Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Hướng dẫn làm báo cáo thực tập tốt nghiệp...

Tài liệu Hướng dẫn làm báo cáo thực tập tốt nghiệp

.DOCX
17
224
58

Mô tả:

Hướng dẫn làm báo cáo thực tập tốt nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA NGOẠI NGỮ THÔNG BÁO Dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh đã đăng kí Thực tập Tốt nghiệp Học kì 3, năm học 2017 - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 05 năm 2018 MỘT SỐ LƯU Ý Về việc tổ chức học phần Thực tập Tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Học kì 3, năm học 2017 – 2018 Khoa Ngoại ngữ thông báo về việc tổ chức học phần Thực tập Tốt nghiệp của ngành Ngôn ngữ Anh, học kì 3, năm học 2017 – 2018, cụ thể như sau: 1. Thời gian thực tập: 6 tuần, từ ngày 02/07/2018 đến 12/08/2018. 2. Địa điểm: các công ty, doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên khắp cả nước, kinh doanh tất cả các lĩnh vực (du lịch, nhà hàng, khách sạn, giáo dục, xuất nhập khẩu, y tế, ngân hàng, …). 3. Đối tượng: sinh viên đã đăng kí thực tập tốt nghiệp học kì 3, năm học 2017 – 2018. 4. Các lưu ý về thời gian: ST T Thời gian 08/05/2018 1 2 Từ 08/05/2018 đến 08/06/2018 14/06/2018 3 4 Từ 14/06/2018 đến 20/06/2018 Từ 02/07/2018 đến 12/08/2018 5 13/08/2018 6 Nội dung Thực hiện Sinh viên xem thông báo hướng dẫn trên website khoa Ngoại ngữ. Sinh viên tự liên hệ địa điểm sẽ đi thực tập. Trường hợp sinh viên có nhu cầu được khoa giới thiệu công ty thì liên hệ VPK hoặc xem trên website khoa, mục Cơ hội việc làm. Liên hệ Văn phòng khoa để được cấp giấy giới thiệu. Họp hướng dẫn sinh viên đi thực tập Sinh viên đã đăng kí đi thực tập. Sinh viên đã đăng kí thực tập. Sẽ có thông báo về thời gian và địa điểm sau. Sinh viên đăng kí tên công Đăng kí online tại ty chính thức sẽ đi thực website khoa Ngoại tập. ngữ. Sinh viên đi thực tập tốt Tại các công ty đã nghiệp; đăng kí Liên hệ thường xuyên với cán bộ hướng dẫn để hoàn thành bài báo cáo. Sinh viên hoàn thành bài báo cáo thực tập. Sinh viên nộp báo cáo thực Cá nhân nộp trực tập tiếp tại Văn phòng (Sáng: từ 09g00 đến 11g00) khoa. Khoa Ngoại ngữ lưu ý: các cố vấn học tập, các lớp trưởng và sinh viên đã đăng kí thực tập tốt nghiệp vào học kì 3, năm học 2017 - 2018 theo dõi và thực hiện đúng nội dung thông báo trên. Trân trọng. BAN CHỦ NHIỆM KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA NGOẠI NGỮ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 05 năm 2018 HƯỚNG DẪN LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ngành Ngôn ngữ Anh Hệ đại học chính quy, học kì 3, năm học 2017 - 2018 A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN I . MỤC ĐÍCH 1. Giúp sinh viên tìm hiểu thực tế, làm quen với kiến thức chuyên môn được đào tạo. 2. Củng cố kiến thức đã học để vận dụng lý thuyết được học vào thực tiễn. 3. Bồi dưỡng cho sinh viên làm quen công tác nghiên cứu khoa học, viết báo cáo. 4. Rèn luyện ý thức, tác phong làm việc cho sinh viên trước khi ra trường. II. YÊU CẦU 1. Sinh viên phải xem đợt thực tập là cơ hội để tập làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, do đó sinh viên cần có thái độ nghiêm túc, hành vi đúng mực và chấp hành nội quy tại nơi thực tập. Các thông tin thể hiện trong báo cáo tốt nghiệp phải được sự đồng ý và cho phép của đơn vị thực tập. 2. Sinh viên thực hiện đầy đủ về yêu cầu về nội dung thực tập, cụ thể như sau: Thứ nhất, sinh viên phải thu thập dữ liệu và phân tích tích tổng quan tình hình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp mà sinh viên đến thực tập. Thứ hai, sinh viên phải mô tả tình hình hoạt động của phòng ban thuộc một tổ chức và mô tả nhiệm vụ mà sinh viên đảm nhận tại phòng ban thuộc tổ chức đó. Thứ ba, sinh viên phải đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục/cải tiến/hoàn thiện tình hình hoạt động thuộc phòng ban mà sinh viên đang tham gia thực tập và nhiệm vụ được phân công. 3. Việc xây dựng đề cương của báo cáo (tổng quát và chi tiết), sử dụng phương pháp thu thập và trình bày dữ liệu tài liệu và cuối cùng là trình bày nội dung chi tiết của báo cáo thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn. 4. Sinh viên viết báo cáo và nộp báo cáo theo đúng quy định của khoa Ngoại ngữ. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: thời gian thực hiện theo thông báo của khoa Ngoại ngữ (thông báo đính kèm với các mốc thời gian cụ thể). B. CẤU TRÚC, NỘI DUNG VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP. I. CẤU TRÚC VÀ HÌNH THỨC. 1. Trang bìa (theo mẫu). 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Mục lục (theo mẫu). Lời cảm ơn. Phiếu điểm của đơn vị thực tập (theo mẫu). Phiếu nhận xét của đơn vị thực tập (theo mẫu). Nhận xét và phiếu chấm điểm của giảng viên hướng dẫn (theo mẫu). Nội dung của báo cáo thực tập (hướng dẫn cụ thể trong mục II phần B). Tài liệu tham khảo (hướng dẫn cụ thể trong điểm 5 mục III phần B). Phụ lục khác (nếu có). II. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP PHẦN MỞ ĐẦU (Sinh viên nêu lý do lựa chọn hay được sắp xếp vào vị trí công việc cụ thể trong quá trình thực tập) PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (Doanh nghiệp, cơ quan… sinh viên thực tập) 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty; 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, định hướng phát triển. 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh (1 năm gần nhất). 1.4. Tình hình lao động. 1.5. Tình hình tài sản và cơ sở vật chất của công ty. PHẦN 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN …… (gọi chung là phòng / ban) 2.1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của phòng / ban đối với hoạt động của công ty. 2.2. Kế hoạch hoạt động và phương thức xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng / ban. 2.3. Tình hình nhân sự của phòng / ban và phương thức, quy trình tổ chức công việc phòng / ban 2.4. Chính sách, những lợi ích của người lao động thuộc phòng / ban. 2.5. Cách thức kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động tại phòng / ban 2.6. Thành tích, kết quả của phòng / ban đối với hoạt động của công ty. 2.7.Đánh giá và đề xuất những biện pháp khắc phục, cải thiện, hoàn thiện tổ chức hoạt động của phòng / ban. PHẦN 3 NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 3.1. Nhiệm vụ được phân công. 3.2. Kết quả công việc mà sinh viên đã đóng góp cho phòng / ban nói riêng, công ty nói chung. 3.3. Những kỹ năng sinh viên đã thực hiện. 3.4. Những kinh nghiệm đã tích lũy. 3.5. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công. 3.6. Đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục, cải thiện, hoàn thiện đối với công việc và nhiệm vụ được phân công. III. CÁCH THỨC TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP Chuyên đề phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, đồ thị, … Tổng số trang của bài báo cáo tối đa là 30 trang, trong đó phần 1 chiếm tỉ lệ 30%, phần 2 chiếm tỉ lệ 40%, phần 3 chiếm tỉ lệ 30%. 1. Soạn thảo văn bản Chuyên đề được sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Microsoft Word hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Báo cáo được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). 2. Tiểu mục Các tiểu mục của Báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 3). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. 3. Bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, phương trình Việc đánh số bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi bảng biểu, sơ đồ, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ GD-ĐT 2016”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. 4. Viết tắt Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong báo cáo. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong báo cáo. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, công ty, ... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu báo cáo có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự A,B,C,…) ở phần đầu báo cáo. Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế. 5. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo Việc trích dẫn phải theo số thứ tự của tài liệu ở Danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ 16, tr.314-315. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của các tài liệu đó được đặt trong cùng một ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ 5, 21, 49. Đối với các tài liệu liên tiếp, dùng gạch nối giữa các số thứ tự của tài liệu trích dẫn, ví dụ 7-11. 6. Cách sắp xếp tài liệu tham khảo a) Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật, ... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu). b) Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A,B,C,… họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước: - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự A,B,C,… theo họ. - Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự A,B,C,… theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, ... c) Tài liệu tham khảo là sách, khóa luận, luận văn, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: - Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) - (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấy phẩy sau ngoặc đơn) - Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản) - Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) d) Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách, ... ghi đầy đủ các thông tin sau (trình bày mẫu ở phụ lục phía sau) - Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) - (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) - TP (không có dấu ngăn cách) - (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi. e) Tài liệu khai thác trực tuyến (trên mạng) Phần nguồn gốc tài liệu phải ghi đường dẫn tới tận địa chỉ của văn bản trích dẫn (tên tệp có phần mở rộng là .html, hoặc .doc, hoặc .pdf) và ngày tháng năm khai thác tài liệu. Lưu ý : Các tài liệu khai thác trực tuyến trên mạng phải từ các trang web phổ biến và tin cậy. IV. PHỤ LỤC (đính kèm) --- KHOA NGOẠI NGỮ --- ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA NGOẠI NGỮ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI ………….. (TP. HỒ CHÍ MINH) NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: (ghi rõ học vị, họ và tên)………………………….. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ……………………………………………………… LỚP: ……………………………………………………………………………… MSSV: ……………………………………………………………………………. TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2018 MỤC LỤC *** Trang Mục lục.............................................................................................................................................i Lời cảm ơn.......................................................................................................................................ii Bảng điểm của đơn vị thực thực tập...............................................................................................iii Nhận xét của đơn vị thực thực tập..................................................................................................iv Chấm điểm và nhận xétcủa giảng viên hướng dẫn..........................................................................v Danh mục các cụm từ viết tắt.........................................................................................................vi MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................vii PHẦN 1 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX 1.1. XXX…..................................................................................................................................... 8 1.2. XXX…..................................................................................................................................... 9 1.2.1. XXX.............................................................................................................................. 9 1.2.2. XXX.............................................................................................................................. 11 1.3. XXX......................................................................................................................................... 14 1.3.1. XXX.............................................................................................................................. 15 1.3.2. XXX.............................................................................................................................. 18 PHẦN 2 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX 2.1. XXX…..................................................................................................................................... 20 2.2. XXX…..................................................................................................................................... 27 2.2.1. XXX.............................................................................................................................. 30 2.2.2. XXX.............................................................................................................................. 32 PHẦN 3 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX 3.1. XXX…..................................................................................................................................... 34 3.2. XXX…..................................................................................................................................... 36 3.2.1. XXX.............................................................................................................................. 36 3.2.2. XXX.............................................................................................................................. 38 KẾT LUẬN...................................................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................40 Công ty …………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA CÔNG TY THỰC TẬP (INTERNSHIP EVALUATION FORM) Tên học viên/ Name of intern ……………………………….………………………. MS thực tập / Code ………………………………………………………………….. Thời gian thực tập / Period of internship: từ / from ………….…. đến / to ……..…… Vị trí / Position …………………………………………………….………………… Bộ phận / Department ………………………………………………………………... PHẦN / PART I : ĐÁNH GIÁ / ASSESSMENT OF PERFORMANCE ĐÁNH DẤU  VÀO VỊ TRÍ TƯƠNG ỨNG Điểm (1) Không đạt Points Unsatisfactory Hạng mục (2) Đạt Satisfactory TICK  WHERE APPROPRIATE (3) Khá (4) Tốt (5) Xuất sắc Good Very good Excellent Điểm/Points Factors 1 1. Trang phục, ngoại hình Suitable attire & personal appearance 2. Chuyên cần, đúng giờ Attendance & punctuality 3. Kỹ năng giao tiếp Communication skills 4. Hiệu quả công việc Quality of work 5. Hiêu quả thời gian Use of time 6. Kiến thức nghề nghiệp Display of content knowledge 7. Khả năng thích nghi Adaptability 8. Kỹ năng giải quyết vấn đề Problem solving skill 9. Quan hệ công tác Interpersonal relation/teamwork 10. Sáng kiến Initiative PHẦN / PART II: NHẬN XÉT / COMMENTS 2 3 4 5 Ưu điểm / Strengths ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Hạn chế / Areas for improvement ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Điểm tổng kết / Overall assessment: (ghi rõ số điểm vào ô tương ứng: 35, 36, 41, 42, ...) Không đạt Đạt Khá Giỏi Xuất sắc Unsatisfactory (0-10) Satisfactory (11-20) Rather good (21-30) Very good (31-40) Excellent (41-50) Trưởng phòng / ban Dept. Head Ngày / Date ……………… Giám đốc công ty / TP Nhân sự Director Ngày / Date ……………… (Kí, họ tên, đóng dấu) Công ty .................................................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc …………, ngày........tháng.........năm 20… Kính gửi: Ban Chỉ đạo Thực tập Tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên sinh viên:............................................................... MSSV:.................................... Lớp:.......................Ngành:.............................................Khoa:............................................... 2. Đơn vị tiếp nhận thực tập:...................................................................................................... Địa chỉ:................................................................................... Điện thoại:............................. 3. Cán bộ hướng dẫn:................................................................................................................. Chức vụ:.......................................................... Điện thoại: ................................................. 4. Đề tài hay nội dung thực tập:................................................................................................. ................................................................................................................................................ II. Nhận xét (Đề nghị đánh dấu X vào ô thích hợp) 1. Chấp hành thời gian thực tập: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình ☐Yếu 2. Thực hiện nội qui của đơn vị thực tập: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình ☐Yếu 3. Kiến thức về chuyên môn: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình ☐Yếu 4. Kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình 5. Kỹ năng giao tiếp: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình 6. Kỹ năng làm việc nhóm: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình 7. Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình 8. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thực tập được giao: ☐Tốt ☐Khá ☐Trung bình ☐Yếu ☐Yếu ☐Yếu ☐Yếu ☐Yếu III. Kiến nghị đối với trường, khoa: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Kí, họ tên) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** PHIẾU CHẤM ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP Tên báo cáo: .……………………………………………………………..………… …………………………………....…………………………………………………. Sinh viên: ……………………………………………………………………........... MSSV: ………………………………Lớp: ………………………………………… (Sinh viên tự đánh máy để hoàn thiện các nội dung trên). ĐIỂM SỐ CHI TIẾT: ST T 1 Nội dung Hình thức và cấu trúc - Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, không có lỗi chính tả, lỗi in ấn. - Cấu trúc của chuyên đề hợp lí, bố cục chặt chẽ, rõ ràng; trình bày đúng quy định. - Trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo, hình Thang điểm 10 đ 2,5 đ 5đ 2,5 đ Điểm đạt 2 3. vẽ, bảng, biểu rõ ràng và đúng quy định. Nội dung - Thu thập dữ liệu và phân tích tổng quan về tình hình hoạt động của tổ chức - Mô tả hoạt động quản trị của phòng ban thuộc tổ chức - Đề xuất đối với hoạt động quản trị phòng ban hay tổ chức - Mức độ thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được trong quá trình thực tập (Giảng viên có thể tham khảo nội dung nhận xét của tổ chức mà sinh viên thực tập để làm cơ sở cho việc đánh giá) - Các giải pháp để hoàn thiện công việc được phân công Thái độ và sự chuyên cần của sinh viên Mỗi sinh viên gặp giảng viên ít nhất 4 lần: - Lần 1: Nghe hướng dẫn về cách thức thực hiện (2đ) 35 đ 7,5 đ 7,5 đ 7,5 đ 5đ 7,5 đ 5đ - Lần 2: Báo cáo nhanh về tình hình thực tập (1đ) - Lần 3: Thống nhất đề cương (1đ) - Lần 4: Trao đổi nội dung trong quá trình viết (1đ) 4 50 đ TỔNG CỘNG ĐIỂM Lưu ý: Điểm số là tổng cộng điểm sau khi đã được làm tròn. Điểm số: ………………………… Điểm chữ: ……………….................. Xếp hạng: ……………………………………………………………………………. Nhận xét khác: ………………………………………………................. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………................................................................ TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Giảng viên hướng dẫn (Kí, họ tên) ……………………………………….. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *** Tiếng Việt [1] Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai’’. Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr.10-16. [2] Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) Phát triển lúa lai, Hà Nội. [3] Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh………, Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Tiếng Anh [28] Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, Amercan Economic Review, 75 (1), PP. 178-90. [29] Boulding, K.E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamiliion, London. [30] Burton G.W. (1988), “Cytoplasmic male – strerility in pesrl milet (penni-setum glaucum L.)”, Agronomic Journal 50, pp. 230 – 231. -------------------------------------------------------------------------CÁCH THỨC TÍNH ĐIỂM BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP 1. Điểm thực tập tại công ty, doanh nghiệp: 50 điểm (A) (Dựa trên phiếu điểm do cán bộ hướng dẫn tại công ty, doanh nghiệp chấm) 2. Điểm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp: 50 điểm (B) (Dựa trên phiếu điểm do giảng viên hướng dẫn chấm) A+B  ĐIỂM TỔNG CỘNG MÔN THỰC TẬP: (Theo hệ số 10) = 100
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan