Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty ...

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng 276

.DOC
85
122
97

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đã có những biến động lớn và đáng ghi nhận kể từ sau Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ 6 năm 1986. Nước ta đã có cơ hội chuyển mình bước sang nền kinh tế thị trường và hòa nhập vào sự phát triển chung của toàn Thế Giới. Đặc biệt khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới – WTO thì các đơn vị sản xuất kinh doanh buộc phải thường xuyên xem xét, nghiên cứu giải quyết có hiệu quả ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào để có thể đứng vững thị trường hiện nay và trong tương lai. Trước sự biến động của nền kinh tế thế giới, sự linh hoạt của nền kinh tế thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào vì đó là con đường chủ yếu làm tăng lợi nhuận, là tiền đề hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh ngiệp cần phải có những giải pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và có sức hấp dẫn trên thị trường. Do vậy, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán cung cấp các nhà quản lý biết được tình hình chi phí và giá thành của từng loại sản phẩm cũng như của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để phân tích đánh giá tình hình thực hiện định mức, sử dụng lao động, vật tư, vốn, tiết kiệm hay lãng phí và đưa ra các biện pháp hữu hiệu, kịp thời hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Xây Dựng 276 là một doanh nghiệp xây lắp chuyên cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, xây lắp các trạm BTS viễn thông…Do đặc điểm công nghệ sản xuất của mình, Công 1 ty CPXD 276 rất quan tâm đến việc xây dựng, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, coi đây là vấn đề gắn liền với kết quả cuối cùng trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, trong thời gian thực tập tại Công ty CPXD 276 được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị ở phòng kế toán của Công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng 276”. Mục tiêu của đề tài là vận dụng những lý luận về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào thực tiễn ở Công ty CPXD 276, từ đó phân tích những vấn đề còn tồn tại nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xây dựng 276. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng 276. Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng 276. Với kiến thức, trình độ còn hạn chế và chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế nên chuyên đề cuối khóa của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong sự thông cảm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của THS. Đinh Thị Lan, các thầy cô giáo trong khoa, cùng toàn thể các anh chị trong phòng kế toán tại Công ty để chuyên đề cuối khóa của em được hoàn thiện hơn. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 276. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty CPXD 276 là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ bản được thành lập ngày 12 tháng 01 năm 2006. Tên: Công ty Cổ Phần Xây Dựng 276. Tên giao dịch: Construction joint stock company 276. Tên viết tắt: 276.JSC. Trụ sở: P.201, KTT cơ khí xây dựng Đại Mỗ, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội. Văn phòng giao dịch: Căn BT5 - 9, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông,Hà Nội. Điện thoại: 04.7300276. Giám đốc: Ông Phạm Văn Trường. Cổ đông sáng lập: Ông Phạm Văn Trường, Ông Nguyễn Hoài Bắc, Ông Trương Thắng Lợi. Công ty CPXD 276 là Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thanh Trì. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty: xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, xây lắp các trạm BTS viễn thông, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị điện, điện tử, điện lạnh… Năm 2006, do mới thành lập nên Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Dưới sự chỉ đạo tận tình của Ban giám đốc, Công ty đã mạnh dạn tiến hành đổi mới toàn diện, đối mặt với những khó khăn, thách thức trong thị trường xây dựng cơ bản và bất động sản. Công ty CPXD 276 tuy 3 mới thành lập nhưng suốt gần 4 năm hoạt động Công ty luôn luôn khẳng định được uy tín của mình về an toàn sản xuất, chất lượng công trình, thi công đúng và đủ tiến độ trên thị trường, với chủ đầu tư, với các thầu thi công, các tổ đội thi công. Trong quá trình hoạt động và phát triển Công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình. Khi mới thành lập, Công ty đã nhận thầu thi công xây dựng phần thô và hoàn thiện mặt ngoài các lô biệt thự BT1, 2, 5 gồm 33 căn biệt thự thuộc dự án khu nhà ở cao cấp Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Bên cạnh đó còn nhận thi công hoàn thiện mặt ngoài và nội thất một số công trình dân dụng thuộc khu vực Hà Đông, Hà Nội. Nhưng hiện nay, với nguồn lực hiện có của mình Công ty đã mở rộng thị trường của mình ra các tỉnh lân cận và khu vực Sài Gòn như: Thi công hoàn thiện Khu nhà nghỉ dưỡng Sauna thuộc Khu trung tâm nghỉ dưỡng của Sân Golf, hồ Yên Thắng, Tam Điệp, Ninh Bình; thi công các trạm BTS tại Long An, Bạc Liêu thuộc dự án đầu tư của Công ty TNHH Phát triển và Hạ tầng di động MIDC; thi công phần thô và hoàn thiện mặt ngoài của toà nhà 7A, Lam Sơn, Tp Hồ Chí Minh thuộc dự án đầu tư của Công ty CP Sông Đà Thăng Long … Tất cả các công trình thi công đều được Công ty chú trọng với khẩu hiệu "An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn", bên cạnh đó một phần không thể bỏ qua là chất lượng công trình luôn được chủ đầu tư và tư vấn giám sát hài lòng. Với đội ngũ kỹ thuật làm việc nhiệt tình, hăng say, với đội ngũ công nhân lành nghề, chuyên nghiệp Công ty đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vì thế mà trong những năm qua Công ty CPXD 276 luôn được khách hàng tin tưởng và tín nhiệm, hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả cao, đó cũng chính là bí quyết thành công của Công ty. 4 Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng nói riêng và của nền kinh tế của cả nước nói chung, hoạt động của Công ty đã và đang đi vào ổn định, phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đời sống của Cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Vốn điều lệ của Công ty ban đầu là 4.900.000.000đ nay đã nâng lên 15.000.000.000đ, tổng số cán bộ công nhân viên khối gián tiếp là 52 người đều đạt trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Ngoài ra, bình quân hàng năm Công ty tuyển trung bình 20 lao động phổ thông và thợ xây, thợ nề có tay nghề năm 2010 đã có 138 công nhân thi công trực tiếp tại các công trình lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Doanh thu trung bình hàng năm đạt ở mức 160.000.000.000đ, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 3.250.000đ/người/tháng. 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty: 2.1.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: Công ty CPXD 276 là Công ty chuyên xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông thủy lợi, công trình văn hóa…Bên cạnh đó Công ty còn kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng. Công ty đã có những thuận lợi: - Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về thiết kế đẹp, hợp lý với không gian, hợp lý về thông số kỹ thuật… - Mở rộng và khai thác thị trường nội địa, Công ty đã làm ăn được với nhiều bạn hàng trong nội thành Hà Nội và mở rộng thị trường ra các tỉnh ngoài… Bên cạnh đó cũng không ít khó khăn: - Xuất hiện không ít các đối thủ cạnh tranh lớn do đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. 5 - Công ty còn gặp không ít những khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật và tay nghề, kỹ năng của người lao động… Từ năm 2007 đến nay các chỉ tiêu kinh tế của Công ty được thể hiện qua bảng sau: 6 Biểu 1.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2008 và năm 2009 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 22,13 22,48 1 2 3 Doanh thu Gía vốn hàng bán Lợi nhuận gộp 140.723.424.797 135.029.405.910 6.817.070.816 171.861.367.226 165.390.490.500 9.718.352.304 200.855.648.714 186.390.200.560 1.136.640.929 31.137.942.429 30.361.084.590 20,01 4 5 6 5.680.429.887 Tổng lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế 30 5.262.125.384 3.946.594.038 35 6.288.766.313 4.716.574.735 52 9.190.047.801 6.142.535.851 5 1.026.640.929 769.980.697 16,67 19,51 19,51 115 2.950.369 138 3.250.000 20 460.019 21,05 18,47 Số nhân viên gián tiếp(ng ười) 7 8 Số nhân viên trực tiếp(người) 95 Thu nhập bình quân(đ/ người/ 2.490.350 tháng) 7 Năm 2009 so với năm 2008, doanh thu tăng 31.137.942.429đ tương ứng với tỷ lệ 22,13%, giá vốn hàng bán tăng 30.361.084.590đ tương ứng với tỷ lệ 22,48% khiến cho lợi nhuận gộp tăng lên 1.136.640.929đ tương ứng với tỷ lệ 20,01% làm cho tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế đồng thời tăng lên tương ứng với tỷ lệ 19,51%. Có được kết quả như trên, Ban lãnh đạo Công ty đã kịp thời đề ra quy chế hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân trong Ban lãnh đạo, cũng như trong toàn Công ty. Kết quả từ năm 2008 đến nay thực sự là tiền đề cho cá tổ đội kỹ thuật, thi công thực hiện thành công những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể của Ban lãnh đạo Công ty đề ra. Cũng từ đó làm căn cứ vững chắc để Ban lãnh đạo Công ty quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, cụ thể là thu nhập bình quân đầu người năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 460.019đ tương ứng với tỉ lệ 18,47%. Năm 2010 tăng lên đạt ở mức 3.250.000đ/người/tháng. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Công ty CPXD 276 là công ty cổ phần thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau mấy năm hoạt động và trải nghiệm để phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực hiện với chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ sau: 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc P.Tổ chức hành chính Phó giám đốc P.Tài chính kế toán Đội thiết bị P.Thiết kế kỹ thuật Đội bê tông P.Marketing sản xuất Đội Đội sản xuất đá đá P.Vật tư và thiết bị Đội xây dựng Công ty CPXD 276 tổ chức quản lý theo kiểu “ chức năng trực tuyến”, nghĩa là các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc điều hành hoạt động và đưa ra các quyết định đúng đắn, có lợi nhất cho Công ty. + Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, thông qua định hướng phát triển Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị. + Hội đồng quản trị: Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, quyết định chiến lược kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. + Ban kiểm soát: Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm trước khi đệ trình Hội đồng quản trị. 9 + Giám đốc: Ký kết, tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng. + Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về các hoạt động xây dựng kỹ thuật và thi công tại các công trường. + Phòng tổ chức hành chính: Giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, tuyển dụng công nhân. + Phòng tài chính kế toán: lập hệ thống sổ sách theo dõi tình hình tài sản, sử dụng vốn, theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý công tác kế toán. + Phòng thiết kế kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thiết kế, phác thảo bản vẽ. + Phòng marketing: Giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Công ty, giải quyết vướng mắc của khách hàng. + Phòng vật tư và thiết bị: Cung cấp, bảo quản vật tư phục vụ cho các công trình. + Các đội thi công: Trực tiếp tham gia thi công tại các công trình khi có lệnh. 3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty CPXD 276: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty bắt đầu từ khi Công ty tham gia đấu thầu hoặc được giao thầu xây lắp. Khi tham gia đấu thầu, Công ty phải xây dựng các chiến lược hợp lý để thắng thầu. Sau khi trúng thầu hoặc được giao thầu Công ty và bên giao thầu sẽ thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng xây lắp. Khi hợp đồng có hiệu lực Công ty tiến hành tổ chức sản xuất. Có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp ở Công ty như sau: 10 Sơ đồ 1.3: Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty Đấu thầu Thiết kế hệ thống Ký kết hợp đồng Thi công Thanh lý và bảo hành hợp đồng Nghiệm thu bàn giao Hoàn thiện 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Công ty CPXD 276 đã sắp xếp bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ, hợp lý, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác. Dưới đây là sơ đồ giới thiệu mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Kế toán trưởng Kế toán xây dựng Kế toán tài sản cố định và vật tư 11 Kế toán thuế và tiêu thụ Thủ quỹ + Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo , kiểm tra công việc kế toán, thực hiện tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu của Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên về thông tin kế toán. + Kế toán xây dựng: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và ban Giám đốc về các thông tin kế toán của các công trình xây dựng. + Kế toán TSCĐ và vật tư: Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư. + Kế toán thuế và tiêu thụ: Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng, cập nhật đầy đủ, chính xác các chính sách về thuế của Nhà nước… + Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Công ty, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ tiến hành nhập, xuất quỹ và ghi vào sổ quỹ. 5.1. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty CPXD 276: Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp, tiến hành thi công nhiều công trình, do đó chi phí phát sinh thường xuyên liên tục với nhiều loại chi phí khác nhau cho những công trình. Để tập hợp chi phí và tính giá thành từng công trình chính xác, kịp thời, Công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức “ Nhật ký chung”. + Chế độ kế toán áp dụng: Hiện Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống chứng từ, sổ sách ban hành theo quyết định số 15/2006/ Q§ - BTC ngày 20/03/2006. + Niên độ kế toán và kỳ kế toán: Niên độ kế toán là 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 30 tháng 12 hàng năm, kỳ kế toán tính theo tháng. + Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. + Tỷ giá VNĐ/ USD: Tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh. 12 + Phương pháp tính thuế GTGT: Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. + Phương pháp khấu hao: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. + Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. - Giá gốc của hàng tồn kho cuối kỳ: Tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. + Phương pháp phân bổ: Áp dụng đối với chi phí sản xuất chung. Công ty CPXD 276 áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, các sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty đều là những sổ sách theo biểu quy định trong hình thức kế toán nhật ký chung. - Nhật ký chung: Mở cho mọi đối tượng liên quan đến mọi nghiệp vụ theo trình tự thời gian. - Hệ thống sổ chi tiết theo dõi các tài khoản, khoản mục cụ thể như TK627,621… - Sổ cái: Mở cho các loại tài khoản có liên quan. 13 Sơ đồ 1.5. Quy trình luân chuyển chứng từ: Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Bảng cân đối phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: 14 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPXD 276. 2.1. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Quá trình tạo ra sản phẩm được tính từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành bàn giao và được đưa vào sử dụng, nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp của từng công trình. Sản phẩm xây lắp hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay sau khi quyết toán(chỉ định thầu) hoặc theo giá thỏa thuận với chủ đầu tư( đấu thầu) do tính chất của hàng hóa không thể hiện rõ. Sơ đồ 2.1. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : 15 Hóa đơn GTGT, phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng phân bổ CCDC… Sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Bảng cân đối kế toán Báo cáo tài chính 2.2. Những nội dung cơ bản về chi phí sản xuất: 2.2.1. Các khoản mục giá thành: Thực tế ở doanh nghiệp khoản mục gía thành được phân chia thành các loại: - Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: + Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được xác định trước khi bước vào công việc sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. 16 + Giá thành định mức: Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm, trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành. + Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí đã thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ. - Phân theo phạm vi phát sinh chi phí: + Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất công trình trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành sản xuất sản phẩm được dùng để ghi sổ cho sản phẩm hoàn thành đã giao cho khách hàng. + Giá thành tiêu thụ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Là một doanh nghiệp thi công các công trình xây lắp theo hợp đồng xây lắp do đó Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình riêng biệt. 2.2.3. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công trình, lao vụ cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. 17 Ở Công ty CPXD 276 đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Có thể là: - Từng công trình đã hoàn thành. - Từng bộ phận của công trình hoàn thành… 2.2.4. Tổ chức công tác kế toán phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2.2.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: * Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Áp dụng đối với các chi phí thực hiện công việc chỉ liên quan tới một đối tượng tập hợp chi phí. Hàng ngày khi có chi phí sản xuất phát sinh có liên quan tới đối tượng chi phí nào, kế toán sẽ ghi trực tiếp cho đối tượng chi phí đó. * Phương pháp phân bổ chi phí: Áp dụng cho chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí sản xuất khác nhau. Việc phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng phải dựa trên tiêu thức phân bổ hợp lý, theo trình tự sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ: : H = C  Ti H: Hệ số phân bổ.  C : Tổng chi phí cần phân bổ.  Ti : Tổng tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng i. Bước 2: Tính số chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng. Ci = Ti x H Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng. 2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: * Phương pháp tính giá thành trực tiếp: Z = D§K + C - DCK 18 Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm. D§K : Giá trị công trình dở dang đầu kỳ. C: Chi phí phát sinh trong kỳ trực tiếp dùng trong hoạt động sản xuất công trình. DCK : Giá trị dở dang cuối kỳ. * Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng thích hợp với các công trình lớn và phức tạp, quá trình sản xuất có thể chia ra các xưởng thiết kế khác nhau. Công thức tính: Z = DDK + C1 + C2 + ... CN - DCK Tong đó: C1, C2,…CN là chi phí sản xuất ở từng phân xưởng, từng đội thi công trong từng hạng mục công trình của một công trình. * Phương pháp tính giá thành theo công trình: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đều là công trình. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp riêng cho từng công trình kể từ khi tiến hành sản xuất đến khi hoàn thành công việc sản xuất. Toàn bộ chi phí của công trình chính là giá thành công trình đó. 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Trong phạm vi của bài chuyên đề cuối khóa, em xin đề cập đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh công trình “ Cung cấp và lắp đặt hoàn thiện 02 bộ máy điều hòa cassette âm trần LG 18.000BTU một chiều cho Công ty ống thép Việt Đức VG Pipe tại KCN Bình Xuyên – Vĩnh Phúc” trong tháng 07/2010 theo hợp đồng xây lắp số 009/10/H§XL/PL - V§ ngày 13/07/2010. Công trình thi công trong khoảng thời gian theo quy định của hợp đồng là từ 15/07/2010 đến 31/07/2010. Gọi tắt là công trình 009/10- V§ 19 2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành công trình, hạng mục công trình xây dựng, xây lắp. Do đặc điểm thi công tại từng địa điểm công trình cho nên bên cạnh việc xuất nguyên vật liệu từ kho dự trữ của Công ty thì đối với một số nguyên vật liệu chính Công ty thường nhập hàng của bên bán và xuất thẳng ra ngoài công trình để công nhân tiện thi công. Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao nguyên vật liệu… a. Tài khoản kế toán: Để theo dõi giá trị nguyên vật liệu nhập xuất tồn trong kỳ, kế toán sử dụng TK152. TK1521: NVL chính. TK1522: NVL phụ. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. b. Trình tự kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Sơ đồ 2.2: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan