nếu nhỏ) hoặc TK 242 (nếu lớn), kế toán ghi: Nợ TK 632: Phần thuế GTGT không được khấu trừ (nếu nhỏ) Nợ TK 242: Phần thuế GTGT không được khấu trừ (nếu lớn) Có TK 133: Kết chuyển thuế GTGT không được khấu trừ. b. Kế toán thuế GTGT đầu ra (phụ lục 02) Khi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, căn cứ vào hóa đơn GTGT đã ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT và tổng giá thanh toán, kế toán phản ánh giá bán bằng bút toán: Nợ TK 111, 131 : Tổng giá thanh toán Có TK 511 : Doanh thu bán hàng. Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp về hàng tiêu thụ. Sinh viên: Nguyễn Thị Thủy 7CD000053N 15 Mã sinh viên :
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan