Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cp cavico xây dựng nhân lực và dịch vụ...

Tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cp cavico xây dựng nhân lực và dịch vụ

.PDF
49
147
82

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÓM LƢỢC Kế toán đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử loài người rồi dần phát triển thành một hệ thống kế toán như ngày. Nó không thể thiếu được trong mỗi nền kinh tế. Nó có khả năng phản ánh toàn diện trung thực và khách quan về tình hình tài chính, quá trình diễn biến và kết quả kinh doanh; phát hiện ra những tồn tại yếu kém làm căn cứ cho các nhà quản trị quản lý và điều hành doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cho rất nhiều đối tượng cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt là thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán kết quả kinh doanh là phần hành kế toán tổng hợp cuối cùng dựa trên số liệu do các phần hành kế toán trước đó cung cấp. Nó liên quan đến nhiều phần hành kế toán khác nhau. Nó cung cấp số liệu mang tính chất tổng hợp về tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một công cụ quản lý hữu hiệu, cung cấp số liệu lập báo cáo kết quả kinh doanh - một báo cáo tài chính quan trong. Vì vậy doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn nữa kế toán nói chung cũng như kế toán kết quả kinh doanh nói riêng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phù hợp với thực trạng của nền kinh tế. Do đó em lựa chọn đề tài về :” Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ”. Trần Thị Hường – K44D1 i TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực tập tại Công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ em đã có thêm nhiều kiến thức thực tế, phần nào đã hình dung được công việc cụ thể của kế toán từng phần hành. Đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh, phần mà em đang đi sâu nghiên cứu. Mặc dù trong thời gian nghiên cứu em đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn và trình độ kinh nghiệm thực tế hạn chế nên bài khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong thầy cô trong khoa cũng như các bạn sinh viên góp ý để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ nhân viên phòng kế toán tại Công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tại công ty. Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô giáo Lê Thị Thanh Hải đã hướng dẫn em hoàn thiện bài khóa luận này. Em xin chân thành cám ơn! Trần Thị Hường – K44D1 ii TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC MỤC LỤC TÓM LƢỢC ............................................ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. LỜI CẢM ƠN ......................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định. MỤC LỤC................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... v PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài ................................................. 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................ 2 4. Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài........................................................... 3 4.1. Thu thập số liệu ................................................................................................. 3 4.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 3 4.1.1.1. Phương pháp điều tra (phụ lục 1.1) ............................................................... 3 4.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn (phụ lục 1.2) .......................................................... 3 4.1.1.3. Phương pháp quan sát. ................................................................................... 4 4.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp................................................................................ 4 4.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu thu thập ......................................................... 4 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. ........................................................................ 4 Chƣơng I: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh. ..................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp ............... 5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản. ................................................................................ 5 1.1.2. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh .............................. 5 1.2. Nội dung nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp ....... 8 1.2.1. Chứng từ kế toán. ............................................................................................ 8 1.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ............................................................ 8 1.2.2.1. Các tài khoản sử dụng ................................................................................... 8 1.2.2.2. Trình tự xác định kết quả kinh doanh (phụ lục 1.3) ...................................... 9 1.2.3. Sổ kế toán ....................................................................................................... 13 Chƣơng II: Thực trạng về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Cavico Xây Dựng Nhân lực và Dịch vụ. ............................................................... 18 Trần Thị Hường – K44D1 iii TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hƣởng nhân tố môi trƣờng đến kế toán xác định kế quả kinh doanh tại đơn vị. ....................................................................... 18 2.1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ. ............................................................................................... 18 2.1.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán xác định kết quả kinh doanh ........................................................................................................................ 20 2.1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài ......................................................... 20 2.1.2.2. Các nhân tố bên trong. ................................................................................. 21 2.2. Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Cavico Xây Dựng Nhân lực và Dịch vụ........ ......... ....................................................................22 2.2.1.Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Cavico Xây Dựng Nhân lực và Dịch vụ. ................................................................ 22 2.2.2. Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Cavico Xây Dựng Nhân lực và Dịch vụ. ............................................................................................................... 24 2.2.2.1 Chứng từ kế toán. ......................................................................................... 24 2.2.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ........................................................... 24 2.2.3. Sổ kế toán ....................................................................................................... 32 Chƣơng III: Các kết luận và đề xuất về kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch ........................................... 34 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu ......................................................... 34 3.1.1. Những kết quả đạt được. ............................................................................... 34 3.1.2. Những mặt hạn chế tồn tại và nguyên nhân ................................................ 35 3.2. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ ................................................................................ 37 3.3. Điều kiện thực hiện............................................................................................ 41 3.3.1. Về phía các cơ quan Nhà nước ..................................................................... 41 3.3.2. Về phía doanh nghiệp.................................................................................... 41 KẾT LUẬN ........................................... Lỗi! Thẻ đánh dấu không đƣợc xác định. Trần Thị Hường – K44D1 iv TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP: Cổ phần QĐ: Quyết định BTC: Bộ tài chính VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam KQ: Kết quả KQKD: Kết quả kinh doanh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp NSNN: Ngân sách nhà nước GTGT: Gía trị gia tăng TK: Tài khoản TSCĐ: Tài sản cố định XDCB: Xây dựng cơ bản NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ BHXH&BHYT: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp DLKT: Dữ liệu kế toán Trần Thị Hường – K44D1 v TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời buổi hội nhập như hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần kinh doanh có hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận. Vì vậy kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiêp. Kế toán kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế toán doanh nghiệp. Các thông tin do kế toán kết quả kinh doanh mang lại được sử dụng để phân tích, đánh giá từ đó đưa ra nhưng quyết định cần thiết cho doanh nghiệp phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp. Các phần hành kế toán khác tiến hành thu thập, xử lý các số liệu sau đó sẽ cung cấp thông tin cho kế toán kết quả kinh doanh để hoàn thành một trong những khâu cuối cùng trong hệ thống kế toán. Kế toán kết quả kinh doanh cung cấp số liệu trên các báo cáo tài chính đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh, các số liệu này là mối quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư các đối tác kinh doanh và những đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác là cơ sở giúp họ đưa ra quyết định quan trọng. Do đó cần ngày càng hoàn thiện hơn kế toán kết quả kinh doanh làm sao để phần hành kế toán đạt hiệu quả cao nhất. Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Cavico Xây dụng Nhân lực và Dịch vụ vận dụng theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm chuẩn mực chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung, Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho, Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác, Chuẩn mực số17 -Thuế thu nhập doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành là chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15 ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Mặc dù chuẩn mực cũng như chế độ kế toán Việt Nam đã quy định rõ ràng, cụ thể nhưng quá trình vận dụng trong doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế. Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Cavico Xây dụng Nhân lực và Dịch vụ, thông qua các phiếu điều tra, phỏng vấn, tìm hiểu cụ thể tại đơn vị cho thấy công ty thực hiện đúng theo quy định và chế độ hiện hành tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những tồn tại. Do công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực từ thương mại cho đến xây dựng Trần Thị Hường – K44D1 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP mỗi lĩnh vực khi xác định kết quả kinh doanh lại có đặc thù riêng đặc biệt là việc xác định kết quả kinh doanh của các công trình xây dựng. Đồng thời thời điểm cũng như các nguyên tắc xác định và ghi nhận doanh thu trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Như vậy việc hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp mang tính cấp thiết. 1.2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Việc thực hiện tốt kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng: Đối với doanh nghiệp: Kế toán kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được kết quả kinh doanh của mình, biết doanh nghiệp kinh doanh có đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra và làm ăn có lãi hay không. Từ đó thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, những điểm mạnh cũng như những tồn tại trong doanh nghiệp để đưa ra biện pháp khắc phục, đề ra những phương án đúng đắn thích hợp. Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: cung cấp căn cứ chính xác cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp thông qua việc thu thuế TNDN. 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận bao gồm: các khái niệm cơ bản, nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh, kế toán kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp theo Chế độ kế toán ( ban hành theo quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006) và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. - Áp dụng lý luận vào thực tế doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng của doanh nghiệp về việc xác định kết quả kinh doanh, quá trình xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? Đánh giá ưu điểm, nhược điểm những điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại đề đưa ra giải pháp hợp lý nhất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài -Đối tượng: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ. -Phạm vi: Trần Thị Hường – K44D1 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP +Về mặt lý thuyết: Khóa luận nghiên cứu kế toán kế quả kinh doanh trong điều kiện áp dụng Chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ – BTC ban hành 20/3/2006 và tuân thủ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật kế toán, các thông tư hướng dẫn của Chính phủ. +Về mặt thực tiễn: -Không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ trong điều kiện áp dụng Chế độ kế toán theo quyết định số 15/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 +Thời gian: từ ngày 24/3 đến ngày 18/5 +Số liệu kế toán: Đề tài sử dụng số liệu kế toán năm 2011 4. Phƣơng pháp (cách thức) thực hiện đề tài 4.1. Thu thập số liệu 4.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp 4.1.1.1. Phương pháp điều tra (phụ lục 1.1) Là phương pháp được tiến hành trực tiếp tại đơn vị thực tập theo trình tự sau: - Lập phiếu điều tra: là một bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phiếu điều tra được phát cho cán bộ nhân viên trong công ty đặc biệt là phòng kế toán. - Thu lại phiếu điều tra, thống kê kết quả thu thập được. - Đưa ra những kết luận cần thiết về vấn đề nghiên cứu Ưu điểm: kết quả nhanh chóng Nhược điểm: người trả lời phiếu điều tra trả lời không chính xác do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan 4.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn (phụ lục 1.2) Đây là một phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ người có liên quan đến thông tin cần thu thập, công việc cụ thể là - Gặp trực tiếp người cần phỏng vấn - Đưa ra câu hỏi về vấn đề nghiên cứu - Ghi chép lại câu trả lời - Tổng hợp các câu trả lời thành thông tin cần dùng Ưu điểm: thông tin phản hồi nhanh chóng chính xác Trần Thị Hường – K44D1 3 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nhược điểm: do thời gian của người được phỏng vấn không cho phép gây khó khăn cho việc thu thập thông tin. 4.1.1.3. Phương pháp quan sát. Trong quá trình thực tập, được thực tập tại phòng kế toán của công ty tiến hành quan sát công việc của các anh chị kế toán như viết chứng từ, nhập số liệu vào phần mềm, trình tự luân chuyển chứng từ...Từ đó tổng hợp đưa ra những nhận xét Ưu điểm: Chính xác Nhược điểm: Mất thời gian công sức đến đơn vị thực tập để quan sát công việc. 4.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp -Tìm kiếm thông tin qua mạng, trang web của công ty -Thông qua hệ thống chứng từ sổ sách lưu giữ của công ty. Ưu điểm: thông tin sẵn có, ít tốn kém Nhược điểm: mất thời gian chọn lọc thông tin thích hợp. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu thu thập Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu số liệu, tổng hợp các thông tin, phân tích các thông tin để đưa ra các ý kiến thích hợp. 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh Chương II: Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Cavico Xây Dựng Nhân lực và Dịch vụ. Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ Trần Thị Hường – K44D1 4 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH 1.1. Cơ sở lý luận về kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản. - Kết quả kinh doanh: là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được thực hiện trong một thời kì nhất định, được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả các kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng kì kế toán (tháng, quý, năm), là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì kế toán đó. - Kết quả hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính với trị giá vốn bán hàng (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. - Kêt quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác ngoài dự tính của doanh nghiệp hay những khoản thu không mang tính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại. - Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. - Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kì kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu. 1.1.2. Nội dung và phương pháp xác định kết quả kinh doanh Phương pháp xác định kết quả kinh doanh: Trần Thị Hường – K44D1 5 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ - Chiết khấu thƣơng mại – Giảm giá hàng bán – Hàng bán bị trả lại – Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp Trong đó: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hóa xây lắp, cung ứng và quản lý nguồn nhân lực trong và ngoài; mua bán máy móc thiết bị kinh doanh thương mại và cung cấp dịch vụ của công ty; Kinh doanh bất động sản và dịch vụ cho thuê văn phòng; Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần về từ bán hàng và = bán hàng và cung cấp cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán dịch vụ Gía vốn bán hàng: phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, bất động sản đầu tư, giá thành của các sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) đã bán trong kì. Trong đó Lîi KQ hoạt động Kinhdoanh = nhuËn Doanh gép tõ b¸n thu ho¹t + hµng vµ cung ®éng tµi cÊp dÞch vô chÝnh Chi phÝ Tµi Chi phÝ - b¸n hµng - Chi phÝ quản lý DN chÝnh Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác được coi Trần Thị Hường – K44D1 6 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP là thực hiện trong kì không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền. Chi phí tài chính: phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm: các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh liên kết, chi phí giao dịch bán chứng khoán, lỗ tỉ giá hối đoái... Chi phí bán hàng: là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí hành chính và chi phí quản lý chung của doanh nghiệp. KQ hoạt động khác = Thu nhập khác – Chi phí khác Trong đó: Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác. Chi phí khác: là các chi phí ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền do khách hàng vi phạm hợp đồng... KQKD trƣớc thuế TNDN = KQ hoạt động kinh doanh + KQ hoạt động khác KQKD sau thuế = KQKD trƣớc thuế TNDN – Chi phí thuế TNDN Trong đó: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: là số thuế phải nộp (hoặc được thu hồi) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. (VAS17) Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN Trong đó: - Thu nhập chịu thuế: là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp.( VAS17) - Thuế suất thuế TNDN: tùy vào loại hình doanh và ngành kinh doanh mà Nhà nước có các mức thuế suất khác nhau. Mức thuế suất thuế TNDN hiện hành là 25 % Trần Thị Hường – K44D1 7 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.2. Nội dung nghiên cứu kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Chứng từ kế toán. Kết quả kinh doanh được xác định trên cơ sở số liệu đã được tập hợp, chứng từ đã được sử dụng ngay khi ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Giai đoạn này chỉ còn chứng từ chi phí thuế thu nhập doanh nghiêp - Chứng từ liên quan thuế thu nhập tạm tính: Tờ khai thuế thu nhập tạm tính - Chứng từ liên quan thuế thu nhập hoãn lại: Bảng tính thuế thu nhập hoãn lại - Chứng từ quyết toán thuế: Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Và các chứng từ liên quan như - Bảng tính kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động khác. 1.2.2 Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 1.2.2.1. Các tài khoản sử dụng Tài khoản 911- Kết quả kinh doanh Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước - Tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Các tài khoản liên quan: Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 5 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá - Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm - Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ - Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá - Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 5121 - Doanh thu bán hàng hoá - Tài khoản 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm - Tài khoản 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ Tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính. Trần Thị Hường – K44D1 8 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tài khoản 711-Thu nhập khác Tài khoản 632 - Gía vốn bán hàng. Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, có 7 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên - Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì - Tài khoản 6413 - Chí phí dụng cụ, đồ dùng - Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành - Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý - Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý - Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng - Tài khoản 6424 - Chí phí khấu hao TSCĐ - Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí - Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng - Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác Tài khoản 811 - Chi phí khác 1.2.2.1. Trình tự xác định kết quả kinh doanh Kế toán lợi nhuận trƣớc thuế Cuối kì để xác định kết quả kinh doanh kế toán căn cứ số phát sinh trên sổ cái của các tài khoản doanh thu, chi phí kết chuyển sang tài khoản kết quả kinh doanh. Cuối kỳ: - Kết chuyển doanh thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi có TK 531- Doanh thu hàng bán trả lại, TK 532- Giảm giá hàng bán, TK521-Chiết khấu thương mại. Trần Thị Hường – K44D1 9 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. - Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư. Kế toán ghi nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 632 - Giá vốn hàng. - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính ghi nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính, ghi có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển các khoản thu nhập khác ghi nợ TK 711 - Thu nhập khác, ghi có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính ghi nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 635 - Chi phí tài chính. - Kết chuyển các khoản chi phí khác của doanh nghiệp, ghi nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 811 - Chi phí khác. -Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 641 - Chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi nợ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nhiệp hiện hành - Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính, ghi có TK 3334 - Thuế TNDN: số tạm tính - Khi thực nộp số thuế này, kế toán ghi nợ TK 3334 – Thuế TNDN ghi có TK 111, 112... - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót: Trần Thị Hường – K44D1 10 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP +Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi: Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung, ghi có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung Khi thực nộp số thuế này: Kế toán ghi nợ TK 3334 – Thuế TNDN, ghi có TK 111, 112... + Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi: Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm, ghi có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm - Cuối năm tài chính So sánh số thuế TNDN đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toán phải nộp trong năm, kế toán ghi: + Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp Kế toán ghi nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung, ghi có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung Khi thực nộp số thuế này: kế toán ghi nợ TK 3334 – Thuế TNDN ghi có TK 111, 112... + Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp kế toán ghi Nợ TK 3334 - Thuế TNDN: Chênh lệch giảm, ghi có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi: + Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có kế toán ghi nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành + Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có kế toán ghi nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành ghi có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Trần Thị Hường – K44D1 11 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành + Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. + Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch. - Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, sử dụng Tài khoản 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại. - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng. Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN: Tài sản Tổng chênh lệch Giá thuế Thu tạm chuyển sang năm sau của nhập hoãn lại = thời được khấu -trừ phát sinh trong năm + trị được khấu trừ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng Thuế suất thuế X TNDN theo quy định hiện hành + Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Trần Thị Hường – K44D1 12 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP + Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng. + Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập hoãn lại. + Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Trình tự kế toán: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”: + Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có thì số chênh lệch, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh ghi Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. + Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi: Nợ TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ghi có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Kế toán lợi nhuận sau thuế Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ ghi: Lợi nhuận sau Thuế TNDN = Tổng lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế TNDN, kế toán ghi Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối, ghi có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. 1.2.3. Sổ kế toán  Hình thức kế toán Nhật ký chung Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái các TK 911, TK 421, TK821 và sổ cái các TK liên quan TK511, TK515, TK711,TK 632, TK 641, TK642, TK811 các sổ thẻ chi tiết khác. Trần Thị Hường – K44D1 13 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (1) Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.  Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh gồm: + Nhật ký - Sổ Cái + Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái (1) Hàng ngày, Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Trần Thị Hường – K44D1 14 TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. (3) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột phát sinh ở Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản. Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản (4) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.  Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Các loại sổ sử dụng trong kế toán kết quả kinh doanh gồm có các loại sổ kế toán sau: + Bảng kê + Nhật ký chứng từ: số 8, số 10 + Sổ Cái các TK 911, TK 421, TK821, và sổ Cái các TK liên quan TK511, TK515, TK711,TK 632, TK 641, TK642, TK811. + Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết khác Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ Trần Thị Hường – K44D1 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan