Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử ISLAM TRONG NỀN CHÍNH TRỊ MALAYSIA...

Tài liệu ISLAM TRONG NỀN CHÍNH TRỊ MALAYSIA

.DOC
20
1022
103

Mô tả:

Islam ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Malayu và tác động mạnh mẽ đến chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Malaysia, đặc biệt từ đầu thập kỷ 70, Islam ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần với nhiều lý do. Vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi thấy Islam có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của Malaysia – nơi Islam là quốc giáo, nhưng quyền lực không thuộc về người đứng đầu cộng đồng Islam mà thuộc về đảng dân tộc UMNO. Chính vì thế mà các lực lượng Islam ở Malaysia (mà cụ thể là đảng Pas) luôn đấu tranh với chính phủ với mục đích biến Malaysia thành một quốc gia Islam theo đúng nghĩa của nó.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ VĂN TRUNG HIẾU ISLAM TRONG NỀN CHÍNH TRỊ MALAYSIA TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN “HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Xà HỘI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI” Người hương dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG VĂN VIỆT Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT LIÊN BANG MALAYSIA:..................................................2 1. Vị trí địa lý:..................................................................................................2 2. Diện tích:.......................................................................................................2 3. Khí hậu:........................................................................................................2 4. Địa hình:.......................................................................................................2 5. Tài nguyên thiên nhiên:..............................................................................2 6. Dân số:...........................................................................................................2 7. Các dân tộc:..................................................................................................2 8. Ngôn ngữ chính:...........................................................................................2 9. Tôn giáo:.......................................................................................................2 10. Lịch sử:........................................................................................................2 11. Tổ chức nhà nước:.....................................................................................3 12. Kinh tế:.......................................................................................................3 13. Giáo dục:.....................................................................................................6 II. ISLAM Ở LIÊN BANG MAYLAYSIA:...................................................6 1.Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của Islam...................................6 2.Islam ở liên bang Malaysia:..........................................................................7 III. VAI TRÒ CỦA ISLAM TRONG NỀN CHÍNH TRỊ MALAYSIA:.....8 1. Islam trong hiến pháp Malaysia:................................................................8 2. Islam trong cấu trúc quyền lực bang:........................................................8 3. Các đảng phái trong nền chính trị Islam ở Malaysia:..............................9 2 4. Ứng xử của UMNO với cuộc đấu tranh của đảng đối lập phi Islam trong liên bang Malaysia (trường hợp ở bang Terrengganu)....................10 5. Chính sách ngoại giao Islam của liên bang Malaysia:............................11 IV. KẾT LUẬN:.............................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................15 3 ISLAM TRONG NỀN CHÍNH TRỊ MALAYSIA I. KHÁI QUÁT LIÊN BANG MALAYSIA: 1. Vị trí địa lý: Ở Đông Nam Á, gồm một bộ phận trên bán đảo Mã Lai và một bộ phận ở phía bắc đảo Calimantan. Malaixia giáp Thái Lan, biển Đông, Brunây, Inđônêxia, eo Malacca và biển Adaman. Tọa độ: 2 030 vĩ bắc, 112030 kinh đông. 2. Diện tích: Malaysia có tổng diện tích là 329.750 km2 3. Khí hậu: Nhiệt đới; hằng năm từ tháng 4 đến tháng 10 có gió mùa tây nam và từ tháng 10 đến tháng 2 có gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25 - 280C. Lượng mưa trung bình: 2.000 - 2.500 mm. 4. Địa hình: Có đồng bằng ở ven biển tiếp giáp các dải núi phía trong. 5. Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, dầu mỏ, gỗ, đồng, quặng sắt, khí tự nhiên, bôxit. 6. Dân số: Năm 2005, dân số Malysia ước tính là 23.953.000 người. Mật độ dân số: Khoảng 73 người/km2 7. Các dân tộc: Người Mã Lai và người bản xứ khác (58%), người Hoa (26%), người Ấn Độ (7%), các dân tộc khác (9%). 4 8. Ngôn ngữ chính: Tiếng Bahasa Melayu; tiếng Anh và các thổ ngữ Trung Quốc, Malalalam, Panjabi cũng được sử dụng. 9. Tôn giáo: Đạo Hồi (53%), đạo Phật (17%), đạo Hindu (7%); ngoài ra còn có đạo Thiên chúa, đạo Sikh, v.v.. 10. Lịch sử: Thế kỷ XV, nhà nước Hồi giáo đã ra đời trên bản đảo Malacca. Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Vương quốc Malacca. Đầu thế kỷ XX toàn bộ vùng này trở thành thuộc địa của Anh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai bị Nhật Bản chiếm đóng. Tháng 11-1945, Anh phục hồi lại chính quyền của mình ở Mã Lai. Hội nghị Luân Đôn 1956 quyết định trao trả độc lập cho Malaixia. Ngày 31-8-1957, Mã Lai được độc lập. Ngày 16-9-1963, Mã Lai, Xinhgapo, Sabah và Sarawak ký hiệp ước thành lập Liên bang Malaixia. Ngày 9-8-1965 Xinhgapo tuyên bố tách khỏi Liên bang Malaixia, trở thành quốc gia độc lập. 11. Tổ chức nhà nước: Chính thể Quân chủ lập hiến. Các khu vực hành chính: 13 bang và 2 vùng liên bang: Johor, Kedah, Kelantan, Labuan*, Melaka, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Pulau Pinang, Sabah, Sarawak, Selangor, Terengganu, Wilayah Persekutuan. Thành phố Kuala Lumpur nằm trong vùng liên bang Wilayah Persekutuan. Hiến pháp: Thông qua ngày 31-8-1957, sửa đổi ngày 16-9-1963. Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Người cầm quyền tối cao (Quốc vương). Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng. Bầu cử: Quốc vương và Phó Quốc vương do các Tiểu vương cha truyền con nối của 9 bang bầu 5 trong số họ, nhiệm kỳ 5 năm; sau khi bầu cử Quốc hội, lãnh đạo của đảng giành được đa số ghế trong Hạ viện sẽ trở thành Thủ tướng. Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Thượng viện (70 ghế, 44 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 26 ghế do cơ quan lập pháp nhà nước bổ nhiệm) và Hạ viện (219 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu theo tỷ lệ số dân ở nông thôn, nhiệm kỳ 5 năm). Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm trên cơ sở tư vấn của Thủ tướng. Chế độ bầu cử: Từ 21 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu. Các đảng phái chính: Mặt trận Dân tộc; Hiệp hội người Hoa ở Malaixia; Đại hội người Ấn Độ ở Malaixia; Đảng Hồi giáo Malaixia; Đảng Hành động dân chủ; Đảng Tiến bộ Sabah, Đảng Dân chủ Sabah; Đảng Nhân dân thống nhất Sarawak; Đảng Hành động dân chủ. 12. Kinh tế: Sau khi dành được độc lập (1957), Malaysia lúc đó là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào Anh, nguồn thu chính là từ xuất khẩu cao su tự nhiên và thiếc. Giai đoạn 1957-1970 là thời kỳ tiền chính sách kinh tế mới với mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh xuất khẩu và định hướng công nghiệp hóa. Malaysia đề ra sách lược này là nhìn về phương Tây (Anh, Mỹ, Đức, Pháp…). Từ năm 1971, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách kinh tế mới (19711990) với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế. Trong giai đoạn này, kinh tế Malaysia chính thức có sự chuyển đổi từ một nước chuyên sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nước có các nghành công nghiệp chế biến đa dạn. Đây có thể coi là giai đoạn phác thảo kế hoạch triển vọng, còn gọi là OPP1 (Outline Persfective Plan). Trong giai đoạn này, Malaysia thực thi chính sách kinh tế mới (NEP), chú ý phát triển đồn đều giữa các cộng đồng. 6 Chính sách nhìn về phương Đông (Look East) nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật từ Nhật và các nước NICs. Từ năm 1983, Chính phủ Malaysia đưa ra chính sách tự do hóa kinh tế với các điểm nổi bật như:  Nới lỏng luật lệ và cải tiến chính sách đầu tư;  Khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế;  Chủ trương quản lý chặt việc chi tiêu của khu vực kinh tế nhà nước; và  Chủ trương tư nhân hóa các hoạt động kinh doanh và các công ty quốc doanh. Nhờ đó, đến cuối thập kỷ 80, Malaysia chuyển sang nền kinh tế trong đó khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng. Kể từ năm 1991-2000, Malaysia thi hành chính sách phát triển quốc gia (NDP – National Development Plan), còn gọi là OPP2. Ở giai đoạn này, Malaysia phát triển một nền kinh tế cân đối, chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, tức là nhìn về phương Nam (Look South), nhằm tranh thủ thị trường tiêu thụ. Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là “Chương trình Phát triển Mới” hay “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu đưa Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020. Đây là giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển toàn bộ, để trong vòng 30 năm sẽ đưa Malaysia thành nước phát triển toàn diện. Nhằm đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao, Chính phủ Malaysia đã đề ra các mục tiêu quan trọng sau đây:  Nhanh chóng chuyển nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang nền kinh tế có lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế.  Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) vào các nghành kinh tế, tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến. 7  Phát triển các nghành công nghiệp có kỹ thuật cao (Hi-tech), không khuyến khích các nghành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như trước đây, vì hiện nay đang thiếu lao động, và chuyển đầu tư các nghành này ra nước ngoài. Thế nhưng mục tiêu này đã bị ảnh hưởng ít nhiều do kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng trong 2 năm 1997-1998 cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Năm 1998, tăng trưởng GDP của Malaysia là -6,7%, đồng Ringgit mất giá 65%. Tuy nhiên, nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đến nay đang phục hồi khá nhanh. Hiện nay, Malaysia là nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Mức tăng trưởng kinh tế của Malaysia được thúc đẩy chủ yếu do tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng điện tử. Tuy nhiên, cũng do quá chú trọng tới lĩnh vực nghành hàng này nên năm 2001-2002, Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tụt dốc của nền kinh tế toàn cầu và sự đình trệ của nghành công nghệ thông tin. GDP năm 2001 chỉ tăng trưởng 0,5% do kim nghạch xuất khẩu của năm giảm gần 11% nhưng đã phục hồi với mức tăng 4,1% trong năm 2002. Ngày 21/5/2003, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chiến lược mới hướng tới kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia, một chiến lược nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững và đảm bảo một thị trường vốn cạnh tranh, linh hoạt và hiệu quả, tạo một nền tảng kinh tế tăng trưởng ổn định cho cả trung hạn và dài hạn. Đây là một chính sách trọn gói tập trung vào 4 chiến lược chính và 90 biện pháp nhằm tăng cường nội lực cũng như giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố bên ngoài, đó là:  Kích thích đầu tư tư nhân  Tăng cường năng lực canh tranh quốc gia  Phát triển các nhân tố tăng trưởng mới 8  Tăng tính hiệu quả của cơ quan quản lý Với tổng mức đầu tư tài chính cho các biện pháp này là 7,3 tỉ RM. Chính phủ Malaysia dành ưu tiên cho phát huy nội lực qua khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế tư nhân (đầu tư tư nhân giảm từ 90 tỷ RM năm 1997 xuống còn 34,5 tỷ RM năm 2001); giảm phụ thuộc vào bên ngoài; phát triển khoa học, công nghệ; tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục; nâng cao mức sống của người dân, (đặc biệt là người có thu nhập thấp); nâng cao khả năng và hiệu quả của kinh tế nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục có chính sách nâng đỡ các doanh nghiệp người bản xứ, gốc Mã Lai. Đến năm 2003, mức tăng trưởng kinh tế của Malaysia là 4,9% và đạt mức đỉnh cao 7,0% trong năm 2004. Hiện kinh tế Malaysia đang phát triển với các nền tảng vững chắc như hệ thống ngân hàng tài chính mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ cao, cán cân thanh toán hợp lý và thặng dư thương mại cao luôn được duy trì. Năm 2005, ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã công bố quyết định hủy bỏ chính sách ấn định tỉ giá hối đoái của đồng Ringgit với đồng USD đã áp dụng từ 1/9/1998, thay vào đó sẽ áp dụng chính sách “thả nổi có quản lý” nhằm kích thích hoạt động kinh tế, thương mại. Theo kết quả thăm dò của tổ chức đánh giá Korn/Ferry International (KFI), Malaysia được xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ về triển vọng kinh doanh trong 5 năm tới ở khu vực Đông Á. 13. Giáo dục: Chế độ giáo dục bắt buộc kéo dài trong 11 năm: 6 năm tiểu học, 3 năm trung học, sau đó học sinh có thể học tiếp hai năm tại một trường trung học hay một trường dạy nghề. Hầu hết học sinh được giảng dạy bằng tiếng Mã Lai và biết tiếng Anh. Các sinh viên người gốc Hoa và Ấn Độ có thể học tại các trường giảng dạy bằng tiếng của riêng họ. Những học sinh tốt nghiệp trung học có thể học hai năm tại các khóa dự bị đại học. II. ISLAM Ở LIÊN BANG MAYLAYSIA: 9 1. Khái quát về lịch sử ra đời và phát triển của Islam Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi một người nổi tiếng là giáo chủ Mohammed (Mahomet). Mâohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Xira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng. Trong một đêm thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rọâng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Môhamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah - Thành phố tiên tri). Ơû đây ông phát động và tổ chức quần chúng đấu tranh và cuộc cách mạng của ông giành được thắng lợi. Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ (Muslim) và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca. Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohamet còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Có thể nói cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Sự ra đời của Hồi giáo đã mở ra một thời kỳ lịch sử mới thống nhất trên bán đảo Ảrập. Hiện nay trên thế giới có khoảng 900 triệu tín đồ Hồi giáo có mặt ở hơn 50 quốc gia trên khắp các châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở các nước Ảrập (trừ Li băng và Ixraen) và chiếm đại đa số ở các nước như Iran, Irắc, Pakistan, Apganistan, Thổ Nhĩ Kỳ… và một số nước vùng Trung Á và cả ở Đông nam Á (chủ yếu ở Inđonesia, Malaysia). Một số quốc gia tự coi mình là quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên Hồi giáo ở các quốc gia khác nhau nên đã phân chia thành các hệ phái khác nhau nhưng về cơ bản không đối lập nhau. 10 2. Islam ở liên bang Malaysia: Islam du nhập vào Malaysia thông qua giao thương giữa phía nam Ấn Độ với với các cảng ven biển trên bán đảo Malay và đảo Sumatra. Sớm nhất là vào thế kỷ 12, khi Sultan Muzaffar Shah cải đạo và trở thành người Kedah đầu tiên teo đạo Hồi trên bán đảo Malay. Hiện nay ở Malaysia có hai phái hệ Islam: Sunni Islam và Islam Hadhari Sunni Islam là hệ phái chiếm đa số ở Malaysia. Hệ phái này có một đặc điểm rất nổi bật là vẫn còn mang trong nó những yếu tố của Shaman giáo (sùng bái tự nhiên) vẫn còn phổ biến ở các vùng nông thôn ngày nay của Malaysia. Mặc dù như thế, nhưng hệ phái Sunni Islam vẫn có điểm tương đồng với Islam tòan thế giới, đó là cầu nguyện năm lần trong một ngày. Và các cấp chính quyền của Malaysia có chính sách nghiêm ngặt trong việc duy trì đóng cửa hai giờ mỗi chiều thứ Sáu ở các cơ quan chính phủ, các cơ sở giáo dục cũng như các công ty, ngân hàng đều phải đóng cửa trong hai giờ vào mỗi chiều để công nhân có thể tiến hành cầu nguyện. Islam Hadhari là một hệ phái tiến bộ do Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi khởi xướng nhằm để nhấn mạnh vai trò của niềm tin và trung thực trong công việc khó khăn. Tuy nhiên có những tín đồ Islam ở Malaysia rằng không đồng ý với khái niệm này vì những lời dạy của Hồi giáo đã và đang hoàn tất và vì vậy, họ cảm thấy rằng Hồi giáo không cần có một tên mới và nội dung mới. III. VAI TRÒ CỦA ISLAM TRONG NỀN CHÍNH TRỊ MALAYSIA: 1. Islam trong hiến pháp Malaysia: Cộng đồng người Hồi giáo Mã Lai chiếm nửa số dân cả nước, trong khi đó cộng đồng người Hoa có thiên hướng hành nghề kinh doanh tại các thành thị chiếm khoảng 30% dân số, cộng đồng người Thiên Chúa và các cư dân bán khai trên đảo Borneo chiếm 11%, và người gốc Ấn chiếm 9%. 11 Những cuộc xuống đường xung đột sắc tộc nổ ra sau cuộc tổng tuyển cử năm 1969 đã dẫn đến sự kiện là cộng đồng người Mã và các cư dân bản địa giành được nhiều đặc quyền đặc lợi kinh tế nhờ vào “Chính Sách Kinh Tế Mới” đề ra nhằm mục đích giúp đỡ các bumiputra -“những đứa con của đất”được thụ hưởng tài sản quốc gia. kinh doanh, giáo dục và ngạch công chức Theo qui định tại điều 153 của hiến pháp của Malaysia, Malay phải được Hồi Giáo, do đó hiến pháp quy định nếu ai không theo Islam thì họ sẽ mất đi một số đặc quyền như mọi công dân Malaysia theo Islam. Vì Malaysia cho rằng bản sắc Malaysia nằm ở Islam, vì trong Islam chứa đựng ngôn ngữ, lịch sử cũng như truyền thống văn hóa lâu đời của cư dân bản địa trên bán đảo Malay. Điều này đã thúc đẩy công dân của Malaysia cải đạo theo Islam. 2. Islam trong cấu trúc quyền lực bang: Chín của tiểu bang của Malaysia là Kelantan, Terengganu, Pahang, Kedah, Perak, Perlis, Selangor, Johor và Negeri Sembilan do các vương triều Islam cai trị, mà đứng đầu là các Sultanat. Các tiểu bang Penang, Malacca, Sarawak và Sabah không có bất cứ Sultanat nào cai trị, nhưng các Agong vẫn đóng vai trò là những người đứng đầu của Hồi giáo ở mỗi quận huyện trong tiểu bang. 3. Các đảng phái trong nền chính trị Islam ở Malaysia: Sau khi giành đưọc độc lập, nhân dân bán đảo Mã Lai vừa nhớ công ơn họ vừa tin tưởng vào khả năng chính sách của họ vì đã giúp thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, đưa Mã Lai đi đến độc lập. Do nhu cầu thúc đẩy đất nước phát triển sau khi giành độc lập, Tổ Chức Quốc Gia Mã Lai Thống Nhất (UMNO) đã liên minh với các đảng phái khác hình thành nên Mặt Trận Thống Nhất Mã Lai. Mặt Trận Thống Nhất Mã Lai gồm 14 chính đảng: UMNO (United Malays National Organization - Tổ Chức Quốc Gia Mã Lai Thống Nhất), đảng Dân Chủ Hành Động (Democratic Action Party), đảng Công lý Quốc gia 12 (Keadigan Party), đảng Hồi Giáo Malaysia (Pan-Malayan Islamic Party), và đảng Tinh Thần 1946 (Spirit of 1946 Party). Các đảng hồi giáo này đại diện cho ý chí và nguyện vọng như sau: - Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO), đại diện cho người Mã Lai, là đảng lớn nhất. Theo truyền thống, Chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất của đảng giữ chức Thủ tướng và Phó thủ tướng. - Đảng Dân chủ Hành động (DAP), phần lớn đảng viên là người Hoa, có quan hệ với Đảng Nhân dân Hành động của Singapore. Đây là đảng đối lập lớn thứ hai, có đại biểu trong quốc hội. - Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS), ly khai khỏi UMNO năm 1951, gồm những người Mã Lai theo Hồi giáo cực đoan hiện đang nắm bang Kelantan. - Đảng Công lý Quốc gia (KP) do vợ của cựu Phó Thủ tướng Anwar thành lập 4/1999 nhằm đấu tranh đòi tự do cho Anwar. - Đảng Tinh Thần 1946 (Spirit of 1946), Đảng này ly khai khỏi UMNO năm 1987 sau thất bại tổng tuyển cử, do ông Razaleigh nguyên là Bộ trưởng Tài chính lãnh đạo. Đảng UMNO, trụ cột của Mặt Trận Thống Nhất Mã Lai cầm quyền từ khi Malaysia giành độc lập từ Anh vào năm 1957, Đảng UMNO không nắm toàn bộ các ghế quốc hội tất cả các bang trong liên bang Mã Lai. Hiện nắm 79 trên tổng số 140 của toàn liên minh tại quốc hội. Phe đối lập do cựu phó thủ tướng kiêm đối thủ của ông Mahathir là Anwar Ibrahim dẫn đầu, hiện cần phải giành thêm 30 ghế nữa để trở thành phe đa số tại cơ quan lập pháp và có quyền thành lập chính phủ mới. Ngoài ra ở Malaysia còn có : Hội người Mã gốc Hoa (MCA) - là đảng lớn thứ hai, đại diện cho tầng lớp tư sản người Hoa, lực lượng nắm kinh tế ở Malaysia; Hội người Mã gốc Ấn (MIC) là đảng lớn thứ ba, đại diện cho cộng đồng người Ấn ở Malaysia. 13 4. Ứng xử của UMNO với cuộc đấu tranh của đảng đối lập phi Islam trong liên bang Malaysia (trường hợp ở bang Terrengganu) Đảng đối lập Hồi giáo còn được gọi là Pas, hiện đang kiểm soát tiểu bang Terrengganu qua cuộc bầu cử kể từ năm 1999, và Đảng Thống nhất Mã Lai gọi tắt là UMNO. Terrengganu là một tiểu bang được biết với những bờ biển vàng, những khu đồn điền dầy đặc, nhưng vùng đất ấy đang trở thành nơi tranh giành của hai đảng phái trong xứ Mã Lai. Mặc dù 95% dân số tại Terrengganu là Hồi giáo, nhưng những vùng đô thị lại là nơi các cư dân không phải đạo Hồi đang sinh sống. Chính số phiếu của các cư dân không theo đạo Hồi lại mang yếu tố quyết định đối với Pas, nếu như Pas muốn thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2004. Cho đến nay, cộng đồng Hoa kiều cũng đã chấp nhận chính quyền mới tại Terrengganu khi Pas hứa hẹn: cho phép kinh doanh dễ dàng hơn; cho phép quyền sở hữu đất đai mà các cư dân Hoa kiều yêu cầu từ lâu tại làng Kampong Pulai; giảm thuế má ở khu phố Tàu tại Kuala Terrengganu. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện mà Pas thực hiện lại êm xuôi tất cả. Các doanh nhân Hoa kiều không bằng lòng khi thấy chính phủ Pas ngăn cấm phụ nữ đi làm các ca đêm. Dù cuối cùng đi đến một thỏa thuận là sẽ có những chuyến xe chuyên chở phụ nữ về nhà sau khi họ tan ca. Một Hoa kiều tại Terrengganu cho rằng Pas đang cố gắng làm những điều trên nhằm để lôi cuốn cử tri người Hoa về phe họ Đảng Pas đang cố gắng vận động các cử tri toàn quốc rằng nó có thể điều hành xứ Mã Lai một cách hiện đại với đường hướng Hồi giáo. Mặt khác, chính quyền liên minh đang điều hành xứ Mã Lai do Mặt trận Thống nhất Mã Lai cũng đang thực hiện mọi cách để đạt được mục đích: tiếp tục nắm quyền lãnh đạo. UMNO đã nhấn mạnh sự chia rẽ trong nội bộ của Pas với những ý kiến mâu thuẫn đối chọi nhau và thuyết phục các cử tri rằng đảng Pas sẽ không chú ý đến những người không theo đạo Hồi, đến các phụ nữ, trẻ em cũng như kinh tế của đất nước. 14 Wan Muttalib Embong, viên chức trong cấp chính quyền tại Terrengganu cũng là thành viên của đảng Pas, nói: “Đảng UMNO lo sợ chúng tôi trở thành một mối đe dọa cho họ. Do đó họ nói xấu chúng tôi.” Một đại diện của UMNO tại Terrengganu thừa nhận về những nỗ lực của Tổ chức UMNO để lôi cuốn nhiều cử tri: “Chúng tôi trình bày với các cử tri về những yếu điểm của Pas trong khi họ điều hành tiểu bang Terrengganu. Như vậy người dân mới có thể nhận thức rằng họ sẽ sai lầm một khi họ bầu cho Pas.” Trước việc Chính phủ cũng đã cắt đi số tiền tài trợ mà tiểu bang Terrengganu thường nhận hằng năm để phân phối cho các trường học, bệnh viện, các cộng đồng.. Việc cắt tài trợ là một cú đánh vào các kế hoạch kinh tế của Pas. Nhân vật lãnh đạo thứ hai của Pas, Mustafa Ali, tức giận nói “Chúng tôi bị cướp đoạt tiền bạc lẫn công sức của chúng tôi vì lượng dầu được khai thác tại Terrengganu chiếm bốn phần tư của ngân sách tiểu bang, họ làm như vậy để gây khó khăn cho chúng tôi.” Trong khi đó chính phủ liên bang cho rằng “sự thay đổi đó là để chắc chắn những tài trợ của chính phủ sẽ được đưa đến những nơi cần thiết hơn” Pas hiện nay cho rằng họ cần phải lôi cuốn nhiều sự ủng hộ của người dân Mã Lai. Những người lãnh đạo Terrengganu cũng nghĩ rằng họ cần phải phát triển mạnh và gây ảnh hưởng lớn đối với các cư dân Mã Lai nhất là các cộng đồng Hoa kiều để làm cho Pas trở thành một đảng phái chính trị chính tại Mã Lai. Trong ngày họp đại hội của Pas vào đầu tháng 6, Pas đã chọn người phụ nữ đầu tiên vào Ủy Ban Trung ương của đảng. Đường lối của Pas là sẽ tuyên truyền tại các nhà thờ, viếng thăm các chùa chiền Phật giáo để có thể tiếp xúc với các cộng đồng tại Mã Lai. Trong khi ấy, ngành truyền thông của quốc gia lại nhấn mạnh những yếu điểm của Pas. Ví dụ về lề luật nghiêm khắc đối với tôn giáo của Pas. Thực sự, những phóng sự hay tin tức gần đây về việc phân biệt nam giới và nữ giới, ngăn cấm những tiệm uốn tóc dành cho cả nam lẫn nữ, ngăn cấm rượu tại Terrengganu đã được thổi phồng thái quá. Uống bia 15 vẫn được chấp nhận tại các cộng đồng không phải đạo Hồi. Cũng có những tiệm uốn tóc dành cho nam nữ nhưng chỉ với số lượng ít. 5. Chính sách ngoại giao Islam của liên bang Malaysia: Mục tiêu chính sách đối ngoại của Malaysia là nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị vững chắc với các nước Đông Nam Á, thiết lập môi trường ổn định và hoà bình trong khu vực, đảm bảo và phát huy lợi ích kinh tế quốc tế của Malaysia thông qua việc thắt chặt quan hệ trực tiếp với các nước khác hoặc thông qua các diễn đàn đa phương, tăng cường hợp tác kinh tế với các nước đang phát triển thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ và thúc đẩy quan hệ Nam-Nam. Tại các diễn đàn quốc tế, Malaysia ủng hộ việc cải tổ bộ máy Liên hợp quốc, mở rộng Hội đồng Bảo an LHQ, bỏ chế độ phủ quyết; phê phán những mặt trái, bất bình đẳng của toàn cầu hoá do các nước phát triển áp đặt cho các nước đang phát triển; nhấn mạnh cần cải cách hệ thống tài chính quốc tế và ủng hộ đề nghị lập quỹ tiền tệ châu Á (AMF)... Malaysia tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ các nước Ả-rập, nhất là phong trào giải phóng Palestine chống Israel; tích cực hoạt động đề cao vai trò trong thế giới Hồi giáo. Với vai trò Chủ tịch Phong trào Không liên kết (NAM) và Chủ tịch Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), Malaysia đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao các nước Không liên kết (2/2003) và Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) (10/2003) tại Kualalumpur. Malaysia chú trọng quan hệ với các nước lớn Mỹ, Nhật, Trung Quốc, muốn duy trì sự có mặt của Mỹ ở Đông Nam Á để giữ cân bằng với Trung Quốc, nhưng chống sự áp đặt của Mỹ, công khai bất đồng với Mỹ trong vấn đề khu vực phi hạt nhân, đấu tranh với Mỹ và phương Tây dùng nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác; gần đây, Malaysia hy vọng và muốn cải thiện quan hệ với chính quyền mới của Mỹ, cho rằng chính quyền G.Bush sẽ ít can thiệp vào công việc nội bộ của Malaysia hơn. Malaysia thực hiện chính sách tranh thủ Trung Quốc, thông qua quan hệ hữu nghị, hợp tác để 16 hạn chế chính sách tiêu cực của Trung Quốc và tranh thủ thị trường rộng lớn của nước này. Đối với khu vực, Malaysia coi trọng quan hệ với các nước ASEAN vì có lợi ích chung cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Malaysia là nước đề xướng việc lập khu vực hoà bình, tự do, trung lập (ZOPFAN-1971) và nêu sáng kiến lập Diễn đàn kinh tế Đông Á (EAEC-1990). Sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết và Chính phủ Campuchia được thành lập, Malaysia chủ trương mở rộng ASEAN cho các nước Đông Dương tham gia. Thông qua ASEAN, Malaysia mong muốn thúc đẩy ZOPFAN. Malaysia rất hài lòng về việc hình thành diễn đàn ASEAN + 3 năm 2000, coi đây là chỗ dựa của ASEAN trong quá trình phục hồi và hội nhập kinh tế; Malaysia ủng hộ các dự án phát triển lưu vực sông Mê Công, hành lang Đông-Tây và dự án đường sắt xuyên á. Malaysia tỏ tích cực ủng hộ chống khủng bố, đã ký: Thoả thuận (MOU) chống khủng bố xuyên biên giới 3 bên với Indonesia và Philippines (sau đó có thêm Thái Lan và Campuchia), Thoả thuận (MOU) chống khủng bố với Australia, Tuyên bố chống khủng bố quốc tế với Mỹ, hiện nay Malaysia đang xúc tiến việc thành lập “Trung tâm Đông Nam Á chống khủng bố” ở Kuala Lumpur theo sáng kiến của Mỹ. Tuy nhiên, Malaysia kiên trì đòi định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa khủng bố và nguyên nhân căn bản của nó, đồng thời phản đối việc lạm dụng chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia có chủ quyền. Malaysia kiên quyết phản đối ý đồ của Mỹ đánh Iraq, dung túng Israel chống lại Palestine và phá hoại tiến trình hoà bình ở Trung Đông. Malaysia là thành viên của Liên hiệp quốc (UN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái bình Dương (APEC), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Phong trào Không Liên Kết 17 (NAM), Tổ chức các nước Hồi giáo (OIC), Khối Thịnh vượng chung, nhóm 15 nước đang phát triển (G15). IV. KẾT LUẬN: Như vậy, Islam ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Malayu và tác động mạnh mẽ đến chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Malaysia, đặc biệt từ đầu thập kỷ 70, Islam ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần với nhiều lý do: Thứ nhất, Islam ở Malaysia đã chịu ảnh hưởng của phong trà phục hưng Islam quốc tế bắt đầu từ cuộc chiến tranh Ả rập – Israel năm 1973 và cuộc khủng hoảng dầu lửa xảy ra sau đó, đặc biệt là từ cuộc cách mạng Islam ở Iran năm 1979. Các sự kiện trên góp phần đẩy mạnh phong trào phục hưng Islam phát triển như một lực lượng chính trị trên trường quốc tế, tác động mạnh mẽ đến tinh thần Islam ở Malaysia. Thứ hai, tinh thần phục hưng Islam ở Malaysia đã được hun nóng từ chính tình hình nội bộ phức tạp của một nước đa dân tộc, đa tôn giáo, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng chính trị năm 1969. Mối quan hệ giữa Islam và Malayu (người Malayu và bản sắc Malayu) là mối quan hệ tương hỗ. Khi tinh thần dân tộc Malayu lên cao, thì Islam trở thành sợi dây liên kết cộng đồng Malayu chống lại các cộng đồng cư dân khác. Islam cùng với nền văn hoá của nó được người Malayu coi là đặc trưng văn hoá dân tộc của họ, là giải pháp cho mọi vấn đề của đất nước. Vì thế Islam ngày càng được đề cao, càng có vị trí quan trọng trong xã hội. Trong bối cảnh Malaysia vào những năm 70 – 80, phong trào phục hưng Islam đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tình hình chính trị trong nước Malaysia, phong trào này đã gay áp lực lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các đảng phái chính trị ở Malaysia, đặc biệt là sự đấu tranh giữa PAS và UMNO. Điều này giải thíc tại sao từ những năm 70 – 80, chính phủ Malaysia hết sức coi trọng vai trò của Islam, nâng cao địa vị của Islam trong đời sống chính trị, xã hội của Malysia. Cũng chính Islam đã khiến Malaysia thay đổi chính sách đối ngoại, thiên về thế giới Islam. 18 Nhìn lại lịch sử phát triển của Islam, chúng ta có thể khẳng định rằng: Islam từ khi ra đời cho đến nay đã luôn mang màu sắc chính trị. Theo nguyên tắc của Islam, nếu nơi đâu là miền đất Islam thật sự, thì nơi đó người đứng đầu cộng đồng tôn giáo đồng thời sẽ phải là người nắm quyền lực thế tục, mà trước hết là quyền lực chín trị. Vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi thấy Islam có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của Malaysia – nơi Islam là quốc giáo, nhưng quyền lực không thuộc về người đứng đầu cộng đồng Islam mà thuộc về đảng dân tộc UMNO. Chính vì thế mà các lực lượng Islam ở Malaysia (mà cụ thể là đảng Pas) luôn đấu tranh với chính phủ với mục đích biến Malaysia thành một quốc gia Islam theo đúng nghĩa của nó. Như vậy trong bối cảnh Malysia đa dân tộc đa tôn giáo với Islam luôn là nhân tố chính, đã tác động mạnh mẽ đến các hoạt động và xu hướng chính trị của Malaysia trong chính sách đối nội và đối ngoại. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Vĩnh Bảo (2005): Một Vòng Quanh Các Nước - Malaysia. NXB Văn hóa Thông tin 2. Trương Sĩ Hùng (2003): Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á. NXB Thanh Niên 3. Lương Ninh (2007): Lịch sử Đông Nam Á. NXB Giáo dục 4. Trịnh Huy Triều (2004): Đối thoại với các nền văn hoá - MALAYSIA. NXB Trẻ 5. Phạm Thị Vinh (2008): Islam ở Malaysia. NXB Khoa học xã hội. 6. Phan Huy Xu (2004): Địa Lý Đông Nam Á - Những Vấn Đề Kinh Tế Xã Hội. NXB Giáo dục 7. Lê Hiền: Chính sách văn hoá Malaysia. http://www.cinet.gov.vn/chuyendeVH/malaysia/malaysia.htm 8. Hj. Ahmad Kamar: Islam in Malaysia. http://members.tripod.com/worldupdates/islamintheworld/id20.htm 9. Rhoda Habtemichael: Malaysia’s political system. http://www.csudh.edu/global_options/375studentssp96/Malaysia/PolitSys.html 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan