Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ I. quá trình hình thành và phát triển của vietnam airlines...

Tài liệu I. quá trình hình thành và phát triển của vietnam airlines

.DOC
73
97
146

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG.........................................................................................................3 1.1. Thông tin chung về công ty:........................................................................3 1.2. Quá trình ra đời và phát triển của công ty.................................................4 1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần...........................................................................4 1.2.2 Giai đoạn thực hiện cổ phần hoá.............................................................6 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.............................................................7 1.4 Đặc điểm của công ty.................................................................................11 1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty:............................................11 1.4.2 Đặc điểm về lao động trong công ty:....................................................15 1.4.3 Đặc điểm về Tài sản, Nguồn vốn và một số chỉ tiêu tài chính của công ty:.................................................................................................................... 17 1.4.3.1 Tài sản..........................................................................................17 1.4.3.2 Nguồn vốn.....................................................................................18 1.4.3.3 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty…………………………………19 1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2008............................................................................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG.................................................24 2.1. Quy trình tiêu thụ xi măng........................................................................24 2.1.1 Phương thức tiêu thụ xi măng của công ty :..........................................24 2.1.2 Sơ đồ hệ thống kinh doanh của công ty:................................................27 2.1.3 Các quy định về chính sách giá cả:........................................................30 2.2 .Tình hình tiêu thụ xi măng của công ty:...................................................31 2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo sản lượng:.........................................................31 2.2.2 Tình hình tiêu thụ theo thị trường..........................................................35 2.2.3 Tình hình tiêu thụ xi măng theo các đơn vị sản xuất:.............................41 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2.2.4 Tình hình tiêu thụ xi măng theo đơn vị thành viên:................................43 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ xi măng.....................44 2.3.1 Chính sách giá cả...................................................................................44 2.3.2 Mạng lưới tiêu thụ xi măng của công ty.................................................46 2.3.3 Đội ngũ nhân viên bán hàng...................................................................47 2.3.4 Tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường xi măng hiện nay......................48 2.4 Đánh giá tình hình tiêu thụ xi măng cuả công ty......................................49 2.4.1 Ưu điểm trong công tác tiêu thụ của công ty..........................................49 2.4.2 Những mặt còn tồn tại, nguyên nhân......................................................51 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG...........................53 3.1 Định hướng phát triển toàn ngành và mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới............................................................................53 3.1.1 Định hướng phát triển của toàn ngành trong những năm tới..................53 3.1.2 Chiến lược phát triển của công ty cổ phần thương mại xi măng trong những năm tới.................................................................................................55 3.2. Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng................................................................................................................... 57 3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.............................................58 3.2.2 Đào tào, tuyển dụng và nâng cao trình độ của lực lượng bán.................59 3.2.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát nhân viên ở các cửa hàng, đại lý của công ty..................................................................................................................... 61 3.2.4 Tăng cường hoạt động hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ xi măng và tăng cường quảng cáo........................................................................................................62 3.3 Kiến nghị đối với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và Nhà nước.................................................................................................................... 63 3.3.1 Kiến nghị đối với tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam............64 3.3.2 Kiến nghị đối với Nhà Nước..................................................................65 KẾT LUẬN....................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Cơ cấu lao động công ty qua các năm:...................................................16 Bảng 1.2: Tài sản của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008...............................17 Bảng 1.3: Nguồn vốn của công ty qua các năm từ 2005 đến 2008.........................18 Bảng 1.4: Chỉ tiêu tài chính của công ty..................................................................19 Bảng 1.5: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 đến năm 2008.....22 Bảng 2.1: Hệ thống các của hàng và đại lý của CTCPTMXM..............................29 Bảng 2.2: Tình hình mua vào, và tiêu thụ xi măng theo sản lượng:.....................32 Bảng 2.3: Nhu cầu xi măng trong những năm gần đây..........................................35 Bảng 2.4 : Dự báo tổng mức tiêu thụ xi măng trong những năm tới....................37 Bảng 2.5 : Tình hình tiêu thụ xi măng tại các thị trường của công ty theo sản lượng.......................................................................................................................... 39 Bảng 2.6: Tỉ trọng tiêu thụ xi măng tại một số thị trường chính qua 4 năm........40 Bảng 2.7: Thị phần của công ty tại các thị trường năm 2008................................40 Bảng 2.8: Tình hình mua vào, bán ra theo đơn vị sản xuất...................................42 Bảng 2.9 : Tình hình tiêu thụ xi măng của các đơn vị thành viên qua các năm 2006, 2007 và 2008...................................................................................................44 Bảng 2.10: Khung giá bán xi măng tại các nhà máy..............................................45 Bảng 2.11: Các nhà máy xi măng liên doanh..........................................................48 Bảng 2.12: Công tác kinh doanh và tài chính, tiền lương lao động các năm 2006,2007 và 2008.....................................................................................................50 Bảng 3.1 : Định hướng kinh doanh của công ty 2009 – 2010:..............................55 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị................................................................................ Hình 1.2: Sơ đồ quy trình hoạt động của Công ty cổ phần thương mại xi măng: .................................................................................................................................... 12 Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kinh doanh tiêu thụ của công ty....................................27 Hình 2.2 Biểu đồ: Tình hình mua vào, tiêu thụ xi măng theo sản lượng.............33 Hình 2.3 Biểu đồ: Thị trường xi măng 3 miền năm 2008.......................................36 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Hình 2.4 Biểu đồ: Thị phần trên thị trường xi măng Việt Nam năm 2007, 2008........37 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp 1 Khoa Quản trị Kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi không ngừng, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đặt ra những thách thức to lớn với các doanh nghiệp trước bài toán tồn tại và phát triển. Vấn đề trọng tâm của doanh nghiệp hiện nay là phải đối mặt với việc thiếu thị trường và thiếu khách hàng. Do đó nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp là tìm kiếm khách hàng, thị trường, duy trì thị trường đã có và tìm cách mở rộng thị trường. Công tác tiêu thụ sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động liên quan đến việc bán hàng, là 1 hoạt động trong tám hoạt động quản trị chính của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thì hoạt động tiêu thụ là khâu quan trọng trong việc đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh, tái sản xuất được lưu thông liên tục, đảm bảo thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, nâng cao khả năng kinh doanh giúp doanh nghiệp có điều kiện tích lũy giá trị để tồn tại và phát triển. Ngành công nghiệp xi măng là 1 trong những ngành công nghiệp phát triển sớm nhất của nước ta, không ai có thể phủ nhận được vai trò của ngành công nghiệp xi măng trong quá trình phát triển của đất nước ta. Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp xi măng đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trung bình từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường thì sự xâm nhập của các nhãn mác xi măng là 1 điều không thể tránh khỏi. Xi măng hiện nay không còn độc quyền của nhà nước nữa, sự xuất hiện của các nhà máy xi măng liên doanh, các nhà máy xi măng lò đứng và cãc nhãn mác xi măng nhập ngoại làm cho thị trường xi măng sôi động hơn bao giờ. Công ty cổ phần thương mại xi măng ( tiền thân trước đây là công ty vật tư kĩ thuật xi măng) là 1 thành viên của tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam có nhiệm vụ là thực hiện thu mua xi măng của các nhà máy xi măng của tổng công ty rồi tổ chức lưu thông tiêu thụ tại các thị trường phía Bắc. Hiện nay, sau khi cổ phần Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 2 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh hóa công ty đang phải đối mặt với những khó khăn trong tiêu thụ, thị phần của công ty đang có nguy cơ bị thu hẹp do sức ép gay gắt từ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế công ty cần vượt qua những thử thách đó, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ xi măng. Đấy cũng chính là lý do mà em chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng ” Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần thương mại xi măng Chương II: Thực trạng tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần thương mại xi măng Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tổ chức lao động, Phòng thị trường xi măng cũng như các phòng ban khác, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của THS. Trần Thị Thạch Liên đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Bài chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những sai sót em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.! Sinh viên Đặng Quang Huy Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 3 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị Kinh doanh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG 1.1. Thông tin chung về công ty: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG "CHUYỂN ĐỔI (CPH) TỪ DNNN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 1775/QĐ-BXD NGÀY 25/12/2006 VÀ SỐ: 803/QĐ-BXD NGÀY 28/05/2007 CỦA BỘ XÂY DỰNG" Tên giao dịch: CEMENT TRADING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : CEMENT. T.,JSC Địa chỉ trụ sở : 348 Đường Giải Phóng, phường Phương Liệt , quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.38643346 – 04.38642410 Fax: (84) 04.8642586 Webside: www.cement-t.com.vn Số đăng kí kinh doanh: 0103018236 Ngày cấp 02/07/2007, thay đổi lần cuối 29/5/2008 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần Loại hình hoạt động : Doanh nghiệp Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng Người đại điện theo pháp luật: Giám đốc Dương Công Hoàn Ngành nghề kinh doanh:  Kinh doanh các loại xi măng, sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vật liệu xây dựng và vật tư phục vụ sản xuất xi măng  Sản xuất và kinh doanh bao bì ( Phục vụ sản xuất kinh doanh xi măng, dân dụng và công nghiệp)  Sữa chữa ôtô xe máy, gia công cơ khí  Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải đường sông, biển, sắt và đường bộ  Kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí  Xây dựng dân dụng, kinh doanh phát triển nhà và cho thuê bất động sản. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp 4 Khoa Quản trị Kinh doanh  Kinh doanh thiết bị phụ tùng,vật tư, thiết bị, phụ gia, bao bì xi măng, Clinker và các chủng loại xây dựng  Kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện máy , xe máy xe đạp  Kinh doanh thiết bị văn phòng nội thất  Đại lý mua, đại lý kí gửi mua bán hàng hoá  Đại lý kinh doanh giao nhận hàng hoá  Kinh doanh ăn uống và các mặt hàng thuốc lá nội, bia  Kinh doanh các ngành nghề khác mà luật pháp không cấm 1.2. Quá trình ra đời và phát triển của công ty 1.2.1 Giai đoạn trước cổ phần Trước khi cổ phần hoá Công ty Cổ phần thương mại xi măng có tên : Công ty vật tư kỹ thuật xi măng ( công ty VTKTXM). Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là 1 doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam ( nay là Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam), vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu nhà nước. Công ty có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh xi măng.  Tên giao dịch: Công ty vật tư kỹ thuật Xi măng  Trụ sở: số 348 đường Giải Phóng- Phường Phương Liệt, Quận Thanh xuân, Hà Nội  Điện thoại: 04.38641408 – 04.38643346  Fax: (84) 04.8642586  Số tài khoản: 36120098 Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng- Hà Nội Qúa trình hình thành và phát triển của công ty là một quá trình hoàn thiện để phù hợp với hình thành và phát triển của đất nước và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của Tổng công ty xi măng Việt Nam trong từng thời kỳ cụ thể: Ngày 12/02/1993 Bộ Xây dựng ra Quyết định số 023A/BXD- TLCD về việc thành lập: Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng- trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng ( nay đổi tên là Tổng công ty Công Nghiệp xi măng Việt Nam) Ngày 30/9/1993, Bộ Xây dựng ra quyết định số 445/BXD- TCLĐ đổi tên Xí Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp 5 Khoa Quản trị Kinh doanh Nghiệp Vật Tư Kỹ Thuật Xi Măng thành Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam.( Nay là Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam) Lúc ấy công ty có nhiệm vụ cụ thể như sau: + Tổ chức bán lẻ xi măng tại địa bàn Hà Nội + Quản lý nguồn vốn góp tham gia liên doanh và sản xuất kinh doanh xi măng Cuối năm 1994 đầu năm 1995 đã có cơn sốt xi măng, làm giá cả tăng vọt so với giá quy định của Tổng công ty xi măng quy định. Thị trường xi măng rất phức tạp.Trước những diễn biến phức tạp đó, để có những điều chỉnh làm bình ổn giá xi măng trên thị trường, ngày 10/7/1995 Tổng công ty xi măng có quyết định số 8330/TCT_ HĐQT giao bổ sung nhiệm vụ cho Công ty vật tư kĩ thuật xi măng tổ chức lưu thông, kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức làm tổng đại lý cho công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, và chuyển giao 2 chi nhánh tại Hà Nội của 2 công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Bỉm Sơn để Công ty vật tư kỹ thuật quản lý. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/8/1995, quy định nhiệm vụ chức năng của công ty Vật tư kỹ thuật xi măng: + Tổ chức kinh doanh, lưu thông tiêu thụ xi măng và bình ổn giá cả xi măng trên thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Mắc. Với phương thức làm tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho 2 công ty là Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn. + Phương thức hoạt động : 2 công ty xi măng Hoàng Thạch và Bỉm sơn giao xi măng tại chân công trình, tại cảng, kho bãi,… theo yêu cầu của Tổng đại lý ( Công ty vật tư kỹ thuật) và Tổng đại lý tổ chức tiêu thụ cung ứng xi măng cho thị trường và gía bán do Tổng công ty xi măng quy định. Ngày 23/5/1998 Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 606/XMVN-HDQT về việc; chuyển giao hai chi nhánh của công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây và Hoà Bình cho công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, và chuyển từ phương thức làm tổng đại lý cho các công ty sản xuất sang hình thức tổ chức kinh doanh, tiêu thụ xi măng có hiệu quả để nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh đối với công ty. Để mở rộng thị phần tiêu thụ xi măng, ngày 21/3/2000 Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 97/XMVN-HDQT về việc : Chuyển Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp 6 Khoa Quản trị Kinh doanh giao tổ chức, nhiệm vụ, chức năng nhiệm vụ, tài sản, lực lượng, cán bộ công nhân viên đang làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng của 4 chi nhánh tại Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, và Lào Cai về cho công ty Vât tư kỹ thuật xi măng kể từ ngày 01/4/2000. Ngày 27/3/2002 Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam có quyết định số 85/XMVN-HDQT về việc chuyển 2 chi nhánh của Công ty vật tư kĩ thuật xi măng tại Hà Tây và Hoà Bình cho Công ty xi măng Bỉm Sơn để tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn 1.2.2 Giai đoạn thực hiện cổ phần hoá. Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-Cp ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc: chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Thực hiện quyết định số 86/2005/QĐ- TTg ngày 22/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Điều chỉnh đề án sắp xếp đổi mới công ty nhà nước thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Căn cứ Quyết định số 775/QĐ- BXD ngày 11/5/2006 của Bộ trưởng Bộ xâydựng, về việc: Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong năm 2006 Căn cứ Thông tư số 126/2004/TT- BTC ngày 12/10/2006 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc : Chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Căn cứ Thông tư số 95/2006/TT- BTC ngày 12/10/2006 của Bộ tài chính về việc: Sưả đổi bổ sung thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính. Căn cứ vào văn bản số 959/XMVN- BCĐCPH của Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc : Triển khai thực hiện cổ phần hoá. Hình thức cổ phần hoá công ty được xác định như sau: Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng Tên viết tắt tiếng Anh: cement.T.,JSC Địa chỉ trụ sở chính: Số 348 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04.38643346, 04.38642410 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp 7 Khoa Quản trị Kinh doanh Fax: (04).38642586 Webside: www.cement-t.com.vn Email: [email protected] Hình thức cổ phần hóa: Kết hợp bán bớt một phần vốn nhà nước, vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. Vốn điều lệ: + Vốn điều lệ của công ty: 60.000.000.000 đồng ( sáu mươi tỉ đồng) + Cổ phần nhà nước nắm giữ/ vốn điều lệ: 59,64%( 35.786.140.000 đồng) + Các cổ đông khác / vốn điều lệ:40,36%.( 24.213.860.000 đồng) Trong đó:  Cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty: 24,99% ( tương ứng 1.499.600 CP)  Cổ phần bán công khai cho đối tượng khác: 15,37% ( tương ứng với 921.786 CP) Cổ phần: + Mệnh giá một cổ phần: 10.000 Đồng/ 1 cổ phần. + Tổng số cổ phần phát hành: 6.000.000 CP= 60.000.000.000 Đồng Trong đó: + Cổ phần nhà nước nắm giữ: 3.578.614CP=35.786.140.000 Đồng= 59,64% + Cổ phần ưu đãi cho CBNV: 1.499.600CP=14.996.000.000 Đồng= 24,99% + Cổ phần bán công khai cho các nhà đầu tư khác: 921.786 CP= 9.217.860.000 Đồng= 15,37% 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập chuyển đổi theo mô hình cổ phần công ty tổ chức cán bộ quản lý theo cơ cấu bộ máy trực tuyến chức năng. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368 8 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản trị ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC VP Công ty Tổ chức lao động Trạm tiếp nhận xi măng Đặng Quang Huy Thị trường xi măng Kho xi măng Tài chính kế toán Cửa hàng bán xi măng Tiêu thụ xi măng Quản lý dự án Đại lý bán xi măng Kinh doanh sắt thép Cửa hàng kd sắt thép KD dịch vụ VP đại diện Yên Bái VP đại diện Vĩnh Phúc VP đại diện Phú Thọ VP đại diện Lào Cai Nhà PP cấp 2 Nhà PP cấp 2 Nhà PP cấp 2 Nhà PP cấp 2 Chi nhánh Thái Nguyên CH bán X M Đ L X M Công nghiệp 47C Chuyên đề tốt nghiệp 9 Khoa Quản trị kinh doanh + Hội đồng cổ đông: có quyền biểu quyết, là nơi có quyền quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiễm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát + Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để có những quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty như: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kí hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và quyết định mức lương của họ, trình bày các quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội cổ đông. + Ban kiểm soát: là nơi thực hiện giám sát Ban quản trị và Giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông, thực hiện nhiệm cụ được giao, thẩm định các báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo công tác quản lý của Hội đồng quản trị, có quyền yêu cầu các thành viên của hội đồng quản trị, giám đốc chấm dứt các hành vi vi phạm nghĩa vụ của nhà quản lý và có giải pháp khắc phục hậu quả. + Giám đốc: là người đứng đầu có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỉ luật. Giám đốc là người điều hành, người quyết định mọi vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định của mình, quy định nội quy lao động, lề lối làm việc của công ty phù hợp với pháp luật, quyết định các vấn đề về tổ chức cán bộ và đào tạo, kí kết các hoạt động liên quan hoạt động kinh doanh của công ty như mua bán tài sản, thế chấp, vay ngân hàng. + Phó giám đốc: là người hỗ trợ giúp việc giám đốc nhằm hoàn thành tốt công việc. Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng và báo cáo lại khi giám đốc có mặt tại công ty. Phó giám đốc được giao điều hành trực tiếp một số nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình. Phó giám đốc sẽ chia sẻ với giám đốc trách nhiệm quản lý các phòng ban, đảm bảo Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C Chuyên đề tốt nghiệp 10 Khoa Quản trị kinh doanh các phòng ban thực hiên đúng chức năng, thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc thi hành các quyết định. + Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: - Phòng tài chính kế toán : Bộ phận kế toán có nhiệm vụ trực tiếp hoạch toán theo quy định của Nhà Nước, xây dựng chỉ tiêu kế toán tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, chi trả tiền lương cho cán bộ nhân viên trong công ty, xây dựng và quản lý các quỹ chuyên dùng, thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài nước, chấp hành chế độ báo cáo kiểm tra chuyên đề, thực hiện nghiêm túc các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao cho đảm bảo bảo toàn và hạch toán vốn có hiệu quả. - Văn phòng công ty: Chịu trách nhiệm quản lý các con dấu cũng như các loại hồ sơ lưu trữ, quản lý quá trình đầu tư trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tạp vụ, y tế,…. - Phòng tổ chức lao động: Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán bộ, công nhân viên, công tác lao động tiền lương. Đề xuất với lãnh đạo trong việc sắp xếp, bố trị cán bộ; giải quyết các chế độ chính sách, lương thưởng; xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch đào tạo; bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ nhân viên, Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, định mức tiền thưởng, bố trí điều phối lao động một cách hợp lý, đề xuất khen thưởng, kỉ luật,…. - Phòng kinh doanh sắt thép: Thực hiện công tác phát triển thị trường kinh doanh, đảm bảo chất lượng sắt thép mua về cũng như khi bán ra. Có những nghiên cứu thị trường thích hợp để có thể cung ứng lượng sắt thép đáp ứng đủ nhu cầu thị trường cũng như lượng dự trữ thích hợp. - Phòng Thị trường xi măng và Phòng tiêu thụ xi măng: Có nhiệm vụ nhận xi măng từ các công ty xi măng, quản lý bảo quản sau đó phân phối cho các cửa hàng đại lý để tiêu thụ. Tổ chức nghiên cứu điều tra nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình thị trường về nhu cầu, thị hiếu…của người tiêu dùng đối với các chủng loại xi măng để tham mưu, đề xuất các biện pháp hoàn thiện, phát Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C Chuyên đề tốt nghiệp 11 Khoa Quản trị kinh doanh triển mạng lưới kinh doanh, tiêu thụ xi măng nhằm đáp ứng sự thoả mãn nhu cầu cảu khách hàng. Có các chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, các phương thức cạnh tranh với các đối tác … để làm nắm bắt được thị trường và kinh doanh có hiệu quả. - Phòng quản lý dự án: Quản lý công tác xây dựng cơ bản nội bộ; đầu tư xây dựng các dự án văn phòng nhà ở cao cấp cho thuê. - Phòng kinh doanh dịch vụ: Thực hiện kinh doanh các dịch vụ khác như kinh doanh sơn và các mặt hàng khác. - Văn phòng đại diện và các chi nhánh của công ty: Giúp công ty mở rộng thị trường , nắm bắt nhu cầu tiêu thụ xi măng thực tế tại địa bàn, từ đó có những tham mưu cho các phòng ban trong công ty có chuyên môn nhằm đưa ra những điều chỉnh cần thiết, và tổ chức tiêu thụ xi măng tới khách hàng. 1.4 Đặc điểm của công ty 1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty: Thực hiện mua xi măng của công ty sản xuất xi măng trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm: công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng Hải Phòng, công ty xi măng Bút Sơn, công ty xi măng Hoàng Mai và công ty xi măng Tam Điệp. Theo kế hoạch và tiến độ hợp đồng đã kí kết cuả công ty CPTMXM với các đơn vị - Tổ chức lưu thông kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn các tỉnh : Thủ đô Hà Nội( Hà Tây), Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La,Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. - Tổ chức hệ thống bán buôn và mạng lưới bán lẻ thông qua các đại lý, cửa hàng phục vụ cho nhu cầu của xã hội, và thực hiện bình ổn giá xi măng để tránh hiện tượng “ sốt xi măng” xảy ra trên thị trường. - Thực hiện mua xi măng từ các nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng theo kế hoạch tiến độ đã kí trong hợp đồng. - Tổ chức công tác tiếp thị để bán hàng và nhằm nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường trong từng quý, trong từng mùa để có những công tác Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C Chuyên đề tốt nghiệp 12 Khoa Quản trị kinh doanh chuyển bị thích hợp đáp ứng đủ xi măng cho thị trường. - Tổ chức hệ thống kho tàng, đảm bảo dự trữ đủ xi măng hợp lý trong kinh doanh, đặc biệt là mùa xây dựng, và tại thị trường Hà Nội - Tổ chức và quản lý lực lượng, phương tiện vận tải, bốc xếp của đơn vị, khai thác sử dụng lực lượng vận tải của xã hội 1 cách có hiệu quả để đưa xi măng đến ga, cảng, đầu mối giao thông, kho, cửa hàng, đến chân công trình, địa bàn được phân công,.. - Lập kế hoạch ngân sách hàng năm trình Tổng công ty Công nghiệp xi măng phê duyệt - Không ngừng cải tiến đổi mới phương thức kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kĩ thuật nghiệp vụ quản lý cho người lao động trong công ty để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Quan hệ chặt chẽ với các các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quản lý thị trường và các cấp các ngành có liên quan nhằm góp phần duy trì trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tiêu thụ xi măng. 1.4.2. Đặc điểm về quy trình hoạt động và sản phẩm xi măng của công ty: Công ty cổ phần thương mại xi măng là đơn vị trung gian cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng xi măng. Phương thức kinh doanh của công ty là mua đứt bán đoạn, là công ty mua xi măng của nhà máy sản xuất sau đó bán lại cho các đơn vị và người tiêu dùng có nhu cầu. Quy trình này được thể hiện ở sơ đồ sau: Hình 1.2: Sơ đồ quy trình hoạt động của Công ty cổ phần thương mại xi măng: Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C 13 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh Sp tại công ty xi măng Trạm tiếp nhận Đường Bộ C. Trinh Kho Đường sắt CH, ĐL C. trinh Kho Đường thuỷ CH, ĐL C.trin h Kho CH. ĐL ( Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Hiện nay, công ty thực hiện vận chuyển xi măng qua 3 con đường chính: đó là đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Công ty tiếp nhận xi măng từ các công ty xi măng: Công ty xi măng Hoàng Thạch, xi măng Hoàng Mai, xi măng Bút Sơn, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hải phòng và xi măng Tam Điệp. Sau đó vận chuyển đến đến các đại lý, hay kho hoặc đến tận chân các công trình.Hiện nay xi măng của các công ty được vận chuyển theo các đường như sau: - Xi măng Hoàng Thạch: Đường sắt, đường thủy và đường bộ - Xi măng Hải Phòng: Đường sắt , đường thủy và đường bộ - Xi măng Bút Sơn: Đường sắt, đường thủy và đường bộ - Xi măng Tam Điệp: Đường sắt và đường bộ - Xi măng Bỉm Sơn: Đường sắt và đường bộ - Xi măng Hoàng Mai: Đường sắt và đường bộ Trước kia thì hình thức vận chuyển bằng đường bộ chiếm tới 60%- 70% lượng vận chuyển chính của công ty. Tuy nhiên hình thức vận chuyển này lại phát sinh ra hiện tượng đó là xi măng bị mua ngay tại otô, từ đó có hiện tượng bán phá giá xi măng và làm lũng đoạn thị trường. Chính vì hiện tượng đó mà hiện nay công Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C Chuyên đề tốt nghiệp 14 Khoa Quản trị kinh doanh ty đang chuyển nhiều sang hình thức vận chuyển bằng đường thuỷ và đường sắt. Công ty thực hiện kí kết hợp đồng với các nhà ga và các tàu thuỷ trong việc vận chuyển cũng như giao nhận hàng. Bên cạnh đó các khoang tàu và các khoang của tàu thuỷ cũng là “1 kho” di động rất tốt và làm tăng khả năng bảo quản xi măng. Công ty đang khuyến khích hình thức vận chuyển đến tận chân công trình, tránh qua kho, qua bãi nhiều lần. Vì quá trình lưu kho, bốc vác vô hình dung đã làm tăng chi phí, làm cho giá xi măng cao hơn. Quá trình giao nhận xi măng càng ít giai đoạn thì càng tốt. Hiện nay về hệ thống kho bải của công ty: Tại địa bàn Hà Nội thì có 23 cảng, và 5 ga. Xi măng đưa về Hà Nội được chuyển trực tiếp về Giáp Nhị. Kho có 4 địa điểm : Giáp Nhị và Vính Tuy ( đây là Tài sản của công ty), và 2 kho đi thuê đó là Yên Viên và Cổ Loa. Có những lúc tùy thời điểm mà công ty có thể thuê thêm kho An Khánh ở Hà Tây. Tại Thái Nguyên thì có cảng Đa Phúc, đường sắt thì xi măng đưa về ga Lưu Sá. Trong quy trình hoạt động kinh doanh của công ty, thì hệ thống trạm tiếp nhận và tiến độ có vai trò quan trọng trong việc bảo quản xi măng, một mặt hàng mà yêu cầu về tính bảo quản là rất quan trọng. Chính hệ thống này, 1 mặt bảo quản xi măng, mặt khác cũng là đầu mối vận chuyển xi măng. Công ty cổ phần thương mại xi măng chủ yếu kinh doanh các loại xi măng của các công ty xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam : xi măng Hải Phòng, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bút Sơn, xi măng Tam Điệp, xi măng Bỉm Sơn và xi măng Hoàng Mai. Các chủng loại kinh doanh chính của công ty đó là PC30, PC40, PCB30 và PCB40. * Đặc điểm chính của xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40 - Quy định chung: xi măng poóc lăng hỗn hợp là loại chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn hỗn hợp clanhke xi măng poóc lăng với các phụ gia khoáng với một lượng thạch cao cần thiết hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng nghiền mịn với xi măng poóc lăng không chứa phụ gia khóang. Clanhke xi măng poóc lăng dùng để sản xuất xi măng poóc lăng hỗn hợp co hàm lượng MgO Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C Chuyên đề tốt nghiệp 15 Khoa Quản trị kinh doanh không quá 5%. Phụ gia khóang bao gồm phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia đầy. Phụ gia khóang hạt tính bao gồm các loại vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo,ở dạng nghiền mịn, có tính chất puzôlan hoặc tính chất thủy lực. Phụ gia đầy gồm các loại vật liệu khoáng thiên nhiên hoặc nhân tạo thực tế không tham gia vào quá trình hidrat hóa xi măng. Phụ gia công nghệ gồm các loại phụ gia có tác dụng cải thiện tính chất của xi măng nhằm đáp ứng nhu cầu sự dụng hoặc để tăng cường quá trình nghiền, đóng bao và bảo quản của xi măng. - Yêu cầu kĩ thuật: Mác xi măng poóc lăng hỗn hợp gồm: PCB30, PCB40 trong đó: PCB là kí hiệu quy ước cho xi măng poóc lăng hỗn hợp, còn các trị số 30, 40 là giới hạn cường độ nén của mẫu vữa xi măng trên 28 ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2, xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6016: 1995 * Xi măng poóc lăng PC30, PC40 - Quy định chung: Xi măng poóc lăng là chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn clanhke xi măng poóc lăng với một lượng thạch cao cần thiết.Trong quá trình nghiền có thể sử dụng phụ gia công nghệ tuy nhiên không quá 1% co với khối lượng clanhke. Clanhke xi măng poóc lăng được định nghĩa theo TCVN 5438-1991. Thạch cao để sản xuất xi măng poóc lăng có chất lượng theo quy định hiện hành. Phụ gia công nghệ gồm các chất cải thiện quá trình nghiền, vận chuyển, đóng gói hoặc bảo quản nhưng không ảnh hưởng đến tính chất của xi măng - Yêu cầu kĩ thuật: Xi măng poóc lăng được sản xuất theo các mác sau: PC30, PC40 Trong đó: PC kí hiệu quy ước cho xi măng poóc lăng, các chỉ số 30, 40: là cường độ nén của mẫu vữa sau 28 ngày đóng rắn, tính bằng N/mm2 xác định theo TCVN 6016:1995( ISO 697: 1989) 1.4.3 Đặc điểm về lao động trong công ty: Hiện nay Công ty cổ phần thương mại xi măng ( tính đến thời điểm ngày Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C 16 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh 28/02/2009) hiện có 290 cán bộ nhân viên. Cán bộ nhân viên của công ty bao gồm các nhà quản lý, các nhân viên kĩ thuật, các nhân viên bán hàng,…Bảng 1.1: Cơ cấu lao động công ty qua các năm: Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm được thể hiện qua bảng sau: Chỉ tiêu Giới tính Nam 194 Nữ Trình độ lao động ĐH, CĐ PTTH Cơ cấu LĐ 17.85%6920.90%6321. 28%Cán bộ quản lý Nhân viên bán lẻ60 Nhân viên nghiệp vụ Nhân viên phụ trợ Tổng số 31/12/2006 Số Tỉ lệ(%) người 31/12/2007 Số Tỉ lệ(%) người 31/12/2208 Số Tỉ lệ(%) người 57.73% 188 56.96% 165 55.74% 142 42.27% 142 43.04 131 44.26% 128 208 38.09% 61.91% 127 203 38.48% 61.52% 103 193 34.79% 65.21% 43 12.79% 39 11.81% 28 9.46% 164 44.80% 151 45.75% 158 53.37% 69 336 24.56% 71 330 21.54% 47 296 15.89% (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động) Có thể nhận thấy 1 điều rằng lượng lao động bình quân trong công ty ngày cảng giảm về số lượng ( như năm 2006 là 733 cán bộ, năm 2007 là 333 cán bộ và đến cuối năm 2008 là 314 cán bộ, cho đến hiện tại là 290 cán bộ). Nhận thấy tuy số lượng cán bộ nhân viên có giảm nhưng số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng ngày càng tăng lên. Chính sự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nó sẽ giúp cho hiệu quả trong công việc được nâng cao hơn nữa. Cán bộ quản lý là lực lượng có vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. Họ hướng công ty đi đúng chức năng cũng như nhiệm vụ mà công ty được tổng công ty giao phó. Bên cạnh đó công ty thường xuyên cử cán bộ đi học thêm nâng cao kiến thức và nghiệp vụ để về làm việc được tốt hơn. Công ty luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty, bên cạnh chăm lo về vật chất thì công ty luôn chú trọng đến Đặng Quang Huy Công nghiệp 47C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan