Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp tác giữa các quốc gia asean trong vấn đề biển đông (2002 2017)...

Tài liệu Hợp tác giữa các quốc gia asean trong vấn đề biển đông (2002 2017)

.PDF
103
133
71

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 6 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 9 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 13 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 14 5. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................... 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG .................. 15 1.1. Khái quát vấn đề Biển Đông .............................................................................. 15 1.1.1. Tầm quan trọng của Biển Đông ............................................................... 15 1.1.2. Tình hình Biển Đông từ năm 2002 đến năm 2017 ................................... 18 1.1.3. Nhận thức của ASEAN về vấn đề Biển Đông ........................................... 23 1.2. Cơ sở pháp lý trong hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông...................................................................................................................... 24 1.2.1. Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á ........................................ 24 1.2.2. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 ................ 25 1.2.3. Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông ........................................ 26 1.2.4. Hiến chương ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông ................ 27 1.2.5. Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC ......................................................... 28 1.2.6. Tuyên bố của ASEAN về nguyên tắc 6 điểm trong vấn đề Biển Đông ..... 28 1.2.7. Phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Philippines....................... 29 1.3. Những yếu tố tác động đến hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông ................................................................................................................. 29 1.3.1. Hoạt động tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông ........................................................................................................................ 29 1.3.2. Yếu tố đoàn kết, thống nhất và đồng thuận trong xây dựng Cộng đồng ASEAN ............................................................................................................. 32 1.3.3. Hoạt động can dự của các nước lớn bên ngoài .............................................. 32 1.3.4. Các vấn đề an ninh phi truyền thống ............................................................... 33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 35 1 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG .................. 36 2.1. Hợp tác giải quyết các tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông ................................................................................................ 36 2.1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông…. ........................................................................................... 36 2.1.2. Tiến trình hợp tác giải quyết các tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông ............................................................... 37 2.2. Hợp tác phân định biển ...................................................................................... 41 2.2.1. Nhận thức về phân định biển theo UNCLOS ........................................... 41 2.2.2. Hợp tác phân định biển giữa các quốc gia ASEAN ................................. 42 2.3. Hợp tác khai thác chung .................................................................................... 50 2.3.1. Mô hình chia sẻ tài nguyên biển .............................................................. 51 2.3.2. Mô hình gác tranh chấp, cùng khai thác của Trung Quốc ...................... 52 2.3.3. Mô hình hợp tác cùng phát triển của Việt Nam ....................................... 53 2.4. Hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông .... 55 2.5. Hợp tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, khảo sát khoa học biển ............... 59 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 62 CHƢƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VỀ TƢƠNG LAI HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ............... 63 3.1. Đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong hợp tác giữa các quốc gia ...................................................................................................... 63 3.2. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tác động đến hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông .............................................................................. 66 3.2.1. Tình hình thế giới, khu vực từ tháng 11/2017 - 10/2019 ......................... 66 3.2.2. Xu hướng vận động tình hình thế giới, khu vực sau năm 2019 ............... 67 3.2.3. Xu hướng phát triển của ASEAN đến năm 2025 ...................................... 68 3.2.4. Tình hình Biển Đông thời gian tới.............................................................. 69 3.2.5. Tiến triển trong đàm phán COC ................................................................ 71 3.3. Về triển vọng hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông ...... 74 3.3.1. Về hợp tác giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông ................................................................................................. 74 3.3.2. Về hợp tác phân định biển ......................................................................... 75 2 3.3.3. Về hợp tác khai thác chung ........................................................................ 76 3.3.4. Hợp tác bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông ............................................................................................................... 77 3.3.5. Về hợp tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, khảo sát khoa học biển ..... 79 3.4. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam .............................................................. 80 3.4.1. Về mục tiêu, phương châm, nguyên tắc trong hợp tác ................................ 80 3.4.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................. 80 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 87 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 90 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADIZ ADMM ADMM+ AMF AMM ARF ASEAN BRI COC CUES DOC AMF EAMF EAS Air Defense Identification Zone Vùng nhận diện phòng không ASEAN Defense Ministries’ Meeting Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ASEAN Defense Ministries’ Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ASEAN Maritime Forum Diễn đàn Biển ASEAN ASEAN Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Belt and Road Initiative Sáng kiến Vành đai - Con đường Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông Code for Unplanned Encounters at Sea Bộ quy tắc ứng xử các tình huống bất ngờ trên biển Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông ASEAN Maritime Forum Diễn đàn Biển ASEAN Expanded ASEAN Maritime Forum Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á 4 EEZ EU Exclusive Economic Zone Vùng đặc quyền kinh tế European Union Liên minh Châu Âu Free and Open Indo-Pacific FOIP Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở Illegal, unreported and unregulated fishing IUU Các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý IMB JWG OPEC International Mission Board Cơ quan hàng hải quốc tế Joint Working Group Nhóm công tác chung Organization of Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa Regional Cooperation Agreement on Combating Piracy and ReCAAP Armed Robbery against Ships in Asia Thỏa thuận hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ở châu Á PCA SOM TAC UNCLOS Permanent Court of Arbitration Tòa Trọng tài thường trực Senior Officical’s Meeting Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN Treaty of Amity and Cooperation Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện 1982 United Nations Convention on Law of the Sea Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2017 đánh dấu chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Gác lại quá khứ đối đầu và nghi kỵ, vượt qua biết bao sóng gió, chuyển biến phức tạp và sâu sắc của tình hình khu vực, quốc tế trong suốt nửa thế kỷ qua, ASEAN đã vươn mình từ một Hiệp hội lỏng lẻo, được hình thành chỉ với 5 thành viên (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore) trong bối cảnh đối đầu của Chiến tranh Lạnh, trở thành một thực thể khu vực có tính pháp lý thống nhất của 10 quốc gia Đông Nam Á, có vị thế vững mạnh, liên kết sâu rộng và là đối tác không thể thiếu của các nước trên thế giới. Những thành tựu này đã đưa ASEAN trở thành tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển [60]. Trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và phát triển đó, nền tảng vững chắc nhất và cũng là thành tựu then chốt nhất mà ASEAN đạt được là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và an ninh bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập, duy trì và thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác vì mục tiêu tăng trưởng, hội nhập, liên kết, gắn bó, đùm bọc và chia sẻ [62]. Hay nói cách khác, ASEAN đã tạo ra một sân chơi để tất cả các quốc gia thành viên gặp gỡ, trao đổi, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trên tất cả các lĩnh vực, nhất là hợp tác về các lĩnh vực biển, đảo như phân định biển, tuần tra chung trên biển, khai thác chung,... qua đó củng cố và không ngừng tăng cường lòng tin chính trị, hiểu biết lẫn nhau và xích lại gần nhau, vì mục tiêu xây dựng một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội, đồng thời tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm và đóng góp tích cực của mình cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực. Trong các lĩnh vực hợp tác cả song phương và đa phương giữa các quốc gia ASEAN, hợp tác trong vấn đề Biển Đông luôn là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Điều này xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, với vị trí địa chính trị chiến lược, địa kinh tế quan trọng nối liền Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, 6 Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Biển Đông ngày càng trở thành vùng biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Tầm quan trọng của Biển Đông hiện còn được nâng tầm trở thành những quan ngại toàn cầu đối với việc bảo vệ các tài sản chung toàn cầu, tự do đi lại ngoài khơi, sử dụng không hạn chế các tuyến đường biển quốc tế, thương mại hàng hải qua Biển Đông không bị hạn chế... Do đó, thúc đẩy hợp tác, quản lý, sử dụng bền vững Biển Đông nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở vùng biển nhạy cảm này phù hợp với lợi ích của tất cả các quốc gia ASEAN cũng như các quốc gia ngoài khu vực. Thứ hai, khu vực Biển Đông đang tồn tại nhiều bất đồng, mâu thuẫn về tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán do lịch sử để lại giữa các quốc gia ASEAN với nhau và giữa các quốc gia ASEAN với Trung Quốc [8, tr. 11-25]. Tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông đang có nhiều diễn biến phức tạp cả trên thực địa cũng như trong các diễn đàn song phương và đa phương. Đây được coi là một trong ba điểm nóng an ninh chưa được giải quyết ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (cùng với vấn đề Đài Loan và vấn đề hạt nhân/tên lửa trên Bán đảo Triêu Tiên) và ngày càng có xu hướng căng thẳng, phức tạp hơn, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Thực tế này đòi hỏi các quốc gia liên quan, nhất là các quốc gia ASEAN phải tăng cường hợp tác nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như các công cụ hiện có của ASEAN và giữa ASEAN với các bên liên quan khác, qua đó duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Thứ ba, các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển (tội phạm xuyên quốc gia, thảm họa thiên nhiên, môi trường biển ô nhiễm…) đang ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành nguy cơ đe dọa thường xuyên, trực tiếp đến an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Thứ tư, riêng đối với ASEAN, Biển Đông nằm trong phạm vi địa chính trị của ASEAN, được bao bọc bởi 8/10 quốc gia thành viên ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan và Campuchia [3]. Do đó, mọi biến động phức tạp dù nhỏ cũng sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích, an ninh quốc gia của các thành viên ASEAN. Thứ năm, Biển Đông ngày càng trở 7 thành khu vực cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Thông qua việc triển khai các chiến lược, sáng kiến khu vực và toàn cầu liên quan Biển Đông, Mỹ và Trung Quốc tăng cường tập hợp lực lượng, tác động, lôi kéo nhằm phá vỡ đoàn kết, thống nhất trong nội Khối ASEAN phục vụ ý đồ của các nước này. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông trong bối cảnh hiện nay nói chung và trong giai đoạn 2002 - 2017 nói riêng luôn là một trong những trọng tâm ưu tiên trong tiến trình xây dựng cộng đồng. Đây là yêu cầu khách quan, tất yếu nhằm tăng cường lòng tin, giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột quân sự, giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc an ninh khu vực đang định hình, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế biển..., qua đó xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển. Riêng đối với Việt Nam, Biển Đông gắn trực tiếp đến chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Do đó, thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN với nhau và giữa các quốc gia ASEAN với các nước ngoài khu vực như thế nào, mức độ tham gia của Việt Nam ra sao luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và tối đa lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam. Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông đã đạt được một số kết quả quan trọng, song cũng tồn tại nhiều hạn chế, trở ngại. Hiện chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng thể về các hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề này. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về đề tài Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông (2002 - 2017) là nội dung cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Xuất phát từ những mục đích và ý nghĩa trên, tác giả chọn chủ đề trên để làm luận văn thạc sỹ. 8 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề Kể từ những năm cuối của thế kỷ XX và gần hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Biển Đông trở thành chủ đề mang tính thời sự, thu hút sự quan tâm của dư luận, học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách, báo về Biển Đông dưới nhiều cách tiếp cận, phạm vi nghiên cứu khác nhau liên quan hợp tác giữa các quốc gia trong vấn đề Biển Đông, có thể phân loại một số cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu như: Nghiên cứu tổng thể hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông: Hiện cả trong và ngoài nước, những công trình nghiên cứu tổng thể hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông còn tương đối ít. Qua khảo cứu cho thấy hiện TS. Nguyễn Thanh Minh (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) có công trình nghiên cứu “Thực trạng và triển vọng về hợp tác quốc tế trên Biển Đông giữa các nước ASEAN trong bối cảnh hiện nay” được đăng trên Tạp chí Cảnh sát biển Việt Nam, số 7 (25) năm 2018. Công trình nghiên cứu này có dung lượng khoảng 7 trang A4, tập trung phân tích, luận giải và làm sáng tỏ thực trạng một số hình thức hợp tác ở Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN và đưa ra những nhận định, đánh giá về triển vọng trong thời gian tới. Nghiên cứu về hợp tác trong vấn đề Biển Đông nói chung: Những công trình nghiên cứu về vấn đề này khá đa dạng với nhiều cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau, trong đó đa phần tập trung vào hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực. Một số công trình nghiên cứu cụ thể có thể kể đến như: Đặng Đình Quý (chủ biên) với nghiên cứu “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Nhà Xuất bản Thế giới ấn hành năm 2010, tập hợp các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tháng 11 năm 2009 tại Hà Nội. Tập hợp các tham luận được trình bày trong công trình nghiên cứu có ba vấn đề chính: (i) Tầm quan trọng của Biển Đông trong khu vực cũng như trên toàn cầu trong bối cảnh tổng thể của môi trường quốc tế. (ii) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và những hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và 9 hợp tác ở khu vực. (iii) Những hình thức, biện pháp hợp tác ở Biển Đông, kinh nghiệm và triển vọng trong hợp tác ở Biển Đông giữa các quốc gia nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Trong công trình nghiên cứu này, có một số tham luận đáng chú ý như: Thứ nhất, GS. Stein Tonnesson, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Na Uy có đề tài tham luận “Liệu có thể giải quyết được các tranh chấp ở Biển Đông không?” với nội dung cho rằng còn rất lâu các tranh chấp ở Biển Đông mới có thể giải quyết được. Khác với một số nhà nghiên cứu ủng hộ hợp tác khai thác chung, ông cho rằng cùng thăm dò có thể rất nguy hiểm vì nếu tìm được dầu khí thì xung đột sẽ càng leo thang. Theo tác giả, tốt hơn hết là tích cực áp dụng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS) để làm cơ sở phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Thứ hai, Lý Kiến Vỹ (Li Jianwei), Viện Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc, cho rằng ở Biển Đông đã có nhiều nỗ lực hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành nhưng mức độ hợp tác tại khu vực còn kém xa mức độ hội nhập kinh tế; cần xây dựng một tổ chức tiểu khu vực nhằm điều phối hoạt động hợp tác chung tại Biển Đông, kiềm chế việc xảy ra xung đột và tăng cường hợp tác hiệu quả. Thứ ba, GS. Châu Khuất Uyên (Zou Keyuan), Đại học Central Lancashire, Vương Quốc Anh, cho rằng thiết lập cơ chế hợp tác chống nạn cướp biển ở Biển Đông là hoàn toàn có cơ sở và đã có một số kênh để có thể xây dựng một cơ chế như vậy bao gồm Hiệp định Hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang các tàu thuyền ở châu Á (ReCAAP), Tuyên bố ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC) và các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống giữa Trung Quốc và ASEAN... TS. Nguyễn Hồng Thao và PGS. Ramses Amer, “Biển Đông: Tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới nhằm tăng cường ổn định và hợp tác”, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2, tháng 6 năm 2009. Công trình nghiên cứu đã khái quát ngắn gọn lịch sử tranh chấp trên Biển Đông thông qua một số sự kiện và các yêu sách nổi bật nhất; đề cập tới vai trò, đặc điểm và hạn chế của một số văn bản pháp lý do ASEAN đưa ra liên quan vấn đề hợp tác giải quyết tranh chấp, hợp tác phân định biển, hợp tác khai thác chung và một số dự án hợp tác trong khuôn khổ DOC. 10 Lý Kim Minh, “Vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đối chiếu với Luật Biển quốc tế” do Nhà xuất bản Hải Dương, Trung Quốc phát hành năm 2004. Công trình nghiên cứu này gồm 11 chương, khái quát hiện trạng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; đánh giá xu hướng nghiên cứu mới về chủ quyền ở Biển Đông trong thế kỷ XXI; phân tích bản đồ Trịnh Hòa và tư liệu lịch sử về quần đảo Trường Sa với việc giải quyết những tranh chấp trong khai thác dầu khí ở khu vực này. Một số đề tài cấp Bộ (Ngoại giao), bài viết, tác phẩm chuyên khảo đáng chú ý khác về các khía cạnh liên quan hợp tác ở Biển Đông giữa các quốc gia ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác như: đề tài “Tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Lịch sử, thực trạng và xu thế” của TS. Trần Trường Thủy (2009), đề tài “Chính sách của Trung Quốc đối với các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: Đánh giá và dự báo xu thế đến năm 2020” của TS. Trần Trường Thủy (2010); đề tài “Các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế và khả năng áp dụng đối với các tranh chấp tại Biển Đông” của TS. Nguyễn Thị Lan Anh (2010); đề tài “Hợp tác quốc tế về an ninh, phát triển ở Biển Đông: Thực trạng, triển vọng và chính sách của Việt Nam” của TS. Trần Trường Thủy (2013); đề tài “Một số tình huống tranh chấp trên Biển Đông từ 2009 đến nay: Các khía cạnh pháp lý và khả năng áp dụng cơ chế tài phán quốc tế” của TS. Phạm Lan Dung (2014); đề tài “Các vấn đề pháp lý và thực tiễn phục vụ công tác phân định biển và hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” của TS. Phạm Lan Dung (2016); đề tài “Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp: Luật pháp, thực tiễn quốc tế và các khả năng áp dụng ở Biển Đông” của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh (2017); đề tài “Vấn đề Biển Đông trong ASEAN và định hướng phát huy vị thế của Việt Nam trong ASEAN để phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Biển Đông trong 5 năm tới” của TS. Trần Trường Thủy (2017); công trình nghiên cứu “Vấn đề thỏa hiệp và hợp tác trên biển: Trường hợp ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” của TS. Trần Trường Thủy; bài viết “Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: Hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực” của GS. Carlyle Thayer; bài viết “ASEAN với triển vọng giải quyết tranh chấp Biển Đông” của Hoàng Việt; bài viết “Các biện pháp duy trì hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác về Biển Đông” của TS. Trần Công Trục; 11 bài viết “Prevent conflict in the South China Sea” của Rodolfo C. Severino; báo cáo “Perspectives on the South China Sea: Diplomatic, legal, and security dimensions of the dispute” của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS); bài viết “Overcoming the Impasse in the South China Sea” của Lynn Kuok; bài viết “The South China Sea Dispute: How Geopolitics Impedes Dispute Resolution and Conflict Management” của Ian Storey... Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu của học viên các khóa Cao học Quan hệ quốc tế của Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và của Học viện Ngoại giao như: “Thực trạng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong những năm đầu thế kỷ XXI” của tác giả Hồ Thị Bích Ngọc, khóa Quan hệ quốc tế 2011 - 2013, Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; “ASEAN trong vấn đề Biển Đông” của tác giả Phạm Thanh Bằng, khóa Quan hệ quốc tế 2009 - 2011, Học viện Ngoại giao; “Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông từ năm 1992 đến 2015” của tác giả Nguyễn Trọng Thành, khóa Quan hệ quốc tế 2013 - 2015, Học viện Ngoại giao; “Xây dựng lòng tin thông qua hợp tác về môi trường ở Biển Đông từ năm 2000 đến nay”, của tác giả Phan Thị Cẩm Mai, khóa Quan hệ quốc tế 2011 - 2013, Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này cơ bản chỉ tập trung vào hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nêu các cơ chế giải quyết tranh chấp hoặc mới chỉ đề cập hình thức hợp tác về môi trường biển, chứ không có công trình nào nghiên cứu tổng thể các hình thức hợp tác trên biển giữa các quốc gia ASEAN. Nhìn chung, nghiên cứu về vấn đề hợp tác giữa các quốc gia nói chung và giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông nói riêng đã được dư luận, học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu từ khía cạnh luật pháp và quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, nhìn tổng thể vào lịch sử nghiên cứu, nhất là trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2017, có thể thấy các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một vài khía cạnh, hình thức hợp tác cụ thể, chủ yếu nghiên cứu vấn đề hợp tác giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông; rất ít công trình nghiên cứu tổng thể về hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN 12 trong vấn đề Biển Đông. Từ thực tế này, tác giả quyết định nghiên cứu sâu hơn, tổng thể hơn về các hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông giai đoạn 2002 - 2017. Do đó, công trình nghiên cứu “Hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông (2002 - 2017” sẽ có nhiều điểm mới, cập nhật, cụ thể và chuyên sâu. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu - Đánh giá, làm rõ thực trạng triển khai các hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trên biển từ năm 2002 đến năm 2017; nhận định về triển vọng hợp tác trong thời gian tới; trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị chủ trương, chính sách, biện pháp đối nội, đối ngoại, góp phần bảo vệ chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam. - Góp phần bổ sung vào nguồn tư liệu hữu ích trong nghiên cứu các vấn đề liên quan Biển Đông, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước của cá nhân bằng việc nghiên cứu khoa học có ý nghĩa đối với công tác bảo vệ chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia của Việt Nam. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Thời gian nghiên cứu nội dung của luận văn được xác định từ năm 2002 cho đến năm 2017. Đây là khoảng thời gian kể từ khi các quốc gia thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc ký DOC vào tháng 11/2002 tại Campuchia cho đến thời điểm Lãnh đạo cấp cao các quốc gia ASEAN và Trung Quốc thông qua Khung Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) và chính thức tuyên bố khởi động tiến trình đàm phán về COC vào tháng 11/2017. Về không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài xoay quanh khu vực Đông Nam Á với 10 quốc gia thành viên ASEAN và Biển Đông. Tuy nhiên, tùy vào từng nội dung, không gian nghiên cứu có thể được mở rộng ra ngoài phạm vi không gian nêu trên. 13 Về nội dung: Phân tích và đánh giá các hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông từ năm 2002 đến năm 2017, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu biện chứng lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó xem xét các cơ sở pháp lý thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông, một số hình thức hợp tác tiêu biểu giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông một cách khách quan, phù hợp với quy luật và mang tính biện chứng, phổ biến. Các phương pháp chung được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài gồm: phương pháp phân tích, phương pháp liên ngành, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Các phương pháp riêng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế được sử dụng trong nghiên cứu đề tài luận văn gồm: phương pháp phân tích chính sách, phương pháp phân tích lợi ích, phương pháp nghiên cứu khu vực, phương pháp phân tích hợp tác quốc tế và phương pháp dự báo. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày theo ba chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý và yếu tố tác động đến hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông Chương 2: Thực trạng triển khai các hình thức hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông Chương 3: Nhận định về tương lai hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề Biển Đông và khuyến nghị 14 Chƣơng 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA ASEAN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG 1.1. Khái quát vấn đề Biển Đông 1.1.1. Tầm quan trọng của Biển Đông Khái quát về Biển Đông: Biển Đông là một vùng biển nửa kín nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, trải rộng từ 3o vĩ Bắc đến 26o vĩ Bắc và từ 100o kinh Đông đến 121o kinh Đông. Diện tích bề mặt Biển Đông khoảng 3.400.000 km2, độ sâu trung bình khoảng 1.140 m và độ sâu cực đại khoảng 5.016 m. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và vùng lãnh thổ Đài Loan [20, tr. 18]. Biển Đông được xem là tài sản chung của thế giới và khu vực, bởi vị trí địa kinh tế, địa chiến lược quan trọng của nó, cụ thể: Đối với lĩnh vực kinh tế - xã hội: Thứ nhất, Biển Đông là vùng biển mà trong lòng biển và dưới đáy biển tàng trữ nhiều tài nguyên sinh vật và khoáng sản quan trọng đối với đời sống và sự phát triển kinh tế của các quốc gia xung quanh. Theo ước tính, Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng với hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển này [5]. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó các loài cá chiếm khoảng 86% tổng trữ lượng. Ước tính có khoảng 70% dân số các nước Đông Nam Á sinh sống ven biển và lượng thủy hải sản được đánh bắt ở khu vực Biển Đông chiếm khoảng 10% tổng trữ lượng đánh bắt trên thế giới, cung cấp 25% nhu cầu protein cho 500 triệu dân [20, tr. 50]. Do đó, nhiều quốc gia đang đẩy mạnh xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế biển, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thứ hai, một nguồn lợi đặc biệt quan trọng khác của Biển Đông hiện nay là dầu khí, trong tương lai là nguồn tài nguyên băng cháy, còn gọi là khí hydrat [1]. Biển Đông được đánh giá là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu 15 vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển, trong đó Indonesia là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, Biển Đông có khoảng 190.000 tỷ feet khối khí tự nhiên và 11.000 tỷ thùng dầu. Trong khi đó, đánh giá của Trung Quốc cho rằng trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này, sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì liên tục trong vòng 15 - 20 năm tới [86]. Ngoài ra, Biển Đông còn là một trong 4 khu vực ở Đông Á có tiềm năng về nguồn tài nguyên băng cháy. Theo báo Nihon Keizai, kể từ đầu thế kỷ XXI, Cơ quan Hàng hải và Cục thăm dò khảo sát địa chất của Trung Quốc đã tiến hành thăm dò băng cháy ở Biển Đông và năm 2007 đã tìm thấy trữ lượng băng cháy khoảng 19,4 tỷ m 3 tại vùng biển phía Bắc Biển Đông [1]. Tiềm năng băng cháy chưa được khai thác này được coi là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các vùng biển quanh hai quần đảo này [20, tr. 59]. Thứ ba, Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Đây là tuyến đường biển ngắn nhất đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương qua ba cửa ngõ chính ở phía Nam là eo biển Malacca, eo biển Sunda và eo biển Lumbok. Do đó, tuyến vận tải này được đánh giá là tuyến nhộn nhịp thứ hai của thế giới, chỉ sau Địa Trung Hải, với mật độ tàu thuyền trọng tải lớn qua lại trung bình khoảng trên 41.000 chiếc/năm. Hơn 90% lượng vận tải thương mại thế giới được thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó đi qua vùng Biển Đông với trị giá khoảng 5.000 tỷ USD/năm, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan được chuyên chở qua đây, lượng khí hóa lỏng được vận chuyển qua Biển Đông chiếm 2/3 tổng số lượng khí hóa lỏng được buôn bán trên thị trường thế giới. Trong khu vực có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hong Kong. Phần lớn nguồn dầu mỏ và hàng hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc phải đi qua vùng biển này1 [3]. Nếu khủng 1 Xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản phải đi qua vùng biển này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á chiếm 16 hoảng nổ ra ở vùng biển này, các loại tàu thuyền phải chạy theo đường mới hoặc vòng qua Nam Australia thì cước phí vận tải biển sẽ tăng gấp năm lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh trên biển: Trên bề mặt rộng lớn của Biển Đông, có nhiều đảo, đá, bãi cạn… có giá trị vô cùng quan trọng về chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của mỗi quốc gia. Đặc biệt, các đảo, đá, bãi cạn thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận tiện cho việc đặt các trạm thông tin, các đài quan sát, hệ thống đèn biển, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè, cung cấp các dịch vụ hậu cần đảm cho an toàn, an ninh hàng hải [3]. Xuất phát từ an ninh chủ quyền và các lợi ích kinh tế - xã hội từ khai thác biển, đồng thời từ nhu cầu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, do vậy, Biển Đông đã và đang trở thành địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự và an ninh đối với các nước trong và ngoài khu vực và đang được xem như là một phương tiện cho sự thống trị trong khu vực. Bên cạnh các căn cứ hải - không quân đã từng được thiết lập tại đây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như căn cứ Subic, Clark, Cam Ranh và Tam Á, hiện các quốc gia trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm 04 eo biển đó là eo biển Malacca, Lombok, Sunda và Ombai ở Biển Đông bởi việc giành quyền kiểm soát các eo biển này sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược có thể tiếp cận mục tiêu, tiến công bất ngờ [42, tr. 30]. Các chuyên gia quân sự của Mỹ cho rằng, nếu nước nào bố trí được tàu ngầm hạt nhân tại khu vực quần đảo Trường Sa thì quốc gia đó có thể khống chế được khu vực có bán kính 4.000 km [43]. Nhiều nhà nghiên cứu chiến lược cũng nhận định: Trong tương lai, thế lực nào khống chế được vùng biển này, thì thế lực đó sẽ khống chế được cả khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, Biển Đông được xem là địa bàn truyền thống của các hoạt động cướp biển và khủng bố, nhất là tại eo biển Malacca [13], nhu cầu tăng cường hợp tác về quốc phòng - an ninh giữa các quốc gia trong đấu tranh chống nạn cướp biển để bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông ngày càng đặt ra cấp thiết. 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và Trung Quốc 22%. 17 Tóm lại, Biển Đông là tài sản chung của thế giới và khu vực, có vai trò địa chính trị rất quan trọng, do đó việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và sự cần thiết cùng hợp tác quản lý bền vững vùng biển này là rất quan trọng, vì lợi ích của tất cả các quốc gia sử dụng nó [38, tr. 22]. 1.1.2. Tình hình Biển Đông từ năm 2002 đến năm 2017 Trong 15 năm qua, tình hình Biển Đông diễn biến thăng trầm, song xu hướng ngày càng phức tạp hơn, trong đó: Trung Quốc quyết liệt triển khai toàn diện, sâu rộng và đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp nhằm đẩy nhanh thực hiện các tham vọng phi lý ở Biển Đông [25]: Về chính trị - ngoại giao - pháp lý, Trung Quốc thể hiện sự chủ động về mặt chiến lược, ngày càng bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý về Biển Đông; đơn phương ra các lệnh cấm đánh bắt cá ở các vùng biển thuộc chủ quyền của nhiều quốc gia Đông Nam Á từ năm 2004 đến nay. Trung Quốc tuyên bố bác bỏ phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông (PCA), gửi Công hàm năm 2009 lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc công khai bản đồ đường chín đoạn, thành lập, củng cố, hành chính hóa, pháp lý hóa và quân sự hóa Thành phố Tam Sa, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam kể từ năm 2007, đồng thời thúc đẩy xây dựng Cường quốc biển kể từ Đại hội XVIII tháng 11/2012 [94]. Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, lồng ghép mục tiêu bảo vệ chủ quyền, lợi ích phi lý của nước này ở Biển Đông vào các sáng kiến liên kết khu vực do chính nước này thúc đẩy, dẫn dắt, nhất là sáng kiến Vành đai, Con đường (BRI),… nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các nước, tìm cách hướng lái dư luận và quan điểm của các bên theo chủ trương của Trung Quốc, mặt khác ép các nước gác tranh chấp, cùng khai thác, sẵn sàng hành xử cứng rắn, thậm chí đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp [56]. Về thông tin - tuyên truyền, Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch thông tin - tuyên truyền rầm rộ dưới nhiều hình thức như tại các diễn đàn đa phương, các chuyến thăm song phương, truyền thông, báo chí, hội nghị, hội thảo, in ấn, phát hành ở nhiều nước trên thế giới nhằm tạo ngộ nhận của quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, sự ổn định ở Biển Đông và vai trò tích cực của Trung Quốc trong duy trì hòa bình, phản bác phán quyết của PCA. 18 Trung Quốc còn đổ lỗi cho các bên tranh chấp khác và sự can dự của các nước ngoài khu vực là nguyên nhân gây căng thẳng, xuyên tạc kết quả các cuộc tiếp xúc, đàm phán giữa Trung Quốc với các bên liên quan nhằm ly gián, gây nghi kị giữa các nước… Trên thực địa, Trung Quốc cơ bản hoàn tất việc tạo hiện trạng mới sau khi đã bồi lấp, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng lưỡng dụng trên các thực thể chiếm đóng ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như triển khai đồng bộ hệ thống giám sát dưới đáy biển, trên biển và trên không; đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân, không quân và hệ thống trang thiết bị phục vụ việc khẳng định chủ quyền phi pháp và nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác tài nguyên ở Biển Đông [49]. Trung Quốc tăng cường hiện diện lực lượng hải quân, chấp pháp, tàu cá vỏ sắt, tàu cá dân binh khắp Biển Đông; tiến hành tuần tra, do thám, quấy nhiễu, xua đuổi, ngăn cản, bắt giữ phương tiện, tàu thuyền các nước. Trung Quốc tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận trên không, trên biển với quy mô và phạm vi ngày càng mở rộng, đáng chú ý là việc Trung Quốc vào tháng 12/2016, tháng 7/2017 và tháng 01/2018 điều biên đội tàu sân bay Liêu Ninh xuống diễn tập ở Biển Đông và từng bước công khai hóa việc đưa tàu ngầm và các loại trang thiết bị hiện đại đến Gạc Ma, Chữ Thập; đồng thời tổ chức các tour du lịch đến quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, kể từ năm 2011 đến nay, tình hình thực địa Biển Đông trở nên hết sức căng thẳng với một loạt các sự kiện được cho là nghiêm trọng nhất kể từ sau khi DOC ra đời như Trung Quốc đẩy mạnh bồi lấp, tôn tạo đảo đá và quân sự hóa ở Biển Đông, chủ động gây hấn và phá rối các nước khác thông qua việc điều tàu quân sự, chấp pháp tiếp cận, cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của các nước khác, cắt cáp tàu Bình Minh 02, Viking II [31, 81]. Ngoài những hành động khiêu khích và đe dọa các tàu đánh cá và tàu thăm dò dầu khí của các quốc gia khác, hành động trắng trợn nhất của Trung Quốc là đưa Giàn khoan 981 cùng sự hộ tống của hơn 100 tàu hàng hải dân sự và tàu quân sự, máy bay các loại vào sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ ngày 01/5/2014 - 16/7/2014. Để bảo vệ Giàn khoan, Trung Quốc còn thực hiện những hành động thô bạo, vô nhân tính tấn công tàu chấp pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, đâm chìm tàu cá của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, sự phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế. Nhìn chung, lập trường và hành xử của 19 Trung Quốc những năm gần đây cho thấy những tính toán kỹ lưỡng của nước này nhằm mục đích biến các khu vực không tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông cũng như những toan tính chiến lược của nước này ở khu vực và quốc tế [31]. Đến nay, Trung Quốc cơ bản tạo được hiện trạng mới trên thực địa và cục diện mới trong tranh chấp, nắm thế chủ động trong các bước đi tiếp theo liên quan Biển Đông. Các quốc gia ASEAN có tranh chấp một mặt tăng cường triển khai lực lượng, phương tiện và biện pháp để khẳng định chủ quyền, lợi ích tại các khu vực đang kiểm soát hoặc có yêu sách, mặt khác ngày càng điều chỉnh chính sách theo hướng linh hoạt và thực dụng hơn, tránh đi đầu trong vấn đề Biển Đông nhằm tránh gây căng thẳng quan hệ với Trung Quốc [3]. Trước những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, các quốc gia ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông đã thực thi các chính sách, biện pháp tương đối toàn diện để bảo vệ những lợi ích quốc gia, đồng thời cố gắng gìn giữ môi trường hòa bình bên ngoài. Chính sách này thể hiện các nội dung cơ bản: (i) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. (ii) Tăng cường và củng cố tiềm lực quốc phòng, nhất là hải quân và các lực lượng chấp pháp biển. (iii) Công khai phản đối các hành vi vi phạm chủ quyền biển, đảo của các nước; đưa vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn khu vực để thảo luận với sự tham gia các cường quốc bên ngoài khác. (iv) Sử dụng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, để bảo vệ những yêu sách và quyền lợi của mình. (v) Phản đối việc khai thác chung với Trung Quốc ở những khu vực bên trong EEZ được quốc tế công nhận. (vi) Hợp tác cùng các thành viên của ASEAN cũng như các đối tác của ASEAN trong hối thúc Trung Quốc thực thi hiệu quả DOC và hướng tới xây dựng COC có tính ràng buộc về pháp lý, đồng thời đàm phán trực tiếp với Trung Quốc để giảm bớt căng thẳng và giải quyết các vấn đề song phương còn tồn tại [38, tr. 99-102]. Riêng Philippines, trước những biến chuyển không mấy khả quan bằng kênh ngoại giao trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở bãi cạn Scarborough, Philippines dưới thời Tổng thống B.Aquino ngày 22/01/2013 đã sử dụng con đường đấu tranh pháp lý, kiện Trung Quốc lên PCA. Dù PCA ngày 12/7/2016 ra phán 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất