Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp tác công – tư (ppp) và thực tế áp dụng tại việt nam...

Tài liệu Hợp tác công – tư (ppp) và thực tế áp dụng tại việt nam

.DOC
46
256
107

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC -----š š › › ----- TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG ĐỀ TÀI: HỢP TÁC CÔNG – TƯ (PPP) VÀ THỰC TẾ ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM GVHD : Nguyễn Hồng Thắng Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 01 – K23 Nhóm Thực Hiện : Nhóm 1 1. Đặng Thị Thúy Hằng 2. Nguyễn Phạm Anh Khoa 3. Vương Xuân Thị Liên 4. Chu Thị Minh 5. Nguyễn Thị Kiều Nga 6. Trần Thị Thúy Nga 7. Nguyễn Thới Huyền Ngân 8. Nguyễn Thị Quỳnh Tâm 9. Nguyễn Thị Hương Trà 10. Đỗ Mạnh Tuấn MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ.......................2 1.1. Bản chất và đặc điểm của mô hình hợp tác công tư PPP.....................................................2 1.1.1. Khái niệm mô hình hợp tác công tư PPP.....................................................................2 1.1.2. Đặc điểm mô hình PPP................................................................................................3 1.1.3. Lợi ích và thách thức của mô hình PPP.......................................................................3 1.1.4. Các nhân tố tác động đến sự thành công mô hình PPP................................................6 1.2. Các phương thức tổ chức thực hiện PPP...........................................................................11 1.2.1. Hợp đồng dịch vụ......................................................................................................11 1.2.2 Hợp đồng quản lý.....................................................................................................11 1.2.3 Hợp đồng giao thầu hoặc cho thuê............................................................................12 1.2.4 Nhượng quyền khai thác (Franchise).........................................................................12 1.2.5 Hợp đồng BOT và các thỏa thuận tương tự...............................................................13 2. HỢP TÁC CÔNG TƯ TRÊN THẾ GIỚI:................................................................15 2.1 Hợp tác công tư tại Singapore – Dự án nhà máy nước SingSping...........................................15 2.2 Hợp tác công tư tại Hàn Quốc - Dự án Cảng Busan New Port................................................19 2.3 Hợp tác công tư tại Anh - Dự án cầu QE2 Dartford Bridge:.............................................20 2.4 Hợp tác công tư tại Trung Quốc - Dự án hầm qua sông Dương Tử...................................22 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PPP Ở VIỆT NAM:...........................................................25 3.1. Nhận thức chưa đúng về hợp tác công tư:.............................................................................25 3.2. Hợp tác công – tư thực chất là hợp tác công – công:..............................................................26 3.3. Tư duy “bầu sữa ngân sách” và tiêu chí về tính hấp dẫn thương mại của các dự án PPP thấp.............................................................................................................................................. 27 3.4. Các vướng mắc khó khăn liên quan đến cơ sở pháp lý:.........................................................27 3.5. Vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện dự án..........................................................29 3.5.1 Các vướng mắc chung......................................................................................................29 3.5.2 Các vướng mắc theo từng loại hợp đồng..........................................................................30 3.6 Quy định về vốn chủ sở hữu tham gia dự án theo QĐ 71:.......................................................31 4. KHÓ KHĂN CỦA TƯ NHÂN TRONG HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VN................32 4.1. Công khai thông tin về các dự án “đối tác công tư”...............................................................32 4.2. Đàm phán và xây dựng hợp đồng thực hiện dự án “đối tác công tư”.....................................33 4.3. Pháp luật điều chỉnh mối quan hệ “đối tác công tư” và tính ổn định của chúng....................34 5. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PPP TẠI VIỆT NAM....35 5.1 Các giải pháp liên quan tới khu vực nhà nước........................................................................35 5.1.2 Tăng cường năng lực cơ quan nhà nước về PPP..............................................................37 5.1.3 Bảo đảm các điều kiện cần thiết để dự án PPP được thực hiện.........................................38 5.2 Các giải pháp liên quan tới khu vực tư nhân.........................................................................39 5.3 Các giải pháp khác.................................................................................................................41 6. KẾT LUẬN.................................................................................................................. 43 LỜI MỞ ĐẦU Gần ba thập kỷ qua, công cuộc đổi mới đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt đất nước nay đã có nhiều đổi khác. Góp phần quan trọng vào đó là đường lối chính sách huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, tăng cường đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng và động lực cho tăng trưởng, nỗ lực xây dựng thể chế, cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực công, v.v… Trong bối cảnh ngân sách quốc gia của các nước đang phát triển tương đối eo hẹp, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sụt giảm, việc huy động sự tham gia của khu vực tư nhân (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) vào các dự án kết cấu hạ tầng là rất cần thiết, mà phương thức đối tác công - tư (Public - Private Partnership, PPP) là một hình thức thích hợp, đã có lịch sử phát triển lâu dài ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, phương thức hợp tác công - tư với các hình thức như BOT, BTO, v.v… đã sớm được áp dụng triển khai ở nhiều dự án hạ tầng, nhưng phải đến Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), phương thức này mới được nhìn nhận và xem xét một cách cơ bản. Kể từ đó tới nay, thực tiễn thí điểm triển khai các dự án theo hình thức PPP đã đạt được một số kết quả nhất định, song cũng còn không ít trở ngại, khó khăn cả về nhận thức, khuôn khổ thể chế và thực tiễn quá trình triển khai. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề áp dụng hình thức đầu tư này để phát triển hạ tầng giao thông, tuy nhiên do cách tiếp cận khác nhau nên đưa đến các kết luận khác nhau. Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thế giới để triển khai mô hình PPP trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết nhằm phát huy các nguồn lực một cách hợp lý cho đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam. Từ đó nhóm đã thực hiện đề tài “Mô hình hợp tác công tư PPP và thực tế áp dụng tại Việt Nam”. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ 1.1. Bản chất và đặc điểm của mô hình hợp tác công tư PPP 1.1.1. Khái niệm mô hình hợp tác công tư PPP 1 Khái niệm về Hợp tác công tư (Public Private Partnership-PPP) được định nghĩa dưới nhiều khía cạnh và có nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo bối cảnh của các quốc gia hoặc tổ chức nghiên cứu. Trong cuốn sách “PPP: Hướng dẫn cho chính quyền địa phương” xuất bản tháng 5/1999, Chính quyền bang British Columbia, Canada coi Hợp tác công tư là “sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân nhằm mục đích cung cấp cơ sở hạ tầng công, các tiện nghi cho cộng đồng và các dịch vụ liên quan” (Ministry of Municipal Affair, 1999). Trong khi đó, Sổ tay hướng dẫn về PPP do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phát hành năm 2008 coi thuật ngữ “mối quan hệ hợp tác nhà nước - tư nhân” miêu tả một loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác” (ADB, 2008). Trong nghiên cứu “Khai thác lợi thế của PPP: Vai trò của chiến lược hỗ trợ tài chính trong phát triển bền vững”, Colverson và Perera coi PPP “là một hình thức được áp dụng trong một số dạng hợp đồng giữa nhà nước và khu vực tư nhân nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng” (Colverson và Perera, 2012). Một số tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực PPP như Hội đồng PPP của Canada (Canadian Council for Public Private Partnership), Hội đồng quốc gia về PPP của Mỹ (National Council for Public Private Partnership) cũng đưa ra những khái niệm riêng của mình về PPP. Chẳng hạn như “PPP là một liên doanh hợp tác giữa khu vực công và tư, dựa trên lợi thế của mỗi bên nhằm xác định nhu cầu của cộng đồng thông qua việc phân bố hợp lý nguồn lực, rủi ro và lợi ích”. Có thể nhận thấy, mặc dù tồn tại dưới những dạng khác nhau trong thuật ngữ hoặc cách diễn giải, song về bản chất, PPP là một hình thức hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, nhằm tích hợp được những điểm mạnh/lợi thế nhất của cả hai khu vực này trong việc thực hiện một dự án nào đó. Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, lĩnh vực truyền thống của PPP là phát triển cơ sở hạ tầng song hiện tại được mở rộng hơn sang các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục… Phân tích sâu sắc hơn bản chất của sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân cho thấy trong mối quan hệ này, Nhà nước có thể đóng vai trò như “bên cấp vốn” (tức là hỗ trợ về vốn, tài sản… cho khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công trên cơ sở 2 ký hoặc không ký hợp đồng giữa hai bên). Nhà nước cũng có thể đóng vai trò là “bên mua dịch vụ” (do tư nhân cung cấp) một cách lâu dài; hoặc “nhà điều phối” tạo ra những diễn đàn để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân (Planning Commission, 2004). 1.1.2. Đặc điểm mô hình PPP Chia sẻ rủi ro (và lợi ích): Forward và Aldis (2009), Kappeler và Nemoz (2010), Quium (2011) và Planning Commission (2004) đều thống nhất cho rằng việc chia sẻ hay phân bổ rủi ro (Risk Allocation) là vấn đề trung tâm và là đặc điểm nổi bật nhất của mô hình PPP. Những rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình triển khai dự án được Planning Commission (2004) tổng kết lại bao gồm: - Rủi ro trong quá trình xây dựng do những lý do như sự vỡ nợ của nhà thầu, môi - trường bị tàn phá. Rủi ro về thị trường do những nguyên nhân cầu không tương xứng, mức thuế sử - dụng dịch vụ không thực tế. Rủi ro về tài chính do sự thay đổi về tỷ giá, lãi suất, thuế tăng lên, do lạm phát… Rủi ro trong quá trình vận hành và bảo trì do hợp đồng bị ngừng lại, những rủi ro - về mặt công nghệ hoặc lao động. Rủi ro về mặt pháp lý do những thay đổi trong hệ thống luật pháp, do tình trạng vỡ nợ của nhà cung cấp dịch vụ… 1.1.3. Lợi ích và thách thức của mô hình PPP  Những lợi ích khi áp dụng PPP Về cơ bản, lợi ích khi áp dụng hình thức PPP là tận dụng được lợi thế/điểm mạnh của Nhà nước và Khu vực tư nhân, và điều đó mang lại lợi ích cho cả Nhà nước, khu vực tư nhân và người dân sử dụng dịch vụ - sản phẩm của sự hợp tác công tư. Những lợi ích đáng chú ý nhất là: - Tạo ra nhiều khoản đầu tư hơn cho cơ sở hạ tầng: Với cơ chế PPP, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng phải tìm kiếm, sắp xếp và phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, Nhà nước có thể tiến hành nhiều dự án đầu tư hơn - hoặc tăng quy mô của các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tạo ra sự ổn định và tăng trưởng cho khu vực tư nhân: Với việc tham gia vào cơ chế PPP, khu vực tư nhân có được nhiều cơ hội đầu tư mang tính dài hạn hơn, ít rủi ro hơn với sự bảo đảm của Nhà nước. Từ đó, tạo ra sự ổn định và tăng trưởng cho 3 khu vực tư nhân, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp địa phương cũng như tạo - ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động (Colverson và Perera, 2012). Phân bố và quản lý rủi ro tốt và hiệu quả hơn: Bất kỳ một dự án đầu tư nào đều ẩn chứa những rủi ro, có thể là rủi ro về tài chính, về tiến độ thực hiện, về lợi nhuận… Ministry of Municipal Affairs (1999), Colverson và Perera (2012) và European Commission (2003) cho rằng một trong những nguyên tắc cốt yếu của cơ chế PPP - là rủi ro sẽ được phân bố cho bên nào giải quyết tốt nhất, với chi phí thấp nhất. Tiết kiệm chi phí: Thứ nhất, với việc kết hợp hai khâu Thiết kế (design) và Xây dựng (construction) trong cùng một hợp đồng, cơ chế PPP cho phép nhà thiết kế và nhà xây dựng thiết lập mối liên hệ gần gũi và sâu sắc hơn. So với việc ký hợp đồng riêng biệt cho phần thiết kế và xây dựng, sự kết hợp này trước hết giúp cho việc thiết kế có tính sáng tạo cao hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn; đồng thời cũng giúp giảm thời gian quá trình xây dựng, để dịch vụ sớm được đưa vào sử dụng hơn, qua đó cũng giúp tiết giảm chi phí (Ministry of Municipal Affairs, 1999 và Colverson và Perera, 2012). Thứ hai, hầu hết các dự án PPP cần dịch vụ vận hành và bảo trì trong suốt vòng đời của dự án, và việc này được giao cho khu vực tư nhân. Do vậy, khu vực tư nhân sẽ có động lực và các giải pháp (về công nghệ, quản lý, sử dụng nguồn lực…) nhằm giảm thiểu chi phí (vận hành và bảo trì) trong suốt vòng đời của công trình. European Commission (2003) cho rằng, Nhà nước khó có thể đảm bảo được điều này do những hạn chế về ngân sách. Colverson và Perera (2012) còn tổng quát hóa thành một cách tiếp cận mang tên “Cách tiếp cận - suốt vòng đời” (Whole of Life Cycle Approach). Cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp: Một trong những lợi ích rõ ràng được nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế thực tế chỉ ra đó là chất lượng các dự án áp dụng hình thức PPP “thường tốt hơn so với các hình thức đấu thầu truyền thống” (European Commission, 2003, p.15). Lý giải cho điều này, Colverson và Perera (2012) cho rằng đó là do cơ chế PPP tận dụng được những lợi thế nhất của các bên, với Nhà nước là “chính sách và khả năng quản trị”, bên Tư nhân là “các yếu tố kỹ thuật như thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý”. European Commission (2003) cho rằng chất lượng dịch vụ tốt hơn của các dự án PPP là do dịch vụ đó gắn liền 4 với các công trình hỗ trợ, do việc ứng dụng các công nghệ mới trong cung cấp dịch vụ hay do có những quy định rõ ràng về thưởng/phạt dựa theo chất lượng cung cấp dịch vụ trong hợp đồng hợp tác PPP.  Những thách thức khi áp dụng PPP Bên cạnh những lợi ích rõ ràng và ưu việt so với các hình thức khác, cơ chế PPP cũng có ẩn chứa những thách thức không nhỏ, đòi hỏi các bên phải lưu tâm trong quá trình áp dụng. Nổi bật là những vấn đề sau: - Gây ra chi phí cao hơn: Trước hết, điều này không hề mâu thuẫn với lợi ích tiết kiệm chi phí được trình bày ở trên. Chi phí cao hơn ở đây có thể là việc các khoản vay đối với khu vực tư nhân sẽ có lãi suất cao hơn so với việc Nhà nước đi vay trong các mô hình truyền thống trước đây. Bên cạnh đó, chi phí cho việc tổ chức quá trình đấu thầu và đàm phán hợp đồng, chi phí trả cho các công ty t ư vấn pháp lý cũng có thể khiến chi phí của việc áp dụng cơ chế PPP cao hơn (Colverson và - Perera, 2012). Làm giảm tính cạnh tranh: Các tiêu chuẩn cao khi lựa chọn đơn vị/nhà đầu tư tư nhân, chi phí giao dịch và đấu thầu cao cùng với việc phải ký hợp đồng dài hạn là những yếu tố cần thiết để tham gia cơ chế PPP; và không phải đơn vị/nhà đầu tư tư nhân nào cũng có thể đáp ứng được. Colverson và Perera (2012) và Ministry of Municipal Affairs (1999) cho rằng điều này gây ra hai hậu quả: trước hết, thu hẹp sự lựa chọn đối tác Tư nhân của Nhà nước; thứ hai, do đó tạo ra thị trường độc quyền, ít sức ép cạnh tranh để các đối tác Tư nhân được lựa chọn phấn đấu để giảm - chi phí hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ. Thiếu năng lực và những rủi ro chính trị: Cơ chế PPP đòi hỏi cả hai bên Nhà nước và Tư nhân đều phải có năng lực đủ mạnh về PPP; song trong rất nhiều trường hợp, một hoặc cả hai bên đều không đủ năng lực. Ministry of Municipal Affair (1999) cho rằng “sự kết hợp của một chính quyền thiếu năng lực, kinh nghiệm và một đối tác tư nhân không quen thuộc với PPP có thể dẫn tới những rủi ro về mặt - chính trị (cho chính quyền đó). Thách thức mang tên “quyền kiểm soát”: Bản chất của cơ chế PPP chính là việc chia sẻ rủi ro, lợi ích và quyền quyết định giữa các bên. Đối tác tư nhân với việc đầu tư về mặt tài chính, công nghệ, nhân lực… cũng có tiếng nói quan trọng trong 5 việc xác định ai sẽ là người nắm quyền cung cấp dịch vụ (sau khi dự án PPP hoàn - thành). Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thấp: Một trong những vấn đề quan ngại khi áp dụng hình thức PPP là tính minh bạch của dự án sẽ không cao nh ư việc chỉ Nhà nước triển khai dự án. Lý do được Colverson và Perera (2012) nêu ra là do tiếp cận với thông tin của đối tác Tư nhân rất khó khăn, đặc biệt là những thông tin tài chính, thương mại - được coi là bí mật kinh doanh của các công ty/tập đoàn. Ngoài ra, việc đánh giá toàn bộ dự án cũng sẽ rất khó khăn do những lý do tương tự, cộng thêm với việc nguồn thông tin, dữ liệu do nhiều nguồn nắm giữ, công - chúng khó có thể kiểm tra được. Thời gian dài hơn: Quá trình đàm phán và đấu thầu đối với các dự án PPP thường kéo dài và phức tạp hơn so với các phương thức truyền thống khác. Mặt khác, do bản chất phức tạp và thời gian dài hạn của bản hợp đồng giữa Nhà nước và tư nhân, bất kỳ mâu thuẫn, tranh chấp hoặc một thay đổi nào xảy ra cũng sẽ cần nhiều thời gian hơn để giải quyết hoặc đàm phán lại (Colverson và Perera, 2012 và Ministry of Municipal Affairs, 1999). 1.1.4. Các nhân tố tác động đến sự thành công mô hình PPP Nhiều nhà nghiên cứu về PPP như Rockart (1982), Akintoye (2003) và Li (2005) đồng quan điểm với nhau khi cho rằng việc xác định các nhân tố tác động đến sự thành công cho mô hình PPP là những vấn đề cơ bản cần phải có và cần được duy trì trong suốt vòng đời dự án để đảm bảo dự án được triển khai thành công và hiệu quả. Hơn thế nữa, chúng còn là nền tảng để đảm bảo thị trường PPP của một quốc gia phát triển. Với từng bối cảnh nghiên cứu cụ thể, mỗi nhà nghiên cứu đã chỉ ra tập hợp các nhân tố quyết định thành công của dự án PPP khác nhau nhưng nhìn chung có năm nhân tố mà các nhà khoa học thống nhất quan điểm với nhau rằng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công của PPP, cụ thể như sau:  Vai trò và trách nhiệm của Chính phủ Chính phủ giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các dự án PPP. Để vận hành mô hình PPP thành công, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng chính phủ cần thực hiện một loạt các cải cách bao gồm: - Hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư (nghiên cứu của Boyfield, 1992; Stein, 1995; Qiao, 2001;Young, 2009): Một khung pháp lý đầy đủ 6 và minh bạch là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo dự án đạt hiệu quả, phân chia rủi ro phù - hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng. Chính sách hỗ trợ của chính phủ (nghiên cứu của Zhang et al, 1998; Gildenhuys và Knipe, 2000; Mark, 2003): Mặc dù đối với các dự án PPP, khu vực tư nhân tham gia và chịu trách nhiệm là chủ yếu nhưng Chính phủ cần tích cực tham gia suốt vòng đời dự án để đảm bảo dự án đáp ứng các mục tiêu, cụ thể là thành lập các bộ phận giám sát quá trình thực hiện dự án, xử lý các vấn đề phát sinh, quản lý - chất lượng dự án. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô (nghiên cứu của Dailami và Klein, 1997; Zhang, 2005; Young, 2009): Sự hài lòng của các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế vĩ mô tại khu vực mà dự án được triển khai. Vì vậy Chính phủ cần tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài - chính ổn định. Phát triển thị trường tài chính (nghiên cứu của Akintoye et al, 2001b): Thị trường tài chính là nguồn cung ứng vốn cho các khu vực. Phát triển thị trường tài chính là tiền đề cho việc phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.  Lựa chọn đối tác tư nhân phù hợp Theo nghiên cứu của Tiong (1996); Birnie (1999); Miller (2000); Marcus và Graeme (2004); Zhang (2005); Young (2009) thì Chính phủ cần lựa chọn các tập đoàn tư nhân có năng lực và vững mạnh. Sự thành công của dự án PPP phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn này. Khi tham gia dự án, tư nhân có trách nhiệm tài trợ vốn, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ cho đến khi kết thúc thời gian nhượng quyền. Để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, Chính phủ cần xây dựng quy trình đấu thầu minh bạch và cạnh tranh, dựa trên các cơ sở như phạm vi khách hàng, công bằng, cạnh tranh và tài chính minh bạch. Ngoài ra, cần sử dụng những phương pháp đánh giá khoa học và xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu của chính phủ.  Nhận dạng và phân bổ rủi ro thích hợp Nghiên cứu của Edwards (1991); Flanagan và Norman (1993); Merna và Smith (1996); Grant (1996); Zhang (2005); Nisar (2007); Young (2009) cùng đề cập đến nhân tố này. Phân bổ rủi ro là sự phân chia các công việc giữa các đối tác trong cùng một dự án, mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ, xây dựng, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro phát sinh 7 từ công việc được giao. Các đối tác công và tư khi tham gia PPP cần phải xác định và hiểu rõ rất cả các rủi ro tiềm tàng liên quan đến PPP để đảm bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách hợp lý. Rủi ro sẽ được phân chia cho bên có khả năng tài chính và kỹ thuật tốt nhất để xử lý chúng. Đặc biệt, đối với các dự án đường bộ là rủi ro cao do thâm dụng vốn, thời gian thực hiện dự án dài và nhiều bên tham gia, cần thiết phải chia sẻ rủi ro cho các đối tác tin cậy nhằm đạt được hiệu quả đầu tư. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định không có một danh sách các rủi ro cố định cho tất cả dự án. Các rủi ro của dự án PPP đường bộ thường bị ảnh hưởng bởi quy mô, đặc điểm dự án, loại hợp đồng PPP áp dụng. Ngoài ra, mức độ quan trọng của một rủi ro cụ thể cũng khác nhau giữa các dự án hoặc giữa các quốc gia, như rủi ro chính trị sẽ quan trọng hơn tại các quốc gia đang phát triển.  Tài chính cho PPP Nghiên cứu của Schaufelberger và Wipadapisut (2003) đã cho thấy chiến lược tài chính, mà cụ thể là thiết lập cấu trúc vốn cho dự án PPP một cách hợp lý sẽ là quyết định sự thành công của mô hình này. Các nhà nghiên cứu này lập luận rằng do đặc thù rủi ro cao của các dự án đường bộ nên tài trợ từ nợ của tư nhân bị hạn chế, chính phủ cần mở rộng biên độ hỗ trợ nhằm tăng tính khả thi về tài chính của dự án. Theo đó, một cấu trúc tài trợ tiêu chuẩn cần được xây dựng cho một dự án PPP bao gồm: vốn mồi, vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn mồi là phần vốn góp ban đầu của Nhà nước khi tham gia PPP nhằm giảm áp lực về vốn cho tư nhân trong giai đoạn xây dựng, đồng thời tăng tính hấp dẫn của dự án PPP. Đây là một phần trong các hỗ trợ của Chính phủ, phần vốn này Chính phủ không thu lợi nhuận giúp tư nhân mau hoàn vốn. Cấu trúc này đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển như VN, nhất là đối với các dự án có mức độ hấp dẫn không cao. Ngoài ra, theo Esther (2007) và Young (2009) để tăng sức hấp dẫn cho các dự án PPP, Chính phủ cần cung cấp các hỗ trợ riêng biệt hoặc thực hiện bảo lãnh. Có nhiều hình thức hỗ trợ được sử dụng như: - Hỗ trợ trực tiếp: như trợ cấp, góp vốn, miễn phí sử dụng đất, miễn giảm hoặc gia hạn nộp thuế, hỗ trợ chi phí vận hành,... Ví dụ, đối với dự án Westlink M7 nêu trên, - đối tác tư nhân được miễn tiền sử dụng đất và Chính phủ tham gia góp 42% vốn. Hỗ trợ gián tiếp: cung cấp sự trợ giúp cho tư nhân thông qua bảo lãnh khoản vay, bảo lãnh doanh thu tối thiểu (phù hợp với các dự án mà doanh thu từ thu phí không 8 đủ bù đắp chi phí đầu tư), đảm bảo tỷ giá, bảo lãnh chống rủi ro bất khả kháng (là kéo dài thời gian nhượng quyền hoặc chính phủ bù đắp tổn thất cho đối tác tư nhân khi xảy ra rủi ro bất khả kháng), thưởng cho dự án vượt tiến độ,... Sự hỗ trợ của Chính phủ nên ở mức phù hợp sẽ cải thiện điều kiện tài chính và tăng tính hấp dẫn của các dự án PPP (Zhang, 2005). Nếu mức hỗ trợ quá nhiều sẽ không phát huy được lợi ích khai thác nguồn vốn của tư nhân mà còn làm gia tăng mối quan ngại rằng khu vực tư nhân thu được nhiều lợi nhuận từ khu vực công. Vì thế, Chính phủ nên điều chỉnh mức độ hỗ trợ và lựa chọn hình thức hỗ trợ thích hợp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng dự án.  Các nhân tố bất lợi cho dự án PPP Có thể thấy, các nghiên cứu về PPP đã được thực hiện từ những thập niên 80, 90 và vẫn thu hút sự quan tâm cho đến những năm gần đây. ADB và nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc đã tổ chức nhiều hội thảo rút kinh nghiệm về PPP. Bên cạnh các nhân tố quyết định sự thành công, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những nhân tố có thể là rào cản, gây thất bại cho việc thực hiện mô hình PPP. Sader (2000) thu thập dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới về 1.707 dự án PPP (trị giá 459,2 tỷ USD) trong giai đoạn từ năm 1990 đến 1998 đã cho thấy các dự án PPP khó thu hút được các nhà đầu tư của khu vực tư nhân vì những nhân tố cụ thể sau đây: - Tính bất ổn, khó dự đoán của môi trường đầu tư; - Khả năng thực thi các cam kết của Chính phủ kém; - Thiếu các quy định pháp lý cần thiết; - Lựa chọn đối tác tư nhân không theo nguyên tắc cạnh tranh mà chịu tác động của - chính trị và sự bảo hộ của chính phủ đối với một số công ty; Cơ chế điều tiết của Chính phủ kém hấp dẫn khiến nhà đầu tư tư nhân không đạt được kỳ vọng của mình (về lợi nhuận, về chia sẻ rủi ro, ...) Nhà nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng mô hình PPP không thể hoạt động tốt tại những quốc gia có: - Thể chế chính trị không ổn định; - Tham nhũng, quan liêu, điều hành quản lý của Nhà nước kém hiệu quả, sự cưỡng - chế thực thi hợp đồng hiệu lực thấp; Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Trong một nghiên cứu khác, Akintoye cùng các cộng sự (2003) xem xét các dự án PPP tại Anh và nhận thấy rằng chi phí chuẩn bị đầu tư cao, quá trình đàm phán phức tạp 9 và kéo dài, khó khăn khi đánh giá lợi ích - chi phí và các xung đột tiềm tàng giữa các bên tham gia sẽ làm phá sản các dự án PPP. Nghiên cứu về mô hình PPP ở các nước đang phát triển có công trình của Nyagwachi và Smallwood (2006) xem xét các dự án PPP đường bộ tại Nam Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thất bại của PPP do các nhân tố sau đây: - Mức độ nhận thức về PPP của cả khu vực công và khu vực tư chưa đầy đủ; - Năng lực quản lý dự án của khu vực công yếu kém; - Chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa tương xứng. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kết luận rằng mức độ tác động của các nhân tố đến thành công hay thất bại của các dự án PPP tùy thuộc đặc điểm dự án và điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng của mỗi nước. Ví dụ, các nước phát triển như Anh, Mỹ thì quan tâm nhiều đến nhân tố nhận dạng và phân bổ rủi ro cũng như chiến lược tài chính và sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển Ấn Độ, Trung Quốc thì cần quan tâm tất cả các nhân tố nêu trên. 1.2. Các phương thức tổ chức thực hiện PPP 1.2.1. Hợp đồng dịch vụ. Là hợp đồng thoả thuận giữa một cơ quan/đơn vị thuộc khu vực công có thẩm quyền với một đơn vị/công ty tư nhân, trong đó cơ quan nhà nước thuê đơn vị tư nhân thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, dịch vụ cụ thể trong một thời gian nhất định. Nhà nước thuê một đối tác tư nhân tiến hành một hoặc nhiều dịch vụ cụ thể trong một khoảng thời gian (thường từ 1 đến 3 năm). Nhà nước vẫn là người cung cấp chính dịch vụ và chỉ thuê đối tác tư nhân điều hành một phần hoạt động. Đối tác tư nhân phải thực hiện dịch vụ với một mức phí được thỏa thuận và phải đáp ứng được những tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước đặt ra. 1.2.2 Hợp đồng quản lý. Hợp đồng quản lý mở rộng hơn hợp đồng dịch vụ, phạm vi của nó được mở rộng gồm một phần hoặc toàn bộ hoạt động quản lý và điều hành của một dịch vụ công (dịch vụ công ích, bệnh viện, quản lý cảng…). Nghĩa vụ cung cấp dịch vụ vẫn thuộc trách nhiệm của nhà nước, hoạt động quản lý kiểm soát hằng ngày được giao cho đối tác tư nhân. Đối tác tư nhân sẽ là người cung cấp vốn cho hoạt động quản lý điều hành nhưng không cung cấp vốn đầu tư. Đối tác tư nhân được trả một tỷ lệ được thỏa thuận trước cho 10 phí quản lý và điều hành dịch vụ. Ngoài ra đối tác tư nhân còn có thể được chi trả thêm một khoản cho việc đạt được những mục tiêu đã được thỏa thuận và quy định cụ thể từ trước. Trong hợp đồng này nhà nước sẽ chịu trách nhiệm quy định biểu phí dịch vụ. 1.2.3 Hợp đồng giao thầu hoặc cho thuê. Theo hợp đồng cho thuê đối tác tư nhân chịu trách nhiệm về toàn bộ dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến chất lượng và tiêu chuẩn dịch vụ. Ngoại trừ các khoản đầu tư mới hoặc đầu tư thay thế của nhà nước, đối tác tư nhân có trách nhiệm cung cấp dịch vụ với chi phí và rủi ro do mình gánh chịu. Theo hợp đồng này trách nhiệm cung cấp dịch vụ được chuyển từ nhà nước sang khu vực tư nhân và rủi ro tài chính đối với việc điều hành và duy trì dịch vụ hoàn toàn do khu vực tư nhân tự gánh chịu. Việc cho thuê không bao gồm việc bán bất cứ tài sản nào cho khu vực tư nhân.Một phần các khoản phí dịch vụ sẽ được chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thanh toán các khoản vay tài trợ cho việc mở rộng hệ thống. Hợp đồng giao thầu khác với hợp đồng cho thuê ở chỗ cho phép khu vực tư nhân thu từ khách hàng thanh toán cho cơ quan nhà nước một khoản phí giao thầu cụ thể và giữ lại khoản doanh thu còn lại. Phí giao thầu thường được tính theo một tỷ lệ thỏa thuận trong mỗi đơn vị dịch vụ được bán ra. 1.2.4 Nhượng quyền khai thác (Franchise) Hoạt độngnhượng quyền cho phép đối tác tư nhân ( Bên được nhượng quyền) chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ dịch vụ trong một khu vực cụ thể, bao gồm điều hành duy tu bảo dưỡng, thu phí, quản lý, xây dựng và tu bổ hệ thống. Đặc biệt là nhà điều hành tư nhân chịu trách nhiệm toàn bộ đối với các khoản đầu tư vốn. Mặc dù nhà điều hành tư nhân chịu trách nhiệm cung cấp tài sản tuy nhiên các tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của khu vực nhà nước (ngay cả trong thời gian nhượng quyền). Khu vực nhà nước chịu trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn hoạt động và đảm bảo rằng người được nhượng quyền đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Lúc này vai trò của nhà nước chuyển từ việc cung cấp dịch vụ sang một người điều tiết quản lý giá và chất lượng dịch vụ. Người được nhượng quyền thu phí trực tiếp từ những người sử dụng hệ thống. Mức phí thông thường được thiết lập trong hợp đồng nhượng quyền. Người được nhượng quyền chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các khoản đầu tư cần thiết để xây dựng và mở rộng hệ thống. Hợp đồng nhượng quyền thường có thời gian từ 25-30 năm để các nhà 11 điều hành có thời gian để thu hồi được vốn đầu tư và một khoản lợi nhuận hợp lý. Nhà nước có thể góp một phần vốn đầu tư nếu cần thiết. 1.2.5 Hợp đồng BOT và các thỏa thuận tương tự. BOT: Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Build - Operate - Transfer): hợp đồng xây dựng – vận hành - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước. DBFO: Thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO: Design - Build -Finance - Operate): Là một phương thức PPP, trong đó đối tác tư nhân thực hiện tất cả các giai đoạn của một dự án để cung cấp dịch vụ công, bao gồm: thiết kế (D), xây dựng (B), tài trợ (F) và vận hành dự án (O) thông qua một hợp đồng dài hạn. BTO: Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO: Build - Transfer - Operate): Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. BOO: Xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO: Build - Own – Operate: Là phương thức trong đó khu vực nhà nước và đối tác tư nhân thoả thuận: đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng tài sản/cơ sở hạ tầng dịch vụ công và được phép khai thác, vận hành tài sản/cơ sở hạ tầng. Đối tác tư nhân có quyền sở hữu tài sản trong suốt vòng đời của nó. BT: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. 12 2. HỢP TÁC CÔNG TƯ TRÊN THẾ GIỚI: Nước Anh là quốc gia đi tiên phong trong áp dụng mô hình PPP, với các chương trình tư nhân hóa nổi tiếng của cựu Thủ tướng M.Thatcher. Trong gần 20 năm (19872005), nước Anh có 725 dự án thực hiện theo mô hình PPP với tổng mức đầu tư trên 100 triệu bảng. 13 Nhật Bản là quốc gia phát triển rất mạnh mô hình PPP. Các lĩnh vực được ứng dụng có hiệu quả là các dự án không thể hoặc khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án mà Nhà nước không thể tham gia trực tiếp như: sản xuất và phân phối điện, đường cao tốc, giao thông đô thị, dịch vụ cảng, cấp nước và các dịch vụ công cộng. Các lĩnh vực này có tác dụng lớn là giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo môi trường cạnh tranh cao. Ở các nước khác như Mỹ, Ôxtraylia, Pháp, Hàn Quốc..việc ứng dụng mô hình PPP chủ yếu là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công. Theo thống kê trong 3 năm 2003-2005, tổng giá trị đầu tư theo hình thức PPP của các nước G7 khoảng 100 tỷ USD. Ở khu vực Mỹ La tinh, trong 20 năm (1990-2009) đã có 4.569 dự án thực hiện theo hình thức PPP, với tổng vốn cam kết là 1.575 tỷ USD; bao gồm cả việc tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Nhìn chung, trên thế giới, hai lĩnh vực có tỷ trọng áp dụng mô hình PPP cao nhất là năng lượng và viễn thông; Trong đó các dự án đầu tư theo phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) chiếm >50%; phần còn lại chủ yếu là BOT. 2.1 Hợp tác công tư tại Singapore – Dự án nhà máy nước SingSping Singapore là một quốc gia có diện tích nhỏ nằm phía nam bán đảo Malaysia nhưng có nền kinh tế phát triển. Cơ sở hạ tầng của Singapore được phát triển chủ yếu dựa trên nguồn vốn ngân sách và vốn FDI. Mặc dù ngân sách Singapore thường xuyên thặng dự nhưng trong giai đoạn từ 2001 – 2004 để phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng 1997, Singapore đã phải đối mặt với tỷ lệ nợ công cao trong đó cao nhất là vào năm 2003 với tỷ lệ 110.5% GDP. Cũng chính từ năm 2003, đất nước này bắt đầu khởi động chương trình hợp tác công tư và đến năm 2004 đã ban hành “Cẩm nang hợp tác công tư 2004”. Trong dự toán ngân sách năm 2004, chính phủ Singapore cũng đã khẳng định cần phải so sánh chi phí cung cấp các dịch vụ công cộng của doanh nghiệp nhà nước với chi phí của doanh nghiệp tư nhân, nếu doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp dịch vụ với chất 14 lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn thì chính phủ sẽ giao dự án đó cho doanh nghiệp tư nhân. Tất cả các dự án trên 50 triệu SGD đều có thể được xem xét áp dụng PPP, tuy nhiên chỉ áp dụng vào một số lĩnh vực cơ sở hạ tầng thể thao, xử lý rác, nước, đường cao tốc, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Có thể nói rằng, những lĩnh vực được áp dụng PPP là lĩnh vực quan trọng, có nhu cầu cấp bách trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Singapore. Các cơ quan nhà nước chuyên trách quản lý PPP bao gồm: Hội đồng phát triển kinh tế (EDB), Uỷ ban tiện ích công cộng (PUB), Cơ quan phát triển thông tin và truyền thông (IDA). Ngoài ra một số bộ ngành như Sở tài nguyên môi trường quốc gia (NEA), Bộ quốc phòng, trường đại học công cũng được giao nhiệm vụ quản lý các dự án PPP với chức năng: lên kế hoạch, tìm kiếm đối tác tư nhân, đại diện cho khu vực nhà nước trong các hợp đồng PPP. Ở Singapore có nhiều hình thức hợp tác công tư như: Liên doanh, Thiết kế - Xây dựng – Sở hữu – Vận hành (DBOO), Thiết kế - Xây dựng – Tài trợ - Vận hành (DBFO), Thiết kế - Xây dựng – Vận hành (DBO). Tuy nhiên, DBFO và DBOO là hai hình thức chính, được áp dụng phổ biến vì có thể tận dụng được nguồn vốn tư nhân tốt hơn (thường đóng góp từ 80% đến 90% vốn qua các nguồn tài trợ), và với vai trò của khu vực tư nhân lớn sẽ mang lại sự kết hợp hiệu quả hơn, trong khi đó khu vực nhà nước ít chịu áp lực giải ngân vốn. Trong các dự án PPP tại Singapore, vai trò của nhà nước là lựa chọn nhà thầu có tiềm lực ổn định về vốn, có năng lực quản lý và kinh nghiệm thực hiện các dự án trước đó. Thông thường chính phủ sẽ lựa chọn nhà thầu là một “Nhóm công ty” liên doanh giữa một nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, một nhà thầu có năng lực tài chính, một nhà thầu có khả năng điều hành cơ sở hạ tầng sau khi hoàn thành. Ngoài ra, khu vực nhà nước sẽ cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho tư nhân trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo việc chi trả cho khu vực tư nhân các chi phí thay đổi do lạm phát và chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, khu vực công có quyền thay đổi giới hạn một số điều khoản trong hợp đồng trong quá trình thực hiện dự án. 15 Còn đối với khu vực tư nhân, trách nhiệm sẽ liên quan đến thiết kế, xây dựng, tài trợ, vận hành, sở hữu, bảo trì trong quá trình hoạt động. Ở Singapore, chính phủ có những ưu đãi với các nhà thầu nên cho phép nhà thầu có quyền sở hữu với đất đai, tài sản cơ sở hạ tầng trong thời gian của dự án. Bên cạnh đó, đối với các dự án sử dụng công nghệ cao hoặc có chuyển giao công nghệ, khu vực tư phải đảm bảo sử dụng công nghệ tối ưu nhất và phải luôn cải tiến công nghệ trong trường hợp có sự thay đổi công nghệ. Thông qua hợp đồng PPP, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân sẽ tạo lập mối quan hệ và quy trách nhiệm cho các bên trong dự án. Sau đó, nhà thầu của khu vực tư sẽ kí các hợp đồng tài trợ, quản lý, xây dựng với các đối tác khác nhưng nhà nước sẽ giảm sát các hoạt động này. Thêm vào đó, khi bắt đầu nghiên cứu dự án, nhà nước sẽ thành lập một : nhóm giám sát quản lý dự án trực thuộc cơ quan chuyên trách PPP nhưng cơ quan này lại hoạt động độc lập với cả hai khu vực tư nhân và khu vực công cộng. Trách nhiệm của nhóm giám sát bao gồm: nghiên cứu về kỹ thuật, nhu cầu thị trường để tư vấn cho nhà nước trong các quyết định kỹ thuật, mục tiêu dự án; nghiên cứu các nguồn tài chính, đưa ra giá hợp lý, phù hợp với mục tiêu; tư vấn pháp lý và tài chính cho nhà nước; giám sát dự án song song với giám sát của khu vực nhà nước. Nhà nước sẽ tiến hành thanh toán theo hiệu suất, chi trả tiền khi dịch vụ được giao đúng với tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật đặt ra. Ngoài ra, nhà nước có quyền khấu trừ, xử phạt nếu dự án nghiệm thu không đạt yêu cầu, hoặc chấm dứt hợp đồng nếu không đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt. Điều này tạo áp lực cho khu vực tư phải khắc phục các thiếu sót trong việc thực hiện dự án, cung cấp dịch vụ. Một trong những dự án tiêu biểu của Hợp tác công tư tại Singapore là dự án nhà máy nước SingSpring – nhà máy nước khử muối đầu tiên được xây dựng. Dự án này thực hiện theo hình thức: Xây dựng – Thiết kế - Sở hữu – Vận hành (DBOO). Việc tiến hành dự án được chính phủ giao cho Uỷ ban tiện ích công cộng (PUB) đảm nhiệm. PUB đã chủ động gửi hồ sơ mời thầu đến các tập đoàn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý nhà máy nước khử muối trên thế giới. Cuối dùng Liên doanh nhà thầu giữa công ty dịch vụ Ondeo và Công ty trách nhiệm hữu hạn Hyflux đã thắng thầu. Hylux là 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất