Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy và làm trò chơi ghép hình môn hóa học để rèn ...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy và làm trò chơi ghép hình môn hóa học để rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt động nhóm ở trường thpt thạch thành ii

.DOCX
15
72
111

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài - Ngày nay, trong xã hội hiện đại, gần như tất cả các công việc đều yêu cầu mỗi cá nhân phải hoạt động trong một nhóm làm việc chung nào đó. Ông cha ta đã nói “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, thế nhưng kĩ năng làm việc nhóm của học sinh THPT còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là học sinh trường THPT Thạch Thành II là một trường miền núi, điều kiện kinh thế còn khó khăn, không có nhiều cơ hội tiếp xúc để giao lưu, học hỏi. Nhiều học sinh đứng trước lớp, trước đám đông còn run, mất bình tĩnh, không diễn đạt được ý của mình. - Trong xu thế hội nhập quốc tế thì giao tiếp và hoạt động nhóm là 2 trong các kĩ năng quan trọng quyết định đến thành công của mỗi người. Đổi mới giáo dục, dạy học lấy học sinh làm trung tâm cũng đang hướng tới việc rèn luyện cho học sinh những kĩ năng này. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. - Trong đổi mới phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh là trung tâm. Học sinh được tự trình bày sản phẩm, có cơ hội học từ những gì các em làm, có cơ hội đánh giá, trao đổi với bạn bè và giáo viên, có thể giúp đỡ lẫn nhau. Có nhiều phương pháp đổi mới dạy học nhưng hiệu quả rèn luyện kĩ năng giao tiếp và hoạt động nhóm vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có kết như mong muốn. - Do đó tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy và làm trò chơi ghép hình môn Hóa Học để rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt động nhóm ở trường THPT Thạch Thành II” vì đó là vấn đề cấp thiết 1.2. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh tự tin và trình bày hiệu quả ý kiến của mình trước đám đông - Giúp học sinh có ý thức đoàn kết, biết cách phân chia nhiệm vụ khi làm việc chung để hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất,vui vẻ nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh THPT thông qua việc tự tạo ra sơ đồ tư duy và trò chơi xếp hình sẽ rèn luyện khả năng giao tiếp và làm việc nhóm 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: + Nghiên cứu sách giáo khoa hóa học THPT (chủ yếu lớp 11,12) + Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học, tâm lí học liên quan đến đề tài + Nghiên cứu các tài liệu về sơ đồ tư duy và trò chơi ghép hình - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế + Thực nghiệm ở 1 số lớp 11, 12: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy, làm trò 1 chơi hóa học, quan sát khả năng áp dụng của học sinh để tự tạo ra sơ đồ tư duy, trò chơi và khả năng thuyết trình trong giờ học + Làm phiếu khảo sát đánh giá của học sinh về phương pháp dạy học này - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu + Tổng hợp ý kiến từ phiếu khảo sát, rồi xử lí số liệu dựa vào toán thống kê. Từ đó khẳng định hiệu quả của đề tài 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Kĩ năng giao tiếp - Kỹ năng giao tiếp bao gồm khả năng truyền đạt thông điê ̣p, lắng nghe tích cực, trao đi và nhâ ̣n lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhmm đạt được mô ̣t mục đích giao tiếp nhất định. - Là kỹ năng mà hầu hết các ngành nghề và mọi doanh nghiê ̣p đều cần. 2.1.2. Kĩ năng làm việc nhóm - Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm nhmm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy hiệu quả công việc. 2.1.3. Sơ đồ tư duy - Sơ đồ tư duy (Mindmap) là “con đẻ” của ngài Tony Buzanlà hình thức ghi chép nhmm hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bmng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy logic. Tự vẽ sơ đồ tư duy, giúp học sinh (HS) học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. - Hướng dẫn học sinh tự làm sơ đồ tư duy, trò chơi ghép hình sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp và hoạt động nhóm khi trao đổi, đánh giá sản phẩm của cá nhân, của nhóm khác. Đặc biệt học sinh thuyết trình trước lớp sản phẩm của nhóm mình là cơ hội để học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện ngôn ngữ, tác phong trong giao tiếp. 2.1.4. Trò chơi ghép hình - Trò chơi ghép hình (Puzzle) được phát minh vào năm 1972 bởi 1 giáo viên người Anh là Jonh Spilsbury để dạy môn địa lí. Giờ đây nó không chỉ là một phương pháp dạy học mà còn là một trò chơi giải trí. Khi chơi học sinh phải làm việc theo nhóm, học cách giao tiếp, trao đổi. Quá trình chơi cũng là lúc học sinh học cách tổ chức, giải quyết vấn đề, và giúp bạn cùng xếp. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Trong quá trình dạy học tại THPT Thạch Thành II, tôi thấy rmng rất ít giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy và trò chơi trong dạy học để rèn luyện kĩ năng giao tiếp và 2 làm việc nhóm cho học sinh. Vì thế học sinh học vẫn rụt rè, thiếu tự tin khi phát biểu trước đám đông - Hầu hết các học sinh chưa biết vẽ sơ đồ tư duy, chưa biết cách trình bày logicrõ ràng kiến thức đã học, chưa biết làm việc nhóm. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tổ chức dạy học bằng sơ đồ tư duy- giúp học sinh làm quen với phương pháp mới - Khi kết thúc bài học giáo viên đưa ra một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh về bài học để hệ thông lại kiến thức, đồng thời giới thiệu cách lập sơ đồ tư duy cho học sinh. Mỗi bài học giáo viên đưa ra các mẫu sơ đồ tư duy khác nhau, do HS trường khác tự vẽ tay, do vẽ bmng phần mềm...để HS thấy thú vị, thấy có động lực học theo - Dùng sơ đồ tư duy để dạy một số phần trong bài học (ví dụ phần tính chất vật lí, ứng dụng- điều chế....) - Dùng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ bmng sơ đồ tư duy khuyết một số dữ kiện. Yêu cầu học sinh lên điền vào đầy đủ 2.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vẽ sơ đồ tư duy - Nhiệm vụ 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu sơ đồ tư duy trên internet và trả lời vào vở các câu hỏi sau: Câu hỏi Câu trả lời của học sinh 1. Em hiểu sơ đồ tư duy mindmap là gì? Là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bmng cách sử dụng Từ khoá, Hình Ảnh chủ đạo. 2. Cấu tạo của sơ đồ tư duy mindmap? - Chủ đề chính - Nhánh con - Từ khoá - Hình ảnh gợi nhớ - Liên kết - Màu sắc, kích cỡ 3. Những lợi ích khi sử dụng sơ đồ tư duy? - Có cái nhìn tổng quát, logic về bài học - Dễ ghi nhớ, ghi nhớ lâu hơn - Dễ thuyết trình được vấn đề 4. Các bước để viết sơ đồ tư duy mindmap? - Vẽ một hình ảnh ở trung tâm giấy, dùng màu để làm nổi bật - Vẽ nhánh tỏa ra từ trung tâm - Điền các từ khóa vào ô trung tâm và các nhánh, - Vẽ thêm các nhánh phụ cấp 2, cấp 3, và hình ảnh minh họa - Đánh số thứ tự nhánh nếu thông tin cần tuần tự 3 5. Những dụng cụ, thiết - Để vẽ sơ đồ tư duy bạn cần có: giấy, bút màu, bị cần thiết để vẽ sơ đồ càng nhiều màu càng tốt nhé. tư duy? - Hoặc bạn có thể sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy MindArchitect 1.0.1.. - Nhiệm vụ 2: Trong các buổi học sau, về nhà vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại bài đã học vào vở Vở ghi của học sinh lớp 12A5 - Nhiệm vụ 3: Vẽ sơ đồ tư duy một số phần trong bài học mới ( là kiến thức phần nhận biết như: cấu tạo- vị trí nguyên tố, tính chất vật lí, ứng dung) - Nhiệm vụ 4: Vẽ sơ đồ tư duy cả bài luyện tập và thuyết trình + Cách 1: Nhóm học sinh vẽ sơ đồ tư duy ngay tại lớp và thuyết trình Nhiệm vụ vủa GV Nhiệm vụ của HS - Chia lớp thành 5 nhóm ( mỗi nhóm từ 7-8 học sinh) - Cùng nhau thảo luận, chia nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy vào tờ giấy A5 12 phút - Hoàn thành phiếu học tập cá nhân cô giao 5 phút - Giao nội dung vẽ sơ đồ tư duy cho từng nhóm: Ví dụ: + Nhóm 1,2: Sắt Thời gian thực hiện 4 + Nhóm 3: hợp chất Fe(II) + Nhóm 4, 5: Hợp chất Fe(III) - ( Có thể làm thêm phiếu học tập cho mỗi học sinh) - Làm thăm để chọn nhóm, chọn học sinh lên thuyết trình - Bốc thăm lên thyết trình ( lấy điểm cộng cho cả nhóm) 5 phút/ nhóm - Hoàn thành sơ đồ tư duy vào vở của mình Về nhà - Làm phiếu đánh giá - Tổng kết bài 3 phút + Cách 2: Nhóm học sinh vẽ sơ đồ tư duy ở nhà, lên lớp thuyết trình Nhiệm vụ vủa GV Nhiệm vụ của HS - Chia lớp thành 5 nhóm ( mỗi nhóm từ 7-8 học sinh) - Cùng nhau thảo luận, chia nhiệm vụ, vẽ sơ đồ tư duy vào vở - Giao nội dung vẽ sơ đồ tư duy cho từng nhóm (cả bài) - Hoàn thành phiếu học - Làm phiếu học tập cho mỗi học tập cá nhân cô giao sinh Thời gian thực hiện 10 hút 5 phút - Làm thăm để chọn nhóm, chọn học sinh lên thuyết trình - Làm phiếu đánh giá - Bốc thăm lên thyết trình ( lấy điểm cộng cho cả nhóm) - Tổng kết bài, nhận xét 5 phút/ nhóm 5 phút - Để động viên nhóm học sinh làm tốt, giáo viên có thể lựa chọn 1 số hình thứ khen thưởng phù hợp: Cộng 2 điểm vào điểm miệng cho nhóm đạt điểm cao nhất, cộng 1 điểm cho nhóm đứng thứ 2…. Sau đây là 1 số hình ảnh học sinh đã hoàn thành sơ đồ tư duy theo nhóm- và tự thuyết trình 5 Lớp 12A3: Mặc dù không còn bắt buộc đeo khẩu trang, nhưng 1 số bạn vẫn đeo như một thói quen Sơ đồ tư duy của nhóm 1, nhóm 5- Lớp 12A3: SẮT 6 Sơ đồ tư duy của nhóm 4: Hợp chất Fe(II) và hợp chất Fe(III) 7 Sơ đồ tư duy của lớp 12A3. Bài: LUYỆN TẬP: SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT 8 Học sinh của từng nhóm lên thuyết trình sau khi rút thăm 1 số sơ đồ tư duy các nhóm hoàn thành ngay tại lớp 2.3.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và làm trò chơi xếp hình 9 - Khi kiểm tra bài cũ hoặc trong hoạt động luyện tập cuối giờ, hoặc trong giờ luyện tập giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép hình Lớp 11B1: chơi trò chơi ghép hình trong giờ ôn tập học cuối năm-lớp 11 1 mẫu ghép hình mà giáo viên cho học sinh chơi trong giờ: LUYỆN TẬP: ANKIN - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm trò chơi ghép hình 10 Nhiệm vụ của giáo Nhiệm vụ của học sinh lớp A2, Thời hạn nộp trò viên A3 chơi  Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm: nội dung kiến thức và ngày nộp bộ câu hỏi mẫu  Phân công nhóm trưởng  Mỗi nhóm tạo ra 5 bộ ghép  Tuần 36 nộp bộ hình giống nhau. Mỗi bộ có câu hỏi mẫu và tối thiểu 16 mảnh ghép, tối phiếu phân công đa 24 mảnh ghép nhiệm vụ các  Mỗi nhóm chỉ làm 1 nội thành viên trong dung kiến thức nhóm Vd: Nhóm 1,2 : Sắt và hợp chất  Tuần 37 nộp bộ Nhóm 3,4: Hợp chất Fe (II) trò chơi hoàn Nhóm 5,6: Hợp chất Fe(III) chỉnh  Nhóm trưởng phân công ( mỗi nhóm 5 bộ) nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm  Quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần - Nhóm tạo ra trò chơi sẽ tổ chức cho các bạn chơi  Cử 1-2 bạn đến các nhóm còn làm chuyên gia, giải thích cách chơi và thông báo phần kiến thức trong trò chơi  Giám sát và chấm điểm nhóm được phân công 1 số sản phẩm của học sinh: Tính chất vật lí của Fe, tính chất hóa học của Fe(OH)2, muối Fe2+, tính chất vật lí Al, ứng dụng của Al2O3….. 11 - Nhóm tạo ra sản phẩm, tổ chức cho các nhóm khác chơi. Trong 5 phút nhóm nào làm đúng nhiều nhất sẽ được khen thưởng 12 Lớp 12A4: Các thành viên nhóm 2, đang tổ chức cho các bạn chơi trò chơi ghép hình của nhóm 2.4. Hiệu quả cảu sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. - Sau 1 thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) “Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy và làm trò chơi ghép hình môn Hóa Học để rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt động nhóm ở trường THPT Thạch Thành II” ở các lớp và làm phiếu điều tra, tôi thu được kết quả như sau: Tiêu chí khảo sát Trước khi áp dụng SKKN Sau khi áp dụng SKKN - Hứng thú với giờ học hóa học 35% 80% - Biết cách vẽ sơ đồ tư duy 5% 100% - Biết cách làm trò chơi ghép hình 2% 100% - Biết cách làm việc nhóm: 5% 95% + Khả năng phân công nhiệm vụ + Khả năng trao đổi, học hỏi từ bạn trong nhóm - Sự tự tin, khả năng diễn đạt ý và khả năng nói trước đám đông - Không tự tin, khả năng diễn đạt ý, khả nói trước đám đông trình kém - Tự tin hơn vào khả năng diễn đạt ý và khả năng nói trước đám đông tốt hơn. 13 - Học sinh hứng thú hơn trong các giờ học. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, sôi nổi trao đổi, tranh luận với các bạn trong nhóm, trong lớp. Chủ động chiếm lĩnh kiến thức từ nhiều kênh: sách giáo khoa, internet, giáo viên, và bạn bè - Đặc biệt thấy học sinh tự tin hơn khi nói trước lớp, trước các đám đông khác. Vì các em đều phải tự luyện tập ở nhà trước khi lên lớp rút thăm để thuyết trình, và cũng nhờ các em trao đổi thông tin với các bạn trong nhóm nên khả năng diễn đạt ý tốt hơn. - Các em cũng biết cách phân công công việc trong nhóm, biết kết hợp, trao đổi ý kiến với nhau để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. - Bản thân thấy việc dạy học thú vị hơn, bởi được nghe học sinh nói, được thấy học sinh làm, chứ không thụ động tiếp thu kiến thức như trước kia. - Phương pháp dạy học này hoàn toàn có thể áp dụng cho nhiều môn học, giúp học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm thường xuyên hơn. 3. Kết luận- Kiến nghị 3.1. Kết luận. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy - Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh là nhiệm vụ thiết yếu của giáo viên. Việc rèn luyện này phải thường xuyên và đồng bộ ở nhiều môn học. - Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy và làm trò chơi ghép hình trong học tập là một trong các phương pháp hữu hiệu giúp học sinh tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy logic, tư duy ngôn ngữ, biết hợp tác cùng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng. - Có thể sử dụng lại nhiều lần để ôn tập và củng cố kiến thức 3.2. Kiến nghị - Sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy và làm trò chơi ghép hình môn Hóa Học để rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt động nhóm ở trường THPT Thạch Thành II” là sự chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các đồng nghiệp, tôi mong nhiều giáo viên, nhiều trường tìm hiểu, áp dụng để đưa lại những hiệu quả tích cực cho cả học sinh và giáo viên. - Do hạn chế về thời gian nên đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để kết quả môn hóa học đạt được kết quả cao hơn 4. ----------- HẾT ---------- 14 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 30 tháng 6 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, hình ảnh sử dụng là của các lớp mà tôi giảng dạy ở trường THPT Thạch Thành II, không sao chép nội dung của người khác. Trịnh Thị Phương Lan 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan