Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ HÌNH CAN THIỆP NHẰM GIẢM TIÊU CỰC TÌNH TRẠNG PHỤ NỮ KẾT...

Tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ HÌNH CAN THIỆP NHẰM GIẢM TIÊU CỰC TÌNH TRẠNG PHỤ NỮ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NĂM 2015

.DOC
6
76074
164

Mô tả:

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ HÌNH CAN THIỆP NHẰM GIẢM TIÊU CỰC TÌNH TRẠNG PHỤ NỮ KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NĂM 2015 Kính gửi: Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em …. Thực hiện quyết định số 112/QĐ- DSGDTE về việc “ Xây dựng mô hình can thiệp nhằm giảm tiêu cực của tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài tại đồng bằng sông Cửu Long”, từ tháng 10 năm 2005 vụ Gia đình đã triển khai đề án trên tại xã Thới Thuận huyện Thốt Nốt tỉnh Cần Thơ và xã Mỹ An Hưng A huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu của đề án hướng tới thực hiện quyền bình đẳng và hạnh phúc chính đáng của phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân, đảm bảo việc kết hôn với người nước ngoài được thực hiện theo đúng luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và những qui định hiện hành. Sau hơn một năm thực hiện, tháng 12/2014, Vụ Gia đình cùng UBDSGD&TE tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ đã tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hoạt động của mô hình. Từ thực tiễn hoạt động, các báo cáo tại hội nghị đã nhận định “bước đầu mô hình đã làm giảm tiêu cực của tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài tại địa bàn.” Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp lụât bảo vệ. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp hiện nay, việc làm giảm, tiến tới hạn chế tối đa các tiêu cực có thể xảy ra trong hôn nhân với người nước ngoài là mục tiêu cần đạt tới của mô hình Để tiếp tục triển khai mở rộng mô hình tại một số tỉnh, thành phố, theo quyết định 163/QĐ – DSGĐTE ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về việc mở rộng đề án “ Xây dựng mô hình can thiệp nhằm giảm tiêu cực của tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài”, vụ Gia đình đề nghị UBDSGD&TE tỉnh lưu ý một số nội dung khi thực hiện mô hình giảm tiêu cực của tình trạng hôn nhân với người nước ngoài theo văn bản đề án đã được phê duyệt và quyết định 112/QĐDSGDTE ngày 10 tháng 3 năm 2014 (gửi kèm) 1. Nhận thức đúng về mục tiêu của đề án 1 Mục tiêu chung: Thực hiện quyền bình đẳng và hạnh phúc chính đáng của phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân; bảo đảm việc kết hôn với người nước ngoài được thực hiện đúng Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Mục tiêu cụ thể (3 mục tiêu) 1. 100% đối tượng trong độ tuổi tiền hôn nhân và độ tuổi kết hôn được cung cấp thông tin đầy đủ về hôn nhân và hôn nhân với người nước ngoài để họ tự lựa chọn và quyết định việc hôn nhân của mình. 2. Trên 90% đối tượng trong độ tuổi tiền hôn nhân và độ tuổi kết hôn, trên 80% gia đình và cộng đồng tại địa bàn được tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, chống lại mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. 3. 100% đối tượng có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài được hướng dẫn thực hiện theo đúng trình tự pháp luật Việt Nam. Cần khẳng định lại; mục tiêu của đề án không phải ngăn cấm mà nhằm làm giảm các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong quan hệ hôn nhân nói chung , đặc biệt là quan hệ hôn nhân với người nước ngoài. 2. Xác định rõ 2 đối tượng tác động của mô hình : a. Đối tượng trực tiếp: - Nữ thanh niên ở độ tuổi sắp kết hôn, đặc biệt quan tâm nhóm đối tượng có học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhà đông anh chị em... b. Đối tượng gián tiếp: - Cha mẹ, gia đình có con gái trong độ tuổi kết hôn. - Chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng. 3. Các bước tổ chức thực hiện 3.1. Thành lập Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo cấp tỉnh gồm: + Trưởng ban: là lãnh đạo UBDSGD&TE tỉnh. + Thành viên: đại diện các cơ quan sở Tư pháp, Hội LHPN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… lãnh đạo UBDSGD&TE huyện thực hiện mô hình. 2 + Thường trực BCĐ: Là trưởng phòng Gia đình, Trưởng phòng Nghiệp vụ, hoặc Trưởng phòng truyền thông... do lãnh đạo UBDSGD&TE tỉnh quyết định. Ban chỉ đạo cấp xã Trưởng ban: Chủ tịch hoặc PCT UBND xã. Phó ban: cán bộ chuyên trách DSGĐ&TE. Thành viên: cán bộ Tư pháp, MTTQ, Hội LHPN, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trưởng thôn/ ấp... có thể mời thêm ngành, đoàn thể khác nếu thấy cần thiết. - Lãnh đạo UBDSGDTE tỉnh giao bộ phận thường trực xây dựng, thông qua Ban chỉ đạo về kế hoạch, tiến độ thực hiện và phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên trước khi triển khai thực hiện mô hình. 3.2. Lựa chọn địa bàn - Mỗi tỉnh/ thành chọn 1 huyện/ quận, mỗi huyện/ quận chọn 1 xã. - Địa bàn cụ thể do Ban chỉ đạo tỉnh lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: + Là xã/phường có xu hướng tiếp tục có nhiều phụ nữ kết hôn với người nước ngoài. + Là xã /phường có nhiều hộ nghèo, thiếu việc làm, thiếu nguồn thu nhập ổn định, tỷ lệ bỏ học cao. Uỷ ban DSGD&TE tỉnh cần có báo cáo mô tả tình hình đặc điểm địa bàn liên quan đến mô hình cùng với các số liệu thống kê ban đầu (theo mẫu đính kèm) gửi vụ Gia đình trước khi triển khai.. 3.3 Đào tạo tập huấn giảng viên tuyến tỉnh và ban chỉ đạo tỉnh (do Trung ương phối hợp với UBDSGD&TE tỉnh thực hiện) - Đối tượng : là cán bộ có khả năng giảng dạy, nhiệt tình, có trách nhiệm, có chuyên môn thuộc các lĩnh vực luật pháp, tâm lý, văn hoá nếp sống ... + UBDSGDTE tỉnh: 2 người + Sở Tư pháp: 1 người. + Sở Văn hoá – Thông tin: 1 người. + Sở GD-ĐT: 1 người 3 + Hội LHPN: 1 người. + Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 1 người - Thời gian: 4 ngày - Địa điểm: + 2 tỉnh phía Bắc tổ chức tại Hải Phòng. + 4 tỉnh phía Nam: tổ chức tại Vĩnh Long. - Nội dung: + LuËt ph¸p vµ chÝnh s¸ch ViÖt nam liªn quan ®Õn hôn nhân và h«n nh©n víi ngêi níc ngoµi. + Mét sè vÊn ®Ò vÒ v¨n ho¸ vµ ®êi sèng v¨n ho¸ liªn quan ®Õn h«n nh©n víi ngêi níc ngoµi. + Giíi, b×nh ®¼ng giíi trong viÖc x©y dùng gia ®×nh no Êm, b×nh ®¼ng tiÕn bé, h¹nh phóc. + Nh÷ng bÊt cËp cña viÖc kÕt h«n víi ngêi níc ngoµi hiÖn nay vµ mét sè gi¶i ph¸p nh»m lµm gi¶m thiÓu nh÷ng ¶nh hëng tiªu cùc trong quan hệ h«n nhân víi ngêi níc ngoµi. + Mét sè kü n¨ng tæ chøc vµ ®iÒu hµnh ho¹t ®éng cña C©u l¹c bé Gia ®×nh ph¸t triÓn bÒn v÷ng. + Mét sè kü n¨ng t vÊn lång ghÐp c¸c vÊn ®Ò liªn quan ®Õn H«n nh©n víi ngêi níc ngoµi nh»m lµm gi¶m tiêu cực trong quan hệ h«n nh©n víi ngêi níc ngoµi. - Kinh phí tập huấn đào tạo, theo chế độ hiện hành. 3.4. Thành lập mới hoặc củng cố Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững - Mỗi địa bàn thành lập 5 CLB mới tại thôn / ấp hoặc lựa chọn trong số các câu lạc bộ sẵn có của các đoàn thể phù hợp với mục tiêu của mô hình. Các CLB cần thu hút các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi kết hôn, các gia đình kinh tế khó khăn, đối tượng bỏ học hoặc học vấn thấp...và cha mẹ của họ cùng tham gia. - CLB có Ban chủ nhiệm gồm 3 người (thành phần như trong đề án) 4 - Quyết định thành lập và qui chế hoạt động của câu lạc bộ do UBND xã ban hành. - Ngoài 5 CLB thuộc mô hình, lãnh đạo xã / phường cần chỉ đạo Ban chủ nhiệm các loại hình CLB hiện có trên địa bàn để lồng ghép về nội dung tuyên truyền giảm tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài trong sinh hoạt CLB của mỗi đoàn thể. 3.5 Tập huấn cho Ban chỉ đạo, ban chủ nhiệm các CLB tại xã (do giảng viên tuyến tỉnh thực hiện trên cơ sở tài liệu của TW và nội dung đã được đào tạo Thời gian: 4 ngày 3.6. Tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn Ngoài các nội dung được nêu tại mục 4.2 của đề án: - Nên sử dụng đội ngũ cộng tác viên DSGD&TE làm lực lượng truyền thông tư vấn tại các gia đình có đối tượng thuộc mô hình. Khuyến khích tổ tư vấn hoạt động truyền thông tư vấn tại gia đình đối tượng - Đầu tư hệ thống truyền thanh xã/ phường, hỗ trợ nội dung tuyên truyền, tăng thời lượng và có kiểm tra nhật ký truyền thanh thường xuyên. - Hằng năm UBDSGD&TE tỉnh chủ động phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan, tập huấn cho Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm các CLB để bổ sung, cập nhật, nâng cao kỹ năng, kiến thức về các nội dung liên quan đến mô hình. 4. Về hồ sơ và chế độ báo cáo. Hồ sơ gồm: - Quyết định thành lập và danh sách Ban chỉ đạo thực hiện mô hình ở mỗi cấp và các văn bản liên quan. - Kế hoạch thực hiện. - Biên bản sinh hoạt của Ban chỉ đạo, các CLB. - Biểu theo dõi (doTW gửi) được cập nhật thông tin, gửi kèm báo cáo từng quí (vào tuần 3 của tháng cuối quí), và báo cáo năm (vào tuần 3 tháng 11). 5. Về kinh phí hoạt động. 5 6.1. Kinh phí TW chi các hoạt động theo hướng dẫn gửi kèm . 6.2. Ngoài kinh phí của Trung ương, UBDSGDTE tỉnh cùng với thành viên Ban chỉ đạo tham mưu với UBND tỉnh để huy động các nguồn kinh phí khác nhằm hỗ trợ các hoạt động của đề án. Nội dung chi hỗ trợ căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương. Trên đây là hướng dẫn thực hiện một số nội dung cơ bản của đề án “Can thiệp nhằm giảm tiêu cực của tình trạng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài.”. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh liên hệ với vụ Gia đình. Điện thoại 04 7330.969. Mobil: 0903.281.948. T.L BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM K.T VỤ TRƯỞNG VỤ GIA ĐÌNH Nơi nhận : - PHÓ VỤ TRƯỞNG Như trên PCN Đặng Thị Ngọc Thịnh Lưu VT, G Đ(02) Đinh Văn Quảng 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan