Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kê biên và xử lý tài sản thi hành án và thực tiễn thực hiện tại thành phố hải ph...

Tài liệu Kê biên và xử lý tài sản thi hành án và thực tiễn thực hiện tại thành phố hải phòng

.PDF
71
46
119

Mô tả:

DANH MỤC VIẾT TẮT CHV: Chấp hành viên LTHADS: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 QSDĐ: Quyền sử dụng đất TAND: Tòa án nhân dân THA: Thi hành án THADS: Thi hành án dân sự TMCP: Thương mại cổ phần TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân TM và VT: Thương mại và vận tải PHỤ LỤC CỦA LUẬN VĂN Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Kết quả thi hành án và áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án về việc của thành phố Hải Phòng từ 35 năm 2016 – năm 2019 2.2 Kết quả thi hành án và áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án về tiền của thành phố Hải Phòng từ 35 năm 2016 – năm 2019 2.3 Thống kê về việc kết quả kê biên, xử lý tài sản thi hành án của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng 37 2.4 Thống kê về tiền kết quả kê biên, xử lý tài sản thi hành án của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng 37 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu .............................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 5. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 4 7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 5 Chương 1 ........................................................................................................... 6 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KÊ BIÊN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .................................................................. 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự ................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án .............. 7 1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự ............................................................................................ 9 1.2. Những quy định về kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự ...................................................................................................... 11 1.2.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự ............................................................................ 11 1.2.2. Quy định chung về thủ tục kê biên tài sản ...................................... 14 1.2.3. Trường hợp cụ thể khi tiến hành kê biên một số tài sản trong thi hành án dân sự .......................................................................................... 17 1.2.4. Xử lý tài sản thi hành án kê biên .................................................... 30 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 33 Chương 2 ......................................................................................................... 34 THỰC TIỄN KÊ BIÊN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................. 34 2.1. Thực tiễn kê biên và xử lý tài sản thi hành án tại thành phố Hải Phòng và một số tồn tại, hạn chế............................................................................. 34 2.1.1. Thực tiễn kê biên và xử lý tài sản thi hành án tại thành phố Hải Phòng ........................................................................................................ 34 2.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác kê biên và xử lý tài sản thi hành án ...................................................................................................... 39 2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác kê biên, xử lý tài sản thi hành án ...................................................................... 53 2.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật ...................... 53 2.2.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác................................. 58 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 65 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thi hành án dân sự là hoạt động thực hiện quyết định dân sự trong các bản án, quyết định của cơ quan Tòa án. Đây là hoạt động bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành trên thực tế đồng thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tổ chức thi hành án dân sự đã được hình thành ngay trong những năm đầu sau cách mạng tháng Tám thành công nhưng lại chưa được dựa trên một văn bản pháp luật chính thức có hiệu lực pháp lý cao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Sau Pháp lệnh THADS năm 1989 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động THADS thì Pháp lệnh THADS năm 1993 đã tạo ra bước ngoặt lớn về tổ chức và hoạt động của công tác THADS ở nước ta, đưa công tác này sang một giai đoạn phát triển mới, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, các Pháp lệnh THADS đã bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều vướng mắc về cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, thủ tục THADS chưa được tháo gỡ kịp thời, dẫn đến tình trạng án tồn đọng có xu hướng gia tăng, đòi hỏi pháp luật THADS cần có sự bổ sung, hoàn thiện kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác THADS. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa, luật hoá các quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án dân sự và tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự của nước ta qua các thời kỳ, cũng như tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được ban hành. Trong những năm gần đây, công tác thi hành án dân sự càng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Điều 106 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự một lần nữa lại được nhấn mạnh tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự. 1 Trong giai đoạn hiện nay, quá trình thực thi pháp luật về thi hành án dân sự vẫn gặp nhiều vấn đề phức tạp. Nhiều trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành nhưng có thái độ chây ỳ, trốn tránh, cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình gây ảnh hưởng đến kết quả thi hành án. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức thi hành, chấp hành viên phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án và một trong số đó là biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án. Ngoài những trở ngại phát sinh trên thực tế thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án vẫn gặp phải những trở ngại về mặt pháp lý. Những vấn đề trên đã dẫn tới việc cưỡng chế kê biên tài sản nhiều khi không đạt hiệu quả, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thi hành án dân sự nói chung. Với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Kê biên và xử lý tài sản thi hành án và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng” là đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay đã có một số các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến đề tài này như: Luận án Thạc sĩ Luật học (năm 2000), Trường Đại học Luật Hà Nội, “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”, tác giả Nguyễn Công Long và luận văn thạc sĩ Luật học (năm 2011), Trường Đại học Luật Hà Nội, “Biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản trong thi hành án dân sự”, tác giả Nguyễn Thanh Phong. Tuy nhiên, hai đề tài trên ra đời trước khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014) có hiệu lực nên không tránh khỏi một số các quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản thi hành án đã lỗi thời, không còn phù hợp. Ngoài ra, những công trình nghiên cứu như: Luận văn Thạc sĩ Luật học (năm 2016), Học viện khoa học – Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, “Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Hoàng Minh Huệ; luận văn Thạc sĩ Luật học (năm 2018), Trường Đại học Luật Hà Nội, “Cưỡng chế kê biên tài sản trong thi hành án dân sự và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Sơn La” của tác giả Tòng Mai Phương và luận văn Thạc sĩ Luật học (năm 2018), Trường Đại học Luật Hà Nội, “Biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự” của 2 tác giả Chu Quang Phúc lại chưa nêu bật được cụ thể tình hình thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự hiện nay. Bên cạnh đó, công trình luận án Tiến sĩ Luật học (năm 2017), Trường Đại học Luật Hà Nội, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn cũng đề cập đến vấn đề kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên, với nội dung chính của luận án là về cưỡng chế thi hành án dân sự thì kê biên, xử lý tài sản thi hành án chỉ là một trong những nội dung của cưỡng chế thi hành án dân sự mà tác giả hướng đến. Do đó, vẫn cần thiết phải có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và cập nhật về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự, nội dung quy định của biện pháp kê biên; quá trình áp dụng biện pháp kê biên trên thực tế từ đó xác định được những ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập của biện pháp cưỡng chế này và các tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện chúng. Qua đó, tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, vướng mắc còn tồn tại, góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc đặt ra trong công tác thi hành án dân sự hiện nay. Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên những khía cạnh sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa. - Phân tích, đánh giá những quy định của Luật Thi hành án dân sự về biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án. - Tình hình thực hiện biện pháp kê biên và xử lý tài sản trong thi hành án dân sự trong thực tiễn. 3 - Trên cơ sở tình hình thực tiễn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả công tác kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong nội dung luận văn thạc sĩ luật hoặc này, tôi tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kê biên và xử lý tài sản trong thi hành án dân sự, từ đó rút ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả về kê biên và xử lý tài sản trong thi hành án dân sự tại thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn này giới hạn đối với các vụ việc áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản trong thi hành án dân sự tại thành phố Hải Phòng căn cứ vào Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành án dân sự có liên quan. Thời gian nghiên cứu và mốc lấy số liệu thống kê trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019. 5. Các phương pháp nghiên cứu Các nội dung trong Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đảm bảo việc xây dựng và hoàn thiện về biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự nói riêng và công tác tác về thi hành án dân sự nói chung phải tuân theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, luận văn này cũng áp dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp và thực tiễn để đảm bảo đưa ra bức tranh tổng thể và khách quan nhất của quá trình kê biên, xử lý tài sản thi hành án dân sự trên thực tế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau: 4 - Về lý luận: Luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, nguyên tắc áp dụng cũng như phân tích một cách cụ thể quy trình áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành góp phần bổ sung làm phong phú thêm hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật thi hành án dân sự nói chung và nghiên cứu về biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án nói riêng. - Về thực tiễn: Dựa trên các quy định của pháp luật, tác giả liên hệ với tình hình áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, cùng những hạn chế, tồn tại. Qua đó đưa ra những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 02 chương: Chương 1: Khái quát chung về kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự. Chương 2: Thực tiễn thực hiện kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự và một số kiến nghị. 5 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KÊ BIÊN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm Theo định nghĩa trong Từ điển Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên Tr. 485 thì: “Kê biên là kê ra (danh mục tài sản có liên quan đến hành vi tội phạm) để chờ xử lí theo pháp luật”. Bên cạnh đó, trong Từ điển Việt Nam Tr. 1163 cũng định nghĩa về xử lý như sau: “Xử lý là xem xét và giải quyết ...”. Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì kê biên và xử lý tài sản thi hành án là việc kê ra danh mục tài sản thi hành án để xem xét và giải quyết các tài sản đó nhằm mục đích nhất định. Còn theo Từ điển Luật học Tr. 243 thì kê biên tài sản là: “Một biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc thi hành bản án hình sự, chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định, có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Theo định nghĩa trên, việc kê biên tài sản chỉ là biện pháp cưỡng chế được áp dụng với chủ thể trong mối quan hệ được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự. Trên thực tế, còn một số cơ quan khác được Nhà nước trao quyền thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản thi hành án như cơ quan Công an, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, cơ quan THADS... Bởi vậy, định nghĩa kê biên, xử lý tài sản thi hành án trên lại chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp trong lĩnh vực thi hành bản án hình sự chưa thực sự là định nghĩa cụ thể và chính xác về biện pháp kê biên và xử lý tài thi hành án trong lĩnh vực THADS, đề tài mà luận văn này hướng đến. Bên cạnh đó, LTHADS cũng không có một định nghĩa cụ thể về kê biên và xử lý tài sản thi hành án là gì mà tại khoản 3 Điều 71 LTHADS lại chỉ quy định: “Kê biên, xử lý tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế THA”. 6 Theo định nghĩa trong Từ điển Việt Nam của Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên Tr. 233 thì cưỡng chế là việc: “Dùng quyền lực nhà nước bắt phải tuân theo”. Bên cạnh đó, giáo trình LTHADS Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội (2018) tại trang 195, định nghĩa cưỡng chế THADS như sau: Cưỡng chế THADS là biện pháp THADS dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ THADS của họ, do CHV áp dụng trong trường hợp người phải THA có điều kiện THA không tự nguyện THA. Như vậy, có thể xác định kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong THADS là một trong các biện pháp cưỡng chế THA dùng quyền lực Nhà nước để buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ THADS của họ, được chia thành hai giai đoạn gồm kê biên tài sản thi hành án và sau đó tiến hành xử lý các tài sản đã được kê biên theo quy định. Vì vậy, dựa trên những định nghĩa, đánh giá cùng các quy định về kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành LTHADS, có thể rút ra khái niệm như sau: Kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong THADS là một trong những biện pháp cưỡng chế THA dùng quyền lực Nhà nước được CHV áp dụng theo một trình tự, thủ tục quy định, bao gồm hai giai đoạn là kê biên tài sản thi hành án và xử lý các tài sản đã thực hiện kê biên nhằm hạn chế, tước bỏ quyền tự định đoạt tài sản trong trường hợp người phải THA có tài sản nhưng không tự nguyện THA để bảo vệ quyền và lợi ích của người được thi hành án. 1.1.2. Đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án Một, kê biên và xử lý tài sản thi hành án thể hiện tính quyền lực nhà nước. Là một trong những biện pháp cưỡng chế THA, vì vậy kê biên và xử lý tài sản thi hành án cũng mang tính quyền lực nhà nước. Chỉ có cá nhân thuộc cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc người thuộc tổ chức được Nhà nước trao quyền mới có thẩm quyền tiến hành áp dụng biện pháp kê biên1. Quyền lực của Nhà nước được thể hiện thông qua việc CHV ra Quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản và tiến hành tổ chức THA nếu xét thấy đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định, vì vậy nó thể hiện tính chất bắt buộc. Trong quá Lê Anh Tuấn (2017), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr.31. 1 7 trình tổ chức THA, người phải THA, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thái độ chống đối, CHV được quyền ra các Quyết định xử phạt hành chính và nếu có đầy đủ căn cứ, hoàn toàn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Hai, kê biên, xử lý tài sản thi hành án được áp dụng đối với người phải THADS. Theo quy định của LTHADS thì người phải THA là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ thi hành đầy đủ kịp thời bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà không phải bất kỳ chủ thể nào khác mà LTHADS điều chỉnh như người được THA hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bởi vậy, kể cả trong các vụ việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án mà tài sản đó không phải là của người phải THA (tài sản thế chấp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm bảo đảm nghĩa vụ của người phải THA) thì chủ thể bị áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án cũng vẫn là người phải THA. Ba, kê biên, xử lý tài sản thi hành án được áp dụng khi có tài sản thi hành án. Đối tượng của biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong THADS là tài sản, vì vậy nếu như không có tài sản thi hành án thì CHV không thể áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án. Tài sản thi hành án có thể là tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án, cũng có thể là tài sản thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ thi hành án hoặc tài sản do cơ quan Tòa án quyết định. Bốn, kê biên, xử lý tài sản thi hành án chỉ được áp dụng khi người phải THADS không tự nguyện THA. Sau khi nhận được quyết định THA, người phải THA có thời gian để tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. Trong thời gian này, CHV không có quyền áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trừ trường hợp xác định người phải THA, người có tài sản có hành vi chuyển dịch nhằm tẩu tán, hủy hoại tài sản. Sau khi hết thời hạn tự nguyện THA, nếu người phải THA có điều kiện mà không tự nguyện thi hành án thì lúc này CHV được quyền áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án. Tuy nhiên, trường hợp người phải THA, người có tài sản tự nguyện bàn giao tài sản cho cơ quan THADS thì chỉ tiến hành giao nhận tài sản để xử lý mà không áp dụng biện pháp kê biên. 8 Năm, khi áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án, người phải THA, người có tài sản bị hạn chế quyền định đoạt đối với tài sản. Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Như vậy, khi CHV áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án đối với người có tài sản, người phải THA cũng có nghĩa người phải THA, người có tài sản bị hạn chế chuyển giao quyền sở hữu tài sản như: mua, bán, tặng, cho, chuyển nhượng, chuyển đổi… cho người khác cũng như không được làm mất mát, hư hỏng hay hủy hoại tài sản. Bởi tài sản thi hành án bị kê biên là những tài sản nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ của người phải THA với nhà nước (án chủ động) và cá nhân, cơ quan, tổ chức (án theo yêu cầu) khi người phải THA có tài sản nhưng không tự nguyện THA. 1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự Kê biên, xử lý tài sản thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 71 LTHADS và là một trong hai biện pháp cưỡng chế được áp dụng nhiều nhất trên thực tế. Vì vậy, vai trò của biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án là vô cùng quan trọng, được thể hiện: Một, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Công tác THADS là khâu cuối cùng trong quá trình tố tụng sau khi Tòa án đưa vụ việc ra xét xử và Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quá trình tố tụng có thể hoàn thành được hay không, quyết định ở việc công tác THADS có hiệu quả hay không. Đặc biệt, đối với nhiều trường hợp khi người phải THA không tự nguyện THA, cố tình chây ỳ thì việc CHV áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tố tụng, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Đối với những trường hợp, người phải THA chây ỳ, không tự nguyện THA mặc dù có tài sản vô hình chung gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức được THA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong bản án, quyết định của Tòa án, xâm phạm đến các quan hệ mà LTHADS điều chỉnh. Chính vì vậy, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án sẽ góp 9 phần khôi phục lại các quan hệ xã hội như ban đầu, bảo đảm quyền và lợi ích của những người bị thiệt hại và răn đe những đối tượng không tự nguyện THA. Ba, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể trong quá trình THA và người dân. Thông qua biện pháp cưỡng chế THA nói chung và biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án nói riêng góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho các chủ thể tham gia trong quá trình THA được nâng cao. Vì vậy, chủ thể tổ chức áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án cần phải nghiên cứu, tìm tòi, nắm chắc các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình kê biên, xử lý tài sản thi hành án để áp dụng một cách chính xác, tránh những sai sót không đáng có dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện. Đối với các đương sự THA, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án buộc họ phải thay đổi nhận thức, tìm hiểu các quy định của pháp luật từ đấy có thể đưa ra phương cách xử lý tốt nhất, tránh những hậu quả pháp lý, chi phí phát sinh không đáng có. Ngoài ra, còn có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình trong trường hợp cơ quan THA dân sự áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án sai. Đối với các cơ quan, tổ chức giám sát hoạt động THA, quá trình tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án sẽ giúp họ có một cái nhìn toàn diện hơn nữa trong công tác THA, từ đó có những kiến nghị, góp ý cho công tác THA nói chung và việc tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Bên cạnh đó, quá trình tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án luôn cần sự phối hợp của các cơ quan ban ngành có liên quan, đặc biệt là trong những vụ việc cưỡng chế cần huy động lực lượng. Những vụ việc như vậy luôn dành được sự quan tâm rất lớn từ phía dư luận. Thông qua quá trình tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án sẽ góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, răn đe, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật để trước khi hành động, họ có những suy nghĩ thấu đáo đến những hậu quả mà mình có thể phải gánh chịu. Bốn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án. Bên cạnh những trường hợp người phải THA tự nguyện THA thì có thể đánh giá các phán quyết trong Bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên là hợp tình, hợp lý và người phải THA hoàn toàn chấp nhận phán quyết trên. Tuy nhiên, cũng có 10 rất nhiều những trường hợp người phải THA không tự nguyện THA do không đồng ý với Bản án, quyết định của Tòa án dẫn đến khi tiến hành tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án, họ có thái độ chống đối. Vì thế, thông qua việc tổ chức THADS có thêm cơ sở đánh giá phán quyết trong Bản án, quyết định của Tòa án đã chính xác chưa, từ đó góp phần phát huy hơn nữa hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại. 1.2. Những quy định về kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự 1.2.1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong thi hành án dân sự Kê biên và xử lý tài sản thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế THA cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Bảo đảm hiệu lực của Bản án, quyết định. - Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. - Khuyến khích thỏa thuận THA. - Khuyến khích tự nguyện THA. Bên cạnh những nguyên tắc chung khi áp dụng biện pháp cưỡng chế THA thì đối với việc áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án nói riêng cũng cần thực hiện tốt các quy định có tính nguyên tắc sau đây: Một, chỉ kê biên tài sản của người phải THA tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA, CHV căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định THA; tính chất, mức độ, nghĩa vụ THA; điều kiện của người phải THA; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án THA2. Việc áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án THA phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA và các chi phí cần thiết căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Lê Anh Tuấn (2017), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế thi hành án dân sự ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr.55. 2 11 Nguyên tắc này đòi hỏi rất cao về mặt chuyên môn nghiệp vụ của CHV, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức CHV. Như đã nói ở trên, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án là một trong những biện pháp phức tạp nhất trong công tác THA. Vì vậy, CHV phải có sự đánh giá về mọi mặt tất cả các điều kiện: thái độ hợp tác của các đương sự, sự phối hợp của các cơ quan ban, ngành có liên quan, xác định tài sản tiến hành kê biên… của một vụ việc để đưa ra quyết định có áp dụng biện pháp kê biên hay không. Trường hợp khi tiến hành biện pháp kê biên tài sản THA phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA và các chi phí cần thiết khác được áp dụng đối với những vụ việc có nhiều tài sản. CHV cần phải có sự ước lượng đánh giá tương đối về giá trị của tất cả các tài sản để từ đó quyết định sẽ áp dụng kê biên, xử lý đối với tài sản nào mà đủ để đảm bảo nghĩa vụ của người phải THA cùng các chi phí phát sinh có liên quan. Ngoài ra, đối với trường hợp người phải THA chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải THA mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì CHV vẫn có quyền áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thi hành án để THA căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Hai, chỉ được áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản thi hành án sau khi đã hết thời hạn tự nguyện THA trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ THA. Theo quy định của LTHADS, sau khi cơ quan THADS ra Quyết định THA thì kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định THA, người phải THA có thời hạn 10 ngày để tự nguyện THA. Trong thời hạn 10 ngày này, CHV không được áp dụng biện pháp cưỡng chế THA. Sau khi hết thời hạn 10 ngày tự nguyện THA, CHV thực hiện việc xác minh và tiến hành tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định. So với quy định tại LTHADS 2008 thì có thể thấy LTHADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã rút ngắn thời gian tự nguyện THA từ 15 ngày xuống 10 ngày. Nguyên tắc này góp phần giảm thời gian thi hành một vụ việc của cơ quan THA khi thực tế hiện nay số lượng vụ việc và giá trị tiền tương ứng đang có xu hướng ngày càng tăng qua từng năm, góp phần giúp CHV 12 nhanh chóng tiến hành các biện pháp để tổ chức THA, giảm thiểu số lượng về việc và về tiền còn tồn đọng chuyển sang năm sau. Ngoài ra, trong trường hợp nhận thấy người phải THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ THA thì CHV có thể áp dụng ngay biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế THA kể cả khi chưa hết thời hạn 10 ngày tự nguyện THA. Nguyên tắc này được đưa ra đối với trường hợp CHV phát hiện người phải THA cố tình trốn tránh nghĩa vụ THA gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan, phương hại đến những mối quan hệ được LTHADS bảo vệ. Ba, không được kê biên những tài sản mà pháp luật quy định không được phép kê biên. Những tài sản mà pháp luật quy định không được phép kê biên được quy định cụ thể tại Điều 87 LTHADS bao gồm những tài sản bị cấm lưu thông, tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan tổ chức và những tài sản thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân cũng như quá trình sản xuất của cơ quan, tổ chức là người phải THA. Bốn, kê biên, xử lý tài sản thi hành án phải do người có thẩm quyền tiến hành. Kê biên là một trong những biện pháp cưỡng chế THA vì vậy mà nó cũng mang tính quyền lực nhà nước, thể hiện qua việc Nhà nước chỉ trao quyền kê biên, xử lý tài sản thi hành án cho chủ thể nhất định và cũng chỉ có chủ thể này được quyền tiến hành các thủ tục và tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án. Theo quy định của LTHADS thì chủ thể có thẩm quyền tiến hành kê biên tài sản nói riêng và các biện pháp cưỡng chế THA nói chung là CHV. Năm, chỉ được kê biên vào thời gian quy định, tránh những ngày lễ của đất nước. Cơ quan THADS không tổ chức cưỡng chế THA có huy động lực lượng trong thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải THA; các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn, xã hội, phong tục tập quán tại địa phương. Ngoài ra, không thực hiện việc tổ chức cưỡng chế THA trong thời gian từ 22 giờ đến 06 sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của 13 pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định căn cứ theo khoản 2 Điều 46 LTHADS. Đây là những nguyên tắc hợp lý và rất thiết thực, bởi với người Việt Nam thì những ngày cuối năm là thời khắc của sự đoàn tụ, sum vầy, ai cũng mong được dành những thời gian như vậy bên gia đình, bạn bè, làng xóm của mình. Chính vì vậy, việc tiến hành tổ chức kê biên, xử lý tài sản thi hành án trong giai đoạn này, đặc biệt đối với tài sản là nhà ở hoặc QSDĐ cùng tài sản gắn liền với đất, là việc buộc họ phải rời khỏi nơi sinh sống, sinh hoạt của cả gia đình là một điều không nên. Cũng tương tự như vậy, những ngày truyền thống đối với đối tượng chính sách chính là những ngày vinh danh những người có công với đất nước, những thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, nếu tổ chức kê biên và xử lý tài sản thi hành án trong những ngày như vậy chính là việc đi ngược lại với đạo lý của dân tộc Việt Nam: Uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, cơ quan THADS cũng không được thực hiện việc tổ chức cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 sáng ngày hôm sau bởi đó là khoảng thời gian mà theo khoa học con người cần có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc không chỉ của các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà còn của CHV tổ chức kê biên và các cán bộ của các ban ngành có liên quan tham gia phối hợp. Ngoài ra, quy định về thời gian không được tiến hành kê biên tài sản cũng nhằm đảm bảo tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 1.2.2. Quy định chung về thủ tục kê biên tài sản 1.2.2.1. Xác minh điều kiện thi hành án Xác minh điều kiện THA là tiền đề của quá trình kê biên, xử lý tài sản thi hành án. Mục đích của hoạt động xác minh điều kiện THA là để xác định người phải THA có khả năng thực hiện nghĩa vụ THA hay không, cụ thể là tìm hiểu các thông tin về thu nhập, tài sản, tài khoản của người phải THA. Việc xác minh điều kiện THA có thể do CHV tiến hành hoặc người được THA tiến hành, cung cấp thông tin cho cơ quan THADS. Căn cứ theo Điều 44 LTHADS, sau khi hết thời hạn tự nguyện mà người phải THA không tự 14 nguyện THA thì trong thời hạn 10 ngày, CHV tiến hành việc xác minh điều kiện của người phải THA. Khi tiến hành xác minh điều kiện THA, CHV phải yêu cầu người phải THA kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ các thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA và thực hiện xác minh tại nơi người phải THA có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở. Trường hợp tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó, ví dụ như tài sản là bất động sản thì phải xác minh tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc đối với tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm thì phải xác minh tại các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm. 1.2.2.2. Ra Quyết định kê biên Khoản 1 Điều 46 LTHADS quy định: “Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải THA có điều kiện THA mà không tự nguyện THA thì bị cưỡng chế”. Như vậy, Luật không quy định thời hạn ra quyết định cưỡng chế, kê biên nhưng có thể hiểu là hết thời hạn tự nguyện là 10 ngày, nếu kết quả xác minh cho thấy người phải THA có tài sản để THA thì CHV phải ra quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản. Sau khi ra quyết định kê biên tài sản, CHV phải thực hiện việc thông báo các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và gửi quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và UBND cấp xã nơi tổ chức kê biên tài sản. 1.2.2.3. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế, kê biên Sau khi CHV ra Quyết định cưỡng chế, kê biên tài sản thì dựa trên tình hình thực tế đối với từng vụ việc cụ thể, CHV tiến hành lập kế hoạch cưỡng chế THA trong trường hợp cần huy động lực lượng được quy định tại Điều 72 LTHADS. Kế hoạch cưỡng chế THA cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung bao gồm: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; yêu cầu lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; dự trù chi phí cưỡng chế. Sau khi CHV đã xây dựng xong kế hoạch cưỡng chế thì phải gửi ngay kế hoạch cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, UBND cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng 15 chế THA. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của CHV. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan THADS cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế. 1.2.2.4. Thực hiện kê biên Hiện nay, LTHADS chưa có quy định cụ thể về trường hợp sau khi CHV ra Quyết định kê biên thì trong thời hạn bao lâu phải tiến hành tổ chức kê biên. Tuy nhiên, Điều 88 LTHADS quy định trước khi kê biên bất động sản ít nhất 03 ngày làm việc, CHV phải thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tiến hành cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên. Còn trong trường hợp nhận thấy có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản thì CHV không cần thông báo mà có thể thực hiện việc tổ chức kê biên ngay. Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì CHV vẫn tiến hành kê biên nhưng phải có người làm chứng căn cứ theo khoản 1 Điều 88 LTHADS. Việc kê biên tài sản phải được lập thành biên bản trong đó phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên CHV, đương sự hoặc người được ủy quyền, người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan đến tài sản, các cơ quan ban ngành phối hợp tham gia kê biên; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng đối với tài sản, yêu cầu của đương sự, ý kiến của người làm chứng và chữ ký của các thành phần tham gia kê biên. 1.2.2.5. Bảo quản tài sản kê biên Sau khi kê biên, xử lý tài sản thi hành án, CHV phải giao bảo quản những tài sản đã kê biên. Theo quy định tại Điều 58 LTHADS, việc bảo quản tài sản THA được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây: - Giao cho người phải THA, người thân của người phải THA theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của LTHADS hoặc người đang sử dụng, bảo quản; - Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản; - Bảo quản tại kho của cơ quan THADS. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất