Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ibo 2016 ngày 2

.PDF
57
523
58

Mô tả:

Kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 27 Ngày 17-23 tháng 7 năm 2016 Hà Nôi, Việt Nam BÀI THI LÝ THUYẾT PHẦN B Tổng điểm: 50 Thời gian làm bài: 180 phút 1/57 BÀI THI LÝ THUYẾT - PHẦN B 2/57 CÁC EM THÍ SINH THÂN MẾN, Hãy viết Mã thí sinh vào ô cho sẵn. Viết tên câu trả lời bằng bút vào Phiếu trả lời. Chỉ các câu trả lời được ghi trong Phiếu trả lời mới được tính điểm ​. Phần B gồm 50 câu hỏi: Q.51 - Q.60: Sinh học tế bào Q.61 - Q.68: Giải phẫu và sinh lý học thực vật Q69 - Q80: Giải phẫu và sinh lý học động vật Q81 - Q83: Tập tính học Q.84 - Q.93: Di truyền học và Tiến hóa Q94 - Q.98: Sinh thái học Q.99 - Q.100: Hệ thống học Đối với mỗi câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn Đúng/Sai, hãy ghi vào Phiếu trả lời từng phát biểu trong 4 phát biểu là Đúng hay Sai. Đánh dấu “√” cho câu Đúng và Sai ở phần tương ứng trong Phiếu trả lời. Nếu em cần thay đổi câu trả lời, em hãy gạch ngang câu trả lời cũ và viết vào câu trả lời mới. Cách tính điểm cho từng câu hỏi: Nếu trả lời đúng tất cả 4 câu, em sẽ được 1 điểm. Nếu chỉ trả lời đúng 3 câu, em sẽ được 0.6 điểm. Nếu chỉ trả lời đúng 2 câu, em sẽ được 0.2 điểm. Nếu chỉ trả lời đúng 1 câu, em sẽ không nhận được điểm nào (0). Em có thể dùng thước kẻ và máy tính cầm tay đã được cung cấp. Em hãy dừng ngay việc làm bài và đặt bút xuống ngay lập tức khi có chuông báo kết thúc thời gian làm bài. Cho cả Phiếu trả lời và Bộ câu hỏi vào trong phong bì đã được cấp. Chúc em may mắn!!! 3/57 SINH HỌC TẾ BÀO Q.51 Một nhà khoa học chuẩn bị 3 thành phần quan trọng để sàng lọc nhanh các chất ức chế enzyme protein kinase. Thứ nhất, từng gen mã hóa protein kinase được nối với gen mã hoá protein vỏ chủ yếu của phage T7. Khi biểu hiện trong vi khuẩn, protein dung hợp này lắp ghép tạo thành vỏ capsid của phage, và các enzyme kinase nằm ở bề mặt ngoài của nó. Thứ hai, một phân tử tương tự ATP (analog of ATP) có thể bám vào vị trí bám của ATP trên enzyme kinase được gắn với các hạt từ. Thứ 3, chuẩn bị một bộ các chất cần nghiên cứu. hợp chất thử nghiệm vi hạt từ tính có ATP analog thử nghiệm phage bám vào vi hạt từ tính phage T7 chứa vỏ capsid có enzyme kinase dung hợp thử nghiệm vết tan Hình Q.51 Sàng lọc các chất ức chế các enzyme protein kinase tiềm năng Để kiểm tra khả năng bám của một chất nghiên cứu vào một enzyme kinase, thì phage có hoạt tính kinase được trộn với vi hạt từ tính trong các giếng của đĩa 96 giếng. Sau đó chất thử nghiệm, pha ở các nồng độ khác nhau, được cho vào các giếng. Các hỗn hợp được ủ trong 1 giờ ở 25oC, lắc nhẹ nhàng, sau đó các hạt được hút xuống đáy bằng lực từ tính mạnh, các thành phần không bám vào hạt sẽ bị rửa trôi. Cuối cùng, phage bám vào hạt lại được tách ra khỏi hạt bằng cách sử dụng một lượng dư thừa phân tử tương tự ATP (ATP analog) bám vào hạt và tính bằng đếm số lượng vết tan chúng tạo thành trên đĩa cấy trải vi khuẩn (Hình Q.51). Hãy chỉ ra các câu sau đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Khi quá trình bám đạt tới mức cân bằng, tất cả các phân tử chất ức chế tiềm năng sẽ bám vào enzyme kinase đó. B. Các chất thử nghiệm thể hiện hoạt tính ức chế cao trong thí nghiệm này đều phải bám vào khe bám ATP của enzyme kinase đó. C. Sự khác biệt nhỏ trong quá trình tiến hoá của các vị trí bám ATP bảo thủ trên các enzyme kinase cho phép xác định các enzyme kinases đặc hiệu. D. Nếu một chất thử nghiệm có khả năng bám mạnh thì số vết tan thu được thấp. 4/57 Q.52 Giả sử em xác định được 1 gen ở nấm men rượu, tương đồng với gen mã hóa tiểu đơn vị của enzyme telomerase từ động vật nguyên sinh. Sau đó em tạo môt đột biến đích làm mất một bản sao của gen ở chủng lưỡng bội của nấm men và sau đó cảm ứng để tạo bào tử và sinh ra các tế bào đơn bội. Tất cả bốn bào tử nảy mầm tốt, và em có thể tạo khuẩn lạc trên đĩa thạch. Cứ sau 3 ngày, em cấy ria lại các khuẩn lạc lên môi trường thạch đĩa mới. Sau 4 lần cấy chuyển liên tục như vậy, các thế hệ sau của 2 trong số 4 bào tử ban đầu sinh trưởng rất kém, thậm chí không sinh trưởng. Em lấy các tế bào từ các đĩa gốc nuôi 3, 6 và 9 ngày để tách chiết ADN, sau đó cắt mẫu ADN ở vị trí cách điểm khởi đầu của vùng lặp lại ở đầu mút của nhiễm sắc thể khoảng 35 nucleotit. Phân tách các phân đoạn bằng điện di, và lai chúng với mẫu dò đặc hiệu đầu mút đánh dấu phóng xạ (các băng màu tối) (Hình Q.52). Giả thiết là thời gian thế hệ là 6 giờ. Hình Q.52. Phân tích các đầu mút nhiễm sắc thể của các tế bào con từ 4 bào tử nấm men rượu đơn bội (S1đến S4) ở các ngày khác nhau (t). WT là nấm men lưỡng bội bình thường. Hãy chỉ ra các câu sau là Đúng hay Sai và điền vào Phiếu Trả lời A. Độ dài trung bình của đầu mút của nấm men rượu là 300 nucleotit. B. Bào tử 2 và 4 có vẻ thiếu enzyme tổng hợp đầu mút telomerase. C. Đầu mút nhiễm sắc thể nấm men rượu mất không quá 20 nucleotit sau mỗi lần nhân đôi nhiễm sắc thể. D. Các nấm men rượu mất các đầu mút sẽ có kích thước tế bào bình thường. 5/57 Q.53 Sự tái cung cấp ôxy sau một giai đoạn thiếu ôxy sẽ gây nên tình trạng tổn thương tế bào cơ tim. Một trong các chỉ số quan trọng đánh giá chức năng cơ tim là điện thế màng ty thể, được đánh giá thông qua khả năng thấm của màng với chất nhuộm màu (mang điện dương, có màu xám ở hình dưới đây và có màu đỏ ở hình đính kèm với đề thi) tích lũy nhiều những ty thể hoạt động mạnh do điện tích âm của chúng. Hình dưới đây minh họa thí nghiệm xử lý tế bào cơ đơn lẻ gồm bước gây thiếu hụt ôxy/tái cung cấp ôxy (HR) (1) trong hai trường hợp tế bào được điều trị hoặc không điều trị bằng thuốc A trước khi gây thiếu hụt ôxy. Ảnh tế bào cơ được chụp ở các thời điểm (a, b, c). Thuốc A Cường độ thấm màu (% so với đường cơ sở) Low O2 Normal O2 HR Dùng thuốc A xử lý thiếu hụt oxy Thời gian (phút) No translation found Hãy cho biết các câu dưới đây là đúng hay sai và viết vào phiếu trả lời. A. Như được nêu ở Hình Q.53.2(a), các tế bào cơ tim thuộc loại tế bào cơ vân. B. Thiếu hụt ôxy dẫn đến giảm đột ngột pH trong chất nền ti thể. C. Việc dùng thuốc A trước khi xử lý theo mô hình HR là tốt cho tế bào vì nó phòng ngừa sự phá vỡ điện thế màng ti thể khi ở điều kiện HR. D. Hình ảnh chụp ở nhóm dùng thuốc A trước khi xử lý theo mô hình HR là hình (2) và hình ảnh chụp nhóm không dùng thuốc A trước xử lý là hình (3). 6/57 Q.54 Các glycoprotein chống đóng băng (Antifreeze glycoproteins (AFGPs)) có khả năng ức chế sự hình thành băng đá và vì thế là thiết yếu đối với khả năng sống sót của nhiều loài cá ở biển đóng băng, nơi thường có nhiệt độ dưới 0 độ C. Một AFGP điển hình cấu thành từ các đơn vị ba nucleotit lặp lại, như alanyl-threonyl-alanyl (Ala-ThrAla)n được nối với một disaccharide qua liên kết glycosidic tại nhóm hydroxyl thứ hai của vị trí axit amin threonine. Để xác định được nhóm hóa học ảnh hưởng tới hoạt tính chống đóng băng của glycoprotein này, các nhà khoa học đã tổng hợp nhiều phân tử tương tự AFGP khác nhau bằng cách biến đổi cả cấu trúc của phần đường và phần peptit bằng việc thay thế ba nhóm R1, R2 và R3 như được nêu ở Hình Q.54 với các nhóm hóa học khác nhau và ghi lại hoạt tính chống đóng băng. Hình Q.54 Cấu trúc của một AFGP điển hình Các kết quả nghiên cứu này được nêu ở bảng sau. R1 HO N-actetyl N-Acetyl N-Acetyl O-Acety N-Acetyl R2 CH3 CH3 H CH3 CH3 CH3 R3 Galactosyl Galactosyl Galactosyl H H Galactosyl-Galactosyl Hoạt tính chống đóng băng Không Có Không Có Không Không Hãy cho biết các câu sau đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Một disaccharide bám vào vị trí threonine cần thiết cho hoạt tính chông đóng băng. B. Một đột biến có các vị trí threonine bị thay thế bởi serine làm giảm hoạt tính chống đóng băng. C. Nhóm N-acetyl tại vị trí C-2 cần thiết cho hoạt tính chống đóng băng. D. Số lượng các motif lặp lại ở gen AFGP trong số các loài có quan hệ gần gũi nhau có thể do ADN polymerase. hoạt động thiếu chính xác trong sao chép. 7/57 Q.55 Tiểu đơn vị F1 (một protein ở chu chất màng) của enzym ATP synthetase xúc tác tổng hợp ATP sử dụng lực vận chuyển proton chịu trách nhiệm cho sự quay vòng của tiểu đơn vị F0 (phức hợp protein màng đầy đủ) theo một hướng. F1 được cấu tạo từ 3 tiểu đơn vị alpha và 3 tiểu đơn vị beta sắp xếp theo các cách khác nhau quanh một trục trung tâm là tiểu đơn vị gamma. Để nghiên cứu sự quay này, Masasuke Yoshida và cộng sự đã gắn một sợi actin đánh dấu huỳnh quang vào tiểu đơn vị gamma và xem nó chuyển động. cấu trúc phát huỳnh quang sợi actin Bể chứa Hình Q.55A Gắn sợi actin đánh dấu vào ATP synthetase. Sự quay của sợi actin được quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược sau khi bổ sung 2 mM ATP vào một cái bể chứa phức hợp F1 gắn actin bị gắn bất động vào phía đáy soi ở dạng ảnh gương tạo thành trên một máy ảnh. Khoảng thời gian giữa các ảnh chụp được là 220 mili giây (ms). Một dãy 12 ảnh chụp được như ở Hình Q.55. Hình Q.55 Chuỗi ảnh về sự quay của sợi actin khi được gắn vào tiểu đơn vị ở phức F1. Các con số chỉ thứ tự của bức ảnh. Hãy cho biết các câu sau là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Thủy phân ATP bởi F1 dẫn tới sự thay đổi cấu hình của các tiểu đơn vị a và b. B. Từ tập hợp các hình ảnh trên cho thấy, sợi quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía dịch bào). C. Tốc độ quay là dưới 0,3 vòng/giây. D. Sự quay sợi actin là theo hướng ngược lại luôn đi kèm với sự tổng hợp ATP. 8/57 Q.56 Rau củ lên men lactic là thức ăn truyền thống ở nhiều nước châu Á. Vi sinh vật thường thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lên men lactic, nấm men và nấm sợi. Hình Q.56 dưới đây thể hiện số lượng tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi sinh vật khác nhau và giá trị pH trong quá trình lên men lactic dưa cải. Oxy hoà tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau ngày thứ 22. pH 6.0 Số tế bào sống (log CFU/ml) 9.0 8.0 5.5 Vi khuẩn lên men lactic 7.0 5.0 6.0 Nấm men 5.0 4.5 4.0 3.0 4.0 Nấm sợi 2.0 3.5 1.0 pH 3 6 10 14 18 22 26 32 46 3.0 Thời gian lên men (ngày) Hình Q.56 Sự thay đổi của hệ vi sinh vật trong quá trinh lên men lactic khi muối dưa cải. Hãy chỉ ra các câu trả lời sau là Đúng hay Sai và điền vào Phiếu Trả lời . A. Giá trị pH giảm từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 là do axit hữu cơ sinh ra chỉ từ vi khuẩn lên men lactic. B. Axit lactic sinh ra bởi vi khuẩn lên men lactic giúp cho sự sinh trưởng của tế bào nấm men từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26. C. Tế bào nấm men chuyển từ lên men sang hô hấp hiếu khí sau ngày thứ 22. D. Một số nấm sợi thể hiện khả năng chịu được pH thấp. 9/57 Q.57 Vi sinh vật sống ở nồng độ muối cao (trên 2M NaCl) chịu tác động của môi trường có hoạt độ nước thấp, và phải có các cơ chế để tránh mất nước bởi thẩm thấu. Phân tích nồng độ ion nội bào của các vi khuẩn ưa mặn sống trong hồ muối cho thấy các vi sinh vật này duy trì nồng độ muối (KCl) cực kỳ cao bên trong tế bào của chúng. Sự có mặt của nồng độ muối nội bào cao đòi hỏi sự thích nghi đặc biệt của các phân tử protein và các đại phân tử khác của tế bào. Hãy chỉ ra các câu sau là Đúng hay Sai và điền vào Phiếu Trả lời. A. Hầu hết các protein nội bào của Vi khuẩn ưa mặn chứa một lượng rất dư thừa các amino acid mang điện tích trên bề mặt ngoài của chúng. B. Các vi khuẩn ưa mặn sử dụng một lượng lớn ATP để duy trì áp suất thẩm thấu. C. Hầu hết các enzyme của vi khuẩn ưa mặn mất hoạt tính xúc tác khi được đưa vào dung dịch có nồng độ thấp hơn 1M NaCl. D. Ở Vi khuẩn ưa mặn, các amino acid có thể được vận chuyển vào trong tế bào nhờ các yếu tố vận chuyển đối cảng (antiporters) Na+/amino acid. 10/57 Q.58 Hệ gen virut cúm A gồm 8 phân tử ARN mạch đơn mã hoá cho tổng 11 protein virut. Các virut cúm A được chia nhóm dựa vào 2 kháng nguyên bề mặt: hemagglutinin (H) là kháng nguyên có 18 subtype khác nhau (H1-H18); và neuraminidase (N) là kháng nguyên có 11 subtype khác nhau (N1-N11) (Hình Q.58A). Chu trình sống của virut cúm A được thể hiện trong Hình Q.58B. Bao (vỏ) lipid có nguồn gốc từ tế bào chủ Hình Q.58 Virut cúm A: (A) cấu trúc virut và (B) chu trình sống của virut. Hãy chỉ ra các câu sau là Đúng hay Sai và điền vào Phiếu trả lời A. Các chủng virut cúm A thể hiện động học tiến hoá nhanh vì có hệ gen gồm nhiều phân chuỗi (segmented). B. Theo lý thuyết, có 88 chủng virut cúm A. C. Virut cúm A thể hiện tốc độ đột biến cao vì hệ gen là ARN mạch đơn. D. Virion cúm A có thể nhiễm vào tế bào chỉ khi ARN polymerase phụ thuộc ARN có mặt. 11/57 Q.59 Phosphoryl hoá là loại phản ứng biến đổi sau dịch mã chủ yếu sau dịch mã xảy ra phổ biến trong cơ chế điều hoà nhiều quá trình của tế bào. Một phương pháp để xác định trạng thái phosphoryl hoá các protein là chạy điện di trên gel bị biến đổi bởi một nhóm chất hoá học chứa ion kim loại (M) có thể gắn thuận nghịch với gốc phosphate và do đó ảnh hưởng sự di chuyển của các protein bị phosphoryl hoá trên gel. Gel polyacrylamide Hình Q.59.A gel polyacrylamide gắn đuôi phosphate. Kỹ thuật này được dùng để nghiên cứu sự phosphoryl hoá của protein p35. Ba dạng đột biến của protein này được tạo ra: thay thế serine vị trí số 8 bằng alanine (S8A); thay thế threonine ở vị trí số 138 bằng alanine (T138A) và thay thế cả 2 amino acid đó đều bằng alanine (2A). Chú ý rằng serine và threonine có thể bị phosphoryl hoá trong khi alanine thì không bị phosphoryl hóa. Sau đó 2 chủng nấm men, một có enzyme kinase phụ thuộc cyclin 5 (Cdk5) bị bất hoạt (kí hiệu kn) và một chủng bình thường (kí hiệu wt) được biến nạp vào chủng mang gen p35 kiểu dại (wt) hoặc vào một trong 3 thể đột biến. Dịch ly giải tế bào của 8 chủng thu được được chạy điện di trên gel có gắn đuôi Phosphate. Các protein từ gel phân tích western-blot bằng cách chuyển sang màng lai được xử lý với kháng thể kháng p35. Kết quả được trình bày như sau. Hình Q.59.B Thẩm tách miễn dịch với kháng thế kháng p35. Mũi tên chỉ hướng di chuyển của các băng p35 có tên M1, M2, L1, L2, L3, và L4. Băng L4 tương ứng với dạng không phosphoryl hoá của p35. Hãy chỉ ra các câu sau là Đúng hay Sai và điền vào Phiếu Trả lời A. Protein p35 chỉ có 2 vị trí phosphoryl hoá: serine 8 và threonine 138. B. Protein p35 có thể bị phosphoryl hoá bởi 1 enzyme protein kinase khác với Cdk5. C. Ở chủng Cdk5-wt p35-S8A, chỉ một ít phân tử p35 bị phosphoryl hoá tại vị trí T138. D. Các nhóm phosphate gắn với S8 dễ tiếp cận với các nhóm phosphate của gel được gắn đuôi Phosphate hơn là các nhóm phosphate gắn với T138. 12/57 Q.60 Sự phân cực, điện tích và khối lượng phân tử của các phân tử có thể ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán thụ động qua màng tế bào. Các amino acid và các thuốc như aspirin khác nhau cả về hiệu quả và vị trí hấp thụ. Hình dưới đây trình bày cấu trúc hoá học và giá trị pKa của aspirin và arginine. 2.18 9.04 3.5 12.48 Aspirin Arginine Hình Q.60 Hãy chỉ ra các câu sau là Đúng hay Sai và điền vào Phiếu Trả lời A. Aspirin khuếch tán qua màng chủ yếu trong dạ dày vì các phân tử aspirin ở dạng khử proton tại pH khoảng 1,6 có nhiều hơn trong dạ dày. B. Dựa vào khối lượng phân tử, người ta có thể mong đợi rằng Aspirin khuếch tán qua màng dễ dàng hơn Arginine. C. Dải pH tối ưu để hấp thụ Arginine bằng khuếch tán thụ động là từ 2,18 đến 9,04. D. Omeprazole, là chất ức chế bơm proton, ngăn chặn sự hấp thụ Aspirin vào máu trong ít phút đầu sau khi uống thuốc. 13/57 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THỰC VẬT Q.61 Để nghiên cứu tác động của cadimi (Cd) lên sự phát triển của rễ, hai thí nghiệm trên cây ngô con đã có rễ dài 6cm được thực hiện. Ở thí nghiệm đầu tiên, cây con được trồng trên môi trường có bổ sung 5 µM Cd (Cd5) hoặc không có Cd (Cd0). Ở thí nghiệm thứ 2, cây con được trồng trên 2 lớp agar đều không có Cd (Cd0-Cd0) hoặc 2 lớp agar, một lớp không có Cd, một lớp có Cd nồng độ100 µM (Cd0–Cd100). Sau 4 ngày sinh trưởng kết quả đã được ghi lại (Hình Q.61-1) và nhuộm lát cắt ngang của rễ để quan sát phiến suberin trong nội bì (Hình Q61 - 2, các phần tương ứng với vị trí cắt ở hình Q.61-1). Khoảng cách từ đầu chóp rễ (%) Gốc của rễ B Gốc của rễ hoặc Đỉnh rễ Khoảng cách từ đỉnh rễ (%) A Đỉnh rễ Hình Q.61-1. Khoảng cách từ đỉnh rễ đến gốc của rễ thu được từ thí nghiệm 1 (A) và thí nghiệm 2 (B). Các vùng của nội bì trưởng thành trong rễ được biểu diễn bằng đường liền và đường nét đứt. Hình Q.61-2. Lát cắt ngang tại các vị trí đã đánh dấu trong Hình Q.61-1. Mũi tên màu trắng chỉ phiến suberin trong nội bì. 14/57 Hãy cho biết câu dưới đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời A. Xử lý với Cd làm giảm kích thước vùng kéo dài của rế khiến cho chiều dài của rễ bị giảm. B. Tế bào nội bì có phiến suberin xuất hiện ở vị trí cách đỉnh rễ khoảng 0,5 cm trong mô liền kề với lớp agar có chứa Cd100, tuy nhiên tế bào bị suberin hóa đã tìm thấy ở vị trí xa hơn từ đỉnh rễ ở phía bên kia. C. Ở rễ sinh trưởng trong điều kiện Cd biến động từ 0 đến 100 µM Cd (Cd0–Cd100) sự phát triển của nội bì tăng nhanh và không đối xứng. D. Trong môi trường có hàm lượng Cd cao, phiến suberin trong tế bào nội bì đã không xuất hiện ở phần già hơn của rễ, điều này có thể do sự hạn chế Cd trong phần non của rễ. 15/57 ​Q.62 Để hiểu tác động của sự khô hạn lên cây thân thảo và những đáp ứng của chúng, các nhà khoa học đã thiết kế nghiên cứu trên 3 loài Ranunculus trong điều kiện ngoài tự nhiên, bao gồm loài R. bulbosus sống ở đồng cỏ khô, loài R. lanuginosus sống ở đồng cỏ ẩm, loài R. acris sống ở cả 2 sinh cảnh. Họ đo thế nước và độ dẫn nước ở lá của 3 loài trong phản ứng mất nước (hình Q.62). Thí nghiệm nhuộm Xylem trên loài R. acris ở sinh cảnh khô đã được sử dụng để ước lượng độ dẫn nước do tắc mạch. Ước tính độ dẫn nước giảm khoảng 50 % xảy ra tại -2MPa hoặc ít hơn do tắc mạch. Nghiên cứu trước đó về sự mất độ dẫn nước ở lá đã cho thấy giảm 50% độ dẫn nước trong khoảng – 1 và – 1.8 MPa trong cỏ và tại – 1.8 MPa trong các loài thân gỗ. (khô) (ẩm) Thế nước (MPa) Hình Q.62. Độ dẫn nước của lá (Lhc) của các loài Ranunculus hoặc các quần thể đáp ứng với tình trạng mất nước. Đường liền và đường nét đứt biểu diễn cho sự mất nước tương ứng 50% và 88% độ dẫn nước của lá. Hãy cho biết câu dưới đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời A. Tất cả các loài đều dễ tổn thương với stress nước. Trong các loài có ổ sinh thái hẹp, loài R. bulbosus chịu ảnh hưởng của khô hạn thì ít bị tổn thương hơn so với loài R. lanuginosus sống ở những nơi ẩm ướt. B. Các loài thân thảo có thể dễ bị tổn thương với stress nước hơn so với các loài thân gồ và cỏ lâu năm, nhưng biểu hiện sự sai lệch giữa các cá thể cùng loài và giữa các loài về khả năng bị tổn thương do stress nước dựa vào sự có sẵn nước trong môi trường sống tương ứng của chúng. C. Phương pháp dẫn nước lá cây sử dụng sự dẫn nước bao gồm cả con đường qua xylem và con đường không qua xylem. D. Tác động của khô hạn lên các loài thực vật này cho thấy mất độ dẫn nước của lá ở thế nước trung bình dựa vào con đường không qua xylem hơn là sự hình thành trạng thái tắc mạch. 16/57 Q.63 Một protein có thể được tích hợp vào màng tế bào thông qua 1 chuỗi polypeptide hoặc qua 1 lipid kết nối. Việc gắn protein của tế bào nhân thực vào lớp ngoài của màng sinh chất chỉ xảy ra nhờ các nhân tố kết nối Glycosylphosphatidylinositol (GPI). Sự sinh tổng hợp của glycolipid GPI là một quá trình nhiều bước dựa vào nhiều protein, gồm cả enzyme GPI transamidase. Ở cây cải Arabidopsis, gen AtGPI8 mã hoá enzyme GPI transamidase. Để nghiên cứu vai trò của gen này trong quá trình phát triển thực vật, các nhà khoa học tạo một dòng cây đột biến (atgpi8-1). Họ quan sát kiểu hình của cả cây đột biến và cây dại (WT). Hình Q.63.1 Biểu bì lá mầm cây dại wt (A) và cây đột biến ​atgpi8-1 (B). Hình Q.63.2 Kiểu hình sinh trưởng của cây dại và cây đột biến atgpi8-1. (A) Cây non, (B) lá mầm và (C) Hai lá đầu của cây non. (D) cây 30 ngày tuổi và cây 60 ngày tuổi (E). F-G: Cây nở hoa. 17/57 kiểu dại N Số lượng quả cải Chiều dài cây K O Chiều dài lóng Tuổi nở hoa Chiều dài rễ M Số lượng Số nhánh mọc trên thân cây Chiều dài cuống nhỏ L J I Chiều dài trụ dưới lá mầm H Hình Q.63.3 Kết quả đo hình thái của cây non và cây trưởng thành thuộc dạng dại (cột màu xám) và đột biến atgpi81 (cột màu trắng). Sự sai khác là có ý nghĩa thống kê. Các phép đo cho D-H được thực hiện khi cây trưởng thành hoàn toàn, sau 60 ngày đối với cây dạng dại và 90 ngày đối với cây đột biến. Hãy cho biết câu dưới đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời A. Sự sinh trưởng của lá mầm giai đoạn sớm sau khi nảy mầm và 2 lá đầu tiên là không bị ảnh hưởng bởi đột biến. Tuy nhiên, sinh trưởng rễ, kéo dài trụ dưới lá mầm và phân hoá lỗ khí khổng thì bị ảnh hưởng mạnh bởi đột biến. B. Dữ liệu gợi ý rằng kết nối qua GPI thúc đẩy sự sinh trưởng của lá ở thực vật sinh dưỡng; tuy nhiên, nó ức chế sự tạo thành chồi nách. C. Đột biến atgpi8-1 dẫn đến việc kéo dài cuống nhỏ và lóng bị giảm. Tuy nhiên, chiều dài của cây đột biến atgpi8-1 chỉ giảm vừa phải dường như là do số lượng đốt thân tăng. D. Kết quả chỉ ra rằng gen AtGPI8 thúc đẩy sự ra hoa sớm hơn, nhưng ức chế tạo quả. 18/57 Q.64 Quang hợp của thực vật thủy sinh ngập nước chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường. Trong nước mặn và nước ngọt, mật độ, cường độ và phổ ánh sáng thay đổi theo độ sâu của nước và ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Các yếu tố khác cũng tác động đến quang hợp là carbon dioxide (CO2) và oxy (O2). Loài Swamp Raspwort (Meionectes brownie ) là cây sống trong đất ngập nước nhưng có thể sinh trưởng như thực vật thủy sinh ngập trong nước ngọt. Một thí nghiệm đã được thực hiện để nghiên cứu quang hợp của cây thủy sinh. Biến động ngày đêm của bức xạ mặt trời trên bề mặt, áp suất của O2, nồng độ CO2 và pH của nước trong ao có nhiều cây Swamp Raspwort được biểu diễn trong hình Q.64. A o B C Nhiệt độ Thời gian trong ngày Thời gian trong ngày Water temperature ( C) Anh sáng Bức xạ bề mặt nước (µmol photon) / (m2 s2)) Hình Q.64 Hãy cho biết câu dưới đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời A. Trong nước ao, sự hạn chế ánh sáng xuất hiện vào sáng sớm và sự đồng giới hạn của cả ánh sáng và CO2 xuất hiện vào đầu giờ chiều. B. Sự giảm lượng O2 trong nước diễn ra suốt buổi đêm là do cây Swamp Raspwort hô hấp. C. Trong nước, phân tử CO2 được tạo ra trực tiếp bởi quá trình hô hấp của cây Swamp Raspwort và bởi phản ứng chuyển đổi từ HCO3- tại pH trung tính để làm tăng hàm lượng CO 2. D. Hình cho thấy biến đổi về nhiệt độ trong ao có nhiều cây Swamp Raspwort là từ 13 đến 20oC. Sự biến đổi nhiệt độ được duy trì nhờ mật độ cao của cây của các loài thực vật 19/57 ​Q.65 Đồng hóa nitơ đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và sự phát triển của tế bào thực vật. Tế bào thực vật cần nitơ vô cơ ở dạng ammonium (NH 4+) và nitrat (NO3-). Khi đi vào tế bào thực vật qua phân tử vận chuyển nitrate gắn màng (NRT), NO3- có thể biến đổi NO2- bởi enzyme khử nitrate (nitrate reductase - NR) và sau đó thành NH4+ và amino acids (AA). Hơn nữa NO2- có thể được chuyển thành nitric oxide (NO), sau đó là S-nitrosoglutathione (GSNO) bằng phản ứng với glutathione (GSH), và cuối cùng ôxy hóa glutathione (GSSG) và NH 4+ nhờ sự xúc tác của S-nitrosoglutathione reductase 1 (GSNOR1) Lục lạp L-arginine và nguồn khác Cytosol ức chế Hình Q.65 Sơ đồ mô hình hóa sự kiểm soát quá trình đồng hóa nitơ trong thực vật thông qua sự truyền tín hiệu NO. Hãy cho biết câu dưới đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời A. Quá trình trao đổi nitơ của tế bào thực vật, NO là một trong các sản phẩm nhưng đóng vai trò điều hòa sự truyền tín hiệu cho sự hình thành NH4+ và đồng hóa NO3B. Nồng độ NH4+ trong lục lạp ở tế bào thực vật được kiểm soát bởi hoạt động của GSNO. C. Giảm ion NO2- xuất hiện chủ yếu trong dịch bào (cytosol). D. Sự phản hồi NO điều hòa qua con đường đồng hóa nitrate và chi phối nồng độ của nó trong tế bào bằng việc điều hòa sự trao chất của chính nó. 20/57
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan