Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty tnhh sản xuất và thương mại...

Tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty tnhh sản xuất và thương mại chính thành

.PDF
77
206
147

Mô tả:

`MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CHÍNH THÀNH ............................................................... 3 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ............................................. 3 2.Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty ................................... 3 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...................................................................... 4 4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty: ......................................................... 7 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ .................................................................................. 9 I - khái niệm đặc điểm, vị trí vai trò của nguyên liệu vật liệu, công cụ dụn cụ .... 9 1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu: ............................................ 9 2. Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: ............... 11 3. Yêu cầu quản lý vật liệu: ......................................................................... 11 4. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất: ................. 12 II – Phân loại và đánh giá vật liệu: .............................................................. 12 1. Phân loại vật liệu: .................................................................................... 12 2. Đánh giá vật liệu: .................................................................................... 13 III – KÕ toán chi tiêt vật liệu: ...................................................................... 17 1. Chứng từ kế toán: .................................................................................... 17 2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu: ...................................................................... 18 3. Các phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu: .......................................... 18 IV – KÕ toán tổng hợp vật liệu: .................................................................. 21 1. Kế toán tổng hợp nhập xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: . 21 2. Kế toán tổng hợp vật liệu xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: ...... 24 3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và trình tự ghi sổ: ...................................... 26 PHẦN III:THÙC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CHÍNH THÀNH ............................................................. 28 I - Khái niệm đặc điểm, vị trí vai trò của nguyên liệu vật liệu và nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu. .................................................................. 28 1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu: .......................................... 28 2. Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: ............... 28 3. Yêu cầu quản lý vật liệu: ......................................................................... 28 4. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất: ................. 29 5. Tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty:………………...……….30 6. Tổ chức kế toán vật liệu tại công ty: ....................................................... 34 PHẦN IV: MÉT SÈ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ NGUYÊN VẬTLIỆU TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CHÍNH THÀNH…………………………………………………………….59 1) Nhận xét về phương pháp hạch toán Vật liệu, CCDC tại Công ty………….63 2. Nhược điểm…………………………………………………………………65 II. Những ý kiến nhằm hoàn thiện ............................................................... 66 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69 LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản sản xuất và kinh doanh một sản phẩm nào đều phải đặt ra câu hỏi đó là : Sản phẩm của mình là sản phẩm gì?, sản phẩm đươc bán trên thị trường nào?, đối tượng sử dụng sản phẩm là ai? đặc điểm nguyên vật liệu nh- thế nào, nguồn cung ứng ở đâu... Vấn đề nguyên vật liệu, công cụ dụng cô là vấn đề mà doanh nghiệp hết sức quan tâm vì : Nguyên vật liệu, công cụ dụng cô là yếu tố đầu vào cấu thành lên thực thể của sản phẩm, nó quyết định đến chất lượng, mẫu mã ...của sản phẩm.Hiện nay khi nền kinh tế nước ta phát triển theo nền kinh tế thị trường, có sự quản lý và điều tiết Vĩ mô của nhà nước và trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển vượt bậc thì cũng mở ra cho các doanh nghiệp nhiều thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao hiệu quả sản xuất, quản lý và việc sử dụng các nguồn lực sao cho hợp lý. Việc quản lý tốt các yếu tố đầu vào, trong đó có nguyên vật liệu, công cụ dụng cô là một trong những khâu quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh. Trong sự phát triển không ngừng đó hệ thống kế toán nước ta đã có những thay đổi để có thể phù hợp và kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cô là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy kế toán nói chung. Kế toán nguyên vật liệu nếu vận hành tốt đúng với chế độ sẽ giúp nhà quản lý có nguồn thông tin đáng tin cậy để ra các quyết định : điều tiết việc cung cấp nguyên vật liệu tránh tình trạng ứ đọng vốn hay thiếu hụt trong sản xuất, điều tiết việc sử dụng sao cho hợp lý nhất , phát hiện việc sử dụng không hợp lý, lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu ở những khâu nào ...giúp giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Xuất phát từ thực tế công việc được thực tập tại công ty, với những kiến thức đã được học tại nhà trường, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, và ban lãnh đạo, cùng toàn thể nhân viên phòng kế toán Công ty ,em đã chọn đề tài "Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Chính Thành" làm báo cáo tốt nghiệp của mình.Báo cáo của em do được hoàn thành trong một thời gian ngắn với những kiến thức còn nhiều khiếm khuyết vì vậy bản Báo cáo này không thể tránh khỏi những vướng mắc và khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các thành viên của phòng kế toán Công ty. Em xin cảm ơn! Báo cáo tốt nghiệp của em gồm các phần chính sau: LỜI MỞ ĐẦU Phần I: Đặc điểm chung của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Chính Thành Phần II: Cơ sở lý luận về kế toán vật liệu, công cụ dụng cô Phần III: Thực trạng công tác kế toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cô tại Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chính Thành Phần IV: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Chính Thành KẾT LUẬN PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CHÍNH THÀNH 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chính Thành Địa chỉ: Sài Phi – Minh Đức – Mỹ Hào – Hưng Yên Công ty TNHH Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chính Thành nằm trên quốc lé 5 thuộc địa bàn huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên, Cách hà Nội 30 Km về phía Tây và cách HảI Phòng 70 KM lên rất thuận lợi về giao thông (một trong ba trọng điểm tam giác kinh tế của các tỉnh phía bắc ). - Hàng năm đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất và kịp thời nhu cầu đi lại của xã hội. - Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chính Thành thành lập ngày 26 tháng 08 năm 2001. Vốn điều lệ là 10.900.000.00đ 2.Những đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Công ty Cùng với xu thế phát triển của xã hội, các phương tiện giao thông còng không ngừng phát triển. Khi giao thông đường bé ra đời với chiếc xe đạp thô sơ thì ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật chiếc xe máy với nhiều tính năng hiện đại phù hợp với địa hình của từng vùng miền, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân từ đó nó đã trở thành những phương tiện thân thiết không thể thiếu với người dân. Trong cuộc sống hàng ngày phương tiện đi lại đóng vai trò quan trọng đem lại sự tiện dụng cho mọi người. Cùng với sự phát triển của giao thông đường bộ nghành sản xuất xe máy còng ra đời thêm nhiều kiểu dáng, mẫu mã xe với những tính năng ưu việt phù hợp với điều kiện của nhiều tầng líp người dân trong xã hội. Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chính Thành cung cấp các loại động cơ có dung tích 50 cc, 70cc, 100cc, 110cc, 125cc, 150cc và nhiều loại xe ga. Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chính Thành gồm các bộ phận sản xuất trực tiếp như: - Xưởng 07 “Xưởng đúc”: là nơi đầu tiên sản phẩm được định hình, Xưởng chịu trách nhiệm đúc các loại Xi lanh, đầu bò, nắp ốp máy... - Xưởng 05 “Xưởng gia công”: gia công các lỗ ren, phay tiện các sản phẩm từ xưởng đúc chuyển sang. - Xưởng 04 “Xưởng sơn” chịu trách nhiệm sơn theo yêu cầu của các đơn hàng, tại đây sản phẩm đã thay đổi về diện mạo và mầu sắc. - Xưởng 01 “Xưởng động cơ”: trục tiếp lắp ráp các loại động cơ , đưa vào thử nghiệm trước khi đóng gói xuất xưởng. 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý X-ëng 01 X. §éng c¬ X-ëng 04 X. S¬n X-ëng 05 X. Gia c«ng P. Gi¸m s¸t ®Þnh møc P. Kinh doanh vËt t- P. TC Hµnh chÝnh P. Tµi chÝnh kÕ to¸n KH§§&SX P.P. Kü thuËt P. KH§§&SX Gi¸m ®èc X-ëng 07 X. §óc Việc tổ chức bộ máy nh- trên đảm bảo được tính hiệu quả, chặt chẽ cả về 2 mặt kỹ thuật sản xuất và hiệu quả kinh doanh của Công ty. *)Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. *)Phòng KHĐĐ&SX: Có chức năng - Lên kế hoạch sản xuất, vật tư của toàn Công ty như: lập kế hoạch sản xuất cho các xưởng và lên kế hoạch mua vật tư, CCDC. - Điều chỉnh kế hoạch năm của công ty, tổ chức xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch. - Nghiên cứu đề xuất mục tiêu, phương hướng nhiệm vô Công ty trong từng giai đoạn. - Tổng hợp cân đối xây dựng kế hoạch hàng năm của Công ty và cung ứng vật tư sản xuất. - Phối hợp với các phòng ban chức năng của Công ty, phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, máy móc thiết bị. *)Phòng tổ chức hành chính: - là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc bố trí sắp xếp cán bộ, biên chế chức danh lao động hợp lý cho các phòng ban, phân xưởng theo dõi công tác tiền lương, thi đua, quan tâm đến đời sống của cán bộ CNV. - Quản lý hồ sơ của cán bộ CNV, tham mưu cho giám đốc đề bạt sắp xếp và sử dụng cán bộ. - Lập kế hoạch sử dụng lao động cho các bộ phận, dây truyền sản xuất theo sự chỉ đạo của giám đốc và phòng kế hoạch. - Xây dựng kế hoạch sử dụng tiền lương bao gồm: Tiền lương đơn vị, tổng quỹ lương, thưởng cho từng mức lương hàng năm của Công ty. Xây dựng kế hoạch trả lương, thưởng cho từng bộ phận theo từng công việc theo chế độ khoán sản phẩm và lương hành chính. Tổ chức đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ CNV. - Tổ chức thực hiện chế độ lao động theo hợp đồng lao động thường xuyên của Công ty theo đúng quy định chung của nhà nước. - Tổ chức soạn thảo in Ên, phát hành, lưu trữ các văn bản theo đúng thể chế hành chính, kịp thời và chính xác, quản lý và thực hiện thông tin liên lạc trong Công ty với các cơ quan chức năng. Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn. *)Phòng kế toán tài chính: - Là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức hoạt động tài chính và hạch toán trong Công ty. Tổng hợp phân bổ các chi phí đảm bảo phản ánh đúng, đầy đủ, chính xác các số liệu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty để tính giá thành, lãi lỗ trong quá trình kinh doanh. - Ghi chép, phản ánh sè liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Cung cấp số liệu tài liệu cho hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. - Lập kế hoạch thu chi tài chính theo nhu cầu của Công ty. Theo dõi đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán theo đúng pháp luật nhà nước và chế độ kế toán quy định. *)Phòng kỹ thuật: - Là bộ phận có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong lĩnh vực kỹ thuật, an toàn sản xuất. - Quản lý hồ sơ về máy móc thiết bị sản xuất, quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất. - Đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, sử dụng máy móc thiết bị của Công ty *)Phòng kinh doanh vật tư: - Nhận kế hoạch mua vật tư của phòng KH lên phương án khảo giá của các nhà cung cấp trình lên ban giám đốc Công ty. - Kết hợp với phòng kế toán lập hợp đồng mua vật tư. - liên hệ với nhà cung cấp về thời gian giao, nhận hàng để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sản xuất của Công ty. *)Phòng giám sát định mức: - lập bảng định mức cụ thể cho từng loại sản phẩm. - Kiểm tra tình hình thực hiện theo định mức đưa ra để có phương án điều chỉnh, bổ sung tránh thừa, thiếu nguyên liệu, CCDC. 4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty: Công ty TNHH Công ty TNHH sản xuất và Thưng mại Chính Thànhtổ chức bộ máy kế toán thành mét phòng ban, phòng kế toán phải đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung đối với công tác kế toán của Công ty đảm bảo cho Công ty thực hiện kiểm tra giám sát sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của phòng kế toán có hiệu quả, Công ty đã tổ chức bộ máy của phòng kế toán như sau:  Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty: KT. Tr-ëng KT. Tæng hîp Thñ quü KT. B¸n hµng KT. TiÒn l-¬ng, TSC§ Ghi chó: Quan hệ chỉ huy: KT. vËt t-, CCDC Quan hệ đối chiếu: * Chức năng, nhiệm vô : - Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức, điều hành chung toàn bộ công tác kế toán, tổng hợp các thông tin tài chính từ các kế toán bộ phận cung cấp, phục vụ yêu cầu của BGĐ, các phòng ban liên quan. Giúp thực hiện tốt công tác sản xuất kinh doanh của công ty. - Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổ chức tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung toàn công ty và tính giá thành sản phẩm hàng tháng, quý. - Thủ quỹ : Đảm nhiệm việc thu, chi tiền mặt hàng ngày và quản lý tiền mặt của công ty. - Kế toán bán hàng: Thu nhập theo dõi, kiểm tra toàn bộ tình hình nhập kho, tiêu thụ thành phẩm trong Công ty. - Kế toán tiền lương kiêm TSCĐĐ: theo dõi và tính tiền lương, thực hiện các khoản trích nép theo lương theo quy định, đồng thời kiêm theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐĐ của công ty. - Kế toán vật tư, CCDC: theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn vật tư, CCDC trong Công ty. Đảm bảo tính chính sác lượng tồn kho vật tư, CCDC đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và lắp ráp của Công ty theo quý, tháng. Hình thức kế toán: - Hình thức tổ chức sổ kế toán mà Công ty TNHH Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chính Thànhsử dụng là hình thức Nhật Ký Chung. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho của Công ty là phương pháp kê khai thường xuyên , nép thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ . - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12. - Đơn vị sử dụng trong quá trình ghi chép kế toán là VNĐ. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào Sổ Nhật Ký Chung và Sổ thẻ kế toán chi tiết. Từ số liệu trên sổ Nhật Ký Chung để ghi vào Sổ Cái Tài Khoản có liên quan. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết kế toán lập bảng Tổng Hợp Chi Tiết, đồng thời đối chiếu số liệu với Sổ Cái Tài Khoản. Căn cứ vào số liệu trên Sổ Cái để lập bảng Cân Đối Số Phát Sinh. Từ bảng Cân Đối Số Phát Sinh và bảng Tổng Hợp Chi Tiết kế toán lập Báo Cáo Tài Chính của Công ty. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG KẾ TOÁN NGUYÊN VËT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ I - Khái niệm đặc điểm, vị trí vai trò của nguyên liệu vật liệu, công cụ dụn cô 1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu: Trong mỗi công ty, xí nghiệp, nguyên vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu, là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm mới. Vật liệu chỉ tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất, vật liệu được tiêu dùng toàn bộ hoặc thay đổi giá trị của vật liệu ban đầu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm mới. * Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp rất đa dạng phong phú nhiều chủng loại khác nhau và để tiện cho việc quản lý thì người ta phải phân loại NVL. Mỗi một cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng nhất định trong quản lý và hạch toán. Căn cứ vào vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất thì được chia thành các loại nh- sau: - Nguyên vật liệu chính (152.1): Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ... không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, hàng hóa. - Nguyên vật liệu phụ (152.2): Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm, hàng hóa hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu (152.3): Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. - Phô tùng thay thế (152.4): Là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất... - Vật liệu khác (152.8): * Công cô dụng cô Đối với CCDC trong các doanh nghiệp bao gồm các loại dụng cụ gán lắp chuyên dung cho sản xuất, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý bảo hộ lao động, lán trại tạm thời – để phục vụ công tác kế toán toàn bộ công cụ dụng cụ được chia thành: - Công cụ dụng cụ (153.1): Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Bao bì luân chuyển (153.2): Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động các loại bao bì luân chuyển sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bao bì luân chuyển là các loại bao bì sử dụng nhiều lần, cho nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Trị giá của bao bì luân chuyển khi xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán. - Đồ dùng cho thuê (153.3): Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại công cụ, dụng cụ doanh nghiệp chuyên dùng để cho thuê. NVL, CCDC cần phải chia thành từng nhóm, thứ chi tiết hơn tùy theo yêu cầu trình độ quản lý và công tác kế toán của doanh nghiệp việc phân loại NVL, CCDC như trên giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản cấp 1, cấp 2 phản ánh tình hình thực hiện có và sự biến dộng của các loại NVL, CCDC đó trong quá trình thi công xây lắp của doanh nghiệp. Từ đó có biện pháp thích hợp trong việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại NVL, CCDC. 2. Vị trí và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Trong quá trình sản xuất chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Nếu sử dụng có hiệu quả vật liệu sẽ là cơ sở để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tăng thêm lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp, cho xã hội. 3. Yêu cầu quản lý vật liệu: - Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của vật liệu trong qúa trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ nhằm giảm mức tiêu hao vật liệu và hạ thấp chi phí nguyên liệu vật liệu. - Trong khâu thu mua phải quản ý chặt chẽ về mặt số lượng chất lượng quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua. - Việc tổ chức tốt kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu tránh mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý với vật liệu. - Trong khâu sử dụng, đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên các cơ sở định mức, dự toán chi phí. - ở khâu dự trữ, doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do trữ quá nhiều. 4. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất: - Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ vật liệu nhập, xuất tồn kho, vật liệu tiêu hao, sử dụng cho sản xuất. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất, thực hiện đầy đủ, đúng chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu. - Tham gia kiểm kê đánh giá vật liệu theo chế độ quy định của nhà nước. II – Phân loại và đánh giá vật liệu: 1. Phân loại vật liệu: - Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu gồm nhiều loại, nhiều thứ có tính năng lý, hoá khác nhau, có công dụng và mục đích sử dụng khác nhau yêu cầu người quản lý phải biết từng loại, từng thứ vật liệu. Vì vậy để quản lý và hạch toán vật liệu được thuận tiện cần phải phân loại vật liệu. * Nếu căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu được chia thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính: Là thành phần chủ yếu để cấu thành nên thực thể sản phẩm. Đây là vật liệu chính trong quá trình sản xuất sản phẩm. nguyên liệu vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí khoảng 60% đến 70% - Vật liệu phụ: là loại vật liệu khi tham gia vào sản xuất không trực tiếp cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà chỉ có tác dụng phụ để tăng khối lượng sản phẩm , tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Nh-: Keo dán, tẩy đánh bóng..... - Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt năng trong quá trình sản xuất kinh doanh về thực chất nhiên liệu tham gia vào sản xuất cũng chỉ được coi là loại vật liệu phụ những do tính chất hoá học và tác dụng của nó nên cần quản lý và hạch toán riêng. - Phô tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng máy móc thiết bị mà doanh nghiệp mua về phục vụ cho việc thay thế các bộ phận háng hóc của máymóc trong quá trình sản xuất. - Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm những vật liệu, thiết bị, khí cụ, vật liệu dùng trong xây dựng cơ bản. * Nếu căn cứ vào nguồn hình thành thì vật liệu được chia thành các loại sau: - Vật liệu mua ngoài - Vật liệu từ sản xuất - Vật liệu có từ nguồn khác nhau được biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh. * Nếu căn cứ vào mục đích, công dụng của vật liệu thì vật liệu chia thành các loại sau: - Nguyên liệu vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. - Nguyện liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, bộ phận bán hàng, quản lý. - Nguyên liệu dùng cho công việc nhượng bán, dùng để góp liên doanh, để biếu tặng. 2. Đánh giá vật liệu: - Để phục vụ công tác quản lý, hạch toán vật liệu thực hiện đánh giá vật liệu. a. Nguyên tắc đánh giá vật liệu. Vật liệu hiện có ở doanh nghiệp được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo kế toán theo giá trị thực tế tức là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã bỏ ra để có được số vật liệu đó. Trong quá trình vận động của vốn kinh doanh. Vì vậy kế toán phải sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh quá trình hình thành giá trị vốn của vật tư. Sự hình thành trị giá vốn của vật tư được phân biệt ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh như: - Trị giá vốn của vật tư tại thời điểm mua hàng là số tiền thực tế phải trả cho người bán (gọi giá trị mua thực tế). Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ thuế GTGT thì trị giá mua thực tế là số tiền ghi trên hoá đơn không kể GTGT và trừ đi các khoản giảm trừ. Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì mua là giá trị thanh toán gồm cả thuế trừ đi các khoản giảm trừ. - Trị giá vốn của vật liệu mua nhập kho là trị giá mua thực tế của vật tư cộng với các chi phí có liên quan. b. Các cách đánh giá vật liệu: (1). Đánh giá vật liệu theo trị giá thực tế: * Tính giá vật liệu nhập: + Vật liệu nhập do mua ngoài. Trị giá thực tế vật liệu nhập do mua ngoài = giá mua + thuế nhập khẩu (nếu có) + chi phí thu mua - các khoản giảm trừ. + Vật liệu nhập do tự sản xuất. Trị giá thực tế vật liệu nhập kho = giá thành thực tế sản xuất vật liệu + Vật liệu nhập do thuê ngoài gia công chế biến. Trị giá thực tế vật liệu nhập thuế ngoài gia công, chế biến = trị giá thực tế vật liệu sản xuất thuê ngoài gia công, chế biến + chi phí thuê ngoài gia công chế biến + chi phí vận chuyển có liên quan. + Vật liệu nhập kho do được biểu tặng. Trị giá thực tế nhập được biểu tặng = trị giá thực tế của thị trường tại thời điểm + chi phí có liên quan. + Vật liệu nhập do được cấp Trị giá thực tế vật liệu nhập do được cấp = giá ghi trên chứng từ giao vốn + chi phí có liên quan. + Vật liệu nhập do nhận vốn góp liên doanh. Trị giá thực tế vật liệu nhập do nhận vốn góp liên doanh = giá trị do hội đồng liên doanh đánh giá. * Tính giá vật liệu xuất: Đối với vật liệu cũng phải được đánh giá thực tế. Vì trị giá thực tế của từng lần nhập không giống nhau nên khi tính trị gía thực tế của vật liệu xuất kế toán phải sử dụng 1 trong các phương pháp sau: - Phương pháp đơn giá bình quân. + Phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ trước (đầu kỳ này). Trị giá thực tế vật liệu xuất = sè lượng vật liệu xuất x đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Đơn giá bình quân Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ = Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ (cả kỳ dự trữ, bình quân gia quyền) Trị giá thực tế vật liệu xuất = sè lượng vật liệu dùng x đơn giá bình quân gia quyền. Mà Đơn giá bình quân Trị giá thực tế VL tồn đầu kỳ = Số lượng VL tồn đầu kỳ + + Trị giá thực tế VL nhập trong kỳ Số lượng VL nhập trong kỳ + Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập xuất (trước mỗi lần xuất, bình quân liên hoàn) tức là: sau mỗi lần nhập (trước mỗi lần xuất) ta phải tính đơn giá bình quân 1 lần. Trị giá thực tế vật liệu xuất = sè lượng vật liệu xuất x đơn giá bình quân liên hoàn. Mà Số dư hiện tại TK 152 Đơn giá bình quân liên hoàn = Số lượng hiện tại TK 152 * Phương pháp nhập trước xuất trước. Vật liệu nào được nhập vào kho trước thì khi xuất sẽ được xuất ra trước, xuất hết sau lần nhập trước mới đến lần nhập sau, đơn giá xuất đúng bằng đơn giá lúc nhập. * Phương pháp thực tế đích danh. Theo phương pháp này vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá của lô hàng đó. Phương pháp này tính giá thực tế của vật liệu xuất dùng kịp thời, chính xác nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ quản lý, theo dõi chặt chẽ từng lô hàng. (2). Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán: Theo phương pháp này toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán. cuối tháng kế toán sẽ tiến hành điểu chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế. Giá hạch toán là giá kế hoạch hay là giá ổn định được sử dụng thống nhất trong doanh nghiệp trong thời gian dài. Trị giá thực tế vật liệu xuất = giá hạch toán của vật liệu xuất kho trong kỳ x H. H: Giá hạch toán Trị giá thực tế xuất VL tồn đầu kỳ H + Trị giá thực tế VL nhập trong kỳ = Trị giá hạch toán VL tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán VL nhập kho trong kỳ III – KÕ toán chi tiêt vật liệu: Vật liệu là 1 trong những đối tượng kế toán thuộc nhóm tài sản, cần phải được tổ chức hạch toán chi tiết theo từng loại, từng nhóm, từng thứ, cả về mặt số lượng và giá trị, không chỉ ở kho mà phải được tiến hành đồng thời cả ở kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ mở các sổ kế toán chi tiết và lùa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu cho phù hợp nhằm tăng cường cho công tác quản lý tài sản và công tác quản lý vật liệu. 1. Chứng từ kế toán: - Phiếu nhập kho (MS01-VT-BB) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (MS-03-VT-BB) - Phiếu xuất điều chuyển kho (MS04-VT-HD) - Biên bản kiểm nghiệm vật tư: MS05-VT-HĐ - Thẻ khoMS06-VT-BB MS06-VT-BB - Hoá đơn giá trị gia tăng (MS01-GTKT-3LL) - Hoá đơn bán hàng: MS02-GTTT-3LL 2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu: Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau: - Sổ (thẻ) kho - Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu - Sổ đối chiếu luân chuyển - Sổ số dư Các số (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư vật liệu, được sử dụng để hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu về mặt gái trị cả số lượng. 3. Các phương pháp hạch toán chi tiÕt vật liệu: a. Phương pháp thẻ song song: - Trình tự ghi chép: + ở kho: hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ gốc (phiếu nhập, phiếu xuất) ghi chép về mặt số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho cho phòng kế toán và yêu cầu kế toán ký vào bản giao nhận chứng từ. + ở phòng kế toán: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất do thủ kho chuyển lên và ghi vào sổ hoặc ghi vào thẻ kế toán chi tiết theo số lượng và giá trị sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết được mở theo từng thứ, từng loại ứng với thẻ kho của thủ kho.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng