Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Iải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại ...

Tài liệu Iải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường cao đẳng nghề tp. hồ chí minh

.PDF
22
255
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH HÀ YÊN LONG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI ĐẠT CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP. HCM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 S K C0 0 4 8 2 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1/2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH HÀ YÊN LONG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI ĐẠT CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP. HCM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401 Hướng dẫn khoa học:TS. NGƯT NGUYỄN TRẦN NGHĨA Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2016 LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: HUỲNH HÀ YÊN LONG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 22/01/1977 Nơi sinh: An Giang Quê quán: An Giang Dân tộc: Kinh Địa chỉ liên lạc: 284/9D Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, TP. HCM. Điện thoại cơ quan: (08) 38.438.720 (101-102) Điện thoại : 0963.994.115 Fax cơ quan: (08) 38.435.537 E-mail: [email protected] II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Học Trung học: Nơi học: Trường Trung học phổ thông Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Thời gian học: 1993-1995 2. Học Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: Từ 09/1995 đến 09/2000 Nơi học : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Kỹ thuật công nghiệp Tên môn thi tốt nghiệp: Matlap 3. Học Cao học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: Từ 08/2013 đến 10/2015 Nơi học : Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh Ngành học: Giáo dục học III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 2000 - 2010 Trường THPT DTNT An Giang Giáo viên i 2010 - 2012 Trường TCN DTNT An Giang 2012 đến nay Trường CĐN TP. HCM ii Trưởng khoa Cơ điện Giảng viên- Nhân viên phòng Đảm bảo chất lượng LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của người nghiên cứu, nội dung trong luận văn là sản phẩm của sự nghiên cứu và đút kết từ kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện tự kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề năm 2013; tự kiểm định chương trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp năm 2012; tự kiểm định chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí năm 2014 tại trường cao đẳng nghề TP. HCM. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 1 năm 2016 Người nghiên cứu Huỳnh Hà Yên Long iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này đúng tiến độ, người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. NGƯT NGUYỄN TRẦN NGHĨA về đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM”. Người nghiên cứu xin cảm ơn các đồng nghiệp hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM đã cung cấp số liệu và hỗ trợ về mặt tinh thần trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Để kết thúc khóa học được đúng tiến độ, người nghiên cứu cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý Thầy, quý Cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy tại Viện Sư phạm Kỹ thuật trực thuộc Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp. HCM đã tận tâm giảng dạy trong suốt 2 năm và giúp người nghiên cứu hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Do thời gian thực hiện luận văn có giới hạn và năng lực nghiên cứu khoa học của tác giả còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và biên tập, rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp để tác giả trưởng thành hơn trên con đường nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn. iv TÓM TẮT Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề hoặc kiểm định chương trình đào tạo là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề theo xu hướng hiện nay, phù hợp với tình hình trong nước và hội nhập quốc tế. Tại Viêt nam, kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề được thực hiện định kỳ 5 năm một lần cho các cơ sở dạy nghề trong cả nước. Riêng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện thí điểm ở một số cơ sở dạy nghề, nhằm thực nghiệm và hoàn thiện hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trước khi áp dụng triển khai cả hệ thống các trường dạy nghề. Do đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nói chung và nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại nói riêng tại trường CĐN TP.HCM, đạt chuẩn kiểm định chất lượng là đề tài rất có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. Ngoài nội dung phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung chính của luận văn được cấu trúc theo 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về lĩnh vực nghiên cứu Chương 2: Thực trạng công tác tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo hiện nay tại trường cao đẳng nghề TP. HCM Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định tại trường cao đẳng nghề TP.HCM. v ABSTRACT Accreditation of vocational training institutions or accreditation of training program is one of the solutions to improve the quality of Vocational Education and Training in the trend of globalization and international integration in Vietnam today. Evaluating quality of vocational training institutions will be conducted every 5 years. This regulation was applied for all vocational training institutions throughout the country. Accreditation of training programs are experimented on some vocational training institutions in order to accomplish the standards for accreditation of training program before applying for all vocational schools in the country. Therefore, to study and give recommendations to improve the efficiency of accreditation for the training program in general and to improve the efficiency of accreditation for the training program in metal cutting in particular to meet the standard for accreditation of training program is a significant topic in terms of practical sense and scientific meaning. Besides introduction, the conclusion, references and appendices are structured in three chapters: Chapter 1: The theoretical basis for field research Chapter 2: The situation of self-accreditation training program today at Ho Chi Minh City Vocational College. Chapter 3: The solutions to improve the efficiency of accreditation for the training program in metal cutting at Ho Chi Minh City Vocational College. vi MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài Lý lịch khoa học ...................................................................................................... i Lời cam đoan ........................................................................................................... iii Lời cảm ơn .............................................................................................................. iv Tóm tắt .................................................................................................................... v Mục lục .................................................................................................................... vii Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... x Danh sách các bảng ................................................................................................. xi Danh sách các hình và biểu đồ ................................................................................ xii PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................................................. 2 4. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 6. Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 4 9. Kế hoạch thực hiện .............................................................................................. 5 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ........................ 6 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 6 1.1.1. Kiểm định chất lượng tại một số nước trên thế giới ...................................... 6 1.1.1.1. Kiểm định chất lượng tại Mỹ ..................................................................... 6 1.1.1.2. Kiểm định chất lượng tại Anh ..................................................................... 7 1.1.1.3. Kiểm định chất lượng tại Autralia............................................................... 7 vii 1.1.1.4. Kiểm định chất lượng tại Malaysia ............................................................. 9 1.1.1.5. Kiểm định chất lượng Indonoesia ............................................................... 10 1.1.2. Kiểm định chất lượng tại Việt Nam ............................................................... 10 1.2. Các vấn đề lý luận cơ bản ................................................................................. 20 1.2.1. Chất lượng ..................................................................................................... 20 1.2.2. Chương trình khung ...................................................................................... 20 1.2.3. Chương trình đào tạo ..................................................................................... 21 1.2.4. Đảm bảo chất lượng ...................................................................................... 21 1.2.5. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ................................................. 22 1.2.6. Tiêu chí, tiêu chuẩn, chỉ số thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ...................................................................................................................... 22 1.2.7. Quy trình tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ............................. 23 1.2.8. Kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ...................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HIỆN NAY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP. HCM . ................................................................................................... 30 2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề TP. HCM .............................................. 30 2.2. Giới thiệu về khoa cơ khí và chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại ........ 33 2.2.1. Thông tin khái quát về khoa cơ khí ............................................................... 34 2.2.2. Các nghề đào tạo ........................................................................................... 34 2.2.3. Chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại .................................................. 34 2.3. Thực trạng công tác tự kiểm định chất lượng dạy nghề hiện nay của trường ...................................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ................................................................... 55 3.1. Định hướng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng nghề TP.HCM đến năm 2020 ......................................................................... 55 3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ..................................................................... 55 3.3. Nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo viii 56 đạt tiêu chuẩn kiểm định tại trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh ....... 3.3.1. Giải pháp: Tạo dựng văn hóa Đảm bảo chất lượng trong công tác kiểm định .......................................................................................................................... 56 3.3.2. Giải pháp: Tập huấn cho CBQL, giáo viên - giảng viên, nhân viên về kiểm định ................................................................................................................. 58 3.3.3. Giải pháp: Chương trình đào tạo đảm bảo chuẩn kiểm định ........................ 62 3.3.4. Giải pháp: Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, phục vụ chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định ............................................................................ 65 3.3.5. Giải pháp: Ban hành các quy trình thực hiện giám sát, đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo ...................................................................................... 67 3.4. Khảo nghiệm các giải pháp ............................................................................... 72 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 84 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87 ix DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Stt Nội dung chữ viết tắt 1 Bộ LĐTBXH Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội 2 CNĐ Cao đẳng nghề 3 CTĐT Chương trình đào tạo 4 ĐBCL Đảm bảo chất lượng 5 DTNT AG Dân tộc nội trú An Giang 6 GV-GV Giảng viên - Giáo viên 7 KĐ Kiểm định 8 KĐCL Kiểm định chất lượng 9 SV-HS Sinh viên - Học sinh 10 TCDN Tổng cục Dạy nghề 11 TCN Trung cấp nghề 12 THPT Trung học phổ thông 13 TKĐ Tự kiểm định 14 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh x DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí kiểm địnhchất lượng chương trình đào tạo theo Mô hình ILO500 Bảng 1.2: Các Trường được lựa chọn tham gia thí điểm kiểm định chương trình đào tạo năm 2014 Bảng 1.3: Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo để thí điểm thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo năm 2014-2015 Bảng 1.4: Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo để thí điểm thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo năm 2015 Bảng 3.1: Bảng kế hoạch tổ chức tập huấn tự kiểm định chương trình đào tạo. Bảng 3.2: Khả năng thực hiện của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo. Bảng 3.3: Mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. Bảng 3.4: Mức độ khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. Bảng 3.5: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. xi DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của các đối tượng tham gia khảo sát Biểu đồ 2.2: Chức vụ của các đối tượng tham gia nghiên cứu Biểu đồ 2.3: Cơ quan công tác của các đối tượng tham gia nghiên cứu Biểu đồ 2.4: Đánh giá về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý Biểu đồ 2.5: Đánh giá về giáo trình và chương trình đào tạo Biểu đồ 2.6: Đánh giá về công tác tổ chức và quản lý lớp học Biểu đồ 2.7: Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện Biểu đồ 2.8: Ý kiến về chương trình đào tạo nghề Biểu đồ 2.9: Ý kiến cho công tác kiểm định Biểu đồ 2.10: Việc duy trì công tác kiểm định chương trình đào tạo Biểu đồ 3.1: Khả năng thực hiện của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo. Biểu đồ 3.2: Mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. Biểu đồ 3.3: Mức độ khả thi của cácgiải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. Biểu đồ 3.4: Sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp Hình 1.1: Vị trí tự kiểm định trong kế hoạch nâng cao chất lượng trường nghề Hình 3.1: Hình ảnh buổi tập huấn kiểm định cho CBQL, giáo viên - giảng viên, nhân viên của Trường CĐN TP. HCM. Hình 3.2: Hình ảnh buổi tập huấn của Trường West College Scotland -Hội đồng Anh về dự án “Xây dựng mô hình hệ thống đảm bảo chất lượng cấp trường và các công cụ thực hiện” tại Trường CĐN TP. HCM. xii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một cơ sở dạy nghề có chất lượng phải được cấu thành từ nhiều yếu tố quan trọng như về đội ngũ giảng viên, về cơ sở vật chất, về chương trình-giáo trình…. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất giúp cho cơ sở dạy nghề giữ vững được danh tiếng đó là chương trình dạy nghề, một chương trình dạy nghề tốt sẽ đào tạo được một đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu cho xã hội. Chất lượng đào tạo của một chương trình đào tạo nghề không do cơ sở dạy nghề tự tuyên bố hay công nhận thì được xã hội chấp nhận mà phải do một cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành kiểm định và công nhận. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là quá trình đánh giá các điều kiện cần thiết phải có của nhà trường để phục vụ cho việc đào tạo nghề, nhằm khẳng định chất lượng của một chương trình đào tạo cụ thể tại một cơ sở dạy nghề. Hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo hiện nay được triển khai thí điểm để các trường dạy nghề tiến hành tự kiểm định chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề năm 2015, qua đó đánh giá và hoàn thiện các điều kiện để đảm bảo chất lượng; cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề sẽ thực hiện việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các trường cao đẳng nghề theo quy định, nhằm công bố với xã hội về chất lượng của chương trình đào tạo của trường. Hiện nay công tác tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tại trường còn rất lúng túng, chủ yếu thực hiện theo các yêu cầu cần và đủ của các minh chứng trong Hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, mà hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo thường xuyên thay đổi, chưa nhất quán. Đến nay, vấn đề kiểm định chương trình đào tạo tại các cơ sở dạy nghề chỉ đang trên đà hoàn thiện dần để từ đó ban hành chính thức bộ tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, làm cho công tác tự kiểm định chương trình đào tạo tại các trường dạy nghề gặp khó khăn. 1 Xuất phát từ các vấn đề đó người nghiên cứu đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM ” 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Cao đẳng nghề TP. HCM. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo nghề cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề TP. HCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tự đánh giá chất lượng đào tạo nghề cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề TP. HCM theo hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. 4. Giả thuyết nghiên cứu Kiểm định chương trình đào tạo là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng chương trình đào tạo trong tình hình hiện nay của các trường nghề. Nếu vận dụng các giải pháp phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề và chương trình đào tạo. - Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo hiện nay của Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. 2 - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề TP. HCM. - Đề xuất các quy trình thực hiện tự kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại cho các chỉ số của tiêu chí 7 “Giám sát, đánh giá, đảm bảo chất lượng đào tạo”. 6. Giới hạn của đề tài Trong hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo tổng cộng có 7 tiêu chí, 50 chỉ số tính theo thang điểm 100. Tác giả tập trung nghiên cứu tiêu chí 7 “ Giám sát, đánh giá, đảm bảo chất lượng đào tạo ” cho nghề cắt gọt kim loại tại trường CĐN TP.HCM, đây là một trong những tiêu chí quan trọng bắt buộc phải đạt từ 80% trở lên số điểm tối đa thì mới được đánh giá đạt. Do đó, tác giả nghiên cứu và đề ra các giải pháp hữu hiệu để giải quyết tiêu chí này. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp thực hiện bằng cách nghiên cứu các nội dung liên quan đến kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề, từ đó phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. - Các tài liệu hướng dẫn liên quan đến kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. - Các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp điều tra, khảo sát 3 - Khảo sát thực trạng hoạt động tự kiểm định chương trình đào tạo tại trường CĐN TP. HCM. - Khảo sát ý kiến của các giáo viên giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề tại trường CĐN TP. HCM và các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.  Phương pháp phỏng vấn - Soạn thảo các câu hỏi dự kiến sẽ hỏi đối tượng cần điều tra. - Phỏng vấn để thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về các giải pháp được nêu trong đề tài.  Phương pháp chuyên gia - Nhằm khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm định nghề Cắt gọt kim loại tại trường Cao đẳng nghề Tp.HCM. - Khảo sát các ý kiến từ kiểm định viên chương trình đào tạo hiện là các trưởng khoa của Trường Cao đẳng nghề TP. HCM.  Phương pháp thống kê toán học - Phân tích và xử lý số liệu thu thập được để rút ra kết luận. - Sử dụng phương pháp tổng hợp, đánh giá, phân tích các số liệu qua quá trình khảo sát. - Sử dụng các phần mềm khác có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục của luận văn, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về lĩnh vực nghiên cứu 4 Chương 2: Thực trạng tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo hiện nay tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm định chương trình đào tạo nghề cắt gọt kim loại đạt chuẩn kiểm định tại Trường Cao đẳng nghề TP. HCM. 9. Kế hoạch thực hiện Thời gian Nội dung Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 05/2015 06/2015 08/2015 09/2015 10/2015 1. Hoàn thành đề cương nghiên cứu X 2. Khảo sát thực trạng X 3. Nghiên cứu cấu trúc luận văn X 4. Khảo sát ý kiến chuyên gia X 5. Tổng hợp phiếu khảo sát X 6. Viết luận văn X 7. Nộp bản luận văn đầu tiên X 8. Chỉnh sửa lại nội dung luận văn X 9. Nộp bản luận văn đã chỉnh sửa X 10. Nộp luận văn đến Viện X 11. Báo cáo luận văn X 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Kiểm định chất lượng tại một số nước trên thế giới Các nước phát triển như Hoa Kỳ, Australia, Anh, Malaysia... đã phát triển kiểm định chất lượng đào tạo từ rất sớm và có hệ thống chính sách về kiểm định chất lượng đào tạo khá hoàn chỉnh như: tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định, quy trình kiểm định, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở tham gia kiểm định, chính sách hỗ trợ người học tại các cơ sở đạt chuẩn kiểm định. Hoạt động kiểm định tại các nước này đã trở thành một hoạt động thường xuyên và góp phần tích cực bảo đảm chất lượng đào tạo. [10] 1.1.1.1. Kiểm định chất lượng tại Mỹ Nền giáo dục Mỹ được thừa nhận là có chất lượng trên thế giới. Thành công này một phần do Mỹ đã xây dựng được hệ thống kiểm định chất lượng hoàn chỉnh, linh động, hiệu quả và thực sự hỗ trợ cho cải tiến chất lượng. Khác với phần lớn các nước trên thế giới, Chính phủ Liên bang cũng như Chính phủ Bang tại Mỹ không trực tiếp thực hiện công tác kiểm định chất lượng. Hiện nay, trong tổng số 56 tổ chức kiểm định chất lượng tại Mỹ, chỉ có duy nhất một tổ chức tại New York là do Nhà nước thành lập, 55 tổ chức còn lại đều do khu vực tư nhân hoặc hiệp hội nghề nghiệp đảm nhiệm. Thay vào đó, nhà nước chỉ quản phần kiểm soát và công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức kiểm định nói trên. Có hai cơ quan công nhận (accrediting agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng KĐCL Giáo dục Đại học (CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Chẳng hạn như, ACBSP (Association of Collegiate Business Schools and Programs: www.acbsp.org) là tổ chức chứng nhận chất lượng các chương trình đào tạo. Để được chứng nhận chất lượng, các trường phải vượt qua các thủ tục và qui trình kiểm định chặt chẽ, trong đó 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất