Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn Việt Nam...

Tài liệu Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn Việt Nam

.PDF
138
771
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI MẠNH HÙNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI MẠNH HÙNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Mạnh Hùng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn Luật Quốc tế, Quý thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Lê Văn Bính, giảng viên chính Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại những tri thức quý báu thiết thực giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong việc hoàn thành luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn. Kính mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, đồng nghiệp và các bạn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Mạnh Hùng MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHỦNG BỐ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ 5 1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về khủng bố 5 1.1.1. Khái niệm khủng bố 5 1.1.1.1. Quan điểm về khủng bố dưới góc độ khoa học pháp lý 6 1.1.1.2. Định nghĩa khủng bố theo pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế 11 1.1.1.3. Một số đặc trưng của tội phạm khủng bố 18 1.1.2. Lịch sử phát triển của khủng bố 25 1.2. Hợp tác quốc tế về chống khủng bố 27 1.2.1 Khái niệm hợp tác quốc tế về chống khủng bố 27 1.2.2. Lịch sử hình thành, phát triển của hợp tác quốc tế về chống khủng bố và pháp luật quốc tế về hợp tác chống khủng bố 29 1.2.3. Các hình thức hợp tác quốc tế về chống khủng bố 34 1.2.4. Các nguyên tắc hợp tác quốc tế về chống khủng bố 37 1.2.4.1. Hợp tác chống khủng bố và các quyền cơ bản của con người 38 1.2.4.2. Hợp tác chống khủng bố và vấn đề lợi ích quốc gia 42 1.2.4.3. Hợp tác chống khủng bố và vấn đề quyền tài phán quốc gia 44 1.2.4.4. Hợp tác chống khủng bố và lợi ích của bên thứ ba 45 Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ 47 2.1. Cơ sở pháp lý toàn cầu về hợp tác chống khủng bố 47 2.1.1. Hợp tác quốc tế về chống khủng bố trong các điều ước quốc tế phổ cập 47 2.1.1.1. Các quy định về hợp tác ngăn ngừa khủng bố 50 2.1.1.2. Các quy định về hợp tác trừng trị khủng bố 54 2.1.2. Hợp tác quốc tế về chống khủng bố trong các nghị quyết của các cơ quan Liên hợp quốc 60 2.2. Cơ sở pháp lý liên khu vực về hợp tác chống khủng bố 65 2.2.1. Hợp tác chống khủng bố giữa ASEAN và EU 65 2.2.2. Hợp tác chống khủng bố giữa một số khu vực khác trên thế giới 70 2.3. Cơ sở pháp lý khu vực về hợp tác chống khủng bố 72 2.3.1. Các điều ước khu vực Đông Nam Á về hợp tác chống khủng bố 72 2.3.2. Các điều ước khu vực Nam Á về hợp tác chống khủng bố 80 2.3.3. Các điều ước của Liên minh châu Âu về hợp tác chống khủng bố 87 2.4. Hợp tác chống khủng bố trên cơ sở các điều ước song phương 94 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG KHỦNG BỐ Ở VIỆT NAM 100 3.1. Pháp luật Việt Nam về chống khủng bố và hợp tác chống khủng bố 100 3.1.1. Khái quát hệ thống các văn pháp luật của Việt Nam về chống khủng bố 100 3.1.2. Cơ sở pháp lý hợp tác chống khủng bố theo quy định của pháp luật Việt Nam 102 3.2. Hợp tác khu vực và quốc tế về chống khủng bố 112 3.2.1 Hợp tác song phương về chống khủng bố 112 3.2.1.1 Hợp tác song phương về tương trợ tư pháp và dẫn độ 113 3.2.1.2 Hợp tác song phương về phòng chống tội phạm 116 3.2.2 Hợp tác khu vực về chống khủng bố 118 3.2.3 Hợp tác đa phương và toàn cầu về chống khủng bố 120 3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh đấu tranh chống khủng bố ở Việt Nam 122 KẾT LUẬN 126 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm khủng bố đang ngày càng lan rộng và không có giới hạn quốc gia là một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Có thể nói chưa bao giờ các quốc gia, cộng đồng quốc tế lại quan tâm và lên án mạnh mẽ tội phạm khủng bố như hiện nay. Yêu cầu chống khủng bố làm cho nhiều nước trước đây vốn có những bất đồng trong việc giải quyết xung đột nội bộ nay có thể hợp tác với nhau trong cuộc đấu tranh chống khủng bố. Trước sự phát triển của khủng bố và những hậu quả nặng nề do khủng bố gây ra, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này. Hiện nay, pháp luật quốc tế về chống khủng bố đã có 14 điều ước đa phương thuộc khuôn khổ Liên hợp quốc, 9 điều ước khu vực và rất nhiều điều ước quốc tế song phương… Tuy nhiên, khái niệm khủng bố, hợp tác chống khủng bố; phạm vi hợp tác chống khủng bố; các nguyên tắc hợp tác chống khủng bố, nghĩa vụ của các chủ thể luật quốc tế trong hợp tác chống khủng bố… hiện nay chưa được quy định đầy đủ trong luật quốc tế. Đề tài luận văn được thực hiện nhằm đưa ra khái niệm cơ bản nhất về khủng bố, hợp tác quốc tế về chống khủng bố; các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế về chống khủng bố; tập hợp và hệ thống cơ sở pháp lý quốc tế, khu vực và song phương về hợp tác chống khủng bố. Đây là những vấn đề có tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống khủng bố quốc tế, đồng thời hạn chế cách hành xử tuỳ tiện của các quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố. Việc làm rõ các khía cạnh pháp lý về hợp tác chống khủng bố sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố, đưa pháp luật về chống khủng bố vào đời sống pháp lý quốc tế, hạn chế và góp phần triệt tiêu tội phạm khủng bố. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của 8 điều ước quốc tế và khoảng 20 hiệp định song phương có liên quan đến chống khủng bố. Tuy nhiên, pháp luật về chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay còn một số điểm chưa tương thích với pháp luật quốc tế. Việt Nam chưa có một đạo luật chuyên biệt điều chỉnh vấn đề chống 1 khủng bố. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng cơ sở pháp lý về hợp tác chống khủng bố và đề ra một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố là việc làm cần thiết hiện nay để nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống loại tội phạm nguy hiểm này. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về chống khủng bố không nhiều và chưa bài bản. Ở cấp độ luận văn có đề tài của các tác giả: Nguyễn Long: “Pháp luật quốc tế về chống khủng bố - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Vũ Ngọc Dương: “Pháp luật Quốc tế về chống khủng bố và việc hoàn thiện Bộ luật Hình sự Việt Nam.” Ở cấp độ đề tài nghiên cứu khoa học, có đề tài cấp Đại học Quốc gia do tác giả Lê Văn Bính làm chủ nhiệm đề tài: “Khủng bố và vai trò của luật quốc tế hiện đại trong đấu tranh chống khủng bố”. Ngoài ra, còn một số sách tham khảo, chuyên khảo giới thiệu các công ước quốc tế về chống khủng bố hoặc đề cập đến tội phạm khủng bố; một số bài viết tại các hội thảo, tạp chí về vấn đề này như: “Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế” do tác giả Nguyễn Văn Dân chủ biên; “Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu - Vấn đề và cách tiếp cận” của tác giả Lại Văn Toàn; “Hoàn thiện pháp luật về đấu tranh chống khủng bố ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Văn Hiệu… Trên thế giới cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả về khủng bố như Boaz Ganor, Alan Smith, Bruce Hoffman… tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích nguyên nhân làm phát sinh khủng bố, các mặt chính trị - xã hội xung quanh nó và một số khía cạnh pháp lý của tội phạm khủng bố. Những nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về hợp tác quốc tế chống khủng bố hầu như không có. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài đề cập vấn đề khá thời sự, thu hút sự quan tâm rộng rãi của các quốc gia và cộng đồng quốc tế là hợp tác quốc tế về chống khủng bố nhằm trả lời các câu hỏi: Thế nào là khủng bố, hợp tác quốc tế về chống khủng bố? Nội dung và các nguyên tắc hợp tác quốc tế về chống khủng bố? Cơ sở pháp lý quốc tế, khu vực và song 2 phương về hợp tác quốc tế chống khủng bố? Đề tài đi sâu vào kiến giải những vấn đề trên, qua đó góp phần trong việc hình thành chính sách và thái độ tích cực, trách nhiệm, khách quan, khoa học trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về chống khủng bố. Bên cạnh đó, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng hợp tác quốc tế về chống khủng bố ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống khủng bố giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý xung quanh vấn đề hợp tác quốc tế về chống khủng bố với nguồn chủ yếu là các điều ước quốc tế về chống khủng bố và các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Đề tài nghiên cứu về hợp tác quốc tế chống khủng bố trong phạm vi các quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Các vấn đề như: hợp tác chống khủng bố giữa các cơ quan trong một quốc gia; thực tiễn hợp tác thực thi các quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố không được đi sâu nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong việc nghiên cứu cơ sở pháp lý song phương và khu vực về hợp tác chống khủng bố, đề tài chỉ nghiên cứu ở những khu vực và những quan hệ hợp tác song mang tính điển hình. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê, tổng hợp dựa trên nền tảng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật để làm rõ đối tượng nghiên cứu đã đặt ra. 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề này đặc biệt là các nghiên cứu về hợp tác chống khủng bố. Việc thực hiện đề tài này vì vậy sẽ mở ra những nghiên cứu tiếp theo sâu sắc hơn, mở ra một cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu về khủng bố và chống khủng bố. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của đề tài sẽ trả lời 3 các câu hỏi: Khái niệm khủng bố? Khái niệm hợp tác chống khủng bố? Những nội dung nào được xem là hợp tác chống khủng bố? Hợp tác chống khủng bố được thực hiện dưới hình thức nào? Các nguyên tắc hợp tác chống khủng bố? Cơ sở pháp lý quốc tế cho hợp tác chống khủng bố?.. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu bước đầu với kết quả còn khiêm tốn. Qua việc thực hiện đề tài này tác giả hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, sâu hơn, rộng hơn, toàn diện hơn về vấn đề còn ít được quan tâm nhưng có vai trò quan trọng cuộc chiến chống khủng bố. Luận văn cũng phân tích và nêu ra thực trạng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt Nam trong đấu tranh chống khủng bố. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Trình bày những vấn đề cơ bản nhất về khủng bố và hợp tác quốc tế về chống khủng bố, trong đó có nêu ra định nghĩa khủng bố, hợp tác chống khủng bố; đặc trưng của khủng bố; các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế về chống khủng bố. Chương 2: Trình bày cơ sở pháp lý song phương, khu vực, liên khu vực và toàn cầu về hợp tác chống khủng bố. Chương 3: Trình bày thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp tác chống khủng bố và kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHỦNG BỐ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về khủng bố 1.1.1. Khái niệm khủng bố Khủng bố là loại tội phạm không mới, trái lại nó đã tồn tại rất lâu trong lịch sử loài người. Ngay từ khi xuất hiện chữ viết để lưu giữ thông tin người ta đã thấy có những ghi chép về khủng bố. Cùng với sự phát triển của nhân loại khủng bố đã có sự phát triển mạnh mẽ, từ chỗ chỉ đe doạ an ninh của một quốc gia, khủng bố đã trở thành vấn đề quốc tế từ những năm 60 của thế kỷ XX. Cuộc tấn công vào Trung tâm thương mại thế giới và Lầu năm góc (Mỹ) ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã cho cả thế giới thấy quy mô, tính chất xuyên quốc gia của khủng bố. Ngày nay các cuộc tấn công khủng bố có thể thực hiện bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi nào và bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể trở thành nạn nhân của khủng bố. Thuật ngữ khủng bố đã trở thành một trong những thuật ngữ thịnh hành nhất trên báo chí và dư luận quốc tế. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, “hầu hết các hội nghị quốc tế kể cả hội nghị về kinh tế và thương mại đều có đề mục bàn về chủ nghĩa khủng bố trong chương trình nghị sự…” [12, 19]. Có thể nói khủng bố là một trong những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Việc sau sự kiện ngày 11 tháng 9 có rất nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức, trong đó chống khủng bố là một trong những vấn đề được đưa lên bàn nghị sự đã thể hiện sự quan tâm và lo ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước nạn khủng bố. Điều này đã phần nào thể thiện thái độ và mong muốn hợp tác giữa các quốc gia trong việc loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống quốc tế. Ở cấp độ hợp tác toàn cầu “năm 1972 vấn đề chống khủng lần đầu tiên đã được đưa vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng khoá 27 của Liên hợp quốc… kể từ đó hầu như hàng năm, đề mục chống khủng bố quốc tế luôn được Đại hội 5 đồng xem xét, thảo luận” [28, 10]. “Nhưng để chống khủng bố có hiệu quả trước hết cần xác định như thế nào là khủng bố” [12, 19]. Mặc dù đã có rất nhiều hội nghị quốc tế, các diễn đàn song phương và đa phương được tổ chức từ khi khủng bố xuất hiện nhưng cho đến nay cộng đồng quốc tế vẫn chưa xây dựng được định nghĩa thống nhất về khủng bố. Hiện nay, hợp tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ các thiết chế khu vực và toàn cầu về chống khủng bố gặp không ít khó khăn mà trở ngại lớn nhất với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố là quá trình hợp tác giữa các quốc gia trong việc xây dựng định nghĩa khủng bố nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, rõ ràng cho cuộc chiến chống khủng bố. Định nghĩa về khủng bố là chìa khoá quyết định thành công của hợp tác quốc tế chống khủng bố. Thiếu định nghĩa thống nhất về khủng bố, hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế sẽ không thể đem lại hiệu quả mong muốn. Vậy khủng bố là gì mà cộng đồng quốc tế và các quốc gia mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chưa đưa ra được một định nghĩa đủ sức thuyết phục? “Hoa Kỳ đã từng gọi Bin Laden là trùm khủng bố số một quốc tế, Bin Laden và Taliban lại lên án Hoa Kỳ là trùm khủng bố thế giới, là kẻ diệt chủng; Israel tố cáo chính quyền Palestin là nuôi dưỡng các phần tử khủng bố, nhưng Palestin lại lên án nhà nước Israel là nhà nước khủng bố… Có thể nói theo nhiều người: Tôi không thể định nghĩa được khủng bố, nhưng tôi biết khi gặp nó” [12, 20]. Trước những khó khăn trong việc xây dựng định nghĩa được cộng đồng quốc tế chấp nhận, một số người cho rằng không thể đạt được định nghĩa chung về tội phạm khủng bố. Vậy đâu là những khác biệt trong cách hiểu và diễn giải về khủng bố? Nguyên nhân nào dẫn đến cách hiểu và diễn giải khác nhau như vậy? Nguyên nhân nào cản trở tiến trình hợp tác giữa các quốc gia trong việc xây dựng định nghĩa pháp lý thống nhất trên quy mô khu vực và toàn cầu về khủng bố? 1.1.1.1. Quan điểm về khủng bố dưới góc độ khoa học pháp lý Từ khi tội phạm khủng bố xuất hiện trên thế giới đến nay đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Hiện nay, trên thế giới có hơn 100 định nghĩa về khủng bố và có 6 ít nhất 60 định nghĩa mâu thuẫn nhau. Tuy còn có những cách hiểu và giải thích khác nhau trong giới nghiên cứu nhưng các nghiên cứu về khủng bố đều có điểm chung nhất là coi khủng bố là hiện tượng nguy hiểm cho đời sống xã hội và cần phải loại trừ, như Fidel Castro đã từng nói: “Dù nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa khủng bố như thế nào, dù các yếu tố kinh tế và chính trị có ảnh hưởng đến nó như thế nào và dù ai có phải chịu trách nhiệm đã mang nó đến với thế giới này, thì cũng không một ai có thể phủ nhận rằng chủ nghĩa khủng bố ngày nay là một hiện tượng nguy hiểm không thể bào chữa được về mặt đạo lý và phải bị loại trừ” [31, 5]. Theo nghĩa thông dụng, khủng bố được định nghĩa là “tập hợp các hành vi bạo lực, mưu sát, bắt cóc con tin… do một tổ chức thực hiện để tạo ra một không khí mất an ninh, nhằm gây sức ép đối với chính phủ để thoả mãn sự căm ghét đối với cộng đồng, một đất nước, một hệ thống” [12, 20]. Định nghĩa trên đưa ra các yếu tố đặc trưng của khủng bố: Chủ thể là các tổ chức; hành vi: sử dụng bạo lực; mục đích: gây sức ép với chính phủ. Đây là định nghĩa chưa đầy đủ bởi ngày nay bên cạnh những hành vi bạo lực, khủng bố còn sử dụng những hành vi phi bạo lực như: khủng bố thông tin, khủng bố trên mạng… Michael Radu, trong cuốn Terrorism after the Cold war: Trens and Challenges thì định nghĩa khủng bố một cách đơn giản là: “những vụ tấn công nhằm mục tiêu chủ yếu hoặc hoàn toàn mang tính chất dân sự để gây hoảng sợ” [51, 276]. Có thể thấy rằng định nghĩa của Michael Radu có tính khách quan không mang màu sắc chính trị nhưng chưa làm rõ được các yếu tố cấu thành khủng bố như: chủ thể, mục đích cuối cùng mà khủng bố nhắm tới… Từ điển Webster’s Collegiate Dictionary giải thích khủng bố là: “việc sử dụng các biện pháp gây khiếp đảm để cai trị hoặc chống lại sự cai trị”. Định nghĩa này đơn giản, khách quan nhưng nội hàm rất rộng bao gồm tất cả các hành vi bạo lực nhằm mục đích gây khiếp đảm trong khi đó nhiều hành vi bạo lực như tội phạm chiến tranh, tội diệt chủng… đã cấu thành các tội phạm khác mà tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn cao hơn tội khủng bố. Cách định nghĩa như trên mặc nhiên thừa nhận chủ thể của tội khủng bố bên cạnh các tổ chức còn bao hàm cả các quốc gia. Điều này không phù hợp với các văn bản hình sự quốc tế 7 hiện hành, theo đó chưa có quy định quốc gia là chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế. Bên cạnh đó việc sử dụng bạo lực để chống lại sự cai trị của các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, chiến tranh du kích không thể đồng nghĩa với khủng bố. Bruce Hoffman, từ Đại học Columbia trong tác phẩm Inside terrorism, sau khi đi sâu phân tích sự phát triển của khủng bố trong các điều kiện lịch sử xã hội khác nhau, định nghĩa về khủng bố từ các học giả và các cơ quan quản lý… đã đưa ra các tiêu chí phân biệt tội phạm khủng bố với các loại tội phạm khác. Theo Bruce Hoffman có thể nhận biết khủng bố qua các tiêu chí sau: - Mục tiêu và động cơ chính trị; - Bạo lực hoặc đe doạ sử dụng bạo lực; - Được tổ chức để có thể gây tác động sâu rộng không chỉ đối với các nạn nhân hoặc mục tiêu trực tiếp của cuộc tấn công; - Tiến hành bởi một tổ chức với mạng lưới thống nhất điều khiển; Do một nhóm phi quốc gia hoặc thực thể phi quốc gia tiến hành [48, 19]. Bruce Hoffman giải thích thêm rằng: Có thể cố gắng xác định khủng bố là việc cố ý tạo ra hoặc khai thác nỗi sợ hãi bằng bạo lực hoặc đe doạ bạo lực nhằm đạt được thay đổi chính trị. Khủng bố được thiết kế để có tác động sâu rộng vượt ra ngoài tâm lý nạn nhân trực tiếp hoặc đối tượng của cuộc tấn công khủng bố. Nó có nghĩa là truyền dẫn sự sợ hãi bên trong và do đó đe doạ mục tiêu rộng lớn hơn mà có thể bao gồm một nhóm sắc tộc hay tôn giáo đối địch, một quốc gia, một chính phủ hay đảng phái chính trị. Thông qua việc thực hiện bạo lực công khai những kẻ khủng bố tìm kiếm những đòn bẩy, ảnh hưởng và quyền lực nhằm thay đổi chính trị ở một địa phương hoặc quy mô quốc tế. Bên cạnh những điểm tích cực, trong định nghĩa của Bruce Hoffman còn có những điểm hạn chế như chưa bao quát được các hình thức khủng bố, bởi theo quan điểm của ông khủng bố chỉ là các hành vi bạo lực, trong khi đó trong thế giới hiện đại có nhiều loại hình khủng bố phi bạo lực nhưng mức độ nguy hiểm rất cao. Đặc 8 biệt sau vụ hàng loạt các thông tin tình báo ngoại giao nhạy cảm của Hoa Kỳ bị tung lên mạng internet, thế giới đang nói đến một loại hình khủng bố mới: khủng bố thông tin. Bên cạnh đó, định nghĩa của Bruce Hoffman không giới hạn nạn nhân của khủng bố, tức là nạn nhân có thể bao gồm cả mục tiêu dân sự và mục tiêu quân sự, điều này mâu thuẫn với quan điểm của Michael Radu như đã dẫn ở trên. Trái ngược với các quan điểm trên, Jean Marc Sorel, giáo sư luật quốc tế Đại học Paris 1 trong tác phẩm Một số câu hỏi về định nghĩa khủng bố và chống tài trợ khủng bố, đưa ra định nghĩa rất rộng trong đó chủ thể và mục đích không phải là yếu tố bắt buộc. Tác giả cho rằng: “Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là một hành động bất hợp pháp (không phân biệt thủ phạm hoặc mục đích của nó) tạo ra sự xáo trộn trong trật tự công cộng (được xác định bởi cộng đồng quốc tế) bằng cách sử dụng bạo lực nghiêm trọng và bừa bãi (dưới bất kỳ hình thức nào, đối với người, tài sản công cộng hay tư nhân) để tạo ra bầu không khí khủng bố với mục đích tác động đến hành động chính trị” [56, 365]. Vậy khủng bố là gì mà các nhà nghiên cứu lại khó khăn trong việc đưa ra định nghĩa thống nhất như vậy? Bruce Hoffman cho rằng: “Do ý nghĩa và cách sử dụng thuật ngữ này đã thay đổi theo thời gian để thích ứng với ngôn ngữ địa phương và tình hình chính trị của mỗi thời đại kế tiếp, khủng bố đã chứng tỏ ngày càng khó nắm bắt, đối với những nỗ lực xây dựng định nghĩa nhất quán” [48, 10]. Cùng chung khuynh hướng đồng tình có thể định nghĩa được khủng bố, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu đưa ra định nghĩa khủng bố. Trong cuốn Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, tác giả định nghĩa khủng bố là: “những hành vi bạo lực không tuyên bố nhằm vào các mục tiêu không được trang bị các phương tiện quân sự hoặc không được báo trước để tự bảo vệ mình nhằm mục đích gây sức ép đối với nhà cầm quyền về mặt chính trị” [12, 24]. Định nghĩa trên có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của một số học giả trên thế giới ở chỗ coi mục tiêu của khủng bố có thể bao hàm cả mục tiêu quân sự và mục tiêu dân sự. Tuy nhiên định nghĩa chưa làm rõ được chủ thể của khủng bố là tổ chức, cá nhân hay thậm chí là nhà nước như quan điểm của một số nhà nghiên cứu. Trong cuốn 9 Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính báo chí, tác giả định nghĩa: “Chủ nghĩa khủng bố là hành vi của cá nhân hay tập thể, sử dụng các thủ đoạn bạo lực hay phi bạo lực tấn công và đe doạ cá nhân, tập thể, cơ quan, giết hại bừa bãi cả dân thường vô tội để đạt được mục đích chính trị, kinh tế hay xã hội nào đó” [27, 18]. Chúng tôi cho rằng định nghĩa khủng bố như trên là chưa rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ như trường hợp cá nhân hay tập thể sử dụng hành vi phi bạo lực đe doạ cá nhân, cơ quan tập thể nhằm đạt được mục đích kinh tế xã hội cũng bị xem là khủng bố. Các cụm từ như “giết hại bừa bãi”, “để đạt được mục đích chính trị, kinh tế hay xã hội nào đó” còn quá chung chung không mang tính học thuật. Dưới góc độ pháp lý hình sự tiến sĩ Trần Quang Tiệp đưa ra định nghĩa: “Khủng bố là hành vi có sử dụng hoặc đe doạ sử dụng bạo lực, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người dân nhằm mục đích gây hoảng loạn cho cộng đồng dân cư, do các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện trái với pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự của các nước trên thế giới” [34, 2]. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả đưa ra trong định nghĩa trên, để xem xét một hành vi nguy hiểm cho xã hội có phải là tội phạm khủng bố hay không trước hết phải xem xét tính “trái với pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự các nước trên thế giới”. Tuy nhiên cũng như một số định nghĩa khác đã phân tích ở trên, hành vi khủng bố theo quan điểm của tác giả tương đối hẹp chỉ bao gồm “sử dụng hoặc đe doạ sử dụng bạo lực” do đó định nghĩa chưa bao quát hết các hành vi khủng bố. Bên cạnh đó, định nghĩa chưa đưa ra được mục đích cuối cùng của khủng bố; việc gây hoảng loạn cho cộng đồng dân cư chỉ là mục đích trực tiếp không phải là mục đích cuối cùng mà tội phạm khủng bố nhắm tới hành vi của các cơ quan nhà nước (gây sức ép để các cơ quan này thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nào đó). Như vậy, từ khi khủng bố xuất hiện và trở thành một trong những nguy cơ đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế, cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về khủng bố nhưng chưa có khái niệm nào được cộng đồng quốc tế chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên để chống khủng bố có hiệu quả không thể không định nghĩa khủng bố. Nói như Jean Marc Sorel, giáo sư Luật quốc tế Đại học Paris 1: 10 “Chúng tôi cần biết nó (khủng bố) là gì mà chúng ta đang chiến đấu chống lại và nó là gì mà pháp luật quốc tế cần phải bao gồm” [56, 1]. 1.1.1.2. Định nghĩa khủng bố theo pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế Cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu được Hoa Kỳ phát động năm 2001 nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả như mong đợi. Từ sau vụ khủng bố ngày 11/9 các quốc gia trên thế giới đã phải chi những khoản tiền lớn cho cuộc chiến chống khủng bố nhưng những vụ khủng bố gây hậu quả nặng nề vẫn xảy ra. Ngày 02 tháng 5 năm 2011, Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama thông báo đã tiêu diệt được trùm khủng bố số một của Al Qaeda là Osama Bin Laden đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng đây chỉ là thành công bước đầu. Cuộc chiến chống khủng bố vẫn còn tiếp diễn. Để nâng cao hiệu quả hợp tác chống khủng bố vấn đề tiên quyết là cần xác định khủng bố là gì? Đây là vấn đề khó khăn và là lý do chủ yếu cản trở các quốc gia và cộng đồng quốc tế hợp tác sâu rộng chống khủng bố do quan điểm về khủng bố giữa các quốc gia hiện tồn tại quá nhiều khác biệt thậm chí mâu thuẫn nhau. Ngay trong một quốc gia, giữa các cơ quan khác nhau trong những thời điểm khác nhau cũng có những quan điểm khác nhau về khủng bố. Ví dụ: “Trước đây Hoa Kỳ lên án nước Nga trong vấn đề Cheshnia thì nay, sau vụ khủng bố 11/9 lại ủng hộ Nga trong việc coi các phần tử ly khai Cheshnia là khủng bố” [12, 20]. Chủ nghĩa khủng bố là hiện tượng toàn cầu, do đó, để chống khủng bố cần có sự hợp tác đấu tranh toàn cầu. Cuộc đấu tranh chống khủng bố đòi hỏi sự phối hợp công khai, không toan tính giữa các quốc gia. Tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan điểm khủng bố giữa các quốc gia và trong các điều nước quốc tế, khu vực có ý nghĩa to lớn trong việc tìm ra nguyên nhân thu hẹp khác biệt tiến tới sự đồng thuận trên quy mô toàn cầu trong một công ước chung nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống khủng bố. Hợp tác quốc tế về chống khủng bố giữa các quốc gia bắt đầu từ việc xây dựng định nghĩa chung. Định nghĩa khách quan về chủ nghĩa khủng bố không phải chỉ để có, mà nó không thể thiếu cho bất kỳ nỗ lực chống khủng bố nghiêm túc nào. Thiếu định nghĩa khủng bố, rất khó có thể thực sự nhận được sự phối hợp chiến đấu chống khủng bố quốc tế ở bất cứ nơi nào. 11 Quan điểm về khủng bố giữa các quốc gia có nhiều điểm khác biệt. Ngay cả trong Chính phủ Hoa Kỳ, các cơ quan chịu trách nhiệm cho các chức năng khác nhau trong cuộc chiến chống khủng bố cũng liên tục sử dụng những định nghĩa khác nhau. Bộ Ngoại giao Mỹ định nghĩa khủng bố: “là hành vi bạo lực có chủ ý và mục đích chính trị nhằm vào các mục tiêu không tham chiến, tiểu quốc gia hoặc tổ chức bí mật tiến hành thường dùng để gây ảnh hưởng đến công chúng.” Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) định nghĩa: “khủng bố là việc sử dụng vũ lực hoặc bạo lực bất hợp pháp đối với người hay tài sản để đe doạ hay ép buộc một chính phủ, một cộng đồng dân cư nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị hoặc xã hội”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ định nghĩa khủng bố là: “việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng bạo lực bất hợp pháp nhằm khắc sâu sự sợ hãi, có ý định cưỡng chế hoặc để đe dọa chính phủ hoặc xã hội trong việc theo đuổi các mục tiêu mà nói chung là chính trị, tư tưởng hay tôn giáo” [54, 33]. Qua các định nghĩa trên cho thấy Bộ ngoại giao Mỹ chấp nhận định nghĩa, theo đó coi các cuộc tấn công vào các mục tiêu không tham chiến (noncombatant) là khủng bố. Điều này có nghĩa là các hành động tấn công vào các lực lượng quân sự kể cả trong thời gian không trực tiếp phục vụ quân đội là khủng bố. Trong khi đó, định nghĩa của FBI coi các cuộc tấn công nhằm vào người hoặc tài sản có thể là khủng bố. Cuối cùng định nghĩa khủng bố của Bộ quốc phòng Mỹ là định nghĩa rộng nhất bao trùm các định nghĩa trên, chủ thể của khủng bố rất rộng không phân biệt nhà nước hoặc các tổ chức dân sự, các mục tiêu của khủng bố có thể là mục tiêu dân sự, quân sự hoặc mục tiêu quân sự trong trạng thái không tham chiến. Có thể nói rằng, sự khác biệt trong định nghĩa về khủng bố giữa các cơ quan khác nhau trong chính phủ Hoa Kỳ không xuất phát từ cách hiểu khác nhau của họ về khủng bố mà là từ sự khác biệt từ trách nhiệm của các cơ quan này trong cuộc chiến chống khủng bố. Ngoài Hoa Kỳ, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã có những quy định trong pháp luật của nước mình về khủng bố trong đó có định nghĩa về khủng bố, một số nước có đạo luật chống khủng bố riêng như Mỹ, Anh, Úc, Nga. Bên cạnh định nghĩa về khủng bố một số nước còn đưa ra danh sách các tổ chức bị coi 12 là khủng bố. Tuy nhiên định nghĩa về khủng bố của các quốc gia thường phản ánh lợi ích kinh tế chính trị của quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố. Luật chống khủng bố của Anh năm 2000 định nghĩa khủng bố là việc: Sử dụng hay đe dọa sử dụng bạo lực nhằm vào con người hay gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản hay tính mạng hoặc gây nguy hại tới sức khỏe, an toàn của công chúng nhằm mục đích thúc đẩy mục tiêu tư tưởng, tôn giáo hoặc chính trị. Thuật ngữ tư tưởng, tôn giáo hay chính trị được hiểu và giải thích không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia dẫn đến tiến trình xây dựng một định nghĩa chung về khủng bố vẫn chưa đạt kết quả mong đợi. Như vậy, hiện nay quy định pháp luật và quan điểm của nhiều quốc gia trên thế giới còn có nhiều điểm khác biệt. Rõ ràng, để đạt được sự đồng thuận trong định nghĩa cũng như ký kết công ước toàn diện về chống khủng bố là việc khó khăn và việc huy động đầy đủ các nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố sẽ là một trở ngại cho Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác trong bối cảnh quan điểm về khủng bố giữa các quốc gia còn có nhiều khác biệt. Đây cũng là lý do giải thích tại sao cộng đồng quốc tế mặc dù đã hợp tác xây dựng được hệ thống các điều ước quốc tế tương đối lớn về chống khủng bố (bao gồm 14 điều ước đa phương, 9 điều ước khu vực và rất nhiều các điều ước song phương cùng các nghị quyết của Hội đồng bảo an) nhưng cho đến nay chưa có văn bản pháp lý quốc tế nào đưa ra được định nghĩa về khủng bố được cộng đồng quốc tế chấp thuận. Văn kiện pháp lý đầu tiên ở cấp độ toàn cầu đề cập đến vấn đề chống khủng bố là Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội khủng bố được 25 quốc gia ký kết ngày 16 tháng 11 năm 1937 tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ). Theo Công ước Giơnevơ các hành động khủng bố được xác định chung là: Những việc làm phạm tội ác nhằm chống lại một nhà nước mà mục đích hoặc bản chất là gây ra sự khủng khiếp đối với các nhóm người hay đối với dân chúng. Tuy nhiên Công ước Giơnevơ đã không phát sinh hiệu lực do không đáp ứng đủ số thư phê chuẩn. Từ những năm 1960 của thế kỷ XX, khủng bố có bước phát triển mạnh mẽ và có sự liên kết với nhau trở thành khủng bố quốc tế. Các vụ khủng bố đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về 13 người và tài sản đã xảy ra trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khủng bố quốc tế và những hậu quả to lớn mà chúng gây ra, cộng đồng quốc tế đã thông qua những công ước đa phương đầu tiên về chống khủng bố quốc tế: Công ước về các tội phạm và các hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963; Công ước về trừng trị việc chiếm giữ tàu bay bất hợp pháp năm 1970; Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971. Năm 1972, tiến trình hợp tác toàn cầu về chống khủng bố bước sang giai đoạn phát triển mới khi lần đầu tiên các quốc gia đã đưa vấn đề chống khủng bố quốc tế vào chương trình nghị sự của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 27. Kể từ đó đến nay nhờ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã có nhiều điều ước quốc tế đa phương về chống khủng bố được ký kết: Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao năm 1973; Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979; Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân năm 1979; Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải năm 1988… và gần đây nhất là Công ước quốc tế về ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005. Bên cạnh các công ước về chống khủng bố, Hội đồng bảo an cũng đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến vấn đề chống khủng bố mà quan trọng nhất là Nghị quyết số 1373 (được thông qua ngày 28/9/2001) trong đó có nội dung kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp tác nhằm ngăn ngừa và trừng trị khủng bố. Đây thực sự là minh chứng sinh động, là thành quả của quá trình hợp tác quốc tế về chống khủng bố, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên qua nghiên cứu nội dung các công ước quốc tế đa phương về chống khủng bố quốc tế được thông qua trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc như: Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) chúng tôi thấy rằng có rất ít công ước đề cập trực tiếp đến vấn đề khủng bố và khái niệm khủng bố. Các hành vi được thực hiện hội đủ các yếu tố cấu thành được quy định trong các công ước trên được xem như tội phạm khủng bố. Ví dụ hành vi 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan