Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo GDCD-GDNGLL Hướng dẫn viết lời mở đầu tiểu luận chuẩn nhất...

Tài liệu Hướng dẫn viết lời mở đầu tiểu luận chuẩn nhất

.PDF
5
72
61

Mô tả:

HƯỚNG DẪN VIẾT LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN 1. Lời mở đầu tiểu luận là gì? Lời mở đầu bài tiểu luận được xem một trong những phân có độ khó cao nhất của bài tiểu luận. Ở phần này, người viết cần phác họa rõ nét “một bản đồ hướng dẫn người đọc” đưa người đọc chạm đến luận điểm của bạn. Bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thứ hai để tạo lại ấn tượng đầu tiên. Chính vì vậy, nội dung của lời mở đầu tiểu luận cần phải hấp dẫn người đọc. Đồng thời phải cung cấp được những thông tin nền tảng, phù hợp với ngữ cảnh và lý do chọn đề tài tiểu luận. 2. Cách viết lời mở đầu tiểu luận Để có được lời mở đầu tiều luận hay và thực sự hấp dẫn bạn cần làm theo các bước sau: Bước 1: Xây dựng lời mở đầu súc tích  Bắt đầu với ví dụ  Lôi cuốn người đọc bằng câu đề  Cung cấp bối cảnh cho lí lẽ của bạn  Xem lại cấu trúc của bài viết  Xây dựng luận điểm độc đáo, đáng tranh cãi.  Thêm câu văn chuyển tiếp vào đoạn văn mở đầu để gói gọn mọi thứ Bước 2: Chuẩn bị viết lời mở đầu  Suy nghĩa về ý tưởng chính của chủ đề  Cân nhắc đến đối tượng độc giả cần nhắm tới  Suy nghĩ về câu đề  Lập dàn ý Bước 3: Xây dựng cấu trúc cho lời mở đầu  Mở đầu bằng câu đề  Thêm vào thông tin cơ sở  Trình bày luận điểm Bước 4: Tránh xa cạm bẫy phổ biến  Nếu cần thiết, bạn có thể thay đổi phần mở đầu sau khi hoàn tất bài luận  Tránh câu văn thừa thãi  Không “Vơ đũa cả nắm”  Duy trì sự ngắn gọn và đơn giản  Tránh trực tiếp thông báo về mục đích của bài viết 3. Một số lưu ý khi viết lời mở đầu cho bài tiểu luận Cần nắm rõ 3 câu hỏi “thần thánh”: “Cái gì?”, “Vì sao?”, “Bằng cách nào?”. Hay nói cách khác, bạn phải hiểu rõ luận điểm của mình. Không “vơ đũa cả nắm”. Bạn cần cho người đọc hiểu rõ về những thứ mà họ đang đọc bằng việc sử dụng câu văn đơn giản, dễ hiểu và thú vị. Bạn cũng có thể tìm kiếm các lối thông báo mới lạ thay cho việc trình bày trực tiếp mục đích đề tài tiểu luận bằng những câu văn mang như: “Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày....” hay “Bài tiểu luận này có mục đích…” Bạn nên lập cho mình một dàn ý bao gồm các nội dung chính. Sau đó mới triển khai chi tiết. 4. Mẫu lời mở đầu tiểu luận tham khảo Tiểu luận ngành triết học: Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng. Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức. Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác – Leenin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất. Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lí yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này được nhận thức đúng sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã giành rất nhiều thắng lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vận dụng vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” Tiểu luận ngành Quản trị: Kinh doanh là lĩnh vực mà ngày nay được rất nhiểu người lựa chọn, nó là một công việc không hề đơn giản đòi hỏi phải có bản lĩnh, sự kiên trì, dám mạo hiểm. Bên cạnh những thành công, những người làm kinh doanh hay còn gọi là doanh nhân cũng đã trải qua bao lần thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do họ mắc sai lầm không đáng có khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Theo số liệu nghiên cứu của Hiệp hội tự doanh Quốc gia thì có khoảng 24% trong số những doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thất bại trong vòng 2-3 năm đầu và hơn một nửa trong số họ (chiếm khoảng 52%) buộc phải tuyên bố đóng cửa, giải thể công ty tỏng vòng 4 năm đầu kinh doanh. Đây là con số không hề nhỏ, nó cho thấy tác hại nặng nền từ việc đưa ra quyết định sai lầm. Dựa vào số liệu thực tế và từ kiến thức đã được học cũng như những hiểu biết của bản thân, tỏng bài viết này, em muốn đề cập đến một số sai lầm thường gặp nhất trong kinh doanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các biện pháp để giúp doanh nghiệp có thể tránh khỏi chúng. Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình nhưng do trình độ kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên không tránh khỏi có những sơ sót. Em rất mong được sự nhận xét, đánh ía, đóng góp ý kiến của các thầy để bài tập này được hoàn thành. Tiểu luận ngành Kinh tế: Đầu tư phát triển là bộ phận không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam- quốc gia đang phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam – quốc gia đang phát triển cần rất nhiều vốn để phát triển tất cả các mặt của đời sống xã hội. Từ trước đến nay, đầu tư phát triển luôn được nước ta chú trọng và đưa ra các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn dể giúp việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả nhất. Tuy trong quá trình thực hiện các kế hoạch còn nhiều thiếu xót tuy nhiên không thể phủ nhận nhờ có đầu tư phát triển mà nền kinh tế của nước ta đạt được những thành tựu như ngày hôm nay. Nhận thấy được tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế cùng với những kiến thức đã được học, em quyết định lựa chọn đề tài: “Đầu tư phát triển và vài trò của nó đối với kinh tế ở thời điểm hiện tại và trong tương lai”. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn. Tiểu luận chuyên ngành Quản trị nhân sự: Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu ngày càng nhiểu nhưng có rất nhiều dự án không thành công thậm chí là chưa thi công đã thất bại. Trong đó có các dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Hồ tiêu xuất khẩu tại Đăk Nông. Nguyên nhân chính của sự thất bại đó chính là chưa có sự xem xét, đánh giá một cách tổng quan về dự án. Về đánh giá tính khả thi của dự án sẽ dựa trên các yếu tố như: Phân tích môi trường kinh doanh và dự báo thị trường: phân tích, đánh giá tài chính, phân tích đánh giá tổ chức quản trị và nhân sự, phân tích về kĩ thuật của dự án. Các yếu tố này phảu được phân tích một cách cẩn thận, tỉ mỉ để dự án càng chi tiết hơn. Trong các yếu tố trên thì yếu tố về tổ chức quản trị và nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của dự án. Trước nhu cầu của thị trường cũng như sự ham muốn học hỏi thêm kiến thức, Tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích đánh giá hoạt động tổ chức và nhân lực của dự án Nhà máy chế biến Hồ tiêu xuất khẩu tại Vị trí số 4, Cụm Tiểu thủ công nghiệp huyện Đăk Song, Đăk Nông.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan