Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh một...

Tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh một thành viên 29 – tổng công ty xây dựng 319

.DOC
85
44134
85

Mô tả:

Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU & SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29.......... 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29..... 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM.................................... 1.2.1. Quy trình công nghệ............................................................................. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất....................................................................... 1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT.............................................................. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29............................................................................................................... 2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29............................................................................................ 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.............................................. 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:.................................................. 2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công............................................... 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.......................................................... 2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang......................................................................................................... 2.2. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29...................................................................... 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành:........................................ 2.2.2. Quy trình tính giá thành :................................................................... CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp .............................................................................................................................. 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN............................................................... 3.1.1.Ưu điểm.............................................................................................. 3.1.2. Nhược điểm :..................................................................................... 3.1.3. Phương hương hoàn thiện.................................................................. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29........................................................................................................... 3.2.1. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................... 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp................................. 3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sử dụng máy thi công.............................. 3.2.4. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung........................................ 3.2.5. Hoàn thiện kế toán thiệt hại trong sản xuất xây lắp........................... KẾT LUẬN......................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.......................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................. SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT NVL Nguyên vật liệu TSCĐ Tài sản cố định CPSX Chi phí sản xuất BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn KKTX Kê khai thường xuyên GTGT Giá trị gia tăng SXKD Sản xuất kinh doanh VNĐ Việt Nam Đồng NKCT Nhật ký chứng từ KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định KLXL Khối lượng xây lắp DDĐK Dở dang đầu kỳ DDCK Dở dang cuối kỳ QLDN Quản lý doanh nghiệp MTC Máy thi công SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU & SƠ ĐỒ Sơ đồ 1-1: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty....................................... Biểu số 2-1: Phiếu nhập kho.............................................................................15 Biểu số 2-2: Phiếu xuất kho..............................................................................17 Biểu số 2-3: Phiếu xuất kho..............................................................................18 Biểu số 2-4: Bảng kê xuất vật tư.......................................................................19 Biểu số 2-5: Sổ chi tiết TK 621........................................................................20 Biểu số 2-6: Chứng từ ghi sổ số 178.................................................................21 Biểu số 2-7: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ số.....................................................22 Biểu số 2-8: Sổ Cái TK 621..............................................................................23 Biểu 2-9: Bảng chấm công...........................................................................27 Biểu 2-10: Biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành.................................28 Biểu 2-11: Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành.......................................29 Biểu 2-12: Bảng thanh toán lương.................................................................30 Biểu 2-13: Sổ chi tiết TK 622........................................................................32 Biểu số 2-14: Chứng từ ghi sổ...........................................................................33 Biểu số 2-15: Sổ Cái TK 622.............................................................................34 Biểu 2-16: Hợp đồng thuờ mỏy thi công........................................................37 Biểu 2-17: Bảng theo dõi hoạt động của máy thi công..................................38 Biểu 2-18: Biên bản thanh lý hợp đồng.........................................................39 Biểu 2-19: Bảng kê hợp đồng thuê máy móc thiết bị.....................................40 Biểu 2-20: Bảng tính khấu hao TSCĐ...........................................................41 Biểu 2-21: Sổ chi tiết TK 623........................................................................42 Biểu 2-22: Chứng từ ghi sổ............................................................................43 Biểu 2-23: Sổ cái TK 623...............................................................................44 Biểu2-24: Bảng thanh toán lương gián tiếp..................................................47 Biểu 2-25: Bảng kê xuất công cụ, dụng cụ....................................................49 Biểu 2-26: Bảng tớnh khỏu hao TSCĐ..........................................................50 Biểu 2-27: Sổ chi tiết TK 627........................................................................51 Biểu 2-28: Chứng từ ghi sổ............................................................................52 Biểu 2-30: Biên bản xác định giá trị dở dang.................................................55 Biểu 2-31: Sổ chi tiết TK 154........................................................................56 Biểu 2-32: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất....................................................57 Biểu 2-33: Thẻ tính giá thành xây lắp............................................................60 Biểu 2-34: Sổ cái TK 154...............................................................................61 Biểu 2-35: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm hoàn thành............................62 Biểu 3.1: Giấy đề nghị tạm ứng...................................................................71 Biểu 3.2: Biên bản giao nhận vật tư.............................................................72 Biểu 3.3: Phiếu theo dõi hoạt động máy thi công........................................73 Biểu 3.4: Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công................................74 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng là một ngành cơ bản tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm ngành xây dựng chiếm tới 30% vốn đầu tư của cả nước. Chính vì vậy việc quan tâm phát triển đúng hướng ngành xây dựng là một vấn đề quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong nền kinh tế hiện nay để đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải thực sự năng động, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong những yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh, giành được uy tín trên thị trường là giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng, quy cách sản phẩm. Để thực hiện được điều đó, yêu cầu đặt ra đối với công tác kế toán là thực hiện tốt kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian học tập tại trường, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo và cỏc cụ chỳ trong phòng Tài chính - Kế toán tại Công ty TNHH một thành viên 29 – Tổng Công ty xây dựng 319, em chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên 29 – Tổng Công ty xây dựng 319” làm chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên 29 – Tổng Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc phòng. Chương 3: Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên 29 – Tổng Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên trong thời gian học ở trường và thực tập tại Công ty TNHH một thành viên 29 – Tổng Công ty xây dựng 319 em đã được thầy giáo và các cụ chú trong phòng tài chính kế toán hướng dẫn tận tình. Em xin trân thành cảm ơn! SV: Nguyễn Thị Hải Phương 1 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29 1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29 Trong nền kinh tế quốc dân bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành nào thì chi phí sản xuất kinh doanh đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành đó. Trong ngành xây lắp cũng vậy,do đó để tìm hiểu, đặt ra các biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhất thiết phải nghiên cứu đặc điểm kinh tế kỹ thuật xây lắp. Kinh doanh xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường hoạt động xây lắp do các đơn vị xây lắp do các đơn vị xây lắp tiến hành. Tại công ty TNHH một thành viên 29 thì sản phẩm cú cỏc đặc điểm chủ yếu sau: - Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trỳc… có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công tương đối dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian sản xuất thi công xây dựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng rất nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Vì vậy, khi lập kế hoạch XDCB phải cân nhắc, nêu rõ các yêu cầu vật tư, vốn, nhân công; quản lý, theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, đảm bảo chất luợng thi công công trình. - Thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tuỳ thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và SV: Nguyễn Thị Hải Phương 2 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. - Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi sản phẩm xây lắp có yêu cầu về mặt thiết kế kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm khác nhau. Vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao. Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả thi công xây lắp cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư. Do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm không thể hiện rừ (vỡ đó quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu…). - Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Do đó, khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra, nghiên cứu, khảo sát thật kĩ về điều kiện kinh tế, địa chất, thuỷ văn kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Nếu công trình là nhà máy, xí nghiệp phải nghiên cứu các điều kiện về nguồn nguyên vật liệu, lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi khi đưa công trình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hoạt động sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên và thời tiết. Vì vậy, việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh chóng, đúng tiến độ khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch điều độ phù hợp khi điều kiện thời tiết không thuận lợi. - Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay chủ yếu là theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Khoán gọn là 3 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp một hình thức quản lý mới trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay. Theo hình thức này đơn vị giao khoán sẽ khoán gọn cho đơn vị nhận khoán thực hiện một khối lượng công việc hoặc công trình, hạng mục công trình nhất định. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Trong doanh nghiệp xây lắp, đánh giá sản phẩm dở dang có thể là các công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Muốn đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý cần tổ chức kiểm kê chính xác khối lượng xây lắp chưa hoàn thành trong kỳ, xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với khối lượng hoàn thành theo quy ước của từng giai đoạn thi công trong kỳ. Chớnh các đặc điểm về sản phẩm xây lắp nói trên có ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty TNHH một thành viên nói riêng, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn nội dung, phương pháp hạch toán, phân loại chi phí, tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM 1.2.1. Quy trình công nghệ Là một Công ty xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty 29 là tham gia đấu thầu thi công xây dựng các công trình. Với đặc điểm sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Do đó để tiến hành thi công Công ty phải dựa vào các bản vẽ thiết kế, dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình do bên A cung cấp. Quá trình sản xuất của Công ty là quá trình thi công, sử dụng các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên các hạng mục công trình. Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình và so sánh với giá dự toán (giá trúng thầu). Khi công trình hoàn thành thì giá trúng thầu là cơ sở nghiệm thu, xác định giá quyết toán và để đối chiếu thanh toán, thanh lý hợp đồng với bên A. Công ty kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Marketing Phê duyệt dự toán, đơn đặt hàng Lập dự toán thầu Ký kết hợp đồng XD Nhận đơn đặt hàng Bàn giao SP, thanh lý hợp đồng Dự thầu Khoán tiêu thụ Tiến hành hoạt động sản xuất Khoán sản xuất Ghi chú: Ký kết hợp đồng kinh tế dựa trên đơn đặt hàng đã được duyệt SƠ ĐỒ 1-1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Để quản lý tốt, chặt chẽ và có hiệu quả vật tư tiền vốn, tránh thất thoát, thiệt hại rất dễ xảy ra trong quá trình thi công công trình thì đòi hỏi Ban kế toán tại công ty cũng như kế toán công trình phải theo dõi, kiểm tra công tác sử dụng vật tư và tiến hành ghi chép đầy đủ chi phí phát sinh tại công trình theo đúng chế độ. Để đảm bảo cho việc tổ chức và quản lý sản xuất có hiệu quả bộ máy quản lý chi phí sản xuất của công ty được tổ chức như sau: - Phòng kế hoạch: + Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty. SV: Nguyễn Thị Hải Phương 5 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Lập dự toán chi phí thi công và được sự phê duyệt của ban lãnh đạo Công ty + Kiểm tra, đôn đốc các đội trong quá trình thi công công trình về mặt chi phí sản xuất. + Hoàn thiện hồ sơ xác nhận khối lượng hoàn thành giai đoạn và quyết toán công trình. - Phòng tài chớnh-kế toỏn: +Dựa trên cơ sở dự toán công trình thì kế toán quản lý chi phí công trình trong suốt quá trình thi công. Nếu các chi phí vượt quá dự toán thì đều phải có chứng từ liên quan chứng minh. + Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán, thống kê theo đúng pháp luật, đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tham mưu tư vấn cho Giám đốc về sử dụng, quản lý tài chính. + Phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh để cung cấp thông tin kịp thời cho Giám đốc Công ty trong quá trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh. - Phòng dự án – kĩ thuật: + Tìm kiếm thông tin thị trường, lập kế hoạch dự toán thầu các công trình. + Thiết kế, tính toán và lập các dự án. + Sau đó phòng kỹ thuật triển khai các bản vẽ thi công theo hồ sơ ban đầu và chuyển đến các xưởng để sản xuất kịp tiến độ kế hoạch đã đề ra. - Các đội thi công, đội xây dựng và đội sản xuất : + Trong quá trình thi công công trình, Công ty sẽ thanh toán theo mức khoán cho các đội nhưng phải có đầy đủ chứng từ gửi lên công ty và được cán bộ kế toán công ty kiểm chi. + Khi chứng từ được công ty chấp nhận là chứng từ hợp lệ, kế toán công ty sẽ hạch toán giảm nợ tạm ứng và hoàn lại chứng từ cho các đội. Nếu như chứng từ dưới các đội gửi lên công ty khi kiểm chi không được coi là 6 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hợp lệ hoặc còn thiếu chứng từ thì công ty cho các đội nợ chứng từ. 1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp có một điều quan trọng mà không một doanh nghiệp nào bỏ qua là các chi phí xây lắp phải được quản lý và sử dụng như thế nào xem các đồng vốn bỏ ra có hiệu quả đến đâu và mang lại lợi nhuận như mong muốn hay không có thể nói tri thức quản lý chi phí xây lắp là yếu tố quan trọng trong đầu tư và kinh doanh các công trình thi cụng.Nếu không có kiến thức cơ bản về quản lý chi phí xây lắp thì doanh nghiệp không thể nào biết được tình hình thực tế của dự án đầu tư, các kế hoạch công ty cũng như toàn bộ quá trình SXKD của doanh nghiệp.Rừ ràng yếu tố chi phí xây lắp luôn đống vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào, các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận không ngừng cần không ngừng tìm phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn chi phí xây lắp đồng thời tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội phát triển triển vọng nhất.Nhu cầu vốn và chi phí xây lắp của công ty luôn biến động nhất định theo từng thời kỳ, vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý chi phí xây lắp là xem xét lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí xây lắp sao cho một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất Quản lý tốt chi phí xây lắp sẽ giúp Công ty thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất, do tiết kiệm được chi phí và hạ được giá thành sản phẩm cỏc cụng trỡnh.Biểu hiện : - Tổ chức phân công phân cấp quản lý chi phí xây lắp và giá thành xây lắp đúng đắn phù hợp với tình hình đặc điểm SXKD của DN. - Làm tốt công tác kế hoạch hóa chi phí xây lắp và giá thành sản xuất xây lắp (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tỡm cỏc giải pháp biện pháp quản lý tốt để hạ thấp chi phí và giá thành ngay cả trong quả trình thực hiện kế hoạch cũng 7 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp như trong thời kỳ kế hoạch tới ). Trong công tác kế hoạch hóa, kế hoạch chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý chi phí giá thành xây lắp.Kế hoạch này được lập ra nhằm phục vụ cho việc hoàn thành kế hoạch sản xuất các công trình một cách tốt nhất, đồng thời phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy thực hiện tốt kế hoạch hóa chi phí xây lắp và hạ giá thành xây lắp đồng nghĩa với thực hiện tốt kế hoạch SXKD,tiết kiệm được chi phí hạ được giá thành của các công trình, dịch vụ của doanh nghiệp mặt khác do tiết kiệm được chi phí xây lắp hạ được giá thành các công trình mà doanh nghiệp thi công nờn cỏc công trình của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường về giá, nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lược hạ giá thành các công trình với giá cạnh tranh hợp lý sẽ giúp được doanh nghiệp tăng doanh thu, một tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong hiện tại và tương lai, ngoài ra ngoài việc loại bỏ những chi phí xây lắp không cần thiết, chống được hiện tượng lãng phí trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời giải phóng được vốn phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.Từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. - Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, quản lý tốt chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp, của doanh nghiệp còn rèn luyện được kỹ năng và tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, cho từng tập thể lao động và toàn bộ doanh nghiệp, gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp,khuyến khích người lao động thực hành tiết kiệm, cải tiến công tác, có nhiều sáng kiến trong sản xuất kinh doanh,tăng năng suất lao động tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. - Ngược lại, doanh nghiệp tổ chức quản lý chi phí xây lắp và giá thành xây lắp không tốt thì hậu quả rất nặng nề cho doanh nghiệp thậm chí dẫn đến phá sản. SV: Nguyễn Thị Hải Phương 8 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Mỗi phương pháp quản lý chi phí xây lắp đều được thực hiện theo các bước sau: + Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm + Tổ chức thực hiện chi phí xây lắp trong doanh nghiệp + Kiểm tra tài chính đối với chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp, đưa ra những tác động thích hợp SV: Nguyễn Thị Hải Phương 9 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29 2.1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 29 Chi phí sản xuất ở Công ty TNHH một thành viên 29 – Chi nhánh Công ty TNHH MTV 319 – Bộ Quốc phòng tiến hành phân loại theo khoản mục chi phí. Đây là cách phân loại chi phí phổ biến nhất trong các doanh nghiệp xây lắp. Chi phí phân loại theo khoản mục thuận lợi cho việc lập dự toán, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm, phân tích giá thành… Thông tin chi phí theo khoản mục này còn có ý nghĩa trong quản lý chi phí theo định mức, tập hợp chi phí trong kế toán, và đã được phân loại theo các khoản mục như sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Nguyờn vật liệu chớnh: cỏt, đỏ, sắt thép, xi măng, gạch… - Nguyên vật liệu phụ: sơn, dây điện, thước dây, dao xây, bàn xoa, thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thụng giú… - Nhiên liệu: xăng, dầu… - Các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình sản xuất xây lắp từng công trình, hạng mục công trình: tấm đan, tấm panel, tấm tường… * Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm : tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp xây lắp thuộc biên chế Công ty và số tiền phải trả cho lao động thuê ngoài trực tiếp xây lắp để hoàn thành sản phẩm xây lắp theo đơn giá xây dựng SV: Nguyễn Thị Hải Phương 10 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cơ bản, lương phải trả cho nhân viên điều khiển máy thi công, không bao gồm các khoản trớch trờn lương của công nhân xây lắp. * Chi phí sử dụng máy thi công: Chi phí sử dụng máy thi công ở Công ty bao gồm: chi phí nguyên, nhiên liệu phục vụ chạy máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thuê ngoài máy thi công, chi phí bằng tiền khác. - Chi phớ nguyên, nhiên liệu phục vụ chạy máy: chi phí về xăng, dầu mỡ… phục vụ chạy máy. Khi có nhu cầu, các đội sẽ tự mua sắm bằng tiền tạm ứng sau đó cuối kỳ sẽ hạch toán với Công ty. - Chi phí khấu hao máy thi công: được tính đối với những máy móc thuộc sở hữu của Công ty. Khấu hao của máy thi công được tính theo phương pháp số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh để đảm bảo sự công bằng trong việc sử dụng máy của các đội. Chi phí khấu hao máy thi công phục vụ công trình nào được tính trực tiếp vào công trình đó theo thời gian ghi trong yêu cầu điều động máy thi công của các đội. * Chi phí sản xuất chung: Tại Công ty 29, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí tiền lương (lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp …) của nhân viên quản lý cấp đội, khoản trích lương của toàn bộ công nhân viên trong Xí nghiệp - Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý của đội như Mỏy phụt, điều hòa nhiệt độ, máy vi tớnh… Loại TSCĐ này được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng như chi phí giấy in, bút, mực in… - Chi phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền khác như : Chi phí điện thoại, tiếp khách, hội họp, xăng xe, điện nước… * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định. 11 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tại công ty TNHH một thành viên 29 thì phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp trực tiếp đối với các chi phí có thể tập hợp trực tiếp được xác định cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình: chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp riêng cho công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế là tổng chi phí sản xuất tập hợp theo từng đối tượng từ khi ký hợp đồng đến khi nghiệm thu bàn giao. Còn đối với các chi phí không thể tập hợp trực tiếp thì sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Những chi phí gián tiếp phát sinh cho nhiều công trình được tổng hợp và phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Vì vậy khi công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất theo từng khoản mục của công trình, hạng mục công trình từ lúc bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành sẽ được giá thành thực tế. BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG I. Chi phí trực tiếp: 1. Chi phí vật liệu (VL). 2. Chi phí nhân công (NC). 3. Chi phí máy thi công (M). 4. Trực tiếp phí khác (TT): [1,5% × (VL + NC + M)]. Cộng chi phí trực tiếp (T): [VL + NC + M + TT]. II. Chi phí chung ( C): [T × Tỷ lệ chi phí chung ]. Giá thành dự toán xây dựng ( Z): [ T + C ]. III. Thu nhập chịu thuế tính trước ( TL):[ (T + C) × Tỷ lệ quy định]. Giá trị dự toán xây dựng trước thuế ( G): [ T + C + TL ]. IV. Thluế GTGT đầu ra ( GTGT ): [G × Thuế suất thuế GTGT ]. Giá trị dự toán xây dựng sau thuế (GXDCPT): [ G + GTGT ]. Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công(GXDLT): [G × Tỷ lệ quy định × Thuế suất thuế GTGT ]. Trong đó: GXDCPT : Giá trị dự toán xây dựng công trình chính, phụ trợ, tạm phục vụ thi công sau thuế. GXDLT: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. SV: Nguyễn Thị Hải Phương 12 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1 – Nội dung Trong giá thành sản phẩm xây lắp, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản mục chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu, công cụ, dụng cụ tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (như gạch ngói, sắt thép, đá, xi măng, kèo, cột, đà giáo, cốp pha...). Nó không bao gồm vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình. Nguyên vật liệu được sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thỡ tớnh trực tiếp vào công trình đú trờn cơ sở chứng từ gốc có liên quan theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất dùng. Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời phải hạch toán đúng số phế liệu thu hồi (nếu có) theo từng đối tượng công trình. Trong trường hợp vật liệu sử dụng cho xây dựng nhiều công trình thì kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí cho từng công trình theo tiêu thức hợp lý. Nguyên vật liệu là bộ phận chủ yếu trong chi phí tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm xây lắp. Trong sản xuất xây lắp nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp rất đa dạng về chủng loại. Thông thường trong mỗi công trình giá trị nguyên vật liệu chiếm 60% đến 70% tổng giá trị công trình. Do đó việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hay lãng phí, kế toán chi phí nguyên vật liệu có chính xác hay không có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến giá trị công trình. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty bao gồm: - NVL chính: ống thép, que hàn, ốc vít, xi măng, gạch, đỏ…. - NVL phụ: sơn, phụ gia, bê tông, vụi…. 13 SV: Nguyễn Thị Hải Phương MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Nhiên liệu: dầu diezen, SHD 50, khí đốt…. - Và các vật liệu khác 2.1.1.2 – Tài khoản sử dụng Để hạch toán khoản mục CPNVLTT, Công ty đã sử dụng Tài khoản 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này đã được dùng để hạch toán các khoản mục chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ thực tế phát sinh khi thi công công trình. 2.1.1.3 - Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Hệ thống chứng từ và sổ sách được sử dụng để hạch toán chi tiết CPNVLTT gồm có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật tư, sổ chi tiết TK 621. Khi vật tư về đến kho của Đội, thủ kho cùng với bộ phận cung ứng căn cứ vào Phiếu xuất kho (do Ban vật tư Công ty lập khi xuất kho vật tư chuyển cho Đội) hoặc Hóa đơn bán hàng của người bán để tiến hành lập Phiếu nhập kho (Biểu 2-1). Phiếu nhập kho được lập riêng theo mỗi lần nhập. Trên phiếu nhập kho, chỉ tiêu tên, chủng loại, số lượng nhập theo chứng từ do bộ phận cung ứng ghi; chỉ tiêu số lượng thực nhập do thủ kho ghi; chỉ tiêu đơn giá và giá trị của hàng nhập thực tế do kế toán Đội ghi. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, 1 liên do thủ kho giữ để tiến hành ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán Đội, 1 liên giao cho người giao hàng giữ. Hàng ngày, kế toán Đội tập hợp phiếu nhập kho do thủ kho gửi đến để ghi, số tiền và định khản trên phiếu nhập kho. SV: Nguyễn Thị Hải Phương 14 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Biểu số 2-1: Phiếu nhập kho Mẫu số: 01-VT CÔNG TY TNHH MỘT (Ban hành theo QĐ 15/2006/QD-BTC THÀNH VIÊN 29 ngày 20/03/2006 của Bộ trường Bộ tài ĐỘI XD 23 chính) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 15 tháng 11 năm 2010 Số 502 Nợ: 152 Có: 151 Họ và tên ngươi giao hàng: Nguyễn Văn Hùng Nhập tại kho: Công trình Phỳ Yờn STT Mã vật tư 01 Sắt ỉ 16 Mã ĐVT số Kg Số lượng Theo Thực chứng từ 1000 Đơn giá Thành (đ) tiền (đ) nhập 1000 13.181,82 13.181.82 02 Sắt ỉ 18 Cộng Kg 550 0 550 13.181,82 7.250.001 20.431.821 Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai mươi triệu bốn trăm ba mươi mốt nghỡn tỏm trăm hai mốt đồng. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 chứng từ Hóa đơn GTGT số 0089047 Ngày 15 tháng 11 năm 2010 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi cần vật tư để sử dụng, thi công, ban kỹ thuật công trình tiến hành lập phiếu xin lĩnh vật tư xuống kho để lĩnh vật tư theo yêu cầu. Bộ phận thủ kho SV: Nguyễn Thị Hải Phương 15 MSV: LT112094 Trường ĐHKTQD Chuyên đề thực tập tốt nghiệp căn cứ vào số lượng thực tế xuất kho để lập Phiếu xuất kho (Biểu 2-2, 2-3…), và cùng với đại diện ban kỹ thuật ký xác nhận vào phiếu xuất kho. Sau khi xuất kho, thủ kho tiến hành ghi vào phiếu xuất kho cột số lượng thực tế xuất từng thứ, ngày tháng năm xuất kho. Phiếu xuất kho được đội trưởng công trình kiểm tra, ký xác nhận. Phiếu xuất kho được lập riêng cho mỗi lần xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên, 1 liên giao cho người nhận giữ, 1 liên thủ kho giữ để tiến hành ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán đội. Cuối tháng, kế toán đội tiến hành tính toán đơn giá xuất vật tư theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá đơn vị vật tư xuất kho trong kỳ = Giá trị tồn đầu kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + + Giá trị nhập trong kỳ Số lượng nhập trong kỳ Sau đó, Kế toán đội tiến hành ghi vào cột đơn giá và thành tiền trên phiếu xuất kho, định khoản trên phiếu xuất kho. SV: Nguyễn Thị Hải Phương 16 MSV: LT112094
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan