Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11 PTTH VẬN DỤNG LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI LÀM VĂN...

Tài liệu HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11 PTTH VẬN DỤNG LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI LÀM VĂN

.PDF
95
3915
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM I HÀ NỘI VŨ THỊ HỒNG THẮM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11 PTTH VẬN DỤNG LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀO BÀI LÀM VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI – 2001 MỘT SỐ CHÚ THÍCH CỦA LUẬN VĂN * NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1.SGK :Sách giáo khoa 2.PTTH :Phổ thông trung học 3.CCGD :Cải cách giáo dục 4.GV :Giáo viên 5.HS :Học sinh 6.LLVH :Lý luận văn học 7.LV :Làm văn * ĐỊA CHỈ TÀI LIỆU Địa chỉ tài liệu nằm trong [ ] Số thứ nhất là số thứ tự tài liệu. Số thứ hai là số trang trong tài liệu ấy. 3 MỤC LỤC MỘT SỐ CHÚ THÍCH CỦA LUẬN VĂN ............................................................... 3 30T T 0 3 MỤC LỤC .................................................................................................................... 4 30T T 0 3 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7 30T T 0 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................7 T 0 3 30T 2. NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................10 T 0 3 T 0 3 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ..........................................................................................12 T 0 3 30T 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỂ ........................................................................................................12 T 0 3 30T 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................15 T 0 3 T 0 3 6.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................16 T 0 3 30T 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................16 T 0 3 30T Chương 1: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LV CỦA GV 30T VÀ HS LỚP 11 PTTH HIỆN NAY........................................................................... 17 T 0 3 1.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC LV Ở TRƯỜNG PTTH .......................17 T 0 3 T 0 3 1.2.KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LV CỦA GV VÀ HS LỚP 11 T 0 3 PTTH HIỆN NAY .............................................................................................................19 30T 1.2.1.Mục đích khảo sát .................................................................................................19 T 0 3 30T 1.2.2.Đối tượng khảo sát................................................................................................19 T 0 3 30T 1.2.3.Nội dung khảo sát .................................................................................................19 T 0 3 30T 1.2.4.Phương pháp khảo sát ...........................................................................................21 T 0 3 30T 1.2.5.Kết quả khảo sát ...................................................................................................22 T 0 3 30T 1.2.6.Nhận xét, kết luận về tình hình khảo sát ..............................................................23 T 0 3 T 0 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY 30T HỌC PHÂN MÔN LV TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH HIỆN NAY THEO HƯỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC LLVH VÀO BÀI LV CỦA HS ................... 27 T 0 3 2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................27 T 0 3 30T 4 2.1.1.Kiến thức LLVH - phương tiện công cụ để HS học tốt các phân môn văn ..........27 T 0 3 T 0 3 2.1.1.1.Lý luận văn học với việc học vàn học sử của HS ..........................................27 T 0 3 T 0 3 2.1.1.2. Lí luận văn học với việc học giảng văn của HS ...........................................28 T 0 3 T 0 3 2.1.1.3.Lí luận văn học với việc học phần môn Tiếng Việt của HS ...........................29 T 0 3 T 0 3 2.1.1.4.Lý luận văn học với việc học phân môn LV của HS ......................................30 T 0 3 T 0 3 2.1.2.Kiến thức LLVH điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng làm văn T 0 3 nghị luận văn học của học sinh PTTH...........................................................................31 T 0 3 2.1.2.1.Kiến thức LLVH giúp HS định hướng, huy động được kiên thức nhanh chóng T 0 3 và chính xác ...............................................................................................................31 30T 2.1.2.2.Kiến thức LLVH giúp cho HS có điều kiện diễn đạt trong sáng, lập luận chặt T 0 3 chẽ, vấn viết có hình ảnh ...........................................................................................32 30T 2.1.2.3.Kiến thức LLVH tạo cho bài LV của HS có độ phong phú, sâu rộng, chính T 0 3 xác, vấn đề nghị luận được cắt nghĩa, lý giải thấu đáo ............................................35 T 0 3 2.1.2.4. Kiến thức LLVH giúp cho HS có thái độ tự tin và một bản lĩnh khoa học T 0 3 vững vàng ..................................................................................................................37 30T 2.1.3.Bài LV - Cơ sở để đánh giá năng lực văn học của HS .........................................38 T 0 3 T 0 3 2.1.3.1.Năng lực cảm thụ văn học .............................................................................38 T 0 3 T 0 3 2.1.3.2. Năng lực tổng hợp kiến thức cơ bản ............................................................39 T 0 3 T 0 3 2.1.3.3.Năng lực sản sinh văn bản ............................................................................42 T 0 3 T 0 3 2.2.BIỆN PHÁP ................................................................................................................45 T 0 3 30T 2.2.1.Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp ...................................................45 T 0 3 T 0 3 2.2.1.1.Cơ sở tâm lý học, giáo dục học .....................................................................45 T 0 3 T 0 3 2.2.1.2. Cơ sở văn học ...............................................................................................46 T 0 3 30T 2.2.2. Biện pháp cụ thể ..................................................................................................48 T 0 3 30T 2.2.2.1.Hướng dẫn HS nắm vững lý thuyết ...............................................................48 T 0 3 T 0 3 2.2.2.2.Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, định hướng làm bài trên cơ sở lấy LLVH làm T 0 3 nền tảng chỉ đạo sự phân tích ...................................................................................50 30T 5 2.2.2.3.Hướng dẫn HS huy động, làm chủ những kiến thức LLVH sẽ được sử dụng T 0 3 trong quá trình làm bài .............................................................................................50 30T 2.2.4.Hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức LLVH phù hợp với từng phần của bài T 0 3 viết .................................................................................................................................52 T 0 3 2.2.4.1.Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức LLVH vào phần đặt vấn đề ...................52 T 0 3 T 0 3 2.2.4.2.Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức LLVH vào phần giải quyết vấn đề ........53 T 0 3 T 0 3 2.2.4.3.Hướng dẫn HS sử dụng kiến thức LLVH vào phần kết thúc vấn đề một bài T 0 3 LV ..............................................................................................................................54 T 0 3 Chương 3: THỰC NGHIỆM .................................................................................... 56 30T 30T 3.1.MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ...................................................................................56 T 0 3 30T 3.2.NỘI DUNG THỰC NGHIỆM....................................................................................56 T 0 3 30T 3.3.PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ...........................................................................56 T 0 3 T 0 3 3.4.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM .....................................57 T 0 3 T 0 3 3.5.KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ......................................................................................58 T 0 3 30T 3.6. NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................59 T 0 3 T 0 3 3.7. THIẾT KẾ THỰC NGHIỆM ....................................................................................62 T 0 3 30T 3.7.1.Thiết kế 1 ..............................................................................................................62 T 0 3 30T 7.7.2.Thiết kế 2 ..............................................................................................................72 T 0 3 30T KẾT LUẬN ................................................................................................................ 83 30T 30T PHỤ LỤC ................................................................................................................... 86 30T T 0 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 93 30T 30T TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT...................................................................................................93 T 0 3 30T 6 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý luận văn học có vị trí rất quan trọng trong việc dạy văn học văn và làm vần Mác đã từng nói câu nói nổi tiếng "Nếu anh muốn hưởng thụ nghệ thuật thì phải được đào tạo vê nghệ thuật”. Bất kỳ một ngành khoa học nào cũng có hệ thống thuật ngữ, khái niệm, phạm trù cũng như những quy luật, nguyên tắc, bản chất, chức năng, nhiệm vụ và những đặc thù của nó.Văn học cũng là một môn khoa học như thế. Vì vậy, trong nhà trường, muốn làm tốt công việc của mình, giáo viên (GV) và học sinh (HS) buộc phải có được những điều kiện "cần" và "đủ" nêu trên. Lý luận văn học (LLVH) là phân môn giúp GV và HS đạt được mục đích ấy. Về mối quan hệ giữa LLVH với việc dạy văn trong nhà trường, Giáo sư Phan Trọng Luận đã khẳng định: "Bước đi nhanh hay chậm của khoa LLVH, cái mạnh, cái yếu của công trình nghiên cứu và phê bình văn học (...) có anh hưởng trực tiếp, nhanh chóng đến chất lượng giảng dạy văn học trong nhà trường". [34,153]. LLVH, theo quan điểm hiện đại về kiến thức của thời đại ngày nay là kiến thức công cụ, kiến thức phương pháp, "kiến thức siêu kiến thức". Nó đóng vai trò làm phương tiện để GV và HS tiếp cận, phân tích, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Đồng thời nó còn có khả năng đánh giá, thẩm định, lý giải cái hay, cái đẹp của tác phẩm, giúp GV và HS "sản sinh những văn bản" cũng như tự mình "bổ sung kiến thức mới". Về phía GV Nắm chắc LLVH, GV sẽ có thái độ làm việc khoa học, chủ động, sáng tạo. Sẽ không rơi vào tình trạng phải lúng túng thậm chí bó tay trước tác phẩm văn chương - đối tượng giảng dạy của mình hay phụ thuộc hoàn toàn vào sách hướng dẫn giảng dạy. Kiến thức LLVH sẽ là kim chỉ nam cho GV tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình luận văn chương một cách khoa học. Một nền văn học, một giai đoạn văn học, một hiện tượng văn học, một chi tiết văn học... dưới ánh sáng của LLVH sẽ được nhìn nhận, đánh giá, lí giải đúng bản chất của nó. Không có hiện tượng tán rộng tán xa dẫn đến lối hiểu, lối dạy "xã hội học dung tục". Về phía HS 7 Kiến thức LLVH cho các em sự hiểu biết chính xác các thuật ngữ, khái niệm văn học "Một trong những yếu tố cấu trúc kiến thức của HS". Hệ thống thuật ngữ, khái niệm sẽ làm giàu có vốn hiểu biết văn chương của các em, giúp các em tìm ra mối liên hệ cũng như khu biệt được ranh giới của các đơn vị kiến thức văn học. Từ vốn hiểu biết đó HS có điều kiện để khắc sâu, ghi nhớ một cách hệ thống, bền vững, làm cơ sở cho các em có sự sử dụng đúng, chính xác kiến thức văn học. Vốn kiến thức về văn của các em được bồi dưỡng, nâng cao. Đặc biệt với phân môn làm văn (LV), kiến thức LLVH có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp HS có được định hướng làm bài đúng: Đúng kiến thức, đúng thể loại, đúng phương pháp. Ngoài ra kiến thức LLVH còn góp phần làm tăng thêm "chất văn" trong bài vãn của HS. Không những thế, nó còn cho các em sự nhìn nhận, đánh giá, liên hộ sâu rộng về các hiện tượng được bàn đến trong bài. Cũng từ sự hiểu biết kiến thức LLVH, HS sẽ có lối lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Vì thế, bài LV của các em vừa có sức mạnh trí tuệ của khoa học vừa giàu sức thuyết phục của tình cảm. 2. Việc nhận thức vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc dạy và học phản môn làm vãn cũng như phân môn LLVH trong nhà trường PTTH hiện nay vần còn là một điều bất cập Cho đến nay, mặc dù đã qua nhiều lần cải cách giáo dục, đã có những nhìn nhận, đánh giá mới về vị trí, vai trò của hai phân môn, phân môn LLVH và phân môn LV. Nhưng nhìn chung, hai phân môn này vẫn chưa có được vị trí như nó vốn có. Với phân môn LLVH, đáng lẽ ra "phải được coi như những kiến thức công cụ, những kiến thức phương pháp, những kiến thức siêu kiến thức" [43,162] thì thực tế nó chưa được nhận thức thỏa đáng. LLVH vẫn được xem như một "phân môn phụ", chỉ dạy cho hoàn thành chương trình quy định. "ở nhiều trường phổ thông, trong đó có cả các trường chuyên, còn nhiều GV vẫn dạy các tiết LLVH với thái độ hờ hững" [30]. Trong lần chỉnh lý và hợp nhất sách giáo khoa (SGK) 2001, có sự thay đổi chút ít thì cũng chỉ là thay đổi nội dung kiến thức LLVH cung cấp cho HS qua từng năm. Số tiết quy định vẫn chỉ là 4 tiết/năm. Khối lượng kiến thức lớn, thòi gian hạn hẹp, GV và HS không có điều kiện trau dồi, nhào nặn nó một cách cần thiết. Do vậy, hiện tượng dạy và học qua loa phân môn này vẫn là phổ biến (đấy là chưa kể hiện tượng GV không dạy). Kiến thức LLVH không được cung cấp đầy đủ, hệ thống, thêm vào đó, bài kiểm tra về phân môn này hầu như không có trong chương trình quy định bắt buộc. Do đó việc dạy và học LLVH trong nhà trường PTTH hiên nay vẫn là một điều khá nan giải. 8 Bên cạnh việc dạy và học phân môn LLVH, việc dạy và học phân môn LV cũng không có gì khả quan hơn. Chúng ta vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đến phân môn này, cái phân môn bộc lộ rõ nét nhất trình độ và nhân cách của HS "thì lại là phân môn đang chịu phận bọt bèo: Nó ít được các bậc thức giả trong làng văn chú ý, dường như người ta coi dạy tập LV không xứng đáng là việc của thầy, mà chỉ là của thợ" [23,139] . Trong phong trào cải tiến giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông nhiều thập kỷ qua, phân môn LV vẫn là phân môn "ít được chú ý nhất". Nội dung cải cách hầu như chỉ tập trung vào phân môn giảng văn. Phân môn LV dường như bị "bỏ quên". Đến việc phân định cho nó một chỗ đứng trong phân môn cũng chưa ổn định (người thì cho nó thuộc bên văn, người thì cho nó thuộc bên tiếng). Thiết nghĩ, để thay đổi tình trạng trên chúng ta nên có cái nhìn thẳng thắn, công bằng hơn về vị trí, tầm quan trọng của phân môn LLVH và phân môn LV. Một phân môn làm phương tiện, công cụ để GV và HS thu nhận, cóp nhặt, thẩm định kiến thức, một phân mồn làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá khối lượng kiến thức ấy. Việc định vị cho nó một chỗ đứng trong phân môn và sự đầu tư thích đáng cả về thòi gian lẫn tâm lực là một việc làm thỏa đáng, cần thiết và hữu ích. 3. Ảnh hưởng của lôi dạy học cũ thông tin - tiếp thụ đến việc học và LV của HS Trong hoạt động dạy học nói chung dạy học văn nói riêng, phương pháp là một vấn đề hết sức quan trọng. Chỉ cần nhìn vào chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay đủ thấy. Mặc dù ý thức được điều đó và cũng có những biện pháp tương xứng nhưng nhìn chung, qua mấy thập kỷ qua "kết quả dường như vẫn chưa có gì khởi sắc" [66,96]. Đã qua mấy lần thay SGK mà GV hầu như vẫn chưa tiếp cận được phương pháp mới. Phương pháp cũ vãn thịnh hành - phương pháp "thông tin - tiếp thụ một chiều từ phía GV vẫn còn ngự trị dai dẳng, phổ biến" ở trường PTTH. [41,84] J.Vial gọi đó là kiểu dạy học "từ mồm đến tai" hay Đặng Thị Mai, cho là lối học "vểnh tai cho người ta ngoáy". Vô hình trung, HS bị coi là những chiếc "bình chứa", để thầy "rót" kiến thức vào. (Lối nói hình ảnh của Giáo sư Phan Trọng Luận). Lối dạy học này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy của HS, làm triệt tiêu khả năng sáng tạo của các em, mà bài LV lại đặc biệt cần đến những yêu cầu đó. Ngăn chặn triệt để kiểu dạy học trên mới có khả năng giải phóng tiềm năng sáng tạo ở HS, nâng cao được chất lượng học tập của các em. 9 4. Thực tế giảng dạy đòi hỏi phải thay đổi cách nghĩ, cách làm bài LV của HS nói chung và HS lớp 11PTTH nói riêng Nhân loại đang ở thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin, rất cần đến những con người năng động, thông minh, sáng tạo. Nhiệm vụ cao cả của việc dạy văn là "dạy người" vì thế không có lý gì chúng ta cứ giữ mãi, cứ kéo dài tình trạng dạy học văn nói chung và dạy học LV nói riêng như hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã chỉ rõ: "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, (...) phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của HS (...), đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn" Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm bài LV để đáp ứng được yêu cầu giáo dục của nhà trường và xu hướng phát triển của xã hội, của thời đại mới. Với đối tượng HS lớp 11 PTTH, việc làm đó càng hết sức cần thiết, bởi các em sắp bước sang lớp 12 - kỳ thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học đang đến gần, cơ hội làm một sinh viên đang kề cận. Có thể có em sẽ tiếp tục với nghiệp nghiên cứu - giảng dạy văn học, có thể có em không. Nhưng dù ở cương vị, lĩnh vực nào thì con người vẫn cần và phải có một thái độ làm việc độc lập, khoa học, tự chủ, tự giác, một bộ óc linh hoạt để tổ chức điều hành công việc... Hoạt động LV trong nhà trường bước đầu giúp HS rèn luyện những đức tính và phẩm chất cần thiết ấy. 2. NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 1. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài có những nhiệm vụ sau đây : - Chỉ ra những cơ sở khoa học của mối quan hệ gắn bó giữa kiến thức LLVH với việc học và làm một bài LV của HS. - Khẳng định tính thực thi của vấn đề: "Vận dung kiến thức LLVH vào bài LY của HS lớp 11 PTTH". - Đề xuất biện pháp dạy học thích hợp theo hướng lý luận đã đề ra. 2. Giới hạn của đề tài Do thời gian và trình độ có hạn, người viết không có tham vọng hướng dẫn HS vận dụng tất cả các vấn đề thuộc LLVH vào các loại bài và kiểu bài LV trong chương trình LV 11 PTTH. Đề tài chỉ giới hạn trong khuôn khổ hướng dẫn HS lộp 11 vận dụng những kiến 10 thức LLVH đã được học trong quá trình học tập vào bài LV "Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự" và "Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình". Đề tài tập trung hướng dẫn HS từ những đề bài cụ thể, sử dụng kiến thức LLVH như thế nào để đạt được mục đích "nghị luận" của mình. Ở lớp /ớ, HS đã được học những đơn vị kiến thức LLVH trong bài. "Văn học là gì?" với những nội dung sau: +Văn học là một môn nghệ thuật (Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người. Nhận thức và phản ánh đời sống trong văn học không tách rời với việc thể hiện tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống .Văn học nhận thức đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật). + Văn học là nghệ thuật ngôn từ ( ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học, những đặc điểm của ngôn ngữ văn học, tính phi vật thể của hình tượng ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của văn học nghệ thuật). Ngoài ra, ở phần phụ lục chương trình lớp 10 còn có bài "Nhà văn và quá trình sáng tạo" với những nội dung: Vai trò của nhà văn đối với đời sống văn học, nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn học rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật độc đáo, quá trình sáng tạo tác phẩm. Ở lớp 11, HS đã được học những đơn vị kiến thức LLVH trong hai bài "Tác phẩm văn học" và "Thể loại văn học" với những đơn vị kiến thức: + Văn bản ngôn từ của tác phẩm văn học, thế giới hình tượng của tác phẩm văn học. + Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học, tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình, tác phẩm kịch. Ngoài ra, ở những giờ học tác phẩm văn chương và những giờ học khác, HS đã có dịp làm quen với một số kiến thức LLVH do yêu cầu, đòi hỏi của nội dung bài học. Trên cơ sở những hiểu biết đó, chúng tôi hướng dẫn HS lớp 11 vận dụng LLVH vào bài LV của mình. Chương trình LV lớp 11 có các kiểu bài LV cơ bản sau: "Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự", "Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình" và "Bình giảng văn học". Như vậy, chúng tôi chỉ thực hiện hướng dẫn HS vận dụng LLVH vào bài LV "Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự" và "Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình". Tất cả những nội dung, phạm vi khác sẽ nằm ngoài khuôn khổ của đề tài. 11 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu GV và HS nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của LLVH trong bộ môn Văn nói chung và phân môn LV nói riêng, có ý thức vận dụng nó thì chắc chắn chất lượng dạy và học LV sẽ được nâng lên rõ rệt. Nhân cách, bản lĩnh, tư duy và tâm hổn các em cũng được khẳng định và phát huy một cách tích cực. 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỂ Phân môn LV là một phân môn có lịch sử có thể nói là lâu đời nhất trong bộ môn Văn. Từ khi có hoạt động dạy và học văn, phân môn này đã được hình thành và trở thành phân môn đóng vai trò quyết định đánh giá chất lượng học tập môn văn của HS. Có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết, các tài liệu tham khảo từ trước đến nay bàn đến vấn đề dạy và học LV như thế nào để mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong đó có thể kể đến một số tài liệu có đề cập đến vấn đề vân dụng LLVH như sau: - Cuốn "Làm văn" của tác giả Đình Cao, Lê A. Hai tác giả đã hướng dẫn tỉ mỉ quy trình làm một bài LV từ khâu đầu tiên phân tích, định hướng làm bài đến khâu cuối cùng kiểm tra kết quả. Trong tài liệu này, tác giả có bàn đến việc vận dụng trực tiếp LLVH vào bài LV với bốn đề xuất: + Lấy LLVH làm cơ sở, nền tảng, làm yếu tố chỉ đạo sự phân tích. + Từ thực tế văn học, rút ra những nhận định, đánh giá khái quát, những kết luận bao quát rồi nâng lên những vấn đề có tính chất lí luận. 4- Kết hợp phân tích tác phẩm và trình bày LLVH. + Vận dụng LLVH theo đặc trưng thể loại. Đây là cách hướng dẫn cho đối tượng sinh viên sư phạm, những người ít nhiều có vốn hiểu biết phong phú về LLVH và đã được học LLVH một cách hệ thống. - Cuốn "Phương pháp giảng dạy vãn học ở trường phổ thông" của VA Nhiconxki, phần hướng dẫn học phân môn LV cho HS PTTH ở nhà trường Xô Viết có đề cập đến cách vận dụng LLVH vào bài LV của HS. Nhưng nó lại chỉ tập trung hướng dẫn vận dụng LLVH ở khía cạnh tính Đảng, tính dân tộc, tính giai cấp chứ không đề cập đến vấn đề hướng dẫn vận dụng LLVH nói chung như: Đạc trưng, chức năng của văn học, tác phẩm, thể loại, kiểu 12 sáng tác văn học, các giá tộ văn học, tiếp nhận văn học. Tức là chưa hướng dẫn HS vận dụng những nguyên lý chung của LLVH vào bài LV cụ thể. - Cuốn "Dạy tập làm văn ở trường tiểu học"" của Nguyễn Trí, Nxb Giáo Dục năm 1999 ở phần ni chương li có đề cập đến vấn đề vận dụng LLVH vào dạy LV nhưng còn hết sức chung chung. Có thể do viết cho đối tượng GV tiểu học nên cái gọi là LLVH ở đây là những vấn đề mối liên hệ giữa miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường, kể chuyện trong văn học và kể truyện trong nhà trường, tường thuật trong văn học và tường thuật trong nhà trường, chưa có những đề xuất vận dụng cụ thể. Bàn trực tiếp và sát thực nhất đến vấn đề vận dụng LLVH vào bài LY cho HS lớp 11 PTTH là tài liệu hướng dẫn giảng dạy LV lớp 11 PTTH. (Làm văn 11 - sách giáo viên Nxb giáo dục 2000). Trong tài liệu này, tác giả Phan Trọng Luận, Lê A, Nguyên Xuân Nam có bàn đến việc hướng dẫn HS lớp 11 vận dụng LLVH vào bài LV phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự nhưng giới hạn ở việc hướng dẫn HS vận dụng LLVH vào phần kết luận về nhân vật. Nghĩa là dùng một số kiến thức LLVH như: ý định nghệ thuật của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật, ý nghĩa, tác dụng của hình tượng nhân vật đối với quá trình phát triển của bản thân văn học để kết luận về nhân vật được phân tích. - Cuốn "Muốn viết được bài văn hay của Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức Hạnh, Nxb Giáo Dục 1998, là tài liệu được đông đảo anh chị em GV cũng như những người quan tâm đánh giá cao cũng có bàn đến vấn đề vận dụng LLVH ở phần 11 "Thế nào là bài văn hay?", Phần B "Từ bài viết đúng đến bài viết hay". Ở phần này tác giả chủ yếu chỉ ra vai trò của LLVH đối với việc tạo nên cái "hay" của bài viết trên phương diện lý thuyết chứ chưa đi vào hướng dẫn thực hành cụ thể cách vận dụng LLVH như thế nào? Ngoài ra, có thể điểm qua một số cuốn sách trong gần 30 cuốn sách về LV đã và đang được lưu hành trong nhà trường Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay sau đây: -Lê A- Một số vấn đề dạy và học làm văn (1990) - ĐHSP Hà Nội I. - Vũ Quốc Anh - Hà Bình Trị - Nguyễn Quang Cương - Mẹo luật viết văn hay - (1990) - ĐHSP Quy Nhơn. Lê Thái Ất - Luật phổ thông - Á châu xuất bản - Sài Gòn (1967). 13 - Đình Cao –Lê A- Làm văn (giáo trình ĐHSP) - GD - Hà Nội (1989). - Đổ Hữu Châu - Nguyễn Ngọc Hoa - Nguyễn Quang Ninh - Làm văn 10 -GD- Hà Nội (1990). - Đỗ Hữu Châu (chủ biên) - Làm văn 10 (giáo khoa thực nghiêm ban khoa học xã hội GD - Hà Nội - 1993. - Tạ Phong Châu - Đỗ Quang Lưu - Nguyễn Quốc Tuy - Tài liệu hướng dẫn giảng dạy TLV bậc PTTH - T2 - GD - Hà Nội (1982). - Trần Thanh Đạm - Làm văn 10 - GD - Hà Nội (1990). - Trần Thanh Đạm (chủ biên) - Làm văn 11 - GD - Hà Nội (1991). - Trần Thanh Đạm - Nguyễn Sỹ Bá - Lương Duy Cán - Làm văn lớp 12-GD- Hà Nội (1992). - Thẩm Thệ Hà - Phương pháp làm văn nghị luận - Sống mới - Sài Gòn (1959). - Vũ Ký (1971) - Luận văn chương và giải đề thi tú tài - Trí Đãng -Sài Gòn. - Phạm Trọng Luận - Nguyễn Xuân Nam - Lê A - Làm văn 11 - GD- Hà Nội (1991). - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - Đổ Ngọc Thống - Lưu Đức Hạnh- Muốn viết được bài văn hay - GD - Hà Nội (1993). - Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - ôn thi văn học - ĐHSP Hà Nội I (1986). - Nguyễn Duy Nhường - Nghị luận luân lý và văn chương - Khai trí- Sài Gòn (1962). - Trần Đình Sử - Phan Trọng Luận - Nguyễn Minh Thuyết - Làm văn 12-GD- (1992). - Trần Đình Sử (chủ biên) - Phan Trọng Luận - Nguyễn Quang Ninh - Đỗ Ngọc Thống - Một số vấn đề lý luận và phương pháp dạy sách làm văn 12 - CCGD - ĐHSP Hà Nội I (1992). - Nghiêm Toan - Luận văn thị phạm - Thế giới - Hà Nội (1950). - Nguyễn Hoàng Tuyên - Trần Thúc Tường... - Làm văn nghị luận như thế nào - Sở giáo dục Nghệ Tĩnh (1987). - Nguyễn Hữu Tuyển - Nguyễn Gia Phong - Tập làm văn và ngữ pháp - ĐH và THCN - Hà Nội (1981). 14 - Minh Văn và Xuân Tước - Nghị luận luân lý và phổ thông - Sống Mới –Sài Gòn (1964). Qua đó để thấy, các tác giả trong quan điểm của mình cũng có dụng ý hướng dẫn HS vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV nhưng còn ở dạng chung chung kiểu như: "bất kỳ một bài LV nào cũng đụng đến một vài khái niệm LLVH nào đấy và vì thế người làm bài cũng phải vận dụng kiến thức LLVH ở một chừng mực nhất định". Đó là những cuốn: - "Tài liệu tham khảo hướng dẩn giảng dạy tập làm vãn bậc PTTH' tập I - Nxb Giáo Dục 1980. - "Một số kinh nghiệm giảng dạy văn học ở cấp III của Trương Dĩnh, Vũ Ngọc Khánh, Đỗ Quang Lưu, Đàm Gia Cẩn, Mai Đắc Lượng, Phan Trọng Luận, Phan Đăng Nhật, Lục Vân - Nxb Giáo Dục 1963. - "Mẹo luật viết văn hay của Vũ Quốc Anh, Nguyễn Quang Cương, Hà Bình Trụ Trường ĐHSP Quy Nhơn 1990. - "Hướng dẫn làm văn IV của Trần Đình Sử (chủ biên), Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn - Nxb Giáo Dục 1999. Tìm hiểu tình hình hướng dẫn HS vận dụng LLVH vào bài LV trong nhà trường hiện nay, chúng ta thấy: Các tác giả đã đưa ra nhiều cách thức, phương hướng vận dụng LLVH vào các tình huống cụ thể trên nhiều mức độ, phạm vi cho những đối tượng khác nhau nhưng chưa có tài liệu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề "Hướng dẫn HS lớp 11 vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV". Trên cơ sở kế thừa, phát huy những tri thức khoa học phù hợp với mục đích nghiên cứu, người viết chọn đề tài "Hướng dẫn HS lớp 11 PTTH vận dụng LLVH vào bài LV" với hy vọng góp thêm được cái gì đó nhỏ bé cho lĩnh vực vốn ít được quan tâm này. 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để triển khai công trình này, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng: 1. Phương pháp khảo sát - điều tra (sử dụng vào việc tìm hiểu tình hình vận dụng kiến thức LLVH của HS vào bài LV bằng cách sử dụng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV và HS. 15 2.Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh (sử dụng khi nghiên cứu tài liệu và xử lý các kết quả khảo sát, thử nghiệm). 3.Phương pháp thống kê (sử dụng khi phân loại trình độ HS, tổng hợp kết quả khảo sát. 4.Phương pháp thực nghiệm khoa học (sử dụng khi dạy học thực nghiêm việc vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV cho HS lóp li PTTH) 6.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Lần đầu tiên công trình khảo sát một cách tương đối toàn diện vị trí, vai trò của kiến thức LLVH với việc tạo lập một sản phẩm tinh thần của HS lớp 11 PTTH - Bài LV. - Khẳng định có căn cứ khả năng vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV của HS. - Đề xuất được một hình thức dạy học thích hợp với giả thuyết khoa học đã nêu. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Chương 1: Khảo sát tình hình dạy và học phân môn LV của GV và HS lớp 11 trường PTTH hiện nay. Chương 2: Cơ sở lí luận và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn LV của HS lớp 11 PTTH theo hướng vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV của HS. Chương 3: Thực nghiệm. Phụ lục Tài liệu tham khảo 16 Chương 1: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LV CỦA GV VÀ HS LỚP 11 PTTH HIỆN NAY 1.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC LV Ở TRƯỜNG PTTH LV là một phân môn có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm tra năng lực văn học của HS, nâng cao trình độ nhận thức, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho các em. Nghiêm Toan trong lời mở đầu cuốn sách dạy LV của mình đã băn khoăn: Phải làm sao cho bạn đọc hiểu rằng: "Bài việt văn là "sự tập đại thành" của các môn học" {65,3]- Nói sự tập đại thành ấy là tác giả muốn nói tới khả năng tổng hợp kiến thức trong bài LV của HS. Những kiến thức không phải chỉ của môn văn (kiến thức về giảng văn, văn học sử, LLVH, tiếng Việt) mà còn là kiến thức trên nhiều phương diện: Vốn sống, vốn văn hoa, trình độ chính trị, năng lực tư duy và cả những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của HS cũng được tỏ bày trên từng trang viết. LV được thực hiện như là một "cách rèn luyện tính tình, tư cách, đạo đức" [4]. Bài LV có thể nói là "chỗ dựa chính yếu (nếu không muốn nói là duy nhất) để đánh giá năng lực văn học của HS" [23]. Cũng qua bài LV vốn "kiến thức chết" cũng trở thành "kiến thức sống", hiểu biết tản mạn, có khi "hỗn loạn" được "phạm trù hoa" được chuyển hoa về chất. Bài LV là cơ hội để HS phát huy hết tài năng sáng tạo của mình. Những hiểu biết về lý thuyết "lao động LV" được có dịp thực hành, khả năng tư duy, óc liên tưởng, tưởng tượng, huy động, tái hiện kiến thức được khơi dậy. HS có điều kiện thẻ hiện mình một cách rõ nhất. Đồng thời, qua bài LV, HS có thể tự kiểm tra, đánh giá được khả năng văn học của mình để có động lực, phương hướng rèn luyện, học tập phù hợp. Đồng chí Phạm Vãn Đồng đã từng căn dặn: "Dạy LV tức là dạy phát hiện con người của mình, thấy rõ nó và từ đó có thể cải tạo nó". Đó là lời căn dặn xuất phát từ sự hiểu rõ đặc trưng của hoạt động LV. Có thể nói, hoạt động LV giúp HS lớn lao hơn trên nhiều phương diện. Về vị trí, vai trò của phân môn LV, ai trong chúng ta (nhất là những người trực tiếp tham gia giảng dạy văn học) đều có thể khẳng định được. Nhưng trên thực tế, việc dành cho phân môn này những quan tâm ưu ái cần thiết thì chưa có. (Phân phối chương trình mới nhất thực hiện từ năm học 2000 - 2001, trong tổng số 132 tiết của môn văn thì chỉ có 27 tiết dành cho LV). Từ sau buổi nói chuyện của đồng chí Phạm Vãn Đồng với các cơ quan của Bộ cùng các cán bộ nghiên cứu CCGD, các cán bộ biên soạn chương trình các môn học của nhà trường phổ thong ngày 8 tháng 9 năm 1973, một phong trào đổi mới về phương pháp dạy 17 học văn (trong đó có phân môn LV được dấy lên và lan rộng). Lúc đầu ở một số trường có tên tuổi như Bắc Lý, sau đó lan rộng ra các trường, vùng, miền tạo nên một "hiện tượng" trong nhà trường ở những thập kỷ 70 thế kỷ XX. Song kết quả thu được cũng thật khiêm tốn. Mười năm sau CCGD, mặc dù nhận thức về phân môn LV có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung phân môn này vẫn chưa được đầu tư thoa đáng cả về tâm lực lẫn thời gian. Việc dạy và học phân môn LV trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. GV chán dạy, HS chán học. "Có thể khẳng định mà không ngần ngại rằng, phân mồn LV là phân môn mà GV ngại ngùng và kém hứng thú, HS chán nản uể oải khi lên lóp". [23] Thực trạng giờ LV: GV cố thuyết trình cho xong nội dung lý thuyết, bài tập thực hành ít được chú trọng. HS, trong khi lý thuyết thì chưa nắm vững, bài tập lại nhiều gây ra tâm lý hoảng loạn, sợ hãi, giờ LV vì thế mà không đạt hiệu quả như mong muốn. Qua quýt, đối phó là việc làm thường xuyên của các em khi thời hạn nộp bài không còn nữa. "LV lẽ ra là chuyện hứng thú sáng tạo cá nhân, là chuyện tỏ bày quan điểm tình cảm của mình" thì lại bị HS cho là "món nợ" [38,287]. Kết quả khảo sát chất lượng ngữ văn 1981 - 1982 của Sở giáo dục Hà Nội cho thấy: trong số897 bài LV có đến 90 8% làm theo mẫu, trong số này 38% chép bài mà không hiểu gì. Con số đó nói lên được tình trạng học và làm bài L V của HS trong trường phổ thông là rất đáng lo ngại. Có thể, những thông tin từ cuộc khảo sát trên đã quá cũ về mặt thòi gian nhưng về cơ bản, nó vẫn còn nguyên giá trị. Bởi, suốt từ đó đến nay, đã gần hai thập kỷ mà chưa có một ai dám khẳng định tình hình học và làm bài LV của HS đã khắc phục được những hạn chế nêu trên. Xuất phát từ thực tế đó, chọn đề tài "Hướng dẫn HS lớp 11 vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV" người viết nhằm ủng hộ phong trào đổi mới phương pháp đang được khuyến khích, lan truyền rộng rãi trong nhà trường phổ thông, khẳng định tính sáng tạo và khả năng, năng lực văn học của HS lứa tuổi PTTH. Để có thể đề xuất được những biện pháp mới phù hợp với trình độ giảng dạy của GV, mức độ tiếp nhận của HS đồng thời đáp ứng được nguyên vọng, mong muốn của các em, chúng tôi tiến hành khảo sát một cách nghiêm túc thực trạng dạy và học phân môn này của GV và HS lớp 11 PTTH hiện nay (đặc biệt là tình hình vận dụng LLVH vào bài LV trong quá trình giảng dạy và học tập của GV và HS lớp 11 PTTH). 18 1.2.KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LV CỦA GV VÀ HS LỚP 11 PTTH HIỆN NAY 1.2.1.Mục đích khảo sát Về phía GV: Khảo sát để nắm được tình hình giảng dạy phân môn LV ở trường PTTH hiện nay ở những điểm sau: - Xem GV có hứng thú dạy phân môn LV? - Những khó khăn khúc mắc GV gặp phải khi tiến hành giảng dạy? - Việc dạy LV trong mối quan hệ với các phân môn khác được GV thực hiện như thế nào? - Việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV ra sao? Về phía HS: Khảo sát để nắm tình hình học tập phân môn LV của HS ở những điểm sau: - Xem các em có hứng thú học phân môn LV? - Có biết cách làm một bài văn nghị luận văn học? - Khả năng vận dụng LLVH vào bài LV của HS như thế nào? - Những điều khúc mắc nhất các em gặp phải? Nguyện vọng của các em để có thể học tốt môn văn và vận dụng được kiến thức LLVH vào bài LV. 1.2.2.Đối tượng khảo sát Tính ứng dụng của đề tài là áp dựng cho việc dạy học phân môn LV của HS lớp 11 PTTH đại trà. Do vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát GV và HS ở 4 trường: PTTH Nguyễn Tất Thành - Hà Nội, PTTH Hà Bắc, PTTH Cẩm Giàng - Hải Dương và PTTH Hoài Đức A Hà Tây. 1.2.3.Nội dung khảo sát Mục đích của đề tài là đưa ra một số biện pháp thích hợp để hướng dẫn HS lớp 11 PTTH vận dụng kiến thức LLVH đã học vào việc sản sinh một văn bản viết - Bài LV theo yêu cầu đối vái HS lốp 11 PTTH. Do vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát theo những nội dung sau: 19 Phần dành cho GV Câu hỏi: 1. Anh (chị) có hứng thủ khi dạy phân môn LV không? lý do? 2.Theo anh (chị) kiến thức LLVH có ảnh hưởng gì đến bài ly của HS? 3.Anh (chị) thấy có cần thiết phải hướng dẫn HS vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV không ? (nếu có) thì nên hướng dân như thế nào? 4.Chấm bài bài LV của HS anh (chị) thấy những lỗi nào về kiến thức LLVH mà HS hay mắc phải? 5.Ý kiến của Anh (chị) về nhận xét: "kiến thức LLVH - Điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng LY của HS "? Ngoài việc khảo sát thông qua những câu hỏi trên, chúng tôi còn tiến hành dự một số giờ LV của GV trên lớp, kết hợp với việc xem xét một số giáo án của GV trực tiếp giảng dạy. Phần dành cho HS Câu hỏi: 1. Qua quá trình học tập môn vãn nói chung và phân môn LLVH nói riêng, em hiểu LLVH là gì? 2.Hãy kể tên những đơn vị kiến thức LLVH em đã được học hoặc cố dịp tiếp xúc? 3.Xét riêng trong chương trình LLVH lớp 11, em đã được học những đơn vị kiến thức LLVH nào? 4.Em có bao giờ vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV không? 5.Nếu vận dụng LLVH vào bài LV, em thường vận dụng trong trường hợp nào? Nhằm mục đích gì? 6.Theo em, GV có cần thiết phải hướng dẫn HS vận dụng kiến thức LLVH vào bài LV không? (nếu cố) thì phải hướng dẫn như thế nào để HS vận dụng cố hiệu quả? 7.Theo em, kiến thức trong bài LV là của phân môn nào (văn học sử, LLVH, giảng văn, tiếng Việt). 8.Theo em, trong bài LV kiến thức LLVH có vai trò gì? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan