Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn địa lý Hướng dẫn phương pháp trả lời các dạng câu hỏi địa lý thi ptth quốc gia 2017 ( w...

Tài liệu Hướng dẫn phương pháp trả lời các dạng câu hỏi địa lý thi ptth quốc gia 2017 ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
19
487
84

Mô tả:

https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ Group Tôi yêu Địa Lý ! HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ Hoàng Anh Ngọc – Hà Nội , tháng 4 năm 2015 Tài liệu gồm có 2 phần : 1. Phần lý thuyết. 2. Phần câu hỏi rèn luyện. PHẦN 1: LÝ THUYẾT 1. DẠNG GIẢI THÍCH: 1.1. Yêu cầu: - Nắm chắc kiến thức cơ bản không phải một bài, một chƣơng mà cả chƣơng trình. Cần ghi nhớ chủ động, có mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, vì vậy nhớ đƣợc lâu bản chất của kiến thức đó. - Tìm mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tƣợng địa lý. 1 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ 1.2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại: 1.2.1. Căn cứ vào cách trả lời: Có hai loại: - Loại câu hỏi có cách giải thích theo mẫu tương đối cố định: bao gồm + Loại câu hỏi giải thích dựa vào phân tích nguồn lực. + Loại câu hỏi giải thích dựa vào phân tích khái niệm. - Loại câu hỏi có cách giải thích không theo mẫu nhất định. a. Loại câu hỏi giải thích theo mẫu tương đối cố định: Thƣờng liên quan đến phần Địa lý kinh tế - xã hội, cách trả lời có thể dựa vào hai mẫu: - Phân tích dựa vào nguồn lực. - Phân tích dựa vào khái niệm. Ví dụ: * Các câu hỏi yêu cầu giải thích chủ yếu dựa vào phân tích nguồn lực nhƣ: .Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cây công nghiệp lớn nhất nƣớc ta? . Tại sao những năm gần đây ngành thủy sản nƣớc ta phát triển mạnh mẽ? * Các câu hỏi yêu cầu giải thích chủ yếu dựa trên cơ sở khái niệm đã có trong sách giáo khoa: . Tại sao ngành điện lực là ngành trọng điểm của nƣớc ta? . Tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất nƣớc ta? b. Loại câu hỏi có cách giải thích không theo mẫu nhất định: Để trả lời loại này, đòi hỏi phải nhanh nhạy, sáng tạo để vận dụng kiến thức đã có, tìm ra mối liên hệ để phát hiện ra nguyên nhân theo yêu cầu của câu hỏi. Ví dụ: . Tại sao khí hậu nƣớc ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? . Tại sao dân số là một trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm hàng đầu ở nƣớc ta? 1.2.2. Căn cứ vào “mức độ tổng hợp và phạm vi vận dụng kiến thức”: Có thể chia các câu hỏi ra làm hai loại: - Loại câu hỏi đơn giản. - Loại câu hỏi phức tạp. a. Loại câu hỏi tương đối đơn giản: việc giải thích chỉ liên quan đến một hoặc 2 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ hai bài học trong chƣơng trình. Ví dụ: . Tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở Duyên hải miền Trung lại phải gắn liền với việc xây dựng kết cấu hạ tầng? . Tại sao cây công nghiệp dài ngày lại đƣợc phát triển mạnh ở Tây Nguyên? b. Loại câu hỏi phức tạp: loại này bao gồm kiến thức của nhiều bài học thuộc nhiều chƣơng, nên đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp hệ thống kiến thức về địa lý tự nhiên, dân cƣ, địa lý kinh tế - xã hội mới giải thích đƣợc. Ví dụ: . Tại sao Trung du miền núi phía Bắc có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta? . Tại sao phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển của nƣớc ta? Nhìn chung, việc phân loại câu hỏi nhƣ trên chỉ có tính chất tƣơng đối. Rõ ràng, cùng một dạng giải thích nhƣng có thể có nhiều loại câu hỏi. 1.3. Hướng dẫn cách trả lời cụ thể: 1.3.1. Loại câu hỏi có cách giải thích theo mẫu tương đối cố định: a. Loại câu hỏi có cách giải thích theo mẫu dựa vào phân tích nguồn lực: Đây là loại phổ biến trong phần Địa lý kinh tế - xã hội, HS phải căn cứ vào các nguồn lực để giải thích về các hiện tƣợng địa lý kinh tế - xã hội. - Về lý thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bao gồm những nội dung chính sau: * Vị trí địa lý: * Nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm: Địa hình Đất đai Khí hậu Thủy văn Sinh vật Khoáng sản * Nguồn lực kinh tế - xã hội: Bao gồm: Dân cƣ và lao động Kết cấu hạ tầng Cơ sở vật chất – kỹ thuật Thị trƣờng Đƣờng lối chính sách... 3 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ Nguồn lực khác (ngoại lực) - Về nguyên tắc, việc giải thích nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của từng nguồn lực (hay điều kiện, yếu tố). Trên nền chung về vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội, yếu tố nào quan trọng nhất thì trình bày trƣớc và cứ nhƣ thế đến yếu tố cuối cùng. Những yếu tố không liên quan thì không phân tích. - Ngoài ra, về lý thuyết, khi đề cập đến nguồn lực bao gồm cả thế mạnh và hạn chế. Tùy theo yêu cầu câu hỏi, HS phải nhạy cảm, phát huy tƣ duy để nhận định yêu cầu của đề. - Cần lƣu ý rằng, mẫu trên đƣa ra các nội dung ở mức độ tối đa. Phụ thuộc vào câu hỏi cụ thể, thí sinh có thể gia giảm và linh hoạt lựa chọn các nguồn lực sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của câu hỏi. Ví dụ 1: Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nƣớc ta?  Đây là câu hỏi yêu cầu giải thích , có cách giải theo mẫu “dựa vào phân tích nguồn lực”, nhƣng có chọn lọc: + Câu hỏi này giải thích bằng cách phân tích theo mẫu định sẵn nhưng có chọn lọc: Câu hỏi gói gọn trong phạm vi cây công nghiệp, nên đối với nguồn lực tự nhiên không cần trình bày khoáng sản và sinh vật; nói đến vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất là hàm ý nói đến thế mạnh, không cần trình bày hạn chế về tự nhiên,kinh tế - xã hội. + Dàn bài trả lời cơ bản sẽ là: 1 . Vị trí đại lý: giới thiệu và đánh giá qua vị trí đại lý của Đông Nam Bộ 2. Nguồn lực tự nhiên: trình bày các phần sau - Địa hình - Đất đai - Khí hậu - Nguồn thủy văn 3. Nguồn lực kinh tế - xã hội: - Nguồn lao động – trình độ. - Kết cấu hạ tầng - Cơ sở vật chất – kỹ thuật - Thị trƣờng 4 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ - Nguồn lực khác: Chính sách, truyền thống phát triển... Ví dụ 2: Tại sao trong những năm gần đây ngành thủy sản nƣớc ta phát triển mạnh mẽ?  Đây là câu hỏi yêu cầu giải thích , có cách trả lời “dựa vào phân tích nguồn lực” nhƣng không theo mẫu đã định sẵn, khi trình bày cần có những thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với yêu cầu của đề. + Yêu cầu: Giải thích sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản ( cơ cấu bao gồm đánh bắt và nuôi trồng) => nhƣ vậy nguồn lực để phát triển ngành thủy sản bao gồm: . Nguồn lực về tự nhiên: chọn lọc một số nguồn lực phù hợp với ngành này nhƣ tài nguyên biển, ven biển và diện tích mặt nƣớc. . Nguồn lực kinh tế - xã hội: cơ bản vận dụng theo mẫu trên. b. Loại câu hỏi có cách giải thích dựa trên cơ sở khái niệm: (Loại câu hỏi này thƣờng gắn với việc giải thích cơ chế nhƣ cơ chế gió mùa của Việt Nam, hoặc giải thích về các ngành công nghiệp trọng điểm) Để giải thích đầy đủ, tránh trùng lặp, thiếu lô gic, cần dựa vào khái niệm về các vấn đề, sự vật, hiện tƣợng địa lý. Ví dụ: Giải thích về các ngành công nghiệp trọng điểm: HS cần nắm và phân tích theo dàn bài sau: + Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm phải là ngành: . Có thế mạnh lâu dài. . Đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trƣờng cao. . Có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác.  Do vậy, khi đề bài yêu cầu giải thích tại sao một ngành công nghiệp nào đó là ngành công nghiệp trọng điểm, học sinh phải phân tích theo 3 lý do trên.  Tùy theo từng ngành công nghiệp trọng điểm, HS cần có sự linh hoạt khi phân tích sao cho phù hợp với yêu cầu của bài. Khi phân tích lý do thứ nhất - phần“Thế mạnh lâu dài” đối với ngành công nghiệp nào đó cần vận dụng theo loại câu hỏi có cách giải dựa vào “nguồn lực”, và vận dụng theo các yêu cầu đã nêu trên (phân tích có chọn lọc theo mẫu và không phân tích phần hạn chế). Ví dụ: Tùy từng ngành mà HS lựa chọn thế mạnh thích hợp. . Đối với công nghiệp điện lực => ngoài phân tích nguồn lực tự nhiên cho nhiệt điện (khoáng sản nhiên liệu, các nguồn năng lƣợng sạch...), cần phân tích nguồn 5 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ thủy năng cho phát triển thủy điện. . Đối với công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm => cần phân tích nguồn nguyên liệu từ nông – lâm – ngƣ, trong đó tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất, nƣớc, khí hậu chỉ là yếu tố gián tiếp. Về 2 lý do tiếp theo, nhìn chung ít nội dung và đòi hỏi có sự tổng hợp kiến thức của HS: . Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trƣờng (tạo nguồn vốn, tạo công ăn việc làm, ít hoặc không ảnh hƣởng đến môi trƣờng...) . Có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác (thông qua việc cung cấp vốn; nguyên, nhiên liệu; sử dụng nguyên liệu, sản phẩm của các ngành khác...) Ví dụ: Giải thích liên quan đến khái niệm cơ chế gió mùa ở Việt Nam: HS cần nắm và làm rõ các ý sau: + Khái niệm: Gió mùa là loại gió thổi hai mùa ngƣợc nhau, khác nhau cơ bản về hƣớng, tính chất, nguồn gốc và có tính chất định kỳ. Gió mùa không có tính chất vành đai. Gió mùa có hai loại: . Gió mùa hình thành do sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa các mặt lục địa và mặt các đại dƣơng rộng lớn. . Gió mùa đƣợc hình thành do sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu (vùng nhiệt đới). 1.3.2. Loại câu hỏi có cách giải thích không theo mẫu nhất định: Đây là loại câu hỏi có cách trả lời không theo mẫu nào cả mà tùy theo từng yêu cầu của câu hỏi để tìm ra cách lý giải sao cho thích hợp (thông thƣờng là loại câu hỏi về kiến thức tự nhiên hoặc dân cƣ...) * Đối với loại câu hỏi này cần lưu ý: - Đọc kỹ câu hỏi để xác định yêu cầu cần giải thích (đây là tiền đề giúp HS định hƣớng đúng để trả lời) - Sắp xếp kiến thức có liên quan (đây là khâu quan trọng để xây dựng một dàn bài hợp lý) - Đƣa ra các lý do để giải thích yêu cầu của câu hỏi. 1.3.3. Loại câu hỏi đơn giản: Loại câu hỏi này (có mẫu hoặc không có mẫu) có lƣợng kiến thức tập trung vào một vài bài trong sáchgiáo khoa. * Khi trình bày cần lƣu ý: - Do lƣợng kiến thức không nhiều nên cần triệt để khai thác lƣợng kiến thức ở bài 6 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ học, tránh để sót ý, cần đào sâu suy nghĩ, không chủ quan. - Khi giải loại này cần dựa vào 3 cách giải đã nêu (dựa vào phân tích nguồn lực, khái niệm hoặc không có mẫu nhất định) 1.3.4. Loại câu hỏi phức tạp: Sự khác nhau rõ rệt nhất giữa loại câu hỏi đơn giản và loại câu hỏi phức tạp là ở trình độ tổng hợp hóa và khái quát hóa kiến thức. * Quy trình thực hiện: - Xác định loại câu hỏi: cần xem câu hỏi thuộc loại nào: loại xuyên suốt kiến thức của nhiều bài học hay loại kiến thức chỉ tập trung trong một vài bài nhƣng lại đòi hỏi cao về mức độ khái quát. Đây là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trọng việc định hƣớng cách giải. - Tổng hợp các kiến thức có liên quan để tìm ra các ý lớn của bài giải, thông thƣờng cần khái quát từ 3 đến 4 ý lớn. - Phân tích các ý lớn thông qua việc “lắp ráp” kiến thức cơ bản sao cho phù hợp với từng ý cụ thể. Theo quy trình này, khâu quan trọng nhất cũng là khâu khó nhất là tìm ra các ý lớn để giải thích. Ví dụ: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? Đây là loại câu hỏi phức tạp, có cách giải không theo mẫu: Các ý chính cần trình bày; 1. Vai trò của đồng bằng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc. 2. Sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng ở đồng bằng sông Cửu Long – Thực trạng của tài nguyên và môi trƣờng ở đồng bằng sông Cửu Long Cần lưu ý: chỉ phân tích thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên 3. Giải pháp. 2. DẠNG SO SÁNH: 2.1. Yêu cầu: Dạng câu hỏi so sánh là dạng khó. Để giải thích đƣợc cần đạt yêu cầu: - Nắm vững kiến thức cơ bản. - Hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng nhóm riêng biệt để so sánh. - Khái quát hóa kiến thức đã có để tìm ra các tiêu chí so sánh => đây là khâu quan trọng, giúp bài làm đƣợc mạch lạc, lô gic. 2.2. Phân loại câu hỏi: 7 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ a. Loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau ( Đối tƣợng hoặc hiện tƣợng địa lý hoàn chỉnh nhƣ vùng lãnh thổ hoặc ngành kinh tế hay nội dung về dân cƣ). Với những chỉnh thể này, việc so sánh cần phải đa chiều, toàn diện. Ví dụ: . So sánh 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày ở nƣớc ta: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. . So sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. b. Loại câu hỏi yêu cầu phải so sánh chỉ một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể. Ví dụ: . So sánh thế mạnh phát triển lƣơng thực thực phẩm giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. . So sánh các nguồn lực để phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên, việc phân loại trên chỉ có ý nghĩa tƣơng đối. 2.3. Hướng dẫn cách trả lời: a. Hướng dẫn cách giải chung: Các bước thực hiện chính - Bước 1: Tìm ra sự giống nhau, khác nhau giữa các đối tƣợng (hiện tƣợng) cần so sánh. Trên thực tế, có hai cách giải thông dụng và tùy theo từng cách hỏi để trả lời cho thích hợp. Cách thứ nhất: yêu cầu câu hỏi là “so sánh” hoặc tìm ra sự giống nhau, khác nhau. Cách thứ hai: Câu hỏi tìm ra sự khác nhau hoặc sự khác nhau. Ví dụ: Hãy phân biệt sự khác nhau (hoặc sự khác nhau) giữa 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nƣớc ta => Tùy theo yêu cầu câu hỏi mà học sinh định hƣớng trả lời. Bƣớc một đƣợc xem là khâu quan trọng không thể thiếu, trong quy trình xử lý câu hỏi và có vai trò định hƣớng cách giải. - Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh, đây là bƣớc có ý nghĩa định lƣợng bài làm, giúp cho bài làm đƣợc mạch lạc hơn, giảm thiểu sót ý. Để xác định tƣơng đối chính xác các tiêu chí, cần hệ thống và khái quát hóa kiến thức đã học, không so sánh các đặc điểm vụn vặt. - Bước 3: So sánh theo các tiêu chí bằng các kiến tức cơ bản đã đƣợc chọn lọc. Đối với câu hỏi dạng so sánh, học sinh nên khái quát hóa kiến thức và đƣa ra khoảng 3 đến 4 tiêu chí để so sánh. Khi trình bày, có thể thể hiện như sau: 8 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ Cách 1: Lần lƣợc phân tích sự giống nhau, rồi đến sự khác nhau. Mỗi phần (giống và khác nhau) cần phải so sánh lần lƣợt theo từng tiêu chí... khi phân tích sự giống nhau, cần làm rõ các đối tƣợng phải so sánh có sự tƣơng đồng nhƣ thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó tiếp tục phân tích từng tiêu chí thể hiện sự khác nhau. Cách 2: Nếu dung lƣợng kiến thức tƣơng đối ít và để thể hiện sự khác nhau của các tiêu chí một cách rõ ràng, dễ nhận biết, HS nên trình bày phần giống nhau trƣớc, sau đó lập bảng so sánh theo các cặp tiêu chí cần phân tích. Lưu ý: Cần lƣu ý sự tƣơng quan về lƣợng kiến thức phải sử dụng và số điểm giữa hai phần (giống và khác nhau). + Ở phần giống nhau: lƣợng kến thức bao giờ cũng ít hơn, thƣờng không quá 1/3 tổng số điểm. + Phần khác nhau: lƣợng kiến thức nhiều hơn và số điểm cũng cao hơn. Tuy nhiên, ở phần giống nhau, để tìm ra sự tƣơng đồng, lƣợng kiến thức sử dụng ít nhƣng lại đòi hỏi mức độ khái quát hóa cao, do đó học sinh thƣờng bỏ sót ý và bị mất điểm. Ngƣợc lại, phần khác nhau đòi hỏi phải chi tiết, tỉ mỉ, việc sót ý phụ thuộc vào khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh. b. Hướng dẫn cách làm bài cụ thể: b.1. Loại câu hỏi so sánh 2 hay nhiều chỉnh thể: Quy trình xử lý đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc đã nêu trên. Vấn đề ở đây là xác định các tiêu chí so sánh. Các tiêu chí đƣợc lựa chọn có thể theo mẫu hoặc không theo mẫu nào cả. + Loại theo mẫu: Ví dụ: So sánh các ngành kinh tế: => Khi so sánh hai hay nhiều ngành kinh tế, có thể lựa chọn các tiêu chí sau: 1. Vai trò của các ngành trong nền kinh tế (của cả nƣớc hay vùng) 2. Nguồn lực để phát triển. 3. Cơ cấu ngành. 4. Hƣớng phát triển Khi so sánh về các vùng lãnh thổ, có thể xác định các tiêu chí sau: 1. Vị trí địa lý, vai trò, quy mô của vùng. 2. Các nguồn lực (điều kiện) để phát triển. 3. Hƣớng chuyên môn hóa. 4. Tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế. 9 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ 5. Hƣớng phát triển. Ví dụ 1: So sánh điều kiện phát triển ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. (Trình bày theo cách 1 ) * Giống nhau: a. Thuận lợi: - Vị trí địa lý: cả hai vùng đều giáp biển, vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm ven bờ, nhiều loại hải sản quý thuận lợi đánh bắt cá. - Điều kiện khác: có nhiều cửa sông, đầm phá, thuận lợi nuôi trồng thủy hải sản nƣớc lợ, có thể nuôi tôm trên cát. - Kinh tế - xã hội: + Ngƣời dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. + Bƣớc đầu xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển ngƣ nghiệp: cảng cá, cơ sở chế biến, hệ thống giao thông... + Thị trƣờng tiêu thụ tƣơng đối rộng lớn. + Có chính sách khuyến ngƣ. b. Khó khăn: + Thiên tai: Bão, lụt, hạn hán...gây khó khăn cho nuôi trồng và đánh bắt, phải chuyển vùng ngƣ trƣờng. + Chất lƣợng sống thấp, thị trƣờng trong vùng không lớn, nguồn lao động trình độ thấp, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. + Cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Về kinh nghiệm đánh bắt: ngƣời dân Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệp đánh bắt xa bờ hơn Bắc Trung Bộ. b. Khó khăn: - Bắc Trung Bộ: ảnh hƣởng gió mùa đông bắc; tần suất và cƣờng độ bão mạnh; nạn cát bay, cát lấn; hiện tƣợng phơn mùa hè... - Duyên hải Nam Trung Bộ: ảnh hƣởng gió mùa đông bắc yếu, có tình trạng khô hạn trong mùa khô sâu sắc. Ví dụ: Nêu sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp giữa hai vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. (Trình bày theo cách 2 ) * Giống nhau: 10 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ a. Quy mô: Đây là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nƣớc ta về cả diện tích và sản lƣợng. - Mức độ tập trung hóa đất đai tƣơng đối cao, các khu vực chuyên canh cây cà phê, chè... tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lơn, phục vụ nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. b. Hƣớng chuyên môn hóa: - Đều tập trung vào chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. - Đạt hiệu quả kinh tế cao. c. Về điều kiện phát triển: - Điều kiện tự nhiên: đất, nƣớc, khí hậu là những thế mạnh chung. - Dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp. - Đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc về chính sách, vốn đầu tƣ... * Khác nhau:… + Loại câu hỏi xác định tiêu chí không theo mẫu: Đây là loại khó, mặc dù lƣợng kiến thức không nhiều nhƣng đòi hỏi độ tƣ duy cao. Ví dụ: Cho sẵn 2 tháp tuổi dân số và yêu cầu: So sánh 2 tháp tuổi dân số nƣớc ta tại hai thời điểm 1/4/1989 và 1/4/2009. => có thể nêu các tiêu chí sau: So sánh 1. Hình dạng tháp. 2. Tƣơng quan giữa các nhóm tuổi (đặc biệt từ 0 – 4 tuổi) 3. Tƣơng quan nam – nữ. Sau khi nêu lên sự giống nhau (hay khác nhau) về mặt hình thức (hình dạng tháp), học sinh mới phân tích cụ thể bản chất của chúng (dân số trẻ, có sự thay đổi bƣớc đầu về kết cấu dân số...) b.2. Loại câu hỏi so sánh 1 khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể: Loại này không so sánh toàn bộ đối tƣợng với tƣ cách là một chỉnh thể, mà chỉ so sánh một khía cạnh (một phần của chỉnh thể) Ví dụ: So sánh về thế mạnh / nguồn lực. So sánh về tình hình phát triển. So sánh về cơ cấu. So sánh về phân bố. Về nguyên tắc, đối với loại câu hỏi so sánh về khía cạnh nào thì cần phải tìm ra tiêu chí thích hợp với khía cạnh đó. * Đối với câu hỏi so sánh về thế mạnh/ nguồn lực, trƣớc hết cần nắm chắc khái 11 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ niệm bao gồm mạnh/ nguồn lực về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội - lịch sử. HS cần lƣu ý: - Thứ nhất, đối với câu hỏi so sánh về thế mạnh/ nguồn lực để phát triển một ngành nào đó của hai hay nhiều vùng, bên cạnh vị trí địa lý, cần bổ sung thêm quy mô hay vai trò của vùng. Ví dụ: So sánh thế mạnh để phát triển lƣơng thực thực phẩm giữa hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long => vị trí địa lý ít ảnh hƣởng đến sự phát triển ngành sản xuất lƣơng thực thực phẩm, HS cần so sánh về quy mô và vai trò từng vùng (về sự giống nhau, khác nhau) - Thứ hai, cần lƣu ý đến yêu cầu câu hỏi để trả lời cho đúng. VD: + Nếu câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh thì chỉ tập trung phân tích lợi thế, không nói đến hạn chế. + Nhƣng khi so sánh về nguồn lực thì phải nêu cả thế mạnh lẫn hạn chế. - Thứ ba, đối với câu hỏi so sánh khác (về tình hình phát triển, về cơ cấu, về phân bố...) => cách giải loại này không theo mẫu có sẵn, vì thế đòi hỏi khả năng tƣ duy cao. VD: Đối với câu hỏi so sánh về tình hình phát triển, các tiêu chí so sánh có thể là: . Giai đoạn (thời kỳ) phát triển. . Nhịp độ phát triển. . Sản phẩm tiêu biểu. Đối với câu hỏi so sánh về cơ cấu, các tiêu chí so sánh thể là: . Giai đoạn và sự chuyển dịch cơ cấu. . Cơ cấu theo ngành. . Cơ cấu theo lãnh thổ. Đối với câu hỏi so sánh về phân bố ( gắn với ngành kinh tế, dân cƣ, lao động...) các tiêu chí so sánh thể là: . Đặc điểm phân bố. . Sự phân bố theo giai đoạn (thời kỳ). . Mức độ hợp lý (hay chƣa hợp lý)... Cần lƣu ý rằng các cách phân loại câu hỏi nhƣ trên chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, tùy theo yêu cầu cụ thể từng câu hỏi, học sinh phải linh hoạt tìm ra các tiêu chí và sắp xếp ý để trả lời sao cho hợp lý. 12 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ 3. DẠNG CHỨNG MINH : 3.1. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức cơ bản và nhớ các số liệu liên quan tới yêu cầu câu hỏi. (Khi chứng minh, số liệu thống kê là một trong những công cụ đắc lực nhất) - Biết cách sàn lọc, lựa chọn kiến thức cũng nhƣ số liệu để chứng minh. (không ôm đồm, sa đà). 3.2. Phân loại câu hỏi: - Câu hỏi chứng minh hiện trạng. - Câu hỏi chứng minh tiềm năng. 3.3. Hướng dẫn cách trả lời: a. Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng. Yêu cầu chứng minh hiện trạng của các hiện tƣợng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội phân ra 3 nhóm cơ bản: - Chứng minh hiện trạng về địa lý tự nhiên. Ví dụ: Yêu cầu chứng minh đặc điểm khí hậu VN, sự đa dạng và phân hóa của tài nguyên thiên nhiên... - Chứng minh hiện trạng về địa lý dân cƣ và các nội dung có liên quan. Đặc điểm dân cƣ, lao động việc làm, giáo dục , văn hóa, y tế... của cả nƣớc hay các vùng. - Chứng minh hiện trạng về địa lý kinh tế - xã hội: thƣờng liên qua đến các ngành (nông – lâm – ngƣ; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ) hay phân ngành (trồng trọt, chăn nuôi...) liên quan đến vùng lãnh thổ hoặc một nội dung kinh tế xã hội của một vùng nào đó (lƣơng thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; cây công nghiệp ở một số vùng...) Quy trình thực hiện: * Đọc kỹ câu hỏi, cần chú ý xem câu hỏi yêu cầu cần phải chứng minh điều gì để chọn lọc cách giải phù hợp. * Hệ thống hóa kiến thức có liên quan đến câu hỏi, cần chú ý: - Về kiến thức: HS cần căn cứ vào câu hỏi để chọn lọc kiến thức thích tích hợp. Ví dụ: Liên quan đến nội dung dân số trẻ phải lƣu ý đến dạng tháp tuổi, sự tƣơng quan giữa các nhóm tuổi... Câu hỏi yêu cầu chứng minh về lĩnh vực tự nhiên hay kinh tế - xã hội thì cần lựa chọn kiến thức gắn liền với một số chỉ tiêu tƣơng ứng để chứng minh. - Về số liệu: Lƣu ý đến các số liệu quan trọng nhất, đặc biệt tại một vài mốc thời gian quan trọng có liên quan đến kinh tế - xã hội. 13 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ Ví dụ: Về dân số, các thời điểm có tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009), các năm bản lề nhƣ 1975 hoặc 1976 (đất nƣớc thống nhất), 1985 (thời kỳ trƣớc Đổi mới); 1886 (bắt đầu Đổi mới), 1990 (công cuộc Đổi mới phát huy tác dụng) Ví dụ: Về phân hóa khí hậu, chú ý đến số liệu tổng bức xạ nhiệt, tổng lƣợng mƣa, nhiệt độ trung bình, lƣợng mƣa trung bình năm, số lần mặt trời lên thiên đỉnh... từng vùng (khu vực, tỉnh nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, tp. HCM). Số liệu không cần nhớ quá nhiều, nhƣng nhất thiết không đƣợc quên các mốc cơ bản và cần có độ chính xác tƣơng đối. * Dùng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu câu hỏi đặt ra => tìm ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao. Ở loại câu hỏi này, việc tìm ra các bằng chứng thƣờng không theo mẫu nào cả, vì vậy HS cần tìm ra các mối liên hệ giữa yêu cầu câu hỏi với kiến thúc đã học, bao gồm các mối liên hệ có thể về thời gian, không gian và quy mô. - Các mối liên hệ về thời gian: gồm sự thay đổi về dân số, kết cấu dân số, sự suy giảm một loại tài nguyên nào đó hoặc sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành qua các năm; sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng, lƣợng mƣa trung bình tháng trong năm... ở một khu vực nào đó hay cả nƣớc. - Các mối liên hệ theo không gian: bao gồm sự thay đổi diễn ra giữa các vùng lãnh thổ, nhƣ phân bố dân cƣ, lao động không đều, chênh lệch giữa các vùng... - Các câu hỏi yêu cầu chứng minh về quy mô: tƣơng đối phổ biến. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất lúa, Đông Nam Bộ về giá trị sản xuất công nghiệp hay trồng cây công nghiệp. Tùy theo yêu cầu câu hỏi, cần tìm ra các chỉ tiêu, số liệu để chứng minh quy mô lớn nào đó. Đối với loại câu hỏi chứng minh hiện trạng, cần thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp so sánh, tùy thuộc và yêu cầu câu hỏi, có thể so sánh dƣới hai góc độ: thời gian và không gian. Ví dụ: Khi chứng minh quy mô lớn nhất, cần phải so sánh với các đối tƣợng khác để làm nổi bật lên độ lớn. b. Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng: Loại câu hỏi này liên quan đến tiềm năng (hoặc thế mạnh hay hạn chế) của một ngành, hay một lãnh thổ nào đó. Đây là dạng theo mẫu nhất định, các tiềm năng đƣợc thể hiện ở các mặt: 14 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ +Vị trí địa lý. + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn, sinh vật, khoáng sản). + Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cƣ và lao động, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, thị trƣờng, đƣờng lối chính sách, và các nhân tố khác). Tùy theo từng câu hỏi cụ thể mà chỉ trình bày thế mạnh hoặc hạn chế. 4. DẠNG TRÌNH BÀY : 4.1. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức cơ bản. - Xếp kiến thức theo yêu cầu câu hỏi. 4.2. Phân loại câu hỏi: Có thể nhận biết dạng này qua các từ hay cụm từ: “trình bày”, “phân tích”(đây là dạng trình bày mức độ sâu để làm rõ vấn đề) “nêu”, hoặc “nhƣ thế nào”, “gì”... VD: Phân tích vai trò của vị trí địa lý nƣớc ta đối với phát triển kinh tế - xã hội. .Trình bày phƣơng hƣớng sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. 4.3. Hướng dẫn cách trả lời: * Bước 1: Nhận dạng câu hỏi. Cần lƣu ý có trƣờng hợp cách đặt câu hỏi thuộc dạng “so sánh” lại giống với “trình bày”, ví dụ: Hãy trình bày (hoặc phân tích) sự khác nhau giữa 3 vùng chuyên canh cây cây công nghiệp lớn nhất của nƣớc ta => vì vậy, HS không đƣợc chủ quan. * Bước 2: Tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi => có thể nảy sinh hai trƣờng hợp: 1. Câu hỏi yêu cầu thể hiện kiến thức cơ bản thuần túy dƣới góc độ thuộc bài ( dạng dễ ) 2. Yêu cầu phải lựa chọn và tổng hợp kiến thức. PHẦN 2 : MỘT SỐ CÂU HỎI VẬN DỤNG I. Dạng giải thích. 1. Tại sao khí hậu nƣớc ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ? 2. Tại sao nƣớc ta có nhiều khoáng sản và hệ sinh thái,sinh vật phong phú ? 15 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ 3. Tại sao cùng nằm trên vành đai sinh khoáng nhƣng Việt Nam nhiều tài nguyên khoáng sản còn Nhật Bản thì lại không? 4. Tại sao khí hậu nƣớc ta phân hóa theo độ cao? 5. Tại sao nói nƣớc ta là một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn ? 6. Tại sao nói Biển Đông là “mạng sống” , là “động lực” để nƣớc ta vƣơn mình ra thế giới ? 7. Tại sao địa hình nƣớc ta chủ yếu là đồi núi nhƣng chủ yếu là đồi núi thấp? 8. Tại sao quá trình feralit hóa lại là quá trình tạo đất chính ở nƣớc ta? 9. Vì sao quá trình xâm thực lại diễn ra mạnh ở đồi núi nƣớc ta? 10.Vì sao sông ngòi nƣớc ta nhiều nƣớc ? 11.Vì sao sông ngòi nƣớc ta có hƣớng Tây Bắc-Đông Nam? 12.Vì sao chế độ nƣớc của sông ngòi nƣớc ta lại theo mùa ? 13.Vì sao sông ngòi nƣớc ta giàu phù sa? 14.Vì sao khí hậu nƣớc ta có sự phân hóa theo Bắc – Nam ? 15.Nguyên nhân nào tạo ra sự phân hóa Đông – Tây ở nƣớc ta ? 16.Tại sao đầu mùa đông miền bắc lạnh khô còn cuối mùa lạnh ẩm ? 17.Tại sao cùng nằm ở miền bắc,nhƣng nguyên nhân gây lạnh cho đông bắc và tây bắc khác nhau? 18.Vì sao trung du miền núi nuôi trâu nhiều hơn bò,trong khi tây nguyên nuôi nhiều bò hơn trâu ? 19.Vì sao duyên hải miền trung lại tập trung nhiều cảng nƣớc sâu nhất cả nƣớc ? 20.Vì sao thềm lục địa miền bắc và miền nam nông và rộng còn thềm lục địa miền trung lại sâu và hẹp ? 21.Vì sao phải phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh ? 22.Tại sao phải nâng cao trình độ thâm canh nông nghiệp ở nƣớc ta ? 23.Tại sao phải phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trƣờng ? 24.Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nƣớc ta ? 25.Tại sao vấn đề việc làm lại là 1 trong những vấn đề lớn của nƣớc ta ? 26.Vì sao nói :”dân số nƣớc ta đang trong thời kì dân số vàng,nếu không có chiến lƣợc phát triển kinh tế phù hợp thi nƣớc ta sẽ già trƣớc khi giàu” ? 27.Vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nƣớc ta ? 28.Tại sao bão lại đƣợc hình thành nhiều ở vùng biển nƣớc ta hoặc di chuyển vào vùng biển nƣớc ta ? 16 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ 29.Tại sao Huế và Đà Nẵng có lƣợng mƣa lớn ? 30.Tại sao Ninh Thuận và Bình Thuận lại khô hạn nhất cả nƣớc ? 31.Tại sao Tây Nguyên lại phát triển nhiều loại cây công nghiệp gốc ôn đới? 32.“Trƣờng Sơn Đông-Trƣờng Sơn Tây,bên nắng đốt bên mƣa quay” ,hãy giải thích hiện tƣợng trên ? 33.Tại sao Đảng và nhà nƣớc chủ trƣơng giao đất giao rừng vùng biên giới lâu năm cho nhân dân canh tác ? 34.Vì sao nói việc bảo vệ chủ quyền 1 hòn đảo nhỏ nhƣng lại có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng ? 35.Tại sao ĐNB phải phát triển kinh tế theo chiều sâu ? 36.Tại sao Đảng và NN ta chủ trƣơng đƣa điện lƣới quốc gia về vùng sâu,vùng xa,biên giới hải đảo càng sớm càng tốt ? 37.Tại sao phải phát triển kinh tế vùng biên giới,đồng bào dân tộc ít ngƣời ? 38.Giải thích cụm từ sau :” Dân số nƣớc ta còn tăng nhanh “ ? 39.Tại sao nói công nghiệp hóa,hiện đại hóa luôn đi cùng với quá trình đô thị hóa ? 40.Tại sao nói gió mùa mùa đông không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với việc phát triển kinh tế của nƣớc ta ? 41.Nguyên nhân nào làm cho ĐNB trở thành 1 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nƣớc ? 42.Vì sao trong những năm gần đây sản lƣợng thủy sản nuôi trồng tăng lên liên tục ? 43.Tại sao nói việc ổn định an ninh lƣơng thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ? 44.Tại sao phải phát triển kinh tế nông thôn theo hƣớng thúc đẩy việc dồn điền đổi thửa,phát triển kinh tế trang trại ? 45.Tại sao nói :” điện lực phải đi đầu trong phát triển kinh tế “ ? 46.Tại sao nói Bắc Trung Bộ là một Việt Nam thu nhỏ ? 47.Tại sao ở ĐBSCL quá trình phát triển nông nghiệp phải gắn liền với cải tạo tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng ? 48.Tại sao Đồng Bằng Sông Hồng có mức độ tập trung dân số cao nhất cả nƣớc ? 49.Tại sao phải phân bố lại dân cƣ và nguồn lao động ở nƣớc ta ? 50.Tại sao nói khu vực đô thị có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển kinh tế . 17 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ II. DẠNG CHỨNG MINH . 1. Chứng minh khí hậu nƣớc ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 2. Chứng minh thiên nhiên nƣớc ta có sự phân hóa đa dạng. 3. Chứng minh gió mùa là nguyên nhân quan trọng làm giảm tính nhiệt đới ở miền bắc vào hạ. 4. Chứng minh địa hình nƣớc ta nhiều đồi núi nhƣng chủ yếu là đồi núi thấp. 5. Chứng minh khí hậu ảnh hƣởng tới chế độ sông ngòi nƣớc ta. 6. Chứng minh mối quan hệ giữa khí hậu,địa hình với các thành phần tự nhiên khác. 7. Chứng minh Trung Du Miền Núi BB là vùng sản xuất chè lớn nhất cả nƣớc. 8. Chứng minh ĐNB là vùng sản xuất cao su số một cả nƣớc. 9. Chứng minh rằng Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất cả nƣớc. 10.Chứng minh Tây Nguyên không chỉ phát triển tốt đƣợc cây công nghiệp cận nhiệt mà còn phát triển đƣợc cây công nghiệp ôn đới,điều mà những vùng nông nghiệp khác khó có thể làm đƣợc. 11.Chứng minh rằng biển đông là một tài nguyên lớn của nƣớc ta. 12.Chứng minh rằng du lịch là cách phát triển kinh tế xanh và mang lại nhiều hiệu quả cao về kinh tế. 13.Chứng minh thiên nhiên vừa ƣu ái và vừa thử thách nƣớc ta. 14.Chứng minh nƣớc ta có 1 vị trí chiến lƣợc quan trọng trong khu vực. 15.Chứng minh chuyển dịch cơ cấu kinh tế là xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế nƣớc ta. 16.Chứng minh nƣớc ta ngày càng khai thác hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. 17.Chứng minh vấn đề dân số là một thách thức đối với đồng bằng sông hồng. 18.Chứng minh hoạt động thƣơng mại của nƣớc ta có nhiều biến đổi quan trọng và khởi sắc. 19.Chứng minh kinh tế nông-lâm –ngƣ kết hợp là hƣớng đi đúng trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ. 20.Chứng minh hệ sinh thái nƣớc ta đang bị suy giảm nghiêm trọng. 21.Chứng minh lợi thế về nguồn lao động của nƣớc ta. 22.Chứng minh và phân tích những hạn chế của nguồn lao động nƣớc ta. 23.Chứng minh nƣớc ta có nguồn lợi khoáng sản phong phú và đa dạng. 24.Chứng minh hệ sinh thái nƣớc ta phong phú và đa dạng. 18 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ https://www.facebook.com/groups/Toiyeudialy/ 25.Chứng minh quá trình hình thành đất của nƣớc ta là quá trình đặc trƣng của việc tạo đất ở khu vực nhiệt đới. 19 HƢỚNG DẪN PHƢƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan