Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Iii. qldt

.DOC
63
428
50

Mô tả:

Chuyên đề QUY LUẬT DI TRUYỀN PHÂN LI - PHÂN LI ĐỘC LẬP ****** Gv: Từ Thị Tuyết Mai, THPT TP Sađéc A . PHẦN LÝ THUYẾT I .MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ 1. Alen : là các trạng thái khác nhau của cùng một gen . Các alen có vị trí tương ứng trên 1 cặp NST tương đồng (lôcut) . VD: gen quy định màu hạt có 2 alen : A -> hạt vàng ; a -> hạt xanh . 2. Cặp alen : là 2 alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng ở vị trí tương ứng trong tế bào lưỡng bội . DV : AA , Aa , aa - Nếu 2 alen có cấu trúc giống nhau -> Cặp gen đồng hợp . VD : AA, aa - Nếu 2 alen có cấu trúc khác nhau -> Cặp gen dị hợp . VD di5Aa , Bb 3 .Thể đồng hợp : là cá thể mang 2 alen giống nhau thuộc cùng 1 gen . VD : aa , AA , BB, bb 4 Thể dị hợp : là cá thể mang 2 alen khác nhau thuộc cùng 1 gen . VD : Aa , Bb , AaBb 5 . Tính trạng tương phản : là 2 trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau VD : thân cao và thân thấp là 2 trạng thái của tính trạng chiều cao thân , thành cặp tính trạng tương phản 6 . Kiểu gen : là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể sinh vật VD : Aa , Bb , Bv AB BV , , Ab bv bV 7 . Kiểu hình : Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính cơ thể Vd : ruồi dấm có kiểu hình thân xám cánh dài hoặc thân đen cánh ngắn II CÁC ĐỊNH LUẬT CỦA MEN DEN A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN CỦA MENDEN: có 2 phương pháp 1 . Phương pháp phân tích cơ thể lai : a. Chọn dòng thuần : trồng riêng và để tự thụ phấn , nếu đời con hoàn toàn giống bố mẹ thì thứ đậu đó thuần chủng về tính trạng nghiên cứu . b. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản . VD : Pt/c : vàng x xanh c . Sử dụng thống kê toán học trên số lượng lớn cá thể lai để phân tích quy luật di truyền từ P -> F 2. Lai phân tích : là phép lai giữa cơ thể mang tính trang trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp - Nếu thế hệ lai sinh ra đồng tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp - Nếu thế hệ lai sinh ra phân tính thì cơ thể có kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp VD : Lai phân tích đậu hạt vàng (có KG AA hoặc Aa ) với đâu hạt xanh (KG : aa ) + Nếu Fa đồng tính hạt vàng thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG đồng hợp trội (AA ) + Nếu Fa phân tính ( 1 vàng : 1 xanh ) thì cây đậu hạt vàng muốn tìm KG có KG dị hợp trội (Aa ) B . LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (QUI LUẬT PHÂN LI) 1 . Khái niệm : phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp TT tương phản đem lai 2 .Thí nghiệm : Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 1 cặp tín h trạng tương phản là hạt vàng với hạt lục , thu được F1 đồng loạt hạt vàng . Cho F1 tự thụ , F2 thu được ¾ hạt vàng ; ¼ hạt xanh 3. Nội dung định luật : a. Định luật đồng tính : Khi lai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản , thì F1 có kiểu hình đồng nhất biểu hiện tính trạng 1 bên của bố hoặc mẹ. Tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội , tính trạng không biểu hiện ở F1 là tính trạng lặn 1 b. Định luật phân tính : Khi cho các cơ thể lai F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn thì F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn 4 . Giải thích định luật : a. Theo Menden : thế hệ lai F1 không sinh giao tử lai mà chỉ sinh ra giao tử thuần khiết b. Theo thuyết NST ( cơ sở tế bào học của định luật đồng tính và phân tính ) 5 . Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và phân tính : - Bố mẹ phải thuần chủng và khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản đem lai - Tính trạng trội phải trội hoàn toàn - Số cá thể phân tích phải lớn 6. Ý nghĩa : - Định luật đồng tính : lai các giống thuần chủng tạo ưu thế lai ở F 1 do các cặp gen dị hợp quy định . -Định luật phân tính : không dùng F1 làm giống vì F2 xuất hiện tính trạng lặn không có lợi - Ứng dụng định luật đồng tính và phân tính trong phép lai phân tích : cho phép lai xác định được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là thể đồng hợp hay dị hợp C . LAI HAI VÀ NHIỀU CẶP TÍNH TRẠNG 1. Khái niệm : Là phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phân biệt nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản . VD : Lai giữa đậu Hà Lan hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn 2 Thí nghiệm của Menden a. thí nghiệm và kết quả : - Lai giữa 2 thứ đậu thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản : hạt vàng vỏ trơn với hạt xanh vỏ nhăn , thu được F1 đồng loạt hạt vàng trơn . - Cho các cây F1 vàng trơn tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau , F2 thu được tỉ lệ xấp xỉ : 9 vàng , trơn ; 3 vàng ,nhăn ; 3 xanh trơn ; 1 xanh , nhăn . b. Nhận xét : - F2 xuất hiện 2 loại kiểu hình mới khác bố mẹ là vàng nhăn và xanh trơn được gọi là biến dị tổ hợp - Mỗi tính trạng xét riêng tuân theo định luật đồng tính ở F1 và phân tính ở F2 + Xét riêng : * F1 :100% hạt vàng  F2 :hạt vàng / hạt xanh = 9+ 3 /3+1 = 3 / 1 * F1 : 100% hạt trơn  F2 : hạt trơn / hạt nhăn = 9+3 / 3+1 = 3 /1 + Xét chung 2 tính trạng : Ơ F2 = (3V :1X) ( 3T : 1N) = ( 9 V-T : 3V – N : 3 X-T : 1 X-N ) Vậy mỗi cặp tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau 3. Nội dung định luật phân li độc lập : Khi lai 2 bố mẹ thuần chủng, khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia , do đó ở F2 xuất hiện những tổ hợp tính trạng khác bố mẹ gọi là biến dị tổ hợp 4 . Giải thích định luật phân li độc lập của Menden theo thuyết NST ( cơ sở TB học ) -Gen trội A : hạt vàng ; gen lặn a : hạt xanh . Gen trội B : hạt trơn ; gen lặn b : hạt nhăn - Mỗi cặp gen qui định 1 cặp tính trạng và nằm trên 1 cặp NST tương đồng riêng - P t/c : vàng trơn x xanh nhăn  F1 : 100% vàng trơn . F1 x F1 -> F 2 gồm : + 9 kiểu gen : 1AABB: 2 AaBB : 2 AABb : 4 AaBb : 1AAbb : 2 Aabb: 1aaBB :2aaBb: 1aabb. + 4 kiểu hình : 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn 5 . Điều kiện nghiệm đúng : - Bố mẹ phải thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản đem lai - Tính trạng trội phải trội hoàn toàn . - Số cá thể phân tích phải lớn . - Các cặp gen xác định các cặp tính trạng tương phản nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau . - Các cặp gen phải tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng 2 6 . Ý nghĩa : : Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của NST và gen trong giảm phân , thụ tinh làm tăng biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá , giải thích sự đa dạng của sinh vật D. DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG TRUNG GIAN ( trội không hoàn toàn ) 1 . Thí nghiệm : Lai 2 thứ hoa Dạ Lan thuần chủng : hoa dỏ : AA với hoa trắng aa , được các cây F1 đều có hoa màu hồng (Aa) . Cho các cây F1 tự thụ phấn ( hoặc giao phấn ) , ở F2 phân li theo tỉ lệ : 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng * Nhận xét : Thể đồng hợp và dị hợp có kiểu hình khác nhau 2 . Nội dung định luật : Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng, ,thì F1 đồng loạt mang tính trạng trung gian giữ bố và mẹ . 3 . Giải thích : - Tính trạng màu hoa do một cặp gen quy định , AA : hoa đỏ ; aa : hoa trắng ; Aa : hoa hồng . - Sơ đồ lai : P : AA ( hoa đỏ ) x aa ( hoa trắng ) Gp : A a F1 : Aa ( 100% hoa hồng ) F1 x F1 : Aa (hoa hồng ) x Aa (hoa hồng ) GF1 : A , a A, a F 2 : AA ( 1 đỏ ) : 2 Aa (2 hồng ) : aa ( 1 trắng ) B. PHẦN CÔNG THỨC Dạng 1: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP, KIỂU GEN, KIỂU HÌNH VÀ CÁC TỈ LỆ PHÂN LI Ở ĐỜI CON 1. Số kiểu tổ hợp : Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái Chú ý : + Biết kiểu tổ hợp => biết số loại giao tử đực , giao tử cái => biết được cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cha mẹ + Kiểu tổ hợp khác nhau nhưng có thể đưa đến kiểu gen giống nhau => số KG < số kiểu tổ hợp . 2. Số loại giao tử và tỉ lệ phân li về kiểu gen(KG) , kiểu hình (KH): + Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi căp gen nhân với nhau => Số KG tính chung = số KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau + Tỉ lệ KH chung của nhiều cặp tính trạng = các tỉ lệ KH riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau Dạng 2 Cho P, tìm F1 :các trường hợp :số kiểu hình ,số kiểu gen, s ố t ổ h ợ p , t ỉ l ệ p h â n l i kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng trội (Trường hợp trội hoàn toàn ) Phép lai F1:số KH Số KG sốTH TLPLKG TLPLKH TLKHTrội A A x AA 1 1 1 1 0 0 % AA 100%A1 0 0 % AA A x Aa 1 2 2 1AA: 1Aa 1 0 0 % A- 1 0 0 % A- AA x aa 1 1 1 100% Aa 1 0 0 % A- 1 0 0 % A- A a x Aa 2 3 4 1AA:2Aa: 1aa 3A-:1aa 7 5 % A- Aa x a a 2 2 2 1Aa : 1aa 1A-:1aa 5 0 % A- aa x aa 1 1 1 100% aa 100% aa (100%lặn) 0% * HS nghiên cứu lập thêm 1 bảng trong trường hợp trội không hoàn toàn Dạng 3. Từ kết quả F1 xác định kiểu gen P Tỉ lệ kiểu hình F1 Kiểu gen đời P 3 a. F1 Đồng tính 1:0 b. F1 3:1 c. F1 1:1 d. F1 2:1 g. F1 1:1:1:1 h. F1 1:2:1 P : A A x AA h a y AA x Aa h a y AA x a a h a y a a x a a P: Aa x Aa P: Aa x a a P: Aa x Aa ( c ó g e n g â y c h ế t đồng hợp trội hoặc lặn ) P: IAI0 x IBI0 ( DT đồng trội ở nhóm máu ABO ) P: IAIB x IAIB P: Aa x Aa ( trội không hoàn toàn ) f. Màu lông của một loài cú mèo chịu sự kiểm soát của dãy đa allen xếp theo thứ tự tính trội giảm dần là: R1 (lông đỏ) > R2 (lông đen) > R3 (lông xám). Hãy xác định Kiểu gen của cú lông đỏ, lông đen và lông xám. Giải: Dãy đa allen xếp theo thứ tự tính trội giảm dần là: R1 (lông đỏ) >R2(lông đen) > R3 (lông xám) KG của cú lông đỏ có thể là: R1R1; R1R2; R1R3 KG của cú lông đen có thể là: R2R2; R2R3 KG của cú lông xám có thể là: R3R3 Dạng 4. Tính xác suất xuất hiện Ví dụ: Ở người , xét một gen có 2 alen nằm trên NST thường , alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen gây bệnh a .Một phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh . bệnh Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu ? Biết những người khác trong cả 2 gia đình trên đều không bệnh Giải: -Em vợ bệnh (aa) : →bố mẹ vợ Aa x Aa → vợ bình thường :AA hayAa, xác suất Aa=1/3 -Emchồng bệnh (aa)→bốmẹchồng Aa x Aa→chồng bình thường:AA hayAa, xác suất Aa=1/3 - Để con bệnh(aa) : bố mẹ bình thường có kiểu gen Aa - sơ đồ lai Aa x Aa→aa= 1/4→ xác suất con bệnh : 2/3.2/3.1/4=1/9 * Vậy Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh : 1-1/9=8/9 Dạng 5 . Rèn luyện cho học sinh biết viết sơ đồ lai . vd a. P Aa B b x Aa B b → F1: có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 b. P Aa B b x a a b b → F1: : có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 c. P: Aa b b x a a B b → F1: : có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 d. P Aa B b x Aa b b → F1: : có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 e. P Aa B b x a a B b → F1: : có tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 Dạng 6. Xác định tổng số KG, số KGĐH, KGDH trong trường hợp nhiều cặp gen PLĐL, mỗi gen có 2 hoặc nhiều alen trên nhiễm sắc thể thường * Với mỗi gen: - Nếu gọi số alen của gen là r thì số KGDH = Cr2 = r( r – 1)/2 - Số KGĐH luôn bằng số alen = r - Số KG = số KGĐH + số KGDH = r +r( r – 1)/2 = r( r + 1)/2 * Với nhiều gen: * Số KG trong quần thể = r1(r1+1)/2 . r2(r2+1)/2...rn(rn+1)/2 * Số KG đồng hợp về tất cả các gen trong quần thể = r1. r2... rn * Số KG dị hợp về tất cả các gen trong quần thể = r1(r1-1)/2 . r2(r2-1)/2...rn(rn-1)/2 vd: Trong quần thể giao phối xét 2 gen phân li độc lập, gen I có 4 alen , gen II có 5 alen. Theo lý thuyết quần thể trong có bao nhiêu kiểu gen? Gỉai : gen I có 4 alen→ số kiểu gen : 4( 4+1)/2=10 gen II có 5 alen→ số kiểu gen : 5( 5+1)/2=15 quần thể có tổng số kiểu gen : 10. 15 = 150 Dạng 7. Phân phối nhị thức 4 vd n = số cặp gen x = số tính trạng trội , y = số tính trạng lặn p = tỉ lệ kiểu hình trội, q = tỉ lệ kiểu hình lặn Dạng 8. Tìm số kiểu gen của một cơ thể Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen dị hợp và m=n-k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo công thức: n m A  Cn  k  2 n  k  Cn  2 m Trong đó: n là số cặp gen, k là số cặp gen dị hợp, m là số cặp gen đồng hợp Dạng 9 : Cho P, tìm F1(đời sau ) các trường hợp :số kiểu hình ,số kiểu gen, s ố t ổ h ợ p , t ỉ l ệ p h â n l i kiểu gen, tỉ lệ phân li kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng trội ,lặn *Trường hợp trội hoàn toàn Phép lai F1:số KH a/ P:AaBbxAaBb 22=4 số KG sốTH 32=9 TLPLKH 42=16 (3 : 1)2 b/ P:AaBbxAabb 2.2=4 3.2=6 4.2=8 (3 : 1)(1:1) 4 4 4 c / P : A a B b D d H h x A a B b D d H h = 16 2 3 =81 4 =256 (3 : 1)4 d/ P:AaBbDd x aaBbDd 2.2.2=8 2.3.3=18 2.4.4=32 (3 : 1)3 *HS nghiên cứu lập thêm 1 bảng trong trường hợp trội không hoàn toàn TLPLKG (1:2:1)2 (1:2:1) (1:1) (1:2:1)4 (1:2:1)3 Dạng 10: Cho P, tìm F1(đời sau ) các trường hợp : tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng trội , tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng lặn, TLKH, TLKG giống bố hay giống mẹ Phép lai TLKHmang TLKH lặn TLKH mang 2tt TLKH TLKG 3tt trội Trội và 1tt lặn giống bố giống mẹ 2 1 P:BốAaBbDd 3/4.3/4.3/4 1/4.1/4.1/4 3/2! 1! . (3/4) (1/4) 3/4.3/4.3/4 1/2.1/2. 1/2 =27/64 xMẹAaBbDd =27/64 =1/64 =27/64 =1/16 P:BốAaBbDd aaBbDd A-Bdd=1/2.3/4.1/4=3/32 A-bbD-=1/2.1/4.3/4= 3/32 aaB- D-=1/2. 3/4.3/4 =9/32 đs =15/32 VD:Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ Giải :Áp dụng qui tắc phân phối nhị thức 3 1 với x M ẹ 3/4 3/4 1/2. =9/32 P  1/2 . 1/4.1/4 =1/32 n! pxqy x ! y! n = 4 (4 cặp gen) x = 3 (3 tính trạng trội) y = 1 (1 tính trạng lặn) p = 3/4 (tỉ lệ kiểu hình trội q = 1/4 tỉ lệ kiểu hình lặn Có thể giải cách khác Các khả năng có thể xảy ra: A-B –D- hh hay A-B- dd H- hay A-bb D-H- 4!  3   1  3!1!  4   4       27  1   4     64  4  27  64 P hay aa B-D-H5 3/4.3/4 .3/4.1/4 + + 1/4.3/4.3/4.3/4 =27/64 3/4 .3/4.1/4 .3/4 + 3/4x1/4x3/4x3/4 VD:Xét phép lai: P AaBbDd x AaBbDd Tính tỉ lệ kiểu gen có hai cặp gen đồng hợp và một cặp gen dị hợp ở F1. áp dụng qui tắc phân phối nhị thức với n = 3 (3 cặp gen); x = 2 (2 cặp đồng hợp); y = 1 (1 cặp di hợp); p = q = 1/2 Ta có P = (3!/2!)(1/2)2(1/2)1 = 3(1/8) = 3/8 Dạng 11.Từ kết quả F1 xác định kiểu gen P a/các cặp gen PLĐL, trội hoàn toàn không xảy ra đột biến ,một số BTsau Tỉ lệ kiểu hình F1 Gỉai thích Kiểu gen đời P a. F1 : 9:3:3:1 = 16 TH= gtP: 4x4 → P : Aa B b x Aa B b b. F1 : 1:1:1:1 = 4TH= gtP: 4x4 → P: Aa B b x a a b b = 4TH= gtP: 4x4 → P: Aa b b x a a B b c. F1 : 3:3:1:1 = 4TH= gtP: 4x2 → = 4TH= gtP: 4x2 → P: P Aa B b x Aa b b P Aa B b x a a B b b/ trường hợp trội không hoàn toàn Dạng 12:Tách, tìm kiểu gen từng cặp tính trạng rồi tổ hợp lại để tìm kiểu gen P hay QLDT VD1:Đậu HL, A:hạt vàng a: hạt xanh, B: hạt trơn, b: nhăn .Hai cặp gen này PLĐL Đề Phân tích Kiểu gen đời P P: Vàng, trơn x xanh nhăn -tt màu hạt : 3v: 1x→ P: Aa x Aa A a BB x Aa bb F1: 3 Vàng, trơn: 1 xanh trơn -tt dạng hạt: toàn trơn →PTC : BBxbb Kiểu gen đời P ? Tổ hợp 2 tt → VD2: Cho biết 1gen quy định một tính trạng,alen trội là trội hoàn toàn không xảy ra đột biến Trong một phép lai,thu được đời con có kiểu hình theo tỉ lệ 3A-B-: 3aaB-:1A-bb:1aabb. Xác định kiểu gen P Gỉai: -Đặt thừa số chung: 3B-(1A-:1aa) : bb(1A-: 1aa) → (1A-:1aa) : (3B- 1bb) -Viết kiểu gen riêng cho mỗi cặp + tỉ lệ (1A-:1aa) →P : Aa x a a + tỉ lệ (3B- : bb) →P : Bb x Bb -Tổ hợp →P: Aa Bb x a a Bb VD3: Cho lai hai thứ cà chua: quả đỏ-thân cao với quả đỏ-thân thấp thu được 37.5% quả đỏ-thân cao: 37.5% quả đỏ -thân thấp: 12.5% quả vàng-thân cao: 12.5% quả vàng-thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định.Xác định quy luật di truyền Giải: + Xét riêng từng tính trạng ở thế hệ con: ( 37,5% + 37,5% ) đỏ : (12,5% + 12,5% ) vàng = 3 đỏ : 1 vàng ( 37,5% + 12,5% ) cao : (37,5 % + 12,5% ) thấp = 1 cao : 1 thấp + Nhân 2 tỉ lệ này ( 3 đỏ : 1 vàng ) ( 1 cao : 1 thấp ) = 3 đỏ-cao : 3 đỏ-thấp : 1 vàngcao : 1 vàng-thấp, phù hợp với phép lai trong đề bài. Vậy 2 cặp gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau ,tính trạng tuân theo định luật phân ly độc lập Dạng 13. Tính xác suất xuất hiện VD:Ở người gen b gây bệnh bạch tạng so với B qui định màu da bình thường. Một cặp vợ chồng kiểu gen đều dị hợp có 5 đứa con. Xác suất để có hai con trai bình thường, 2 con gái bình thường và một con trai bạch tạng là bao nhiêu? • Xác suất sinh con trai hoặc con gái đều = 1/2 6 • Xác suất sinh con bình thường = 3/4 • Xác suất sinh con bệnh bạch tạng = 1/4 Như vậy theo qui tắc nhân: • Xác suất sinh 1 con trai bình thường = (1/2)(3/4) = 3/8 • Xác suất sinh 1 con gái bình thường = (1/2)(3/4) = 3/8 • Xác suất sinh 1 con trai bạch tạng = (1/2)(1/4) = 1/8 • Xác suất sinh 1 con gái bạch tạng = (1/2)(1/4) = 1/8 Phân phối nhị thức n! P  pxq y x ! y! Do đó: 5! 2 2 1 0 P (3 / 8) (3 / 8) (1 / 8) (1 / 8) 2! 2! 1! 0!  30.(3 / 8)4 (1 / 8)1  0,074 VD:Tính xác suất để một cặp vợ chồng sinh 4 người con: 1/. gồm một trai, ba gái? 2/. gồm một trai, ba gái, nhưng đầu lòng là trai? Giải Các khả năng có thể xảy ra: T G G G = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2)4 hoặc G T G G = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2)4 hoặc G G T G = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2)4 hoặc G G G T = (1/2)(1/2)(1/2)(1/2) = (1/2)4 4 P = (1/2) +(1/2)4+ (1/2)4+ (1/2)4= 4 . (1/2)4=1/4 Dạng 14. Số kiểu gen có thể có của một cơ thể Ví dụ: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xảy ra? Giải: Áp dụng công thức tính: Số kiểu gen có thể có của cơ thể bố là: 1 A  C4  21  4!  4  1!.1!  21  4  2  8 Số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là: 3 B  C4  2 3  4!  4  3!.3!  23  4  8  32 Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256 Dạng 15: Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn trong trường hợp nhiều cặp gen dị hợp Nếu có n cặp gen dị hợp, PLĐL, tự thụ thì tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội hoặc lặn Số tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = Ca2n/ 4n VD: Cho biết không xảy ra đột biến ,tính theo lí thuyết Tính xác suất sinh một người con có 2 alen trội của cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd Gỉai - Dùng tổ hợp chập để tính số lượng các loại kiểu gen F1: C26 = 15 -Số tổ hợp giao tử đực và cái 23.23= 64 -ĐS= 15/64 Dạng 16 :Xác định tần số xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc NST. VD Xác định tần số xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau về nguồn gốc a. Tổng quát: - Các cặp NST có sự PLĐL, tổ hợp tự do . Nếu gọi n là số cặp NST của tế bào thì: * Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST được tạo nên = 2n . → Số tổ hợp các loại giao tử qua thụ tinh = 2n . 2n = 4n Vì mỗi giao tử chỉ mang a NST từ n cặp tương đồng, có thể nhận mỗi bên từ bố hoặc mẹ ít nhất là 0 NST và nhiều nhất là n NST nên: 7 * Số giao tử mang a NST của bố (hoặc mẹ) = Cna → Xác suất để một giao tử mang a NST từ bố (hoặc mẹ) = Cna / 2n . - Số tổ hợp gen có a NST từ ông (bà) nội (giao tử mang a NST của bố) và b NST từ ông (bà) ngoại (giao tử mang b NST của mẹ) = Cna . Cnb → Xác suất của một tổ hợp gen có mang a NST từ ông (bà) nội và b NST từ ông (bà) ngoại = C na . Cnb / 4n b.Bài toán Bộ NST lưỡng bội của người 2n = 46. - Có bao nhiêu trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố? - Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ là bao nhiêu? - Khả năng một người mang 1 NST của ông nội và 21 NST từ bà ngoại là bao nhiêu? Giải * Số trường hợp giao tử có mang 5 NST từ bố: = Cna = C235 * Xác suất một giao tử mang 5 NST từ mẹ: = Cna / 2n = C235 / 223 . * Khả năng một người mang 1 NST của ông nội và 21 NST từ bà ngoại: = Cna . Cnb / 4n = C231 . C2321 / 423 = 11.(23)2 / 423 Dang 17: Một số trường hợp đặc biệt 1.Nếu gặp các loài trinh sinh: P: ♂ A x ♀ aa G: A a F1: Aa : a (tương tự cho các qui luật di truyền còn lại) 2. Nếu gặp di truyền ảnh hưởng giới tính VD: Tính trạng có söøng ôû cöøu: H: có sừng; h: không sừng lặn ở giới đực và trội ở giới cái Giôùi tính HH Hh hh Ñöïc Coù söøng Khoâng söøng Caùi coù söøng ùKhoângù söøng P: ♂ hh (không sừng) x ♀ HH (có sừng) G: h H F1: Hh (100% ♂ có sừng:100% ♀ không sừng) F2: 1HH : 2Hh : 1hh - Tính riêng: 3 ♂ có sừng: 1♂ không sừng 1 ♀ có sừng: 3♀ không sừng - Tính chung: 1 có sừng: 1 không sừng C. PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN Câu 1: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết 2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F 1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 3, 2, 4, 1 D. 2, 1, 3, 4 Câu 2: Menden sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để A. xác định các cá thể thuần chủng. B. xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn. C. kiểm tra cơ thể có kiểu hình trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử. D. xác định tần số hoán vị gen. Câu 3: Trong một thí nghiệm lai giữa các cây cà chua quả đỏ có kiểu gen dị hợp với nhau người ta thu được 1200 quả đỏ lẫn quả vàng. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng. Số lượng quả vàng có trong số quả trên xấp xỉ là: 8 A 600 B 500 C 300 D 400 Câu 4.Trong trường hợp trội không hoàn toàn, tỉ lệ KG, KH của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là: A. 1:2:1 và 1:2:1 B. 3:1 và 1:2:1 C. 1:2:1 và 3:1 D. 1:2:1 và 1:1 Câu 5: Có 3 đứa trẻ sơ sinh bị nhầm lẫn ở một bệnh viện .Sau khi xem xét các dữ kiện, hãy cho biết tập hợp (cặp cha mẹ - con ) nào dưới đây là đúng? Cặp cha mẹ Nhóm máu I A và A II A và B III B và O Con 1 2 3 Nhóm máu B O AB A. I -3, II -1, III -2 B. I -1, II -2, III -3 C. I -2, II -3, III -1 D. I -1, II -3, III -2 Câu 6: Màu da của một nòi bò sữa Mỹ do một cặp alen quy định. Khi bò loang giao phối với nhau sinh bò đen tuyền, bò trắng và bò loang. Giả thuyết phù hợp nhất là: A. Màu đen là tính trạng trội, trắng là lặn. B. Màu loang là tính trạng trội, trắng là lặn. C. Màu đen trội không hoàn toàn, trắng là lặn. D. Màu đen trội hơn loang, loang trội hơn trắng. Câu 7: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là A. 0,25%. B. 0,025%. C. 0,0125%. D. 0,0025%. Câu 8: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là A. 2. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 9: Ở tằm, gen A qui định màu trứng trắng, gen a qui định màu trứng sẫm. Biết rằng tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Phép lai nào sau đây giúp các nhà chọn giống phân biệt con đực và con cái ở ngay giai đoạn trứng? A. XAXA x XaY B. XAXa x XAY C. XaXa x XAY D. XAXa x XaY Câu 10: Ở bò, gen A quy định không có sừng trội hoàn toàn so với gen a quy định có sừng; Các gen nói trên phân bố trên NST thường. “Một con bò cái không sừng đẻ được một con bê có sừng. Suy ra, kiểu gen của bò cái nói trên là….(I)…. Và của đực đã giao phối với bò cái đó là….(II)….”. Kết luận đúng về I và II là: A. (I): Aa; (II): Aa hoặc aa. B. (I): AA hoặc Aa; (II): Aa hoặc aa. C. (I): Aa; (II): Aa hoặc AA. D. (I): Aa hoặc aa; (II): Aa hoặc aa. Câu 11: Nội dung chủ yếu của quy luật phân ly độc lập là: A. Ở F2 , mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo tỷ lệ 3 :1. B. Sự phân ly của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các tính trạng không phụ thuộc vào nhau. C. Sự phân ly của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F 2 là (3+n)n. Câu 12: Số kiểu gen xuất hiện ở thế hệ sau và tỷ lệ phân ly kiểu gen lần lượt: A. 4n và (1 : 2 : 1)n. B. 2n và (1 : 2 : 1)n. C. 3n và (3 + 1)n. D. 3n và (1 : 2 : 1)n. Câu 13: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. các gen không có hoà lẫn vào nhau 9 B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn Câu 14: Ở người , alen m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), alen trội tương ứng M quy định mắt nhìn màu bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y. Alen a quy định bệnh bạch tạng , alen trội tương ứng A quy định da bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cặp vợ chồng có kiểu gen nào sau đây có thể sinh con mắc cả hai bệnh trên? A. AaXmXm x AAXMY B. AaXMXM x AAXmY C. AaXMXm x AAXmY D. AaXmXm x AaXMY Câu 15: Qui luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. B. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. C. hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp D. đột biến gen là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá Câu 16: Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe x aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ A. 6,25% B. 12,50% C. 18,75 % D. 37,50% Câu 17: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng (tính trạng trội không hoàn toàn), thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là A. 2n B. 3n C. 4n D. n3 Câu 18: Nếu các tính trạng trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng thì đời sau của phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ có A. 4 kiêu hình, 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen. C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen. D. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen. C©u 19: Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là A. 160 B. 180 C. 90 D. 240 Câu 20: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A–bbC–D– ở đời con là A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256 Câu 21: Ở gà, gen A quy định lông đốm, a quy định lông đen liên kết trên NST giới tính X; B quy định thân cao, b quy định thân thấp nằm trên NST thường. Tỉ lệ kiểu hình 9 gà lông đốm, thân cao : 3 gà lông đốm, thân thấp : 3 gà lông đen, thân cao : 1 gà lông đen, thân thấp có thể xuất hiện ở phép lai: A. XAXaBB × XAYbb B. XAXaBb × XaYBb A a A C. X X Bb × X YBb D. XAXaBb × XAYBB Câu 22: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu? A. 150 cây. B. 300 cây. C. 450 cây. D. 600 cây. Câu 23: Ở một quần thể thực vật thế hệ F 2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li của hai kiểu hình là bao nhiêu? A. 1/9 B. 9/7 C. 1/3 D. 9/16 Câu 24: Cây có kiểu gen AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho tỉ lệ các cá thể đồng hợp tử trội về tất cả các cặp alen trên tổng số các cá thể là bao nhiêu? Biết rằng các gen qui định các tính trạng nằm trên các NST khác nhau. A. 1/128. B. 1/256. C. 1/64. D. 1/512 10 Câu 25: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY? A. Con trai thuận tay phải, mù màu. B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường. C. Con gái thuận tay phải, mù màu. D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường. Câu 26: Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tính xác suất kiểu gen có 6 alen trội ở F1? A. 9/64 B. 15/6 C. 7/64 D. 12/64 Câu 27: Ở người, mắt nâu là trội so với mắt xanh, da đen trội so với hoa trắng, hai cặp tính trạng này do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Một cặp vợ chồng có mắt nâu và da đen sinh đứa con đầu lòng có mắt xanh và da trắng. Xác suất để họ sinh đứa con thứ hai là gái và có kiểu hình giống mẹ là A. 18,75%. B. 6,25% C. 28,125%. D. 56,25%. Câu 28: Hai anh em sinh đôi cùng trứng, vợ người anh có nhóm máu B và thuận tay trái sinh được một con trai có nhóm máu A và thuận tay phải. Vợ người em có nhóm máu O và thuận tay phải sinh được một con gái có nhóm máu B và thuận tay trái. Biết rằng thuận tay phải là trội so với thuận tay trái. Cặp sinh đôi này có kiểu hình. A. Nhóm máu A và thuận tay phải. B. Nhóm máu B và thuận tay phải. C. Nhóm máu A và thuận tay trái. D. Nhóm máu AB và thuận tay phải Câu 29: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd (mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ cho ra: A. 4 loại kiểu hình ; 8 loại kiểu gen B. 8 loại kiểu hình ; 27 loại kiểu gen C. 4 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen D. 6 loại kiểu hình ; 4 loại kiểu gen Câu 30: Ở bò, kiểu gen AA qui định tính trạng lông đen, kiểu gen Aa qui định tính trạng lông lang đen trắng, kiểu gen aa qui định tính trạng lông vàng. Gen B qui định tính trạng không sừng, b qui định tính trạng có sừng. Gen D qui định tính trạng chân cao, d qui định tính trạng chân thấp.Các gen nằm trên NST thường, bố mẹ AaBbDD x AaBbdd, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai là: A. 6 đen, không sừng, cao : 3 lang, không sừng, cao : 3 vàng, không sừng, cao : 1 đen, có sừng, cao : 2 lang, có sừng, cao : 1 vàng, có sừng, cao. B. 3 đen, không sừng, cao : 6 lang, có sừng, cao : 3 vàng, không sừng, cao : 1 đen, có sừng, cao : 2 lang, không sừng, cao : 1 vàng, có sừng, cao. C. 9 đen, không sừng, cao:3 đen, có sừng, cao:3 lang, không sừng, cao: 1 lang, không sừng, cao. D. 3 đen, không sừng, cao : 6 lang, không sừng, cao : 3 vàng, không sừng, cao : 1 đen, có sừng, cao : 2 lang, có sừng, cao : 1 vàng, có sừng, cao. Câu 31: Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với a: mắt lồi. B: mắt xám, trội hoàn toàn so với b: mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là A. 65. B. 130. C. 195. D. 260. Câu 32. Cho một cá thể có kiểu gen AABbccDdEe tự thụ phấn, tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 như thế nào? (Biết : mỗi gen qui định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và các gen phân li độc lập) A. 9 : 3 :3 :1 B. 27: 9: 9: 9: 3: 3: 3: 1 C. 1: 1: 1: 1: 2: 2: 2: 2: 4 D. 3 : 3 : 1 : 1 Câu 33: P: ♀AaBbDd  ♂AabbDd (biết rằng một gen qui định một tính trạng, trội hoàn toàn). Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội ở F1 là bao nhiêu: 3 15 27 9 A. 32 B. 32 C. 64 D. 32 Câu 34. Ở một loài côn trùng, thực hiện phép lai một tính trạng giữa một cặp bố mẹ thu được 570 cá thể F1 trong đó có 190 cá thể đực và tỷ lệ kiểu hình là 2:1 Phép lai trên chịu sự chi phối của quy luật nào? A. Gen trội gây chết trên NST thường. B. Gen lặn gây chết trên NST giới tính X 11 C. Gen trội gây chết trên NST giới tính X. D. Gen lặn gây chết trên NST thường. Câu 35. Cho một cơ thể thực vật có kiểu gen AabbDdEEHh tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Số dòng thuần tối đa có thể được sinh ra qua quá trình tự thụ phấn của cá thể trên là A. 3. B. 10. C. 8. D. 5. Câu 36. Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F 1, cho F1 giao phối với nhau được F 2. Tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là A. F1 : 100% có sừng; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng. B. F1 : 100% có sừng; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng. C. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng. D. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng. Câu 37. Một người đàn ông bình thường lấy người vợ thứ nhất ( bình thường ) đã sinh ra một người con bị bệnh u xơ nang. Sau đó anh này ly dị vợ và đi lấy một người vợ thứ hai. Khi được tin người anh của vợ thứ hai đã chết vì bệnh u xơ nang anh đã đi đến bác sĩ tư vấn di truyền hỏi xem đứa con sắp sinh của mình có khả năng bị u xơ nang không. Câu trả lời nào dưới đây của bác sĩ tư vấn là đúng? Biết rằng bố mẹ của người vợ thứ hai không ai bị bệnh. A. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,063 B. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,167 C. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,250 D. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,083 Câu 38. Bệnh Alcapton niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh. A. 1/9 B. 1/16 C. 1/4 D. 4/9 Câu 39. Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F tự thụ phấn người ta thu được F có tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. Người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F hoa trắng cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa trắng là bao nhiêu ? A. 0.015625 B. 1,0 C. 0,25 D. 0,037 Câu 40. Cô Thu có nhóm máu AB, và chị gái cô có nhóm máu O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại của họ đều có nhóm máu A. Vậy kiểu gen của mẹ và bố của các cô gái này tương ứng là: A. IBIO và IAIO B. IAIO và IAIO C. IBIO và IBIO D. IAIO và IBIO Câu 41/ a. Kiểu gen AaBbCcDd có khả năng tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Giải: kiểu gen trên có 4 cặp gen dị hợp, vậy số loại giao tử là 2n=24=16 b. Nếu cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp, 3 cặp gen đồng hợp, cây bố có 2 cặp gen dị hợp, 4 cặp gen đồng hợp lặn. Số kiểu tổ hợp giao tử đời F1 là: Giải: + Cây mẹ có 3 cặp gen dị hợp => có 23 loại giao tử + Cây bố có 2 cặp gen dị hợp => có 22 loại giao tử => Số kiểu tổ hợp giao tử đời F1 là 23 x 22 =32 Câu 42/ Cho lai 2 cây đậu thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, F 1 thu được toàn bộ cây thân cao - hoa đỏ. Cho F1 tạp giao F2 thu được 16000 cây trong đó có 9000 cây thân cao - hoa đỏ.Quy luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng trên Giải: -Tỉ lệ cây cao- đỏ thu được ở thế hệ F2 là 9000 9 = 16000 16 - F2 = 16TH = gtF1: 4x4 → F1 dị hợp 2 cặp gen tạo 4 loại gt = nhau 12 + nếu 2cặp gen/ 2 cặp NST khác nhau→ hai cặp tính trạng trên di truyền theo QLPLĐL + nếu 2cặp gen/1cặp NST→hai cặp tính trạng trên di truyền theoQLliên kết không hoàn toàn Câu 43/ ở Dâu tây: genR (trội không hoàn toàn)quy định tính trạng quả đỏ Gen r quy định tính trạng quả trắng Gen Rr quy định quả hồng Gen H quy định tính trạng cây cao (trội) Gen h quy định tính trạng cây thấp (lặn) 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Khi cho lai 2 cây dâu tây dị hợp về hai cặp gen trên F1 có tỉ lệ kiểu di truyền là: Giải: Kiểu gen dị hợp về hai cặp P: RrHh x RrHh Ta xét 2 phép lai độc lập nhau (do các gen phân li độc lập) Rr x Rr = 1RR : 2Rr : 1rr. Hh x Hh = 1HH : 2Hh : 1hh. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) =1:2:1:2:4:2:1:2:1 Câu 44/ phéplaiAaBbccDdee x AabbccDdEe sinh rakiểu gen aabbccddee chiếmtỉ lệ bao nhiêu ?(Với 5 cặp gen nằm trên 5 cặp NST khác nhau, các tính trạng đều trội hoàn toàn.) Giải: Ở trường hợp này ta xét 5 phép lai độc lập nhau: Aa x Aa Bb x bb cc x cc Dd x Dd Ee x ee 3 1 A- + aa 4 4 1 1 B- + bb 2 2 1cc 3 1 D- + dd 4 4 1 1 E- + ee 2 2 Vậy kiểu gen aabbccddee sinh ra ở đời con chiếm tỉ lệ là: 1 1 1 1 1 x x1x x = 4 2 4 2 64 Câu 45/ Cơ thể dị hợp kiểu gen AaBb tạp giao sẽ cho F1 phân tính kiểu hình theo tỉ lệ nào, nếu các gen này phân ly độc lập và gen A trội không hoàn toàn? Giải: Ta xét 2 phép lai độc lập nhau (do các gen phân li độc lập) Aa x Aa = 1AA : 2Aa : 1aa. Vì gen A trội không hoàn toàn, lúc đó kiểu gen AA, Aa, aa quy định 3 KH khác nhau =>Cho ra 3 kiểu hình (1 : 2 : 1) Bb x Bb = 1BB : 2Bb : 1bb. Vì gen B trội hoàn toàn, lúc đó kiểu gen BB và Bb có cùng 1 KH =>Cho ra 2 kiểu hình (3B-, 1bb) Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là: (1 : 2 : 1) (3 : 1) = 6 : 3 : 3: 2: 1: 1 Câu 46/.Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ? Giải: Dựa vào tổ hợp giao tử của phép lai Cơ thể con thu được chiếm tỉ lệ 116 , từ đó , suy ra số tổ hợp của phép lai trên là 16 tổ hợp. => Số tổ hợp giao tử được tạo ra là 16= 22 * 22 =>P: AaBb x AaBb 13 Câu 47/. Ở cây đậu Hà Lan gen A: quy định hoa vàng, a: quy định hoa xanh; B: quy định vỏ hạt trơn, b: quy định vỏ hạt nhăn. Các gen trội, lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Cho lai hai cơ thể mang kiểu gen AaBb với nhau thu được kết quả F1. a. Tìm xác suất lấy ra ba cây ở F1 đều có kiểu hình vàng, nhăn. b. Xác suất để lấy ra 4 cây trong đó có 3 cây có kiểu gen AAbb. Giải: a. Tìm xác suất lấy ra ba cây ở F1 đều có kiểu hình vàng, nhăn. - Tỉ lệ cây vàng nhăn trong tổng số cây của F1 là: 3 16 - Xác suất lấy ra ba cây ở F1 đầu có kiểu hình vàng, nhăn = ( 3 3 ) 16 b. Xác suất để lấy ra 4 cây trong đó có 3 cây có kiểu gen AAbb. - Để chọn 3 cây AAbb trong số 4 cây ngẫu nhiên ta có C34 cách chọn: - Xác suất để 3 cây đều là AAbb là :( 1 3 ) 16 - Xác suất cây còn lại không phải là cây AAbb là :( 15 ). 16 - Xác suất để lấy ra 4 cây trong đó có 3 cây có kiểu gen AAbb: C34 x ( 1 3 15 ) x( )= 16 16 Câu 48/.Trong vườn đậu, cây cao (T) là trội so với cây thấp (t), hạt tròn (R) là trội so với hạt nhăn (r), hạt vàng (Y) là trội so với hạt xanh (y), hoa màu tím (A) là trội so với màu trắng (a). Biết rằng: Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.Cho lai hai cây đậu có kiểu gen RrYyAaTt với nhau, hãy xác định tỉ lệ F1: a. Có kiểu gen rrYyAaTt. b. Chỉ thuần chủng về hạt vàng, cây cao. c. Có kiểu gen chứa 3 alen trội d. Thuần chủng về hai tính trạng bất kì. Giải: a.tỉ lệ kiểu gen rrYyAaTt =1/4 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/32 b. tỉ lệ kiểu gen chỉ thuần chủng về hạt vàng, cây cao RrYYAaTT: 1/2 x 1/4 x 1/2 x 1/4 = 1/64 c.tỉ lệ kiểu gen có kiểu gen chứa 3 alen trội: C38/44 = 56/256 d. Tỉ lệ cây thuần chủng về 2 tính trạng bất kì: C24 x1/ 4 x 1/4 = 3/8 Câu 49/ Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd ? Giải: + Cặp vợ chồng đều có KG: AaBbDd nên phép lai sẽ là P: ♂AaBbDd * ♀AaBbDd 2 + Xác suất để có được 2 alen trội trong KG có 6 alen là: C6 = 15 + Trong KG của cả bố và mẹ đều có 3 cặp alen ở trạng thái dị hợp nên ta sẽ có được tổng số loại tổ hợp cá thể lai có thể được tạo ra từ cặp vợ chồng nói trên sẽ là 26 = 64 Vậy xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đều có kiểu gen 26 15 15  đáp án AaBbDd là: 2  C6 64 64 Câu 50/. Ở một loài thực vật biết : A - hạt vàng, a - hạt xanh. B - vỏ trơn, b - vỏ nhăn. Trong một thí nghiệm người ta cho cây hạt vàng, vỏ trơn (dị hợp về 2 cặp gen) tự thụ phấn thì ở F 1 thu được tỷ lệ kiểu hình là 15,75 vàng, trơn : 5,25 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Hãy giải thích kết quả thu được. Giải: 14 - Xét tính trạng màu sắc : F1 : Vàng/xanh = 5,25/1 P dị hợp Aa mà F1 có tỷ lệ cây hạt xanh (aa) = 1/6,25 = 0,16 = 0,4a x 0,4a  Chứng tỏ có đột biến gen xảy ra (a  A). Cây F1 (Aa) cho 2 loại giao tử với tỷ lệ 0,6A : 0,4a - Xét tính trạng dạng vỏ hạt : F1 : Trơn/nhăn = 3/1  nghiệm đúng quy luật phân li. - Xét cả 2 tính trạng : F1 : 15,75 vàng, trơn : 5,25 vàng nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh nhăn = (5,25 vàng : 1 xanh) (3 trơn : 1 nhăn)  Nghiệm đúng quy luật di truyền phân li độc lập. - Sơ đồ lai kiểm chứng : P : AaBb GP : (0,6A : 0,4a) (0,5B : 0,5b) = 0,3AB : 0,3Ab : 0,2aB : 0,2a F1 : 0,3AB 0,3Ab 0,2aB 0,2ab Tỷ lệ kiểu hình F1 0,3AB 0,09AABB 0,09AABb 0,06AaBB 0,06AaBb Vàng, trơn = 0,63 vàng, trơn vàng, trơn vàng, trơn vàng, trơn (0,63/0,04 = 15,75) 0,3Ab 0,09AABb 0,09AAbb 0,06AaBb 0,06Aabb Vàng, nhăn = 0,21 vàng, trơn vàng, nhăn vàng, trơn vàng, nhăn (0,21/0,04 = 5,25) 0,2aB 0,06AaBB 0,06AaBb 0,04AABB 0,04AABB Xanh, trơn = 0,12 vàng, trơn vàng, trơn xanh, trơn xanh, trơn (0,12/0,04 = 3) 0,2ab 0,06AaBb 0,06Aabb 0,04AABB 0,04AABB Xanh, nhăn = 0,04 vàng, trơn vàng, nhăn xanh, trơn xanh, nhăn (0,04/0,04 = 1) III. LỜI KẾT -Qua chuyên đề tôi hy vọng đóng góp một chút kinh nghiệm giảng dạy về chương QLDT -Chúc quý Thầy Cô thành công và có nhiều niềm vui trong công tác giảng dạy CHUYÊN ĐỀ TƯƠNG TÁC GEN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN Gv: Đinh Thị Nhiều, THPT Tân Hồng A. PHẦN LÝ THUYẾT I. TƯƠNG TÁC GEN 1. Khái niệm: Là sự tác động qua lại giữa các gen (không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình. 2. Phân loại: 2.1. Tương tác bổ sung (bổ trợ): Là các alen của mỗi gen riêng lẻ có biểu hiện kiểu hình riêng, khi hai hoặc nhiều gen cùng hiện diện chung sẽ tạo ra kiểu hình mới. Tương tác bổ sung biểu hiện ra nhiều dạng với những tỉ lệ kiểu hình F2 khác nhau. 2.1.1. Tỉ lệ F2 là 9 : 3 : 3 : 1. Cho lai hai giống gà thuần chủng có mào hình hạt đào với mào đơn (hình lá) ở F1 thu được toàn gà có mào hình hạt đào. Khi cho F1 lai với F1 ở F2 thu được bốn kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 gà mào hạt đào : 3 gà mào hạt đậu : 3 gà mào hoa hồng : 1 gà mào đơn. Hãy biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng mào gà. Giải - Đây là phép lai một cặp tính trạng mà ở F2 thu được 16 tổ hợp với 4 loại kiểu hình. Vậy ở F1 mỗi bên phải cho 4 loại giao tử (dị hợp 2 cặp gen). => Có hiện tượng tương tác gen. Quy ước gen: A-B- : Mào hình hạt đào. A-bb : Mào hình hạt đậu. aaB- : Mào hoa hồng. 15 aabb : Mào đơn. Sơ đồ lai: Pt/c: AABB (hạt đào) x aabb (mào đơn) Gp : AB ab F1: AaBb (100% hạt đào) F1 x F1: AaBb (hạt đào) x AaBb (hạt đào) GF1: (AB, Ab, aB, ab) F2: 9 A-B- : Mào hình hạt đào. 3 A-bb : Mào hình hạt đậu. 3 aaB- : Mào hoa hồng. 1 aabb : Mào đơn. 2.1.2. Tỉ lệ F2 là 9 : 6 : 1. Cho lai hai thứ bí thuần chủng quả dẹt với quả dài, ở F 1 thu được toàn bí quả dẹt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình gồm 9 bí quả dẹt : 6 bí quả tròn : 1 bí quả dài. Hãy giải thích kết quả trên và viết sơ đồ lai minh hoạ? Giải - Đây là phép lai một cặp tính trạng mà ở F2 thu được 16 tổ hợp với 3loại kiểu hình. Vậy ở F1 mỗi bên phải cho 4 loại giao tử (dị hợp 2 cặp gen). => Có hiện tượng tương tác gen. Quy ước gen: A-B- : Quả dẹt. A-bb Quả tròn aaBaabb : Quả dài Sơ đồ lai: Pt/c: AABB (quả dẹt) x aabb (quả dài) Gp : AB ab F1: AaBb (100% quả dẹt) F1 x F1: AaBb (quả dẹt) x AaBb (quả dẹt) GF1: (AB, Ab, aB, ab) F2: 9 A-B- : 9 Quả dẹt. 3 A-bb 6 Quả tròn 3 aaB1 aabb : 1 Quả dài 2.1.3. Tỉ lệ F2 là 9 : 7. Cho lai hai thứ đậu đều thuần chủngcó hoa màu trắng với nhau. Ở F1 thu được 100% hoa đỏ. Khi cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Hãy giải thích kết quả trên? Giải - Đây là phép lai một cặp tính trạng mà ở F2 thu được 16 tổ hợp với 2 loại kiểu hình. Vậy ở F1 mỗi bên phải cho 4 loại giao tử (dị hợp 2 cặp gen). => Có hiện tượng tương tác gen. Quy ước gen: A-B- : Hoa đỏ. A-bb aaBHoa trắng aabb Sơ đồ lai: Pt/c: AAbb (hoa trắng) x aaBB (hoa trắng) Gp : Ab aB F1: AaBb (100% hoa đỏ) F1 x F1: AaBb (hoa đỏ) x AaBb (hoa đỏ) GF1: (AB, Ab, aB, ab) 16 F2: 9 A-B- : 9 Hoa đỏ A-bb aaB7 Hoa trắng aabb 2.2. Tương tác át chế: Khi một gen (trội hoặc lặn) làm cho gen khác không có biểu hiện kiểu hình gọi là át chế. Át chế trội xảy ra khi A > B (hoặc ngược lại B > A) và át chế lặn khi aa > B (hoặc bb > A). 2.2.1. Tỉ lệ F2 là 12 : 3 : 1. Cho lai hai thứ bắp đều thuần chủng hạt đỏ và hạt trắng. Ở F1 thu được toàn bắp hạt đỏ. Khi cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 12 đỏ : 3 vàng : 1 trắng. Hãy giải thích kết quả trên? Giải - Đây là phép lai một cặp tính trạng mà ở F2 thu được 16 tổ hợp với 3loại kiểu hình. Vậy ở F1 mỗi bên phải cho 4 loại giao tử (dị hợp 2 cặp gen). => Có hiện tượng tương tác gen. (át chế trội) Quy ước gen:A : Gen át chế -> màu đỏ aa: cặp gen không át chế. B: Màu vàng bb: Màu trắng A-BHạt đỏ A-bb aaB- : Hạt vàng aabb : Hạt trắng Sơ đồ lai: Pt/c: AABB (hạt đỏ) x aabb (hạt trắng) Gp : AB ab F1: AaBb (100% hạt đỏ) F1 x F1: AaBb (hạt đỏ) x AaBb (hạt đỏ) GF1: (AB, Ab, aB, ab) F2: 9 A-B12 hạt đỏ 3 A-bb 3 aaB: 3 hạt vàng 1 aabb : 1 hạt trắng 2.2.2. Tỉ lệ F2 là 13 : 3. Cho lai hai thứ gà thuần chủng lông màu trắng với nhau. Ở F1 thu được 100% gà lông màu trắng. Khi cho F1 x F1 ở F2 thu được tỉ lệ 13 gà lông trắng : 3 gà lông đen. Hãy giải thích kết quả trên? Giải - Đây là phép lai một cặp tính trạng mà ở F2 thu được 16 tổ hợp với 2loại kiểu hình. Vậy ở F1 mỗi bên phải cho 4 loại giao tử (dị hợp 2 cặp gen). => Có hiện tượng tương tác gen. (át chế trội) Quy ước gen:A : Gen át chế -> màu trắng aa: cặp gen không át chế. B : Màu đen bb: Màu trắng A-BA-bb : Lông trắng aaBaabb : Lông đen Sơ đồ lai: Pt/c: AABB (lông trắng) x aabb (lông đen) Gp : AB ab F1: AaBb (100% lông trắng) 17 F1 x F1: GF1: F2: AaBb (lông trắng) x AaBb (lông trắng) (AB, Ab, aB, ab) A-BA-bb : 13 Lông trắng aaBaabb : 3 Lông đen 2.2.3. Tỉ lệ F2 là 9 : 3 : 4 (có bổ trợ) Cho lai hai thứ chuột thuần chủng lông đen (AAbb) với lông trắng (aaBB) thu được F 1 toàn lông nâu. Khi cho F1 tự phối ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 9 chuột lông nâu : 3 chuột lông đen : 4 chuột lông trắng. Hãy giải thích kết quả trên? Giải - Đây là phép lai một cặp tính trạng mà ở F2 thu được 16 tổ hợp với 4 loại kiểu hình. Vậy ở F1 mỗi bên phải cho 4 loại giao tử (dị hợp 2 cặp gen). => Có hiện tượng tương tác gen. (át chế trội) Quy ước gen: aa : Cặp gen át chế -> màu trắng. A-bb: Màu đen A-B-: Màu nâu A-BA-bb aaB- : Màu nâu : Màu đen : Màu trắng aabb Sơ đồ lai: Pt/c: AAbb (lông đen) x aaBB (lông trắng) Gp : Ab aB F1: AaBb (100% lông nâu) F1 x F1: AaBb (lông nâu) x AaBb (lông nâu) GF1: (AB, Ab, aB, ab) F2: A-B: Màu nâu A-bb : Màu đen aaB: Màu trắng aabb 2.2. Tương tác cộng gộp: Là kiểu tương tác mà một tính trạng bị chi phối bởi hai hoặc nhiều cặp gen, trong đó mỗi một gen cùng loại (trội hay lặn) góp phần như nhau vào sự hình thành tính trạng. Ví dụ: Tính trạng màu sắc hạt lúa mì do sự tương tác cộng gộp hai cặp gen không alen. Trong đó, kiểu gen đồng hợp lặn cho hoa trắng, có một alen trội sẽ biểu hiện hạt màu hồng nhạt, có hai alen trội cho hạt đỏ nhạt, có ba alen trội sẽ biểu hiện hạt đỏ tươi, có bốn alen trội quy định hạt đỏ thẩm. Khi cho lai giữa cây có hạt màu đỏ thẩm với cây có hạt màu trắng, ở F1 thu được toàn cây hạt đỏ tươi. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình gồm 1 cây hạt đỏ thẩm : 4 cây hạt đỏ tươi : 6 cây hạt đỏ nhạt : 4 cây hạt hồng nhạt : 1 cây hạt màu trắng. Hãy quy ước gen và viết sơ đồ lai từ P -> F 1? Giải Quy ước gen: AABB : Đỏ thẩm AABb : Đỏ tươi AaBB : AaBb : Đỏ nhạt Aabb : aaBb : Hồng nhạt aabb : Trắng 18 Sơ đồ lai: Pt/c: AABB (đỏ thẩm) x aabb (trắng) Gp : AB ab F1: AaBb (100% đỏ tươi) F1 x F1: AaBb (đỏ tươi) x AaBb (đỏ tươi) GF1: (AB, Ab, aB, ab) F2: AABB : Đỏ thẩm 1 AABB : 1 Đỏ thẩm 2 AABb : 4 Đỏ tươi 2 AaBB : 6 AaBb : 6 Đỏ nhạt 2 Aabb : 2 aaBb : 4 Hồng nhạt 1 aabb : 1 Trắng II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN 1. Khái niệm: Một gen cũng có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau gọi là gen đa hiệu. 2. Ví dụ: - Trong thí nghiệm trên đậu Hà Lan, Menden đã nhận thấy: Thứ hao tím thì có hạt màu nâu, trong nách lá có một chấm đen; Thứ hoa trắng thì có hạt màu nhạt và trong nách lá không có chấm đen. - Khi nghiên cứu sự biến dị ở ruồi giấm, Moocgan nhân thấy gen quy định cánh cụt đồng thời quy định một số tính trạng khác: đốt thân ngắn, lông cứng hơn, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, trứng đẻ ít, tuổi thọ rút ngắn, ấu trùng yếu,... B. PHẦN CÔNG THỨC DẠNG 1: NHẬN BIẾT QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN 1.Tương tác bổ trợ: a.Bổ trợ có 2 kiểu hình: A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1 (ví dụ là đỏ chẳng hạn).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 alen lặn, hoặc 2 lặn sẽ cho kiểu hình 2(trắng) Hay gặp Tỉ lệ 9:7 P: AaBb x AaBb => F : 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 đỏ : 7 trắng) Tỉ lệ 3:5 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 đỏ : 5 trắng) Tỉ lệ 1:3 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 đỏ : 3 trắng) b.Bổ trợ có 3 kiểu hình: A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội và 1 lặn sẽ cho kiểu hình 2(xanh).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 3(trắng) Hay gặp Tỉ lệ 9:6:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 6 xanh : 1 trắng) Tỉ lệ 3:4:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 3 vàng : 4 xanh : 1 trắng) Tỉ lệ 1:2:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb => F: ( 1 vàng : 2 xanh : 1 trắng) c.Bổ trợ có 4 kiểu hình: A và B là 2 alen trội tương tác bổ sung quy định kiểu hình 1( ví dụ là vàng).Sự tương tác giữa 1 alen trội A và 1 lặn b sẽ cho kiểu hình 2(xanh).Sự tương tác giữa 1 alen trội B và lặn a sẽ cho kiểu hình 3(tím).2 alen lặn tương tác sẽ cho kiểu hình 4(trắng) Hay gặp: Tỉ lệ 9:3:3:1 P: AaBb x AaBb => 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 vàng: 3 xanh : 3 tím:1 trắng) Tỉ lệ 3:3:1:1 (tương tự) và Tỉ lệ 1:1:1:1. 2.Tương tác át chế: a.Át chế do gen trội có 3 kiểu hình: Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng. 19 A_B_ vì A át B nên dù có gen trội B nó vẫn chỉ thể hiện kiểu hình của A.Như vậy A_B_ và A_bb đều có cùng 1 kiểu hình 1 (màu kem chẳng hạn) aaB_: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của B: màu xám. aabb: aa không át nên sẽ thể hiện kiểu hình của b: màu trắng. Hay gặp: Tỉ lệ 12:3:1 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 12 kem: 3 xám : 1 trắng) Tỉ lệ 6:1:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb ( 6 kem: 1 xám : 1 trắng) Tỉ lệ 4:3:1 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 4 kem: 3 xám : 1 trắng) Tỉ lệ 2:1:1 P: AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb. b.Át chế do gen trội có 2 kiểu hình: Quy ước A là gen át, cặp aa không át.B quy định màu xám chẳng hạn.b quy định màu trắng. A_B_ , A_bb đều bị gen A át nhưng cùng thể hiện kiểu hình của gen b.Như vậy các kiểu gen A_B_, A_bb và aabb đều thể hiện cùng 1 kiểu hình của gen b (lông cong chẳng hạn) aaB_ : vì aa không át được B nên kiểu gen này biểu hiện thành kiểu hình của B( lông thẳng chẳng hạn). Hay gặp: Tỉ lệ 13:3 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 13 cong: 3 thẳng) Tỉ lệ 7:1 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (7 cong: 1 thẳng) Tỉ lệ 5:3 P: AaBb x aaBb => F: 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 5 cong: 3 thẳng) Tỉ lệ 3:1 nữa. c.Át chế do gen lặn: Quy ước A không át, cặp aa có khả năng át.B quy định chân to.b quy định chân nhỏ. A_B_ sẽ quy định kiểu hình chân to. A_bb sẽ quy định kiểu hình chân nhỏ. aaB_ và aabb do có sự át chế của cặp aa nên B và b bị “vô hiệu hoá” và sẽ thể hiện kiểu hình gen át.Như vậy 2 kiểu gen này quy định kiểu hình thứ 3(chân dài chẳng hạn). Hay gặp: Tỉ lệ 9:3:4 P: AaBb x AaBb => F: 9A_B_ : 3A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 9 to: 3 nhỏ : 4 dài) Tỉ lệ 3:3:2 P: AaBb x Aabb => F: 3A_B_ : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb (3 to: 3 nhỏ: 2 dài) Tỉ lệ 3:1:4 P: AaBb x aaBb => 3A_B_ : 1A_bb : 3aaB_ : 1aabb ( 3 to: 1 nhỏ : 4 dài) Tỉ lệ 1:1:2. 3.Tương tác cộng gộp. Tỉ lệ phổ biến là 15:1.Còn gặp 7:1 và 3:1. Chú ý:- Có một số tỉ lệ( ví dụ như 3:4:1) xuất hiện trong nhiều dạng tương tác khác nhau, nên phải thận trọng. - Một số tỉ lệ của tương tác gen vô cùng giống với các quy luật di truyền khác.Ví dụ như 3:1, 9:3:3:1, 1:2:1. Dạng 2. Dựa vào kết quả phân ly kiểu hình trong phép lai phân tích: Dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỷ lệ và loại giao tử sinh ra của các cá thể cần tìm. + Nếu tỉ lệ KH 1:1 thì đó là sự di truyền 1 tính trạng do 1 gen chi phối + Nếu tỉ lệ KH 3:1 thì được di truyền theo quy luật tương tác gen, trong tính trạng có 2 kiểu hình. - Tương tác bổ trợ 9:7 - Tương tác át chế 13:3 - Tương tác cộng gộp 15:1 + Nếu có tỉ lệ KH 1:2:1 thì tính trạng được di truyền theo quy luật tương tác gen trong trường hợp tính trạng có 3 kiểu hình. - Tương tác bổ trợ 9:6:1 - Tương tác át chế lặn 9:3:4 - Tương tác át chế trội 12:3:1 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan