Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty cổ phần viễn thông fpt...

Tài liệu Kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty cổ phần viễn thông fpt

.DOC
38
181
129

Mô tả:

Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày…... Tháng……Năm…. Giảng viên hướng dẫn SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 1 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG DN : Doanh nghiệp KHKD : Kế hoạch kinh doanh KM : Khuyến mãi KH – KT : Khoa học kỹ thuật CBCN : Cán bộ công nhân ĐH : Đại học SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 2 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam DANH MỤC BẢNG, BIỂU MỤC LỤC SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 3 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................1 CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG..................................................................2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU..........................................................................3 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................6 Phần 1 : Tóm tắt nội dung kế hoạch sản phẩm công nghệ của công ty cổ phần FPT........................................................................................................8 Phần 2 : Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty FPT....................................................................................................9 2.1. Mục tiêu và dự định của FPT................................................................9 2.2. Đề xuât dự án sản phẩm công nghệ....................................................10 Hình 2.1: Điện thoại FPT Mobile và máy tính để bàn FPT Elead.............11 2.3. Cấu trúc dự kiến vay và nguồn tại trợ của công ty.............................11 Bảng 2.1:Tỷ lệ sở hữu của FPT trong các Công ty thành viên và Công ty liên kết (Nguồn: Phòng Tài chính).............................................................11 Phần 3 : Giới thiệu vài nét về công ty cổ phần viễn thông FPT..............12 3.1. Giới thiệu công ty................................................................................12 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...................................................................12 Hình 3.1: Hình ảnh công ty chi nhánh tại Quận 7, TP.HCM.....................13 3.1.2. Sơ đồ tổ chức và quản lý..................................................................................14 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của công ty FPT..................................................15 3.1.3. Một số sản phẩm và dịch vụ tại công ty...........................................................15 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty.......................................15 3.2.1. Khách hàng......................................................................................................15 3.2.2. Đối tác và nhà cung cấp :.................................................................................16 3.2.3. Đối thủ cạnh tranh :.........................................................................................16 3.2.4. Các ưu thế đặc biệt về kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty:..............16 Phần 4 : Nội dung của các kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty cổ phần FPT....................................................................................18 4.1. Kế hoạch marketing............................................................................18 4.1.1. Đặc điểm của thị trường..................................................................................18 4.1.2. Phân tích SWOT..............................................................................................19 SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 4 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam 4.1.3. Xây dựng chiến lược MIX _ 4P.......................................................................21 Hình 4.1: FPT Mobile với 3 màu đầy phong cách.....................................22 4.2. Kế hoạch sản xuất và dự trữ:..............................................................26 4.2.1. Mô tả sản phẩm:...............................................................................................26 4.2.2. Kế hoạch tiến độ và phương pháp sản xuất.....................................................27 4.2.3. Kế hoạch cung ứng nguyên liệu.......................................................................28 4.3. Kế hoạch nhân sự................................................................................29 4.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài dự án sản xuất sản phẩm công nghệ.............29 4.3.2. Phân tích nguồn lực bên trong dự án...............................................................30 4.3.2. Dự báo nhu cầu nhân sự...................................................................................31 Hình 4.2 : Biểu đồ về tổng số nhân sự của tập đoàn FPT từ năm 2003 đến năm 2011....................................................................................................31 4.3.3. Kế hoạch đào tạo và huấn luyện nhân sự.........................................................32 4.4. Kế hoạch tài chính..............................................................................33 4.4.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm vừa qua................33 4.4.2. Các giả định về một số vấn đề về tài chính:....................................................33 4.4.3. Phân tích các chỉ số thông qua bảng ngân lưu dự trù dự án............................34 Bảng 4.1 : Kết quả doanh thu dự kiến của Công ty Viễn Thông FPT.......34 Bảng 4.2: Dòng tiền dự kiến về thu chi khi tiêu thu sản phẩm công nghệ ...................................................................................................................35 KẾT LUẬN..................................................................................................36 PHỤ LỤC......................................................................................................37 SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 5 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam LỜI MỞ ĐẦU  Có thể nói, ngày nay hầu như DN nào muốn thực hiện một dự án hay kế hoạch kinh doanh nào thì cũng phải có bảng kế hoạch của dự án hay chiến lược kinh doanh đó. Việc lập kế hoạch sẽ giúp DN sẽ tập trung được các ý tưởng và đánh giá tính khả thi của các cơ hội triển khai của DN. Ngoài ra, quá trình này còn được xem là quá trình kiểm tra tính thực tế của các mục tiêu được đề ra trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, dù hoạt động bất kỳ trong lĩnh vực nào, DN cũng sẽ đạt được thành quả cao nếu xây dựng được một KHKD đáng tin cậy và sử dụng kế hoạch kinh doanh này như là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động. Trong quá trình học Môn lập kế hoạch kinh doanh, tôi đã tìm hiểu được và biết cách thế nào xây dựng nên bản kế hoạch kinh doanh. Với ý tưởng muốn xây dựng được một KHKD dựa trên lý thuyết được giảng viên trang bị nên tôi đã nghiên cứu xây dựng bản kế hoạch này tại Công ty cổ phần Viễn Thông FPT. Và tiểu luận : Kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT là nội dung mà tôi muốn thử sức mình để lập nên KHKD. Với phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu, sự giúp đỡ của Thầy và bạn bè tôi đã chia nội dung bài tiểu luận gồm 4 phần chính: Phần 1: Tóm tắt nội dung kế hoạch sản phẩm công nghệ của công ty cổ phần FPT. Phần 2: Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty FPT Phần 3: Giới thiệu vài nét về công ty cổ phần viễn thông FPT. Phần 4: Nội dung của các kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty cổ phần FPT. Tuy nhiên trong quá trình lên kế hoạch này, do còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong thực tế cũng như chuyên môn về ngành viễn thông và công nghệ thông SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 6 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam nên bài viết còn nhiều chỗ chưa hay. Mong nhận được đóng góp của Thầy và bạn đọc.. TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Thị Mỹ Hường SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 7 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam Phần 1 : Tóm tắt nội dung kế hoạch sản phẩm công nghệ của công ty cổ phần FPT. Công ty cổ phần viễn thông FPT là thành viên của tập đoàn FPT. Hoạt động kinh doanh chính của FPT chủ yếu là cung cấp các dịch vụ về viễn thông. Tuy nhiên gần đây vì muốn mở rộng các loại hình kinh doanh nên FPT đã sản xuất một số sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy vi tính. Kế hoạch kinh doanh này nhằm định hướng hoạt động trong tương lai của công ty cổ phần FPT. Dưới đây là toàn bộ kế hoạch kinh doanh ngắn hạn trong các tháng còn lại của năm 2011, quý III và quý IV. FPT dự kiến tung ra 3 dòng sản phẩm chính cho “chú dế” của mình là FPT F99; FPT-B750; FPT -B800 và dòng máy tính để bàn FPT Elead Với mục tiêu là đánh vào tâm lý khách hàng và nhu cầu sản phẩm công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ để tạo những làng sóng đa dạng cho thị trường viễn thông FPT đã lập lên một kế hoạch hoàn hảo để tung ra những sản phẩm chính cho công ty mình. Toàn bộ nội dung của bản kế hoạch gồm các ý chính : - Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh sản phẩm phẩm công nghệ tại công ty FPT. - Giới thiệu công ty. - Nội dung của kế hoạch marketing; kế hoạch sản xuất; kế hoạch nhân sự; kế hoạch tài chính. Với những nội dung chính như vậy nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong và bên ngoài DN, trên cơ sở đó đưa ra các hoạt động dự kiến cần thiết trong tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Khi phân tích về nguồn lực của DN, về môi trường kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh, KHKD sẽ đưa ra các chiến lược/ kế hoạch thực hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế hoạch. SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 8 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam Phần 2 : Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty FPT 2.1. Mục tiêu và dự định của FPT - FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. - FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT. Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống. - Là nơi cung cấp cho các đại lý mang tên thương hiệu những dòng sản phẩm công nghệ của FPT SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 9 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam 2.2. Đề xuât dự án sản phẩm công nghệ. - Máy tính Elead có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 2002 và đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng như: Máy tính để bàn thương hiệu Việt được ưa chuộng nhất; Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và các cúp vàng cho máy tính Việt Nam xuất sắc nhất trong các hội chợ công nghệ thông tin. Nhà máy Elead có các chứng chỉ ISO 14001 về bảo vệ môi trường và ISO 17025 cho phòng nghiên cứu phát triển và thí nghiệm. Do đó với những giá trị mà dòng sản phẩm công nghệ này sẽ được cái tiến và phát triển mạnh mẻ hơn trong dự án nâng cao tầm quan trọng của các sản phẩm công nghệ cho thị trường điện tử viễn thông và các DN cùng ngành. - Có mặt trên thị trường từ tháng 06/2009, dòng điện thoại di động FPT Mobile góp phần hiện thực hóa cam kết của FPT mang đến cho người tiêu dùng đại chúng những sản phẩm công nghệ tiên tiến, thông minh và có giá thành hợp lý. FPT mobile là nhãn hiệu điện thoại di động Việt Nam đầu tiên có mặt trên thị trường. Tập đoàn FPT đã đầu tư phát triển các công cụ kết nối gọn, nhẹ và tích hợp được nhiều chức năng tiện ích vào điện thoại. Việc đưa các ứng dụng vào điện thoại di động luôn được FPT chú ý phát triển song song với việc đầu tư cải thiện hình thức và chủng loại để FPT mobile thực sự trở thành một sản phẩm yêu thích của người tiêu dùng Việt. Như vậy với dự án sản xuất hai dòng sản phẩm chính này sẻ tạo thuận lợi cho FPT phát triển và có vị trí trên thị trường. Hình 2.1: Điện thoại FPT Mobile và máy tính để bàn FPT Elead SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 10 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam 2.3. Cấu trúc dự kiến vay và nguồn tại trợ của công ty. - Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có vốn, doanh nghiệp phải bố trí nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu vốn đó. Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp như : Nguồn vốn chủ sở hữu, vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu … - Cơ cấu tài chính có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu nên công ty cần thiết phải họach định cơ cấu vốn mục tiêu. Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp hài hòa giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra. Do đó, đối với FPT thì họ cũng xem trong về vấn đề vốn khi tiến hành xây dựng dự án và phát triển sản phẩm công nghệ này . Dưới đây là cơ cấu góp vốn mà tập đoàn FPT: Bảng 2.1:Tỷ lệ sở hữu của FPT trong các Công ty thành viên và Công ty liên kết (Nguồn: Phòng Tài chính) Vốn điều lệ STT Tên công ty (VNĐ) Vốn góp của FPT (VNĐ)(cả tiền và cổ tức bằng CP) Tỷ lệ vốn góp của FPT (%) 1 Công ty Viễn thông FPT 831.067.620.000 340.278.467.364 41,52% 2 Công ty Phần mềm FPT 377.086.430.000 261.219.790.000 66,07% 3 Công ty Hệ thống thông 450.480.510.000 415.625.000.000 tin FPT 92,26% 4 Công ty Giáo dục FPT 100,00% 5 Công ty Thương mại 372.600.000.000 342.000.000.000 FPT 91,79% 6 Công ty Đầu 600.000.000.000 600.000.000.000 100,00% 80.000.000.000 SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 80.000.000.000 11 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam tư FPT Phần 3 : Giới thiệu vài nét về công ty cổ phần viễn thông FPT. 3.1. Giới thiệu công ty. 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Hình 3.1: Hình ảnh công ty chi nhánh tại Quận 7, TP.HCM - Slogan : FPT Telecom cùng đi tới thành công - Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT tiền thân là Trung Tâm Dịch Vụ Trực Tuyến, được thành lập vào ngày 31/01/1997 SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 12 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam - Hơn 10 năm qua, từ một trung tâm xây dựng và phát triển mạng Trí tuệ Việt Nam với 4 thành viên, giờ đây FPT Telecom đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông và dịch vụ trực tuyến với tổng số gần 3.200 nhân viên (tính đến tháng 8/2010) và gần 40 chi nhánh trên toàn quốc. - Với phương châm “Mọi dịch vụ trên một kết nối”, FPT Telecom đã và đang không ngừng đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng trên cùng một đường truyền Internet. - FPT hiện đang hoạt động theo mô hình 6 công ty thành viên: + Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc (FPT Telecom North, viết tắt là FTN) + Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Trung (FPT Telecom Middle, viết tắt là FTM) + Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (FPT Telecom South, viết tắt là FTS) + Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FPT Telecom International, viết tắt là FTI) + Công ty Cổ phẩn Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online, viết tắt là FOC) + Công ty TNHH MTV Viễn thông FPT Tân Thuận. Địa chỉ:  Trụ sở chính tại Hà Nội Tòa nhà FPT, lô 2, đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: (84-4) 7300 222 Fax: (84-4) 7300 8889  Trụ sở tại TP HCMLô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, F.Tân Thuận Đông, Q7 Tel: (84-8) 7300 2222 Fax: (84-8) 7300 8889 SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 13 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam 3.1.2. Sơ đồ tổ chức và quản lý. Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của công ty FPT. 3.1.3. Một số sản phẩm và dịch vụ tại công ty. - Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông dịch vụ Internet. - Là đại lý cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet. - Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động. - Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động - Cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động - Xuất khẩu thiết bị viễn thông và Internet. SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 14 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam - Sản xuất sản phẩm công nghệ với hai sản phẩm chính: điện thoại FPT mobile và máy vi tính để bàn Elead. 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty 3.2.1. Khách hàng. - Các ngân hàng như: ANZ Bank, Barclays Bank (UK), Chinfon Bank Vietnam Citi Bank, HSBC International Commerce Bank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Habu Bank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải… - Các sở chứng khoán và các công ty bảo hiểm như : Công ty Chứng khoản Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Sài gòn, Công ty Cổ phần bảo hiểm (PJICO)National Life, AIG (Canada), Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. - Các doanh nghiệp : Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam, Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam, Toshiba,… - Khối chính phủ như : Bộ Tài chính, Cục đường bộ Việt Nam, Kho Bạc Nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng cục Thuế, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội,… 3.2.2. Đối tác và nhà cung cấp : - Công nghệ thông tin và viễn thông như : Acer, APC, Apple, Dell. Nec, HP, Phillip, Toshiba, Samsung,.. - Truyền thông và giải trí : BBC, CCTV, Đài truyền hình tp.HCM, Đài truyền hình Hà Nội,… - Tài chính và ngần hàng như : Công ty Cổ phần và Thương mại Trực tuyến OnePay, Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á,… SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 15 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam 3.2.3. Đối thủ cạnh tranh : - VNPT - Viettel telecom - EVN Telecom - SPT - Netnam 3.2.4. Các ưu thế đặc biệt về kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty: - Giữa năm 2009, FPT Mobile đã khẳng định ưu thế của mình bằng cách kết hợp phân phối thêm dòng điện thoại giá rẻ. Chính thức gia nhập thị trường với sản phẩm mang thương hiệu F-Mobile, Công ty FPT-Mobile đã thể hiện quyết tâm chinh phục phân khúc thị trường của dòng điện thoại giá rẻ với các dịch vụ ưu đãi khác biệt và chế độ bảo hành vượt trội so với các hãng khác. Ngoài thời gian bảo hành chính hãng 13 tháng trên toàn quốc, dịch vụ bảo hành cam kết sẽ sửa máy trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận máy tại các trung tâm bảo hành của F-Mobile. Ưu điểm khác biệt của dịch vụ bảo hành F-Mobile là khách hàng được đổi máy mới họăc máy có giá trị tương đương nếu máy bị hỏng 3 lần liên tiếp cùng một lỗi. - Thương hiệu điện thoại F-Mobile lần đầu ra mắt công chúng với 3 dòng sản phẩm: F- Mobile B890, F- Mobile B660 và F-Mobile B230 có đầy đủ các tính năng của chiếc điện thoại giải trí đáp ứng các yêu cầu khắc khe của khách hàng, đặc biệt cùng với chức năng 2 sim online, khách hàng có thể tận dụng tối đa các khuyến mãi từ các nhà cung cấp dịch vụ mạng. - Làn sóng lắp ráp và sản xuất máy tính thương hiệu Việt ngày càng sôi động với sự nhập cuộc của nhiều doanh nghiệp nội địa và liên doanh. Công ty máy tính FPT Elead, trước sự cạnh tranh khốc liệt đó, đã chọn cho mình một đường đi riêng. Để đón đầu quy định mới về việc cho phép các dự án sử dụng ngân sách nhà nước được mua máy tính lắp ráp tại Việt Nam mà không phân biệt thương hiệu trong hay ngoài nước, FPT Elead đã ký kết thỏa thuận lắp ráp máy tính với với NEC và HP. Việc FPT Elead lắp ráp máy tính cho HP và NEC tại Việt Nam là bước chuẩn SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 16 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam bị để cả ba bên lấn mạnh hơn vào thị trường nội địa và sau đó là xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Đối tượng khách hàng nội địa được nhắm tới là các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam và các dự án. Ngoài ra, FPT Elead đã được nhận chứng chỉ Đối tác định danh và trở thành đối tác OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam của Microsoft. Với cấp độ này, FPT Elead được tiếp cận các nguồn lực như Điều phối dịch vụ kỹ thuật, Nền tảng kiến thức đối tác và được ưu tiên xếp hạng trong Danh mục chỉ dẫn của Microsoft. Những lợi thế này sẽ giúp Elead vững bước trên sân chơi đã định. SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 17 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam Phần 4 : Nội dung của các kế hoạch kinh doanh sản phẩm công nghệ tại công ty cổ phần FPT. 4.1. Kế hoạch marketing 4.1.1. Đặc điểm của thị trường. - Nhu cầu của thị trường về dòng sản phẩm công nghệ : Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và tốc độ xã hội hoá đã giúp cho sản phẩm công nghệ thông tin ngày một quan trọng hơn. Hiện tại các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính,… đã giữ vai trò và đóng góp nhiều trong quá trình phát triển của đất nước: Thị trường Việt Nam đầy sức hấp dẫn cho các tập đoàn viễn thông quốc tế. Các công ty ào ạt thâm nhập vào Việt Nam tạo ra những cuộc đua quyết liệt. Ban đầu là các dòng sản phẩm điện thoại của các hãng như Motorola, Alcated,…Sau đó là sự nổi trỗi của Nokia, Sumsung, Siemens,... Và Việt Nam cũng khẳng định khả năng của mình tung ra những dòng điện thoại mang tên cho mình như Qmobile, FPT mobile,…  Đối với dòng sản phẩm máy tính để bàn Elead thì có lẻ thị trường không sôi động bằng điện thoại. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm máy tính tung ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Laptop, máy tính bảng và smartphone với kiểu dáng thời trang và thuận tiện mang theo khắp nơi thích hợp cho người hay di chuyển, trong túi có rủng rỉnh tiền, sẵn sàng đổi máy khi kiểu máy đó lỗi thời, có nhu cầu sử dụng cơ bản và muốn dùng máy tính như một đồ trang sức. Ngược lại, những người đầu tư ít hơn và mong muốn nhận được nhiều giá trị hơn từ máy tính sẽ chọn máy để bàn vì những lý do sau: Về giá cả, dù các nhà sản xuất đã cố gắng thu hẹp mức chênh lệch giá, máy để bàn vẫn luôn tiết kiệm chi phí hơn kẻ hậu sinh laptop có cùng cấu hình. Còn máy tính bảng hay smartphone tuy có giá cao ngất ngưởng nhưng lại không mạnh về cấu hình bằng các loại máy tính khác. SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 18 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam Về sức mạnh, các máy tính để bàn vẫn đang dẫn đầu về tốc độ xử lý thông tin. Sự ra đời của các laptop chơi game có cấu hình mạnh vẫn không thể giành được vị trí này vì đơn giản là dòng vi xử lý mạnh nhất hiện nay, FPT Elead , hỗ trợ tối đa cho máy để bàn. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng máy tính cho các tác vụ tốn nhiều tài nguyên, máy tính để bàn nên được ưu tiên. 4.1.2. Phân tích SWOT Điểm mạnh ( Strengths) + FPT đã có thương hiệu trên thị trường, các sản phẩm dịch vụ của FPT đã khẳng định thương hiệu của mình. + Nguồn chủ yếu tạo doanh thu cho FPT tập trung vào 5 mảng chính: Phân phối; Tích hợp hệ thống; Xuất khẩu phần mềm; Telecom và Đào tạo. Ngoài ra còn có những mảng hoạt động "tay trái" khác mang lại doanh thu khiêm tốn hơn như bất động sản, ngân hàng... Như vậy có lẻ với lợi thế về những mảng kinh doanh của FPT thì sẻ tạo động lực cho sản phẩm công nghệ ra đời thành công hơn. + Thị trường các dòng điện thoại được cạnh tranh hơn giữa các ông lớn trên thị trường trong và ngoài nước. + Việt Nam đã gia nhập vào các hội lớn như WTO đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư lớn vào thị trường trong nước. + Nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin cũng như viễn thông của khách hàng đã tạo động lực cho FPT lên kế hoạch tung ra máy tính và điện thoại của mình. + Theo Giám đốc FPT Elead, thị phần của dòng máy này vẫn chiếm khoảng 15 đến 30% so với khoảng 65,70% thị phần của máy lắp ráp không thương hiệu trên thị trường. Điểm yếu (Weaknesses) SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 19 Kế hoạch kinh doanh Ths. Vòng Thình Nam + Khách hàng chưa quen cái tên gọi là sản phẩm công nghệ đối với công ty FPT. Họ chỉ nghĩ FPT là công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, chứ việc sản xuất sản phẩm công nghệ chưa được phổ biến rộng rãi. + Doanh số từ hoạt động phân phối điện thoại di động của FPT có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất, lại đang đối mặt với nguy cơ bị pha loãng do sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh mới như: PV Telecom với phân khúc thị trường ở những tỉnh nhỏ, khu vực ngoại thành Hà Nội và TP HCM; Viettel với dòng sản phẩm cấp thấp của Samsung và mới đây là BlackBerry, Thành Công Mobile với dòng điện thoại Panasonic, An Bình Mobile với BenQ Siemens và HTC..., trong đó hai đối thủ đáng gờm nhất là PV Telecom thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Viettel. + Máy tính thương hiệu Việt dần dần trở nên yếu thế khi chưa thực sự đầu tư xứng đáng cho công tác nghiên cứu phát triển cũng như quảng bá sản phẩm hay các chiêu kích cầu chuyên nghiệp khác. Cơ hội( Opportunities) + Cạnh tranh gia tăng trên thị trường di động sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn thị trường viễn thông. + Tốc độ tăng trưởng thị trường băng rộng là rất nhanh, dự kiến vượt 2 triệu thuê bao trong năm 2011 - Chính phủ đang thực hiện tự do hoá ngành viễn thông, tạo điều kiện tham gia cho các tập đoàn viễn thông lớn. + Ngày nay, người Việt Nam hay ưa thích và xài hàng Việt nên cũng là một trong những khách hàng lớn của công ty khi tung ra sản phẩm.  Rũi ro( Threats) + 1/3 làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi non rất khó để triển khai dịch vụ viễn thông. Làm cản trở việc phát triển mạng cố đinh, di động và Internet. Nên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của FPT. + Tỷ lệ thuê bao di động ngừng hoạt động chưa được xác định rõ ràng, tạo ra sự không minh bạch trên thị trường di động. SVTH: Lê Thị Mỹ Hường 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan