Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về tội khủng bố...

Tài liệu Hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về tội khủng bố

.PDF
210
23
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ ĐÌNH CHƯ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI KHỦNG BỐ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ ĐÌNH CHƯ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI KHỦNG BỐ Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số : 938.01.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Quang Phương 2. PGS.TS. Trần Văn Luyện HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ "Hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo, kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vũ Đình Chư MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI KHỦNG BỐ ................................. 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .................................................................... 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ..................................................................14 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ..........................................................................22 1.4. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu .......................................................29 1.5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .....................................................................34 Kết luận Chương 1 ....................................................................................................35 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI KHỦNG BỐ ...............................................38 2.1. Hoạt động khủng bố và nhu cầu hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ...........................................................................................38 2.2. Khái niệm khủng bố, Tội khủng bố và hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ..........47 2.3. Nguyên tắc, nội dung, chủ thể và cơ quan thực hiện hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ...............................................................67 Kết luận chương 2 .....................................................................................................77 Chương 3. PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI KHỦNG BỐ............................79 3.1. Pháp luật trong hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ...79 3.2. Tình hình hoạt động khủng bố và giải quyết vụ án về Tội khủng bố ở Việt Nam thời gian qua ...........................................................................................101 3.3. Pháp luật và kinh nghiệm hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án về Tội khủng bố ở một số quốc gia trên thế giới ..............................................................113 Kết luận Chương 3 ..................................................................................................121 Chương 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI KHỦNG BỐ Ở VIỆT NAM............................................................................................123 4.1. Cơ sở và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ...............................................................................123 4.2. Hoàn thiện pháp luật về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự đối với Tội khủng bố...............................................................................................132 4.3. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ....................................................................................149 Kết luận Chương 4 ..................................................................................................161 KẾT LUẬN ......................................................................................................................164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ...............................................166 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................167 PHỤ LỤC .........................................................................................................................181 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ANĐT : An ninh điều tra ANQG : An ninh quốc gia ANHD : An ninh nhân dân BL : Bộ luật BLHS : Bộ luật Hình sự CAND : Công an nhân dân CQĐT : Cơ quan điều tra CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ĐTV : Điều tra viên HTQT : Hợp tác quốc tế PCKB : Phòng, chống khủng bố TTTP : Tương trợ tư pháp TTHS : Tố tụng Hình sự UTTP : Ủ̉y thác tư pháp VAHS : Vụ án hình sự VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vụ tấn công khủng bố của tổ chức Al Qaeda vào Trung tâm thương mại thế giới thành phố New York, Hoa Kỳ ngày 11/9/2001 làm 2.996 người chết, hơn 6.000 người khác bị thương, thiệt hại về vật chất trên 10 tỉ đô la, tổn thất tổng cộng 3 nghìn tỷ đô la [188]. Vụ tấn công này, một lần nữa đặt nhân loại trước thảm họa khủng bố, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thế giới cùng hợp tác chống khủng bố với quyết tâm cao của tất cả các quốc gia, sự đồng thuận của toàn nhân loại. Thực hiện quyết tâm này, các nước trong khối NATO do Hoa Kỳ đứng đầu đã phát động cuộc chiến chống khủng bố quy mô toàn cầu nhằm vào các lực lượng Al Qaeda, Taliban tại các quốc gia Afghanistan và Iraq. Mặc dù, Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên có nhiều nỗ lực hợp tác chống khủng bố nhưng do tính chất phức tạp và phạm vi hoạt động xuyên quốc gia của khủng bố nên cuộc chiến chống khủng bố vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trái lại, khủng bố đang có chiều hướng gia tăng cả về quy mô tổ chức và địa bàn hoạt động cùng với các thủ đoạn tinh vi, hậu quả đặc biệt lớn. Hơn thế, khủng bố đã trở thành một chủ nghĩa cực đoan, nhà nước khủng bố (Nhà nước Hồi giáo tự xưng - ISIS) và có sự liên minh giữa Nhà nước này với các tổ chức khủng bố Al Qaeda, Taliban để thực hiện những vụ khủng bố đẫm máu ở nhiều quốc gia, khu vực, trực tiếp đe dọa hòa binh, an ninh thế giới. Ở Việt Nam, các tổ chức khủng bố “Việt Tân”, tổ chức khủng bố “Quốc gia Việt Nam lâm thời” tiền thân là tổ chức “Tân dân chủ” có trụ sở tại số 2807 Anaheim, bang California, Hoa Kỳ do Đào Minh Quân nguyên là Trung úy của chế độ Việt Nam cộng hòa tự phong làm Thủ tướng. Tháng 4/2017 tổ chức khủng bố này đã thực hiện vụ khủng bố bằng bom xăng gây cháy 320 chiếc xe tại kho tạm giữ xe vi phạm giao thông thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; đặt bom xăng tại nhà xe và cổng nhà ga quốc tế sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, lên kế hoạch gây cháy, nổ trụ sở các cơ quan Nhà nước và một số nhà máy, xí nghiệp. Tháng 4/2017 cơ quan chức năng Việt Nam đã khởi tố và bắt tạm giam 15 đối tượng trong tổ chức này về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Điều 84 BLHS Việt Nam năm 1999; tháng 12/2017 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vụ án trên ra xét xử, tuyên phạt các đối tượng từ 4 đến 16 năm tù. Nghiêm trọng hơn đó là các vụ khủng bố do Nguyễn Hữu 1 Chánh và đồng phạm đặt bom Đại sứ quan Việt Nam tại Thái Lan (6/2001) và Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines (8/2001), sau đó Nguyễn Hữu Chánh còn chỉ đạo đồng bọn nhiều lần xâm nhập về Việt Nam để thực hiện đặt bom khủng bố nhưng đã bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện bắt giữ. Đối tượng Nguyễn Hữu Chánh với vai trò chủ mưu đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Việt Nam ra quyết định khởi tố bị can số 89a về Tội khủng bố theo Điều 84 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 và quyết định truy nã số 89b. Năm 2006 khi Nguyễn Hữu Chánh đến Hàn Quốc cơ quan chức năng Việt Nam đã yêu cầu cơ quan chức năng của Hàn Quốc bắt giữ và dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam để truy tố nhưng Hàn Quốc từ chối dẫn độ với lý do Việt Nam chưa tham gia “Công ước quốc tế về trấn áp hành vi khủng bố bằng bom năm 1997”. Điều đó cho thấy đến năm 2019 việc hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án về Tội khủng bố ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện. Tuy vậy, trước nhu cầu của cuộc chiến chống khủng bố từ năm 1963 đến nay Liên hợp quốc đã thông qua 13 công ước và nghị định thư chống khủng bố và các biểu hiện của khủng bố. Những văn bản này là cơ sở, khung pháp lý quan trọng xác định trách nhiệm hợp tác giữa các quốc gia trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi khủng bố; là cơ sở để các quốc gia thành viên nội luật hóa phù hợp với chuẩn mực pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình luôn luôn lên án các hành vi khủng bố và tham gia nhiều điều ước quốc tế về chống khủng bố cũng như nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế như: Luật PCKB năm 2013, BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), BLTTHS năm 2015, Luật TTTP năm 2007 được thực hiện dưới hình thức: tương trợ tư pháp; dẫn độ; chuyển giao người phạm tội để chấp hành hình phạt tù; các hình thức hợp tác khác như: thu hồi tài sản do phạm tội mà có, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong tiến hành các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Các văn bản pháp lý nêu trên là công cụ sắc bén để chống khủng bố và hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố, bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới. Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Tiếp tục ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp” [20, tr.8]. Cùng với việc tiếp tục tham gia điều ước quốc tế Việt Nam cũng sẽ 2 tiếp tục nội luật hóa, sửa đổi, bổ sung Luật TTTP năm 2007 và ban hành các văn bản dưới luật quy định chi tiết một số điều trong Phần thứ tám Hợp tác quốc tế trong BLTTHS năm 2015 cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chống khủng bố trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học, công nghệ 4.0. Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế chống khủng bố, bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, giữ vững ổn định chính trị, TTATXH và xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp tác quốc tế chống khủng bố. Việc lựa chọn đề tài "Hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố" làm đề tài luận án Tiến sĩ Luật học không chỉ mang tính cấp thiết về lý luận mà còn kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm sáng tỏ và hình thành khung lý thuyết về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố; trên cơ sở thực trạng hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về tội khủng bố ở Việt Nam đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố của Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: - Khảo sát, nhận xét, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ở trong nước và ngoài nước. - Làm rõ các quan điểm, học thuyết về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. - Phân tích các quan điểm, chính sách của Việt Nam về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố, trên cơ sở đó xây dựng các khái niệm, nêu ra các đặc điểm cũng như nội dung và hình thức của hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. - Phân tích, nhận xét các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới về hoạt động hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố để rút ra những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tiếp thu. 3 - Làm rõ và đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn hoạt động hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ở Việt Nam những năm gần đây. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án, gồm: các quan điểm của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước, quan điểm của các hệ thống pháp luật (Civil Law, Common Law, Socialist Law), pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia về khủng bố, chống khủng bố và thực tiễn hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; chuyển giao người bị kết án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định trong pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Trong đó, tập trung vào các nội dung: những quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố (Luật PCKB năm 2015); về Tội khủng bố (BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), về hợp tác quốc tế tương trợ tư pháp về hình sự (Luật TTTP năm 2007), về Tố tụng hình sự (BLTTHS năm 2015) của Việt Nam và điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên. - Phạm vi về địa bàn: khảo sát, đánh giá các hoạt động khủng bố ở các quốc gia có liên quan đến các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự với Việt Nam và các hoạt động khủng bố ở Việt Nam có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự với các quốc gia. Nhất là, các quốc gia có biên giới đường bộ tiếp giáp với Việt Nam như: Trung Quốc, Lào, Campuchia và các thành phố lớn như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nơi có nhiều trụ sở, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế, nước ngoài. - Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu về hoạt động hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố tại Việt Nam và lấy số liệu từ năm 2000 4 đến 2019. Đây là giai đoạn diễn ra nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự của các vụ án về Tội khủng bố. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể để thực hiện đề tài: Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu sinh (tác giả) đã sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp thống kê, so sánh: được sử dụng để thống kê các vụ án hình sự về Tội khủng bố ở nước ngoài, ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2019; thống kê các công ước đa phương, hiệp định song phương về chống khủng bố, chống tội phạm về ma túy, chống tham nhũng, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia... mà Việt Nam đã tham gia, ký kết từ năm 1970 đến năm 2019 để so sánh, đánh giá mức độ tăng, giảm hàng năm về hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, cũng như đánh giá số lượng công ước, hiệp định mà Việt Nam đã tham gia, ký kết để xây dựng giải pháp phù hợp trong thời gian tới. Ngoài ra, phương pháp thống kê, so sánh cũng được sử dụng để so sánh với các quy định của công ước quốc tế với pháp luật các quốc gia để xác định những điểm tương đồng và khác biệt để nội luật hóa phù hợp, hiệu quả. Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích nội dung các văn bản pháp luật quốc tế về chống khủng bố, các hiệp định mẫu của Liên hợp quốc: Hiệp định mẫu về dẫn độ tội phạm của Liên hợp quốc, Hiệp định mẫu tương trợ tư pháp về hình sự của Liên hợp quốc và Hiệp định mẫu về chuyển giao việc giám sát các tội phạm bị kết án có điều kiện hoặc được tha có điều kiện để tìm ra những nội dung cơ bản, cốt lõi của từng văn bản phục vụ xây dựng hiệp định mẫu của quốc gia làm cơ sở để Việt Nam tham gia đàm phán ký kết với các nước trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp nội dung của pháp luật quốc tế về chống khủng bố, các hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về Tố tụng hình sự để tham khảo, lựa chọn phục vụ nội luật hóa, xây dựng hiệp định mẫu của Việt 5 Nam phục vụ đàm phán, ký kết với các nước nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: quá trình thực hiện luận án, tác giả đã gửi dự thảo luận án xin ý kiến đánh giá, thẩm định của các nhà luật học, các chuyên gia pháp lý, các giáo sư có uy tín, có thâm niên giảng dạy về Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hình sự quốc tế và chọn lọc, tiếp thu các ý tham gia chỉnh sửa luận án. Phương pháp tổng kết thực tiễn: thu thập, nghiên cứu các báo cáo tổng kết công tác 6 tháng, 01 năm của cơ quan chức năng Việt Nam (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, VKSND tối cao...) về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, báo cáo tổng kết công tác thi hành Luật TTTP các năm từ 2014 đến 2019. Tổng hợp kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về Hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng khung lý thuyết về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố, nhận thức thống nhất những vấn đề lý luận về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự về Tội khủng bố; tăng cường sự đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển sự thịnh vượng của quốc gia, khu vực và thế giới. Với ý nghĩa như vậy, đề tài là tài liệu tham khảo cho cán bộ trong ngành tư pháp, đặc biệt là lĩnh vực hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Đồng thời, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo dùng trong công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên, học viên trong hệ thống các trường trong ngành Tư pháp, Công an. Đối với lực lượng trực tiếp chiến đấu, đây là tài liệu có giá trị cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn và những chỉ dẫn pháp lý được các điều ước quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định để nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế chống khủng bố cũng như trong xây dựng pháp luật. 6. Những điểm mới về mặt khoa học của đề tài Là công trình nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về hợp tác quốc 6 tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố nên kết quả rút ra qua nghiên cứu của đề tài có một số điểm mới, cụ thể là: Thứ nhất, luận án vừa kế thừa các nghiên cứu trước đó và bổ sung các nội dung mà các nghiên cứu trước đó chưa đề cập, đồng thời đặt việc nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ (4.0) cùng với quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Là công trình nghiên cứu độc lập đề cập đến tất cả các vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố là điểm mới của luận án. Thứ hai, luận án làm rõ những vấn đề lý luận, qua đó góp phần xây dựng khung lý thuyết về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố; nhu cầu và mức độ nội luật hóa quy định pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia về hợp tác quốc tế giải quyết vụ án khủng bố nhằm bảo đảm tính thống nhất, tổng thể trong suốt quá trình nghiên cứu luận án về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Thứ ba, những phân tích, nhận xét, đánh giá của luận án về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố cũng như các hoạt động hợp tác quốc tế khác, những đúc rút kinh nghiệm của các quốc gia trong xây dựng pháp luật chống khủng bố cũng như trong hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố là điểm mới so với các công trình nghiên cứu trước đó về lĩnh vực này ở Việt Nam. Thứ tư, Những đề xuất, kiến nghị nêu ra trong luận án xây dựng và hoàn thiện những quy định pháp luật về Tội khủng bố, tương trợ tư pháp về hình sự trong các văn bản pháp luật Việt Nam, bao gồm: Luật Hình sự, Luật Phòng, chống khủng bố, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tương trợ tư pháp và tăng cường tham gia các điều ước quốc tế về chống khủng bố của Việt Nam cũng là điểm mới của luận án. Thứ năm, những giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố được nêu ra trong luận án là tài liệu tham khảo tốt trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện và áp dụng pháp luật về hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố cũng như trong nghiên cứu, đào tạo. 7 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được cấu trúc gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Chương 2: Những vấn đề lý luận về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Chương 3: Pháp luật, thực tiễn và kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố. Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ở Việt Nam. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ TỘI KHỦNG BỐ 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1. Các nghiên cứu về khủng bố và chống khủng bố ở ngoài nước Christopher Greenwood Giáo sư Luật Quốc tế trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn - Anh, với bài báo khoa học: "International Law and the war against terrorism" (Luật Quốc tế và cuộc chiến chống khủng bố) đã cho rằng: “Vụ khủng bố đẫm máu tại Trung tâm thương mại thành phố New York - Hoa Kỳ ngày 11/9/2001 là hoàn toàn bất hợp pháp, cần phải lên án trên phạm vi toàn thế giới và bất cứ sự bao biện nào cho những hoạt động hợp tác quốc tế (liên minh giữa các nước do Hoa Kỳ đứng đầu) trong cuộc chiến chống khủng bố diễn ra sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đều là cản trở cho hoạt động chống khủng bố” [160, tr.301317]. Tuy nhiên, lập luận này còn gây nhiều tranh cãi, nhất là tính hợp pháp của việc Hoa Kỳ sử dụng vũ lực chống lại Al-Qaeda và chế độ Taliban ở Afganistan, cũng như việc Hoa Kỳ giam giữ các tù nhân mà Hoa Kỳ coi là các phần tử khủng bố tại căn cứ hải quân ở vịnh Guantanamo; việc Hoa Kỳ đối xử và tư cách pháp lý của các tù nhân bị Hoa Kỳ giam giữ đều là những vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng quốc tế. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng những thành viên của lực lượng vũ trang Taliban bị bắt giữ sẽ được đối xử phù hợp với Công ước số 03, nhưng họ vẫn không được coi là tù binh, bởi vì họ không đáp ứng các yêu cầu về tư cách tù binh do Công ước quốc tế nhân đạo về tù hàng binh đặt ra. Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã khiến thế giới thay đổi tư duy về an ninh toàn cầu và chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Đây là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều học giả hàng đầu thế giới về lĩnh vực này. Tác giả Evgheny Primacov, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga, đã có công trình nghiên cứu mang tên "Thế giới sau 11 tháng 9". Cuốn sách phân tích về hoạt động khủng bố và hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố. Trong cuốn sách này, Evgheny Primacov đã đi sâu phân tích làm rõ đường lối chống khủng bố của Mỹ, Châu Âu và Nga, các vấn đề chiến lược, chính sách của Mỹ đối với thế giới sau sự kiện ngày 11/9/2001. Đồng thời, Evgheny Primacov cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến xung 9 đột ở một số quốc gia trên thế giới và âm mưu lợi dụng chống khủng bố để thống trị thế giới của Mỹ và phương Tây. Arcadi Ivanovich Utkin Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Viện Mỹ - Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga trong công trình nghiên cứu có tựa đề: “Thế giới mới sau tháng 9-2001” đã đưa ra kết luận về hoạt động của khủng bố và đấu tranh chống khủng bố trên thế giới sau ngày 11/9/2001 như sau: “Dư luận chung cho rằng đã đến kỷ nguyên của nạn khủng bố, và cuộc đấu tranh chống khủng bố từ nay trở đi sẽ không còn đơn giản là một thứ bài tập suông nữa, mà là phải thử đoán xem đòn đánh tiếp theo sẽ nhằm vào đâu để kịp phòng chống” [160]. Các tác giả Stepan Shoan và Douglas Nelms (2002) đã viết cuốn sách "Đánh giá chiến lược an toàn hàng không năm 2000 và xa hơn", nội dung cuốn sách đề cập tới an ninh hàng không quốc tế, những sơ hở thiếu sót trong việc kiểm soát an ninh, phòng ngừa hoạt động khủng bố; đồng thời đưa ra một số giải pháp hợp tác quốc tế về đảm bảo an toàn hàng không trong thời gian tới [129]. Trung Quốc, là nước thường xảy ra các vụ khủng bố, nhất là khu tự trị nơi có nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống cũng quan tâm, đầu tư nghiên cứu về khủng bố và chống khủng bố. Có thể tìm hiểu quan điểm này của Trung Quốc qua các ấn phẩm của các tác giả: Dương Hồng Tỉ, chuyên gia chính trị làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu thế giới đương đại Trung Quốc với công trình nghiên cứu: "Chống khủng bố toàn cầu nhưng nguy cơ khủng bố vẫn tăng". Nghiên cứu này chủ yếu đề cập việc xây dựng hệ thống hợp tác quốc tế trong chống khủng bố, vai trò của Liên hợp quốc trong chống khủng bố, một số bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc chiến chống khủng bố của cộng đồng quốc tế. Tăng Cường, chuyên gia luật quốc tế của Trung Quốc làm việc tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc đã có bài báo: "Nhãn quan về nghiên cứu xung đột dân tộc". Bài báo nhận diện xung đột dân tộc và mối quan hệ với hoạt động buôn bán vũ khí có liên quan đến hoạt động khủng bố của các tổ chức khủng bố quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, bài báo cũng đưa ra các khuyến nghị và giải pháp hợp tác quốc tế giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á để đấu tranh với các tổ chức khủng bố quốc tế. 10 You Ji, chuyên gia về chống khủng bố của Trung Quốc có bài "Chiến lược chống khủng bố của Trung Quốc", bài báo chỉ rõ nguồn gốc nảy sinh khủng bố ở Trung Quốc và nỗ lực chống khủng bố cũng như các giải pháp đấu tranh chống khủng bố của Trung Quốc. Trương Gia Đồng và Thẩm Đình Lập là những chuyên gia về chống khủng bố của Trung Quốc, đồng tác giả bài báo "Nhận thức của cộng đồng quốc tế về chủ nghĩa khủng bố". Bài báo phê phán một số nước và các tổ chức quốc tế thiếu nhất quán trong nhận thức về chủ nghĩa khủng bố cũng như chưa quan tâm đến hoạt động hợp tác quốc tế chống khủng bố. Tác giả cũng phê phán Hoa Kỳ và phương Tây lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. Thẩm Quốc Phong chuyên gia về chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đã có bài báo "Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong chống khủng bố quốc tế và giữ gìn hòa bình thế giới" bài báo đề cập tới những vấn đề an ninh toàn cầu, vai trò và phương hướng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới. Bài báo cũng thể hiện quan điểm của Trung Quốc về chống khủng bố và hợp tác quốc tế về chống khủng bố, phản đối Hoa Kỳ, phương Tây lợi dụng chống khủng bố để can thiệp vào Trung Quốc, hoặc lấn át ảnh hưởng, tranh giành lợi ích của Trung Quốc ở khu vực Trung Đông. Qua nghiên cứu các tài liệu ngoài nước về khủng bố và chống khủng bố cho thấy: các tài liệu nước ngoài đều thống nhất lên án khủng bố dưới mọi hình thức và cho rằng hoạt động khủng bố ngày càng nguy hiểm, khó lường, không giới hạn ở bất kỳ quốc gia, khu vực nào trên thế giới; để lại những hậu quả vô cùng lớn. Mục tiêu mà khủng bố nhắm vào không chỉ bó hẹp như ám sát các chính trị gia, đánh bom trụ sở các cơ quan ngoại giao mà còn nhắm tới các phương tiện giao thông đường không, đường thủy, đường bộ, đường sắt, nơi tập trung đông người (nhà hát, quảng trường) bằng các loại vũ khí hủy diệt (vũ khí sinh học, chất độc hóa học, các chất phóng xạ). Đấu tranh chống khủng bố là nhu cầu bức thiết của các quốc gia và thế giới; là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, lâu dài cần có sự đồng thuận, nỗ lực của các quốc gia; cộng đồng quốc tế mà đứng đầu là Liên hợp quốc. 1.1.2. Các nghiên cứu về hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự về Tội khủng bố ở ngoài nước Barry R. Posen Giáo sư khoa học chính trị thuộc Chương trình Nghiên cứu 11 an ninh của Học viện Công nghệ Massachusetts - Hoa Kỳ có công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí An ninh thế giới: “Cuộc chiến chống khủng bố - Đại chiến lược, chiến lược và chiến thuật”. Trong công trình này, tác giả đã phân tích, nhận định Hoa Kỳ và những quốc gia dân chủ phát triển là những nước có khả năng dễ bị khủng bố nhất. Do đó, cần phải có những chiến lực, chiến thuật phù hợp, đồng bộ: “Đó là một chiến lược phải đặt ra được các mục tiêu ưu tiên và tập trung các nguồn lực sẵn có như: tiền bạc, thời gian, vốn chính trị (ngoại giao) và sức mạnh quân sự cho nỗ lực chống khủng bố. Trong khía cạnh quân sự, các quốc gia có thể chọn phương án tác chiến tấn công, phòng thủ hay trừng phạt” [161, tr.39-55]. Stephen M. Walt Giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Học viện John F. Kennedy của Chính phủ thuộc đại học Harvard - Hoa Kỳ đã có công trình nghiên cứu với tựa đề: “Bên kia vụ việc Bin Ladin” đã phân tích và đưa ra kết luận trong cuộc chiến chống khủng bố Hoa Kỳ không thể hành động “đơn thương, độc mã” mà cần có sự ủng hộ của các quốc gia và quốc tế: “Cuối cùng hành động trả đũa của Hoa Kỳ đối với các cuộc tấn công khủng bố là một sự nhắc nhở hùng hồn rằng ngay cả siêu cường cũng cần phải có được sự ủng hộ của các nước khác” [169, tr.56-78]. Liên quan đến hợp tác quốc tế chống tài trợ khủng bố (CFT) và chống rửa tiền (AML), lực lượng Đặc nhiệm tài chính (FATF) đã đưa ra: “Các tiêu chuẩn quốc tế về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố & buôn bán vũ khí” [164]. Các khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) là khuyến nghị của một cơ quan liên chính phủ độc lập có chức năng phát triển và thúc đẩy các chính sách nhằm bảo vệ hệ thống tài chính toàn cầu chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ buôn bán các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các khuyến nghị của FATF được thừa nhận là các tiêu chuẩn toàn cầu về chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ khủng bố (CFT). Một tài liệu quan trọng được nhiều người tham khảo đó là: "Hợp tác quốc tế trong vấn đề hình sự liên quan đến khủng bố" (Manual on International Cooperation in Criminal Matters related to Terrorism - UNITED NATIONS - New York, 2009) tài liệu này đã được biên soạn công phu, có hệ thống, đồng bộ, toàn diện các vấn đề về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động khủng bố và giải quyết vụ án về khủng bố bao gồm các nội dung: 12 - Về hợp tác quốc tế trong các vấn đề hình sự chống khủng bố: tài liệu tập trung làm rõ các nội dung, bối cảnh và tổng quan về hợp tác quốc tế trong các vấn đề hình sự liên quan đến khủng bố, như: Tại sao phải hợp tác quốc tế? Bản chất xuyên quốc gia của tội phạm khủng bố. Các hình thức hợp tác quốc tế trong các vấn đề hình sự liên quan đến khủng bố. Hợp tác quốc tế và khuôn khổ pháp lý toàn cầu chống khủng bố. Nghĩa vụ phát sinh từ các nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chống khủng bố... - Về dẫn độ: tài liệu làm rõ dẫn độ là gì? Thủ tục dẫn độ, cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ. Thực hiện yêu cầu dẫn độ và tương trợ tư pháp về hình sự... - Về điều kiện dẫn độ: điều kiện liên quan đến cá nhân, điều kiện liên quan đến các sự kiện, điều kiện liên quan đến sự trừng phạt, điều kiện liên quan đến thẩm quyền, điều kiện liên quan đến thủ tục... Ngoài ra, tài liệu còn đề cập đến các hình thức đầu hàng sử dụng thay thế cho dẫn độ và dẫn độ trá hình... - Về tương trợ tư pháp trong vụ án hình sự về khủng bố: tài liệu làm rõ tương trợ tư pháp là gì? Khái niệm và thủ tục pháp lý hỗ trợ lẫn nhau, các hình thức chủ yếu của tương trợ tư pháp về hình sự. Các căn cứ pháp lý cho việc tương trợ tư pháp. Các điều ước, Hiệp định quốc tế dựa trên cơ sở có đi có lại. Điều kiện áp dụng đối với tương trợ tư pháp. Về điều kiện này được tài liệu xây dựng tương tự như áp dụng cho dẫn độ... - Về chuyển giao người bị kết án phạt tù: tài liệu đã đề cập đến vấn đề công nhận bản án hình sự nước ngoài và thủ tục chuyển giao người bị kết án. Tịch thu số tiền do phạm tội mà có (tiền thu được của tội phạm). Việc thu thập và trao đổi thông tin giữa các cơ quan tình báo và cơ quan thực thi pháp luật... - Về soạn thảo văn bản hợp tác quốc tế trong các vấn đề hình sự chống khủng bố: tài liệu đã đưa ra các nguyên tắc, nội dung và các phụ lục mẫu như: soạn thảo yêu cầu dẫn độ và tương trợ tư pháp về hình sự. Đơn giản hóa thủ tục dẫn độ trong điều kiện có sự đồng ý tự nguyện đầu hàng và chi phí cho việc dẫn độ, chuyển giao người bị kết án... - Về những khó khăn, thách thức trong thực tế hợp tác quốc tế trong các vấn đề hình sự chống khủng bố, như: sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia với nhau. Sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia với hệ 13 thống pháp luật quốc tế về chống khủng bố. Nguồn của pháp luật, hệ thống pháp luật, hoạt động tố tụng hình sự trong hợp tác quốc tế về các vấn đề hình sự chống khủng bố [187, Module 3]. Như vậy, "Hợp tác quốc tế trong vấn đề hình sự liên quan đến khủng bố" (Manual on International Cooperation in Criminal Matters related to TerrorismUnited Nations-New York, 2009) là một tài liệu quốc tế tương đối toàn diện về hợp tác quốc tế trong chống khủng bố nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống tư pháp hình sự các quốc gia về hợp tác quốc tế trong vấn đề hình sự liên quan đến khủng bố. Trong đó, tài liệu tập trung đề cập đến các biện pháp hợp tác quốc tế như: dẫn độ, tương trợ tư pháp cũng như cung cấp những lời khuyên thiết thực liên quan đến những khó khăn và trở ngại mà ngành tư pháp của các quốc gia có thể gặp phải. Tài liệu này, cũng là giáo trình được sử dụng để đào tạo các học viên pháp lý trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế [187, Module 3]. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.2.1. Các nghiên cứu tương trợ tư pháp về chống tội phạm - Về hợp tác quốc tế tương trợ tư pháp về hình sự: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh có bài viết "Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 - Công cụ pháp lý toàn cầu trong phòng, chống tội phạm có tổ chức" [3, tr.14-17]. Trong bài báo, tác giả nhận định tầm quan trọng của việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức. Khuyến nghị Việt Nam cần sớm thành lập một cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm có tổ chức và cũng là cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. - Các sách chuyên khảo tương trợ tư pháp về hình sự: trong tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nhà khoa học luật của Việt Nam cũng đã viết nhiều sách chuyên khảo, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh (2008) chủ biên cuốn sách "Hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" [8]. Ngoài ra, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Anh (2008) chủ biên cuốn sách chuyên khảo "Tương trợ tư pháp về hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" [10]. Đây là những công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về tương trợ tư pháp về hình sự; trong 14 đó có đề cập đến hợp tác quốc tế trong TTHS nói chung, tương trợ giúp đỡ các cơ quan tư pháp các quốc gia trong tiến hành một số hoạt động điều tra, xử lý tội phạm có vai trò quan trọng, mang lại hiệu quả cao trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. PGS.TS. Trần Phương Đạt (2010) chủ biên cuốn sách chuyên khảo: "Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự Việt Nam" [66]. Nội dung cuốn sách phân tích, làm sáng tỏ các lĩnh vực hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự đã được pháp luật của Việt Nam quy định, như: tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án phạt tù để chấp hành hình phạt. Qua nghiên cứu tác giả Trần Phương Đạt cũng đưa ra khái niệm về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. PGS.TS. Nguyễn Phong Hòa (2011) chủ biên cuốn: "Tương trợ tư pháp và hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong quá trình hội nhập quốc tế" [67]. Trong đó, tác giả đã nêu các quan niệm về tương trợ tư pháp, dẫn độ và hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm của một số chủ thể trên thế giới, như: quan niệm về hợp tác quốc tế tương trợ tư pháp của Liên hợp quốc, quan niệm về hợp tác quốc tế tương trợ tư pháp nói chung và tư pháp hình sự nói riêng của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, quan niệm về tương trợ tư pháp trong hệ thống pháp luật án lệ (Anh - Mỹ), quan niệm về hợp tác quốc tế tương trợ tư pháp trong hệ thống pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa (trước kia), quan niệm về tương trợ tư pháp của các điều ước đa phương, song phương để làm cơ sở pháp lý cho việc xây dựng các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân. - Về đề tài khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (2018), chủ nhiệm đề tài "Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam" [43]. Trên cơ sở cách tiếp cận mới, đặc biệt là cách tiếp cận quyền về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, tác giả đề cập đến cơ sở lí luận, thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong TTHS trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Các nội dung của đề tài bao gồm: Quan niệm và các lĩnh vực của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (TTHS); Thực trạng hợp tác quốc tế trong TTHS ở Việt Nam; Những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong TTHS. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan