Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Kế hoạch xây dựng phòng khám Bác sĩ gia đình...

Tài liệu Kế hoạch xây dựng phòng khám Bác sĩ gia đình

.DOC
10
7438
95

Mô tả:

SỞ Y TẾ TỈNH BẮC NINH TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUẾ VÕ Số: /KH-TTYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quế Võ, ngày tháng năm 2016 KẾ HOẠCH Xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sỹ gia đình tại trạm y tế xã Phù Lương, xã Chi Lăng huyện Quế Võ I. Đặc điểm tình hình và nhu cầu triển khai kế hoạch: 1. Đặc điểm tình hình Trung tâm Y tế huyện Quế Võ : + Nhân lực : có 8/21 xã có bác sỹ chuyên khoa I Y học gia đình công tác. + Cơ sở vật chất : cơ bản 21/21 xã đã có nhà xây kiên cố đảm bảo đủ diện tích các phòng chức năng. Trong đó 13/21 đã đạt tiêu chí giai đoạn II, 6/21 xã đăng ký năm 2016. + Trạm y tế xã Chi Lăng, xã Phù Lương đã đạt tiêu chí giai đoạn II, có bác sỹ chuyên khoa I YHGĐ công tác, đủ cơ cấu nhân lực và phòng chức năng theo quy định. 2. Nhu cầu triển khai Phòng khám Bác sỹ gia đình : Trong năm qua trạm y tế đã khám và theo dõi sức khoẻ cho nhân dân trong xã, đặc biệt là công tác y tế dự phòng, trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra, sức khoẻ của nhân dân được đảm bảo nhất là sức khoẻ của bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, trạm sử dụng các trang thiết bị do EU tài trợ để phục vụ nhân dân được nhân dân tin tưởng. Do xã có nghề nông nghiệp việc sử dụng thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật rất nhiều nên công tác vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, dịch bệnh nhiều, các bệnh tật đa dạng và phức tạp, tai nạn lao động thường xuyên xảy ra ở nơi làm việc, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, da liễu và các bệnh không lây nhiễm khác ngày càng nhiều. Mô hình bệnh tật ở các xã hiện nay là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách. 1 Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia đình ở nước ta và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải bệnh viện tuyến trên, Trung tâm Y tế huyện Quế Võ xây dựng kế hoạch: “Xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế xã Phù Lương và Trạm Y tế xã Chi Lăng huyện Quế Võ”. 3. Cơ sở pháp lý để triển khai: Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020; Căn cứ Quyết định số 1568/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Thông tư số: 16/2014/TT-BYT, ngày 22 tháng 05 năm 2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình; Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn nhưng phải theo nguyên lý toàn diện và liên tục; Căn cứ Thông báo số: 06/TB-SYT ngày 14/04/2016 của Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh về việc Thông báo Kết luận của Giám đốc Sở Y tế tại Hội nghị giao ban công tác Y tế dự phòng quý I năm 2016 giao Trung tâm Y tế Quế Võ xây dựng và triển khai phòng khám bác sỹ gia đình lồng ghép tại trạm y tế xã. 4. Mục tiêu: 4.1 Mục tiêu chung. Xây dựng và phát triển thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình lồng ghép trong hoạt động của Trạm Y tế xã nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục và thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng hướng tới mục tiêu thầy thuốc đến với người bệnh và cộng đồng. 4.2 Mục tiêu cụ thể. Giai đoạn 2016-2017:Xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế xã Phù Lương, Trạm Y tế xã Chi Lăng – huyện Quế Võ. 4.2.1 Xây dựng được mô hình phòng khám bác sĩ gia đình: Xác định phạm vi, quy mô, chức năng và nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình, xây dựng quy trình chuẩn. 2 4.2.2 Bảo đảm việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh nhân, hồ sơ bệnh án trong quá trình chăm sóc, điều trị. 4.2.3. Xây dựng và ban hành các quy định về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và các quy định liên quan khác đến hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình. 4.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, hoàn thiện được mô hình chuẩn phòng khám bác sĩ gia đình. II. Các nội dung triển khai 1. Địa điểm lựa chọn đặt phòng khám bác sỹ gia đình: Phòng khám bác sĩ gia đình phối hợp, lồng ghép tại trạm y tế xã Chi Lăng và trạm y tế xã Phù Lương. Tình hình hiện tại của 2 xã như sau: 1.1 Nhân lực: 2 xã có Bác sỹ chuyên khoa I Y học gia đình công tác, đảm bảo cơ cấu chức danh nghề nghiệp. 1.2 Cơ sở vật chất: Xây dựng và thiết kế: ( Có sơ đồ mô tả các phòng chức năng kèm theo) + Địa điểm cố định, bố trí tại trạm y tế xã; + Đảm bảo có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; + Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh; + Có nơi đón tiếp người bệnh, buồng khám bệnh, chữa bệnh diện tích ít nhất là 10m2, phòng truyền thông, tư vấn sức khỏe, có phòng xét nghiệm, siêu âm. + Ngoài ra còn lồng ghép các phòng thủ thuật chung của trạm. + Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật; + Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh. 1.3 Thuốc và thiết bị y tế ( Có danh mục đính kèm) Thiết bị y tế tối thiểu đủ để khám bệnh, chữa bệnh thông thường; có máy điện tim, máy siêu âm 3 Có danh mục thuốc đáp ứng đầy đủ theo quy định của danh mục thuốc khám chữa bệnh theo BHYT và phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký hoạt động. 1.4 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội: Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và đang chuyển dần một bộ phận lao động sang làm công nghiệp và dịch vụ, phương tiện giao thông đi lại thuận tiện dễ dàng, nghề nghiệp chính là nông nghiệp, sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật. Thu nhập thấp, người dân ít có điều kiện quan tâm chăm sóc sức khỏe. Công tác y tế gă pă nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu có nhiều phức tạp. 1.5 Thông tin về mô hình bệnh tật, nhu cầu của người dân. Mô hình bệnh tật ở các xã hiện nay là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách. 2. Công tác đào tạo, tập huấn: Dự kiến tổ chức tập huấn tại chỗ cho Ban CSSKND huyện, Ban CSSKND xã, các ban nghành đoàn thể, y tế thôn của xã. + Giảng viên: Bs CKI: Phạm Đăng Hùng – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, BS CKI YHGĐ: Nguyễn Tiến Việt – P. Giám đốc trợ giảng. + Ban CSSKND huyện: 01 buổi cho 50 người gồm ( Ban CSSKND, mặt trận, CCB, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên) +Ban CSSKND xã, các ban nghành đoàn thể, y tế thôn của xã: mỗi xã 01 buổi cho 100 người/1 xã gồm ( Ban CSSKND, mặt trận, CCB, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, y tế thôn và nhân dân trong thôn) + Thời gian tổ chức tập huấn: - Ban CSSKND huyện: 29/9/2016. - Xã Chi Lăng: 27/9/2016. - Xã Phù Lương: 26/10/2016. 3. Công tác truyền thông: Thực hiện truyền thông trực tiếp, phát tờ rơi, gửi giấy mời trực tiếp đến người dân trong thôn: giao trạm y tế xã, y tế thôn đi mời từng nhà đến khám với số lượng 200 người khám/01 buổi. 4 4. Các hoạt động chuyên môn: 4.1Tổ chức thành lập phòng khám. 4.1.1 Chuẩn bị sổ sách, văn phòng phẩm, bệnh án... (gửi kèm theo dự toán). In ấn tài liệu theo mẫu, số lượng đã được phê duyệt. 4.1.2 Nhân lực: Ra Quyết định bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng khám BSGĐ để phụ trách các hoạt động của phòng khám. ( có bảng kê khai nhân sự kèm theo) 4.1.3. Cơ sở hạ tầng, thuốc, TTB: Sử dụng cơ sở nhà trạm sẵn có của trạm, bố trí các phòng lồng ghép trong các phòng chức năng của trạm. Phòng khám, truyền thông, quản lý sổ sách theo nguyên lý BSGĐ bố trí phòng riêng. Trang thiết bị, thuốc: sử dụng các TTB, thuốc của trạm y tế. 4.2 Triển khai khám sàng lọc. 4.2.1. Nhân lực: Ra Quyết định thành lập đoàn khám sàng lọc tại 2 xã, lựa chọn 8 bác sỹ 8 điều dưỡng viên có kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ tham gia(bố trí 4 bác sỹ, 4 điều dưỡng viên khám/ngày). Ra Quyết định thành lập tổ lập danh sách và gửi giấy mời: Gồm y tế thôn, cộng tác viên của thôn tham gia. 4.2.2 Triển khai khám: + Xã Chi Lăng: Từ ngày 03 đến 30 tháng 10 năm 2016 ; + Xã Phù Lương: Từ ngày 07 đến 25 tháng 11 năm 2016. 4.3 Duy trì hoạt động thường xuyên tại phòng khám bác sỹ gia đình: 4.3.1 Nguyên tắc hoạt động: Bác sĩ gia đình hoạt động trên nguyên tắc liên tục, toàn diện, phối hợp, theo hướng dự phòng, dựa vào cộng đồng và gia đình. Hoạt động của bác sĩ gia đình: Cung ứng dịch vụ chăm sóc toàn diện, lồng ghép, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với người bệnh; tham vấn, vận động lối sống lành mạnh, loại bỏ các hành vi nguy cơ đối với bệnh tật nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, nhóm và cộng đồng trong việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe. 5 4.3.2 Phương thức hoạt động: 4.3.2.1 Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: + Đối với trẻ em< 6 tuổi: Tư vấn cho gia đình chế độ phòng bệnh theo mùa, chế độ dinh dưỡng, thông báo lịch tiêm chủng. + Trẻ em tuổi học đường: kết hợp với nhà trường định kỳ khám, quản lý sức khỏe cho học sinh. + Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục, hàng năm tổ chức khám chữa bệnh phụ khoa. + Người cao tuổi: định kỳ tổ chức các đợt khám, cấp thuốc cho Hội Người cao tuổi của thôn, xã theo địa bàn quản lý. + Toàn dân: hàng năm kết hợp với các chương trình mục tiêu ĐTĐ, tăng huyết áp, ung thư, bướu cổ... khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe. 4.3.2.2 Khám bệnh, điều trị và thanh toán dịch vụ: ( có quy trình khám bệnh kèm theo) *) Trường hợp 1. Bệnh nhân tự đến với phòng khám: Thực hiện theo quy trình: Đón tiếp – khám bệnh, xét nghiệm(nếu có) – tư vấn phòng bệnh điều trị, hẹn tái khám – kê đơn – vào sổ quản lý theo dõi. Thanh toán viện phí: niêm yết tại phòng khám do BHYT hoặc bệnh nhân tự chi trả( áp theo các văn bản quy định của BHYT và quyết định có hiệu lực pháp luật của UBND tỉnh. *) Trường hợp 2. Bệnh nhân yêu cầu phục vụ tại nhà: Chuyên môn: Thực hiện chế độ khám chữa bệnh theo đúng quy định tại phân tuyến kỹ thuật, thực hiện tốt khám, tư vấn, chăm sóc người bệnh. Quản lý số sách: sau khi đến khám tại nhà, cán bộ y tế vào sổ quản lý, ghi chép đầy đủ thông tin của người bệnh theo qui định. Chế độ thanh toán: - Giá viện phí theo đúng quy định tại phòng khám; - Chế độ tiền công đến nhà phục vụ: bệnh nhân thanh toán theo thỏa thuận với phòng khám. 5. Kiển tra, đánh giá: Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả của đề án từ đó rút kinh nghiệm trong việc triển khai, chỉ đạo điều hành các hoạt động của đề án. 6. Kinh phí: ( có Dự toán chi tiết kèm theo) 6 III. Tổ chức thực hiện 1. Sở Y tế: Đề nghị Sở Y tế quản lý và chỉ đạo toàn diện việc triển khai thí điểm đề án. Phê duyệt kinh phí ( có bản dự trù kinh phí kèm theo) Đề nghị Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình; thẩm định và cấp phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình, Bổ xung chức năng khám bệnh theo nguyên lý Y học gia đình vào hoạt động của trạm. Đề nghị UBND tỉnh, Sở Y tế ban hành cơ chế dịch vụ thu tài chính áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đề nghị triển khai BHYT tại trạm và quy định mức chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình Đề nghị Sở Y tế triển khai đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin: + Ứng dụng phần mềm tin học quản lý các thông tin về sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng đồng; kết nối mạng giữa phòng khám bác sĩ gia đình với người bệnh, với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở y tế khác. + Ứng dụng bệnh án điện tử y học gia đình. 2. UBND Huyện, Ban CSSKND huyện: Đề nghị UBND Huyện, Ban CSSKND Huyện ra văn bản chỉ đạo UBND xã, Ban CSSKND xã hỗ trợ kinh phí cho các trạm y tế xã thực hiện đề án như: Hội nghị tập huấn, hội thảo tại xã, giấy tờ biểu mẫu phục vụ khám sàng lọc và quản lý bệnh nhân, kinh phí tổ chức các đoàn khám sàng lọc bệnh nhân. 3. Trung tâm Y tế: Xây dựng Kế hoạch cụ thể trình Ban CSSKND huyện, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh phê duyệt và chỉ đạo thực hiện. Là đơn vị thường trực chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình; Làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm thực hiện Đề án, báo cáo Sở Y tế về tổ chức thực hiện các hoạt động sau khi được phê duyệt theo chức năng nhiệm vụ được giao; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo 6 tháng, hằng năm và báo cáo đột xuất với Giám đốc Sở Y tế, Ban CSSKND để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án; Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn về hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình như: Quy định về thu giá dịch vụ, danh mục kỹ thuật, quy chế chuyển tuyến. 7 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn đối với các phòng khám bác sĩ gia đình. Chủ trì, phối hợp với BHXH huyện Quế Võ triển khai khám BHYT tại xã, xây dựng các quy định về chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình. 4. Ủy ban Nhân dân, Ban CSSKND xã: Đề nghị Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân đưa vào nghị quyết, cụ thể hóa các hoạt động của từng thành viên về kế hoạch xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Trạm Y tế xã ; Phổ biến nghị quyết của Ban CSSKND đến các ban nghành đoàn thể và từng hộ gia đình. Hỗ trợ kinh phí chi cho các hoạt động triển khai tại cơ sở như: hội thảo, truyền thông, tiền công khám sàng lọc và quản lý bệnh nhân. Chỉ đạo trường tiểu học và THCS và các đoàn thể trong xã vận động nhân dân đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế xã. 5. Trạm Y tế xã: Xây dựng kế hoạch cụ thể về việc triển khai mô hình thí điểm lồng ghép tại Trạm Y tế xã; Tham mưu với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Ban CSSKND xã về kế hoạch xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình phòng khám bác sĩ gia đình lồng ghép trong các hoạt động của trạm. Xây dựng kinh phí tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia các hoạt động của phòng khám. Xây dựng kế hoạch xin hỗ trợ về kinh phí của UBND xã về tổ chức tập huấn, hội thảo, giấy tờ biểu mẫu và khám sàng lọc thu thập thông tin cá nhân theo hộ gia đình. Bố trí đủ nhân lực, cơ sở hạ tầng cho phòng khám. Định kỳ hàng tháng hoặc theo lịch khám và đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân. Niêm yết qui trình khám, chữa bệnh, các bảng giá dịch vụ tại trạm y tế xã. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm và đột xuất với Trung tâm y tế tuyến huyện và Sở Y tế về hoạt động của phòng khám. 5.1Trạm Y tế xã Chi Lăng: Chọn làm điểm tại thôn Quế Ổ, dân số 2.866 nhân khẩu, số hộ: 685. Thời gian triển khai: 8 + Tuyên truyền, Hội thảo: Từ ngày 26 đến 30 tháng 9 năm 2016 tổ chức các hoạt động Hội thảo, truyền thông tại xã, trong đó 01 buổi cho Đảng ủy, UBND và các ban nghành đoàn thể trong xã, 03 buổi về tại các thôn tuyên truyền cho người dân trong thôn. + Khám sàng lọc: Từ ngày 03 đến 30 tháng 10 năm 2016 tổ chức khám sàng lọc và vào hồ sơ quản lý sức khỏe theo từng hộ gia đình, thông báo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. + Sau khám sàng lọc: lập kế hoạch theo dõi, quản lý, tư vấn, điều trị theo nguyên lý YHGĐ. 5.2Trạm y tế xã Phù Lương: Chọn làm điểm tại thôn Phù Lang, dân số 2.115 nhân khẩu, số hộ: 580. Thời gian triển khai: + Tuyên truyền, hội thảo: Từ ngày 24 đến 28 tháng 10 năm 2016 tổ chức các hoạt động Hội thảo, truyền thông tại xã, trong đó 01 buổi cho Đảng ủy, UBND và các ban nghành đoàn thể trong xã, 03 buổi về tại các thôn tuyên truyền cho người dân trong thôn. + Khám sàng lọc: Từ ngày 07 đến 25 tháng 11 năm 2016 tổ chức khám sàng lọc và vào hồ sơ quản lý sức khỏe theo từng hộ gia đình, thông báo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. + Sau khám sàng lọc: lập kế hoạch theo dõi, quản lý, tư vấn, điều trị theo nguyên lý YHGĐ. IV. Kiến nghị: 1. Sở Y tế: 5. Cấp phép hoạt động cho phòng khám; Hỗ trợ kinh phí kịp thời cho các hoạt động của phòng khám( có bảng tổng hợp kinh phí kèm theo) 2. UBND Huyện, Ban CSSKND huyện: Ra văn bản chỉ đạo UBND, Ban CSSKND xã và phối hợp chỉ đạo thực hiện và hỗ trợ kinh phí cho phòng khám. 3. Ủy ban Nhân dân, Ban CSSKND xã: Chỉ đạo các ban nghành đoàn thể của xã tham gia các hoạt động tuyên truyền và các hoạt động cụ thể khi triển khai khám sàng lọc và quản lý của phòng khám. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của phòng khám( có bảng tổng hợp kèm theo) 9 Nơi nhận: - Sở Y tế ( báo cáo) UBND, Ban CSSKND huyện(b/c) UBND xã Chi Lăng(phối hợp t/h) UBND xã Phù Lương(phối hợp t/h) Ban CSSKND xã Phù Lương(phối hợp t/h) Ban CSSKND xã Chi Lăng(phối hợp t/h) Trạm Y tế xã Phù Lương(t/h) Trạm Y tế xã Chi Lăng(t/h) Lưu GIÁM ĐỐC Phạm Đăng Hùng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng